Thursday, May 31, 2012

Tiếng Việt mới (Truyện vui mà buồn)


Tiếng Việt mới (Truyện vui mà buồn)

Đồng-hồ không người lái có cửa sổ của tôi chỉ ba giờ rưỡi chiều.
Trong máy bay, ngồi nhìn ra cửa sổ bên ngoài, tôi lặng nhìn đất nước thân yêu, và tôi chợt thở dài. Thấy vậy, người hành-khách ngồi bên cạnh quay sang hỏi:
- Trông anh có vẻ căng lắm? Ngồi trong nội-thất chiếc phi-cơ mà trông ông hình như bức-xúc làm sao?
- Vâng thưa ông, tôi về Việt-Nam lần này là lần thứ nhất, sau bốn mươi năm xa nhà nên có phần hồi-hộp, tôi đáp.
- À, ra thế, tâm-trạng ông hiển-thị trên nét mặt rõ lắm. Ông rời xứ lâu như vậy, tôi đoán lúc trước ông phải là du-sinh đichuyên tu ở đâu đó; người Việt mình vốn trọng-thị vấn đề học-vịlắm mà.
- Vâng, ông đoán không sai, lúc trước, tôi có được đi du-học bên Pháp, nhưng thú thật với ông, riêng tôi không coi-trọng bằng cấp cho lắm, nhất là thời-buổi này- tôi nói tiếp.
- Tôi thống nhất ông, chủ-yếu là phải biết triển-khai tính năng-nổ, rồi tranh-thủ vào đó, khẳng định tài-nghệ mình thì mới thành công một cách tiên-tiến được.
- Ông muốn nói là ông đồng ý với tôi, điều quan trọng là mình phải khai-triển tính siêng năng tháo vát, cố gắng sao cho tài-nghệ mình được công nhận để có thể thành công mỹ-mãn? tôi hỏi lại cho chắc.
- Đúng vậy. À này, ông cũng nên cập-nhật lại ngôn-ngữ văn-hoá hiện-đại của mình đi thì hơn.Chúc ông thư-giãn và đi tham-quan tốt những cảnh-quan nước nhà.
- Cám ơn ông.
Một lúc sau, gần đến cửa khẩu Tân Sơn Nhất, người lái cho biết Trung tâm quản lý đường bay đã cho phép phi-cơ đáp xuống đường băng. Chúng tôi đã đến Sài-Gòn.
Vào đến trạm kiểm tra, người cán-bộ hỏi tôi:
- Hộ-chiếu đâu?
- Dạ thưa, hộ-chiếu là gì ạ? tôi ngớ ngẩn hỏi lại.
- Giấy tờ du-lịch do cơ-quan chủ quản cấp chứ là gì nữa? Xin ông nghiêm-túc một chút - người cán-bộ sẵng giọng.Tôi chìa sổ thông-hành ra.
- Ông sống bên Mỹ à? Bang nào? người cán-bộ hỏi tiếp.
- Dạ thưa , tiểu bang New Jersey .
- Đem vào bao nhiêu kiều-hối?
- Dạ thưa, kiều-hối là gì ạ? tội lại ú ớ.
- Ông không biết từ này à? Ông đừng có linh tinh nữa, khẩn trương lên đi, người cán-bộ bắt đầu sốt ruột.
Hoảng quá, chắc ông ta nói tôi vớ-vẩn và dục tôi phải nhanh lên. Nghĩ đến chữ "hối-xuất", tôi đoán mò.
- Dạ, ngoại-tệ tôi có 1000 mỹ-kim.
- Thôi được rồi, ông đi đi. Có vấn nạn gì thì cứ đến Phòng công-tác người nước ngoài mà hỏi.
- Cám ơn Ngài.
Lấy hành-lý xong, qua trạm hải-quan, không có gì để khai quan-thuế, tôi bước ra ngoài. Tôi thở phào, nhẹ nhõm. Mới đến có vài giờ mà đã ấn-tượng như vậy.
Dáo dác nhìn quanh, tôi vẫy một cái tắc-xi để về khách sạn.

Thấy cái mặt "nai vàng ngơ ngác" của tôi, bác tài-xế chào hỏi:
- Hoan nghênh ông, chắc ông là Việt-Kiều về thăm nhà? Lần này về, ông có dự-kiến làm gì không, em chỉ giúp cho?
- Ờ, xem nào, ăn ngon thì ông đề-nghị đi đâu?
- Muốn ăn ngon thì em xin đề-xuất nhà hàng này, em đảm-bảo chất-lượng, thực đơn cao-cấp, giá rẻ, ông có thể ăn uống vô-tư, chứ đừng có mà đi tìm những nơi hoành-tráng khác, có khả năng đắt khủng lắm, bình quân 100 Đô-La một người đó, nhất là nếu ông là người nước ngoài.

- Ui chao,có thể trung bình 100 Đô? Quả nhiên đắt khủng khiếp thật.
- Nhưng ngược lại, ông vào mấy tiệm chui thì cũng có khả-năng bị chũm lắm đấy.
Đúng rồi, những nơi lén lút, không ai kiểm-soát, bị gạt là cái chắc.

- Thi thoảng, ông có muốn đi tươi mát để hộ lý cho khoẻ không? bác tài hỏi tới.

- Tươi mát? Hộ lý? ông muốn nói gì? Tôi hỏi lại.
- Thì chuyện quan-hệ đàn ông - đàn bà đó mà? Về Việt-Nam, ai mà không biết cái đó? bác tài cười mỉm chi.
- Thôi, cám ơn ông, chắc không cần đâu. À về đến khách sạn tôi có xa không? tôi ngượng-nghịu đánh trống lảng.
- Từ đây vào thành phố không có đường cao tốc, nhưng đi giờ này không sợ ùn-tắc đâu, nếu không gặp tai tệ nạn trong một sự cố giao-thông gì, sẽ nhanh lắm.
- Không có xa-lộ, nhưng giờ này, nếu không gặp tại nạn xe cộ hay cản trở lưu-thông gì thì chả sợ kẹt đường, sẽ nhanh thôi. Tôi lẩm bẩm trong đầu như để học khoá cấp-tốc tiếng Việt mới.
Bác tài-xế nói xong, phóng vun vút và chẳng bao lâu tôi về đến khách sạn.
Đăng ký xong, tôi lên phòng nằm xem chiếu bóng hộp chỉ được năm phút là lăn quay ra ngủ một mạch đến sáng.
Mấy hôm sau, một người bạn sinh-sống tại đây liên-hệ với tôi và đề-nghị:
- Tụi tao có quy-hoạch một buổi tiểu-trà để chiêu-đãi mày thứ bẩy này nhé.
- Cám ơn tụi mày đã định làm một buổi tiệc nhỏ để thết-đãi tao. Về đây chơi, có thổ-công như tụi mày thì nhất rồi.
Tối hôm đó, tôi đến nơi hẹn. Nhà hàng này cũng nhỏ, nhưng rất sạch-sẽ, tươm-tất, có cả một ban nhạc sống nữa. Không biết mấy thằng bạn quỷ có mưu mô gì nhưng chúng đã bố-trí mộtcuộc gặp, cho tôi ngồi cạnh M., một cô gái xinh trẻ, rồi lấy máy ảnh kỹ-thuật số ra chụp tôi với em.
Nói chuyện, ăn uống một lúc, tôi làm ly cà-phê cái nồi ngồi trên cái cốc, còn đang miên man suy-nghĩ thì M. lay tôi, gọi:
- Anh ơi (cô ấy chỉ bằng tuổi con tôi mà dám gọi tôi bằng "anh"), anh đang tư duy gì vậy? Bên kia, mấy người nghệ-nhân đang chơi nhạc kìa, mình ra hát đôiđi, hay là anh thích múa đôi ?
Mấy thằng bạn cũng đốc vào nên tôi cũng đành ra sàn nhẩy với M
- Anh ơi, bên Mỹ, anh làm nghề gì, thu-nhập tầm được bao nhiêu? M. bắt đầu hỏi chuyện.
Trời ơi, tiền lương tôi khoảng bao nhiêu, cô ấy hỏi làm gì? Tôi trả-lời qua loa cho xong, nhưng M. tiến-công tiếp:
- Anh ơi, em phát-hiện là em cảm thấy rất hứng-thú với anh. Anh là đối-tượng của em rồi, em hồ-hởi quá. Hay là anh quản-lý đời em đi anh?
- Tôi quản-lý đời cô hay cô quản-lý đời tôi đây? Nhưng thí-dụ như tôi chịu thì mình như thế nào? Tôi hỏi đùa.
- Trước hết, mình phải tuyên-bố.
- Tuyên bố gì?
- Tuyền bố là lễ hứa-hôn đó anh. Sau đó, anh mua cho em một căn hộ; và lần hồi, mình sẽ đả-thông nhau, rồi mình sẽ...
- Trời ơi, tôi làm gì có tiền mua nhà cho cô?
Em nghe nói bên Mỹ, ai cũng sở-hữu một căn hộ mà, anh bán nó đi rồi sang đây mua hộ cho em. Sang bên này, anh bảo-quản tốt cho em, em sẽ ủng-hộ anh triệt để. Anh xử-lý cho em đi, nhe?
(Quan-hệ, ủng-hộ kiểu này thì hệ-quả chắc phải bị cao huyết áp, tai-biến mạch máu não sớm !!!)
Cứ thế cô tích-cực tiến-công tôi hầu gia tăng sức ép đến mức tầm cỡ:
- Anh ơi, anh đừng có chảnh với em mà, em giản đơn lắm.
Chảnh? Lần đầu tiên trong đời, tôi nghe chữ này, hỏi ra, mới biết là "làm bộ", "làm eo".
Cuối cùng, M. đột-xuất ra chiêu độc:
- Anh ơi, bú mồm em đi.
Xốc quá, choáng quá, tôi bất-tỉnh tại chỗ
Vài hôm sau, tôi muốn ra Huế chơi. Hỏi dưới văn-phòng khách-sạn xem trạm xe-lửa ở đâu, người tiếp-viên cho tôi biết:
- Cục đường sắt gần đây thôi. Ông đi bộ cho mát, hôm nay đài thuỷ-văn cho biết trời đẹp lắm.
Ngoài nhà ga, tôi mua một vé đi Huế.
- Một vé tầu-lửa đi Huế? Ghế mềm hay ghế cứng?
- Cứng thì bao nhiêu? Mềm bao nhiêu? tôi hỏi lại.
Rốt cuộc, giá không xê-xích bao nhiêu nên tôi mua ghế mềm, ngồi cho sướng ... bàn toạ.
Đến nơi, tôi đi thăm vài danh lam, thắng cảnh xong, ngồi nghỉ chân một lúc rồi tôi phải hỏi một ông khách qua đường.
- Xin lỗi ông, tôi đang đau bụng quá, gần đây có chỗ nào cho tôi đi không ạ?
Ông khách chỉ sang bên nọ và trả-lời:
- Cuối đường có cái nhà ỉa kia, ông lại đó đi. Nhưng còn tuỳ ông đi nặng hay đi nhẹ nữa, vì đi nặng thì dịch-vụ đắt tiền hơn.
- Trời!!!
Đến đây, tôi chợt thức tỉnh. Hoá ra chỉ là một giấc mơ, nhưng sao hãi-hùng quá. Lâu lắm rồi, tôi không được về thăm nhà, bây giờ có về, không lẽ tôi phải có thông-dịch viên đi theo sao?
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời...
Tiếng nước tôi, tiếng nói đồng-bào tôi mà sao nghe lạ tai quá? Bây giờ, khi xem phim với phụ-đề tiếng Việt, tôi lại còn khó hiểu hơn là không có phụ-đề nữa; đọc những bài thâu lượm trên Internet thì nhiều khi cứ phải đoán mò, và khó chịu làm sao khi đọc chữ "Y" cứ bị thay thế bằng "I".
Nhưng điều tôi không thể hiểu nổi là tại sao có những tờ báo Việt-Nam bên Mỹ này cũng hùa theo cái "phong-trào" ấy, như để "khoe" là mình "văn minh hiện đại" (?)Vẫn biết sinh-ngữ nào chả biến-đổi cho thích-hợp với thời-đại nhưng sao thay đổi "khủng" quá? Không biết cụ Nguyễn Du hay cụ Trần Trọng Kim, nếu còn sống sẽ nghĩ gì về tiếng Việt mới này? Hay có lẽ chúng tôi quá "cổ hủ"? Dầu sao đi nữa, chúng tôi sẽ không cầm bút để viết lịch-sử Việt-Nam nên chúng tôi chắc chắn là sai lầm.
Nhưng thôi, đất nước tôi không còn là đất nước tôi, tôi cũng không còn thẩm-quyền gì để phê-bình, tôi chỉ có quyền buồn (ít ra, cái tư-do này, không có chính-quyền nào có thể cấm-đoán được).
Tôi buồn, nhưng thôi, như đã chia-xẻ trong bài "Thế-hệ bánh mì kẹp", chỉ vài mươi năm nữa, vấn-đề này sẽ không còn là vấn-đề nữa, một khi chúng tôi sẽ lũ-lượt rủ nhau đi hết. Lúc đó, chúng tôi sẽ lại được nói lại "tiếng Việt cũ" với bố mẹ, ông bà chúng tôi.
Ôi, tiếng nước tôi.
Yên Hà
Tháng năm, 2012
Washington công kích Hà Nội không tôn trọng quyền công dân
     
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với nông dân trong vụ cưỡng chế đất ở Nam Định ngày 09/05/2012.
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với nông dân trong vụ cưỡng chế đất ở Nam Định ngày 09/05/2012.
REUTERS/Nguyen Lan Thang

Tú Anh

"Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một chế độ độc tài độc đảng, bầu cử không tự do không công bằng, tư pháp tham ô. Chính quyền hạn chế quyền công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chế độ chính trị, gia tăng các biện pháp trấn áp các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo, kể cả trừng phạt lòng yêu nước của công dân bằng đạo luật an ninh quốc gia".

Bản phúc trình về nhân quyền tại Việt Nam năm 2011, dày 48 trang, do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm qua 24/05/2012 mô tả Việt Nam là một bức tranh u ám : những quyền tự do của một xã hội bình thường hoàn toàn thiếu vắng tại Việt Nam. Vấn nạn lớn nhất cho người dân Việt Nam là không có quyền dùng lá phiếu để thay đổi chính quyền, trong khi chế độ gia tăng các biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân. Bộ máy tư pháp và an ninh thì bị tham ô và chính trị chi phối. Người dân sống trong một chế độ áp bức, công an tra tấn, bạo hành nghi phạm thậm chí đánh chết người vô tội mà không bị trừng phạt, điều kiện lao tù khắc nghiệt, chính quyền bắt người tùy tiện, tòa án xét xử chớp nhoáng với bản án định trước.
Các nhà tranh đấu cho nhân quyền, bảo vệ dân oan bị cưỡng chế đất đai hay chủ quyền đất nước, chống tham vọng xâm lăng của Trung Quốc, đã bị chính quyền tự tiện bắt giam với những lời buộc tội vu khống.
Báo chí và internet bị đảng Cộng sản và các cơ quan ngoại vi kiểm soát chặt chẽ. Nhiều phóng viên chính thức lẫn blogger độc lập đã bị tù vì đụng chạm đến những vấn đề được gọi là nhạy cảm như chuyện tham ô, tình hình biển đảo và thậm chí chuyện tình ái của con cháu giới lãnh đạo.
Về tôn giáo, chính sách trấn áp vẫn tiếp diễn nhất là ở nông thôn, qua các bản án trừng phạt 6 tín hữu Tin lành ở Bến Tre và những vụ bắt bớ cấm đạo trên Tây nguyên. Tuy nhiên, dù Giáo hội Công giáo được chính quyền công nhận, thì nhiều cơ sở hoặc xứ đạo vẫn là nạn nhân bị chính quyền địa phương sách nhiễu như trường hợp giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội, Cồn Dầu ở Đà Nẵng.
Trong lãnh vực xã hội, chính quyền ngăn cấm các tổ chức phi chính phủ độc lập hoạt động trên nhiều lãnh vực, tình trạng bạo hành phụ nữ, buôn bán phụ nữ và trẻ em cho các đường dây mại dâm vẫn tiếp tục. Chính phủ Việt Nam giới hạn quyền bảo vệ người lao động, không cho thành lập công đoàn độc lập.
Trong suốt 48 trang, bản báo cáo đơn cử hàng trăm trường hợp cụ thể từ những người được biết tiếng như Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, nhóm chủ trương Câu lạc bộ nhà báo tự do Điếu Cày Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, cho đến những công dân bình thường chỉ vì một hành động yêu nước mà phải vào tù như Bùi Thị Minh Hằng hay nhạc sĩ sinh viên Việt Khang.
Cũng trong phần nhận định về tình trạng thiếu tự do ngôn luận tại Việt Nam, bản báo cáo đương cử trường hợp của ông Nguyễn Anh Tuấn, sáng lập viên và Tổng biên tập vietnamnet bị áp lực phải từ chức hồi tháng 2 năm 2011. Bên cạnh đó là một loạt 9 blogger đã bị bắt hồi năm ngoái, và một loạt thanh niên sinh viên công giáo đột nhiên phải vào tù.
Một chi tiết đáng được chú ý là Bộ Ngoại giao Mỹ đặc biệt quan tâm đến tình trạng bạo hành của công an Việt Nam trong cơ sở của công an. Những vụ oan khiên này được đưa ngay lên phần một của bản phúc trình, với trường hợp của ông Trịnh Xuân Tùng bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết tại Hà Nội hồi tháng 3 năm ngoái, vụ thanh niên Nguyễn Công Nhựt ở Đồng Nai, Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang đã gây ra một cuộc biểu tình phản đối của gần 30 ngàn dân hồi tháng 7/2010…..
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không quên những vụ mất tích bí ẩn từ nhiều năm trước như trường hợp đại đức Thích Trí Khải, của thanh niên Lê Trí Tuệ, sáng lập viên Công đoàn Tự do.
Tình trạng cưỡng chế đất đai của nông dân gây ra những cuộc tranh đấu từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên cũng được đưa lên phần đầu của bản phúc trình.
Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định là chính phủ Việt Nam không có thái độ dứt khoát trừng phạt những viên chức lạm dụng chức quyền. Thành phần công an cảnh sát hà hiếp dân gần như là không bị trừng trị.

XA LỘ Ở HOA KỲ

XA LỘ Ở HOA KỲ
 
Một vài dữ kiện khá lý thú về đoạn xa lộ được xem là tối tân nhất của Hoa Kỳ này:
Xa lộ 105, còn được gọi là Century Freeway hay Glenn Anderson Freeway, được đề án vào năm 1958, và được thêm vào dự án Interstate Highways cuối thập niên 1960s. Một đơn kiện của cư dân địa phương và các nhà hoạt động bảo vệ môi sinh được nạp năm 1972 xin huỷ bỏ dự án này. Dầu vậy, một phát quyết của thẩm phán Harry Pregerson đã được phê chuẩn và ban hành năm 1979, sau đó được tu chính năm 1981, đã cho phép khởi công xây cất xa lộ I-105.

image
I-110/I-105 interchange in Los Angeles
- Lễ đặt viên đá đầu tiên diễn ra ngày 1 tháng 5 năm 1982 và đoạn xa lộ này được chính thức khánh thành cho công chúng xử dụng lúc 3 giờ 13 phút ngày 14 tháng 10 năm 1993, sau 11 năm 5 tháng và 13 ngày xây cất. Từ sáng sớm ngày hôm đó, cả ngàn người đã đậu xe sắp hàng để chờ được "cắt chỉ" khai trương, để được vinh dự là những người đầu tiên được lái xe trên xa lộ I-105.
- Xa lộ I-105 có 3 lối (lanes) chính mỗi chiều, cộng thêm hai lối phụ dành cho những người đi chung xe, thường được gọi là diamond lanes hay car pool lanes. Ngoài ra, chính giữa xa lộ còn được thiết bị với hệ thống đường xe điện hai chiều.
- Tổng số xe cộ xử dụng xa lộ I-105 những ngày sau khi khánh thành là 155,000 chiếc mỗi ngày. Con số này đang trên đà gia tăng và Cal Trans ước lượng rằng vào năm 2010, tổng số xe cộ xử dụng xa lộ I-105 sẽ lên đến 230,000 chiếc mỗi ngày.
- Trong 17.3 dặm của xa lộ I-105, chỉ có 0.5 dặm của xa lộ được xây bằng mặt đường. Còn lại, 10.7 dặm được xây cao hơn mặt đường và 6.1 dặm thấp hơn mặt đường.
- Xa lộ I-105 có 4 giao điểm nối với xa lộ I-405, I-110, I-710, và I-605. Riêng chỗ giao điểm của xa lộ I-105 và xa lộ I-405 là một công trình xây cất giao điểm xa lộ lớn nhất tại California. Giao điểm này rộng 100 mẫu, gồm 5 tầng và có độ cao hơn một cao ốc 7 tầng, với kinh phí xây cất lên đến 134 triệu đô la. Chỉ riêng đoạn xa lộ tạm thời trên xa lộ I-405 để xe cộ có thể lưu thông trong gian xây cất giao điểm, tốn phí đã lên đến hơn 20 triệu đô la.

image
- Để hoàn thành xa lộ I-105, Cal Trans đã mua lại nhà, đất của 25,000 cư dân địa phương.
- Cal Trans đã xử dụng 930 mẫu đất, 2.3 triệu cubic yards xi-măng, 115,000 tấn thép, đào xới 16 triệu cubic yards đất và lấy đi 500,000 cubic yards đất bị ô nhiễm.
- Công trình này là công sức của 200 nhân viên tiểu bang, và hơn 1500 nhân viên thuộc các hãng thầu.
- Công trình xây dựng xa lộ I-105 đã mang lại hơn 18,000 công việc, cùng gián tiếp hỗ trợ hơn 27,000 công việc khác.
Những quy luật về đặt danh số cho xa lộ:
Có khi nào bạn tự hỏi những danh số đặt tên cho Xa lộ Liên bang và Tiểu bang có ý nghĩa gì không ? Xin thưa, chúng đều có ý nghĩa và buộc phải theo một hệ thống nhất định. Vào năm 1957, dấu hiệu và danh số dành cho Xa lộ Liên bang được phổ biến. Theo quy luật này, dấu hiệu của Xa lộ Liên bang sẽ có hình khiên, mũi nhọn quay xuống, gồm ba màu xanh dương, trắng và đỏ (màu đỏ ở trên, xanh dương ở dưới, nền trắng, chữ trắng). Cũng theo quy luật này, những Xa lộ Liên bang mang hai con số sẽ được xem như những xa lộ chính. Nếu một xa lộ chính chạy theo hướng Nam-Bắc, nó sẽ mang số lẻ, và ngược lại, nếu một xa lộ chính chạy theo hướng Đông Tây, nó sẽ mang số chẵn. Số nhỏ dành cho những xa lộ bắt đầu từ miền Tây và miền Nam và số lớn dành cho những xa lộ bắt đầu từ miền Đông và miền Bắc. Thí dụ như xa lộ liên bang 5 (số zero được hiểu ngầm), sẽ chạy theo hướng Nam-Bắc và bắt đầu từ Nam California, trong khi đó, xa lộ liên bang I-10, sẽ chạy theo hướng Đông-Tây và cũng bắt đầu từ Nam California.

image
 Những xa lộ liên bang có 3 con số là những xa lộ vòng đai hoặc xa lộ phụ thuộc vào xa lộ chính. Chẳng hạn như xa lộ liên bang I-405 là xa lộ phụ của xa lộ liên bang I-5 và xa lộ liên bang I-210 là xa lộ vòng đai của xa lộ liên bang I-10. Xa lộ vòng đai hoặc xa lộ phụ cũng phải theo quy luật chẵn, lẻ như xa lộ chính, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Trường hợp ngoại lệ điển hình là Xa lộ Liên bang I-110 hoặc Xa lộ Liên bang I-710, hai xa lộ phụ của Xa lộ Liên bang I-10, tuy mang số chẵn nhưng chúng lại chạy theo hướng Bắc-Nam.

image
 Dấu hiệu cho Xa lộ Tiểu bang có hình dáng và màu sắc tùy mỗi tiểu bang quyết định. Tại California, xa lộ tiểu bang có màu xanh lá cây trên nền trắng, chữ trắng, cũng hình khiên nhưng với mũi nhọn chỉ lên trời, như xa lộ tiểu bang CA-91 hoặc xa lộ tiểu bang CA-22. Xa lộ Tiểu bang không nhất thiết theo quy luật chẵn lẻ, điển hình là xa lộ Tiểu bang CA-91, tuy mang số lẻ nó lại chạy theo hướng Đông-Tây.

image
 Ngoài hai hệ thống xa lộ liên bang và tiểu bang như đã đề cập, chúng ta còn có một hệ thống xa lộ nữa được gọi là Xa lộ US (US Highways). US Highways là một loại hệ thống Xa lộ Liên bang nhưng đã tồn tại trước khi bộ luật Federal Aid Highway Act (FAHA) ra đời. Hệ thống xa lộ này được thành lập đầu tiên vào năm 1925 bởi Federal Aid Highway Act để thay thế sự lẫn lộn của những xa lộ dùng tên gọi (chẳng hạn như xa lộ Lincoln Highway nối liền New York với San Francisco, đã được thay thế bằng US40, sau này trở thành Xa lộ liên bang I-80 tại California). Xa lộ Hoa Kỳ có dấu hiệu cũng hình khiên, màu trắng, viền đen, chữ đen với mũi nhọn quay xuống. Hiện nay, phần lớn những Xa lộ Hoa Kỳ đã được thay thế bằng những Xa lộ Liên bang hay Tiểu bang, nhưng một số vẫn còn tồn tại, chẳng hạn như xa lộ US-101, hoặc xa lộ US-395.

image
Nhiều người thường lầm tưởng rằng Xa lộ Liên bang (Interstate Highways) là xa lộ nối liền các tiểu bang còn Xa lộ Tiểu bang (
State Highway
) là xa lộ chỉ chạy trong phạm vi tiểu bang mà thôi. Điều này không hoàn toàn đúng như vậy. Chỉ có xa lộ chính mới chạy xuyên tiểu bang, thí dụ như xa lộ Liên bang I-10 hoặc I-40. Còn những xa lộ Liên bang phụ hoặc xa lộ vòng đai chỉ chạy trong phạm vi tiểu bang. Điển hình là Xa lộ liên bang I-105 chỉ chạy từ Norwalk đến El Segundo, thuộc tiểu bang California.
Sự khác biệt giữa Xa lộ Liên bang và Xa lộ Tiểu bang ở chỗ Xa lộ Liên bang được tài trợ và chi phối bởi liên bang, trong khi đó Xa lộ Tiểu bang hoàn toàn do tiểu bang chi chuẩn. Một điều đáng được ghi nhận là tiểu bang Alaska không có xa lộ Liên bang nhưng tiểu bang Hawaii thì có, được biết dưới tên là xa lộ Liên bang H1.

image
Những điều cần biết khi xử dụng xa lộ:
Như đã thưa ở trên, xa lộ tại Hoa Kỳ được xem như con đường an toàn và hữu hiệu nhất cho những người lái xe ô tô. Đúng vậy, so với các đường trong thành phố, số tai nạn tử vong trên xa lộ rất thấp và thời gian để đi từ điểm A đến điểm B rất ngắn. Thời gian di chuyển trên xa lộ so với đường trong thành phố, nhất là nếu bạn phải đi xa, thường chỉ bằng một nửa hoặc ngắn hơn. Tuy vậy, lái xe trên xa lộ không phải là không nguy hiểm vì tốc lực xe chạy trên xa lộ rất cao, có thể lên đến 75 hay 80 dặm/giờ. Với một tốc lực cao như vậy, nếu bạn lạc tay lái đâm vào thành xi măng chắn hoặc đâm vào xe ngược chiều thì kể như tiêu đời.

image
 Với tư cách là một giảng viên của National Traffic Safety Institute (NTSI), tác giả xin được đóng góp một vài ý kiến thô thiển cùng những kinh nghiệm thâu thập được trong nghề ngõ hầu có thể giúp bạn đọc lái xe an toàn hơn và tránh được bị các ông bạn dân chiếu cố:

image
1. Luôn giữ xe trong tình trạng toàn hảo. Chiếc xe của bạn là một trong bốn yếu tố khiến 6,300,000 tai nạn đã xảy ra hằng năm, đưa đến sự tử vong của gần 50,000 người. Bảo trì xe là một trong những phương cách có thể giúp giảm thiểu sự nguy hiểm trong việc lái xe. Hãy kiểm soát hệ thống thắng xe của bạn thường xuyên, ít nhất mỗi 15,000 dặm. Đừng để mực dầu thắng xuống thấp hơn mực tối thiểu. Nên thay vỏ bánh xe nếu chúng đã mòn quá 1/32 của một inch.

image
2. Tránh xử dụng những xa lộ được mệnh danh là xa lộ tử thần (killer highways), nếu bạn có thể xử dụng những xa lộ khác. Xa lộ tử thần là những xa lộ tiểu bang, chạy xuyên qua những tỉnh lẻ, thường được gọi là những xa lộ đồng quê (country highways), thí dụ như Xa lộ Tiểu bang CA-71. Loại xa lộ tiểu bang này chỉ có hai lối (lanes) đi và về, không có tường chắn ở giữa. Chúng chỉ được ngăn đôi bằng hai vạch vàng liên tục, hoặc đôi khi, một vạch liên tục và một vạch đứt đoạn một bên. Đây là dấu hiệu cho phép tài xế được lấn sang phần đường bên kia để qua mặt xe đằng trước. Lý do những xa lộ này được mệnh danh là xa lộ tử thần vì số tử vong hằng năm trên những xa lộ này rất cao, phần lớn do tài xế qua mặt một cách bất cẩn, hoặc do tài xế mệt mỏi, ngủ gục và đâm qua lối đi ngược chiều.
Những điều cần ghi nhớ nếu bạn buộc phải xử dụng những xa lộ này:
 
image
1. Nếu bỗng dưng bạn thấy xe ngược chiều đâm sang lối của bạn, việc đầu tiên là hãy giữ bình tĩnh, bóp kèn hoặc pha đèn để cảnh giác người tài xế với hy vọng anh ta sẽ trở về lối của anh ta. Nếu đèn và kèn không mang lại kết quả, hãy lạng xe về hết bên phải để tránh tai nạn. Không bao giờ lạng về bên trái vì người tài xế xe ngược chiều có thể giật mình và
trở về lối của anh ta.

image
2. Chỉ qua mặt khi lằn kẻ vàng bên phần đường của bạn đứt đoạn. Không bao giờ qua mặt tại những khúc quanh, trên dốc và nhất là không bao giờ qua mặt vào ban đêm nếu bạn có thể thấy được hai ánh đèn xe ngược chiều, mặc dù chúng rất nhỏ. Lý do rất dễ hiểu là bạn sẽ không ước lượng chính xác được khoảng cách giữa xe của bạn và xe bên kia, do đó bạn sẽ không đủ thì giờ để vượt xe đằng trước bạn một cách an toàn.

image
 3. Luôn luôn giữ khoảng cách an toàn đối với xe đằng trước. Khoảng cách giữa xe của bạn và xe đằng trước được xem là an toàn khi xe đằng trước bạn bất chợt thắng gấp mà bạn vẫn có thể thắng kịp để không gây ra tai nạn. Khoảng cách này được đo bằng thời gian, được đề nghị là 3 giây cho điều kiện thời tiết bình thường. Nếu trời đang mưa hoặc có sương mù, khoảng cách này phải được tăng lên, 4 hoặc 5 giây hoặc lâu hơn nữa. Để biết được khoảng cách an toàn giữa xe của bạn và xe đằng trước, hãy để ý chiếc xe trước mặt. Khi chiếc xe này đến một điểm cố định, chẳng hạn như cột đèn, thì bạn bắt đầu đếm thầm, chậm rãi: một ngàn lẻ một, một ngàn lẻ hai, một ngàn lẻ ba. Nếu sau khi đếm tới một ngàn lẻ ba mà xe của bạn chưa đến điểm cố định đó, bạn đã giữ được khoảng cách an toàn. Bằng không, bạn đang đánh bài với sinh mạng của mình.

image
4. Đừng vượt quá vận tốc giới hạn. Tốc lực tối đa của tiểu bang California là 65 dặm/giờ, ngoại trừ trong những trường hợp điều kiện an toàn cho phép, tốc lực tối đa được tăng lên 70 dặm/giờ. Trên lý thuyết, nếu bạn vượt quá vận tốc giới hạn dầu chỉ 1 dặm, cảnh sát có quyền cho bạn ticket vì tiểu bang California, cùng 31 tiểu bang khác, áp dụng luật "tốc lực giới hạn tuyệt đối" (absolute speed limit). Tuy nhiên, trên thực tế, cảnh sát thường không viết ticket cho bạn nếu bạn chỉ vượt quá khoảng 5 hoặc 7 dặm. Trong mọi trường hợp, tác giả thành thật khuyên các bạn đừng lái xe quá tốc lực, nhưng nếu bạn là người thích lái xe nhanh, thích tìm cảm giác mạnh, các bạn cần ghi nhớ những điều sau đây để tránh khỏi bị ăn ticket của những ngài cảnh sát:
- Tránh xử dụng lane số 1 (lane sát giữa đường hoặc cạnh diamond lane)
- Tránh đổi lane nhiều lần
- Tránh bám đuôi xe khác quá gần
- Đừng dán kính màu cửa kính trước của xe (phần ghế tài xế và hành khách kế bên)
- Đừng sơn sửa xe để nó có hình dạng quá nổi bật như cắt ống nhún cho xe thấp gần sát đất, dùng bánh xe có đường kính 20 inch, sơn xe màu thật nổi như xanh lá cây lợt hoặc vàng, xi bô xe, cảng xe bóng loáng, gắn đèn neon chung quanh hay dưới lườn xe...

Khi có nhiều người vi phạm cùng một lúc, cảnh sát sẽ cho ticket những người nào mà họ cho là dễ bắt nhất, nổi bật nhất và vi phạm lộ liễu nhất.
- Đừng bao giờ qua mặt cảnh sát. Khi lái xe trên xa lộ, bạn hãy để ý đến những xe cảnh sát chạy chậm trong lane trong cùng. Đây là những ông bạn dân đang làm nhiệm vụ của họ là canh bắt những người vi phạm vận tốc giới hạn. Nếu không muốn bị ăn ticket, bạn hãy giữ cùng vận tốc với họ. Khi thấy họ exit ra khỏi freeway, đừng vội nhấn ga đi tiếp vì nghĩ rằng bạn đã thoát nạn. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ vờ exit nhưng thật ra họ rẽ vào con đường nhỏ bên cạnh và bọc lên freeway trở lại

Và cuối cùng…
 
image
 
5. Đừng lái xe trên car pool lanes nếu bạn chỉ đi một mình. Car pool lanes hay diamond lanes là những lối đi đặc biệt trên xa lộ, hoặc lối ra xa lộ, chỉ dành riêng cho những xe có hai, hoặc ba người trong xe trở lên. Tiền phạt tối thiểu cho những người vi phạm car pool lanes cho tiểu bang California là 271 đô. Đừng ra hoặc vào car pool lanes ở những nơi mà những đường kẻ màu vàng liên tục. Chỉ ra và vào khi nào những đường kẻ đứt đoạn. Vi phạm điều này, bạn cũng sẽ ăn một ticket giống như trường hợp của lái xe trên diamond lane một mình.
 
image
 
Để chấm dứt bài viết này, tác giả xin kể cho các bạn một chuyện vui mà tác giả thường kể cho các học viên trong lớp xoá ticket. Có một bà Mỹ sồn sồn, dòng dõi luật sư (bố là luật sư, chồng là luật sư, anh em có nhiều người làm luật sư). Bà bị lãnh một ticket cho tội lái xe trên diamond lane một mình. Thay vì đóng phạt rồi xin đi học traffic school, bà chọn việc ra toà tranh cãi cho sự vi phạm của bà. Đứng trước mặt quan toà, khi được hỏi: "Có tội hay không có tội?" bà đã anh dũng thưa với quan toà rằng: "Không có tội".

image
Quan toà tỏ vẻ ngạc nhiên hỏi bà:
- Bà lái xe trên diamond lane một mình bị cảnh sát bắt, xin bà hãy giải thích về sự vô tội của bà?
Bà liền lôi trong cặp táp ra tờ giấy do bác sĩ cấp, chứng nhận rằng bà đang mang thai 4 tháng, đưa cho quan toà xem. Quan toà liếc mắt nhanh qua tờ giấy, trả lại cho bà mỉm cười:

- Theo luật pháp, đây chỉ mới là thai nhi, không tính là một người. Bà vẫn có tội. Sorry.
Nhưng bà không chịu thua, lớn tiếng thưa
- Thưa quan toà, ông sai rồi
Quan toà vẫn cười
-Tôi sai ? Xin bà hãy chứng minh chỗ tôi sai. Tôi rất muốn nghe sự trình bày của bà
Bà trả lời một cách tự tin
- Được, tôi sẽ chứng minh cho ông xem.
Nói xong, bà lại mở cặp, lôi ra một quyển sách luật, mở đến trang đã đánh dấu sẵn, đọc lớn:
- Trong phiên toà ngày ….tại toà án tối cao tiểu bang …. , vị thẩm phán phiên toà đã tuyên án tù chung thân một người đàn ông về tội đã giết chết hai người, đó là người đàn bà mang thai và đứa con còn trong bụng của bà ta.
Đọc xong, bà giơ quyển sách luật lên cao, dõng dạc:
-Vì thế, chiếu theo phiên toà này, đứa bé trong bụng tôi là một người.

image
Xong bà đắc ý cười lớn:
-Haha, tôi đã bảo ông, tôi sẽ chứng minh cho ông xem mà. Ông thua rồi.
Vị quan toà sau khi nghe bà trình bày, gật gù:
-Tôi có lời khen ngợi bà và xin cảm ơn về sự khảo cứu của bà. Hôm nay tôi được học một điều mới. Bà nói đúng, chiếu theo phiên toà này, đứa bé trong bụng bà là một người. Vì lý do này, tôi sẽ tha bà tội lái xe trên diamond lane, nhưng ...
Ngưng một vài giây, ông tiếp:
-Tôi buộc phải phạt bà tội …HAI NGƯỜI NGỒI MỘT GHẾ.
Tác giả xin chúc các bạn một ngày thật vui và xin lái xe thật cẩn thận.
Trần Quốc Sỹ

Bắc Hàn tuyên bố là cường quốc nguyên tử

Bắc Hàn tuyên bố là cường quốc nguyên tử

TTO - Hiến pháp mới của Bắc Hàn đã tuyên bố nước này là một quốc gia có quyền trang bị vũ khí nguyên tử. Điều này làm phức tạp thêm những nỗ lực đi tới giải trừ nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên.


Bắc Hàn tự nhận là một quốc gia được trang bị vũ khí nguyên tử - Ảnh: Reuters

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, hãng tin ITAR-TASS ngày 31-5, trang web Naenara, một trang mạng chính thức của chính quyền Bình Nhưỡng, đã đăng toàn văn hiến pháp mới sau khi được sửa đổi trong phiên họp quốc hội ngày 13-4 vừa rồi.
“Cựu Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Kim Jong Il đã đưa đất nước chúng ta thành một đất nước được vũ trang nguyên tử với hệ tư tưởng bách thắng và quân đội có sức mạnh vô địch, mở đường cho việc xây dựng một quốc gia hùng mạnh và thinh vượng”, phần lời nói đầu hiến pháp viết.
Hiến pháp trước đó của Bắc Hàn, được sửa đổi ngày 9-4-2010, không có cụm từ “đất nước được vũ trang nguyên tử”. Sau khi ông Kim Jong Il qua đời tháng 12-2011, Bình Nhưỡng đã sửa đổi hiến pháp để khẳng định và thần thánh hóa những thành tựu dưới thời ông Kim Jong Il.
Theo TTXVN, Mỹ đã lập tức phản ứng trước tuyên bố này của Bình Nhưỡng khi khẳng định không bao giờ công nhận Bắc Hàn là một nước có vũ khí nguyên tử.
Trả lời phóng viên Yonhap tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói “Mỹ từ lâu vẫn kiên định quan điểm rằng không bao giờ chấp nhận Bắc Hàn là một cường quốc nguyên tử”.
Một quan chức giấu tên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm rằng Bắc Hàn cần tuân thủ Thỏa thuận đã đạt được năm 2005 và các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí nguyên tử.
“Ban lãnh đạo mới Bắc Hàn cần có sự lựa chọn sáng suốt trong chính sách của mình, chấm dứt các hành động khiêu khích, đặt người dân lên trên tham vọng trở thành cường quốc nguyên tử và cuối cùng là quay trở lại hội nhập với cộng đồng quốc tế”.
HẢI MINH

---------------------------------------------------------------------------------------

Nam Hàn bắt hai nghi can gián điệp cho Bắc Hàn



Các nghi can bị buộc tội dùng thiết bị tình báo quân sự
gây rối cho Nam Hàn. Ảnh: Telegraph

Hãng tin Yonhap dẫn văn bản của cơ quan cảnh sát Nam Hàn cho hay hai người này gồm một người 56 tuổi và một người 74 tuổi. Văn bản trên không tiết lộ danh tính của hai nghi can.
Họ bị buộc tội thu thập các tin tức tình báo quân sự dưới sự chỉ dẫn của một người được cho là điệp viên Bắc Hàn nằm vùng ở Đan Đông - một thành phố của Trung Cộng nằm bên đường biên giới Trung Cộng và Bắc Hàn.
Người đàn ông 74 tuổi đã nhận các thiết bị có khả năng gây nhiễu sóng định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) và các thiết bị quân sự công nghệ cao khác từ người 56 tuổi. Hiện cảnh sát Nam Hàn đã giao sự việc cho cơ quan công tố.
Thời gian qua, Nam Hàn đã tố Bắc Hàn gây nhiễu tín hiệu GPS của họ trong khoảng 28-4 đến 13-5, gây ảnh hưởng tới hơn 650 chuyến bay của các hãng hàng không Nam Hàn và quốc tế, trong đó có Korean Air, FedEx và United Airlines.
Tuy nhiên, hai người đàn ông bị bắt phủ nhận gây nhiễu tín hiệu GPS của Nam Hàn và gọi lời buộc tội là đòn mới chống lại Bình Nhưỡng.

Người đàn ông 74 tuổi từng bị kết án tù chung thân trong một vụ gián điệp khác năm 1972 nhưng sau đó được thả có điều kiện vào năm 1990. Tuy vậy, người này đã vi phạm lời hứa và tiếp tục làm gián điệp cho Bắc Hàn.
PHAN ANH

Đất nước lắm '' con lừa''
:D big grin
Người Buôn Gió
Người ta gọi bọn nghiện là con nghiện
Gọi các cô gái làm tiền là con điếm.
Hôm nay đi chợ mua thức ăn. Sau những ngày căng thẳng với đủ các cấp an ninh, cách giảm căng thẳng của mình là đi chợ mua đồ ăn về nấu.
Ra chợ mua thịt xay, hành, lá lốt về làm món chả lá lốt. Mớ lá lốt bóng, dày, lá to mỡ màng. Mang về đến nhà dỡ ra rửa thì ôi thôi chỉ có 3 cái lá bên ngoài là vậy. Còn bên trong thì lá nhỏ, rách, cằn..
Phải tỉ mỉ bọc 3 cái lá rách lại mới cuốn xong miếng chả.
Chợt thấy nẫu lòng, mớ lá lốt thì đáng bao tiền mà người ta phải làm thế. Chẳng giận người bán, người hái rau mà chỉ thấy thương họ, thấy buồn. Mớ lá lốt mua có 3 nghìn, hơn cốc trà đá 1 nghìn, mua có mặc cả gì đâu. Họ bán 4 nghìn hay 5 nghìn cũng được. Lá lốt ở quê nhiều chỗ không trồng mọc xanh um. Có đáng giá gì đâu mà người ta phải làm vậy.
Chợt nghĩ hay là giờ làm cái gì mà người ta không lừa được nhau là thấy không ổn.
Ngày bé, cách đây gần 30 năm nhiều nhà ngõ mình làm nghề thuốc lá cuộn. Người ta lấy thuốc lá sợi vàng óng ả sợi dài véo chút để hai mép giấy, thuốc lá đen vụn như bụi bỏ đầy ở giữa. Cuốn lại rồi cắt gọn hai đầu. Nhìn điếu thuốc cả hai đầu đều vàng óng ả thích mắt.
30 năm rồi đã qua thời khó khăn, thời của kinh tế thị trường, nhiều nhà kinh doanh nỗ lực đề cao chữ tín.
Nhưng cũng lắm đại gia nói là vậy, nhưng mua đồ hàng triệu xong khi trục trặc bảo hành là biết nhau ngay. Khách hàng nản vì khiếu nại lai rai, đem đi kiện thì chả cơ quan nào để ý cho. Đành ngậm ngùi bỏ tiền ra mà thay thế linh kiện.
Có ông to nào đó, lúc chứng khoán đang giảm. Ông đăng đàn nói chắc nịch.
- Giờ là lúc mua chứng khoán, tôi có tiền tôi cũng mua.
Sau câu đó thì chứng khoán giảm tiếp tục xuống đáy và ngắc ngoải ở cái đáy đó đến tận bây giờ, và bây giờ ông ấy làm lại chức to hơn. Nhiều bà bán rau, bán nước vơ vét tiền tiết kiệm để mua chứng khoán lúc đó để mếu máo tận bây giờ.
Một ông thì kêu không tăng này nọ, không có chuyện giá lên, kiểm soát được. Và xăng cứ lên, điện cứ lên, thuế má nhiều hơn. Ông ý bỏ bộ tài chính để lên làm chức to hơn.
Rồi người ta bảo mở rộng Hà Nội về hướng Bắc, thiên hạ đổ xô mua đất xây biệt thự, giá đất vùng bắc Thăng Long cao vùn vụt. Giờ đi qua chỗ soát vé cầu Thăng Long nhìn nhưng nhà biệt thự bỏ hoang bên tay phải hàng dãy từ chục năm nay thấy chạnh lòng.

Chưa xong, còn mấy nhà khoa học. nhà tâm linh ủng hộ ý kiến về mở rộng Hà Nội về Ba Vì. Những bài viết nào thế đất địa linh, nhân kiệt, thế long chầu, hổ phục, đông tiến về kia, nam xuống phía này tiện lợi giao thông. Thiên hạ có kẻ bán nhà phố cổ, trung tâm để mua đất ruộng , đất đồi đón đầu. Lác đác có kẻ phải trốn biệt xứ, có kẻ tự vẫn.

Có tỉnh cưỡng chế đất, đánh phóng viên, người dân mới đây một cách tàn bạo, máu đỏ, đạn lửa ngút trời. Khi báo cáo lên trên ráo hoảnh '' cưỡng chế thành công, không có gì đáng tiếc xảy ra''

Đất nước từ mớ rau nhỏ vài ngìn bạc đến con tàu hàng chục nghìn tỷ đều dính đến chữ lừa.
Người ta lừa tình, lừa tiền, lừa trên, lừa dưới, lừa đủ thứ nào có thể lừa được. Dường như họ nghĩ nếu không lừa được ai họ sẽ không sống nổi.
Có lúc mình cũng đi lừa tình.
Người ta gọi bọn nghiện là con nghiện
Người ta gọi các cô gái làm tiền là con điếm
Xin hãy gọi những kẻ lừa đảo tương tự như vậy cho công bằng đúng tên '' con lừa''.
Con nghiện, con điếm chỉ chiếm số ít trong tỉ lệ dân chúng.
Nhưng '' con lừa'' thì sao.?
Hãy nhìn xung quanh và tự hỏi bản thân mình.

Do SỐNG ĐƠN GIẢN đăng vào lúc 10://06 P
va SUC MANH VIET 18/5/2012
Reincarnation --Một Câu Chuyện đầu thai có thật tại Mỹ



Cậu bé James Leininger cùng mẹ Andrea và bố Bruce Leininger

Bé James Leininger(Sinh ngày 10/4/1998)
Nhưng tác dụng phụ của điều đó – đúng như tiến sỹ Bowman đã dự đoán trước – những hồi ức của James về chiếc máy bay rơi và về người đàn ông mà đã không thể thoát ra trở nên chi tiết hơn, thực tại hơn. James bắt đầu hồi tưởng lại trong khi tỉnh, một cách rõ ràng, về việc máy bay của cậu cất cánh khỏi mặt nước và quân Nhật đã bắn rơi nó như thế nào. James kể với cha là cậu từng lái một chiếc máy bay hiệu Corsair. Cậu bé còn nói cậu đã phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm có tên là USS Natoma Bay trong cuộc chiến với Nhật Bản. Những chi tiết rõ ràng và kỳ lạ này đã buộc Bruce tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu với sự giúp đỡ của vợ để chứng minh tất cả chuyện này không phải là sự thật. Cả 2 vợ chồng hoài nghi và không muốn tin vào điều đó.

James M. Huston



Bên cạnh chiếc Corsair của mình

Tuy nhiên cuộc nghiên cứu kéo dài suốt gần 5 năm trời với hàng ngàn tài liệu, những cuộc phỏng vấn cá nhân và các nguồn tin của quân đội, Bruce và Andrea cuối cùng đã phải chắc chắn một điều: con trai họ có mối liên hệ kỳ lạ với một phi công Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, có tên là James M. Huston con, đã hy sinh vào năm 1945 trong khi đang làm nhiệm vụ, trên vùng trời Iwo Jima, Nhật Bản.
Những điều lạ lùng khi mới 20 tháng tuổi
Bruce và Andera kể rằng họ bắt đầu thấy những dấu hiệu lạ thường ngay từ khi James hơn 1 tuổi rưỡi. Andrea kể cậu bé cứ luôn luôn quấn quít bên những chiếc máy bay: Cậu chơi với máy bay đồ chơi suốt nhiều tiếng đồng hồ không biết chán và reo lên mỗi khi trông thấy một chiếc máy bay nào đó băng qua bầu trời.
Khi chuyển nhà từ Richardson, Texas, tới Lafayette vào tháng 2 năm 2000, Bruce đã dẫn James tới Bảo tàng Máy bay Cavanaugh tại Addison, Texas. Cậu con trai ông như bị thôi miên bởi những chiếc máy bay tại Viện bảo tàng ấy. Chú bé cứ thơ thẩn quanh quẩn khu vực Thế chiến II của Bảo tàng. Khi ông cố gắng đưa James trở về nhà sau gần 3 tiếng ở đó, James gào khóc. Để thỏa mãn sự tò mò và vỗ về cậu, Bruce đã mua cho cậu một băng video trình diễn máy bay Thiên thần Xanh Hải quân (Navy Blue Angels) tại Bảo tàng. James đã xem nó nhiều đến nỗi cuộn băng gần như nát cả ra.
Vào tháng 4 năm 2000, sau khi đã ổn định nơi ở mới tại Lafayette, những cơn ác mộng của James bắt đầu xuất hiện. Bruce và Andrea cho rằng ác mộng là do James chưa quen với ngôi nhà mới. Nhưng khi ác mộng diễn ra triền miên, thì cha mẹ cậu bé đã phải quan tâm đặc biệt đến con mình.
Trong lúc đó, thì những đồ dùng trong nhà đã phải hứng chịu bộ sưu tập máy bay của James. Cậu bé thả những chiếc máy bay đồ chơi của mình rơi đâm thẳng xuống mặt bàn và ghế. Andrea nhớ lại, vừa đưa tay chỉ vô số những vết trầy xước trên mặt bàn phòng khách. Chiếc bàn đã là bãi đáp cho máy bay của cậu bé. Máy bay đâm xuống mặt đất đã là một nỗi ám ảnh dai dẳng đối với James, đến nỗi khi bất kỳ ai đề cập đến bay lượn, thì James lập tức buột miệng kêu “Máy bay rơi cháy rồi”. Điều đó khiến Andrea rất lo lắng.
Từ tháng 7 cho tới tháng 9 năm 2000, James đã bắt đầu kể với cha mẹ rằng chiếc máy bay trong những ác mộng ấy đã bị quân Nhật bắn rơi sau khi cất cánh từ một con tàu trên mặt biển. Khi James được hỏi liệu cậu có biết viên phi công ấy là ai không, cậu chỉ đáp gọn “James”.
USS Natoma Bay

Andrea hỏi James loại máy bay mà cậu đã lái trong những giấc mơ, và cậu nói nó là một chiếc “Corsair”. Vậy là, sau nhiều lần cố lấy thêm thông tin sau những ác mộng ấy, Bruce và Andrea đã nghe James nói “Natoma”. Bất chợt nảy ý thử tìm hiểu thực hư, Bruce đã tìm kiếm trên mạng với từ khóa “Natoma”. Kết quả là: có tồn tại một tàu sân bay mang tên USS Natoma Bay, đóng tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Bruce đã nghĩ rằng đó chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên thôi.

Vào tháng 10 năm 2000, lại thêm một mảnh câu đố đã được làm sáng tỏ. Sau một cơn ác mộng khác, James đã nói với cha mẹ cái tên Jack Larsen, và cậu bảo đó là Larsen mà cùng bay với James. Tháng sau, James lại có thêm một chút thông tin nữa làm kinh hoàng người cha vốn luôn nghi ngờ. Bruce lướt xem một quyển sách tựa đề “Trận chiến giành Iwo Jima” của tác giả Derrick Wright mà ông vừa nhận được từ một Câu lạc bộ sách lịch sử. Trong khi Bruce đọc, James đã nhảy vào lòng bố để xem tranh vẽ. Khi chờ xem tranh thì James ngồi im nhìn vào trang sách. Thình lình, James chỉ vào một bức tranh của Iwo Jima gần Chichi Jima và nói, “Bố, đó là nơi máy bay của con bị bắn rơi”. Bruce choáng váng.
Vài tuần sau, với những cuộc tìm kiếm nhờ mạng Internet, Bruce đã tới một trang web đề cập đến Hội Natoma Bay. Ông đã liên lạc với Leo Pyatt, người về sau nhận mình đã từng là nhân viên điện đài trên một máy bay chiến đấu Avenger thuộc phi đội VC-81. Bruce không thể cầm lòng, và hỏi Pyatt liệu có chiếc phi cơ Corsair nào đã bay trên Vịnh Natoma không. Pyatt bảo không – chỉ có những chiếc máy bay Avenger và Wildcat thôi. Rồi Bruce hỏi Pyatt có người nào ở đó tên Jack Larsen không. Pyatt bảo ông biết Jack Larsen, nhưng không biết điều gì đã xảy ra với ông ta cả.
Sau khi nhận ra nhiều chi tiết từ đứa con trai 2 tuổi của mình không hiểu vì sao lại hiện thực như vậy, Bruce bị ám ảnh, ông cố gắng bác bỏ bởi vì muốn tin rằng đó chỉ là những “trùng hợp ngẫu nhiên”. Ông bắt đầu lần tìm được những hồ sơ của quân đội từ khắp nước Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của ông là để chứng minh việc này không phải là sự thật. Do đó, ông phải tìm Jack Larsen.
Những mảnh câu đố ghép nối thành bức tranh hoàn chỉnh
Bruce không thể tìm được điều gì về Jack Larsen trong các hồ sơ quân đội sau khi con trai họ đề cập đến cái tên ấy. Ông đã tìm kiếm từ mọi danh sách mà ông có thể tìm được từ các Hồ sơ lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ về những người đã chết trong khi phục vụ cho USS Natoma Bay và tất cả các tàu sân bay khác trong suốt Thế chiến II. Có nhiều Larsen và Larson đã hy sinh, nhưng không có Larsen nào ở USS Natoma Bay. Ông đã tìm kiếm hơn một năm, nhưng không có kết quả. Ông suýt nữa đã bỏ cuộc.

James và Jack Larsen

Vấn đề là ở chỗ: Bruce đang tìm kiếm một người đã chết. Sau khi dự Cuộc sum họp Vịnh Natoma vào tháng 9 năm 2002, Bruce mới khám phá ra rằng Jack Larsen vẫn còn sống khỏe mạnh tại Springdale, Ark. Sau khi nói chuyện với những cựu quân nhân của chiếc tàu sân bay USS Natoma Bay và gia đình họ, Bruce được biết là có 21 người đã tử trận khi phục vụ cho USS Natoma Bay.
Một trong số những người đó là trung úy James McCready Huston con, thuộc phi đội máy bay chiến đấu VC-81, bị bắn rơi khi mới 21 tuổi trong một nhiệm vụ tấn công đặc biệt vào tàu vận chuyển tại bến cảng Futami Ko ở Chichi Jima, theo như các báo cáo đã được giải mật. Huston đã tình nguyện tham gia vào nhiệm vụ này. Anh là phi công duy nhất của tàu USS Natoma Bay bị bắn rơi tại Chichi Jima.





Đôi vợ chồng nhà Leininger còn nhận ra rằng James đã ký tên mình là “James 3″ trên những bức vẽ chì màu về các máy bay trong Thế chiến II. Cậu thậm chí còn nói mình là “James 3″ – nhiều tháng trước cuộc đoàn tụ ấy – ngụ ý rằng James Huston đã theo tên cha là James, và James Leininger là James thứ 3.
Tới thời điểm đó, Bruce nói ông trở nên nản chí bởi vì nỗ lực chứng minh rằng cậu con trai mình không có tiền kiếp nào cả đang đi nhầm hướng. “Tất cả những bức vẽ của nó đều là máy bay đang chiến đấu, và nó biết chủng loại của những chiếc máy bay. Thậm chí nó còn vẽ cả lá cờ mặt trời đỏ của quân Nhật”, Bruce nói. “Nhưng sau khi nó vẽ “James 3″ lần đầu tiên, tôi mới hỏi nó tại sao lại thế. James nói “Con là thứ 3. Con là James thứ 3″. Nó đã tự gọi mình như thế khi chỉ mới có 3 tuổi. Tôi nghĩ nó đang vật lộn với chuyện gì đó chưa được giải quyết, nếu không thì đã không vẽ mãi những bức tranh ấy…”.
Kiên quyết tìm cho ra ngọn nguồn, Bruce đã tới thăm Larsen ở Akansas vào tháng 9 năm 2002 và hỏi ông về James Huston. Larsen không rõ điều gì đã xảy ra với Huston, nhưng ông chắc chắn là máy bay của Huston đã bị trúng đạn vào ngày 3/3/1945 – cái ngày mà Huston đã không trở về sau nhiệm vụ và vì vậy không rõ là Huston đã chết hay là bị quân địch bắt. Larsen đã là phi công yểm trợ cho Huston trong cái ngày tiến về Chichi Jima ấy.
Sau khi cố gắng kiểm tra các hồ sơ của phi đội VC-81, ông khám phá ra là Huston đã bị bắn rơi trong một chiếc máy bay chiến đấu hiệu FM2 Wildcat chứ không phải là một chiếc Corsair, và không có ai trong Cuộc sum họp đó đề cập gì tới những chiếc máy bay Corsair cất cánh từ USS Natoma Bay. Bruce nói điểm không chính xác đó đã giúp ông nuôi hy vọng rằng tất cả chuyện này chỉ là một chuỗi trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

James 3 và bà Anne Huston Baron, chị ruột của James Huston

Hoài nghi tan biến
Để cho chắc, Bruce cố gắng tìm những thành viên của gia đình Huston. Vào tháng 2/2003 ông đã liên lạc với Anne Huston Baron, là chị của Huston, hiện đang sống tại Los Gatos, California. Qua nhiều cuộc điện đàm, nhà Leininger và bà Barron đã trở thành bạn, và bà đồng ý gửi cho Bruce những hình ảnh của người em trai khi trong quân ngũ. Những gói ảnh đã đến được tay Bruce vào tháng 2 và tháng 3 năm 2003.
Trong một gói ảnh có một bức hình của Huston đang đứng trước một chiếc máy bay chiến đấu Corsair – đúng loại mà James nhắc đi nhắc lại mãi. Theo Bruce, các cuộc phỏng vấn với những thợ bảo dưỡng máy bay và các hồ sơ quân đội đã giải mật, thì trước khi Huston gia nhập USS Natoma Bay và VC-81, anh đã là thành viên của một phi đội ưu tú đặc biệt, là phi đội VF-301 Devil’s Disciples, từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1944. Phi đội ưu tú này đã bay thử những chiếc Corsair dùng cho tàu sân bay, và chỉ có 20 phi công được tuyển chọn cho trách nhiệm này. Tuy nhiên, phi đội VF-301 đã bị giải tán sau 8 tháng và Huston được gửi về phi đội VC-81 vào mùng 8/10/1944.
Khi biết được việc này, Bruce nói, tất cả những hoài nghi trong ông đã tan biến. “Tôi không có câu trả lời nào cho việc này, nên tôi cũng không thể giải thích gì cả”, Bruce nói. “Tất cả những giấc mơ có thể là ngẫu nhiên, nhưng có những nhân tố kỳ dị mà bạn buộc phải tính đến. Sét có thể đánh trúng một lần, nhưng khi sét đánh 8 9 lần thì bạn không thể bảo đó là ngẫu nhiên được”.
Bruce đã không kể cho bà Barron về câu chuyện siêu nhiên của đứa con trai cho đến tận tháng 10 năm 2003. Khi cuối cùng ông kể với bà rằng cậu em trai của bà có thể là James, bà nói rằng bà đã choáng. Sau đó, vào ngày 15/10/2003, Bruce và Andrea nhận được một lá thư của bà Barron, cùng với một số đồ đạc cá nhân của Huston. Trong thư bà nói rằng không những là bà cảm thấy James gần gũi, mà còn thực sự tin câu chuyện này.
“Cậu bé không thể biết được những việc này – bé đơn giản là không thể – cho nên tôi tin cậu bé là một phần của em trai tôi”, bà Barron nói. Giờ đây bà gọi cậu bé 6 tuổi là James 3. Và đến lượt mình, cậu cũng xem người phụ nữ 86 tuổi ấy là chị của mình.
Khi Bruce khám phá thêm những thông tin về Huston, vợ chồng nhà Leininger đã tìm thấy những mối liên hệ kỳ lạ khác nữa giữa Huston và con trai của họ. James có 3 búp bê lính Mỹ và đặt tên chúng là Leon, Walter và Billie – đúng tên của 3 phi công bạn của Huston. Theo hồ sơ của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Trung úy Leon Stevens Conner, Thiếu úy Walter John Devlin và Thiếu úy Billie Rufus Peeler nằm trong số 21 người tử trận của USS Natoma Bay. Họ cùng là các thành viên của phi đội máy bay VC-81 với Huston. Bruce hỏi tại sao cậu lại đặt tên cho búp bê như vậy. Cậu bé trả lời: “Bởi vì họ đã chào đón con khi con đến thiên đường”.
Sau khi nghe James nói, Bruce chỉ còn biết rời khỏi phòng trong im lặng sững sờ.
James cũng giải thích cho cha mình rằng máy bay hiệu Corsair thường có lốp phẳng và có xu hướng luôn nghiêng sang trái như thế nào. Sau khi kiểm tra với các nhà sử học quân sự tại Viện bảo tàng Lone Star Flight ở Galveston, Texas, Hoa Kỳ, lời cậu nói đã được xác minh là đúng sự thật. Andrea nhớ lại lần đầu tiên khi cô làm món bánh mì thịt cho James ăn, James đã nói với cô rằng cậu đã không ăn món bánh mì thịt kể từ khi ở Natoma Bay. Vì vậy, Bruce và Andrea liên lạc với một số cựu chiến binh của tàu sân bay USS Natoma Bay, và họ biết được rằng bánh mì thịt là một món ăn chính của phi đoàn.
Ngày máy bay của James Huston bị bắn rơi
Sau khi phát hiện chi tiết về chiếc máy bay Corsair là thật, vẫn còn một điểm cần phải được xác minh: máy bay của Huston bị bắn rơi như thế nào. Có đúng là nó bị hỏa lực phòng không của quân Nhật bắn trúng động cơ, trên vùng trời Iwo Jima như lời James nói hay không?
Tuy nhiên, không ai trong số các phi công yểm trợ của Huston, gồm Jack Larsen, Bob Greenwalt hoặc William Mathson Jr. thuộc phi đội VC-81 đã nhìn thấy máy bay của anh bị bắn rơi vào ngày 03 tháng 3 năm 1945.
Vào tháng 6 năm 2003, một cựu chiến binh khác đã giúp Bruce. Đó là Jack Durham, thành viên của phi đội ném bom và phóng ngư lôi VC-83 của tàu USS Sargent Bay mà đã bay song song với phi đội của Huston vào ngày định mệnh đó. Theo lời Durham, ông đã thấy máy bay của Huston bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Nhật. Hơn thế nữa, điều này cũng được xác nhận bởi các báo cáo của phi đội VC-83.
Sau khi nghiên cứu thêm nhiều hồ sơ của phi đội VC-83 và đọc các nhật ký chiến tranh của họ, Bruce đã liên lạc với các thành viên của phi đội VC-83 là Richardson, Bob Skelton và Ralph Clarbour. Tất cả họ đều khẳng định rằng không những máy bay của Huston bị bắn hạ, mà họ còn thấy nó bị trúng đạn ở động cơ, gây ra một tiếng nổ. Clarbour cho biết máy bay của ông đã bay ngay sau chiếc máy bay của James M. Huston Jr. trong cuộc đột kích gần Iwo Jima vào ngày 3/3/1945: “Tôi có thể nói rằng, anh ấy đã bị bắn ngay vào chính giữa động cơ”. Sau đó máy bay của Huston đâm xuống bến cảng Futami Ko, đúng nơi James đã chỉ ra trong cuốn sách lịch sử mà 2 cha con xem vào tháng 11 năm 2000.
Thế là mọi chi tiết các giấc mơ của James đều đã được xác minh là sự thật, và vợ chồng nhà Leininger đã toại nguyện. Thông qua nhiều nhân chứng, nhiều cuộc phỏng vấn cá nhân và các hồ sơ quân đội, Bruce và Andrea tin chắc con trai mình chính là James Huston. Không chỉ có họ, mà nhiều người từng là thân nhân và bạn bè của Huston khi tiếp xúc với James đều đi đến kết luận: James 3 là James Huston đầu thai trở lại.

Câu chuyện về cậu bé đã được viết thành sách, mang tựa đề “Linh hồn sống sót”

James tiếp tục nhớ lại những kỷ niệm cuộc đời quá khứ của mình, thậm chí tới tận ngày hôm nay, nhưng tiến sỹ Bowman cho biết trẻ em thường bị mất khả năng nhớ những kỷ niệm về tiền kiếp kể từ năm lên 7. Khi được hỏi tình cảm 2 vợ chồng dành cho đứa con trai có bị ảnh hưởng hay không khi biết nó có thể là một người khác, Bruce trả lời: “Không có gì thay đổi cả. Tôi không nhìn con mình và tự hỏi: “Có phải con trai mình đây không?” Đó là con trai của tôi”.