Wednesday, February 29, 2012

Nga sắp giao tàu tuần tra cho Việt Nam

Nga sắp giao tàu tuần tra cho Việt Nam

Hồng Nga
Vladivostok, Liên bang Nga
Cập nhật: 12:17 GMT - thứ ba, 28 tháng 2, 2012
Hai tàu tuần tra neo đậu tại Vladivostok ( ảnh chụp tháng 11/2011)
Các tàu Svetlyak được trang bị pháo sẽ tăng cường khả năng tuần tra và phòng thủ biển
Một số nguồn khả tín cho BBC hay hai tàu tuần tra cao tốc lớp Projekt 10412 Svetlyak sẽ được chuyển tới Việt Nam cuối mùa xuân năm nay.
Hiện hai tàu này đã qua chạy thử tại nhà máy đóng tàu Vostochnaya Verf ở thành phố Vladivostok và sẽ được bàn giao trong nay mai.
BBC cũng có trong tay các bức hình độc quyền chụp hai chiếc tàu đóng cho Việt Nam vào hồi tháng 11/2011 khi chúng gần hoàn tất. Được biết các tàu này mang số hiệu của nhà máy là 420 và 421.
Thời điểm chuyển tới Việt Nam được nói là cuối mùa xuân, có thể vào tháng Năm.
Hai tàu này giống hệt hai chiếc trước đã được nhà máy đóng tàu Almaz ở thành phố Saint Petersburg ký kết bàn giao cho Việt Nam vào tháng 10/2011.
Năm 2002, Nga đã chuyển cho Việt Nam hai chiếc tàu tuần tra lớp Svetlyak khác, phiên bản Projekt 10410, mà Việt Nam đặt số hiệu là HQ-261 và HQ-263.
Như vậy sau khi nhận hai chiếc Projekt 10412 trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có trong tay tổng cộng sáu chiếc tàu tuần tra biên phòng cao tốc lớp Svetlyak.
Các tàu tuần tra, bên cạnh các hệ thống hỏa tiễn phòng thủ giao hàng từ năm ngoái, được cho sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và phòng thủ biển của Việt Nam.
Các tàu sản xuất tại hai nhà máy Almaz và Vostochnaya Verf được thực hiện theo hợp đồng ký từ nhiều năm trước thông qua tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

Tăng cường pháo lực

Chiến hạm Svetlyak Projekt 10412 được đóng dựa trên cơ sở tàu tuần tra biên phòng Projekt 10410 do Viện TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô (KGB) vào cuối thập niên 1980.
Các tàu này không có thiết bị chống tàu ngầm, nhưng được trang bị các ụ pháo АК-176M, 8 tên lửa chống hạm và 16 tên lửa phòng không.
Tàu có trọng tải 364 tấn, hoạt động với hệ thống thủy lực gồm ba động cơ diesel tự động, tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ.
Hai tàu tuần tra neo đậu tại Vladivostok ( ảnh chụp tháng 11/2011)
Hiện Việt Nam đã có bốn tàu tuần tra Svetlyak
Giới chuyên gia cho rằng mỗi chiếc thuộc lớp Projekt 10412 có trị giá khoảng 50 triệu đôla.
Hải quân Việt Nam tới nay sở hữu 2 tàu hộ tống Gepard 3.9, 2 tàu tuần tiễu loại nhẹ BPS – 500, 5 chiếc lớp Petya-III, 4 tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I và tàu chiến siêu tốc Molnya có trang bị tên lửa siêu âm chống hạm và tên lửa phòng không tầm ngắn.
Quân đội Việt Nam cũng đã đặt sáu tàu ngầm hạng Kilo từ Nga, đồng thời có kế hoạch mua thêm hai hộ tống hạm Gepard khác.
Ngân sách Quốc phòng Việt Nam năm 2011 được nói vào khoảng 2,6 tỷ đôla.
Có thể nói Nga đóng vai trò chủ lực trong quá trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam, tuy gần đây Việt Nam cũng muốn mở rộng hợp tác mua bán vũ khí ra các quốc gia vốn "không truyền thống" khác.
Việt Nam cũng đang hy vọng sẽ tự sản xuất tàu chiến ở trong nước theo bản quyền của nước ngoài. Năm ngoái, một nhà máy ở trong nước loan báo đã lần đầu tiên đóng mới thành công tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động.

Bí Ẩn Trong Việc Tổng Thống Obama Hợp Tác Cùng Do Thái Đối Phó Với Iran

Bí Ẩn Trong Việc Tổng Thống Obama Hợp Tác Cùng Do Thái Đối Phó Với Iran
Từ khi chưa bước chân vào Bạch Cung, ông Barack Obama đã bắt đầu nói chuyện với Do Thái về chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran, và ngay từ đầu, đôi bên đã có sự nghi ngờ nhau. Từ năm 2008, ông Obama đã tìm gặp các nhân vật lãnh đạo Do Thái, trong đó có ông Benjamin Netanyahu, trước khi ông này lên làm Thủ Tướng. Phía Do Thái, họ hết sức cảm động về thái độ cương quyết của ông Obama trong nỗ lực ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí nguyên tử. Theo nguồn tin nội bộ, ông Netanyahu rất thích những điều ông nghe được từ ông Obama. Tuy nhiên, có một điểm ông không vừa ý là ông Obama không hề đề cập đến vấn đề an ninh của Do Thái.
Thay vào đó, ông Obama chỉ bàn quanh vấn đề Iran nằm trong một bối cảnh lớn của chính sách ngăn chặn phổ biến vũ khí nguyên tử. Giới thân cận với ông Natanyahu nhận xét: “Ông Obama hiểu rõ vấn đề lắm. Ông ta đọc rất nhiều, và phân tích tỉ mỉ đề tài này từ trước khi đắc cử. Nhưng khi bàn cụ thể, ông ta chỉ chú trọng đến việc ngăn chặn Iran phát triển vũ khí nguyên tử… thế thôi, và Do Thái không đóng một vai trò quan trọng nào trong vấn đề này.”.
Tâm trạng không mấy thoải mái đó tiếp tục kéo dài qua nhiều lần hội họp giữa hai nhà lãnh đạo. Ngay cả sau khi hai ông đắc cử lên cầm quyền. Đến ngày 12 tháng Giêng, ông Obama điện thoại cho ông Natanyahu, giài thích một số điểm về chính sách và quyền lợi của Mỹ trong việc đối phó với chương trình vũ khí nguyên tử của Iran. Những giải thích về đường lối chính sách của Mỹ được gởi sang Do Thái nhiều lần, qua đủ mọi cấp bực ngoại giao, và thể thức liên lạc giữa Hoa Kỳ và Do Thái. Một viên chức cao cấp của chính phú Hoa Kỳ còn nói rõ: “Chúng tôi bàn về nhiều khía cạnh, từ việc trừng phạt mạnh về kinh tế sang đến năng lượng dầu hỏa.”. Quan trọng hơn cả là chúng tôi không muốn Do Thái vì bất cứ lý do nào tự ý ra tay đánh Iran.
Đối với ông Obama, chính sách đối phó với Iran giống như một canh bạc nhiều rủi ro, giống như đánh những nước cờ phải dòm chừng cả hai ba phía. Ván bài này đòi hỏi tổng thống Obama phải thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc: Ngăn chặn vũ khí nguyên tử không cho lọt vào tay những kẻ khủng bố Hồi giáo, không cho giá dầu tăng vọt lên qúa cao khiến cho nền kinh tế thế giới có thể bị rơi vào tình trạng rối loạn, và thứ ba nữa là phải khéo léo đối sử với lá bài bất ngờ: Do Thái. Ngoài ra, ông còn muốn được tái đắc cử trong kỳ tổng tuyển cử năm nay.
Làm được một mục tiêu này lại có thể ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu khác. Ví dụ các cố vấn của ông Obama lo ngại nhất là ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong lúc đó các đồng minh của ông tại Quốc Hội lại chỉ muốn tìm cách ngăn cản Iran trong việc phát triển vũ khí nguyên tử. (Việc này không gây nên khủng hỏang dầu hoả nhiều cho bằng vãn hồi sự tin tưởng của thế giới khi nền kinh tế Hy lạp và vài nước Âu châu yếu kém bị khủng hoảng.). Quyền lợi của Do Thái chẳng bao giờ đi đôi với những quan ngại ở Hoa Thịnh Đốn. Trong lúc đó, gây ra một cuộc chiến tranh tốn kém, hay tỏ ra nhu nhược với Iran sẽ giúp cho Đảng Cộng Hoà được lợi thế trong kỳ bầu cửa Tháng 11 sắp tới.
Càng lúc rủi ro càng nhiều, tình hình trở nên căng thẳng thêm, chính phủ Iran gặp khó khăn rất nhiều do những đợt trừng phạt bằng kinh tế. Hiện nay, tiền Iran, đồng Rial, đang xuống giá rất nhanh, đúng như dự tính của chính quyền Obama. Hoa Kỳ đã ra lệnh phong tỏa tất cả tài sản của chính phủ Iran ở Hoa Kỳ. Anh Quốc vừa mới cắt đứt mọi giao dịch ngân hàng với ngân hàng trung ương Iran, và Liên Hiệp các nước Âu châu cũng vừa tuyên bố sẽ chấm dứt hợp đồng mua dầu hoả với Iran kể từ tháng Bảy. Iran có thể mất đi khoảng hơn một phần tư lợi nhuận về dầu hoả, và nước này không có một ngành kỹ nghệ nào khác có thể bù đắp cho sự thiệt hại này. Do đó, đồng tiền của Iran bị mất giá trầm trọng. Vật giá bắt đầu tăng lên vùn vụt, nhất là thực phẩm chính như gạo và thịt.
Trong khi đó bí mật vẫn bao trùm khi có tin về một khoa học gia lỗi lạc của Iran bị ám sát hồi tháng trước. Chỉ một ngày trước khi ông Obama gọi điện thoại cho ông Netaynahu- cảnh báo rằng Iran đang cảm thấy tức giận vì áp lực nặng qúa, và họ có thể nổi khùng lên tung ra những vụ khủng bố bạo động trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó vài tháng, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tiết lộ là có bàn tay của Iran trong âm mưu ám sát Đại sứ nước Ả Rập Sê U ở Hoa Thịnh Đốn.
Mọi người không lấy làm ngạc nhiên khi đại diện tổ chức tình báo của Do Thái, Mossad, thường hay có mặt ở Washington để họp mật với tình báo Mỹ về vấn đề Iran. Theo một viên chức tình báo Mỹ, bên tình báo Do Thái cử ông Tamir Padro sang để thẩm lượng phản ứng của Tổng Thống Obama sẽ ra sao khi Do Thái ném bom các cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Viên chức tình báo Mỹ cho biết ông Padro nêu lên khá nhiều câu hỏi, chẳng hạn như thái độ của Hoa Kỳ sẽ ra sao khi có chiến tranh với Iran? Mỹ có sẵn sàng hỗ trợ việc ném bom hay không? Chiến tranh xảy ra sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Hoa Kỳ?
Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Do Thái tiếp tục nhùng nhằng. Đôi bên không chịu chia sẻ tin tức tình báo với nhau. Trong lúc đó, giới chức quân sự ở Hoa Thịnh Đốn cũng phải chuẩn bị cho những gì cần phải làm khi hữu sự.
Chính sách đẩy nhau đến bên lề chiến tranh có lẽ là phương thức buộc các nhà lãnh đạo của Iran phải chịu thương thảo. Nhưng chính sách đó cũng gây ảnh hưởng không tốt cho cả Hoa Kỳ và Do Thái. Vào hồi tháng Giêng, khi áp lực tăng cao, Iran buộc lòng phải cho phép phái đoàn thanh tra vũ khí nguyên tử đến Iran. Cùng lúc đó, họ tiết lộ rằng họ đã có thể điều chế 20% loại uranium đề làm bom nguyên tử tại một cơ sở chôn sâu dưới đất ở vùng thánh điạ Qum. Nếu bị dồn ép đến chân tường, Iran dám làm những hành động liều lĩnh không thể tiên liệu nổi. Và nếu Do Thái tấn công, Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh làm toàn thể vùng Trung Đông rơi vào trong biển lửa, và khiến cho thị trường tài chính của cả thế giới bị đảo điên hỗn loạn. Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra? Ông Obama có được bao nhiêu ảnh hưởng đối với Do Thái, và Hoa Kỳ làm được những gì để ngăn cản chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran? Để trả lời được những câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu ván bài ông Obama đang chơi, và tầm mức nguy hiểm của tình huống bên lề sự bùng nổ của chiến tranh.
Cho mãi đến lúc gần đây, chính sách đối phó với Iran của ông Obama vẫn là áp dụng nguyên tắc của Tổng thống Teddy Roosevelt: “nói năng nhỏ nhẹ, nhưng tay cầm theo cây gậy thật lớn.”. Ông Obama muốn ứng dụng cách đối phó của riêng mình đối với Iran. Hồi còn đang tranh cử năm 2008, sách lược của ông Obama bị bà Hillary Clinton chê là “dại khờ, âú trĩ.”, bởi vì ông chủ trương thương thuyết vô điều kiện với Iran. Đến khi trở thành tổng thống, hành động đầu tiên của ông là viết một lá thơ cầu hoà với Lãnh Tụ Tối Cao của Iran là ông Ali Khamenei. Chính ông Obama đọc lời chúc Tết Iran trên “YouTube.”. Cố vấn cao cấp trong Bạch Cung nói rằng ông Obama muốn thử nghiệm thiện chí của ông trước, để coi xem phản ứng của Iran như thế nào.
Cùng lúc đó, ông Obama muốn khẳng định rõ ràng là nếu thiện chí hoà giải của ông không đạt kết qủa tốt, Iran sẽ lãnh những hậu qủa đau thương. Các nhà lãnh đạo của Iran vẫn còn ngờ vực. Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejah trả lời thái độ cầu hoà của ông Obama với câu tuyên bố: “Việc thay đổi quan hệ giữa hai nước nếu có phải là sự thay đổi về cơ bản, chứ không phải chỉ là thay đổi chiến thuật.”. Ông ta và những lãnh tụ khác của Iran nhún vai bất cần, chẳng sợ những lời đe doạ của Mỹ. Họ có lý do riêng của họ. Sự thực là Bạch Cung và Quốc Hội Mỹ trong nhiều năm, đã liên tục áp dụng hết chế tài trừng phạt này sang đến hạn chế khác về mậu dịch với Iran, nhưng không được sự hậu thuẫn của quốc tế, nên không gây được những ảnh hưởng quan trọng đối với Iran. Theo lối suy nghĩ của ông Obama, chính vì lẽ đó, ông cần phải đưa cành ô liu để mời Teheran bước vào thủ tục hoà giải một lần nữa. Điều này cũng muốn nhắc nhở các đồng minh của Hoa Kỳ rằng tôi đã làm hết cách rồi đấy nhé. Nếu không xong, tôi sẽ dùng biện pháp mạnh.
Toàn bộ hệ thống an ninh và tình báo của Hoa Kỳ bắt đầu lo ngại về tình hình ở Iran, và cách đối phó của tổng thống Obama. Giới quân sự, và ngành gián điệp sợ rằng ông sẽ vận dụng vũ khí bí mật để tiến hành cuộc chiến tranh trong bóng tối. Trước đó, chính phủ của ông Bush và Do Thái từng cộng tác chặt chẽ với nhau trong kế hoạch bí mật “làm trì hoãn’ hay “âm thầm phá hủy” kế hoạch chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Các điệp viên đóng giả làm người môi giới ngoài thị trường chợ đen bán cho chính phủ Iran những sản phẩm cần thiết để chế tạo vũ khí nguyên tử, và gài vào đó những máy móc tinh vi có thể truy tìm ra vị trí của nơi làm bom nguyên tử. Những kỹ sư về vi tính có nhiệm vụ chế ra những vi khuẩn để phá hoại máy móc của hệ thống chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran như máy ly tâm phân chất uranium. Các điệp viên muốn thực hiện kế hoạch này càng sớm càng tốt. Nhất là CIA lo ngại rằng những cố gắng xâm nhập vào hệ thống của Iran sẽ phài làm ngay trước khi nó trở thành lỗi thời.
Trong những này đầu tiên chính phủ Obama lên cầm quyền,, Phụ tá giám đốc CIA, ông Steve Kappes và Tướng James Cartwright, Phó Tham mưu Trưởng liên quân đi tìm gặp ông Tom Donilon, phụ tá tín cẩn của tổng thống Obama trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Họ biết Tổng thống và HĐAN đang duyệt xét lại những hoạt động gián điệp bí mật, và đề nghị phương thức hành động đúng như lới hứa trong lúc tranh cử. Bên CIA và bên phía quân đội muốn tìm hiểu ý định của tổng thống. Họ yêu cầu ông Donilon đừng ra lệnh chấm dứt những hoạt động bí mật. Donilon thú thật ông chưa xem đến chương trính những hoạt động gián điệp. Vì thế tướng Cartwright bèn trình thẳng lên tổng thống.
Ông Obama lắng nghe rất chăm chú. Ông hiểu mối lo ngại của tướng Cartwright. Song chính sách ngoại giao của ông vẫn mong muốn Iran hiểu cho thiện chí của ông là một sách lược tốt. Tổng thống cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi không hiểu những hoạt động bí mật có ăn khớp nhịp nhàng với nỗ lực ngoại giao của ông hay không. Ông tự hỏi có nên giảm bớt hoạt động gián điệp chăng. Nhưng ông cũng e ngaị nếu trì hoãn, Iran sẽ có khả năng chế biến chất liệu làm vũ khí nguyên tử nhanh hơn. Một cố vấn cho tổng thống nhớ lại lời nhận định của tổng thống như sau: “ Thật là một sự cân bằng đầy nghiệt ngã. Mình nên làm như thế nào đây?’
Cuối cùng tổng thống Obama quyết định cứ tiến hành song song cả hai phương án: vừa tiếp tục hoạt động gián điệp, vừa đưa ra con đường ngoại giao. Ông nói với các cố vấn của ông rằng kế hoạch phá ngầm, làm trì hoãn việc chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran giúp chúng ta có thêm thời gian làm công tác ngoại giao.
Nhưng trong lúc tiến hành cuộc chiến tranh trong bóng tối, có một số chuyện phức tạp xảy ra. Thường ra thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Do Thái khá chặt chẽ cả về mặt an ninh cũng như tình báo, nhưng lại có một số bất đồng về phương pháp, và chiến lược thực hiện. Ví dụ: Do Thái không cảm thấy băn khoăn thắc mắc khi cần phải ám sát những nhà khoa học tài giỏi của Iran. Nhưng luật pháp Hoa Kỳ ngăn cấm việc đó. (máy bay gián đỉệp của Mỹ bắn chết những tay trùm khủng bố thì không sao cả, vì đó được coi là hành vi chiến tranh).Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tóm tắt sự khác biệt này như sau: “Người Do Thái làm tất cả những chuyện đụng chạm vào con người. Hoa Kỳ thì làm những hoạt động không đụng chạm vào cơ thể con người, đôi khi có làm chung hoạt động này với Do Thái.”. Một chuyên viên tình báo cao cấp của Hoa Kỳ ví von rằng việc “ ám sát”, hay “tai nạn công nghiệp” xảy ra ở Iran trong năm qua do Hoa Kỳ và Do Thái gây ra giống như một “màn luân vũ Kabuki, thay phiên nhau, mỗi người nhảy vài đoạn trong một bản nhạc. Do Thái không nhận họ làm chuyện này, và chúng ta cũng không muốn biết đến.”.
Hơn thế nữa, trong những phiên họp thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Do Thái, người Mỹ tuyệt đối giữ kín không tiết lộ việc mình làm, nhất là những gì có thể bị luật lệ Hoa Kỳ ngăn cấm.”. Giới chức của Ngũ Giác Đài cho biết: “chúng tôi luôn luôn thận trọng về những điều mình nói khi ngồi họp với tình báo Do Thái, và họ cũng dư biết vì sao chúng tôi làm như vậy. Họ biết chúng tôi e ngại sợ vi phạm kuật Hoa Kỳ. Chúng tôi thường dấu đi những hình ảnh do vệ tinh cung cấp, và nhiều tin tức tình báo khác.
Mối liên hệ giữa ông Obama và Thủ tướng Netaynahu trở nên lạnh lùng, xa vắng. Nguồn tin từ Ngũ Giác Đài xác nhận điểm này: “Rõ rệt là đôi bên tỏ ra căng thẳng với nhau bởi vì chúng tôi nghĩ rằng đôi bên có những ước tính khác nhau về khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Quan điểm của tổng thống Obama là tại sao lại đi ám sát khoa học gia Iran, thay vì nên đi tìm gỉai pháp bằng đường lối ngoại giao.”
Sự thiếu tin tưởng vào nhau giữa đôi bên hiện rõ trong bài diễn văn hồi tháng Năm năm ngoái của Tổng thống Obama khi ông phác thảo chính sách của Mỹ trong vùng Trung Đông. Ông Netanyahu chuẩn bị đi Hoa Thịnh Đốn vào lúc đó, và ông vô cùng kinh ngạc khi thấy tổng thống Obama tuyên bố rằng biên giới theo qui định hồi năm 1967 nên được dùng làm căn bản trong việc thảo luận về lãnh thổ dành cho Palestine. Ông Netanyahu cứ đinh ninh rằng ông Obama thừa hiều có một số khu định cư của người Do Thái bên trong Palestine phải thuộc về Do Thái. Điều này đã được tổng thống Bush công nhận với thủ tướng Do Thái Ariel Sharon trước đây. Khi vừa bước chân đến văn phòng Bầu Dục của Bạch Cung, ông Netanyahu nổi giận đùng đùng. Một tấm hình chụp hai nhà lãnh đạo quay mặt nhìn đi hai hướng khác nhau. Ông Netanyahu nắm lấy cơ hội thuyết trình rất lâu trước báo chí quốc tế về tầm quan trọng cho an ninh của Do Thái.
Vụ đụng đầu giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Do Thái sau đó được coi như một tai nạn nháng lửa trong quan hệ giữa hai nước. It lâu sau, ông Obama đính chính lại quan điểm của mình trong bài diễn văn đọc tại hội nghị thường niên của tổ chức American Israel Public Affairs Committee, một tổ chức vận động hành lang ủng hộ Do Thái, có uy tín ở Hoa Thịnh Đốn. Ông Obama nói rằng biên giới tranh chấp nên lấy theo qui định năm 1967 cùng với “sự trao đổi hỗ tương”. Nhưng mối bất đồng vẫn còn kéo dài. Đến tháng Sáu, bên tình báo và quân sự Do Thái chấm dứt không thảo luận về chi tiết liên quan đến kế hoạch hợp tác quân sự trong trường hợp cần tấn công Iran. Đến lúc đó, quan hệ hợp tác giữa đôi bên vẫn còn mạnh. Các phiên họp viễn liên bằng video giữa cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và Do Thái, diễn ra thường xuyên để thảo luận về cách đương đầu với Iran. Sang đến năm 2009, như một viên chức cao cấp của Do Thái nói: “Cả hai nước đều …không muốn bị nghe tin bất ngờ.” .
Tuy nhiên, sự lạnh lùng xa cách giữa đôi bên cũng khiến cho Do Thái trở nên câm nín trong một thời gian dài. Họp hành thì vẫn tiếp tục, nhưng nội dung phiên họp không có gì quan trọng để bàn. Một viên chức tình báo cao cấp Mỹ nói với tuần báo Newsweek: “Chúng tôi biết họ buồn lòng. Khi họ không bàn luận gì với chúng tôi cả, chắc là có vấn đề rồi.” . (Giới chức bên quân đội cũng xác nhận sự kiện này là đúng.). Tình trạng “lặng thinh, không nói chuyện” được Do Thái gỡ đi vào hồi tháng 10. Lúc đó, chính quyền của ông Obama cũng bắt đầu sợ hãi, và họ lo sợ là phải: Biết đâu chừng Do Thái tung ra đợt tấn công đánh Iran. Lúc đó, Hoa Kỳ bị bắt buộc phải nhập cuộc, và phải hoàn tất giai đoạn cuối. (Thực vậy, một viên chức tình báo Hoa Kỳ cho biết Do Thái dấu kín tin tức quan trọng cuối cùng liên quan đến Iran).
Đến lúc này, giới lãnh đạo Do Thái tin rằng ông Obama đã có những biến chuyển tích cực trong lối suy nghĩ của ông về tình hình Iran. Một nhân vật trong giới thân cận với ông Netanyahu nói; “Giọng điệu của Hoa Kỳ ngày hôm nay khác với lối nói của họ cách đây một năm. Bây giờ nếu bạn lắng nghe ông Obama nói.. bạn sẽ có cảm tưởng như người Mỹ sẵn sàng tấn công nếu sự thể trở nên chẳng đặng đừng.”. Một nhân vật cao cấp khác của Do Thái về vấn đề Iran còn nói rằng; “Tình hình cho thấy rõ là nước Mỹ đang tiến dần đến tình trạng ngày càng có nhiều xung đột, mâu thuẫn lớn với Iran.”.
Một vài yếu tố khác khiến cho ông Obama trở nên cứng rắn với Iran hơn. Chẳng hạn như chính quyền nước này đã đàn áp những người biểu tình chống đối hồi tháng Sáu năm 2009. Ngoài ra, theo Thứ trưởng ngoại giao P.J Crowley, việc khám phá ra Iran xây cất hầm sâu dưới đất làm điạ điểm bí mật chế taọ vũ khí ở gần thành phố Qum là điều khiến cho ông Obama thay đổi lập trường. Ông nói: “Trước khi khám phá ra cơ sở ở Qum, chúng ta còn hy vọng có thể nói chuyện được với Iran. Nhưng sau đó, chúng tôi phải gia tăng áp lực, và những hoạt động khác kể từ tháng 9 năm 2009.” Rồi lại có tin nói rằng phòng thí nghiệm ở Qum có khả năng chế biến thành công 20% chất Uranium, và tháng 11 năm 2011 lại có báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy rõ khả năng làm được vũ khí nguyên tử của Iran ngày càng tăng, và còn nhiều hoạt động nguy hiểm khác cần để ý theo dõi.
Ông Obama suy nghĩ vấn đề trong quan điểm rộng lớn hơn: Phải chăng đang có cuộc chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử ở trong vùng, và lại còn vấn đề uy tín của Hoa Kỳ nữa. Một cố vấn cao cấp trong chính quyền Do Thái nói với báo Newsweek rằng ông nghe bên phía Mỹ thảo luận với nhau là nếu Hoa Kỳ thất bại trong việc ngăn cản Iran chế tạo vũ khí nguyên tử, điều này sẽ làm suy giảm sức mạnh, và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông. Ông nói: “Nước Mỹ của các ông sẽ mất đi ảnh hưởng trên nhiều lãnh vực ở một nơi thuộc quyền ảnh hưởng của các ông từ hơn 60 năm nay. Nếu Iran có vũ khí nguyên tử, ông Obama , và nước Mỹ sẽ bị mất mặt với các nước khác trong vùng.”.
Tuy nhiên, ông Obama còn phải tính toán đến những yếu tố khác nữa. Từ việc một người Mỹ tên là Amir Mirza Hecmati, cựu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, bị Iran kết án tử hình về tội gián điệp. Số phận của người Mỹ sẽ ra sao khi Hoa Kỳ có chiến tranh với Iran. Nước Iran là một quốc gia rộng lớn với hơn 80 triệu dân, so với 30 triệu dân ở Afghanistan hay ở Iraq. Lãnh thổ nước này rộng đến 1.65 triệu cây số vuông, với nhiều sa mạc, và đồi núi hiểm trở. (Ngược lại, Do Thái rất nhỏ, chỉ rộng khoảng 20,000 cây số vuông). Iran là một quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu thế giới, và nằm ở vị trí trọng yếu, kiểm soát con đường vận chuyển dầu hoả cho cả thế giới từ eo biển Hormuz đến biển Caspian . Chắc chắn Hoa Kỳ không muốn có chiến tranh trên đất liền. Nhưng một khi bom đạn, hoả tiễn đã được bắn đi, hậu qủa sẽ ra sao, khó mà đoán trước được hậu qủa. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Iran tìm cách đánh chìm được một tầu chiến của Mỹ? Hơn thế nữa, nếu tấn công bằng máy bay, hành động này của Mỹ sẽ giúp dân chúng Iran đoàn kết lại để chống Mỹ. Chằng lẽ lúc đó, Hoa Kỳ phải đổ bộ xâm chiếm Iran, và đưa đến một cuộc chiến tranh lâu dài khác trong vùng Trung Đông. Ông Mike Lofgren, một chuyên gia lâu đời của Đảng Cộng Hoà làm việc tại Quốc hội cảnh cáo về nguy cơ làm cho chiến tranh bùng nổ, giống như một tai nạn nhỏ bé ở Âu châu hồi năm 1914 đã châm ngòi gây ra thế chiến thứ nhất, khiến cho cả thế giới rơi vào biển lửa.
Khi bàn về những biện pháp trừng phạt kinh tế, những biện pháp này đã gây nên một số chấn động lớn trong nhiều lãnh vực. Chúng làm giá dầu hỏa tăng, và việc chuyên chở dầu hỏa ở vùng Vùng Vịnh Ba Tư bị trở ngại, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình kinh tế thế giới. Năm ngoái, Bộ trưởng Tài Chánh Timothy Geithner viết thư cho TNS Carl Levin, chủ tịch Ủy ban Quân sự của Đảng Dân Chủ đưa ra lý luận cho rằng biện pháp trừng phạt bằng kinh tế có lợi cho Iran, hơn là làm hại nước này.
Bạch Cung còn lo ngại rằng Tổng Thống Obama sẽ phải dùng một đặc quyền của tổng thống – presidential waiver- về những biện pháp trừng phạt Iran để bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Khi đó, Hoa Kỳ sẽ giống như con cọp giấy trước mắt những giáo chủ Hồi giáo. Hồi tháng 11, trong một phiên họp đặc biệt, với sự bảo vệ an ninh được tăng cường tối đa, ông Thứ trưởng an ninh quốc gia Denis McDonough và một số phụ tá của Bạch Cung năn nỉ các nhà lập pháp chính trong Quốc Hội Mỹ đừng bắt bên hành pháp phải đưa ra một waiver sẽ khiến cho mọi nỗ lực từ trước đến nay bị hỏng hết.
Trong lúc đó, nước Ả Rập Sê U và nhiều nước khác trong vùng Vịnh Ba Tư hứa sẽ cung cấp đầy đủ phần dầu hỏa thiếu hụt để giữ cho thị trường dầu hỏa ổn định. (Đây là trường hợp hiếm có các nước Ả Rập và Do Thái đồng thuận với nhau.). Cuối cùng thì biện pháp chế tài áp dụng với những định chế tài chánh giao dịch với ngân hàng trung ương Iran đã được thông qua với số phiếu 100-0. Dù gì đi nữa, Bạch Cung vẫn còn chỗ để linh động khi áp dụng những trừng phạt về tài chính. Hành pháp có thể dịu giọng xuống một chút, nghĩa là không cấm cửa hoàn toàn mọi giao dịch của hệ thống tài chính Hoa Kỳ với ngân hàng Iran.
Câu hỏi then chốt bây giờ là Hoa Kỳ còn bao nhiêu thời giờ để hoàn tất giải pháp thương thuyết. Các viên chức Do Thái nói họ nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể đợi cho đến khi Iran bắt đầu vũ trang lực lượng của họ, bởi vì Hoa Kỳ có khả năng tung ra hàng trăm phi vụ để làm tê liệt chương trình trang bị vũ khí của Iran. Tuy nhiên, về phần Do Thái họ không thể chờ đợi đến lúc đó được. Họ không đủ khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Vì thế họ cần phải đánh phá trúng mục tiêu sớm hơn thì mới có hiệu qủa. Tức là trước khi Iran có thể chôn dấu vũ khí sâu trong lòng đất. Một cựu viên chức cao cấp Do Thái tiết lộ với báo Newsweek ông nghe được lời giải thích của chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Ehud Barak: “Nếu Do Thái bỏ lỡ cơ hội tấn công trước, rồi đây chúng ta sẽ phải dựa vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ quyết định sẽ không tấn công Iran, khi đó chúng ta sẽ phải đối phó với một nước Iran có bom nguyên tử.” Nguồn tin này cũng cho biết Do Thái buộc ông Obama phải đảm bảo rằng sau khi những biện pháp trừng phạt thất bại, ông sẽ dùng vũ lực để đối phó với Iran. Ông Obama từ chối không đảm bảo điều này. Sự từ chối đó đưa đến thái độ hiện nay của Do Thái, là họ sẽ không hứa tự kiềm chế, hay sẽ không báo trước cho Hoa Kỳ khi tấn công Iran.
Những nhà phân tích thời cuộc nói rằng trên đây là thí dụ điển hình về phương pháp hành động của ông Obama: “chỉ đạo từ sau hậu trường.”. Thực ra, qua những việc làm của ông Obama trong qúa khứ, chúng ta thấy ông sẵn sàng tìm giải pháp cho vấn đề Iran dưới nhiều góc cạnh kkhác nhau: từ phía sau, từ bên hông, công khai và bí mật, về ngoại giao cũng như về kinh tế. Thành tích của ông cũng cho thấy nếu chẳng may chiến tranh xảy ra vì Do Thái mở màn tấn công các cơ sở chế tạo bom nguyên tử của Iran, có sự chấp thuận hay không của Hoa Kỳ, ông Obama sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách từ bấy lâu nay của ông. Đó là cứu xét vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tự chế, và nếu cần sẽ phải làm những biện pháp cứng rắn, chiến tranh toàn diện ngắn hạn.
Bài phân tích của Daniel Klaidman, Eli Lake và Dan Ephron
Trên Newswe ek ngày 20/2/2012

Mỗi người trong chúng ta là một vị y sĩ

Mỗi người trong chúng ta là một vị y sĩ

Posted on 18/10/2011 by San

Each of us a Healer: Medicine Buddha and the Karma of Healing
Mỗi người trong chúng ta là một vị y sĩ: Đức Phật Dược Sư và Nghiệp chữa bệnh

(Dịch sang tiếng Việt: Mỹ Thanh
Source: http://www.exoticindiaart.com/article/medicinebuddha)

Một nhà cố vấn về thời trang thẩm mỹ bị bệnh ung thư. Đây là cách mà bà ta sử dụng để làm giảm nỗi đau: Bà ta gửi một tin nhắn đến người bạn đang là học viên ở Viện Vajrapani ở California, để hỏi về cách thực tập chữa bệnh. Bà được người bạn chỉ dẫn nên mua lại các sinh vật sắp sửa bị giết và phóng sanh chúng ở một nơi an toàn, giúp cho chúng có thể sống lâu hơn.

Người phụ nữ dễ thương nầy đã cứu rất nhiều súc vật sắp sửa bị giết. Bà đã phóng sanh hai hoặc ba ngàn con vật, đa số là gà, cá, và giun trùng. Bà đem gà đến một nông trại gia súc, và thả cá xuống sông. Bà mua hai ngàn con trùng vì chúng rẻ và dễ tìm, và bà thả trùng trong khu vườn của bà. Phóng sanh trùng là một ý rất hay vì trùng khi được thả ra sẽ lẹ làng chui xuống đất. Chúng sống trong khu vườn nhà thì không bị sát hại bởi các sinh vật khác và như vậy chúng sẽ sống lâu hơn. Các con vật khác được phóng sanh trong rừng, hồ, hoặc biển không chắc sẽ sống lâu hơn vì chúng luôn có những kẻ thù trong thiên nhiên.

Nghe nói rằng sau khi đã thực tập phóng sanh, bà ấy vào nhà thương để chẩn đoán lại, và các bác sĩ đã không tìm thấy dấu vết nào của căn bệnh ung thư .


Thật hay giả, chuyện nầy cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai tin tưởng thuyết nghiệp quả. Đây là những lời của ông Deepak Chopra : « Không có món nợ nào trong vũ trụ mà không phải trả. Vũ trụ có một hệ thống tính toán sổ sách rất hoàn hảo, và tất cả mọi thứ là sự trao đổi tới lui. »

Như vậy, nhờ giúp đỡ sinh mạng các con vật yếu đuối, người phụ nữ đã xác định niềm tin của bà trong tính xác thật của luật nhân quả, gọi là « nghiệp vừa là hành động vừa là kết quả của hành động đó. » Hành động của bà không phải là ảo thuật hay phép lạ mà là gieo trồng những hạt giống thích hợp để chúng đơm hoa kết trái thành sức khỏe và niềm hạnh phúc. Thật vậy, nếu chúng ta muốn tạo dựng hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta phải học gieo trồng các hạt giống hạnh phúc cho người khác. Cũng như với các thực tập của người Phật tử thông thường, kết quả mà một người đang nhận lãnh là nghiệp của quá khứ. Tất cả mọi thứ đang xảy ra vào lúc nầy là kết quả của những hành động mà ta đã làm trước đó. Đây là một minh họa cho thành ngữ « gieo nhân nào gặt quả nấy » . Nếu chúng ta có lòng từ bi và tử tế, chúng ta sẽ luôn luôn không có ý gây tổn hại đến người khác, và việc nầy chính nó đã là một phương pháp chữa bệnh. Theo niềm tin Phật giáo, một người có từ tâm là vị thầy chữa bệnh thần kỳ nhất, không những chỉ chữa lành bệnh hay giải quyết được các nan đề cho chính họ, mà còn là vị thầy chữa bệnh cho những người khác. Đa số chúng ta đều xác nhận rằng trong nhà thương, nơi căn bệnh đang hoành hành và bệnh nhân đang chịu đựng nỗi đau, với nụ cười thân thiện và lời khích lệ của vị y sĩ, bệnh nhân sẽ đỡ đau và mau khỏe hơn. Thật ra chính là do tình thương mà bệnh được chữa lành. Một khi tình thương được lan tỏa ra từ nơi sâu thẳm của một người, chính tình thương yêu đã tạo nên sức khỏe tốt.

Trong truyền thống Phật giáo, vị thầy chữa bệnh nguyên thủy và đầu tiên là đức Phật. Thường được gọi là Đức Phật Dược Sư, chính đức Phật Dược Sư đã tiết lộ các bài pháp thiêng liêng được gói ghém trong những bài kinh được gọi là Tứ Mật Y Kinh (Four Medical Tantras). Tất cả y thuật của Phật giáo đều bắt nguồn từ bộ kinh thiêng liêng nầy. Như đã giải thích trong bài đầu tiên của các bài kinh nầy, đức Phật Dược Sư một lần đã ngồi thiền định, và xung quanh các vị đệ tử gồm có các vị y sĩ, các vị thông thái, thiên vương và các vị Bố Tát, tất cả đều ước muốn học hỏi về phương pháp chữa bệnh. Tất cả đều lặng người bởi hào quang sáng rỡ trang nghiêm của đức Phật, mà không dám mở lời. Biết được nguyện vọng của họ, đức Phật Dược Sư đã phát ra hai ánh hào quang, ánh hào quang thứ nhất là lời thỉnh cầu học pháp, và ánh hào quang thứ hai giảng giải về pháp nầy. Nhờ vậy, bài kinh nầy được nói ra, và đức Phật Dược Sư giải thích những chứng bệnh khác nhau về thân cũng như tâm, giảng về nguyên nhân của chúng, sự chẩn đoán bệnh tình, và cách chữa trị.

Mặt khác, đức Phật hiểu rõ nguyện vọng của các đệ tử mà không cần họ phải nói ra, việc nầy cho thấy lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với các đệ tử. Thật vậy, các thầy chữa bệnh như đức Phật được gọi là những vị đại y sĩ không những chỉ vì khả năng chữa lành bệnh – mà còn là vì lòng từ bi và trí tuệ để chẩn đoán và chữa trị tận gốc rễ của căn bệnh, dù là thân bệnh hay tâm bệnh.

Trong nghệ thuật tranh ảnh, hình đức Phật Dược Sư được vẽ với màu vàng hoàng kim, dù các đặc điểm khác vẫn là màu xanh dương.

Trong bất cứ hình ảnh nào, bàn tay trái của đức Phật Dược Sư đều để trên đùi trong tư thế bắt ấn của thiền định, với một cái bát bằng sắt. Tay phải ngửa lên, như đang ban phát, một cử chỉ thể hiện sự rộng lượng, một nhánh myrobalan (một loại thảo dược trong y học Tây Tạng). Đây là một loại trái cây có thể chữa bệnh rất phổ biến trong y học Tây Tạng và ở đây là biểu tượng của sự phục hồi mạnh mẽ của thế giới thực vật, nhắc nhở chúng ta là trái đất cung cấp miễn phí cho chúng ta, và không đòi hỏi gì hơn là gìn giữ sự mầu mỡ của nó với sự chăm sóc nhẹ nhàng, nâng niu.

Tuy nhiên, y học Phật giáo chỉ áp dụng thuốc men một cách có giới hạn. Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng vừa phải để chữa các triệu chứng ngoại tại của căn bệnh. Việc chữa trị căn bệnh cho con người tận gốc rễ cần phải nương vào sự chứng ngộ tâm linh, mỗi người chúng ta đều có thể tự chữa trị bằng cách nầy. Đức Phật Dược sư thường được vẽ với đủ loại dược thảo thơm tho bao quanh, trong y dược Tây Tạng, với vô số thiên vương, và Bố Tát. Hình vẽ như thế nầy được gọi là « Thiên đàng của đức Dược Sư » .


Thiên đàng nầy tượng trưng cho một vũ trụ lý tưởng, nơi tất cả các thuốc giải cho mỗi chứng bệnh đều hiện hữu. Đức Phật Dược Sư cũng đã nói như sau, « Bao nhiêu chúng sinh hiện hữu trong hệ thống thế giới, đều có một con đường giải thoát. »

Theo lời Romio Shrestha « « Đức Phật Dược Sư là nhà bào chế thuốc tâm linh. Để khám phá ra sức mạnh chữa bệnh tiềm tàng ngay trong con người chúng ta, là lối vào thiên đàng của « Bậc thầy về thuốc giải. » . Cũng có nghĩa là thiên đàng nầy nằm ngay trong lòng mỗi chúng ta, chỉ cần tâm thức sáng suốt để nhận diện và sử dụng nó. Romio Shrestha còn nói thêm, « Thân thể chúng ta có khả năng tự chữa bất cứ căn bệnh nào. Mỗi một cây, mỗi một dược thảo, mỗi thuốc giải đều có vật bổ sung của nó nằm trong cốt lõi tinh tế của thân thể con người. »

Chúng ta không những có khả năng chữa trị cho chính bản thân, mà còn có thể chữa bệnh cho những người xung quanh chúng ta như câu chuyện sau đây :

Ngày xưa đó, có một tăng sĩ sống trong một làng nhỏ ở Tây Tạng. Ông ta rất là tầm thường, và hằng ngày chăm lo nhiệm vụ tu sĩ của mình. Năm đó làng xảy ra một cơn dịch đậu mùa, giết chết vô số người trong vùng, vị tăng sĩ cũng bị đậu mùa và chết đi. Đó là vào giữa mùa đông, mặt đất bị đóng băng và củi thì khan hiếm, vì vậy xác của vị ấy được khiêng thả xuống một cái hồ đang đóng băng. Một thời gian sau đó, cơn dịch đậu mùa chấm dứt. Vào mùa xuân, mặt băng tan đi, và người ta nhận thấy một cầu vòng phía trên mặt hồ nơi mà họ đã thả xuống xác của vị tu sĩ.

Người ta liền đến nơi đó và thấy xác của vị tu sĩ đang nổi lên, hoàn toàn nguyên vẹn. Xác của ông được đưa về tu viện và được làm lễ hỏa táng theo nghi thức tăng sĩ. Khi xác thân của ông biến mất trong ngọn lửa, nơi dàn hỏa xuất hiện nhiều cầu vồng bay thẳng lên bầu trời, sau đó người ta tìm được các xá lợi trong đống tro tàn. Lúc ấy, mọi người đồng công nhận vị tăng sĩ là một người xuất chúng trong cái vỏ ngoài rất « tầm thường », và người ta khen tặng ông đã nhận lãnh căn bệnh hiểm nguy để thanh tịnh hóa các nghiệp xấu tạo nên cơn dịch. Trong Phật giáo Tây Tạng, bệnh hoạn có thể là một biểu hiện của sự thành công về mặt tâm linh, và sự hy sinh chính mình để cứu những người khác.

Một người mẹ có thể hiểu được điều nầy, bà mẹ có thể cho đi sự sống của mình để nuôi nấng các con. Thật như vậy có thể chứng minh sự ép xác, khổ hạnh là đúng, xem bệnh hoạn như một cây chổi quét sạch hết nghiệp xấu, và như vậy chứng tỏ con đường tâm linh cao nhất để thanh tịnh hóa bản thân là sự chịu đựng khổ hạnh.

Một người tầm thường có khả năng trị bệnh xuất phàm. Khả năng nầy chỉ đạt được khi chúng ta chấp nhận về mình sự đau khổ của kẻ khác, chịu đau khổ như kẻ khác, bằng cảm nhận lấy nỗi khổ của họ. Trau dồi những cảm giác tương thông nầy sẽ làm tăng trưởng lòng từ bi, sự xót thương. Chỉ có như vậy mới có thể huy động được năng lực chữa bệnh không giới hạn đã tìm tàng sâu thẳm trong tâm thức vô biên của chúng ta.

Thật sự bệnh tật và đau khổ được xem là cách giải thoát đặc thù, cho ta cơ hội để trải nghiệm sự liên hệ chặt chẽ giữa ta và những chúng sinh khác, và cho ta thấy rõ bản chất tử vong của kiếp con người. Có một câu chuyện về một vị trụ trì thiền viện đã đạt được năng lực chữa bệnh bằng lòng từ bi. Một ngày trong khi ông ta đang dạy dỗ đệ tử, bất thần ông ta la đau. Khi các đại sư hỏi ông bị gì, ông nói rằng có một con chó đang bị đánh đập bên ngoài. Khi họ ra ngoài, họ nhìn thấy một người đàn ông đang giận dữ và dùng gậy để đánh một con chó. Khi người đàn ông được gọi vào bên trong thiền viện, vị trù trì kéo áo xuống cho ông ta thấy những vết bầm và cắt trên lưng đúng ngay chỗ con chó bị đánh đập. Đây là tính chất hợp nhất mà một vị thầy chữa bệnh lý tưởng cần phải có.


Truyền thống Phật giáo nhận diện Đức Dược Sư là vị thầy chữa bệnh lý tưởng, và nhấn mạnh rằng năng lực chữa bệnh mạnh mẽ nhất nằm trong lòng chúng ta. Theo ông Deepak Chopra “Chúng ta có một dược phòng nội tại thật sự thanh nhã. Dược phòng nầy chế tạo thuốc có hiệu quả trong thời gian với mục tiêu chính xác về bộ phận được chữa trị, và không bị ảnh hưởng phụ của thuốc..”

Như vậy, chúng ta hiểu rằng đức Phật Dược Sư đang ở trong lòng mỗi chúng ta. Con đường đi đến giải thoát phải xuyên qua việc thiền định, đặc biệt là thiền định mường tượng. Bằng cách thiền về đức Dược Sư và mường tượng về Ngài trước mặt chúng ta, chúng ta có thể đối diện với đức Phật Dược Sư, và trông thấy được nụ cười từ bi sáng rỡ đối với vũ trụ, và cặp mắt hiền dịu đầy ắp tình thương yêu đối với tất cả chúng sinh.

Kế đó, từ nơi trái tim đức Phật phóng ra một luồng hào quang sáng chói và làn ánh sáng nầy ngấm dần vào trái tim của chúng ta một cách dịu dàng. (Trái tim ở đây có nghĩa là « trung tâm » – cốt lõi của bản chất nằm ngay trọng tâm ngực của chúng ta, không phải chỉ là một cơ cấu máy móc vật chất chỉ để bơm máu). Trọng tâm nầy được định nghĩa như sau :

“Ngay trong bản thân anh, đã có sự tĩnh lặng và một ngôi đền thiêng liêng mà anh có thể lui vào bất cứ lúc nào để nghỉ ngơi và yên tịnh một mình. Ngôi đền thiêng liêng nầy chính là nhận thức đơn giản về sự tiện nghi không bị bất cứ rối loạn nào có thể xâm phạm được. Nơi đây không có sự sợ hãi và không có đau thương. Một thiền sinh cần phải tìm ra không gian tâm thức nầy để có thể chữa được các bệnh.” Deepak Chopra

Chứng nghiệm nầy đến với chúng ta như một ánh chớp sáng suốt, và đây không phải bằng lời nói, hoặc bằng ngôn ngữ học. Đây là cảm giác thật bất ngờ, một sự hiểu biết tự do, khi mà chúng ta trải nghiệm chân lý không cần từ ngữ. Chân lý lọc qua từ ngữ sẽ bị gò bó, bởi vì chúng ta cần một thời gian nhất định để chuyên chú về ý nghĩa của nó. Xuyên qua trải nghiệm biểu tượng và sáng tạo tâm linh mà những chúng sinh « tầm thường » được chuyển hóa để trở thành những vị thầy chữa bệnh xuất chúng. Đây là cách giao tiếp với đức Phật Dược Sư, vị y sĩ chữa bệnh vĩ đại nhất.


Cũng vì vậy các y sĩ tin tưởng vào những lý tưởng nói trên sẽ thực tập thiền định và cầu khẩn đức Phật Dược Sư trước khi ra toa xắt thuốc, và trước khi đưa cho bệnh nhân sử dụng. Khi bắt đầu làm những công việc nầy, họ đọc thần chú của đức Dược Sư. Câu thần chú ấy là OM BEKANDZE BEKHANDZE MAHA BEKANDZE RANDZE SAUNGATE SOHA. Khi đọc thần chú thiêng liêng nầy, họ tưởng tượng đến hình ảnh mật hoa rơi xuống từ những âm tiết của thần chú, rớt vào chén thuốc. Những âm tiết nầy hoàn toàn tan hòa vào chén thuốc và làm cho thuốc ấy trở nên có hiệu lực và có khả năng trị bệnh.

Biểu tượng hành động nầy nhắm vào sự thực hành và các âm tiết thiêng liêng đã tạo nên câu thần chú, làm cho chén thuốc có khả năng trị bệnh, cũng như vậy, do ý thức được việc bước đi trên con đường nghiệp đúng đắn, chúng ta có thể thấm nhuần cuộc sống của chúng ta với mật hoa chảy ra từ những hành động tốt đẹp xuyên qua việc trau dồi phẩm hạnh.


Phụ lục và sách tham khảo :
• Baker, Ian. The Tibetan Art of Healing, New Delhi, 1997.
• Chopra, Deepak. Journey Into Healing (Awakening the Wisdom Within You), London, 1999.
• Chopra, Deepak. The Seven Spiritual laws of Success: New Delhi, 2000.
• Crow, David. In Search of the Medicine Buddha (A Himalayan Journey), New York, 2001.
• Landaw, Jonathan, and Weber, Andy. Images of Enlightenment (Tibetan Art in Practice), New York, 1993.
• Rinpoche, Lama Zopa, Foreword by Lillian Too. Ultimate Healing (The Power of Compassion), Boston, 2001.
• Shrestha, Romio. Celestial Gallery: New York, 2000.
• Vessantara. Meeting the Buddhas (A Guide to Buddhas, Bodhisattvas, and Tantric Deities), Birmingham, 1993.
• Yanagi, The Unknown Craftsman (A Japanese Insight into Beauty), Tokyo, 1989.

http://dienchan.wordpress.com/2011/10/18/moi-nguoi-trong-chung-ta-la-mot-vi-y-si/

Chim rừng Việt Nam

Chim rừng Việt Nam

Lê Hoài Phương

Tác giả Lê Hoài Phương sinh năm 1961, là hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông đoạt nhiều giải thưởng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mà ông tham gia: nhiếp ảnh, điện ảnh và bảo vệ môi trường.
Lê Hoài Phương sở hữu hơn 10.000 bức ảnh mô tả các loài thú, chim, bò sát và côn trùng rất sống động, đoạt nhiều giải thưởng nhiếp ảnh trong nước và quốc tế như ảnh báo chí của Tổ chức Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), giải nhất ảnh báo chí toàn quốc "Khoảnh khắc vàng"...

Tác giả từng đoạt giải nhất Liên hoan phim Môi trường toàn quốc 2007 với bộ phim tài liệu "Vàng Anh - loài chim huyền thoại". Năm 2010, với phim "Tội ác rừng xanh"
ông đã vinh danh giành giải thưởng lớn "Giải Việt Nam xanh" tại Liên hoan phim môi trường lần thứ 4 cho phim tài liệu
, giải Cánh diều vàng cho phim và giải cho đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2010.
Chim hồng vũ bé nhỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Chim khách phân công nhiệm vụ để chăm lo chim non.
Chim giẻ cùi mỏ đỏ.
Chim ưng bụng hung đang săn mồi.
Chiếc tổ ưng xám được xây trên một cây vông nem có gai nhọn tua tủa và trơ ra giữa nắng gió.
Chim vàng anh khăn mỏ quạ.
"Hồng vũ là loài chim "gia trưởng", thể hiện tính gia trưởng trong phân công nhiệm vụ. Tính "gia trưởng" luôn bộc lộ rõ ngay khi bước vào mùa sinh sản, chim trống luôn quyết định vị trí làm tổ. Trong quá trình lót tổ, chim trống bay đi hướng nào thì chim mái phải bay theo hướng đó"
"Chim giẻ cùi sống thành bầy đàn, nên đôi khi chúng dựa vào sức mạnh số đông để tiến hành các cuộc trộm trứng và con non của những loài chim khác theo kiểu "ăn cướp". Nhưng thông thường chúng vẫn thực hiện những cuộc trộm cắp đơn lẻ, trong lén lút bí mật. Khi bị các "gia chủ" phát hiện và rượt đuổi, chúng tháo chạy thục mạng"
"Hẳn chúng ta ai cũng biết câu chuyện cổ tích về cô Tấm xinh đẹp bước ra từ quả thị, rồi sau đó biến thành chim vàng anh biết nói thần kỳ.Đa số người Việt từng đọc câu chuyện huyền thoại Tấm Cám ấy, nhưng không phải ai cũng hình dung ra hiện thân của cô Tấm hình thù như thế nào. Và "cô Tấm hiện sống ra sao trong rừng?
"Chim trảu là loài có đặc tính di cư. Khoảng tháng ba tháng tư hàng năm là đến mùa chim trảu làm tổ. Từng đàn trảu đông đúc hàng trăm con tụ tập nhau lại, cùng bay đi tìm những nơi có vực sâu, vách đất dựng đứng hiểm trở, rồi chúng dùng mỏ đào những cái hang sâu từ 1 đến 1,5m để làm tổ"
"Ưng bụng hung có tầm vóc khá lớn. Mắt chúng có thể nhìn xa, rõ từng chi tiết đến 500m. Chúng có khả năng bay rất nhẹ nhàng, khi đến gần con mồi thì bất ngờ tăng tốc, lao đi với vận tốc lên đến 250km/h. Ưng bụng hung thực sự là loài chim thuộc bộ cắt dũng mãnh nhất. Chúng được mệnh danh là "chúa tể bầu trời"
Ảnh: Lê Hoài Phương

Bánh canh

Bánh canh

Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh)

Là một trong những món ăn nổi tiếng của Tây Ninh, món bánh canh Trảng Bàng được chế biến hết sức công phu, sợi bánh canh được làm bằng loại gạo quý nhất như gạo Nàng Thơm hay Gạo Đào. Gạo được ngâm qua đêm sau đó được mang xay nhuyễn và mang đi hấp chín thành những sợi bánh trắng tinh.
 
Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Bánh canh Trảng Bàng là món ăn nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh.
Tô bánh canh Trảng Bàng có vị cay của ớt đỏ, tiêu đen, mùi thơm của hành xanh. Khi ăn vào sẽ có vị béo ngọt của thịt, độ dai nhưng mềm của sợi bánh canh cộng thêm vị chua cay mặn của nước mắm. Đặc biệt là những lát thịt heo mỏng được cắt khéo léo có cả da, gân thịt, giò heo, cùng nước lèo thơm ngọt, trong vắt đã làm nên sức hấp dẫn khó có thể cưỡng lại của bánh canh Trảng Bàng.
Bánh canh Nam Phổ
 
Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Bánh canh Nam Phổ có nước lèm sền sền, có màu đỏ của gạch cua.
Đây là món bánh canh nổi tiếng của làng Nam Phổ, TP. Huế. Điều đặt biệt của bánh canh Nam Phổ chính là nước lèo của bánh canh phải có màu đỏ cam của gạch cua và tôm, đồng thời nước lèo phải sền sệt không quá lỏng cũng không quá đặc.
Sợi bánh canh Nam Phổ cũng được làm bằng bột gạo, sợi bánh canh tròn và ngắn chứ không vuông và dài như bánh canh bột mì hay bánh canh bột lọc của miền Trung. Bánh canh được ăn cùng thịt heo vò viên nhỏ, gạch cua được xào chín và ăn cùng nước lèo thơm ngọt.
Bánh canh bột xắt miền Tây
Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Bánh canh được làm từ gạo ngâm qua đem sau đó được xay nhuyễn thành bột nước rồi cho vào túi vải đăng cho thật ráo nước. Kế đến người ta cho bột ra mâm và nhồi bột thật đều tay sau cho không quá khô cũng không quá nhão.
Bánh canh bột xắt không được nấu cùng giò heo, thịt heo hay cua, tôm mà lại được nấu cùng thịt vịt và huyết vịt. Món bánh canh bột sắt được ăn cùng nước mắm gừng tạo nên mùi vị hấp dẫn, nức lòng khách gần xa.
Bánh canh cua Huế
 
Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Bánh canh cua được làm rất đơn giản nhưng khi ăn lại rất hấp dẫn
Đây được xem là món ăn bình dị của xứ miền Trung, với cách làm rất đơn giản nhưng khi ăn vào lại vô cùng hấp dẫn. Để làm bột bánh canh người ta cho bột và muối vào nước nóng rồi nhồi cho đến khi bột có độ dẻo sau đó bột được cán dẹp và cắt từng miếng mỏng. Kế đến người ta đun nước sôi và cho bột bánh canh vào luộc.
Để có món nước dùng người ta hầm dùng xương ống heo đun thật chín, sau đó cho thịt cua đã xào qua với tỏi vào trong nước dùng, cuối cùng là thịt vò viên và thịt nạc.
Bánh canh chả cá Nha Trang

Thưởng thức bánh canh chả cá nhất định không thể thiếu nước mắm Phan Rang, được tinh chế hoàn toàn từ cá cơm cộng thêm những sơi bún thanh mảnh, cùng chả cá chiên vàng giòn. Khi ăn vào ta sẽ cảm nhận mùi vị nước lèo được nấu từ hải sản biển tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của bánh canh chả cá.
 
Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Bánh canh chả cá không thể thiếu nước mắm Phan Rang.
Điểm nhấn của bánh canh chính là chả cá, để có chả cá thơm ngon thì phải dùng loại cá tươi ngon nhất: cá mối, cá thu, cá cờ, các chuồn… Chả cá có hai loại là chả hấp và chả chiên. Chả chiên có vị thơm giòn, chả hấp thì có độ dẻo ngọt tuỳ theo sở thích và khẩu vị của mỗi người.
Bánh canh cá lóc

Ở Huế bánh canh cá lóc không chỉ là món ăn dân dã trên các đường phố mà còn trở thành một đặc sản nổi tiếng của đất cố đô, sông Hương núi Ngự.
Món cá lóc tuy có thành phần khá đơn giản, chỉ bao gồm sợi bánh canh được làm từ bột gạo và thịt cá lóc đồng nhưng cách thức chế biến lại đòi hỏi rất nhiều về sự tỉ mỉ và công phu của người làm.
 
Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Được mệnh danh là đặc sản của đất cố đô.
Để làm sợi bánh canh thì bột gạo phải có được độ dẻo dai và vị ngọt tự nhiên. Kế tiếp việc chọn cá lóc cũng đòi hỏi sự đầu tư không kém, cá lóc phải là cá đánh bắt ở đồng, cỡ lớn, thịt săn chắc. Cá khi được hấp vừa chín tới thì lọc kĩ từng phần thịt nạc ra khỏi xương. Đầu và đuôi cá đem giã thành miếng nhỏ bọc vải sách và đem ninh cùng gia vị, việc này giúp nước lèo trở nên thanh ngọt hơn.
Bánh Canh Ghẹ Vũng Tàu

Là món bánh canh được biến tấu từ bánh canh cua, nhưng để chế biến bánh canh ghẹ thì vô cùng cầu kì, đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, đặc biệt phải chọn được ghẹ tươi, thịt nhiều và chắc. 

Nhung mon banh canh hap dan nhat Viet Nam

Để có món bánh canh ngon phải chọn ghẹ tươi, thật chắc thịt.
Một tô bánh canh ghẹ phải có ghẹ được luộc nguyên con, chả tôm, tiết heo, nấm và sợi bánh canh bột lọc. Nước lèo được nấu rất sánh, có vị đậm đà của ghẹ và ngọt thanh của nước ghẹ. Thịt ghẹ khi ăn vào có vị thơm của hành tỏi, đậm đà của gia vị đã ướp rất công phu. Để có nồi nước lèo thơm trong vắt, ta phải chọn ghẹ tươi mới cho ra được mùi vị đặc trưng, vốn có của bánh canh ghẹ Vũng Tàu.

Tại sao THỤY ĐIỄN đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội

Tại sao THỤY ĐIỄN đóng cửa Tòa Đại Sứ tại Hà Nội
Hanoi

The Government of Sweden decided to close its Embassy in Hanoi

The Embassy of Sweden in Hanoi will be closed during 2011. This is a consequence of the decision taken by the Riksdag to cut funding for the Government offices by SEK 300 million.
The Ambassador of Sweden in Hanoi, Mr Staffan Herrström said: “Sweden will explore all ways and means not only to maintain but also to develop the close relations that we have had for more than 40 years.”
We hope to be able to provide more information soon.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Dưới đây là một trong nhiều phản hồi (comments) sau bài viết của Ông Đại Sứ Thụy Điển tại Hà Nội, trước khi Ông rời khỏi VN vì Tòa Đại Sứ Vương Quốc Thụy Điển đóng cửa.
Dear Mr. Ambassador !
You are a true friend of Vietnamese people
Thank you your help for Human Right VN.

Tack mycket !
Ert land är mycket rikt och bra !
Jag glömmet aldig att tacka ditt land!
Må Gud vara med honom
Grateful!

Thân gởi các bạn Việt Nam trên diễn đàn này!
Đọc tin này tôi buồn ghê. Một nỗi buồn mang tên Thụy Điển ở VN
Nhưng phải nhìn rõ vấn đề tìm nguyên nhân của nó. Vì sao vậy?
Thứ nhất là tại người Vn của chúng ta
Những chương trình trợ giúp của SIDA, các học bổng về du học các chuyến huấn luyện về báo chí sẽ khó khăn
Chương trình nhân đạo cao đẹp của Thụy Điển đã bị VN lợi dụng một cách tồi tệ
Chỉ có con ông cháu cha mới được đến Thụy Điển và tòan là đem rắc rối cho họ
Tôi không nói chuyện các khóa học của SIDA, nhưng nói chuyện các phóng viên Vn qua đây du học
Tôi biết đa số các phóng viên của báo Đại Đòan kết qua đây tu nghiệp. Tôi biết từng người.

Nhưng sự kiện ch�n động là năm 2001 bà Kiều Chinh, Biên tập viên của VTV qua Thụy Điển tu nghiệp 3 tuần. bà kiều Chinh hiện nay xuất hiện trên VTV rất nhiều, là con gái ông tổng Giám đốc VTV Vũ Văn Hiến. Năm 2001, bà Kiều Chinh, lợi dụng chuyến đi tu nghiệp này ăn cắp rất nhiều đồ trong siêu thị tại Kalmar centrum. Bị cảnh sát bắt giam hơn 1tuần lễ. Sau đó nhờ đường ngọai giao can thiệp bà kiều Chinh và đòan nhà báo VN về nước nhưng hình ảnh các phóng viên Vn trong cái nhìn các phóng viên các nước khác là kẻ gian tham và trôm cắp. Năm 2006, được đi tu nghiệp tại Anh, bà Kiều Chinh cũng ăn cắp 1 lần nữa.
Hình ảnh những lao động VN tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Dương…( các tỉnh miền bắc) qua Đông Âu trước sư kiện bức tường Berlin sụp đỗ. Họ chạy trốn qua Thụy Điển và hành nghề…trộm cướp. Phải nói là người miền Bắc trốn ở đây chỉ đi ăn cắp mà thôi
Khi qua đây họ tìm cách giúp người thân uqa bằng con đường hôn nhân giả dối. kéo cả dòng họ qua bên này đi…ăn cướp

Từ lâu Thụy Điển hạn chế visa du lịch từ VN.
Ngày nay bận cầm hộ chiếu VN mà nhập cảnh vào 4 nước Bắc Âu bạn sẽ cảm nhận được vì sao người ta ” cảnh giác” với người Việt đến thế.
Vì những người này đây, những người VN qua đây sinh sống bằng nghề trộm cắp và trốn ở lại không về nước.Con của Giám đốc VTV mà còn đi ăn cắp thì dân thường càng nhiều hơn
Quốc thể đã bị người ta làm nhục cách trơ trẽn
Cái hộ chiếu Việt Nam bị người ta khinh khi vì những tội phạm của người Việt nam trên xứ người. Đức Cha Kiệt nói câu nói đó rất chính xác

Sẽ là rất nhục nhã khi thấy hình ảnh tội phạm VN trên xe bus, ngay cửa siêu thị, chỗ công cộng. Họ dán hình và không ghi tên là bà Kiều Chinh, hay Hiền mã lỵ ( dân hải phòng chuyên ăn cắp hàng siêu thị ở Getoborg) mà chỉ ghi là VIETNAMESE
Tôi mang ơn những người Thụy Điển, nhưng tôi lấy visa không phải ở VN . Lẽ ra tôi nên tri ân những nhân viên ngọai giao của Thụy Điển ở một quốc gia khác chứ không phải ở VN
Tôi đi nhiều nước, nhưng tôi thấy người Thụy Điển đẹp và rất tốt bụng. Quê hương của các giải Nobel thật tuyệt vời.

Đỗ Vũ

Bố : Vũ Văn Hiến Con gái : Vũ Kiều Chinh

Tuesday, February 28, 2012

Kẻ bị khai trừ

Kẻ bị khai trừ

TrịnhBìnhAn

Nguyễn Mạnh Tường là một người nổi tiếng trong giới luật sư nói riêng, giới trí thức Việt Nam nói chung; nhưng vẫn có rất nhiều người không biết đến ông, trong đó có tôi.

ke bi khai tru

Tôi không muốn mình phải đau lòng và bực tức thêm vì thấy một người học vị đầy mình lại đi theo cộng sản để rồi bị chính cộng sản đầy đọa.
Thế nhưng tay tôi vẫn lật qua mấy trang. Và một dòng chữ ập vào mắt tôi, đó là lời giới thiệu của chính Nguyễn Mạnh Tường, “Bản thảo của cuốn sách này đã được soạn và đánh máy trong một tình thế lén lút và bị cô lập…”
Một cuốn sách của một luật sư nổi tiếng bậc thầy, được viết trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, vậy mà tôi, tôi chỉ bỏ ra ít thì giờ nhàn nhã để đọc, thế mà đã nhăn nhó hay sao?
Vâng tôi sẽ đọc, và tôi sẽ hỏi ông Tường cho ra ngô ra khoai, rằng tại sao ông là người giỏi giang cỡ ấy lại cắm đầu chui vào cái rọ Cộng Sản để bị chúng lợi dụng chán chê mê mỏi rồi vứt vào xọt rác không thương tiếc. Mấy năm trước, Đảng còn bày đặt mừng sinh nhật 100 tuổi (!) của ông nhưng thực chất chỉ muốn ra cái điều Đảng cũng biết sửa sai (1).
Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội. Ông theo học trường Albert Sarraut và đỗ tú tài năm 16 tuổi. Sau đó du học tại Đại Học Montpellier ở miền nam nước Pháp năm 1927. Khi mới 22 tuổi ông trở thành người Việt đầu tiên đỗ hai bằng tiến sĩ tại Pháp: Ưu hạng Luật khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương (ii).
Trở về Việt Nam năm 1936, Nguyễn Mạnh Tường dạy văn học Pháp ở trường Trung học Bảo hộ. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp, ông làm luật sư, dạy học tại Thanh Hóa. Ông tham gia phái đoàn chính phủ dự Hội nghị Trừ bị Đà Lạt năm 1946, dự các Hội Nghị Hòa Bình Thế Giới ở Bắc Kinh và Wien năm 1952. Sau năm 1954, ông từng giữ những chức vụ quan trọng như trưởng khoa Đại Học Luật Hà Nội, phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, chủ tịch Đoàn Luật Sư, phó trưởng khoa Đại Học Sư Phạm Hà Nội, thành viên Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, và sáng lập viên Câu Lạc Bộ Đoàn Kết.
Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, đã đọc một bài diễn văn tại một cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội, phân tích sâu sắc những sai lầm của Đảng và Nhà nước trong vụ “Cải Cách Ruộng Đất” và đề ra phương hướng để tránh mắc lại. Sau phát biểu này, ông bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp. Sau đó, ông và gia đình bị cô lập với xã hội chung quanh, bản thân ông không được làm bất cứ nghề gì để kiếm tiền. Gia đình ông đã sống lây lất trong nghèo đói trong nhiều năm dài nhờ vào tiền bán dần mọi thứ trong nhà và nhờ sự giúp đỡ dấu diếm của bạn bè, thân hữu.
Nguyễn Mạnh Tường mất ngày 13 tháng 6 năm 1997 tại Hà Nội, thọ 88 tuổi.
“Kẻ bị khai trừ” được viết bằng tiếng Pháp – Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d'un intellectuel – do Nguyễn Quốc Vĩ dịch sang tiếng Việt, tựa là “Kẻ Bị Rút Phép Thông Công”. Thuật ngữ “rút phép thông công” hay “vạ tuyệt thông” nói tới một kỷ luật nặng nề nhất trong Giáo hội Thiên Chúa Giáo khi một người bị cho là đã phạm trọng tội nên sẽ bị khai trừ vĩnh viễn khỏi Giáo hội. Hiểu như thế thì ta sẽ thấy Nguyễn Mạnh Tường tự ví mình là một kẻ mắc tội trọng với Đảng Cộng Sản vì thế mà bị khai trừ vĩnh viễn khỏi xã hội.
“Kẻ bị khai trừ”gồm có ba chương: 1– Đến đỉnh vinh quang. 2 – Mỏm đá Tarpeinne. 3 – Hành trình đi vào sa mạc. Ba chương này tương ứng với 3 đoạn đời của Nguyễn Mạnh Tường: 1 – Được cưng chiều (và bị lợi dụng). 2 – Phản kháng và bị “đấu tố”. 3 – Bị cô lập và đày đọa.
Một trong những điểm đặc biệt của “văn” Nguyễn Mạnh Tường là mang nhiều điển tích Tây phương. Nếu đọc truyện Kiều mà không biết các điển tích Trung Hoa, ta sẽ rất khó hiểu hết ý nghĩa gởi gắm trong câu thơ; với Kẻ Bị Khai Trừ cũng thế, nếu một người không biết các điển tích cổ của phương Tây thì sẽ khó hiểu được trọn vẹn ý tác giả.
Như chữ “Mỏm đá Tarpeinne”. Roche Tarpéienne – tiếng Pháp, hay,
Tarpeian Rock– tiếng Anh, là một vực núi đá vách dựng đứng tại nước Ý. Thời cổ La Mã, những ai bị kết án giết người, phản bội, làm chứng dối, và những nô lệ phạm tội ăn cắp, sẽ bị xử tử bằng cách ném từ trên mỏm Tarpéienne xuống vực sâu. Đây là một hình phạt nặng nề hơn bị treo cổ hay đốt trên dàn lửa vì kẻ bị ném xuống vực – và gia đình họ – đã bị coi là những kẻ đồi bại, đáng nguyền rủa nhất trong xã hội.
Khi hiểu được ý nghĩa của “Mỏm đá Tarpeinne” ta mới phần nào hình dung được cái bản án Đảng dành cho luật sư Nguyễn Mạnh Tường – người dám nghi ngờ sự lãnh đạo “anh minh” của Đảng. Thật ra Đảng đã sai lầm ngay từ đầu khi tưởng rằng có thể mua chuộc được Nguyễn Mạnh Tường bằng những thủ đoạn mua chuộc vuốt ve từng tỏ ra rất thành công với nhiều người khác.
Năm 1956, Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ triệu tập đại hội tại thủ đô Bruxelles của Bỉ, nhà cầm quyền Bắc Việt tổ chức một đoàn đại diện đi tuyên truyền cho chính nghĩa của mình. Trong cương vị phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, Nguyễn Mạnh Tường được giao làm trưởng đoàn với nhiệm vụ là làm sao được hội nghị đưa ra nghị quyết ủng hộ dân tôc, quyền đấu tranh thống nhất đất nước. Luật sư Tường đã đọc một bản tham luận sắc bén, cháy bỏng lòng yêu nước và đã thuyết phục được hội nghị, đạt được thành quả mỹ mãn.
Thế nhưng cố gắng của Nguyễn Mạnh Tường không hề để phục vụ cho Đảng, ông chỉ làm vì lòng yêu nước, vì muốn đất nước được thống nhất để tránh một cuộc chiến nồi da xáo thịt. Còn mỗi khi có dịp, ông sẵn sàng phân tích những sự thật rung rợn về chế độ Cộng Sản. Như khi ghé thủ đô Prague, gặp các luật gia Tiệp Khắc, ông mô tả bản chất của chế độ này trong một câu ngắn nhưng trọn vẹn:
“Đây là một chế độ chuyên chế ở ba chiều không gian, một chế độ chuyên quyền gần như tuyệt đối, gian xảo nhất, cứng rắn nhất trên thế giới và trong lịch sử nhân loại. Dưới một chế độ như thế, quyền tự do là một lầm lẫn, một loại bệnh hoạn cần phải loại bỏ trong dân chúng. Vì vậy, không có bất cứ ngành nghề nào là nghề tự do.”
Nguyễn Mạnh Tường còn cảnh báo các đồng nghiệp biết rằng, trong các ngành nghề, Đảng ghét nhất là giới luật gia:
“Nếu Đảng áp dụng biện pháp khắt khe trên giới luật gia, trước hết vì họ là người trí thức và là đối tượng ghét hận của những kẻ chuyên quyền, vì luật gia là người có cái đầu để suy nghĩ và có cái miệng để nói, hai thuộc tính gây ác cảm nơi kẻ cầm quyền, làm phức tạp cho công việc và gây xáo trộn cho kế hoạch của họ. Hơn nữa, trong hàng ngũ trí thức, giới luật gia càng nổi trội với kiến thức về Luật, thông thạo, thường nắm vững các hội nghị, các cuộc phê bình, và hơn nữa, họ còn có ý thức về tư cách, danh dự và trách nhiệm. Họ tự mình đặt vào thế tương phản với con người máy khúm núm nịnh bợ những kẻ chuyên quyền.”
Điều Nguyễn Mạnh Tường nói quả không sai. Gần đây, giới luật sư là những người lên tiếng phản kháng mạnh mẽ nhất để chống lại những hành vi sai trái của Đảng. Các luật sự này được đào tạo dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa và không hề dính dáng tới chế độ “ngụy”, vậy mà họ vẫn ương ngạnh làm “phức tạp và xáo trộn” những kế hoạch do Đảng đề ra; đó là những Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật, Huỳnh Văn Đông, Lê Công Định, Trần Quốc Hiền,…
Rồi tới khi ghé qua Liên Xô, cái nôi của chủ nghĩa Cộng Sản, Nguyễn Mạnh Tường cũng gặp gỡ và trò chuyện với các luật gia nước này. Ông bảo thẳng với bạn rằng Đảng CS sẽ tự chuốc lấy kết quả bi thảm:
“Bi thảm là ở chỗ chính Đảng đã tự lừa dối, nghĩ rằng mình có thể đưa ra nhng đường lối chính trị trẻ con phát xuất từ bệnh ấu trĩ, duy ý chí, chủ quan, vi phạm những định luật của khoa học, quay lưng lại với thực tiễn, những chính sách này sớm hay muộn cũng sẽ đưa đất nước vào sự nghèo túng và đưa nhân dân vào sự đau khổ. Bên cạnh đó, với niềm tin cho rằng mình là vô địch, Đảng nghĩ rằng mình có thể áp chế nhân dân, chơi đùa trên sinh mạng của họ, buông lơi pháp luật, hành động với sự tàn ác vô nhân tính như đã xảy ra trong đợt Cải Cách Ruộng Đất, một kỷ niệm đau buồn không bao giờ quên được trong tâm khảm của người dân.”
Điều Nguyễn Mạnh Tường nói cũng đã thành sự thật, chế độ Cộng Sản đã đưa mọi quốc gia đến chỗ tận cùng lụn bại, để rồi Nga và các nước Đông Âu đã tìm mọi cách gỡ bỏ cái chủ nghĩa ma quái ấy để tự cứu lấy chính mình.
Nếu như Nguyễn Mạnh Tường không kể lại những điều trên thì tới ngày nay người ta vẫn tưởng rằng ông Tường đã bị mờ mắt, bùi tai vì những chức tước và lời ca tụng của “Bác và Đảng” đã dành cho ông. Đảng nhìn lầm ông Tường chỉ vì họ tưởng ông cũng là loại như họ. Sự thật, Nguyễn Mạnh Tường là một người khác hẳn với họ, ông là người có học, có trí tuệ, và nhất là, có trái tim; vì thế ông không thể im lặng khi thấy đồng bào ông quằn quại dưới những nhát chém đẫm máu của cái-gọi-là Cải Cách Ruộng Đất.
Ngày 30 tháng 10 năm 1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường tại một cuộc họp của Mặt Trận Tổ Quốc ở Hà Nội đã đọc bài diễn văn có tựa đề “Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất – Xây dựng quan điểm lãnh đạo”.
Trong đó, Nguyễn Mạnh Tường chỉ rõ mọi tầng lớp nông dân, công nhân, tiểu thương, kể cả các cán bộ, đều phải chịu đau đớn cơ cực vì các cuộc đấu tố, xử giảo man rợ trong Cải Cách Ruộng Đất. Ông tin rằng pháp luật chân chính là phải theo nguyên tắc: “Thà 10 địch sót còn hơn 1 người bị kết án oan”. Cuối cùng, ông đề nghị phải xây dựng một chế độ pháp trị chân chính, thực sự dân chủ trong đó các cán bộ Đảng phải chiu trách nhiệm với việc mình làm, và mọi người dân được quyền lên tiếng.
Hẳn không quá khó cho chúng ta biết Đảng đã làm gì với những đề nghị ấy. Cho tới tận ngày nay, Đảng vẫn ôm quan điểm “Thà chết 10 người oan còn hơn để sót 1 địch”vì đó là sức mạnh cốt lõi của chế độ. Kết quả, Đảng ném những đề nghị của ông Tường vào sọt rác và ném cái người dám nói những lời lẽ “phản động” ấy xuống vực Tarpéienne bằng cách đưa Nguyễn Mạnh Tường ra kiểm điểm công khai hòng bêu xấu ông, hạ gục ông trước mặt mọi người.
Nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược, đám đông đứng nghe như nuốt từng lời của vị lưỡng quốc luật sư tài giỏi và can trường. Đó là điều cực kỳ nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ. Cuối cùng, để trả thù nhưng không muốn đánh động dư luận, Đảng thi hành cái kế hèn hạ nhất, độc địa nhất mà chỉ có họ mới đủ ác để nghĩ ra: cho Nguyễn Mạnh Tường và gia đình được sống, nhưng đó là cái sống tệ hơn cái chết gấp trăm lần, cái sống mà không ai dám đến gần như thể họ là những kẻ cùi hủi, cái sống mà thân xác lúc nào cũng quằn quại đớn đau vì… đói.
Tới đây, hẳn có người sẽ bảo ông Tường biết Cộng Sản nó gian nó ác, nó ngu dốt, nó cứng đầu mà còn muốn sửa sai nó, thế thì tự chuốc họa vào thân là đúng rồi.
Tôi cũng đã từng nghĩ như thế, nhưng sau khi đọc những điều ông viết tôi chợt nhận ra rằng Nguyễn Mạnh Tường là một người có những khả năng kỳ lạ, một trong những khả năng ấy là ông có thể tự tách mình ra khỏi chính mình để quay lại nhìn mình. Trong ông là 2 con người: một người bình thường biết sợ, biết đau, biết đói, nhưng người kia lại rất bình thản, ung dung để có thể ngắm nghía và ghi nhận mọi sự kiện, ngay cả nỗi đau đớn của chính mình. Ta hãy xem thái độ của Nguyễn Mạnh Tường trước một buổi “kiểm điểm – xử án” mà ông gọi là màn “đấu bò” mà ông là chính con bò bị đẩy ra giữa đấu trường:
“Cho đến hôm nay tôi đã phải trải qua những thử thách không ai có thể nghĩ tới. Trong tình thế đó, tôi có thể lượng sức chịu đựng của mịnh và sự tò mò đã giúp tôi vượt qua nỗi ức chế. Bất chấp các “đồng sự” đang lay động tấm vải đỏ trước mắt, chính tôi là kẻ tấn công!”
Chính nhờ khả năng “tách mình làm đôi” ấy nên trong những lúc cùng quẫn nhất, ông vẫn tìm ra lối thoát cho mình; dù phải một mình đối đầu với kẻ địch to lớn nhất, ông vẫn giữ vẹn con người của mình.
“Và ngày nay, đối diện với người Cộng Sản, người ta phải sống với thái độ nào để giữ được con người thực và chân chính của mình?
Tôi, tôi tự thu mình vào cuộc sống nội tâm, bày biện và vui với nó. Phải tách góc nhà đó (nội tâm) khỏi cộng đồng vợ chồng, kể cả con cái, kể cả người dưng. Từ đài quan sát đó, nơi mà mình tự quan sát lấy mình, chúng ta có thể làm khán giả nhìn cuộc đời người khác để rồi tự đánh giá và điều chỉnh bản thân.”
Cái mà Nguyễn Mạnh Tường gọi là “sự tò mò” phải chăng là cái cốt lõi nhất của một người làm khoa học, đó là lòng muốn biết, biết tới cái tận cùng của sự việc. Sự hiểu biết của nhà khoa học còn phải được chứng thực bằng thử nghiệm, do đó, nếu Nguyễn Mạnh Tường không thử hết các cách có thể làm được thì hẳn ông sẽ không thể cam lòng. Vì thế dù biết Đảng ghét và sợ bị phê bình và sẵn sàng khủng bố kẻ nào dám phê bình thì Nguyễn Mạnh Tường cũng vẫn phải thử.
Nhiều người sống dưới chế độ Cộng Sản không dám thử kiểu ông Tường nên họ được sống yên tới già tới chết theo cái kiểu của Nguyễn Tuân “Tôi tồn tại được vì tôi biết sợ”. Nhưng, nghĩ lại mà coi, Nguyễn Mạnh Tường vẫn “tồn tại” tới cái tuổi cổ lai hy đó thôi. Cuối cùng, Đảng chẳng giết nổi ông. Nguyễn Mạnh Tường vẫn sống nhờ có sự giúp đỡ của những người chung quanh.
“Và khi chúng tôi cạn kiệt tiền bạc thì tấm lòng hào hiệp của các người bạn ở trong nước hay ở nước ngoài ném cho những chiếc phao cứu hộ giúp chúng tôi nổi trên mặt nước thay vì phải chìm đến tận đáy sâu của hư không (…) Họ là những kẻ không tên, không biết mặt nhưng không thiếu thận trọng đã sáng tạo ra nhiều phương cách tài tình chế nhạo những kẻ cầm quyền trên thế giới, bất kể cái hung tàn đần độn và cái cảnh giác gay gắt của chúng. Họ đã chung tay làm nên một mặt trận không chính thức nhưng năng động, mặt trận của lòng trắc ẩn và sự tử tế, đưa bàn tay cứu giúp đến các nạn nhân của độc tài khát máu.”
Hoặc nhờ những tấm lòng của người chung quanh, hoặc vì chính tấm lòng của Nguyễn Mạnh Tường quá lớn, hoặc vì cả hai, nên dù phải chịu sự tra tấn ác độc của kẻ thù, ông vẫn không hề đem lòng oán hận.
“Tất cả kẻ thù của chủ nghĩa Cộng Sản đang chờ tôi trút cơn giận điên người lên chủ nghĩa Cộng Sản mà tôi là nạn nhân. Nhưng xin mọi người hãy tha thứ cho tôi: tôi chọn thái độ của một triết gia: chỉ tìm hiểu chứ không xử án. Hiểu biết đòi hỏi mình phải tìm hiểu dưới mọi khía cạnh và dưới hai phía: mặt ưu và mặt khuyết, mặt trái và mặt phải của trang giấy, sự tốt và sự xấu. Nó sẽ dẫn đến sự công bằng, và người trí thức chỉ muốn điều đúng đắn.”
Tất cả những điều Nguyễn Mạnh Tường viết về chủ nghĩa Cộng Sản, về Đảng Cộng Sản không là sự trả thù, đó chỉ là sự chiến đấu của một trí thức chống lại cái ngu, cái ác.
“Cuộc chiến đấu của trí thức chống lại thứ độc tài mù quáng và vô nhân đạo bởi kẻ độc tài đã ra tay đày đọa người trí thức. Một trí thức, với cái liêm chính của con người và cái minh mẫn của tinh thần, là người lính chống lại kẻ áp chế chuyên lặp đi lặp lại các lời hứa hão huyền và sự bất lực đã phải cầu cứu đến sức mạnh của công an để giữ vững ngai vàng.”
Cái đày đọa Nguyễn Mạnh Tường nhất, thật ra, không phải là cái khổ, cái đói, mà là ông không còn cơ hội truyền đạt kiến thức của mình cho các thế hệ đàn em. Đảng không chỉ tước đoạt quyền làm người, Đảng còn xé nát cả mơ ước được xây dựng đất nước của một người. Nhưng Đảng không toàn thắng như Đảng thường rêu rao, Đảng thua vì Nguyễn Mạnh Tường không chịu thua. Hơn 20 năm bị cô lập trong đói khổ, Nguyễn Mạnh Tường không ngừng viết. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm như một hiến dâng cho đất nước và dân tộc.(2)
Vậy là, qua từng trang giấy, lần lượt Nguyễn Mạnh Tường đã trả lời đầy đủ cho tôi mọi câu hỏi. Nguyễn Mạnh Tường không ngu, cũng không dại, ông biết kẻ thù là ai, ông cũng biết số phận của mình rồi sẽ như thế nào. Sở dĩ Nguyễn Mạnh Tường làm những điều ông đã làm vì Nguyễn Mạnh Tường thà chọn cái khổ, cái chết hơn cái nhục, và cái nhục ở đây không là do kẻ khác gán lên mình, cái nhục nhã nhất là làm trái với lương tâm và rồi mình sẽ phải tự khinh bỉ chính mình. Nguyễn Mạnh Tường thà làm kẻ bị Đảng khai trừ nhưng không thể làm kẻ bị lương tâm nguyền rủa.
Có thể xem “Kẻ bị khai trừ” là một tự truyện đau đớn và bi thảm của một con người yêu nước, tài hoa, nhưng bất hạnh; nhưng cũng có thể xem “Kẻ bị khai trừ”là một trường ca hào hùng của con người không khuất phục trước cái Ác, để rồi trong tận cùng đau khổ, người đó đã tìm ra chân lý đích thực cho chính mình.
“Từ 1958 tới nay, gần bốn mươi năm hiện hữu, tôi đã sống qua những thử thách tồi tệ nhất mà người ta có thể gán cho một trí thức, một con người. Đó lại là những năm tuyệt vời mà tôi biết được. Tôi như được thăng hoa, sung sướng là đã thắng mọi nghịch cảnh mà người ta đưa ra để chặn đường sống của tôi, đã thể hiện cách sinh hoạt của mình hướng theo sở thích, theo chọn lựa và cống hiến khả năng khiêm nhường cho dân tộc. Ý chí của tôi đã thắng tâm địa độc ác, đồi bại của những kẻ thề hạ gục tôi. Nhưng tôi vẫn tha thứ cho họ bằng cách lặp lại câu nói bất hủ: “Chúng không biết chúng đang làm gì!”. Người ta sẽ quên đi Cinna, và sẽ nhớ mãi August với lòng khoan dung quảng đại” (3)
© DCVOnline
DCVOnline
(i) Bản dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Quốc Vĩ cuốn Un Excommunié. Hanoi: 1954-1991: Procès d'un intellectuel của Nguyễn Mạnh Tường đăng nhiều kỳ trên tạp chí Thông Luận với tựa đề Kẻ bị rút phép thông công. Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Lời người dịchCuốn tự truyện Kẻ bị rút phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh năm 2008(*).
[…]
Người dịch: Nguyễn Quốc Vĩ
Paris ngày 23 tháng 11 năm 2009
© Thông Luận 2009
(*) Bản dịch tiếng Anh của Gs. Phó Bá Long hoàn tất năm 2008, nhưng hiện chưa ấn hành và phổ biến rộng.
(ii) - Nguyen Manh Tuong, L'Annam dans la littérature française. Jules Boissière (1863-1897). Thèse complémentaire pour le doctorat ès lettres. Université de Montpellier. Faculté des lettres. Impr. de Mari Lavit, 1932 - 226 pages.
- Nguyen Manh Tuong, L'Individu dans la vieille cité Annamite. Thèse pour le doctorat en droit. Université de Montpellier. [The Individual in the Old Annamese Society. (Trad. RAF.)] Édition: Montpellier: Impr. de la Presse, 1932 - 411 pages.
(iii) Nguồn của tất cả các trích dẫn về/của Nguyễn Mạnh Tường (trong block quote) trong bài đều trong cuốn Kẻ bị khai trừ. (Tiếng Quê Hương, 2011).
Chú thích của tác giả(1). Như trong bài
“Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường”của Nguyễn Văn Hoàn (2009) nhân sinh nhật 100 năm (!?) của Nguyễn Mạnh Tường, đã cố tình lờ đi nhừng cuộc luân phiên đấu tố và những năm tháng bị bỏ đói mà ông đã phải chịu đựng, thay vào đó chỉ là câu trả lời phỏng vấn của Nguyễn Mạnh Tường “Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn. Tôi như thành một người “phạm pháp quả tang”, bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa.”
(2). Nguyễn Mạnh Tường để lại khoảng hơn 20 tác phẩm như: Nền tảng Pháp, Kinh nghiệm Địa Trung Hải, Kinh nghiệm và nước mắt tuổi trẻ, Những chủ thuyết về Giáo Dục của Âu Châu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, Eschyle và bi kich của Hy Lạp, Bản dịch tiếng việt của tác phẩm Oresteia của Eschyle, với một chương nghiên cứu dùng như lời giới thiệu, Virgile và sử thi Hy Lạp, Tình yêu vợ chồng dưới chế độ cộng sản, Bi kịch di dân, Tiểu thuyết về Việt Nam 1950-1990, v.v. Một số viết bằng tiếng Pháp chưa được dịch và in ra tiếng Việt.
(3). - Câu “Chúng không biết chúng đang làm gì!” là viết tắt của câu “Lạy Cha, xin tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”, là lời khấn nguyện của Đức Jesus khi Người đang chịu nạn trên thập giá (Phúc âm Lu-ca 23: 34).
- Cinna và August là hai nhân vật trong vở kịch Cinna ou la Clémence d'Auguste (Cinna, hay sự ân xá của đại đế Augustus). Cinna nghe lời người yêu là Émilie nên rắp tâm mưu sát vua để trả thù cho cha của Émilie bị vua giết tội. Mặc dấu mưu đồ bị lộ, Cinna và Émilie không bị trị tội mà được vua August ân xá và ban chức tước.
-------------------------------------------------
http://viet-studies.info/NMTuong/NMTuong_HoiKy.htm