Monday, June 27, 2011

Mời các cụ xơi thịt ....ông thầy

Mời các cụ xơi thịt ....ông thầy
  
Luật Hồi Giáo cho phép đàn ông lấy 4 vợ  vì thế  các quốc gia theo đạo Hồi  ăn thịt dê nhiều
. Tác gỉa bài viết này cho biết ăn thịt dê phải uống rượu Porto mới phê.   Ruợu Porto là  loại rượu vang,  sản phẩm của Bồ Đào Nha ( product of Portugal ), 20 % alcohol volume   với  thương hiệu Fonseca Porto bán  tại các liquor stores khắp nơi .  Giá cả tùy theo rượu  mới chế  hay  để  lâu năm. 
         

Thịt dê cứu tinh của phe đàn ông

image
Ở miền Bắc VN, nghe nói có món tái dê rất độc dáo. Món nầy mà chấm với tương bần thì chắc là hết xảy phải biết, bởi vậy dân gian mới có câu:
image
Tái dê chấm với tương bần,
Ăn vào một miếng bần bần như dê.
Đêm về vợ lạy tỉ tê,
Tối mai ta lại Tái dê tương bần.
Còn món dê Hà nàm nghe đâu cũng thuộc loại ngoại hạng và huyền bí lắm vì được chế biến từ phôi dê con còn trong bụng mẹ. Theo lời đồn của mấy tay nhậu, thì đây là món thần sầu quỷ khóc chỉ cần ăn thử một lần là trong người sẽ nóng lên rạo rực bừng bừng y như hồi mình hồi còn trai tráng, dám làm sập giường sập chiếu hết. Sao cái món nầy giống cái món dã man ăn thai nhi của một số người Trung Quốc quá vậy!... Quý bạn nào yếu bóng vía xin đừng xem những hình nầy trong Internet. Tác giả cũng hơi nghi ngờ về sự xác thực và tự hỏi có phải đây là những hình của phe đối lập Pháp Luân Công tung ra chăng?
Nghề ăn cũng lắm công phu
Qua thăm dò, các quán nhậu bên nhà cho biết đại khái là sau khi cắt cổ, dê phải được thui bằng lửa than, sau đó thì dùng nước sôi cạo sạch trước khi nấu thành món ăn…
image
Riêng người Hoa, họ thích bỏ chung với các phụ liệu khác để thịt thêm phần thanh ngọt và để khử bớt mùi dê. Theo thông lệ bên nhà, cái gì được thiên hạ chiếu cố nhiều, cung không đủ cầu, thì sẽ có người tung ra hàng dỏm. Thịt dê dỏm chen chân với thịt dê thiệt không biết đâu mà rờ.
Tại Bắc Mỹ, thịt dê thường được dùng để nướng barbecue, làm saucisse, hoặc để chiên, v.v…
image
Dân Bắc Phi và Á Rạp rất thích món méchoui tức là dê hoặc cừu nguyên con được lụi qua thanh sắt và đem quay nướng trên lửa.
Thịt dê và đệ tam khoái: một huyền thoại của Việt Nam
Có một điểm đặc biệt ở đa số đàn ông Việt Nam, hễ nói đến món thịt dê là họ liên tưởng ngay đến ba cái vụ kia. Có lẽ đây là tâm lý chung của bọn mày râu qua sự thán phục thành tích super của «sư phụ» hay «ông thầy» chăng?
Mỗi sáng, «ông thầy» đứng điểm danh ngay phía ngoài cửa chuồng. Hễ nường nào có dấu hiệu hot thì «ông thầy» phóng lên liền, khỏi cần phải mời mọc lâu lắc lôi thôi.
Nghe bạn bè ai nấy đều ca tụng món thịt dê quá cỡ thợ mộc nên người viết vì tánh tò mò cũng đã dùng thử đôi ba lần, nhưng sau mỗi lần ăn thì thấy nó cũng vậy mà thôi! Chắc có thể tại mình ăn không đủ liều chăng?
Thịt dê được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mạnh nhất là khối Hồi giáo, Trung đông, dân Á rạp, Phi châu, Nam Mỹ, dân vùng biển Caribbean, Ấn độ, kế đến là Hy lạp, Ý, Thổ nhỉ kỳ và Trung quốc.
Riêng tại VN, mấy năm trước đây phong trào nuôi dê nuôi cừu đã nở rộ lên rất mạnh mẽ trên khắp cả xứ. Nhưng phải biết, cái gì cũng vậy, cần phải tuân theo luật cung cầu, bởi vậy cho nên đến năm 2007, thì nói chung tình hình nuôi dê bên nhà đang trên đà xuống dốc thảm thương và đã có nhiều nhà chăn nuôi đã bị phá sản rồi.
image
Thịt dê tại Canada
Tại Canada, thịt dê chủ yếu nhắm vào khách hàng Hồi giáo và dân Á rạp.
Thị trường dê sống, được phân làm bốn hạng: 30lbs, 60lbs, 90lbs và 150lbs cân sống.
Đa số dê hạ thịt đều phải theo nghi thức Hồi giáo và thịt này được gọi là thịt halal.
Con vật bị chính tay người Hồi giáo cắt cổ thay vì bị bắn vào đầu như cách hạ thịt thường lệ ở tại các lò sát sinh Canada.
Thống kê năm 2001 cho biết, Canada có một đàn dê vào khoảng 182.151 con. Nhu cầu thịt dê tăng rất mạnh nhân những ngày lễ hội tôn giáo như lễ Ramadan của Hồi giáo hay lễ Navadurgara của Ấn độ giáo.
Số lượng thịt dê không đủ cung ứng cho thị trường nên Canada phải cho nhập thêm thịt dê đông lạnh từ Úc châu và từ Tân Tây Lan.
Thịt dê tại Hoa Kỳ
image
TIẾT CANH DÊ
Bộ Canh nông Hoa kỳ USDA cho biết, năm 2007 Hoa kỳ có một đàn dê trên 3 triệu con, trong số nầy 2,2 triệu con là dê dùng để sinh sản (breeding) và số còn lại là dê nuôi để lấy thịt. Texas đứng đầu về số dê nuôi (51%), kế đến là Tennessee.
Năm 1993, giống dê South African Boer goat được nhập thẳng từ Nam Phi để gầy giống. Boer goat được cho phối giống với dê địa phương Spanish goat của Hoa Kỳ để tạo ra những dòng dê có năng suất thịt rất cao.
Tuy với một đàn dê trên 3 triệu con, nhưng Hoa kỳ hằng năm cũng cần phải nhập thêm thịt dê. Năm 2006, 11.070 tấn thịt dê được nhập cảng từ Úc châu và Tân Tây Lan.
Cùng với số  di dân vào Hoa kỳ không ngừng gia tăng nhu cầu về thịt dê cũng theo đó mà tăng theo. Các lễ hội tôn giáo của các sắc dân là dịp thị trường thịt dê rất bận rộn.
image
Nói chung các dịp lễ như Phục sinh (Eastern), Giáng sinh và Tết Tây, các loại dê từ 10kg đến 60kg bị hạ thịt rất nhiều.
Lễ Phục Sinh: chủ yếu là dê tơ lối 15kg.
Lễ Ramadan của Hồi Giáo kéo dài một tháng, họ chỉ được ăn trước khi mặt trời mọc và sau khi mặt trời lặng mà thôi. Dê sử dụng dưới 30kg.
Lễ Id al Adha: dùng dê từ 30 đến 50kg.
Lễ các sắc dân Caribbean: dê 30 - 40kg
Tết Tàu: chuộng dê nặng từ 30 - 40kg
Các sắc dân Latino Nam Mỹ thích dê tơ (cabrito). Nếu dê to hơn thì được quay nướng kiểu mechoui. Seco de Chivo là món thịt dê rất thường thấy trong những dịp lễ hội của người Latino sống tại Hoa Kỳ.
Một số Mexican American chuộng thịt dê để kỷ niệm lễ Cinco de Mayo (May 5)
Ấn độ kỷ niệm lễ Dassai: sử dụng dê dực còn tơ.
Người Do Thái cũng ăn thịt dê nhưng con vật phải được chính tay ông cố đạo của họ (gọi là Rabin) cắt cổ và giết thịt theo nghi thức Do Thái Giáo. Thịt nầy được gọi là thịt Kosher tương tợ như thịt Halal của bên phía Hồi Giáo.
Tính chất của thịt dê
image
Thịt dê, tiếng Anh gọi là chevon, đây là thịt dê tơ rất ngon ngọt. Thịt nhiều nạc, ít mỡ, ít cholesterol. Dê dưới một tuổi cho thịt ngon nhất. Nói chung, thịt dê sau khi nướng, chứa ít chất béo bão hòa hơn thịt gà (đã được lột da) và cũng còn ít hơn cả thịt bò và thịt heo nữa.
Trở ngại duy nhất là thịt dê có mùi khen khét, mùi dê nên nhiều người không thích cho lắm. Đây là một điểm hơi lạ vì dê mà không ưa mùi dê.
Các người bán thịt tại Canada có mách cách khử bớt mùi dê như sau: lấy một tí giấm, hoặc vắt hai trái chanh vào tô thịt dê, chế vô một ít dầu ăn, trộn đều và đem cất trong tủ lạnh trong vài giờ đồng hồ, mùi dê sẽ bớt đi.
Cách khác là chúng ta có thể dùng quế để khử bớt mùi dê, hoặc lúc nấu thịt cho sôi thì vớt bỏ bớt mỡ.
Ở Việt Nam, người ta thường khử mùi dê bằng cách bóp thịt với một tí rượu trắng có trộn gừng bằm nhuyễn. Sau đó xả lại bằng nước lạnh.
Có người dùng beer để khử mùi.
Một cách khác là có thể trụn sơ thịt trong nồi nước sôi có thêm vài tép sả hoặc một hai khúc mía.
Tác giả cũng có nghe nói, bên nhà có người rất tàn nhẫn. Họ đổ ba xị đế vào họng cho dê uống cho say, sau đó họ đánh con vật hay dần nó, bắt nó chạy toé khói cho thật mệt lả, để nó xuất mồ hôi mồ hám ướt hết cả lông cốt để đem bớt chất hôi ra ngoài rồi sau đó mới cắt cổ. Họ nói làm như vậy thịt sẽ hết hôi và trở nên mềm và ngon hơn (?). Thấy sao mà dã man quá xá cỡ, tội mạt kiếp nghe hôn mấy cha! Nếu làm theo kiểu nầy mà ở Tây ở Mỹ thì đi ủ tờ gỡ lịch là cái chắc về cái tội dám hành hạ «ông thầy».
Thịt dê qua cái nhìn của Đông y
Theo Gs Đỗ tất Lợi, thịt dê có tính nhiệt và có tác dụng trợ dương, bổ huyết, rất tốt cho phụ nữ mới sinh nở.
image
Hầu như tất cả bộ phận của dê đều có thể sử dụng để làm thuốc. Dái dê và thận dê có tính bổ dương. Xương thịt có thể sử dụng để nấu cao. Thịt dê có tác dụng giải độc, bổ huyết, chữa choáng váng, đau lưng, chóng mặt, nhức đầu, v.v…
ThS Hoàng khánh Hiển, Khoa học&Đời sống thì thịt dê là một loại thịt có thể trị được nhiều thứ bệnh lắm, trong đó phải kể đến bệnh thằng nhỏ khó dạy làm thằng lớn buồn rầu quá cỡ.
Người viết đã sưu tra rất nhiều tài liệu của các nhà chuyên môn về Đông y bên Việt Nam, thì tất cả đều nói thịt dê rất bổ và có tính trợ dương ngoại hạng.
Tuy vậy, tác giả cũng chưa từng tìm thấy được một tài liệu khoa học nào đáng tin cậy trong Medlines và MedPubs nói đến tính chất trợ dương của thịt dê. Phải chăng ý niệm trợ dương trong Đông Y nên được chúng ta hiểu theo một nghĩa rộng rãi hơn?.
Thịt dê nhiều chất dinh dưỡng như Protein, nhiều bần tố, chất khoáng, nhiều vitamins, nhiều chất sắt thì đương nhiên là bổ cho cơ thể rồi. Và việc bổ chung nầy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những chuyện khác không mấy hồi...
Tình hình thịt dê tại Montréal
Tại Montréal, thịt dê chỉ được thấy bán trong một số tiệm thịt của người Hồi giáo mà thôi. Thịt dê, ngọc hành hay trái dứng ‘sư phụ’, dế bò và ngầu pín cũng có thể mua không mấy khó khăn. Muốn mua dái dê phải nói là mình muốn mua amourettes! Đó các bạn thấy không? Đâu phải chỉ có đám đực rựa Việt Nam mình mới chuộng mấy món ác liệt nầy đâu? Thịt dê là nỗi ám ảnh chung của bọn đực rựa Á châu và Phi châu.
Thịt ngon nhất là phần đùi sau, gọi là gigot giá 12$/kg, các phần khác rẻ hơn chút đỉnh. Trái dứng 9$/kg. Bảo đảm thịt đã được thú y sĩ nhà nước kiểm soát vệ sinh và áp pru tại lò sát sinh rồi.
Không có thịt dê dỏm tại Canada đâu.
Ngược lại, bên nhà thì coi chừng, dê thiệt dê giả dê dỏm đều có cả!.
Tại Việt Nam, nghe đâu giá 1kg thịt dê vào khoảng 50.000-60.000 đồng gì đó, tính ra cũng còn quá rẻ so với giá thịt dê mua tại Canada.
Lai rai ba sợi với bạn bè
image
Mùa hè đẹp trời, tác giả đề nghị các bạn nào chịu chơi, mua đại nguyên một con dê (lối 12kg) đã được làm sẵn rồi. Đem về ướp theo kiểu VN, sau đó đem ra sân nổi lửa lên quay theo lối méchoui. Làm sao có dụng cụ? Khỏi phải lo, bạn hãy đến các tiệm cho mướn dụng cụ, chẳng hạn như tiệm Lou Tec ở Montréal. Tại đây, bạn có thể mướn dụng cụ gồm có một cái moteur và phụ tùng lỉnh kỉnh để quay méchoui. Tiền mướn dụng cụ lối 72$ cho một weekend. Nhớ rủ bạn bè và cũng đừng quên phone người viết đến tham dự cho vui và nhắn mỗi người phải nhớ xách theo rượu chẳng hạn như Porto loại trên 10 tuổi thì càng tốt. Bảo đảm sẽ vui lắm, một dịp để gặp gỡ bạn hiền và tha hồ vừa đớp hít vừa đấu láo chuyện trên trời dưới đất, chuyện mấy em chân ngắn chân dài. Sau buổi nhậu mình dám quên luôn cả đường đi lối về lắm!
Nói giỡn cho vui vậy thôi chớ cũng đừng quên rằng “Please don’t drink and drive”, «L’alcool au volant, c’est criminel» đó nghe hông các bạn già. Láng cháng dám bị phú lích giam mất bằng lái đau lắm chớ chẳng phải chơi đâu!
Kết luận
image
Thật ra, tác giả cũng không biết được thịt dê thật sự có effet hay có bổ cho ba cái vụ kia hay không? Đây chẳng qua là kinh nghiệm riêng rẽ của mỗi cá nhân mà thôi. Một số bạn bè của người viết là dân ăn nhậu chuyên nghiệp, họ có tật hay nổ dữ lắm và cả quyết, thề thốt rằng thịt dê rất trợ dương. Effet ít hay nhiều tùy cũng tùy thuộc vào tuổi tác của con dê hai cẳng, dê đực hay dê cái, dê non còn sung sức hay dê cụ đã cúp bình thiếc rồi, và cũng tùy vào cách biến chế thành món ăn nữa. Đây là chưa kể đến vấn đề « sung với bồ, bất lực với vợ »
Có một điều chắc chắn là phần đông các đấng mày râu trên thế giới như Việt Nam, Trung Hoa, Thái Lan, Lào, Phi Luật Tân, Á Rạp, Phi Châu, v.v…đều tin tưởng là vụ đó là chuyện có thiệt.
Đối với đa số đàn ông phe ta, thịt dê đã gắn liền với đệ tam khoái trong nhóm ANDI. Sự kiện hễ mỗi khi nói đến chữ dê là tạo trong đầu một hình ảnh liên hệ xa gần đến trò múa lân dù rằng chưa phải là mùa Tết nhứt. Các nhà khoa học gọi đây là tự kỷ ám thị. Phải chăng hiện tượng nầy đã giúp phần nào cho tác dụng trợ dương.
image
Hình minh họa
Theo ý kiến của cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, thì không có thức ăn nào có tính trợ dương (aphrodisiac) cả. Món trợ dương thật sự chỉ có giữa hai cái lỗ tai của chúng ta và đây chỉ là yếu tố tâm lý mà thôi.
Khoa học gọi đây là hiệu quả vờ effet placebo!
Còn một cách trị liệu khác đôi khi cũng có kết quả lắm mà chả cần phải ăn thịt dê hoặc uống thuốc men gì cả, đó là áp dụng cách cấm trại chay tịnh trong đôi ba tuần, cho tinh thần thật sảng khoái và thân xác khỏe khoắn hẳn rồi mới xả trại. Thời gian tịnh dưỡng càng lâu thì càng tốt, nhưng không được quá lâu sẽ quên bài hết. Đúng với câu use it or loose it! Đây là một trong nhiều cách trị liệu theo lối thiên nhiên nếu chẳng may bị mất điện.
Còn các bà, các chị tuy ngoài mặt, ngoài miệng thì nói ăn làm chi ba cái thứ đồ quỷ đó, nhưng mà trong bụng lại mở cờ, hăng hái móc hầu bao đưa anh hai cho các ông đi mua thịt dê về nhậu cho đã đời, rồi sau đó tối thành quỷ sống để được các bà…khen!
Sướng chưa! Chuyện khó hiểu thiệt.
Nguyễn Thượng Chánh  

Lột Trần Chế Độ CSVN

Lột Trần Chế Độ CSVN
Dương Thu Hương

Đối với thế giới, uy tín của chính quyền cộng sản Việt Nam đã mất từ lâu, mất một phần khi xảy ra cuộc chiếm đóng Cambodia, mất toàn phần khi làn sóng thuyền nhân tràn lên các đại dương và xác chết của họ trôi khắp bãi bờ các quốc gia khác.
Với dân chúng trong nước, giờ đây họ thôi là nhà cầm quyền vĩ đại. Bởi sự thoát đồng đã xảy ra từ rất lâu, họ thôi là thượng đế và dân chúng thôi là những con nộm bị điều khiển bằng thứ tôn giáo do kẻ cầm quyền sáng tác. Dân chúng đã nhìn rõ bản mặt của họ: những con vật đi bằng hai chân, những con vật tham tàn, những con vật đang run sợ vì sự tham tàn của chúng không còn được bóng tối che đậy.
Nhà cầm quyền Hà Nội lúc này chỉ còn tin vào nòng súng. Nhưng bất kì kẻ cầm súng nào cũng có lúc chết vì chính thứ vũ khí mà họ sử dụng. Bởi vì, chẳng có thứ vũ khí nào tự động nhả đạn. Vũ khí nào cũng cần bàn tay của con người, dù là bàn tay bấm nút chiến tranh hạt nhân hay bàn tay cầm dao găm, súng lục. Khi con người đã nhìn rõ sự thật, khi họ không còn bị huyễn hoặc bởi các trò mị dân, khi họ hiểu họ là ai và họ có thể làm chủ số phận của họ bằng cách nào, lúc ấy, các nòng súng sẽ đổi hướng.
Tiếng nhạc ầm ĩ trong ngày hội “Ngàn năm Thăng Long” hẳn đã át đi tiếng nức nở của trên năm mươi gia đình nạn nhân chết vì bão lụt ở miền Trung. Các quan chức Hà Nội không bỏ ra một nửa giây để tưởng niệm những kẻ xấu số. Họ quên. Cũng như họ đã từng quên những người dân đánh cá tỉnh Thanh bị giặc Tầu giết ngoài khơi, như họ quên các chiến sĩ đã bỏ mình trên biên giới vào cuộc chiến tranh năm 1979. . .
Họ quên và họ quên. Vậy họ nhớ điều gì?
Khi con gái họ có nhu cầu mua một chiếc váy cưới xấp xỉ 200. 000 euros tại đại lộ Champs Elysées thì họ phải nghĩ cách làm đầy thêm các ngân khoản ở ngân hàng ngoại quốc. Khi nhân tình của họ cần chiếc xe hơi sang trọng như xe của cô Hồ Thu Hồng thì họ phải nghĩ cách để kiếm cho bằng được chiếc xe ấy, để nàng khỏi tủi thân vì kém chị kém em. Khi ngôi lầu của họ chỉ đáng giá hai triệu đô la mà của kẻ khác giá gấp đôi thì họ phải tìm cách đuổi kịp và vượt hắn. Đó là mối quan tâm cốt lõi của giai cấp tư sản đỏ Việt Nam giờ đây, cái guồng quay cũ kĩ của đám mới giầu.
Ai đó từng nói câu này: “Trong giai đoạn tích luỹ tư bản, giai cấp tư sản có thể giết chết cha đẻ của họ để có tiền”.
Giai cấp tư sản đỏ Việt Nam cũng có chung một trạng thái tâm lý đó: khát tiền, làm mọi thứ để có tiền, bất kể phương tiện nào, dù đó là tội ác. Nhưng tư sản đỏ Việt Nam không cần giết bố, bởi họ có một đối tượng khác dễ giết hơn nhiều: dân đen. Họ không cần đốn ngã kẻ sinh thành bởi có thể hút máu dân đen một cách thoả thuê, vừa thoả mãn cơn khát tiền lại vừa yên ổn lương tâm vì không mắc tội giết cha. Lấy ví dụ về tập đoàn Vinashin. Mua một vỏ tầu cũ nát, đáy nứt, không thể vận hành, lấy sơn quét lên rồi rút hàng triệu đô la trong công quỹ. Hàng triệu đô la ấy quan lớn bỏ túi, còn con tầu “bãi rác” sơn bóng loáng kia được đặt trên đất liền để làm “hiện vật bảo tàng”.
Nghe tưởng như chuyện đùa. Nghe như tiếu lâm. Thứ tiếu lâm cười ra nước mắt. Chỉ có ở Việt Nam, nơi kẻ cầm quyền coi dân là lũ trâu bò, mới dám làm điều ngang ngược đó. Chỉ có ở xứ Việt Nam, khi tất cả các cuộc kí kết, thương thuyết của chính phủ đều diễn ra trong bóng đêm và dân chúng không được quyền biết đến mới có thể xảy ra hiện tượng này. Lấy ví dụ thứ hai: các vụ buôn người. Dưới chế độ độc đảng, độc tài, ai có thể làm được điều này nếu không là chính các thành viên trong chế độ ấy. Tại sao lại buôn người? Vì buôn người thu lời nhanh nhất, mà vốn đầu tư coi như zero nếu có quyền hành. Cho nên, buôn người là nghề mới của đảng cộng sản Việt Nam, đảng thừa thãi quyền hành vì không có đối trọng.
Đã là lái buôn, ắt phải tham. Lòng tham mà không bị điều tiết bởi các điều luật thì nó sẽ phát triển vô cùng tận. Do đó, món hàng hoá có tên gọi là “dân đen”của các quan chức Việt Nam sẽ được khai thác tối đa để làm đầy túi các bậc trị vì dân. Khi đã coi dân chúng là hàng hoá, ắt người cộng sản phải tìm mọi cách để đám dân đen trở thành vật vô tri, tức là các công cụ, thứ công cụ này có chức năng sản xuất nhưng phải câm và phải điếc. Khi mà các công cụ dân đen không chịu nổi đàn áp, buộc mở mồm thì lập tức họ có cách để bắt nó phải câm. Vũ khí đó có tên gọi “chuyên chính”, bộ máy đàn áp trứ danh lâu nay.
Hãy đọc báo Công an nhân dân đưa tin về vụ xử ba thanh niên sáng lập công đoàn Tự do ngày 27 tháng 10 năm nay:
“Được Trần Ngọc Thành, kẻ cầm đầu Uỷ ban bảo vệ người lao động Việt Nam đưa Hùng, Hạnh sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến ngày 9/2/10, Trần Ngọc Thành đã chỉ đạo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, Tp HCM, nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi đấu tranh để đòi dân chủ; lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp. . . ”
Thứ nhất, tác giả bài báo này quên rằng “Kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp” là đích xác các hành động của người cộng sản Việt Nam những năm trước cách mạng. Các hành động này cũng đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, khi giai cấp lao động không chịu nổi sự áp bức và bóc lột của đám chủ nhân. Các phản ứng tiêu cực này chỉ xảy ra khi sự thoả thuận giữa người làm công với kẻ trả công bị vi phạm và cuộc sống của người lao động bị đe doạ.
Phải chăng tác giả bài báo này cho rằng chỉ riêng đảng cộng sản vĩ đại của ông ta là được quyền sử dụng chiêu thức ấy còn những người khác thì bị cấm vì họ không được là người mà chỉ là thứ phẩm của người, tức “dưới người”, nói cách khác: “người vượn Néandertal”?
Thứ hai, câu “lợi dụng các vấn đề thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân. . . ” chỉ là lối mỹ từ hoá sự vật. Nói một cách xác thực và dân giã, hiện nay các quan lớn cộng sản Việt Nam đang thực thi chính sách “bòn nơi khố quạnh, đãi nơi quần hồng”.
Tại sao lại “bòn nơi khố quạnh”? Vì ngu, vì tham, vì trước ngoại nhân thì dốt nát và khiếp nhược nên các quan lớn chỉ có lối kiếm tiền dễ nhất là bóc lột đồng bào mình, những người không có phương tiện để tự bảo vệ, những kẻ bị hà hiếp, bị tê liệt cùng một lần vì đói nghèo và sợhãi.
Tại sao lại “đãi nơi quần hồng”? Vì người cộng sản lúc này thôi còn là cộng sản, họ đã trở thành đám tư sản dù vẫn giữ vẻ mặt ngô nghê và bộ điệu lố bịch của kẻ cách đây chưa lâu còn lo le sợi dây giong lợn giống hoặc lúc lắc cái ống bơ đựng xu lẻ ăn mày. Khi đã đổi vai thì họ phải bám vào cái giai cấp tương lai của họ, giai cấp mới này chính là đám quần hồng, thế nên họ phải đãi đám quần hồng để còn kiếm chác phần đường mật trong đũng cái quần hồng ấy.
Sự thật đơn giản, nếu người ta nhìn thẳng vào nó.
Đám cầm quyền hôm nay đã rơi từ đỉnh cao của sự “kiêu ngạo cộng sản” xuống vũng bùn của“các con lợn truỵ lạc phương Tây” mà trước đây họ thường sa sả chửi rủa, họ đang sống xả láng trong cảnh phồn vinh mà trước đây họ mỏi mồm lên án. Nói tóm lại, họ đang là thứ “khỉ khoác quần áo”, thứ “nhặt cái đuôi của bọn tiểu tư sản cắm vào lỗ mồm” như ông tổ hói đầu Lenin của họ từng cảnh báo trước đây.
Trong cuộc sống tối tăm, nhục nhằn của người nô lệ, các anh hùng đánh đuổi ngoại xâm chính là các bậc thánh sống, được tôn trọng, thần phục, ngưỡng mộ, và có toàn quyền trở thành các nhà sáng lập triều đình.
Nhìn lại lịch sử, ta dễ dàng chiêm nghiệm điều đó. Phải chăng triều Lý, triều Trần, triều Lê, triều Tây Sơn Nguyễn Huệ đều được khởi dựng sau các chiến thắng lẫy lừng chống kẻ xâm lăng? Ngoại trừ Đinh Bộ Lĩnh là viên tướng phất cờ khởi nghĩa dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước, nói một cách dễ hiểu là viên tướng duy nhất xây dựng triều đình khi chiến thắng các cuộc nội chiến phân quyền, còn lại, những gương mặt sáng chói trong lịch sử đất Việt đều là những anhhùng chống Tầu và chống Nguyên – Mông. Các triều vua này từng tuyên bố “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Và cuộc sống mái của họ là giành mục đích người Việt Nam là người Việt Nam, dẫu áo vải quần thâm nhưng đàn ông nhất quyết không cạo trọc, tết sam như gã A. Q, đàn bà không bó chân nhưcác mợ Tầu. Tuân theo logic ấy, triều cộng sản được hình thành là nhờ nó có công trong cuộc cách mạng chống giặc Tây. Và người ta còn khoan dung cho nó là vì tính đến cái công ấy, cái công “dành độc lập dân tộc”, cái khả năng nốitiếp truyền thống của các Vua nước Nam nhất thiết phải ở đất nước Nam, coi sự tồn tại của non sông quý hơn tròng mắt của chính họ.
Cái tinh thần bất khuất ấy, còn hay chăng?
Còn hay chăng, tinh thần dân tộc của những người đã đổ máu đểcắm ngọn cờ hồng lên thành Hà Nội sáu mươi lăm năm trước, những cảm tử quân đã ôm bom ba càng vào mùa đông năm 1946 với lời thề “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”?
Nếu những anh hùng vô danh ấy có linh hồn, hẳn các linh hồn ấy giờ đây đang nức nở.
Nếu những hiển linh của các vua xưa có thể cất lời, thì lời đầu tiên họ nói sẽ là “Lũ người này đã phản bội lại dân tộc, bọn sâu bọnày đã bôi nhọ mặt chúng ta!”
Ngày Hội Ngàn năm Thăng Long diễn ra vào đúng ngày 1 tháng 10, thằng mù cũng biết đó chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Tại sao lại là con số này? Tại sao có sự lựa chọn này? Vô ý chăng? Nhầm nhỡ chăng? Mất trí nhớ chăng?
Cứ coi như Bộ trưởng Bộ Văn hoá dốt nát thì trên đầu ông ta còn mười một người trong bộchính trị. Không lẽ cả mười một người này mắc chứng mất trí nhớ? Không lẽ cả mười một người này mắc bệnh thiểu năng?
Nếu để cho mười một kẻ thiểu năng đứng trên đầu trên cổ mình thì dân Việt xứng đáng là các bệnh nhân của trại tâm thần, một trại tâm thần khổng lồ chưa từng thấy mà trong đó các con bệnh bịtiêm thuốc ngủ liều cao liên miên nên đờ đẫn, không còn khả năng nhận thức sự vật xung quanh. Nếu không, họ đã bị bán đứng cho Tầu, và tương lai của họ, một tương lai không tránh được sẽ là bản sao lại sầu thảm của những người dân Tây Tạng hoặc Tân Cương một khi họ bó tay trước lũ bán nước.
Chọn ngày Quốc Khánh Trung Quốc để mở hội Ngàn năm Thăng Long là một biểu tượng hai mặt.
1. Với triều đình Bắc Kinh chính phủ Hà Nội đã làm bản tuyên bố: Thành Thăng Long cũng chỉ là một bộ phận trong lịch sử mẫu quốc, nó phải được treo đèn kết hoa cùng một lần với đèn hoa của thủ phủ đại triều. Một khi thủ đô của một quốc gia đã định vị nhưvậy, có nghĩa quốc gia ấy tự xác nhận danh tính chư hầu một cách công khai. Sự kiện này là bản giao kèo bộc lộ lòng trung thành vô hạn và vô điều kiện của đám hàng thần Hà Nội.
2. Với dân chúng, đây cũng là lời tuyên bố thẳng thừng: Chúng tao bất chấp lịch sử, chúng tao có toàn quyền định đoạt vận mệnh đất nước. Kẻ nào chống lại, kẻ đó sẽ bị tiêu diệt.
Chọn ngày quốc khánh Trung Hoa để mở hội Ngàn năm Thăng Long là bằng chứng hiển nhiên để mảnh vải rách cuối cùng che thân chế độ cộng sản rơi xuống. Họ đã trở thành kẻ bán nước, công khai hoá hành vi bán nước của mình.
Nếu như năm 1945, cha anh họlà các anh hùng giải phóng dân tộc thì giờ đây, trái lại, họ là những tên phản tặc, sỉ nhục của tổ tiên, chẳng những cắt đất, cắt biển dâng cho giặc mà còn đương nhiên ném bùn lên lịch sử. Người Việt Nam ta có câu “hổ phụ sinh cẩu tử”. Mà bọn người này, không những là những con “cẩu tử” mà còn là “cẩu ghẻ”, “cẩu sida”.
Những người cầm quyền Hà Nội thừa thông minh để hiểu rằng họlà những con cẩu ghẻ. Rằng trong dòng máu của bất cứ người Việt nào cũng lưu cữu một thành tố có tên gọi “chống ngoại xâm”, mà thứ ngoại xâm thống trị lâu dài nhất, tàn độc nhất, để lại các kinh nghiệm đau thương sâu đậm nhất trong kí ức là “giặc phương Bắc”.
Cuộc thực dân hoá của Pháp 100 năm chỉ là cơn bão chóng qua so với thời kì bắc thuộc của giặc Tầu. Họ biết rằng bất cứ kẻ nào phản lại truyền thống đấu tranh dân tộc, kẻ đó mất chỗ đứng trong lòng dân chúng. Ngày hôm trước còn được tung hô hoàng đế, hôm sau đã biến thành “Thằng chó săn, thằng phản tặc, phường bán nước”.
Đó là trường hợp vua Lê Chiêu Thống đã phải chịu do hành vi bán nước của ông ta. Còn câu ca “Nguyễn Ánh cõng rắn về cắn gà nhà” mãi mãi là bài học lịch sử tố cáo tội ác của kẻ đặt lợi ích dòng họ trên quyền lợi dân tộc. Giờ đây, nhà cầm quyền Hà Nội biết rằng họ đã bị đẩy sang bên kia đường biên, họ rơi vào cùng một bè lũ với Lê Chiêu Thống và Nguyễn Ánh.
Để đặt tên cho họ một cách rõ ràng và chính xác, tôi xin nhại lại câu “cõng rắn về cắn gà nhà” của các cụ xưa mà rằng nhà cầm quyền Hà Nội giờ đây là bọn “dẫn hổ về thịt dê nhà”
DẪN HỔ VỀ THỊT DÊ NHÀ.
Tại sao lại là hổ và dê?
Hổ, vì vương triều phương Bắc bây giờ mạnh hơn thực dân Pháp năm xưa nhiều lần, để so sánh một cách chính xác thì phải dùng hình ảnh con hổ chứ không thể là con rắn.
Dê, vì nhìn lại bản đồ, bạn đọc sẽthấy rằng toàn bộ bán đảo Đông Dương có thể ví như một con dê mà Tây nguyên chính là phầnsống lưng con dê đó. Một khi con hổ Trung Hoa cắm được móng vuốt lên chính giữa lưng con dê này, coi như số mạng con dê đã nằm trong hai hàm răng của nó.
Đế quốc Trung Hoa sẽ trải rộng khắp châu Á. Việt, Miên, Lào sẽ trở thành các tỉnh thành khác nhau của Trung Hoa, “công đầu” này thuộc về ai nếu không là nhà cầm quyền Hà Nội, kẻdựng lên công trình bauxite Tây nguyên?
Bauxite ư? Trò lừa đảo!
Thiếu gì các quặng bauxite rải rác khắp miền Bắc Việt Nam, tại sao không là Lào Cai, Yên Bái hay Cao Bằng mà lại là Tây Nguyên? Vả chăng, khai thác bauxite để làm gì? Kiếm tiền chăng? Dối trá! Biết bao bài báo đã phân tích chán chê lợi hại về khai thác bauxite, kể cả các tài liệu trên thếgiới cũng công bố rộng rãi tác hại của nó, mà vụ gần đây nhất là Vùng bùn đỏ Hungaria. Còn có thể nói thêm được điều gì khi mà sự bán nước hiển nhiên đã bầy ra trước mặt dân chúng, giữa thanh thiên bạch nhật?
Nhà cầm quyền Hà Nội hoàn toàn có ý thức về hành vi bán nước của họ, bởi con tính của họlà trở thành một thứ “Thái thú Tô Định hiện đại”, được hưởng đủ phần xôi thịt của Bắc triều.
Còn Việt Nam biến thành một tỉnh nào đó của Trung Quốc, mang tên Quảng Việt, Quảng Nam, Quảng Lạc. . . họ không cần quan tâm. Họ biết rõ rằng hành động của họ là đi ngược lại lợi ích của nhân dân, biết rằng không người Việt nào cam tâm làm nô lệ cho Tầu, rằng kinh nghiệm đau đớn của tổ tiên luôn luôn sống trong ý thức lẫn vô thức dân tộc, thế nên họ chủ trương đàn áp dân chúng, họ chủ trương dùng bàn tay sắt để bóp nghẹt cổ những ai muốn nói lời phản kháng. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2009, thứ trưởng bộ nội vụ Nguyễn Văn Hưởng tức Trần đã công khai dọa nạt những người trí thức Việt Nam vào dịp viện IDS của tiến sĩ Nguyễn Quang A tuyên bố giải tán.
Ông nghị Trần nói rằng “Ở Việt Nam đảng độc quyền lãnh đạo nên không thể có phản biện. Phản biện tức là phản động. Các anh muốn phản biện hả? Nhà tù đang còn nhiều chỗ lắm. Nhưng chúng tôi cũng không cần đến nhà tù, chúng tôi có các phương tiện hữu hiệu hơn. Tai nạn xe cộbây giờ tổ chức rất dễ dàng. Còn một biện pháp rẻ hơn và nhàn nhã hơn: đầu độc. Các anh uống cà phê rồi khi về đến nhà thì cứng đơ ra mà chết. Những bài bản này thế giới sử dụng đã lâu, chúng tôi cũng không thua kém họ. . . ”
Những lời lẽ này nói lên điều gì nếu chẳng phải sự công khai triệt để của tính tội phạm và tư cách chó? Một chính thể không còn lý do chính đáng để tồn tại thì chỉ có thể duy trì bằng bạo lực, chỉ có thể sử dụng bọn tội phạm, bọn sát nhân, bọn cặn bã xã hội, tóm lại, bọn chó giữ nhà. Không còn lý tưởng, không còn đạo đức, ngập chìm trong tham lam, truỵ lạc, con người trượt từ chữ NGƯỜI sang chữ CON.
Bác chúng em
Vào những năm 1989, 1990, tôi có vinh hạnh làm quen và gặp gỡ ông Lê Giản, người công an đầu tiên của Việt Nam, người lãnh đạo bộ máy cảnh sát từ những năm đầu cách mạng. Ông Lê Giản đích thực là “Người công an nhân dân, từ nhân dân mà ra, do dân và vì dân”.
Tôi hiểu vì sao cuộc kháng chiến thành công. Kháng chiến thành công vì có những người như ông Lê Giản.
Nhưng ông Lê Giản đã chết và“Người công an nhân dân”cũng đã chết theo. Cái chết này xảy ra từ từ với thời gian, một cái chết âm thầm, nhưng không phải là vô hình vô ảnh.
Tôi chứng minh:
Cách đây ngót ba thập kỉ, khi những lượt hoa quả đầu tiên từphương bắc tràn vào nước ta, các phòng phân tích thuộc Bộ Nội vụđã báo cáo lên bộ chính trị rằng các thứ hoa quả này đều tẩm formaldéhyde (thuốc ướp xác chết) vô cùng độc hại cho người tiêu dùng vì nó phá huỷ mô liên kết của các tế bào và là tác nhân gây ra bệnh ung thư.
Bộ chính trị ra lệnh cấm phổ biến sự thực trên vì “sợ mất lòng nước bạn”. Các sĩ quan công an chỉ có thể ngăn cấm chính vợ con họ và rỉ tai những người thân cận nhất (anh em ruột, cha mẹ vợchẳng hạn), đối với người ngoài, họ tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên. Tuyệt đối im lặng. Tuyệt đối thản nhiên nhìn đồng bào mình ăn thứ đồ ăn nhiễm độc, biết chắc chắn rằng ngày một ngày hai họ sẽ ung thư và sẽ chết vì bệnh đó.
Tính kỉ luật của đám sĩ quan này mới cao thượng làm sao(!) Và cao thượng làm sao, những kẻngồi quanh bàn họp bộ chính trị, những bậc lương đống của triều đình, chịu trách nhiệm chăn dắt dân đen, đàng hoàng ra lệnh cấm rò rỉ sự thật vào tai dân chúng, bỏmặc mấy chục triệu người bị đầu độc và chết dần chết mòn!
Đối với tôi, con đường bán mình cho giặc của chế độ Hà Nội đã khởi sự từ ngày ấy. Và ngày ấy cũng là cái mốc đánh dấu sựchuyển biến chất lượng này: từ người công an nhân dân, công an đã trở thành kẻ quay lưng lại với nhân dân.
Ba thập kỉ đã qua, những kẻ quay lưng lại với nhân dân đã trượt không ngừng trên con dốc, để trởthành kẻ thù của nhân dân.
Bây giờ, gương mặt nào là gương mặt đích thực của công an? Người hùng bảo vệ dân hay đám chó giữ nhà cắn cổ dân để bảo vệông chủ của nó?
Hãy xem lại các hình ảnh đưa lên internet năm 2008 về vụ nông dân bị cướp đất biểu tình ở Sài Gòn. Những người dân cầy gầy gò xơ xác, đa phần là người già và phụ nữ, từ các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Long An, Bình Thuận đổ đến trước văn phòng Quốc hội 2 với các khẩu hiệu “Trả đất cho dân”, “Chống cửa quyền, tham nhũng”. Những người dân ấy đã bị đám công an và dân phòng béo múp vì bia rượu, mặt hằm hằm sát khí đối xử ra sao? Mấy thế kỉđã qua nhưng hình ảnh bọn người này vẫn là bản sao chính xác bọn nha lại mà Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều:“Đầy nhà một lũ ruồi xanh” và“Đầu trâu mặt ngựa ào ào nhưsôi”.
Gần đây nhất, hãy nhìn hình ảnh anh Nguyễn Ngọc Quang, một giáo dân ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai vì tham gia đấu tranh cho dân chủ mà bị công an Đà Lạt ba lần tổ chức tai nạn xe cộ để kẹp suýt chết. Tôi tự hỏi, có lúc nào những người công an này tự vấn lương tâm? Tại sao họ không dùng sức lực, dùng khả năng hung bạo mà họ sẵn có để giết những tên giặc Tầu, lũ dã nhân tàn sát những người dân đánh cá Thanh Hoá?
Nếu là những người mà nghề nghiệp đặt trên bạo lực, bản năng hiếu chiến mạnh mẽ, tại sao họkhông dùng khả năng đó để tiêu diệt ngoại xâm mà lại đi đàn áp những sinh viên yêu nước biểu tình đòi Trường Sa, Hoàng Sa trước sứ quán Tầu? Tại sao? Vì họ thiếu trí khôn hay vì họ là những kẻ mù loà, óc não bị khô cứng trong một cuộc sống mà ngoài việc tuân theo mệnh lệnh cấp trên không còn khả năng nghĩ đến điều gì khác ?
Vì chưa từng là công an, nên tôi dành những câu hỏi ấy cho họ trảlời. Tôi chỉ nêu lên nhận xét thứhai, nhận xét khi tôi nhìn tấm ảnh đoàn biểu tình đòi mạng người xảy ra tại thị xã Bắc Giang ngày 25 tháng 7 năm nay.
Nhiều người biết rằng, ngày 23 tháng 7, hai công an huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang đã đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, quê quán tại huyện Việt Yên vì tội danh không đội mũ bảo hiểm. Ngày 25 tháng 7, gia đình anh Khương đã chở xác chàng trai này lên thị xã Bắc Giang đòi đền mạng. Dân chúng xông lênủng hộ gia đình nạn nhân, con sốlên đến hàng ngàn người, làm thành một cuộc biểu tình rầm rộchưa từng có trong lịch sử tỉnh Bắc Giang, mà theo bài phỏng vấn, các cụ già đã nói rằng còn đông hơn ngày theo Việt Minh cướp chính quyền năm Ất dậu.
Trong sự kiện này, tôi chú ý đến một chi tiết: công an đưa xe cứu hoả mang vòi rồng đến trấn áp dân chúng, nhưng trước khí thếcăm hờn của đám đông, công an bỏ chạy, hàng chục người dân trèo lên xe đứng. Hiện tượng đó chứng tỏ không phải lúc nào công an cũng tê liệt vì mù loà, luôn hành động như đám robot hoặc lũ chó berger. Trong lúc nguy khốn, họ đã tính toán và đã chọn con đường bỏ chạy để thoát thân.
Có lẽ, con tính của họ cũng đơn giản thôi. Không phải công an nào cũng phú quý vinh hoa nhưông nghị Nguyễn Văn Hưởng. Đa phần những người lính quèn chỉ đủ sức nuôi một vợ thôi mà để nuôi cô vợ này với hai, ba đứa con kèm theo cuộc sống của họcũng không phải là “thiên đường nơi hạ giới”. Nếu máu đổ ra mà chỉ để bảo đảm cuộc sống ấy thì đó là một cuộc đổi chác ngu xuẩn. Thêm nữa, lớp lính bây giờtương đối trẻ, họ biết chữ nên không hoàn toàn bị bưng bít thông tin, họ hiểu được số phận của đám công an ra sao khi các cuộc cách mạng dân chủ xảy ra ởNga, ở Tiệp, ở Hung, ở Đức, và ở Ukraina mới rồi. Thêm nữa, dù hổ thẹn hay cố tình bưng bít lương tâm, nơi thầm kín nhất của con tim, họ cũng hiểu rằng chết vì một lý tưởng cao cảthì đó là cái chết xứng đáng không làm hổ thẹn cho con cháu, chết chỉ vì miếng cơm thì đó là cái chết của con chó gác sân mà khi dân chúng nổi lên, họ sẽ lấy bắp cầy phang vỡ sọ hoặc dùng câu liêm cắt cổ.
Khi lòng dũng cảm và tinh thần hào hiệp không còn nữa, cái còn lại là sự tính toán vị kỉ của mỗicon người. Sự vị kỉ này cũng có mặt tốt của nó, nó là rào cản đểchủ nghĩa cuồng tín không thểđặt chân vào mảnh sân của mỗi căn nhà.
Một người công an, nếu chưa mất toàn bộ sự sáng suốt, ắt phải biết tính toán họ được bao nhiêu và mất bao nhiêu, liệu số lương bổng họ được có trang trải nổi phần tiêu phí cho đám tang của họ và nuôi nổi cô vợ với lũ con còn lại, hay sự hy sinh của họ chỉđể làm nặng thêm túi tiền các quan lớn, khiến các quan thêm rửng mỡ để đi hiếp trẻ con (nhưông chủ tịch kiêm phó bí thư tỉnh Hà Giang tên Nguyễn Trường Tộvà các ông khác chưa bị lộ mặt), hay máu họ đổ xuống chỉ để đổi lấy các hộp kem đắt tiền nhằm bổdưỡng làn da mịn màng cho các mỹ nhân của quan lớn (như đám mèo cái đang vờn quanh rốn ông nghị Nguyễn Văn Hưởng)? Vân vân và vân vân. . .
Sự tính toán luôn có lợi cho con người. Bởi thánh nhân thường hiếm mà kẻ trục lợi thường nhiều nên không thể đòi hỏi tất cả mọi người đều xả thân vì đất nước. Tuy nhiên, nếu không là thánh nhân thì họ cũng là dân Việt. Là dân Việt, họ phải hiểu rằng truyền thống chống Tầu là dòng máu sôi sục liên tục chảy trong tim dân tộc này. Bất cứ kẻ bán nước nào, sớm hay muộn, trước hay sau cũng sẽ nằm trước mũi súng của nhân dân.
Dân Việt :
Ai là dân Việt?
Phải chăng đó là tộc người duy nhất trong hàng trăm tộc Việt (Bách Việt) xưa kia sống ở phía nam sông Dương Tử còn giữ lại được bản sắc mà chưa bị đồng hoá như chín mươi chín tộc Việt kia?
Phải chăng vì sự cứng đầu này mà đất Việt luôn luôn là con mồi trong tâm thức Bắc triều?
Ngoài các lý do về nhu cầu bờbiển với các hải cảng, nhu cầu khoáng sản, còn một nhu cầu thầm kín nữa mà quan lại phương Bắc không nói ra, đó là nhu cầu đồng hoá nốt cái phần còn lại của Bách Việt.
Niềm kiêu hãnh Đại quốc là ở đó. Mối bực mình của Đại quốc cũng là ở đó. Một khi họ đã thâu tóm, đã chiếm lĩnh, đã áp đặt nền văn hoá và chữ Hán lên chín mươi chín tộc Việt kia, lẽ nào còn cái tộc cuối cùng họ phải chịu thua?Ở thế thượng phong mà mấy ngàn năm nay chưa nuốt trọn hòn xôi Việt Nam, mảnh đất cỏn con, dường như là một “vết thương lòng, một sự tự ái” mà vua chúa Trung Hoa không chịu được.
Cách đây vài năm, ai đó từng nói với tôi rằng “Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch là địch thủ, nhưng về chính sách đối với Việt Nam thì bọn họ sẽ ngồi cùng một bàn”.
Đó là một nhận định sáng suốt.
Năm trước, ông bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc tiến hành cuộc điều tra dư luận xem bao nhiêu phần trăm dân chúngủng hộ xâm chiếm Việt Nam. Theo công bố của ông ta thì con số này lên đến trên 90%. Cứ cho rằng Trung Quốc là một nước cộng sản nên dân chúng còn sợ hãi, họ phải tuân theo thượng cấp nên có thể trừ đi 20 phần trăm, phần còn lại vẫn là trên 70 phần trăm. Và điều này là sự thật không ai có thể chối bỏ.
Năm nay đã là năm 2010, thế kỉ21, Trung Quốc không còn sống dưới vương triều họ Mao, không còn phải đổi xác người thân cho nhau để chén thịt. Kinh tế phát triển, các phương tiện kĩ thuật phát triển, trình độ văn hoá được nâng cấp, sách báo lan tràn trong các đô thị, không thể cho rằng dân Trung Quốc hoàn toàn bị dắt mũi bởi họ ngu dốt, bởi thiếu thông tin, bởi sợ hãi nhà cầm quyền, ngược lại, họ đang dương dương tự đắc vì là dân của Cường quốc số 2 trên thế giới. Vậy thì, cái “hòn xôi Việt Nam chưa nuốt được” kia không chỉlàm ngáng họng đám cầm quyền mà cũng còn làm ngứa ngáy cổhọng vô số dân đen phương Bắc, một mặc cảm có mẫu số chung.
Vì lý do nào mà bộ trưởng bộquốc phòng Trung Quốc làm cuộc điều tra này? Đó là một trò chơi ngẫu nhiên hay là sự thăm dò có chủ định?
Vì lý do nào mà trên các site internet Trung Quốc tung ra hàng loạt bài chửi bởi, nhục mạ “lũ chó Việt Nam, phải đánh bọn chúng. Lũ chó Việt Nam, lần này chúng ta sẽ thanh toán lịch sử”, và công bố một cách chi tiết chương trình thôn tính Việt Nam trong ba mươi mốt ngày, phần còn lại của bán đảo được quy định là một tuần, tóm lại là chương trình con hổ Trung Quốc nuốt trọn con dê Đông Dương?
Liệu nhà cầm quyền phương Bắc có thể ngang ngược làm những điều ấy chăng nếu như chính quyền Hà Nội còn là một chính quyền độc lập mà không tựnguyện biến mình thành đám gia nô cho vương triều Đại Hán?
Tôi dành những câu hỏi ấy cho bạn đọc trả lời.
Tôi chỉ xin nhắc họ rằng, chúng ta là tộc người cuối cùng sống sót mà không bị đồng hoá thành người Hán. Tổ tiên chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi đểchống lại sự áp đặt của Bắc triều, bởi họ đã nhìn thấy sự đánh mất bản diện, sự lụi tàn của 99 tộc Việt kia.
Để tồn tại và được là chính mình, tổ tiên ta vừa chống chọi vừa lùi xuống phương Nam. Lịch sử của dân tộc Việt tóm gọn trong câu này: “Nam tiến”!
Nam tiến, nam tiến và nam tiến!
Cuộc Nam tiến thứ nhất khởi sựdưới triều Lê, từ năm 1428 đến năm 1527. Kể từ đây, cuộc khai khẩn và chinh phạt tiếp tục không ngưng nghỉ. Từ Thăng Long các đoàn quân xưa vượt qua đèo Ngang, sau lưng họ là những đoàn nông dân và thợ thủ công vào phá rừng, bạt núi, kiến tạo ruộng đồng và lập làng xây ấp. Rồi tiến đến châu Ô, châu Rí. Rồi, từ đèo Ngang vượt qua đèo Hải Vân là chặng đường thứ hai. Cứ thế mà hành trình này tiếp tục cho đến mũi Cà Mau.
Nam tiến, đó là sự nghiệp dựng nước của tổ tiên ta.
Bây giờ, chúng ta không còn cơhội để tiếp tục sự nghiệp của họ. Chúng ta không thể Nam tiến. Trước mặt chúng ta đã là biển. Chúng ta tiến đi đâu?
Người Việt chỉ còn cách tồn tại cuối cùng là giữ lấy đất đai, đất đai ấy là xương máu của cha ông ngàn đời tích tụ lại, đất đai ấy là nơi cắt rốn chôn rau nhưng cũng là thành luỹ mà họ có thể nương tựa vào để duy trì cuộc sống cho mình và cho các thế hệ mai sau.
Để giữ được non sông, để có thểlà người Việt mà không trở thành đám thiểu số khiếp nhược của một vương quốc khác, chúng ta không thể tiếp tục dung dưỡng một chính quyền bán nước, mộtchính quyền đã ngang nhiên cắt đất, cắt biển cống cho phương Bắc, đã nhục nhã biến ngọn cờThăng Long ngàn năm thành một mảnh vải vụn xén ra từ cái váy hồng Bắc Kinh. Chúng ta không thể bảo vệ được Tổ quốc nếu tiếp tục nuôi giữa lòng dân tộc mình một con rắn độc, cũng như Vua An Dương Vương xưa đánh mất non sông vì trót đẻ ra và trót yêu thương đứa con gái phản tặc có tên là Mỵ Châu. Với tất cả các hành vi nhục nhã mà họ đã làm, chế độ Hà Nội giờ đây đã chính thức trở thành một thứ Mỵ Châu.
Tuy nhiên, Mỵ Châu xưa là một người đàn bà xinh đẹp nhưng ngu dốt, kẻ luỵ tình nông nổi nên tội bán nước của cô ta còn được người đời khoan dung. Tại đền thờ Cổ Loa có hai tượng đá, tượng đá ngoài sân là biểu tượng Mỵ Châu nằm gục mặt xuống đất mà bất cứ ai đi qua cũng phải đạp một cái lên lưng và nhổ một bãi nước bọt để trừng phạt “con Mỵ Châu bán nước”. Còn tượng đá trong đền, tựa như một người đàn bà cụt cổ phủ vải đỏ thì lại được hương khói do lòng đồng cảm với “Mỵ Châu khờ dại và lụy tình”. Dân Việt vốn không cuồng tín, họ phân biệt rõ ràng mọi sự, bên kia chữ lý còn đọng chữ tình.
Nhưng nàng Mỵ Châu ngây thơ, khờ dại đã chết từ mấy ngàn năm trước, còn chính quyền Mỵ Châu bây giờ không một chút khờ dại mà cũng chẳng luỵ tình ai, nó chỉluỵ cái túi tiền của chính nó. Mọi tính toán của nó chỉ nhằm tu tạo, xây đắp quyền lợi bản thân, cũng như con thú chỉ có một đam mê duy nhất là liếm cho mượt bộlông của chính nó mà thôi.
Mỵ Châu ngày nay là một con đĩ già trơ trẽn, trần truồng nằm dạng háng sẵn cho phương Bắc.
Người dân Việt phải chém cụt đầu con đĩ ấy, trước khi nó kịp trao hết nỏ thần vào tay giặc nếu chúng ta không muốn lặp lại sốphận bi thảm của An Dương Vương.
Dân tộc Việt không thể làm được điều ấy, nếu quân đội khôngđứng lên cùng với họ.
Quân đội, những người lính của nhân dân, các anh còn ngủ đến bao giờ?

DƯƠNG THU HƯƠNG

Luật Gia Nguyễn Mạnh San Trả Lời Thắc Mắc về Di Trú

Luật Gia Nguyễn Mạnh San Trả Lời Thắc Mắc về Di Trú
Nguyễn Đức Linh

Một buổi hội thảo tháng hè đã thực hiện tại Oklahoma City tuần trước, trong đó Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San (cũng là một chuyên gia luật pháp Tòa Liên Bang  Oklahoma, và là tuyên uý trại giam) đã trả lời các câu hỏi đồng hương quan tâm. Hầu hết là hỏi về di trú và hôn nhân/ly dị.
Hội thảo tổ chức vào ngày Thứ Bảy 11-6-2011 tại trụ sở cộng đồng Vietnamese American Association, Inc. ở địa chỉ:
912 NW 23rd St., 
Oklahoma City, OK 73106.                                               
Vấn đề:a) Tôi bảo lãnh cho vị hôn thê đã mấy năm nay nhưng chưa được gọi phỏng vấn. Được biết văn phòng Di Trú của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ ở Saigon đã đóng cửa và không cứu xét mọi đơn từ trong vòng 2 năm. Đúng hay sai? Ảnh hưởng của sự việc này ra sao?
b) Vợ của con tôi đang xin ly dị vì nó có vợ bé ở VN (có hôn thú). Vấn đề pháp luật trong trường hợp này như thế nào? Tội song hôn? Vấn đề cấp dưỡng?
c) Nếu cưới vợ/lấy chồng ở VN, nên bảo lãnh theo diện hôn thê hay hôn phu để được sớm đoàn tụ?
Đề Tài:
a) Ảnh hưởng việc Văn Phòng Di Trú của Hoa Kỳ tại Việt Nam đóng cửa?
b) Tội song hôn và việc cấp dưỡng (Alimony) khi ly dị.
c) Cưới vợ / lấy chồng ở VN, những điều cần phải làm để được sớm đoàn tụ.
Thuyết Trình Viên: Ông Nguyễn Mạnh San, Phụ tá Trưởng Phòng Tố Tụng Đặc Trách Nhập Tịch tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, Oklahoma City, Oklahoma.
Đặc Biệt, sau phần thuyến trình, Ông Nguyễn Mạnh San sẽ ra mắt quyển “Cẩm Nang” về Luật Pháp Thực Dụng ở Hoa Kỳ.
SÁCH KHÔNG BÁN – ĐẶC BIỆT ĐỂ KÍNH BIẾU THÂN HỮU HỘI THVM.Sách in đẹp, 600 trang, tràn ngập đề tài về luật pháp và di trú.
Ông  Nguyễn mạnh San mở màn “Hội Thảo”,  nhập đề.
- Ảnh hưởng việc Văn phòng Di Trú của Hoa Kỳ tại Việt Nam đóng cửa..?
Cơ  quan  di trú  và  nhập tịch của Hoa Kỳ (USCIS)  sẽ  chính thức đóng cửa văn phòng  tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 31 tháng 3 năm 2011.  Việc đóng cửa này  sẽ  không ảnh hưởng đến các dịch vụ do Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ thực hiện.
Giống như trước đây, Đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp các dịch vụ dành cho công dân Hoa Kỳ và các dịch vụ visa không định cư (ngoài trừ visa hôn phu/hôn thê).
Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp các dịch vụ  cho  công dân Hoa Kỳ và các dịch vụ visa bao gồm visa du lịch, du học, công tác và định cư.
Đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp một số dịch vụ theo uỷ nhiệm của USCIS như sau:
- Chấp thuận đơn bảo lãnh I-130 cho thân nhân trực tiếp (chồng/vợ) của công dân Hoa Kỳ đã sinh sống liên tục hơn 6 tháng tại Việt Nam, có giấy phép cư trú tạm thời và còn hiệu lực,  và có visa làm việc. Đơn này sẽ được chuyển đến Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ  tại   thành phố Sài Gòn để tiếp tục xử lý.
- Giải quyết các yêu cầu xin từ bỏ tình trạng thường trú nhân hợp pháp tại Hoa kỳ  (đơn I407) cho những đương đơn xin visa không định cư tại Đại sứ quán.
Để biết thêm thông tin về các dịch vụ của Đại sứ quán Hoa Kỳ, vui lòng xem phần Visa hoặc Dịch vụ cho công dân Hoa Kỳ trên trang web http://vietnam.usembassy.gov/, hoặc liên hệ với địa chỉ e-mail:
VisaHanoi@state.gov hoặc ACSHanoi@state.gov
Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, nơi được uỷ nhiệm,   sẽ đảm nhận trách nhiệm giải quyết một số công việc trước đây của  Văn phòng USCIS  tại  thành phố Sài Gòn.  Cụ thể,   bắt đầu từ ngày 25 tháng 3 năm 2011, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ :
- Chấp thuận đơn bảo lãnh I-130 cho thân nhân trực tiếp (chồng/vợ) của công dân Hoa Kỳđã sinh sống  liên tục hơn 6 tháng tại Việt Nam, có giấy phép cư trú tạm thời và còn hiệu lực, và có visa làm việc;
- Chấp thuận đơn bảo lãnh I-360 từ goá phụ của các công dân Mỹ chưa có đơn bảo lãnh I-130   được chấp thuận.
Giải quyết các yêu cầu xin từ bỏ tình trạng thường trú nhân hợp pháp tại Hoa kỳ (đơn I407)
- Liên lạc với thân nhân (tại Việt Nam) được người bảo lãnh nộp đơn I-730 tại Hoa Kỳ,     và  những đơn này đã được USCIS chấp thuận, được Trung Tâm Visa Quốc Gia chuyển  về Tổng  lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành phỏng vấn và xứ lý;
- Liên lạc với các Thường trú nhân đã nộp đơn xin Giấy phép quay trở lại Mỹ (reentry permit)   và thông báo trong đơn I-131 rằng họ muốn nhận Giấy phép quay trở lại Mỹ  tại Tổng lãnh sự  quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Để biết thêm thông tin về các dịch vụ của Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh,   xin vui lòng xem trang web http://hochiminh.usconsulate.gov/ hoặc liên lạc
hcmcinfo@state.gov.
Tội Song Hôn :
A-  Gia đình thứ nhất ,  Người chồng có 2 vợ, bà lớn có giá thú, hơn bà bé không có giá thú khoảng 10 tuổi, hai bà vợ đều sống chung một nhà, Nhưng mỗi người 1 phòng riêng, ông chồng chia thời khóa biểu đồng đều, rõ rệt, tối nay ngủ phòng bà này,  thì tối mai ngủ phòng bà kia,  để tránh trước sự so kè bà này hơn bà kia.  - Tuy nhiên bất cứ khi nào,  đi ngoài phố,  shopping hay đi chợ mua thức ăn, hai bà cũng đi bên nhau, nói chuyện cuời đùa vui vẻ như hai chị em ruột.   - Cho nên nếu không biết rõ chuyện gia đình của ông chồng number one hay superman này, ai nhìn thấy cảnh hòa thuận vui vẻ của 2 bà, họ cứ tưởng lầm là 2 chị em ruột,  nghĩ rằng 2 bà này phải là hai người bạn tâm giao với nhau như cảnh 2 người bạn gái đồng tình luyến ái(Lesbians).
B- Gia đình thứ hai: Bà vợ có 2 ông chồng, ông chồng"A"có giá thú trẻ tuổi hơn ông chồng"B" không có có giá thú.   -  Ông B không có giá thú,  mặc dầu già hơn,   nhưng trông khỏe mạnh hơn ông A có giá thú.- Hai ông đều ở chung một nhà, ông  B chồng già ở nhà trên,  còn ông A chồng trẻ ở (garage) phía sau nhà  được chỉnh trang lại  thành  một phòng ngủ  có đầy đủ tiện nghi, như một apartment nhỏ - .Có một điều khác biệt hắn với chuyện  ông chồng có 2  vợ, đi đâu cũng có 3 người đi chung với nhau thành bộ Tam ca - Còn  bà vợ có 2 ông chống,  đi đâu vui vẻ cũng chỉ thấy bà đi với một ông chồng thành bộ Song Ca. Lúc tối lửa tắt đèn, bà lập thời khóa biểu ra sao rất khó mà đoán biết.
- Theo như Bộ Luật Gia Đình số 21của tiểu bang Oklahoma, điều khoản 884 về tội Song hôn (Bigamy) quy định như sau: Người nào đã có vợ hay đã có chồng rồi, mà lấy người khác về làm vợ hay làm chồng sẽ bị phạt  và  tùy theo vào các điều khoản trong Bộ Luật Gia Đình đã quy định,  sẽ bị coi như phạm tội hình sự  (Shall be guilty of felony), có thể  bị giam tù không quá 5 năm hoặc bị tạm giam không quá 1năm, hoặc bị phạt không quá 500 Mỹ kim, hoặc có thể vừa bị tù vừa bị phạt .(2ông 1 bà - 2bà  1ông  Ai bị phạt đây ..?)  - Cưới Vợ - Lấy Chồng ở VN :     Đừng nên nghĩ rằng về VN lập hôn thú ở VN, sẽ được cứu xét mau chóng đoàn tụ sang Hoa Kỳ mau hơn là nạp đơn xin bảo trợ Hôn thê (Fiance) sang Hoa Kỳ mới lập hôn thú, hoặc ngược lại  nạp đơn xin  bảo trợ Hôn thê sang Hoa Kỳ  thì  mau hơn là lập hôn thú ở VN.   - Thực ra cả 2 giải pháp này không có giải pháp nào mau hơn cả .  Mau chóng hay chậm trễ tùy thuộc vào 2 yếu tố như sau;
 1/-  Vấn đề nhân sự tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại VN, có nhiều hay ít nhân viên.
 2/- Tổng số đơn hiện tại  đã hội đủ các điều kiện  để được cấp giấy chiều khán vào Hoa       Kỳ  nhiều hay ít để được gởi đi phỏng vấn.
 3/- Vấn đề được  mời đi phỏng vấn là  điều quan trọng nhất  để được cấp giấy chiếu khán. Khoảng  từ 70%  cho đến  80%  bị từ chối  cấp giấy chiều khán vào Hoa Kỳ  khi trả lời những câu hỏi của vì giám khảo trong cuộc phỏng vấn, không chứng minh được những câu trả lời là sự thật, hoặc thiếu nhiều những giấy tờ đòi hỏi phải bổ túc trước hay sau cuộc phỏng vấn.  -  Chẳng hạn như vị giám khảo hỏi người hôn thê ở Hoa Kỳ có đi làm việc không? Làm nghề gì? có bao nhiêu chị em hay anh em? Bố hay Mẹ của người hôn thê tên gì?  Quen nhau bao nhíêu lâu ?  Quen nhau như thế nào?  Nói chuyện qua điện thoại với nhau bao nhiêu lần mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng? v.v.Nếu trả lời không rõ ràng hay trả lời sai,đều có thể bị nghi ngờ là có sự gian dối và đơn bảo trợ sẽ bị bác.
Trả lời câu hỏi về vấn đề trợ cấp tài chánh cho con (child support) và trợ cấp tại chánh cho vợ (Alimony). Đã có 3 trường hợp bị bắt giam về tội không trợ cấp cho con: Một người bị 1 năm tù vi đã ngưng không trợ cấp cho con,- Một người bị 6 tháng tù vì đã 3 tháng chưa kịp gửi tiền trợ cấp cho con (bị thất nghiệp), đang đi kiếm việc làm. - Người thứ ba chậm trễ gửi tiền chưa đầy 1 tháng, nên bị giam tù 3 tháng.- Có một câu chuyện người chồng trợ cấp tài chánh cho người vợ đã ly dị : Ông này làm lương rất cao những mỗi tháng phải trợ cấp cho người vợ ly dị 1 phần 3 số lương ông lãnh được. Nhưng, ông biết vợ ông có bồ và vợ ông công khai ăn ở với người bồ tại căn nhà của ông làm chủ trước kia, nhưng khi ly dị, ông phải cuốn gói ra khỏi nhà theo án lệnh chia gia tài.- Căn nhà này, bây giờ người vợ đã ly dị làm chủ, Ông tức giận bèn xin nghĩ việc để không có tiền trợ cấp cho vợ nữa (Theo bản án ly dị, quy định chỉ khi nào vợ ông đi lấy chồng có giá thú, thì ông mới được chấm dứt trợ cấp tài chánh.) Chuyện ấm ớ, cười ra nước mắt, tưởng là vô lý mà lại có lý, đặc biệt xẩy ra thường xuyên tại xứ Cờ Hoa (Luật pháp có một không hai trên thế giới).
Sau đây là 1 câu hỏi của môt tham dự viên tiêu biểu cho bất cứ ai sắp nạp đơn, xin được thi quốc tịch bằng chính ngôn ngữ của mình, thông dịch qua thông dịch viên do mình mang đi theo, hay qua thông dịch viên của các văn phòng dịch vụ về di trú,  hoặc qua nhân viên của Sở Di Trú .
Câu hỏi : Những người đủ điều kiện nạp đơn xin thi quốc tịch bằng tiếng Việt, có được quyền nạp đơn trước 90 ngày như những người nạp đơn xin thi quốc tịch bình thường bằng Anh ngữ không? Giải đáp : Như quí vị biết, những người có thẻ thường trú (mấy chục năm về trước gọi là thẻ xanh), đều có thể nạp đơn xin nhập tịch 90 ngày trước khi đủ 5 năm, - Những người lập gia đình với công dân Hoa Kỳ cũng có thể nạp đơn xin nhập tịch 90 ngày trước khi giấy  giá thú và thời gian cư ngụ tại Hoa Kỳ đủ 3 năm. - Ngược lại, có 2 trường hợp được coi là ngoại lệ,- Đối với những người 50 tuổi, được quyền thi quốc tịch bằng ngôn ngữ của mình, nhưng đòi hỏi đương sự phải cư ngụ tại Hoa Kỳ  đủ 20 năm.-Và những đương đơn trên 55 tuổi chỉ cần cư ngụ tại Hoa Kỳ đủ 15 năm mà thôi.   - Tuy nhiên 2 trường hợp ngoại lệ này, đều không hội đủ điều kiện để được phép nạp đơn trước 90 ngày,  giống như những thường trú nhân bình thường kể  trên, mà chỉ có thể nạp đơn nếu thời hạn cư ngụ  vừa đúng 20 năm hay vừa đúng 15 năm,  nạp đơn sớm 1 ngày cũng bị coi là bất hợp lệ  không được cứu xét và tiền lệ phí cũng không được bồi hoàn, (trong đơn nhập tịch có ghi sẵn câu  "Không bồi hoàn" (Non-refundable) vì bất cứ lý do gì).
- Nói tóm lại. những ai đủ điều kiện thi quốc tịch bằng tiếng Việt,  phải chờ đợi đủ 15 hay 20 năm, hãy nạp đơn, bằng không "Tiền mất Tật mang", lại phải (buồn 5 phút) móc hầu bao ra để đóng lệ phí và nạp đơn lần thứ hai Câu hỏi trên đây, cho biết có nhiều người không hiểu rõ 2 trường hợp ngoại lệ này, nên đã có một số người bị mất tiền lệ phí,và  đơn bị trả lại.. (Hao Tiền, tốn Thời gian một cách oan uổng).
 Phần giải đáp thắc mắc được ông SAN sốt sắng đáp ứng, nở nụ cười tươi,luôn luôn có trên môi (không bao giờ stop), đối đáp ngon lành, thật là vui vẻ đôi đàng, thỏa mãn, thoải mái đả thông Luật pháp Hoa Kỳ.- Tiếp theo ông Nguyễn mạnh San ra mắt cuốn Tuyển tập về"LUẬT PHÁP HOA KỲ". Thực dụng tại Hoa Kỳ, Gồm có nhiều chuyện, tình tiết éole,cảm súc lệ nhòe, bị tù oan uổng, chuyện thực, 100%,  dầy 600 trang, biết bao đề tài, Nhập tịch Di cư, Di trú,  Sách in rất đẹp, không bán.. tặng free   - Đặc biệt  KÍNH BIẾU quý vị tham dự Hội thảo mỗi người một cuốn để làm kỷ niệm.
Bế mạc buổi HỘI THẢO,trong không khí phấn khởi, hân hoan, những tràng pháo tay Nhịp nhàng nổ ran, tưng bừng hoa lá, đón mừng Buổi HỘI THẢO thành công tuyệt hảo.  Tham dự hội thảo, quý vị đồng hương tay bắt mặt mừng, thành tâm cảm tạ Luật gia NGUYỄN MẠNH SAN, cảm tạ Hội THÂN HỮU VIỆT MỸ đã có thiện ý trợ giúp cho cộng đồng người Việt có dịp lãnh hội sự hiểu biết về  LUẬT PHÁP HOA KỲ. Mọi người vui vẻ chào nhau"Bye,..bye"hẹn ngày tái ngộ, mỉm cười thích thú,tay trong tay Tuyển Tập (NMS) và gói "To go" tặng phẩm (hội THVM).
Nguyễn đức Linh

Thỏa hiệp Hoa Lục-Việt Nam

Thỏa Hiệp Hoa Lục-Việt Nam

TQ-VN: Sẽ Kết Thân Hộp Tác Chiến Lược; VN hứa với Hoa Lục sẽ đàn áp biểu tình, xiết báo chí.
Trong khi Thứ Trưởng VN sang Hoa Lục họp, 1 Tướng Tàu dọa cho VN một bài học lớn...

HANOI/BEIJING
  -- Hai chính phủ Hoa Lục và VN đã có vẻ như sắp đạt một thỏa hiệp mới về biển và đảo, và cam kết “ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Lục phát triển” theo các thông tin hôm Chủ Nhật 26-6-2011.
Cũng hôm chủ nhật, một cuộc biểu tình đã diễn ra tại Hà Nội, để phản đối Hoa Lục dùng vũ lực uy hiếp và lấn chiếm lãnh hải VN.
Đặc biệt, một tuyên cáo đã ký tên bởi nhiều tướng, nhân sĩ, trí thức quốc nội để đòi quyền biểu tình chống Hoa Lục.
Và đặc biệt, lần đầu tiên VN cho một tàu chiến Ấn Độ vào sử dụng ở một cảng Nha Trang, và Hải Quân Ấn-Việt sẽ hợp tác với nhau chặt chẽ về phương diện chiến lược.
Bản tin VOA hôm chủ nhật viết rằng Hoa Lục và Việt Nam hôm chủ nhật cam kết giải quyết tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông qua đường lối đối  thoại ôn hòa.
Truyền thông Hoa Lục loan tin Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc, và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hồ Xuân Sơn, đã gặp nhau tại Bắc Kinh ngày 25/6 và đồng ý giải quyết tranh chấp bằng các cuộc đàm phán và các cuộc tham vấn ôn hòa, hữu nghị.
Tuy nhiên, chi tiết về các kế hoạch cụ thể như thế nào và thời điểm tiến hành ra sao chưa được tiết lộ.
Hôm nay, 26/6, khoảng 100 người đã xuống đường tuần hành tại thủ đô Hà Nội trong cuộc biểu tình lần thứ 4 liên tiếp được tổ chức vào cuối tuần để phản đối Hoa Lục làm tranh chấp leo thang.
Tuy nhiên, cuộc tuần hành dự kiến diễn ra cùng ngày ở miền Nam để hưởng ứng lời kêu gọi lan truyền trên mạng internet bất thành. Một bạn trẻ đã ra trung tâm Sài Gòn sáng nay để sẵn sàng tham gia cuộc biểu tình cho biết:
“Khu vực lãnh sự quán Hoa Lục, lực lượng an ninh đông đảo. Họ bố trí thêm an ninh ở khu vực Nhà hát Thành phố, chợ Bến Thành, và ngay cả ở công viên Tao Đàn họ cũng đưa lực lượng xung kích xuống nữa. Dự định biểu tình thông qua lời kêu gọi trên mạng chứ không có thành phần tổ chức cụ thể, cho nên mọi người cũng chỉ chờ nhau, chờ có người đứng lên khơi mào, nhưng lần này không ai khơi mào. Cũng như tuần trước, tất cả quán cà phê ở khu vực Diamond Plaza và Hồ Con Rùa đều bị đóng cửa. Cho nên mọi người khó tập trung ở những chỗ đó. Cụ thể như quán cà phê Highland, nơi các vị nhân sĩ trí thức hay tập trung nhưng bây giờ cũng không có chỗ để tập trung.”
Trong khi đó, đám đông tuần hành ở Hà Nội đã thu hút sự tham gia của nhiều người khi đi qua các đường phố của thủ đô. Họ hô to các khẩu hiệu và hát những bài ca yêu nước. Lực lượng an ninh, đông hơn người biểu tình, đã để cho cuộc tuần hành ôn hòa diễn ra.
Đặc biệt, bản “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Hoa Lục” do thông tấn TTXVN phổ biến toàn văn như sau:
“Ngày 25/6 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Hoa Lục Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Hoa Lục về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.
Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Hoa Lục về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Lục Trương Chí Quân.
Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.
Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Lục phát triển theo đúng phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết "Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Hoa Lục"; thúc đẩy việc thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.”(hết trích)
Một nhà quan sát hải ngoại  nhận xét qua bản văn trên:
- VN đã nhượng bộ, đã từ bỏ cách giải quyết đa phương để chọn họp song phương với Hoa Lục, và như thế đã đương nhiên ngưng đi tìm sự giúp đỡ của khối ASEAN và Hoa Kỳ.
- Cam kết ‘tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước” cho thấy VN sẽ tăng cường bắt dân VN học tập về  tình thân Hoa Lục-VN, sẽ đàn áp biểu tình gay gắt hơn, sẽ tăng kềm kẹp báo chí và giơi nhà văn...
- Chắc chắn rằng Hoa Lục sẽ không trả Hoàng Sa và các đảo Trường Sa về cho VN, nhưng không rõ VN sẽ nhượng bộ gì thêm hay không.
- Đặc biệt, VN im lặng về bản công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, và như thế sẽ là một viễn ảnh bất lợi cho VN.
Bản tin RFI hôm chủ nhật đặc biệt cho biết:
“Ấn Độ đã có những bước đầu tiên nhằm tiến tới xác lập «một sự hiện diện lâu dài» trên Biển Đông. Theo tờ nhật báo Deccan Chronicle của Ấn Độ hôm nay, 26/06/2011, trong chiều hướng tăng cường hợp tác giữa hải quân hai nước, Việt Nam đã cho phép các chiến hạm của Ấn Độ thả neo tại cảng Nha Trang trong thời gian diễn ra các chuyến thăm hữu nghị.
Trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ New Delhi, tờ Deccan Chronicle cho biết hải quân Ấn Độ có lẽ là hải quân nước ngoài duy nhất trong thời gian gần đây được đậu lại tại một cảng khác của Việt Nam ngoài Vịnh Hạ Long. Nguồn tin này nhận định : «Hành động nói trên của Việt Nam sẽ giúp Ấn Độ xác lập một sự hiện diện lâu dài trên Biển Đông, để New Delhi có thể đóng một vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á, một khu vực có tính chất chiến lược với những đường giao thương hàng hải quan trọng ».
Về phần mình, Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam về huấn luyện và đóng tàu. Tư lệnh quân chủng hải quân Việt Nam, phó đô đốc Nguyễn Văn Hiến, kể từ ngày mai, sẽ lần lượt viếng thăm New Delhi, Mumbai và Visakhapatnam, để tìm hiểu về tiềm lực của hải quân của Ấn Độ.”
Cũng cần ghi nhận rằng cùng trong ngày (25-6-2011) Thứ Trưởng VN Hồ Xuân Sơn họp với Đới Bỉnh Quốc, một Tướng Hoa Lục đã dọa cho Việt Nam “một bài học”.
Bản tin từ Vietnam viết:
“Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Hoa Lục ngày 25/6 dẫn lời Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính sách An ninh Quốc gia, Hội Nghiên cứu Khoa học Chính sách Hoa Lục, ngạo mạn tuyên bố rằng Hoa Lục từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng Thông tấn Bình luận Hoa Lục, Tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích."
Viên tướng này nói: "Hoa Lục từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.”
Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao

TC Và Chiến Tranh Tin Học

TC Và Chiến Tranh Tin Học
Vi Anh
Ngày 01/06/2011 hàng trăm hộp thư điện tử Gmail của các viên chức chính phủ,sĩ quan cao cấp, nhà báo Mỹ, các giới ly khai Hoa Lục và lãnh đạo các nước châu Á đã bị tin tặc tấn công. Cuộc tổng tấn công xuất phát từ thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, phía đông Hoa Lục. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Dave Lapan khẳng định lập trường của Toà Bạch Ốc: “việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học”.
Thử tưởng tượng như đang xem phim khoa học viễn tưởng. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt tất cả. Điện, nước, điện thoại bị cúp tất cả. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực vì hầu hết những hệ thống liên quan đến sinh mạng quốc gia và dân tộc Mỹ trong thời đại này đều dùng computers để điều hành và điều khiển. Địch có thể dùng tin tặc làm liệt hệ thống computers hay ra lịnh cho các máy computers điều khiển ngưng hoạt động hay hoạt động bậy bạ gây ra thảm hoạ.
Nước mà Mỹ nghi ngại nhứt trong chiến tranh tin học là Hoa Lục. Hầu hết những len lỏi, phá hoại, gián điệp đánh cắp tài liệu của Mỹ và các nước Tây Phương xuất phát từ Hoa Lục. Báo chí Tây Phương từ hai bờ Đại Tây Dương và Úc nói rất nhiều lần. Nhiều báo cáo của cơ quan an ninh, cơ quan chuyên môn đã trình lên Quốc hội, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ. Điều mà Mỹ sợ tổn thương nhứt là hệ thống computers điều hành việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện của Mỹ. Mỹ mà mất điện một vài ngày là đại loạn.
Tháng 2 năm 2009, Mỹ lên án tin tặc Hoa Lục xâm nhập hệ thống tin học của ngành điện của Mỹ. Mỹ cũng tố cáo tin tặc của Hoa Lục đã ăn cắp bản vẽ máy bay quân sự F35 sắp làm của Mỹ.
Không một nước nào có thể tránh được một cuộc tấn công loại này. Một cuộc tấn công làm nền kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật của  một nước có thể sụp đổ mà lực lượng thù địch không cần bắn một tiếng súng, bỏ một trái bom. Vì vậy Mỹ, Pháp, Anh, Trung Cộng đã âm thầm đầu tư hàng tỷ bạc để đề phòng và bảo vệ cơ cấu Internet của mình trước các cuộc tấn công của tin tặc.
Và bây giờ càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa.  Mà tin tặc bây giờ  trở thành chiến tranh tin học. Nhiều  nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián điệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Một chút lịch sử về chiến tranh tin học. Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Một cựu KGB, năm 2007 yễm trợ cho một nhóm chuyên viên trẻ gọi là "Nachi" tấn công nước Estonia. Vì Estonia  từng là thành viên của Liên xô cũ đã hạ bệ một tượng của Hồng Quân. Nhóm tin tặc này của Nga làm kẹt cứng những  hệ thống computers của ngân hàng, của chánh quyền Estonia và lan sang những hệ thống computers  của các nước khác có kết nối với Estonia.  Đây là lần đầu tiên thế giới biết sự lợi hại của chiến tranh tin học, có tính liên quốc gia như chiến tranh thế giới. Nó tai hại như chiến tranh khủng bố và chiến tranh nguyên tử.
Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến tin học chống Iran. Tháng 7 năm 2010, vi khuẩn  Stuxnet vô cùng lợi hại và nguy hiểm xâm nhập, lây nhiểm 60% những mày computers của Iran. Nhà cầm quyền Iran phát giác và cáo giác trước công luận thế giới.  Không ai thú nhận đã làm. Nhưng người ta nghi Tây Phương nhưt là Mỹ và Do thái đã làm. Trận tấn công này làm Iran phải mất hai năm chậm trễ trong chương trình làm vũ khí nguyên tử.
Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các đơn vị chiến tranh tin học. Mỹ  giao  cho NSA, cơ quan phối họp tất cả cơ quan tình báo và quân báo của Mỹ, một kinh phí là 30 tỷ Đô la để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm.
Không phải chỉ Mỹ sợ bị tin tặc, Hoa Lục còn sợ hơn nữa. Hoa Lục sợ người dân Hoa Lục và Tây Phương dùng Internet để đánh phá chế độ Hoa Lục. Như người dân Trung Đông và Bắc Phí dùng Internet để kết nối, vận động, huy động thành phong trào cách mạng quốc gia lật đổ độc tài.
Hoa Lục dùng đủ mọi cách để dân chúng Hoa Lục không làm được  cuộc cách mạng Hoa lài như ở Tunisia kể cả việc trấn áp các nhà báo ngoại quốc..
Nhưng trong thời kinh tế toàn cầu, Hoa Lục  không thể hoàn toàn, tuyệt đối cấm sử dụng Internet được. Hoa Lục cần Internet hơn Mỹ. Cần trong việc giao dịch kinh tế. Cần trong việc làm liệt bại đối phương, gián điệp, ăn cắp hay phá tài liệu của đối phương.
Hoa Lục chỉ bỏ ra một số tiển nhỏ làm ra virus vừa xâm nhập lấy những bí mật mà Mỹ phải tốn hàng tỷ để nghiên cứu tìm ra, khiến Mỹ tốn rất nhiều tiền để ngăn chận hay để làm sạch các hệ thống computers bị nhiễm.
Mỹ khai chiến với tin tặc, mở cuộc chiến tranh tin học chống tin tặc trong lúc này là Mỹ ở thế thượng phong. Mỹ biểu dương thế lực của mình trong thời đại tin học, mà Mỹ đã nắm được vũ khí mới này. 
Hoa Lục có cả đạo quân tin học thực nhưng còn lâu khả năng tin học mới so với Mỹ được. Dù sao Mỹ vẫn là quê hương của Internet, cái nôi của khoa học computers.
Theo báo Wall Street Journal, Mỹ đã sẵn sàng và đang xem xét lại học thuyết chiến tranh của mình, kết án những cuộc tấn công tin học là hành vi chiến tranh. Mỹ có thể  dùng mọi biện pháp khả dĩ, trong đó có biện pháp quân sự. Tuyên bố này của Mỹ đưa thế giới vào thời đại chiến tranh tin học.
 Mỹ không bàn với NATO hay Liên Hiệp Quốc, mà tuyên chiến một cách đơn phương. Khác với chiến tranh chống khủng bố Mỹ thuyết phục và liên kết với đồng minh. Còn chiến tranh tin học, Mỹ  tuyên chiến một mình vì Mỹ thừa sức, Mỹ làm chủ được không gian tin học và xa lộ thông tin Internet.
Mỹ làm một mình vì quốc tế và cộng đồng các nước chưa có một qui định nào về Internet. Chỉ có một bản văn liên quan đến Internet. Đó là Công ước hồi tháng 11 năm 2001 do Hội Đồng Liên Âu chủ trương để chống nạn ấu dâm trên Internet.
Còn Liên Hiệp Quốc năm 2003 mở cuộc họp thượng đĩnh các công ty tin học họp ở Geneve và năm 2005 ở Tunis mà không thành công. Thái độ và hành động các nước rất mâu thuẩn trong việc chống tin tặc. Một mặt các nước Tây Phương báo động có chó sói nhưng khi chó sói chạy qua thì tất cả nhắm mắt lại. Nên cho đến bây giờ không có sự đồng thuận của các siêu cường tin học về vấn đề chống tin tặc.
Vì không phải tin tặc chống lại nước thù địch mà tin tặc vẫn chống lại các đối thủ và có khi đồng minh nữa.  Nên các siêu cường kẹt chưa đi đến việc cộng tác chống tin tặc một cách thực tâm và thực sự.
Và chính Mỹ đã cảnh tỉnh thế giới phải đoàn kết lại để diệt kẻ thù chung. Anh, Pháp, Đức đã có chương trình và cơ quan chống tin tặc, nhưng mỗi nước ở một góc, làm riêng việc của mình.
Mỹ đã tuyên chiến với tin tặc và tung ra cuộc chiến tranh tin học, Dù Mỹ không chỉ mặt đặt tên nhưng Mỹ ám chỉ vua tin tặc hay tin tặc nhà nước là Hoa Lục./. ( Vi Anh)
Nguồn: 
 

Trường Thiếu Sinh Quân QLVNCH
 


Trận Chiến Ðấu Bi Hùng của Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu Tháng 4 1975

Truong Thieu Sinh Quan

  

Tại ngôi Trường Mẹ T.S.Q. Vũng Tàu, tôi đã được nuôi dưỡng, giáo dục suốt 7 năm trường từ khi tôi là một chú bé 11 tuổi rưỡi đến khi tôi được 18 tuổi rưỡi.
Một lớp của liên lớp 11 niên khóa 1973-1974 chụp trước dãy phòng học tại khu văn hóa của Trường Mẹ. Cậu bé Trần Quốc Toản là Thánh Tổ của tập thể TSQ Vũng Tàu. Hầu hết, các em TSQ đều sống nội trú trong trường ít nhất là 4 năm để trau dồi văn hóa, chính trị, quân sự, võ thuật, âm nhạc, và thể thao. Tạm biệt, vĩnh biệt các bạn học của tôi, của tháng năm vui buồn thời ấu thơ.
Đội Quốc Quân Kỳ của trường T.S.Q. đang tiến vào vũ đình trường trong ngày khai giảng niên học mới. Trong những ngày lễ trọng đại, tất cả T.S.Q. đều được mặc quân phục đại lễ.
Các chú lính tý hon Thiếu Sinh Quân VNCH trong bộ đại lễ đang diễn binh tại Thủ Đô Sài Gòn trong ngày Quân Lực 19/06 hàng năm. Bé tý mà đi cơ bản thao diễn cũng oai nghiêm, chững trạc lắm, TSQ à. 1,2,3,4; 1,2,3,4...
T.S.Q. diễn binh trong khuôn viên trường vào mỗi sáng thứ Hai hằng tuần sau buổi lễ chào quốc kỳ V.N.C.H..
Các chú lính tý hon đang tập tành sống đời sương gió, mưu sinh thoát hiểm, đời quân ngũ.
Trong bộ quân phục đại lễ, các chú lính tí hon Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và xe hoa của đơn vị đang diễn hành ngoài đường phố của Thị Xã V.T. nhân ngày lễ Phật Đản. " Tự thắng để chỉ huy " là châm ngôn của các chú lính TSQ/VNCH. I'm proud to be one of TSQ cadets before 30/04/1975 .
T.S.Q. biểu diễn võ Thái Cực Đạo trong ngày khai giảng niên học mới, ngày tiếp nhận tân T.S.Q, và lễ ra trường của khóa đàn anh T.S.Q..
Bên cạnh võ Thái Cực Đạo, T.S.Q. cũng được rèn tập võ Nhu Đạo.
Đội túc cầu của trường T.S.Q. Vũng Tàu.
Khu vực phạn xá của trường T.S.Q.. Nơi đây có đầy đủ bếp lò, phòng chứa lương thực, vài dãy phòng ăn dành cho T.S.Q. trong các buổi ăn trưa, buổi ăn chìều.
Bộ quân phục tác chiến màu olive được các T.S.Q. sử dụng trong những buổi học quân sự, chính trị vào ngày thứ năm mỗi tuần lễ.
Thiếu Sinh Quân ( Junior Military cadets ) VNCH diễn binh trong Ngày Quốc Khánh 1-11-1966 tại Thủ Đô Sài Gòn.
Phái đoàn T.S.Q. Vũng Tàu tham quan trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam tại Đà Lạt vào năm 1968.
T.S.Q. tại trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1968. Đã có rất nhiều T.S.Q. rời Trường Mẹ và thụ huấn tại trường V.B.Q.G. Đà Lạt. Binh nghiệp trọn đời là truyền thống của tập thể T.S.Q./V.N .C.H..
Một phù hiệu khác của tập thể T.S.Q. / V.N.C.H..
Bên trái: Dãy lầu Khu Văn Hóa, bên phải: Phòng ngũ Tiểu Đòan I và II TSQ
************



Dãy lầu phòng ngũ Tiểu Đoàn I và II TSQ




Thiếu sinh quân QLVNCH

++++++++++++++
Từ bên kia bờ sông Bến Hải, vết xích chiến xa T-54 và các sư đoàn Bắc Việt đã xoá nát văn kiện Hiệp Ðịnh Ba Lê 1973 tiến dần về Nam. Như là một định mệnh oan nghiệt, cả nước bị ém chặt và bức tử theo ván bài chiến lược quốc tế được quyết định từ ngoài cương thổ Việt Nam. Hoa Kỳ làm ngơ, thế giới cúi mặt trong lúc lãnh thổ miền Nam lần lượt lọt vào tay quân đội chính quy Bắc Việt. Quảng Trị mất, kế đến là Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cao Nguyên, Nha Trang, Phan Thiết… Và rồi đầu tháng Tư 1975, mặc dầu bị Sư Đoàn 18 Bộ Binh của tướng Lê Minh Đảo cầm chân quyết liệt tại Long Khánh suốt 12 ngày đêm, Bắc quân lại tiếp tục tràn về ven biên ngoại ô Sài Gòn.
Quân ta cứ rút, cứ rút. Vũng Tàu, những ngày cuối tháng tư năm 1975, một trong những phần thân thể còn lại của Tổ Quốc, cũng đang lên cơn sốt hốt hoảng và náo động. Dòng người di tản, cả lính lẫn dân, đổ về Vũng Tàu từ cả hai mặt, đường bộ cũng như đường biển. Vũng Tàu chênh vênh bên bờ nước, tuyệt vọng, cùng đường. Ngày 26 tháng 4, quân đội miền Bắc tấn chiếm Biên Hoà, Bà Rịa, sau đó, cầu Cỏ May nối liền Bà Rịa và Vũng Tàu bị giật sập. Vũng Tàu co ro trong thế cô lập, chờ chết.
Trường Thiếu Sinh Quân, mặc dù toạ lạc ngay cửa ngõ của thị trấn, nhưng bị ngăn cách bởi những vách tường đá kiên cố bao quanh, những giao động âu lo, tuyệt vọng từ một Vũng Tàu hỗn loạn đã không lọt được vào trường. Các Thiếu Sinh Quân vẫn sinh hoạt đều đặn như mọi ngày. Thiếu Sinh Quân liên lớp 12 (lớp người viết), đang trong thời gian học thi tốt nghiệp, vẫn cắm cúi miệt mài với bài vở. Trong thời gian này, phần lớn các Thiếu Sinh Quân lớp nhỏ cư ngụ ở các vùng Sài Gòn, các tỉnh vùng 3 và vùng 4 đã được nhà trường cho về với gia đình. Các Thiếu Sinh Quân ở vùng 1 và vùng 2 phải ở lại trường do tình hình chiến sự rối ren hay đã mất vào tay Bắc quân. Không khí nhà trường vì thế càng tăng vẻ yên tĩnh, nặng nề. Cái nặng nề và yên tĩnh đó trở nên ngột ngạt và căng thẳng dần khi chúng tôi nhận ra những nét lo âu, bức xúc trên gương mặt của các cán bộ, nhân viên cơ hữu của trường.
Ngày 28 tháng 4, chúng tôi được lệnh tập họp sau bữa ăn chiều. Trung Tá Ngô Văn Dzoanh, Chỉ huy trưởng, thông báo tình hình khẩn cấp, ban hành lệnh giới nghiêm và tuyên bố:
- Các em không có gì phải rối loạn, lo âu. Nhà trường đã có kế hoạch di tản!
Mặc dù còn trẻ, nhưng chúng tôi đã cảm thức cái nguy cơ, cái bất thường, tuyệt vọng của tình hình đất nước trong những ngày qua, nên dù đã được chỉ huy trưởng trấn an, chúng tôi cũng đã phải trải qua một đêm mất ngủ. Tổ quốc, tương lai, gia đình, bè bạn và ngôi trường thân yêu này ngày mai sẽ ra sao? Chúng tôi trằn trọc đến sáng, khi mặt trời lên, trên gương mặt của đám Thiếu Sinh Quân chúng tôi, ai cũng hiện lên những nét lo âu, sợ sệt của đám gà con đang bối rối chui rúc dưới lông cánh gà mẹ trong lúc diều hâu đang lờ lững lượn trên vòm trời .
Khung trời rộng dường như nhỏ dần lại trên khoảng không gian trường Thiếu Sinh Quân sáng ngày 29 tháng Tư, cùng lúc những lo âu của anh em lại trương lớn dần và căng thẳng thêm. Bỗng chợt âm thanh của đạn trọng pháo từ đâu xé gió rít qua không gian… và Ầm! Ầm! Tiếng nổ ù tai của những viên đạn rớt vào chân núi đài viba ngay đằng sau lưng trường.
Đại Úy Lê Viết Đắc, cán bộ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn Hùng Vương, liên lớp 12, rút súng ra khỏi vỏ, chạy ngược xuôi ra lệnh cho các Thiếu Sinh Quân nằm sát xuống đất để tránh miểng đạn. Trong bối cảnh của tiếng những mảnh đất đá rơi xào xạc trộn lẫn âm thanh vang dội của đạn trọng pháo, ông như một con gà mẹ đang dáo dác bảo vệ đàn con. Không biết mục tiêu của những viên trọng pháo đó là ai, là trường Thiếu Sinh Quân hay là đơn vị đồn trú tại đài viba gần trường, nhưng âm thanh của tiếng đạn nổ và cảnh núp đạn lần đầu tiên kể từ ngày vào trường đã gieo cho những đầu óc còn non nớt chỉ biết ăn, học và chơi của chúng tôi cái cảm giác kỳ lạ, hoang mang, lo sợ về sự sống và sự chết.
Chúng tôi vẫn nằm yên. Địch pháo thêm vài đợt, đạn rơi bên ngoài trường, sau đó rồi im. Tình hình yên tĩnh trở lại.
Khoảng 11 giờ trưa, trong cái cảm giác hụt hẫng, hoang mang, toàn trường như bất động lắng nghe tiếng Đại Úy Hoàng, cán bộ liên đoàn trưởng, thông báo qua loa phóng thanh:
- Toàn trường chuẩn bị di tản! Các thiếu sinh quân cấp trưởng trang bị vũ khí và nhận nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ đoàn quân. Tập họp kiểm điểm quân số! Chuẩn bị lên đường khi có lệnh.
Thế là hết ! Cơn bão lịch sử sắp tràn qua ngôi trường thân yêu đầy những kỷ niệm của tuổi thơ. Lệnh ra được tuân theo răm rắp. Khoảng xế một giờ trưa, toàn thể Thiếu Sinh Quân bắt đầu di chuyển khỏi nhà trường cùng với tất cả cán bộ, nhân viên. Đoàn di tản bắt đầu rời trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Là Thiếu Sinh Quân tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn Hùng Vương, liên lớp 12, tôi đi hàng đầu cùng các em nhỏ. Đội ngũ Thiếu Sinh Quân lặng lẽ di chuyển dưới ánh nắng Vũng Tàu chói chang. Đa số anh em là những đứa trẻ mất cha, mất mẹ trong chiến tranh, ngôi trường Mẹ Thiếu Sinh Quân trở thành tổ ấm đầu đời và tương lai, nay phải đoạn lìa, phải ra đi, những trái tim non đã bước đi những bước bùi ngùi, vương vấn. Đi về đâu? Với ai?
Thông báo toàn trường sẽ được di tản bằng tàu không là câu trả lời trọn nghĩa cho những ý nghĩ mênh mang trong đầu những đứa trẻ chưa thành người lính. Đi được nửa đường thì đột nhiên chúng tôi bị một số binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến chặn lại. Trung tá Dzoanh đến tiếp chuyện với người chỉ huy toán lính. Chúng tôi không rõ nội dung cuộc nói chuyện, song thấy không khí và sắc mặt của cả hai bên đều lộ vẻ căng thẳng. Qua tiếng được, tiếng mất, chúng tôi đoán Thuỷ Quân Lục Chiến đã chiếm giữ bến cảng để họ di tản. Họ buộc chúng tôi phải quay trở lại trường. Cuối cùng, lệnh quay về trường được ban xuống.
Trên đường về, tâm hồn của tất cả mọi người đều trĩu nặng. Bắc quân càng lúc càng sát nách, đường thoát bị tắt nghẽn, sinh lộ càng lúc càng 
hẹp dần. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đều thấy cái cơ may được di tản thật là mong manh
Về đến trường, chúng tôi được tập trung ở sân banh. Chỉ huy trưởng thông báo là kế hoạch di tản được thay đổi. Theo kế hoạch này, chúng tôi sẽ được bốc tại trường bằng trực thăng để đưa ra Hạm Đôi 7 ở ngoài khơi Vũng Tàu. Thời gian như chậm lại trong giây phút chờ đợi nặng nề. Cả đám chúng tôi cùng bật dậy như những chiếc lò so khi thấy một chiếc trực thăng đáp xuống sân trường. Niềm hy vọng lại nhen nhúm bốc lên cùng đám bụi mù tung cao theo cánh quạt. Hành khách của chuyến không vận đầu tiên này gồm một cố vấn Mỹ mặc thường phục, Trung Sĩ 1 Ngộ, cán bộ trường, và 7 em Thiếu Sinh Quân thuộc Tiểu Ðoàn Quang Trung, là liên lớp nhỏ nhất của trường.
Chuyến bay cất cánh rời khỏi vận động trường. Chúng tôi thẫn thờ tìm chỗ ngồi chờ đợi. Thời gian ngóng đợi kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ mà chúng tôi có cảm tưởng như là một thế kỷ. Anh em nhìn lên bầu trời xanh chờ bóng dáng của chiếc trực thăng, chờ âm thanh của những cánh quạt. Chiếc trực thăng cứu tinh ngày càng biền biệt tăm hơi khi buổi chiều càng lúc càng ngả bóng dần trên sân trường. Nhìn lên cột cờ, lá cờ vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc vẫn còn tung bay. Nhìn xuống sân trường, đoạn trường, ngao ngán.
Khoảng 6 giờ chiều, chúng tôi sững sờ nhìn chiếc xe chở Trung tá Chỉ huy trưởng lăn bánh vội vàng rời khỏi cổng trường. Trái tim nghẹn đắng một nỗi uất ức kèm theo một nỗi chới với hoảng hốt của một đứa bé lạc mẹ giữa buổi chợ đông nghẹt những người. Loa phóng thanh một lần nữa xác định một thực tế phũ phàng:
- Kể từ giờ phút này, chúng tôi không còn trách nhiệm với các em nữa, các em hãy tự lo lấy bản thân!
Thế là quá rõ. Chúng tôi đã bị bỏ rơi. Ngôi trường này là nhà. Các cán bộ là người thân. Giờ đây chúng tôi biết phải làm gì, biết đi về đâu. Thế là như một bầy ong vỡ tổ, chúng tôi tung ra tản mát chạy khỏi trường. Chạy đi đâu? Chẳng biết ! Tại sao chạy? Chẳng hiểu! Thấy bạn bè chạy thì mình cũng chạy. Thế thôi!
Tôi và Nguyễn Lương Thịnh, biệt hiệu Thịnh nhóc (hiện ở tại Việt Nam), cùng chạy chung. Tay cầm súng, tay gạt các nhánh sậy che phủ con đường mòn sau núi, chúng tôi chạy hộc tốc như bị cọp đuổi sau lưng. Chúng tôi ra tới Bãi Trước và nhận ra tình trạng náo loạn ngoài đường phố, tiếng đạn nổ tứ tung, dân chúng ai cũng đóng chặt cửa, trốn trong nhà. Thật không khác một đám loạn kiêu binh
Tôi thấy ở phía trước mặt, cách chỗ tôi đứng khoảng 200 thước, một Thiếu Sinh Quân cũng cầm súng như tôi bị một người lính, không biết là ta hay địch giả dạng, hành hung và giật lấy khẩu súng của em. Tôi không hiểu vì sao. Hoảng hốt tôi và Thịnh vội vàng vất súng và quay ngược chạy trở về trường. Trong phút giây này, có lẽ chỉ có trường tạm thời còn là tổ ấm dung thân. Mệt và khô cổ đến đắng họng. Chẳng hiểu sao chúng tôi lại có thể chạy liên tục từ trường ra bãi trước và từ bãi trước trở về trường như vậy.
Về đến gần trường, tôi chợt nhớ ra gia đình người bạn cùng liên lớp là Tô Trích Long Vân. Cha của Vân là Thiếu Úy Tô Trích Mầu, một cán bộ của trường. Gia đình của Vần nằm trong khu gia binh gần trường. Thế là chúng tôi chạy đến gõ cửa xin tạm náu. Bố mẹ Vần dọn cơm cho chúng tôi ăn. Mẹ Vần nhìn Thịnh và tôi đang ngấu nghiến ngồi ăn với ánh mắt xót thương, trìu mến. Tôi không bao giờ quên được ánh mắt của bà. Có lẽ bà đang nghĩ tội nghiệp cho hai đứa chúng tôi.
Là những bạn học cùng lớp, Vần còn có gia đình ruột thịt ở bên cạnh, hai đứa chúng tôi thì tứ cố vô thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trong cơn biến loạn. Xong bữa cơm, nhìn ra ngoài trờI, đêm đen đã trùm kín không gian tự lúc nào. Căn nhà như thu mình trong nỗI lo âu. Mọi người cứ ngồi nhìn nhau chẳng ai nói một lời.
Trong lúc mọi người đang chìm đắm trong những suy tư riêng, tôi bỗng nghe tiếng loa phóng thanh từ trong trường vọng lại:
- Các anh Thiếu Sinh Quân lớp lớn xin trở về trường! Chúng em cần các anh lắm.
Tiếng gọi của em nhỏ Thiếu Sinh Quân vang vọng trong màn đêm, thúc bách não nuột như tiếng kêu chim chíp của gà con mất mẹ, làm cho tôi vô cùng xốn xang, bức xúc. Các em chẳng có nơi nào dung thân, chỉ còn biết trông cậy vào các anh lớn đùm bọc. Là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn lớp lớn nhất, tôi nhận ra trách nhiệm của mình. Tôi không thể ngồi yên khi nghĩ đến bạn bè và đàn em đang ở trong trường. Có thể lúc này Bắc quân đã có mặt đâu đó gần Vũng Tàu hay quanh trường, nhưng tiếng gọi loa đã khiến tôi phải đứng lên và cương quyết trở lại trường với các em. Bố Mẹ Vần lo lắng khuyên chúng tôi đổi ý. Tôi cám ơn Bố Mẹ Vần và nói trước khi cùng Thịnh phóng vào đêm tối:
- Tụi con không thể bỏ các em được!
Về đến trường, các bạn cùng liên lớp với tôi như Lâm A Sáng, Phạm Ngọc Trình, Nguyễn Văn Minh cũng đã có mặt. Tôi nhận thấy các bạn đã phá cửa kho vũ khí của trường và đang hì hục khuân vác súng đạn ra các ổ canh gác. Một toán các Thiếu Sinh Quan khác thì đang xả thịt một con bò, lui cui nấu cơm và luộc thịt. Thế là tôi vớ lấy một cái nón sắt, chụp một khẩu carbine cùng với Thịnh, cũng trang bị y hệt, lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Hai đứa chúng tôi tự xem trách nhiệm tổ chức canh gác như nhiệm vụ được anh em giao phó.
Nhìn lên bầu trời đen thẳm với nỗi cô đơn chợt đến, chợt đi, tôi suy nghĩ lan man với một bài toán không đáp số. Vì trách nhiệm của anh lớn bảo bọc đàn em, chúng tôi sẵn sàng cho một cuộc chiến. Cuộc chiến này sẽ đi về đâu ? Chúng tôi không biết. Tương quan lực lượng nghiêng lệch ra sao? Chúng tôi chẳng cần bàn. Không ai trong chúng tôi tin là mình sẽ chiến thắng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ chiến đấu, ít nhất chúng tôi cũng phải đánh trả đích đáng những ai muốn chiếm lấy ngôi trường này, nơi dung thân cuối cùng của chúng tôi.
Tôi và Thịnh vác súng đi một vòng toàn trường. Thăm các chốt và các chòi canh. Các chốt canh gác các hướng xâm nhập chủ yếu đều được trang bị vũ khí cộng đồng với xạ thủ, phụ tá xạ thủ và nhân viên tiếp đạn. Nhìn những Thiếu Sinh Quân đàn em chững chạc, tự tin bên những ổ súng, thành thạo nạp những băng đạn vào súng, sẵn sàng khai hoả, tôi bỗng thấy các em chợt lớn lên như những anh hùng Phù Đổng. Tôi đặt mật khẩu dặn các chốt canh phải học thuộc, nếu thấy bóng người thì lên tiếng hỏi. Trả lời không đúng mật khẩu là “quạng” liền lập tức. Toàn trường đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào.
Sau khi dạo vài lần, nhận thấy các chốt canh đã được chuẩn bị đạn dược chu đáo, mật khẩu thông thuộc, tất cả mọi người đều được phân phát khẩu phần đầy đủ. ( Nhìn càng bạn “chén” bữa cơm nửa khê, nửa sống một cách ngon lành, tôi có cảm giác bữa cơm hôm nay có lẽ là bữa cơm ngon nhất kể từ ngày nhập trường của các bạn.)
Tôi và Thịnh quay lên phòng làm việc của chỉ huy trưởng nghỉ dưỡng sức. Lúc này Thịnh quá mệt, chẳng còn tha thiết gì nữa. Cậu ta chui ngay vào một góc và chỉ vài phút sau là đã bắt đầu “kéo đờn cò.” Ngoài trời đêm đen thật thanh vắng, tôi ra ngoài đứng trên ban công nhìn qua trại gia binh bên cạnh, tự hỏi không biết gia đình Vần đang làm gì và nghĩ đến ánh mắt yêu thương của Mẹ Vân nhìn hai đứa tôi khi ăn cơm với linh cảm mình sẽ không bao giờ có lại được bữa cơm đó.
Nhìn qua lầu 2 phòng quân số, tất cả đều yên tĩnh. Tôi biết một số quá mệt, chắc cũng đã “hồn bướm mơ tiên,” tuy nhiên hẳn cũng đã phân công thay phiên nhau ngủ. Những con gà con rối loạn chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ nay đã trở thành những con mãnh hổ đang nằm phục sẵn. Không ai có thể ngờ được sức mạnh của những con mãnh hổ này lợi hại đến nhường nào.
Tôi quay lại phòng chỉ huy trưởng, và ngủ thiếp đi tự lúc nào không hay. Trong giấc mơ, tôi thấy mình đang ở nhà quây quần cùng với cha mẹ và anh em. Hai đứa em gái của tôi, bấy giờ mới được 7 và 8 tuổi, đòi tôi dẫn đi chợ. Hằng năm, mỗi lần được về phép thăm nhà, anh em chúng tôi, như đã thành thông lệ, thường được cha mẹ cho tiền. Hai cô em gái của tôi thì rất thích ăn yaourt. Ở chợ gần nhà có quán của bà Ba, yaourt của bà làm thật là ngon tuyệt. Thế là ba anh em chúng tôi lại đến vòi mẹ xin tiền rồi mỗi đứa một bên, tôi dắt hai em đi chợ. Đi gần đến chợ thì… một em Thiếu Sinh Quân lay tôi dậy. Tôi mở mắt thấy trời hừng sáng. Em nói
Anh Dũng ! Có lính đông lắm, đang đi về phía mình
Tôi bật dậy, nhảy ngay ra ban công nhìn về hướng đại lộ độc đạo dẫn vào cổng trường. Trời đang mưa lâm râm, còn mờ mờ tối, cảnh vật rất yên tĩnh. Tôi chẳng nhìn thấy gì và nghĩ cậu bé lay mình dậy chắc vì hoảng sợ nên tưởng tượng, trông gà hoá cuốc. Sắp sửa quay lưng trở về chỗ nằm thì tôi chợt nghe tiếng oang oang của Hạ Sĩ Hoành, các anh em đặt biệt hiệu vui là Hoành heo. Anh Hoành là hạ sĩ quan cán bộ hỏa đầu vụ. Tôi ngạc nhiên với sự hiện diện của Hạ Sĩ Hoành, chẳng biết Anh nhập cuộc từ bao giờ. Hạ sĩ Hoành bảo chúng tôi:
- Tụi bay ở đó đi! Chắc là lính mình đó ! Để tao ra coi thử!
Cùng đi với hạ sĩ Hoành là Nguyễn Văn Thành liên lớp 12 và một Thiếu Sinh Quân nữa tôi không biết tên. Đến lúc đó tôi mới phát hiện có môt nhóm người lố nhố ở tít đằng xa đang tiến dần về phía chúng tôi. Tôi đứng trên lầu căng mắt theo dõi và dặn anh em chuẩn bị sẵn sàng cho mọi bất trắc. Đột nhiên, tất cả chúng tôi đều nghe tiếng hạ sĩ Hoành la lớn:
- Việệt Cộộộng!
Tiếng hô vừa dứt thì lập tức tất cả hỏa lực đặt sẵn ở lầu 1 phòng quân số, phòng chỉ huy, các khu vực tháp canh nhất tề khai hoả yểm trợ cho đồng đội chạy trở vào trường. Bắc quân chắc không thể nào ngờ họ lại được đón tiếp một cách “nồng hậu” như vậy. Suốt khoảng thời gian gần 15 phút, hoả lực từ trong trường dập ra thật dữ dội. Bắc quân bị tấn công bất ngờ, chui rúc tìm chỗ tránh đạn, chỉ nghe rời rạc vài tiếng AK bắn trả. Có lẽ họ nghĩ trường Thiếu Sinh Quân đã di tản và bỏ trống. Những phút giây khai hoả dữ dội ở cổng trường đã làm cho tất cả lực lượng chiến đấu còn lại của trường tỉnh táo và sẵn sàng ở vị trí ứng phó 5/5.
Bên ngoài trường, hẳn là đồng bào đã choàng thức và ngạc nhiên, lo âu, nhìn về hướng trường Thiếu Sinh Quân. Một buổi sáng họ không bao giờ quên. Trong trường, anh em di chuyển nhộn nhịp hẳn lên. Tôi nhìn thấy Lâm A Sáng (hiện đang định cư tại Seatle, Washington ) và Phạm Ngọc Trình (đã chết ở Việt Nam) chạy lúp xúp sang ban quân số, đứa vác súng, đứa vác đạn. Đến ban quân số, tầng trên đã chật ních những xạ thủ, Sáng và Trình phải nằm thủ ở bậc cầu thang. Thoắt một cái khẩu trung liên Bar của Sáng và Trình đã sẵn sàng tham gia cuộc chiến. Súng vẫn còn nổ giòn giã thì Hoàng Văn Mạ đang thủ khẩu đại liên trên lầu gào lớn:
- Ê, tụi bay! Bắn cho chính xác và vừa thôi, coi chừng hết đạn nghe!
Tiếng gào của Mạ, như thể một mệnh lệnh, khiến cho tất cả các khẩu súng đều ngừng khạc lửa. Khói súng mịt mù. Mùi thuốc súng nồng nặc. Tai tôi lùng bùng vì tiếng đạn tưởng rách màng nhĩ. Xa xa ngoài cổng trường, các bóng Bắc quân biến đi đâu mất. Bên trong sân trường và các ổ chiến đấu thì hết sức tĩnh mịch, cái yên tĩnh rùng rợn của một hứa hẹn đổ máu thật dễ sợ mà lần đầu tiên trong đời tôi mới cảm thấy. Tôi đoán Bắc quân thế nào cũng sẽ tấn công để chiếm trường. Tôi cũng biết quyết tâm của những tay súng Thiếu Sinh Quân liều lĩnh. Chúng tôi lúc này như đã ở vào thế cận chân tường, chiến đấu trong tâm trạng “điếc không sợ súng” và ý nghĩ “không còn gì để mất!”
Bên ngoài, trời đã bắt đầu rạng sáng. Trấn tĩnh đội hình, Bắc quân bắt đầu tấn công chiếm trường. Họ cho một toán quân tiến qua khách sạn đối diện trường ở bên kia đường và chiếm giữ các vị trí trên các tầng lầu nhằm giảm lợi thế của chúng tôi khai hoả từ trên cao. Một mặt, họ đưa hỏa lực mạnh như súng cối, súng phóng lựu, B-40 để công phá chúng tôi từ mặt đất, vì với vị trí phòng thủ kiên cố, hoả lực nhẹ của họ không có tác dụng uy hiếp được chúng tôi.
Cuộc chạm súng đợt hai khởi diễn với quả đạn pháo của Bắc quân rớt vào giữa sân banh sau lưng chúng tôi. Lần đầu tiên bị pháo giữa sân trường, lẽ ra phải nằm xuống tránh miểng đạn, một số các em hoảng sợ chạy tán loạn tìm chỗ che lưng, cũng may là không ai bị trúng thương. Tiếp theo là một phát B-40 thổi tung cổng trường, một em Thiếu Sinh Quân, có lẽ thuộc liên lớp 9 hoặc 10, chạy ra kéo cửa đóng lại. Vừa đóng xong, em chạy qua nấp bên bức tường đá phía phòng chỉ huy. Tất cả sự việc xảy ra trong vòng không đầy một phút, em vừa kịp lách mình vào thành đá là một quả B-40 thứ hai nốI tiếp một lần nữa mở toang cổng trường. Giỡn mặt với tử thần như vậy cũng tạm đủ. Từ giờ phút đó chẳng ai “thèm” chạy ra đóng cửa nữa. Nhìn rõ mặt, đánh nhau mới “sướng!”
Mặc dầu có những lỗi lầm ngu ngơ của lần đầu tiên trong đời đối mặt với kẻ thù như vừa kể, cuộc chạm súng đợt hai đã diễn ra thật dữ dội. Đối phó với địch quân trên tầng lầu khách sạn, Phú Văn Đại cầm khẩu M-79 bắn trực xạ vào các ô cửa phòng khách sạn. Chẳng hiểu hắn luyện tập khi nào mà xử dụng vũ khí rất chuyên nghiệp. Bắc quân bị khốn đốn rất nhiều với anh chàng này. Đối phó với toán quân trên bình địa là các khẩu đại liên phối hợp với các khẩu trung liên, tiểu liên thay phiên bọc lót cho nhau. Những tràng đạn giòn tan đủ âm độ được tô điểm bởi những phát nổ cầm chừng của các khẩu garant nhịp nhàng ăn ý, lâu lâu lại có tiếng dậm đậm đà của cây phóng lựu M2. Tất cả các âm thanh quyện lại như một giàn nhạc giao hưởng điêu luyện và biến thành một lướI đạn chằng chịt phủ xuống đầu đốI phương.
Với quân số hơn một tiểu đoàn chính quy Bắc Việt, đối phương dồn hoả lực cố gắng tạo kẽ hở để vượt lên tiến đến gần chúng tôi. Nhưng với vị trí thuận lợi và những tay súng gan lì không hề nao núng trước làn đạn kẻ thù, các em nhỏ Thiếu Sinh Quân đã buộc Bắc quân phải bó tay, dậm chân tại chỗ suốt hơn một giờ chiến đấu.
Đến khoảng 7 giờ sáng, từ bên phòng chỉ huy trưởng, tôi chạy băng qua phòng quân số để theo dõi việc tiếp đạn cho các khẩu đại liên đặt tại đó. Qua hai cánh cổng mở toang, tôi thấy một bộ đội cộng sản đang đặt khẩu phóng lựu trên vai nhắm thẳng ngay tôi. Tôi bật ngay khẩu carbine trên tay hướng về hắn bóp cò. Cùng lúc, viên đạn từ nòng súng của hắn cũng xẹt ánh sáng xanh bay về phía tôi. Chệch qua mặt tôi khoảng hai gang tay, viên đạn trúng đài biểu tượng Nhân Trí Dũng phá tan một mảnh đá lớn.
Ngay lúc đó, tôi cảm thấy hoa mắt, chân và vai tê rần. Khuỵu xuống vớI chân phải bị trúng thương, tôi liếc nhìn xuống chiếc áo sơ mi đang mặc loang lổ đầy máu tươi. Một thoáng tích tắc ngạc nhiên không hiểu tại sao áo mình đầy những máu mà không cảm thấy một chút đau đớn gì thì tôi ngã ra ngất xỉu. Trong lúc đó Lâm A Sáng cũng bị một phát đạn vào chân. Lê Văn Tánh (còn ở tại Việt Nam) chạy lại băng bó cho Sáng, một lúc sau cũng lãnh một viên đạn vào đùi.
Thế là Phạm Ngọc Trình cõng Lâm A Sáng, Nguyễn Văn Minh cõng tôi chạy qua khu Văn hoá. Nghe kể lại, hai Thiếu Sinh Quân đã dùng tấm drape giường làm võng khiêng tôi đang mê man ra đến bệnh viện Vũng Tàu cách trường vài cây số.
Các anh em Thiếu Sinh Quân ở lại vẫn tiếp tục chiến đấu mãi cho đến gần 10 giờ sáng. Khi ấy đạn dược đã gần cạn, các bạn mới quyết định gọi loa điều đình ngừng bắn và treo cờ trắng đầu hàng. Một sự đầu hàng trong danh dự vì các em vẫn đường hoàng làm lễ hạ Quốc kỳ và thay vào đó bằng tấm drape trắng dong lên cho phép Bắc quân đặt chân vào ngưỡng cửa ngôi trường yêu dấu. Bắc quân hẳn phải bàng hoàng khi thấy những đối thủ kiêu hùng của họ chỉ là các em Thiếu Sinh Quân tuổi trung bình 15, 16 mà thôi. Họ uất ức, nhưng chắc hẳn cũng phải thán phục các tác giả của 6 xác bộ đội đang nằm phơi nắng ngoài cổng trường.
Theo lời thuật lại của Lâm A Sáng, thì trong hơn 100 Thiếu Sinh Quân tham gia trận đánh, đa số đã leo rào sau trường trốn thoát trước khi Bắc quân xông vào cổng trường, chỉ còn vài chục em nhỏ ở lại với các anh lớn bị thương không thể đào thoát. Tất cả bị bắt giữ đem nhốt qua trại gia binh Cô Giang bên cạnh trường. TrạI Gia Binh Cô Giang vốn là ngõ ngách quen thuộc của các Thiếu Sinh Quân. Kết quả là tất cả đã chui rào biến mất, khiêng luôn cả Lê Văn Tánh bị thương nặng ở đùi theo. Nhốt Thiếu Sinh Quân ở Trại Cô Giang chẳng khác nào thả hổ về rừng.
Trở lại phần tôi, tỉnh dậy trong bệnh viện Vũng Tàu thì trời đã tối. Chân và vai đau đớn vì miểng đạn, mặt thì sưng vù không há miệng được do vết thương ở bên má. Cho đến bây giờ, hơn 27 năm sau, ngồi viết đến đoạn này tôi vẫn không ngăn được niềm xúc động và tự hào cho tình yêu thương lẫn nhau hiếm có của những con người Thiếu Sinh Quân.
Bệnh viện đầy ngập những người bị thương. Nhân viên y tế không đủ để chăm sóc. Tôi bị bỏ nằm trên nền đất lạnh cả đêm chẳng có y tá nào ngó ngàng tới. Chỉ có một em Thiếu Sinh Quân lớp 9 mà mãi đến 27 năm sau, tình cờ do một duyên may tôi mới được biết tên, là Nguyễn Kim Hùng (hiện cư ngụ tại Oklahoma), đã ở lại chăm sóc cho tôi. Em thức suốt đêm cạy miệng đổ sữa cho tôi cầm sức và quanh quẩn bên tôi để giúp đỡ. Đến sáng hôm sau thì một đám bạn cùng lớp gồm Thịnh nhóc, Thành râu (hiện định cư tại Minnesota), Thiện huế và vài anh em nữa tôi không nhớ tên đến bệnh viện đón tôi đi. Các bạn rất vất vả thay phiên nhau cõng tôi đi mãi đến khi trời chập choạng tối thì chúng tôi mới về đến Bà Rịa. Nghỉ ở Bà Rịa một đêm, sáng hôm sau, chúng tôi lại dìu dắt nhau tìm phương tiện để trở về thành phố.
Lịch sử đã sang trang. Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Trường Thiếu Sinh Quân ngày nay đã trở thành trụ sở của một công ty dầu khí ở Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong lòng những người dân xứ biển, hình ảnh hào hùng của các Thiếu Sinh Quân trong trận đánh giữ trường lịch sử mãi mãi sẽ không bao giờ phai nhạt. Tổ quốc sẽ ghi danh trong quân sử những người con Thiếu Sinh Quân vũ dũng kiêu hùng đã viết nên thiên anh hùng ca bất khuất cho quân đội.
HẾT
CTSQ Nguyễn Anh Dũng và CTSQ Lâm A Sáng
Colorado, ngày 24 tháng 10 năm 2002
(Edited by Bắc Phong Sài Gòn/ K23 Thủ đức)