Friday, June 29, 2012

CÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT

CÁI TINH THẦN ĐẶC BIỆT CỦA TIẾNG VIỆT 

BS NGUYỄN HY VỌNG

Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi. Nó đang đứng thứ 12 về số đông người nói [83 triệu] và đang lan ra khắp thế giới tự do từ cái biến cố 1975. Nó có một nguồn gốc rất là đa dạng vì qua 2,3 ngàn năm nó đã mượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi gần đây lại còn mượn hàng trăm tiếng một của Pháp mà nói, bây giờ đã trở thành tiếng Việt rồi, thí dụ như béret, kaki, kilo, gara, accu, v.v… Các bạn có thể kể ra vài trăm tiếng như thế Hiện nay tiếng Việt lại còn đang dùng rất nhiều tiếng Anh Pháp Mỹ vay mượn như computer, battery, charge, v,v,, mượn như thế sau này một thời gian sẽ Việt hoá và trở thành tiếng Việt luôn. Đó là một điều hay, rất hay, tiếng Việt dồi dào thêm, có thêm nhiều cách nói, nhiều ngữ vững, nhiều cách phô bày tư tưởng. Nhưng ta nên để ý rằng dù có nói bao nhiêu thứ tiếng khác nhau đi nữa, ta cũng chỉ có một thứ chữ abc hiện nay để viết, ta không còn viết chữ Nôm nữa, ta không còn viết chữ Tàu nữa, ta không còn biết chữ khoa đẩu là chữ gì nữa, và sẽ không bao giờ. Như trong câu nói sau đây : cho xe vô gara, rồi check giùm cái bình điện, nếu hết charge thì câu điện giùm, vô nhà coi công to [compteur] tháng này tiền nước bao nhiêu. Có đến 6 ngôn ngữ khác nhau của cả thế giới trong câu nói ngắn đó mà ta không ngờ ! [Việt, Tàu, Pháp, Anh, Mỹ]Một chuyện lạ hơn nữa là, cách đây mấy ngàn năm, ngoài tiếng Tàu ra, ông bà ta còn dùng và xài không biết bao nhiêu là tiếng nước ngoài ở Đông nam Á châu mà ta cứ tưởng đâu là tiếng Việt của ta, không ngờ đó là tiếng nói của biết bao ngôn ngữ láng giềng, mà lại không phải là tiếng Tàu.Thí dụ ta nói tha thiết thiết tha đó là tiếng Thái vắng vẻ, đó cũng là tiếng Thái luôn đủng đỉnh, vâng, cũng là tiếng Thái ! vơ vẩn vẩn vơ, đó là tiếng Lào đó bạn oi chân tay, chân mây. nó là tiếng Khmer đó một ngày, một hai ba bốn năm, đó cũng là tiếng Miên luôn !Cụ Nguyễn gia Thiều cách đây gần 200 năm đã viết : “Trẻ tạo hoá đành hanh quá ngán” [đành hanh là tiếng gốc Chàm đó bạn ơi, có nghĩa là ganh ghét, ganh tị]Cụ Nguyễn Trãi cách đây gần 600 năm nói: Tuy rằng bốn bể cũng anh tam, [Đó là tiếng Mã lai hiện nay đó bạn ơi, có nghia là thằng em trai]Hay là : Hai chữ công danh tiếng vả vê Đó là tiếng Lào xưa đó, vả vê có nghĩa là trống vắng, mà bây giờ người Việt không còn ai nói nữa Người Việt nói cái dùi cui hay đùi cui thì 250 triệu người Indonesia và Malay cũng nói là đulkul … y hệt!Hai tiếng Nôm na mà ai cũng cho là Nôm là Nam , vậy thì na là gì ? mọi người đều lờ đi !Thật ra, Nôm và na đều có nghĩa gốc là xưa, cũ, lâu đời…đã có từ lâu. [Các tiếng Lào Thái Khmer đều có ghi hai tiếng "nôm na" và đều giải thích như vậy]Tiếng Nôm là tiếng nói xưa của người nước ta, đã nói như vậy từ lâu, truớc khi ông bà ta gặp người Tàu.Còn nhiều nữa, rất nhiều nữa, cả thảy 27 ngàn 400 tiếng Việt như vậy, ta đã cùng nói cùng xài chung, dùng chung, của không biết bao nhiêu là ngôn ngữ anh em chung quanh ta, đến nỗi là không có một tiếng Việt nào mà lại không có chung đồng nguyên [gốc gác] với một vài ngôn ngữ khácở miền Đông nam Á nàyCác tiếng nói Đông nam Á [Khmer, Lào, Thái, Chàm, Malay, Indonesia, Nùng, Hmong Bahnar, Rhade, v.v.. bao bọc tiếng Việt trong một vòng dây thân ái của tình anh emngôn ngữ chung giòng chung họ hàng mà chúng ta không ngờ đến đó thôi.Nhưng tiếng Việt có một điểm rất lạ, dễ thì dễ mà khó cũng thật là khó, vì ta tưởng là ta viết đuợc tiếng Việt là ta hiểu được tiếng Việt , Thật ra ta không hiểu tiếng mẹ đẻ của chúng ta nó ra làm sao cả :- ta nói đau đớn mà ta không hiểu đớn là gì, [đớn là tiếng Mon có nghia là đau cái đau của lòng mình]- ta nói rộn rịp mà không hiểu rịp là gì, [rịp là bận việc], gốc tiếng Lào Thái đó bạn ơi- ta nói săn sóc , chăm sóc mà ta chẳng hiểu săn là gì mà sóc là gì. Săn là theo dõi, sóc là sức khoẻ # health [gốc Sanskrit / Pali đó]Có cả thảy chừng 10 ngàn tiếng Việt gốc gác như thế !Thành thử dù cho ta có biết viết chữ Nôm, hay chữ Tàu đi nữa, ta vẫn không thể nào bíết ý nghĩa của mỗi từ ngữ trong tiếng Việt của ta đâu!Biết thêm vài ba ngàn tiếng Pháp, tiếng Anh, chữ Tàu chữ Nôm thì cũng tốt thôi, ta sẽ trở thành một thứ học giả “bất đắc dĩ”, nhưng đừng tưởng rằng như vậy là đã hiểu thông suốt tiếng Việt.Cái này đòi hỏi phải có một trình độ và khả năng hiểu biết ý nghĩa nguồn gốc của mỗi chữ mỗi âm, mỗi từ trong tiếng Việt mà con số lên đến gần 10 ngàn tiếng đơn như vậy. Chỉ có một cách qua được cái khó khăn vuợt bực đó.Đó là phải có một bộ từ điển nguồn gốc tiếng Việt, tham khảo khắp cả 58 thứ tiếng lớn nhỏ ở nam Á châu, từ tiếng Thái Lào, Khmer, Miến, Malay, Indonesia cho đến những tiếng nói thiểu số với vài ba trăm ngàn người, tiếng Muờng, tiếng Nùng, tiếng Hmong, tiếng Chàm …Chúng nó đều có đóng góp âm thanh, giọng nói và ý nghĩa gốc gác, hay làm nguồn cội ban đầu cho mọi từ, mọi ngữ trong tiếng Việt.Và đó là bộ Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, sắp xuất bản mà chúng tôi xin phổ biến truớc một ít từ ngữ nguồn gốc Việt để các bạn và quý vị xem cho vui.              

BS Nguyễn Hy Vọng

Chiến hạm đổ về tập trận lớn nhất thế giới

Chiến hạm đổ về tập trận lớn nhất thế giới

Hàng chục tàu chiến từ nhiều nước hôm nay đổ về đảo Hawaii, Mỹ, để tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2012.
Oliver Hazard Perry-class frigate USS Gary (FFG 51) transits the waters of Joint Base Pearl Harbor-Hickam in support of Rim of the Pacific (RIMPAC) 2012 exercise
Tập trận hải quân Vành đai Thái Bình dương RIMPAC 2012 diễn ra tại Honolulu, Hawaii từ ngày hôm nay đến 3/7 tới. Trong hình là tàu khu trục USS Gary (FFG 51) lớp Oliver Hazard Perry đang tiến vào vùng nước thuộc căn cứ hỗn hợp Trân Châu cảng-Hickam để hỗ trợ cho hoạt động diễn tập.

Mexican Navy ship ARM Usumacinta (A-412) arrived at Joint Base Pearl Harbor-Hickam to support Rim of the Pacific (RIMPAC) 2012 exercise.
Theo Hải quân Mỹ, tập trận năm nay có quy mô lớn và có nhiều nét khác biệt so với những năm trước, khi quy tụ đến 42 chiến hạm đến từ 22 quốc gia. Trong hình là tàu Hải quân Mexico ARM Usumacinta (A-412).

Two of the three Japanese warships JMSDF Myoko (DDG 175) and JMSDF Shirane (DDH 143) are docked at Joint Base Pearl Harbor Hickam
Hai tàu chiến đến từ Nhật Bản JMSDF Myoko (DDG 175) và JMSDF Shirane (DDH 143). 12 trong số 42 chiến hạm có mặt ở Hawaii sẽ mang theo đơn vị gồm các tàu, máy bay và cả tàu ngầm.

The Chilean Navy frigate Almirante Lynch (FF 07) pulls into Joint Base Pearl Harbor-Hickam in support of Rim of the Pacific (RIMPAC) 2012 exercise.
Tàu khu trục Chile Almirante Lynch (FF 07) tiến vào căn cứ huấn luyện. Dự kiến hơn 200 máy bay và 25.000 quân nhân sẽ góp mặt trong RIMPAC năm nay.

Singapore cử tàu khu trục RSS Formidable (68) đến Honolulu.
Singapore cử tàu khu trục RSS Formidable (68) đến Honolulu.

The French frigate Prairial (F731) arrives at Joint Base Pearl Harbor-Hickam for the Rim of the Pacific (RIMPAC) exercise 2012.
Pháp tham gia RIMPAC với khu trục hạm Prairial (F731).

JMSDF Bungo (MST 464) is moored at Joint Base Pearl Harbor Hickam in support of Rim of the Pacific (RIMPAC) Exercise.
JMSDF Bungo (MST 464) của Hải quân Nhật Bản neo tại căn cứ hỗn hợp Trân Châu cảng-Hickam. Năm nay là lần đầu tiên RIMPAC có sự góp mặt của Nga. Các tàu khu trục Đô đốc Panteleyev, tàu chở dầu Boris Butoma và tàu cứu hộ Fotiy Krylov thuộc Hạm đội Thái Bình dương của nước này sẽ tập trận cùng tàu chiến các nước.

United States amphibious assault ship USS Essex (LHD 2) arrives in Joint Base Pearl Harbor-Hickam, in Honolulu, Hawaii, on June 27 2012.
Tàu tấn công đổ bộ của nước chủ nhà Mỹ USS Essex (LHD 2). Cuộc tập trận RIMPAC do Hạm đội Thái Bình dương Mỹ đứng ra đăng cai.

The Anzac class frigate HMAS Perth (FFH 157) of the Royal Australian Navy pulls into Joint Base Pearl Harbor-Hickam to support Rim of the Pacific (RIMPAC) 2012 exercise.
Khu trục hạm lớp Anzac HMAS Perth (FFH 157) của Hải quân Australia. RIMPAC 2012 là lần thứ 23 cuộc tập trận hải quân đa quốc gia được tổ chức kể từ khi bắt đầu vào năm 1971. Cuộc diễn tập RIMPAC đầu tiên chỉ có tàu chiến của 3 nước tham gia là Mỹ, Canada và Australia.

Anh Ngọc (Ảnh: Facebook RIMPAC)

Unbelievable Pencil Art by Paul Lung.


pencil drawings by Paul Lung
It’s hard to belive but all these beautiful pictures are not photos but pencil drawings. The author of such unbelievable art is 38-year-old graphic artist from Hong Kong Paul Lung. 0.5 mm technical pencil and A2 paper are the only attributes of these masterpieces. He doesn’t use eraser and spends up to 60 hours sketching out his pictures. As he often admits people do not belive him and he has to make videos of his work to prove that these art works are not photographs. Check these beautiful artworks by yourself.
Thật khó để mà Tin được, Nhứng hình ảnh trên đẹp không phải là ảnh chụp từ ống kính, nhưng là bản vẽ bằng bút chì. Thật không thể tin rằng,Tác giả của nghệ thuật đó là 38 tuổi, nghệ sĩ đồ họa từ Hồng Kông Paul Lung. 0,5 mm kỹ thuật bút chì và giấy A2 là những thuộc tính duy nhất của những kiệt tác.Ông không sử dụng tẩy và dành đến 60 giờ phác thảo ra hình ảnh của mình. ông đã làm cho đoạn video của công việc của mình để chứng minh rằng những tác phẩm nghệ thuật không phải là hình ảnh. Kiểm tra những tác phẩm nghệ thuật đẹp của chính mình.
UPDATE: Due to the increasing number of comments from our readers who doubt in real belonging of these images to the works of Paul Lung – we’ve contacted with author of these art works. Rather Paul Loong himself contacted us and explained that not all of art works were placed in its portfolio on devianart were really his work. How it was happened – Lung did not explain, but we have edited our post, and now our readers can be sure – all the works featured on this page are indeed the real work of Paul Lung.
UPDATE: Do số lượng ngày càng tăng của các ý kiến từ độc giả của chúng tôi nghi ngờ thực sự thuộc về những hình ảnh các tác phẩm của Paul Lung - chúng tôi đã liên lạc với tác giả của những tác phẩm nghệ thuật. Thay Paul Loong đã liên lạc với chúng tôi và giải thích rằng không phải tất cả các công trình nghệ thuật được đặt trong danh mục đầu tư của mình trên devianart thực sự công việc của mình. Làm thế nào nó xảy ra - Lung đã không giải thích, nhưng chúng tôi đã sửa bài viết của chúng tôi, và bây giờ độc giả của chúng tôi có thể chắc chắn tất cả các công trình đặc trưng trên trang này thực sự là công việc thực sự của Paul Lung.
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
pencil drawings by Paul Lung
_._,_.___

Việt Nam làm quan sát viên tập trận lớn nhất thế giới

Việt Nam làm quan sát viên tập trận lớn nhất thế giới

 
Cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2012 sẽ mở màn hôm nay, trong đó Việt Nam tham dự với tư cách quan sát viên phần diễn tập quân y.

RIMPAC là tập trận hải quân lớn nhất thế giới. Ảnh: US Navy

Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng cho biết, nhận lời mời từ phía Mỹ, Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ cử 6 sĩ quan tham dự quan sát hoạt động diễn tập quân y Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2012 từ ngày 16 đến 20/7 tại Hawaii.
RIMPAC là cuộc diễn tập thường niên của Hạm đội Thái Bình dương Mỹ bao gồm nhiều hoạt động như trao đổi về y học biển, y học hàng không, chuyển thương đường không, trình diễn ứng phó thảm họa, cứu trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn trên biển…
Theo thông cáo của Hải quân Mỹ, RIMPAC 2012 sẽ khai mạc hôm nay và kết thúc vào ngày 3/8 tới, với sự tham dự của nhiều tàu hải quân, hơn 200 máy bay và khoảng 25 nghìn binh sĩ.


.Tầu Cộng đang bành trướng

Trung Cộng đang bành trướng

 

Các học giả trong buổi thảo luận về những diễn biến mới ở biển Đông tại hội nghị - Ảnh: Thanh Tuấn
 
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Murray Hiebert, phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, khẳng định biển Đông đang là “một trong những thách thức chiến lược lớn nhất của Mỹ” giữa bối cảnh châu Á đang có vai trò ngày càng quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới.
Đến từ Tầu Cộng, ông Wu Shicun, chủ tịch Viện nghiên cứu biển Đông của Tầu Cộng, tiếp tục khẳng định trong những căng thẳng ở biển Đông, “trách nhiệm không thuộc về Tầu Cộng”. Khẳng định này đã gây những tiếng cười phá lên từ các thành viên tham dự hội nghị. Đại diện Tầu Cộng tiếp tục chỉ trích việc các nước “mở rộng, quốc tế hóa vấn đề” và việc Mỹ chuyển hướng chiến lược sang châu Á làm “ảnh hưởng xấu tới tình hình biển Đông”.
Cũng giống như cách đây một năm, phát biểu “đổ tội” của đại biểu Tầu Cộng đã bị các học giả tham dự hội nghị chỉ trích dữ dội. Chuyên gia Henry S. Bensurto, cựu tổng thư ký Ủy ban về biển và đại dương của Philippines, cho rằng rõ ràng qua vụ xung đột tại bãi cạn Scarborough, Tầu Cộng không hề có thiện chí. “Philippines muốn làm bạn với Tầu Cộng nhưng để có thể thành bạn, chúng ta cần có sự tôn trọng lẫn nhau. Cần nhìn thẳng vào sự thật dù sự thật có đau đớn đến đâu”- ông nhấn mạnh. Nói về việc Philippines bị lực lượng quân sự Tầu Cộng đe dọa, ông Bensurto nêu rõ “khi bị cưỡng bức thì chúng tôi phải lên tiếng”. Theo ông, chính sách hung hăng của Tầu Cộng là nguyên nhân dẫn tới mọi căng thẳng trên biển Đông.
Đề cập ý kiến của học giả Tầu Cộng chỉ trích việc các nước trên biển Đông tăng cường vũ trang, đại diện Philippines chỉ ra một thực tế: chi phí quốc phòng của Bắc Kinh đã liên tục tăng gấp nhiều lần trong hơn 15 năm qua. Cùng với gia tăng chi phí quốc phòng, Tầu Cộng cũng tăng cường lấn chiếm, gây hấn trên vùng biển với Philippines. Ông dẫn chứng: Tầu Cộng ngày càng lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Khoảng cách các vụ việc này ngày càng rút ngắn dần, từ 180 hải lý năm 1995 xuống 130 hải lý năm 1998, rồi 85 hải lý năm 2007 và chỉ còn 30-60 hải lý năm 2010. Ông Bensurto nói về lệnh cấm đánh cá, nếu trước đây chỉ được áp dụng với Việt Nam thì từ năm 2011 đã được Bắc Kinh áp dụng cả đối với Philippines. “Biển Đông sẽ thế nào trong vài năm tới nếu Tầu Cộng tiếp tục xu hướng bành trướng này? - ông Bensurto đặt câu hỏi - Giờ là biển Đông. Liệu sau này Tầu Cộng có ý định mở rộng “lãnh thổ” ra toàn bộ đất nước Philippines hay không?”.
Dựa trên những thực tế này, ông cho rằng biển Đông chỉ có thể giải quyết “trên cơ sở tôn trọng pháp luật”, và đó không phải là luật của một nước mà là luật chung được cộng đồng quốc tế công nhận. “Một quốc gia không viện luật của mình để đi bắt nạt nước khác” - ông Bensurto khẳng định.
Tại hội nghị, trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Kurt Campbell cho biết biển Đông sẽ là một đề tài quan trọng trong chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Campuchia tháng tới để dự Hội nghị ASEAN. Ông Campbell cho biết phía Mỹ trông đợi có thêm thông tin về dự thảo Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) trong cuộc họp ở Phnom Penh.
THANH TUẤN (từ Washington DC)
-------------------------------------------------------------------
Tầu Cộng muốn độc chiếm tài nguyên biển Đông

Đó là khẳng định của chuyên gia Ian Storey, biên tập viên tờ Contemporary South East Asia (Đông Nam Á đương đại), Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
* Ông đánh giá thế nào về những diễn biến gần đây ở biển Đông, đặc biệt là việc Tổng công ty Dầu khí hải dương Tầu Cộng mời thầu ngay trên khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
- Đây là diễn biến nghiêm trọng ở biển Đông khi nó chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi nghĩ động thái này sẽ làm tăng căng thẳng giữa Tầu Cộng - Việt Nam và tăng thêm lo ngại giữa các nước Đông Nam Á về ý đồ của Tầu Cộng. Nó là minh chứng cho thấy Tầu Cộng không chỉ muốn các đảo trong phần “đường lưỡi bò” mà còn muốn toàn bộ tài nguyên trong phần “đường lưỡi bò” này.
* Chúng ta đều biết Tầu Cộng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò” này?
- Tôi nghĩ phần lớn đều đồng ý rằng Tầu Cộng khó mà chứng minh được cơ sở pháp lý cho “đường 9 đoạn” của họ dựa trên cơ sở luật quốc tế. Nó không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

T.T. thực hiện

Thursday, June 28, 2012

Nhân chuyện bà Aung San Suu Kyi tới Anh

Nhân chuyện bà Aung San Suu Kyi tới Anh

13:34 GMT - thứ sáu, 22 tháng 6, 2012
Tòa nhà New Broadcasting House từ lúc khai trương mươi tuần trước cũng đã đón nhiều đoàn khách hoặc các nhân vật nổi tiếng tới thăm.
Các nhà báo BBC Miến Điện đón bà Aung San Suu Kyi
Ngoài chủ tịch hội đồng quản trị Chris Patten, tổng giám đốc Mark Thompson và giám đốc Global News, ông Peter Horrocks còn có các trưởng biên tập khu vực, một số nhà báo tiếng Anh kỳ cựu, nhóm quay phim BBC TV, và ban Miến Điện được mời đến lễ đón bà trong khoảng 30 phút, địa điểm là khu tiếp khách trên tầng 5.
Lý do ban giám đốc nêu ra là Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu hạn chế số người vì lý do an ninh.
Nhưng ngay từ sáng, những nhân viên, nhà báo khác của BBC, với con số hàng trăm người, đã bàn tán, chờ đón người phụ nữ nổi tiếng từ Miến Điện.
Họ xuống dưới khu sân rộng trước tòa nhà, tụ tập bên ngoài thang máy ở tầng 5 để ‘xem Aung San Suu Kyi’.
Cả trong và ngoài khu vực dành cho lễ đón, tôi thấy ai ai cũng hồ hởi nói chuyện cứ như là đi hội.
Ban Miến Điện thì tíu tít sửa sang trang phục dân tộc, chia người chụp ảnh, chọn hoa. Tiếng ồn tưởng như người ta đang đi chợ hoặc sắp chen nhau vào xe điện ngầm.
Nhưng khi bà từ thang máy bước vào khu đón tiếp, được các ông Patten, Thompson và Horrocks dẫn lối thì đột nhiên cả tầng 5 của tòa nhà BBC bỗng im bặt.
Hàng trăm con mắt dồn vào người phụ nữ châu Á gầy gò, mắt sáng, tóc đeo một chùm hoa trắng, nhẹ bước rẽ đám đông tiến vào.
Tôi chú ý đến cử chỉ, nụ cười và cách thức bà Suu Kyi đối đáp trước diễn từ long trọng của các quan chức hàng đầu thuộc về phía BBC.
Sự sang trọng của lương tâm
Ông Peter Horrocks trao quà là chiếc micro cho bà Suu Kyi
Dù con nhà nòi, có bố là tướng, mẹ là nhà ngoại giao, bản thân học ở Anh, lấy chồng người Scotland bà Aung San Suu Kyi nhìn gần vẫn hoàn toàn là một phụ nữ Á Đông nhẹ nhàng, mảnh khảnh, nét hiền từ, gò má hơi cao.
Bà cũng luôn giữ thái độ ‘cho Tây nói trước’, tức là lịch sự nhường và luôn cười, theo thói quen người châu Á chúng ta hay làm khi đối thoại với người Âu Mỹ vốn mạnh bạo về cách giao tiếp,
Khi ông Horrocks trao chiếc microphone làm quà từ BBC, bà tỏ ra ngạc nhiên một thú vị và hỏi (đùa): “Tôi có dùng nó được ngay không?”
Đó là câu tiếng Anh đầu tiên tôi nghe thấy bà nói từ lúc bước vào vì trước đó, chỉ có các quan chức BBC thay nhau đón chào, giới thiệu bà.
Ai cũng cười và ông tổng giám đốc như lo bà không hiểu là cần dùng chiếc microphone nào nên mau mắn chỉ lối để bà bước ra đằng sau chiếc bục đặt sẵn với hệ thống bá âm để phát biểu.
Bà Aung San Suu Kyi bắt đầu nói, chủ yếu là cảm ơn BBC đã duy trì luồng thông tin, bằng cả chương trình tiếng Anh và tiếng Miến Điện, đem lại hy vọng cho đất nước của bà những ngày đen tối.
Như mỗi khi nghe người nước ngoài nói tiếng Anh, tôi chú ý đến giọng của bà.
Bà nói tiếng Anh vẫn có âm sắc Miến Điện, hay châu Á, không phải là cách nói quý tộc của những ‘con nhà’ được bố mẹ giàu có hoặc làm quan chức từ Trung Quốc, Trung Đông, Nam Á gửi sang Anh du học từ nhỏ.
Giọng nói của bà rõ ràng, cách lập luận nhẹ, khúc chiết, không nặng về chính trị mà toàn nói về cách trải nghiệm riêng với làn sóng BBC khi bị giam tại gia, khi gặp đồng bào Miến Điện ở các tỉnh, các làng xa xôi.
Nhưng bà cũng rất ý nhị kiểu Ăng Lê khi ‘tự hỏi’ bằng một nụ cười có vẻ ngạc nhiên rằng không hiểu vì sao, từ lúc bà được tự do thì một loạt chương trình yêu thích của bà trên làn sóng BBC đã không còn nữa.
Tôi để ý thấy các lãnh đạo BBC đều yên lặng dù ai cũng hiểu bà có ý trách đài đã cắt bỏ nhiều chương trình trong cuộc cải tổ số hóa và chuyển hướng chiến lược.
Sau đó, bà Aung San Suu Kyi được mời vào một phòng riêng gặp các nhà báo BBC Miến Điện, vốn tri âm tri kỷ với bà trong bao năm.
Sau cuộc gặp, ông Peter Horrocks gửi email cho nhân viên rằng lễ đón Aung San Suu Kyi là điểm nhấn cho toàn bộ BBC từ khi chuyển vào trụ sở mới.
Tôi thoáng nghĩ, có điều gì thật đặc biệt: trụ sở xây mất hơn một tỷ bảng với hàng nghìn nhân viên phải chờ bà Aung San Suu Kyi, một người không tiền của vào 'xông nhà'.
Lưỡng viện Quốc hội Anh nghe bà Suu Kyi đọc diễn văn
Sự sang trọng như thế đến từ lương tâm và tinh thần công ích nhiều hơn là sự đồ sộ của công trình.
Sau khi rời BBC, bà Suu Kyi tiếp tục thăm Anh và chuyến đến Điện Westminster của bà để đọc diễn văn trước Quốc hội được truyền hình trực tiếp.
Tôi cũng lao vào lo các việc khác nên không để tâm nhiều nữa đến phần tiếp trong chuyến đi Anh của bà.
Nhưng lời bình của một đồng nghiệp ban Ả Rập hôm qua làm tôi giật mình.
Biết tôi hay bàn chuyện Asean, anh nói: “Cả một thế kỷ nay, Anh Quốc chưa đón ai với nhiều vinh dự như bà Suu Kyi”.
Quả thật, trước bà chỉ có chuyến thăm Anh của Thánh Gandhi từ Ấn Độ thu hút cả nước.
Nhưng khi Gandhi sang Anh năm 1931, phe hữu vẫn tuyên truyền rằng ông tìm cách phá hoại ngành dệt may của Anh (sau yêu sách đòi London thương mại bình đẳng, không để thợ dệt Ấn phá sản vì bán hàng Anh vào ồ ạt), khiến nhiều báo đả kích ông.
"Cả một thế kỷ nay, Anh Quốc chưa đón ai với nhiều vinh dự như bà Suu Kyi"
Nay, một phụ nữ Đông Nam Á đã được mọi giới ở Anh ngưỡng mộ, và được chính quyền đón trọng thể chưa từng có.
Trước bà, chỉ có Nữ hoàng Anh là phụ nữ duy nhất đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội.
Thái độ của người Anh với một phụ nữ từ Asean làm tôi suy nghĩ.
Một thời gian trước, các vị như Mahathir Mohammad, Lý Quang Diệu vẫn đề cao giá trị châu Á như thể Á châu có gì đó ưu việt về quản trị xã hội hơn Âu Mỹ.
Nhưng cái họ đề cao lại nặng về cấm đoán, phạt tiền, bêu riếu, đè nén tự do cá nhân nhân danh quyền lợi tập thể hơn là tính nhân văn, tao nhã – những giá trị châu Á khác – mà bà Aung San Suu Kyi đang thể hiện.
Ở một góc độ khác, các lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam cũng vẫn nhấn mạnh đến tính đặc thù lịch sử, dân tộc để cho rằng các giá trị văn hóa bác bỏ mô hình dân chủ Phương Tây.
Bà Aung San Suu Kyi đã chứng minh ngược lại, và làm điều đó bằng đúng những gì người châu Á chúng ta vẫn tự hào về văn minh lâu đời của mình là tính nhân bản, mềm mại mà sâu sắc, tình nhiều hơn lý.
Sức mạnh từ đâu?
Trong các bài viết của bà mà tôi được đọc, Aung San Suu Kyi dùng nhiều khái niệm của Phật giáo, của trí tuệ dân gian Miến Điện.
Bà Aung San Suu Kyi nói đến thăm BBC như 'trở về nhà'
Nhưng bà cũng trích dẫn các triết gia, các nhà hoạt động nhân quyền châu Âu và chuyến đi sang Thuỵ Sĩ, Na Uy, Ireland và Anh của bà là dịp giới thức giả và quyền quý ở châu lục này xem lại mình.
Các bạn trong ban BBC Miến Điện cho tôi hay cả ‘phái đoàn’ của Aung San Suu Kyi sang châu Âu chỉ có đúng bốn người phụ tá bà, trong đó một người đã là bác sĩ chuyên lo sức khỏe cho bà, một người nữa là dân biểu trẻ của NLD đi công du để mở rộng quan hệ.
Toàn bộ lịch trình làm việc, từ gặp Tổ chức Lao động Quốc tế ở Geneva, diễn văn trước Ủy ban Nobel ở Oslo, thăm giới nghiệp đoàn Ireland, tới BBC, trả lời phỏng vấn truyền hình của Newsnight, vào Phủ thủ tướng, thăm Hoàng gia Anh đều do một mình bà tự lo, tự soạn, tự trình bày.
Mà đến đâu bà cũng nói không cần cầm giấy, tự nhiên, và rất có duyên.
Nếu mà nói về ‘ngoại giao con nhà nghèo’ lại đạt hiệu quả đẳng cấp quốc tế cao nhất thì tôi chưa biết có ai hơn bà Aung San Suu Kyi.
Tôi tin rằng thấm nhuần Phật giáo và rất sắc về chính trị, bà Suu Kyi đã lấy cái ‘không có’ của mình và của phong trào dân chủ Miến Điện, và cái nghèo chưa bị đầu tư của xã hội đó thành một vũ khí ngoại giao lợi hại.
Tôi cũng được dự nhiều cuộc tiếp tân thì thường thấy quan chức châu Á sang Anh hay mời gọi đầu tư như một cách ‘bán hàng’, muốn giới tư bản vào khai thác xứ sở của mình càng nhiều càng hay.
Bà Aung San Suu Kyi là người châu Á đầu tiên thẳng thắn nói nếu các đại công ty như BP của Anh vào Miến Điện đầu tư thì rất hoan nghênh, nhưng họ cần nghĩ đến người dân, và đừng dùng đồng tiền gây ra tham nhũng và tiếp tay cho giới giàu tiền và giàu quyền.
Mặt khác, tôi tin rằng người châu Âu, vốn đang trong giai đoạn tinh thần bị xuống mạnh vì chao đảo của đồng euro, của sự đổ vỡ hàng loạt giá trị, cũng thầm mong được nghe thấy gì đó có ý nghĩa sâu sắc từ bà Suu Kyi.
Hôm qua, lúc đi thang máy, tôi tình cờ thấy một cô gái Anh khoe trên mobile phone với bạn hình chụp được bà Aung San Suu Kyi vào thăm đài hôm đầu tuần.
Như thế, bà Aung San Suu Kyi quả đã là một ngôi sao của châu Á trong tâm trí người dân bình thường nhất ở Anh.
Tôi thấy tự hào lây cho người Miến Điện và cũng có thêm một chút hy vọng cho Asean.

Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa

Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa
Quần đảo Trường Sa khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quần đảo Trường Sa khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc
REUTERS/Stringer

Thanh Phương

Là một nhà sử học đã nhiều năm miệt mài nghiên cứu về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tiến sĩ Nguyễn Nhã dĩ nhiên hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển.

Tuy nhiên, mối ưu tư của ông Nguyễn Nhã hiện nay là có đủ nguồn tài lực và nhân lực để dịch ra tiếng Anh và một số thứ tiếng khác các tư liệu về Hoàng Sa và Trường Sa, để có thể phổ biến dễ dàng hơn ra thế giới, nhằm vận động quốc tế ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông. Hiện đang ở Hoa Kỳ, tiến sĩ Nguyễn Nhã trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã
28/06/2012

Kem đánh răng cho khách sạn của Tầu cộng.

Kem đánh răng cho khách sạn của Tầu cộng

 
Giá rẻ và bao nhiêu cũng có

Tại chợ đầu mối Đồng Xuân ( Hà Nội), có vô số các mặt hàng kem đánh răng với nhiều xuất xứ. Từ kem nhập ở Thái Lan, hàng xách tay từ Tầu cộng cho đến một số sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Tất cả đều được đóng gói, bao bì đàng hoàng, nhưng niêm yết trên bao bì toàn bằng chữ Thái, Tầu cộng hoặc hoàn toàn không ghi bất cứ một thông tin nào.

Trong vai người đi tìm nguồn hàng kem và bàn chải đánh răng để phục vụ trong một nhà nghỉ sắp khai trương, chúng tôi hỏi mua loại kem đáng răng dùng trong khách sạn, không hẹn mà gặp, các chủ sạp đều đưa ra một bịch gồm khoảng một trăm tuýp kem đánh răng nhỏ, màu xanh. Tất cả chúng đều kèm theo bàn chải đánh răng, đúng loại chúng tôi cần tìm hiểu. Mỗi tuýp kèm bàn chải như vậy có giá từ 400 đến 600 đồng.

Nhiều chủ sạp cho biết, khách từ các tỉnh lẫn thành phố đến mua rất nhiều, có ngày tiêu thụ đến 5.000 tuýp kem đánh răng loại này. Cầm trên tay, một số tuýp kem đánh răng đã đóng cục, thậm chí có tuýp bị hở, phòi cả kem ra ngoài bốc mùi hăng hắc, chị chủ cửa hàng tên Hoa trấn an: "Em cứ yên tâm, các nhà nghỉ, khách sạn vẫn đến đây lấy hàng đều đặn mà có thấy phản hồi gì về phẩm chất đâu. Nó bị phòi ra ấy là do chị để các vật nặng lên đấy... Các cháu nhà chị khi đi du lịch cũng mang loại kem này đi đánh răng cho nó tiện".

Quan sát chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ, cửa hàng của chị Hoa đã có 2 người đến hỏi về loại kem đánh răng này: "Không chỉ bán cho các nhà hàng, khách sạn mà các công ty du lịch khi đi "tua" cũng đến đây mua lẻ để phục vụ cho khách", chị Hoa cho biết. Khi chúng tôi lân la hỏi thăm nơi sản xuất, đa số chủ sạp bách hóa, mỹ phẩm ở đây đều lắc đầu từ chối cung cấp. Họ bảo đấy là thông tin bí mật, không muốn tiết lộ.

Tuy nhiên, thông tin được cung cấp qua người quen chúng tôi đã tìm đến ngõ 194 Kim Mã ( Hà Nội), đi sâu vào dưới chân dốc Bò là một địa chỉ chuyên đóng gói loại kem và bàn chải đánh răng cung cấp cho các khách sạnh nhà nghỉ tại địa bàn Hà Nội.

Loại kem đánh răng không nhãn mác được dùng phổ biến trong các khách sạn, nhà nghỉ.

Qua trao đổi với nhân viên đóng gói tại đây, loại kem này được chủ nhà lấy từ nhà phân phối. Nghe đâu họ nhập từ Tầu cộng về rồi chia thành nhiều ống nhựa nhỏ, bán ra thị trường, nhân viên ở đây chỉ được thuê đóng gói chứ không biết xuất xứ của những sản phẩm này đến từ đâu. Sau khi được đóng gói thì chia làm hai loại: vỏ bằng hộp giấy dùng trong khách sạn "xịn" hơn, còn vỏ bằng túi nilon thì dùng trong các nhà nghỉ bình dân" - một nhân viên tiết lộ.

Quả thực, những sản phẩm đã được đóng gói là túi nilon hoặc một hộp bằng giấy nhỏ, bên trong chứa một bàn chải và một tuýp thuốc đánh răng bằng đầu đũa, có loại màu trắng, có loại màu xanh. Những tuýp thuốc ấy có chung đặc điểm là mùi hăng hắc rất khó chịu và tất cả đều không có nhãn mác và hạn sử dụng.


Không đủ tiêu chuẩn
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8516-1994, yêu cầu về ngoại quan của kem đánh răng là thể đồng nhất, bóng mịn, không vón cục, không tách nước, không được có tạp chất lạ; mùi thơm nhẹ, dễ chịu.Tuy nhiên, loại kem đánh răng mà chúng tôi có được đều ở trạng thái khô, vón cục hoặc hơi mềm, không bóp được thành thỏi, không bóng mịn, mùi hắc.

Ngoài ra, các chỉ tiêu về độ pH, hàm lượng chì, asen thì chưa biết thế nào nhưng theo một chuyên gia tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường phẩm chất 1 thì việc sản xuất thủ công của các cơ sở sản xuất rất có thể sẽ không bảo đảm vệ sinh và gây hại cho người sử dụng.

Và được rao bán trên các website mua bán trực tuyến.

BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp, Bộ Y tế cho biết, tình trạng kem đánh răng không nhãn mác trôi nổi trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem đánh răng sử dụng bao bì là nhựa cao phân tử thay cho nhôm như trước kia.Điều đó sẽ làm người tiêu dùng khó phát hiện kem đánh răng đã hỏng, bởi ở những loại kem đánh răng không ghi trên bao bì hạn sử dụng khi không giữ ở độ pH trung tính nếu ở vỏ nhôm sẽ làm phá huỷ lớp vỏ, cho người tiêu dùng cái nhìn khách quan.

Ngoài ra, việc sản xuất các loại kem đánh răng theo phương pháp thủ công, không có bao bì, nhãn mác và thường được dùng tại các khách sạn, nhà nghỉ sẽ không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Điều đáng nói, dù phẩm chất những loại kem đánh răng này chưa được kiểm chứng nhưng các khách sạn, nhà nghỉ lại mua về cho khách hàng mình sử dụng một cách "danh chính ngôn thuận".

Thông thường, với những sản xuất thủ công, các cơ sở sẽ không tuân theo các tiêu chuẩn đã được quy định. Điều đó sẽ dẫn tới các sản phẩm không diệt được khuẩn, thậm chí có thể gây tổn hại men răng, tổn hại xương khi hàm lượng fluo quá cao... bác sỹ Đại cho biết.


(Theo VietQ)

Hoả tiển đánh chặn mới của Mỹ

Hoả tiển đánh chặn mới của Mỹ

tka23 post

Hôm (27/6) Mỹ đã thực hiện thành công một vụ thử hoả tiển đánh chặn SM-3 Block IB, Cơ quan Phòng thủ hoả tiển Mỹ (MDA) cho biết.
Đây là tin có thể khiến Nga lo ngại bởi hoả tiển này sẽ là một phần trong hệ thống phòng thủ hoả tiển Mỹ định dựng lên ở Châu Âu. Moscow luôn cảm thấy bất an trước kế hoạch thiết lập một hệ thống phòng thủ hoả tiển của Mỹ ở ngay sát biên giới nước này.
Theo thông báo của MDA, SM-3 Block IB đã đánh chặn thành công mục tiêu hoả tiển đạn đạo ở Biển Thái Bình Dương. SM-3 Block IB là loại hoả tiển đánh chặn mới nhất của Hải quân Mỹ. Nó đã được phóng đi từ tàu tuần dương CG-70 Lake Erie lớp Ticonderoga đóng tại Khu thử hoả tiẻn Thái Bình Dương trên đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii.
Chiến hạm CG-70 Lake Erie được trang bị hệ thống thông tin chiến đấu Aegis BMD 4.0.1. Hệ thống này đã phát giác , dò theo đường bay của hoả tiển mục tiêu bằng hệ thống radar AN/SPY-1
trước khi phóng SM-3 Block IB đi để đánh chặn mục tiêu. Sau khi phóng hoả tiển , hệ thống Aegis sẽ tiếp tục điều chỉnh đường bay hoả tiển cho tới khi đánh chặn thành công mục tiêu.
Đây là lần thứ hai Mỹ thử thành công hoả tiển đánh chặn SM-3 Block IB. Lần thử thành công mới nhất của loại hoả tiển này diễn ra vào hôm 9/5.
Hoả tiển đánh chặn SM-3 Block IB có kết cấu 4 tầng. Với tốc độ bay 9.600 km/giờ, hoả tiển này có thể đánh chặn mục tiêu ở độ cao tới 500km. So với kiểu SM-3 Block IA trước đó, hoả tiển SM-3 Block IB được trang bị máy tính , thiết bị kết nối mạnh mẽ hơn và hệ thống dẫn đường, thiết bị tự dẫn quang-điện mới.
Hoả tiển đánh chặn SM-3 có thể được bố trí trên các chiến hạm trang bị hệ thống Aegis hoặc trên bộ. Mỹ dự định bố trí một loạt hoả tiển SM-3 Block IB trên lãnh thổ
Rumani vào năm 2015 trong khuôn khổ trận địa của hệ thống phòng thủ hoả tiển Mỹ tại châu Âu. Ngoài ra, hoả tiển đánh chặn mới cũng có thể được bố trí tại Ba Lan và Israel .
Mỹ luôn xác nhận việc bố trí hoả tiển phòng thủ tại châu Âu là để bảo vệ Mỹ và các quốc gia đồng minh khỏi nguy cơ bị tấn công hoả tiển từ Iran và Bắc Hàn.
Tuy nhiên, Nga không tin vào điều này. Moscow muốn Mỹ cam kết bằng một văn bản có tính pháp lý rằng, hệ thống phòng thủ hoả tiển mà Washington định dựng lên ở Châu Âu không nhằm vào Nga. 
TỔNG HỢP

Tầu Cộng 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông

Tầu 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông

11:06 GMT - thứ năm, 28 tháng 6, 2012
Tầu đã phản ứng mạnh về việc Việt Nam tuần tra Trường Sa
Trong một phản ứng mới ngay sau khi Việt Nam thông qua luật biển, Bộ Quốc phòng Tầu tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động quân sự ở vùng Biển Đông, mà nước này gọi là Nam Hải.
Đài Phát thanh Quốc tế Tầu (CRI) hôm thứ Năm 28/6 đưa tin cho hay quân đội Tầu đã "thiết lập kế hoạch tuần tra" với mục đích phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển quanh quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa); và đang xem xét để đặt cơ quan quân sự tại thành phố Tam Sa mới được thành lập cũng tại Biển Đông.
Hai hoạt động mới này cho thấy đang có sự tăng cường rõ rệt trong chính sách quân sự của Tầu đối với Biển Đông, dường như để phản ứng trước việc Việt Nam điều máy bay chiến đấu ra tuần tiễu ở Trường Sa hồi giữa tháng Sáu.
CRI đưa tin trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Tầu tại Bắc Kinh, Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh lặp lại tuyên bố "Tầu có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển xung quanh".
"Tầu kiên quyết phản đối bất cứ hành vi khiêu khích quân sự nào."
Ông Cảnh nói "quân đội Tầu đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường trên vùng biển thuộc diện cai quản của mình với mục đích phòng ngừa chiến tranh" .
"Quân đội Tầu quyết tâm và kiên định bất di bất dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ" Đại tá Cảnh Nhạn Sinh
Ông cũng khẳng định: "Quân đội Tầu quyết tâm và kiên định bất di bất dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn quyền lợi hải dương của đất nước".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Tầu cũng gọi việc Việt Nam điều động chiến đấu cơ tuần tra là "hành vi đơn phương làm cho tình hình Nam Hải (Biển Đông) trở nên căng thẳng".

Bộ chỉ huy quân sự Tam Sa

Bất đồng và căng thằng giữa Việt Nam và Tầu đang gia tăng trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam có một số hành động và chính sách khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông, nhất là quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngược lại, Tầu cũng đưa ra nhiều quyết sách để trả đũa, mới nhất là việc tập đoàn dầu khí quốc gia nước này mời thầu quốc tế trong chín lô dầu khí ngoài khơi miền Trung và miền Nam Việt Nam, mà Việt Nam đang khai thác.
Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh
Tầu nói sẽ đặt cơ quan quân sự tại Biển Đông
Ngày 21/6 vừa qua, sau khi Quốc vụ viện phê chuẩn, Chính phủ Tầu đã nâng thành phố Tam Sa vốn được thành lập từ cuối năm 2007 để quản lý khu vực Biển Đông từ cấp huyện lên thành cấp địa khu.
Đại tá Cảnh Nhạn Sinh nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 28/6 rằng quân đội Tầu theo quy định đang nghiên cứu để đặt cơ quan quân sự tại địa phương này.
Theo quyết định của Bắc Kinh, thành phố Tam Sa bao gồm các hòn đảo và đá ngầm cũng như vùng biển quanh các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), có diện tích đất liền trên đảo chỉ 13 km2 nhưng diện tích vùng biển lên tới trên hai triệu km2, là thành phố lớn nhất Tầu.
Đài CRI dẫn lời ông Cảnh giải thích việc đặt cơ quan quân sự là bình thường vì theo kế hoạch của Tầu, địa phương các cấp tỉnh, địa khu và huyện đều có cơ quan quân sự để chỉ huy quân sự tại chỗ.
Tuy nhiên, với quy mô của thành phố Tam Sa như đã nói ở trên, không khó khăn để suy đoán phạm vi và quyền hạn hoạt động của cơ quan quân sự mới.
Việt Nam luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, tuy Hoàng Sa đã hoàn toàn vào tay Tầu từ sau năm 1974.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan