Wednesday, December 31, 2014

Nữ binh sĩ xinh đẹp Quân đội Israel

Nữ binh sĩ xinh đẹp Quân đội Israel

Mê mẩn các nữ binh sĩ xinh đẹp Quân đội Israel
Các nữ binh sĩ chiếm tới 33% quân số Quân đội Israel - quốc gia duy nhất áp dụng luật nghĩa vụ quân sự bắt buộc với phụ nữ.

Tại Israel, phụ nữ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc như nam giới.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 1
Chính phủ Israel cho phép phụ nữ tham gia vào quân đội ngay khi đất nước được thành lập vào năm 1948.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 2
Ban đầu, nữ binh sĩ phục vụ quân đội chủ yếu trong vai trò bác sĩ, y tá, lái xe, nhân viên hậu cần, thông tin, thư ký.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 3
Vai trò của phụ nữ trong quân đội Israel ngày càng mở rộng. Họ không chỉ phục vụ ở tuyến sau mà còn tham gia chiến đấu trực tiếp bên cạnh những nam quân nhân.
Bước ngoặt đối với vai trò của phụ nữ trong quân đội Israel xảy ra vào năm 1996. Nữ kỹ sư hàng không Alice Miller đã kiến nghị thành công lên tòa án tối cao cho phép phụ nữ tham gia các khóa huấn luyện phi công.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 4
Đến năm 2000, Quốc hội Israel đã sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự. Luật viết "Phụ nữ có các quyền để phục vụ trong bất kỳ vai trò nào của quân đội như những người đàn ông".
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 6
Năm 2001, Roni Zuckerman trở thành nữ phi công tiêm kích đầu tiên của Israel.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 7
Hiện tại, phụ nữ chiếm 33% quân số quân đội Israel.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 8
Các nữ binh sĩ Israel đang tập luyện đội hình chiến đấu 3 người.
me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 9
Phụ nữ giữ một vai trò rất quan trọng trong quân đội Israel. Năm 2014, thiếu tá Oshrat Bacher trở thành người phụ nữ đầu tiên ở Israel được bổ nhiệm làm chỉ huy một tiểu đoàn chiến đấu.

me man cac nu binh si xinh dep quan doi israel hinh anh 5

Tuesday, December 30, 2014

Chuyện Cha Bửu Diệp

Chuyện Cha Bửu Diệp
 

Thưa quý bạn, Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng có nhiều chuyện nổi tiếng, như về lúa gạo, về muối, về nhãn, về... Công tử Bạc Liêu (1900-1973) trong thời Pháp thuộc, về vụ án Đồng Nọc Nạn của những năm 1928-1930, và về ngôi nhà thờ họ Tắc Sậy với sự linh ứng của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, mà gần đây cả trong nước lẫn ngoài nước ai cũng biết.
 
Tôi không phải là người Công giáo, hơn nữa lại là một giáo viên (ngày trước gọi là giáo sư trung học) có đầu óc khoa học và ưa chuộng thực tế hơn là những sự tin tưởng mang tính siêu hình. Tôi đã từng dạy học tại Bạc Liêu suốt 6 năm trời (1965-1971) và học trò của tôi tại các huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Phước Long, Giá Rai v.v... đông lắm, chúng tôi thường xuống dưới đó chơi. Tôi rất quen thuộc với cái huyện (ngày trước gọi là quận) Giá Rai có ngôi nhà thờ nhỏ tí Tắc Sậy lợp tôn, nằm bên cạnh lộ sau khi đi qua ngôi chợ cũng nhỏ như vậy của thị trấn Hộ Phòng - thị trấn củahuyện Giá Rai - khoảng một cây số.
 
Bây giờ, trong thời buổi CS này, nhà thờ Tắc Sậy tự nhiên nổi tiếng do sự linh thiêng “ai đến khấn nguyện điều gì đều được” của Cha Diệp. Có điều tôi muốn thưa với quý bạn rằng Nhà thờ Tắc Sậy huyện Giá Rai thuộc tình Bạc Liêu chứ không phải thuộc tỉnh Cà Mau. Tất cả các tài liệu đều ghi Bạc Liêu nhưng dân chúng thường nói Ca Mau bởi vì sau năm 1975, khi Cha Trương Bửu Diệp bắt đầu nổi tiếng thì Bạc Liêu thuộc về Cà Mau, kết hợp với tỉnh Cà Mau thành tỉnh Minh Hải, người ta quen gọi là Cà Mau chứ ít khi gọi là Minh Hải. Ngoài ra, Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên đường Bạc Liêu đi Cà Mau, cách Bạc Liêu 37 cây số trong khi chỉ cách Cà Mau có 20 cây số nên mọi người dễ bị lầm.
 
Quý bạn hỏi vậy thì đối với những chuyện đồn đại, bản thân Đoàn Dự tin hay không tin? Tôi xin trả lời rằng tôi không dám nói tin hay không tin, nhưng theo tôi nghĩ, Nhà thờ Tắc Sậy là một ngôi nhà thờ rất nhỏ - nhỏ không thể nào nhỏ hơn được nữa - lại nằm trong một thị trấn cũng nhỏ, đồng không mông quạnh, ở phần gần như cuối cùng đất nước, cách Sài Gòn tới hơn 300 cây số, vậy mà nay được xây dựng thành một cơ ngơi to lớn, hiện đại, nguyên tiền xây cất đã hơn 59 tỉ đồng, tức gần 3 triệu
đô-la, ấy là chưa kể các pho tượng 12 vị thánh tông đồ lớn gấp 2 hay 3 lần người thật, toàn bằng gõ đỏ tức loại gỗ quý hiện nay không còn có ở Việt Nam (nhưng còn có ở Campuchia và Lào) mà theo tôi biết, giá mỗi pho tới vài trăm triệu đồng, vậy thì tiền “nội thất” cũng tới hàng triệu đô-la. Toàn là do khách thập phương, lương cũng như giáo, nhất là Việt Kiều tại các nước gửi tới t ơncả. Phải có cái gì đó thiêng liêng và đầy tin tưởng người ta mới dâng hiến lên Cha như thế! Mặt khác tôi cũng nghĩ, khi bị bắt cùng với 70 người vừa chức sắc vừa giáo dân trong họ đạo, Linh mục Phanxicô Trương Bửu Diệp đã hy sinh tính mạng của mình để cứu họ. Sau khi qua đời, ngài hiển linh ban ơn cho người này người kia, “ai xin thì cũng đều được”. Rồi bây giờ mọi người dâng lễ tạ ơn ngài, biến ngôi nhà thờ nhỏ xíu của ngài thành nơi khang trang, hiện đại. Tất cả những việc đó đều là tình người. Đối với tôi, bất cứ cái gì thuộc về tình người đều đáng ca ngợi.
 
Quý bạn cũng hỏi những chuyện về Cha Diệp thì ai cũng biết, tại sao tôi còn thuật lại? Xin thưa, tính tôi vẫn thế, không kể thì thôi, đã kể là rất chi tiết. Tôi sợ quý bạn tuy biết nhưng biết từng mảng, không thành hệ thống. Bây giờ tôi xin tường thuật từ đầu đến cuối thật rõ để quý bạn hiểu, xin mời quý bạn xem xét...
 
* * *
 
Tiểu sử Linh mục Trương Bửu Diệp
 
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, một tháng sau được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 02-02-1897 tại họ đạo Cồn Phước, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
 
Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng. Mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước tỉnh An Giang.
 
Năm 1904, lúc ngài 7 tuổi thì mẹ mất. Cha ngài dời gia đình lên Battambang bên Campuchia, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn thị Phước, sinh năm 1890, quê gốc tại Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
 
Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền gửi ngài vào Tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ, Chợ Mới tỉnh An Giang. Học xong tại Tiểu chủng viện, ngài lên Đại chủng viện Nam Vang, Campuchia, (lúc đó các họ đạo An Giang, Châu Đốc, Hà Tiên trực thuộc giáo phận Pnom Penh, Campuchia).
 
Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong linh mục tại Nam Vang dưới thời Đức Cha Chabalier người Pháp. Lễ vinh quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
 
Từ năm 1924-1927, ngài được bề trên bổ nhiệm làm Cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia. Từ năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng tỉnh An Giang.
 
Tháng 03 năm 1930, ngài về trông nom họ đạo Tắc Sậy, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Trong những năm làm cha sở, ngài quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo khác tại các vùng phụ cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn.
 
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương những năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân di tản, Cha Bề Trên địa phận Bạc Liêu là Phêrô Trần Minh Ký và cả các cha người Pháp cũng khuyên ngài lên Bạc Liêu lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì sẽ trở lại họ đạo Tắc Sậy, nhưng ngài trả lời: “Tôi sống giữa đàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đàn chiên, không đi đâu cả”.
 
Ngày 12-03-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 chức sắc và giáo dân tại họ đạo Tắc Sậy, bị lùa đi và nhốt tại lẫm lúa nhà ông giáo Sự ở Cây Dừa. Người ta định giết tất cả nhưng ngài nói chính ngài là chủ chăn các con chiên đó, vậy xin chết thay cho các con chiên của ngài. Họ chấp nhận. Mọi người được thả còn ngài thì bị đem đi thủ tiêu.
 
Những người trong họ đạo kể rằng đêm hôm ấy ngài về báo mộng cho các vị chức sắc trong họ đạo biết chỗ họ ném xác ngài, trong cái ao nhà ông giáo Sự. Các vị đến nơi được báo mộng thì vớt được xác ngài đã b cht đầu với một vết chém ngang cổ chỗ gần mang tai, có ba vết chém khác trên mình. Thân xác ngài không hiểu sao bị lột hết quần áo, trần trụi như Chúa Giêsu trên thập giá, nhưng hai tay vẫn chắp trước ngực như đang cầu nguyện và nét mặt ngài vẫn bình thản, không có vẻ gì sợ hãi.
 
Các vị chức sắc lén đưa xác ngài về chôn bí mật trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo (nhà ông giáo Sự thuộc họ đạo Khúc Tréo, làm thế kín đáo hơn đưa về Tắc Sậy). Như vậy ngài đã tử vì đạo vào ngày 12 tháng 03 năm 1946, nhằm ngày mồng 09 tháng 02 năm Bính Tuất.
 
Hăm ba năm sau, tức năm 1969, hài cốt ngài được cải táng, di dời về Nhà thờ Tắc Sậy, nơi ngài đã làm chủ chăn trong 16 năm và là cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
 
Hai mươi năm sau nữa, tức năm 1989, ngôi mộ của ngài được trùng tu thành một ngôi nhà mộ nho nhỏ lợp tôn ở phía sau Nhà thờ Tắc Sậy cũng nhỏ như vậy và khánh thành vào ngày 04-06-1989.

Đầu năm nay, 2010, một ngôi nhà mộ cực kỳ khang trang và hiện đại đã xây dựng xong, hài cốt ngài được di chuyển vào đó với lễ cải táng rất long trọng do đức Giám Mục địa phận Cần Thơ chứng kiến. Ngày nào cũng có các tín hữu ở khắp mọi nơi trong nước cũng như ngoài nước, bên lương cũng như bên giáo, tới thăm viếng, khấn nguyện và tin tưởng vào sự linh ứng của ngài.
 
Chuyện một số phép lạ của Cha Bửu Diệp
 
Hiện nay, tuy Giáo hội Công giáo chưa xét phong Thánh cho Cha Bửu Diệp, nhưng trong lòng nhiều tín hữu Công giáo, kể cả một số người thuộc các tôn giáo khác, đã coi Cha như một vị Thánh, vì rất nhiều người khấn xin với ngài và được ngài ban cho như ý. Tại các nhà thờ Công giáo trong nước, rất nhiều giáo dân xin lễ tạ ơn ngài. Đặc biệt, nhiều người không phải tín đồ Thiên Chúa giáo cũng rất kính mến, tin tưởng ở ngài. Những tấm bảng tạ ơn Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp được gắn trên tường trong căn phòng nguyện tại Nhà thờ Tắc Sậy nhiều không biết bao nhiêu mà kể.

Theo chúng tôi được biết, ở bên Mỹ, cụ Joan Baotixita Võ Hữu Hạnh, một nhà văn lớn tuổi, đã sáng lập “Hội những người con của Cha Trương Bửu Diệp”. Theo cụ, Cha Trương Bửu Diệp đã ban phép lạ cho nhiều người, cả lương cũng như giáo. Sau đây là một số chuyện về các phép lạ đó, bởi vậy tiếng tăm về ngài ngày càng lừng lẫy.
 
Chuyện gia đình ông Lâm ở Lâm Đồng, Đà Lạt:
 
Ông bà Lâm không phải tín đồ Thiên chúa giáo và chuyện này đã diễn ra năm 1977, do chính ông Lâm kể cho ông Ngọc Quang nghe, ông Ngọc Quang ghi lại trên tập san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do cụ Võ Hữu Hạnh chủ trương.
 
“Bà Lâm bị bệnh viêm ruột và đau dạ dày từ lâu, bệnh đã trở thành vô phương cứu chữa. Bác sĩ tại các bệnh viện ở Sài Gòn đều bó tay. Ông Lâm đành đưa vợ từ Sài Gòn về Lâm Đồng để bà sống những ngày cuối cùng của mình.
 
Giữa lúc gia đình vừa đưa bà Lâm về tới nhà thì có một vị khách đi đường xa, xe bị hư, trong khi chờ tài xế sửa, ghé vào thăm. Khách là một người cao lớn, khỏe mạnh, gương mặt chữ điền, hàm râu cánh én, vẻ người phúc hậu với bộ áo dài đen của linh mục.
 
Ông Lâm vốn tính tình hiền lành, thường rất tôn trọng các vị tu hành, dù lương hay giáo. Mặc dầu nhà đang bận rộn vì vợ bệnh nặng nhưng ông cũng lịch sự tiếp đón khách. Vị linh mục tinh ý hỏi tại sao nét mặt gia chủ có vẻ buồn rầu. Ông Lâm nói thật là vợ bệnh nặng, mới đưa từ Sài Gòn về nhà chờ chết. Vị linh mục nói rằng lúc trước mình cũng bị bệnh nặng như vậy, nhờ một ông bác sĩ tên Hữu cho uống loại thuốc này khỏi bệnh, bây giờ còn dư lại mấy viên. Cha lấy trong túi áo ra ba viên thuốc trao cho ông Lâm và dặn chiều cho bà uống một viên, tối lúc 10 giờ một viên và sáng hôm sau một viên nữa, thế nào cũng khỏi. Ông Lâm tuy không tin lắm nhưng trong lúc tuyệt vọng, ai bảo sao cũng đành nghe vậy. Giữa lúc ấy người tài xế vào thưa xe đã sửa xong, vị linh mục bèn từ giã chủ nhà ra đi. Chủ nhà cảm ơn Cha và hỏi cho biết Cha ở đâu, vị linh mục nói mình trông coi xứ đo Tắc Sy? tỉnh Bc Liêu.
 
Sau khi uống viên thuốc thứ nhất vài giờ, bà Lâm cảm thấy bớt đau, trong mình dễ chịu, biết đói và thèm ăn, ngủ ngon. Buổi tối, khoảng chừng 10 giờ, tự nhiên bà thức giấc và nhớ lời Cha dặn, bèn uống thêm viên thuốc thứ hai. Sáng hôm sau thức dậy, bà thấy trong người khỏe khoắn, không còn mệt mỏi và đau đớn như trước. Bà sung sướng báo tin cho chồng hay. Ông Lâm mừng quá bèn đem viên thuốc còn lại đến các tiệm để làm mẫu, mua thêm cho chắc ăn. Nhưng ông đi khắp nơi, kể cả các tiệm thuốc Tây lẫn thuốc Bắc, song chẳng ai biết đó là thuốc gì. Ông đành trở về, cho bà uống nốt viên còn lại và định có dịp sẽ xuống Minh Hải (năm 1977, hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau bị sáp nhập lại với nhau thành tỉnh Minh Hải) thăm Cha và nhờ Cha nói với ông “bác sĩ Hữu” bán thêm giúp.
 
Muốn đi từ Lâm Đồng xuống Cà Mau thì phải về Sài Gòn, xuống Cần Thơ, qua Sóc Trăng rồi mới tới Bạc Liêu, và Hộ Phòng là thị trấn của huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu, cách thị xã Bạc Liêu 37 cây số, nơi có Nhà thờ Tắc Sậy. Việc giao thông lúc ấy rất khó khăn, phải xếp hàng từ khuya ở Bến Xe Miền Tây để mua vé xe, có khi xếp hàng cũng không mua được vé, đường đi lại lồi lõm, hết sức cực khổ. Bà Lâm mới khỏi bệnh, khó chịu đựng nổi với những chiếc xe cà rịch cà tàng, cổ lỗ đó. Đang lúc ông Lâm lo âu thì có người cháu làm trong cơ quan nhà nước đến chơi, cho biết anh ta sắp đi công tác tại Minh Hải để giao dịch mua lương thực cho tỉnh. Ông Lâm mừng quá, bèn nói với cháu cho đi nhờ xe xuống Tắc Sậy, tiền xăng ông chịu. Người cháu nhận lời vì Nhà thờ Tắc Sậy nằm ngay trên đường Bạc Liêu đi Cà Mau và cách thị xã Cà Mau khoảng 20 cây số, anh ta chở chú thím tới Tắc Sậy rồi xuống Cà Mau không có gì khó.
 
Khi qua Bạc Liêu, xuống tới thị trấn Hộ Phòng, Nhà thờ Tắc Sậy nằm cách chợ Hộ Phòng khoảng một cây số, ở phía bên trái. Ông bà Lâm không thể ngờ được nơi ở của vị cha sứ ân nhân lại nhỏ như vậy. Đó là ngôi nhà thờ mái lợp tôn, vách ván, xiêu vẹo trông rất tiêu điều. Đất nhà thờ rộng mênh mông nhưng chung quanh toàn đồng ruộng, dân cư thưa thớt.
 
Chiếc sân đất của nhà thờ không có cổng. Vợ chồng ông Lâm xuống xe, đi vô. Một ông lão bộc (thường gọi là ông Từ) đang quét trên sân. Trông thấy khách lạ, ông Từ có vẻ ngạc nhiên vì ít khi có khách phương xa đến thăm ngôi nhà thờ này. Ông Lâm nói muốn gặp cha sở, ông Từ mời vào bên trong rồi vào mời cha.
 
Một lát sau, vị linh mục ra, ngài cho biết ngài là Linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Tỏ, cha sở họ đạo Tắc Sậy. Ông bà Lâm rất ngạc nhiên, vị linh mục này trông không giống vị linh mục đã cho thuốc một chút nào hết mà sao hai vị đều tự nhận mình là cha sở họ đạo Tắc Sậy? Ông Lâm bày tỏ sự tình và kể mình đã gặp một vị linh mục cao lớn, tóc ngắn, gương mặt chữ điền, hàm râu cá chốt. Cha Tỏ mỉm cười, không lấy gì làm lạ, bèn dẫn vợ chồng ông Lâm qua phía bên hông nhà thờ, tới ngôi mộ của Cha Diệp. Vừa nhìn thấy tấm hình trên bia mộ, tự nhiên ông Lâm quỳ phục xuống và quả quyết đây chính là vị ân nhân đã cho thuốc, cứu bà Lâm khỏi bệnh. Bà Lâm cũng quỳ xuống tạ ơn ngài. Ông bà là người bên lương, không biết làm dấu Thánh giá.
 
Lúc ra về, ông bà Lâm gửi Cha sở một số tiền nho nhỏ để giúp nhà thờ vì lúc ấy ai cũng nghèo, ông bà không có nhiều. Có lẽ ông bà Lâm là những người đầu tiên đã giúp nhà thờ từ năm 1977”.
 
Chuyện bức ảnh đẫm máu:
 
Sau đây là nguyên văn bức thư của GS Trần Anh Linh gởi cho cụ Võ Hữu Hạnh, nói về bức ảnh đẫm máu. Xin ghi chú thêm rằng chuyện này xảy ra cách đây khoảng chừng 2 năm (2008) và hiện nay Linh mục Gioan Minh vẫn còn ở tại Nhà thờ Hiển Linh đường Ngô Tất Tố (Dương Công Trừng cũ) thuộc giáo phận Thị Nghè. Ngài nổi tiếng về việc khấn nguyện Đức Mẹ giùm những người bệnh tật kết quả rất tốt. Hằng ngày mọi người ở khắp các nơi đến nhờ ngài khấn rất đông nhưng chính quyền địa phương đã ra lệnh cấm vì không muốn có sự tụ tập đông đúc.
 
Sau đây là bức thư của GS Trần Anh Linh:
 
“Anh Hạnh thân mến,
 
Tôi xin gửi tặng anh món quà quí giá mà Cha Diệp đã ban cho tôi qua Cha Gioan Minh: Cha Diệp đã thực hiện một phép lạ nhãn tiền là dùng chính tấm ảnh mà chúng ta đã cho họa sĩ Đại Hàn ở khu Phúc Lộc Thọ vẽ rồi in ra nhiều ấn bản, vừa làm thành sách, vừa in thành ảnh gởi tặng và bán khắp nơi.
 
Tấm ảnh đó đã đổ máu đào lênh láng từ vết chém bằng đao kiếm đứt cổ, máu Cha đã đổ ra thấm ướt làm mờ hàng chữ Trương Bửu Diệp bên dưới.
 
Câu chuyện xảy ra như sau:
 
Cha Gioan Minh (cựu Tuyên Úy), sau 12 năm học tập cải tạo, đã được cho về và sống ở nhà thờ Chúa Hiển Linh tại Thị Nghè nơi xưa kia Cha Dụ đã thành lập. Cha Minh ở lại Việt Nam, không xin ra nước ngoài theo diện HO dù cha có tới 12 năm ở tù.
 
Một hôm cha vào Nhà sách Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở đường Kỳ Đồng và chọn mua một tấm ảnh của Cha Diệp mà cha đã nghe có nhiều phép lạ. Cô bán hàng dùng giấy báo gói bức ảnh có đóng khung sẵn trao cho cha Minh. Cha Minh về đến nhà, tính mở ra để treo lên tường thì một ơn lạ đã xảy ra, là máu tươi từ cổ bức ảnh tuôn trào ra thấm ướt cả tờ báo gói bức tranh.
 
Cha Minh kinh ngạc bèn cho đó là một dấu chỉ quan trọng, nên đã gói lại cẩn thận và lặng lẽ đem lên Tòa Tổng Giám Mục Saigon trình với Đức Cha Phạm Minh Mẫn. Theo cha Minh cho biết thì tấm ảnh thấm máu này đã được gởi qua để Tòa Thánh xét nghiệm, hy vọng rằng đã đến lúc Tòa Thánh cho lập Ban Điều Tra, tìm hiểu về các ơn lành Cha Diệp đã làm mà việc lạ lùng làm cho máu đào từ vết cổ đổ ra sẽ là một trong những chứng cớ để Tòa Thánh có thể tôn phong Chân Phước cho Cha.
 
Tôi là bạn thân của cha Minh, nên cha đã tặng tôi một tấm. Tôi sao lại và gởi tặng anh, đây là tài liệu mới nhất về Cha Diệp, anh nên ghi chú vào tập sách Các Ơn Lành của Cha”.
 
Trần Anh Linh.
 
Chuyện ông chủ thầu vật liệu xây dựng:
 
Từ những năm thuộc thập niên 1980 trở về sau, hằng năm cứ vào các ngày 11-12 tháng 03 dương lịch, dòng người lương, giáo từ các nơi lại đổ về Tắc Sậy. Trên những chiếc xe đò chở khách, người ta có thể thấy hình một vị linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ xuống để dự lễ giỗ của Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
 
Ông Phước, người trông coi phần mộ của Cha Diệp tại Nhà thờ Tắc Sậy, kể lại câu chuyện sau đây vào một buổi trưa tháng 04-2010 như sau:
 
“Vào khoảng những năm đầu thập niên 1980, bờ kinh cạnh khu nhà thờ này còn là một bãi đất trống, làm nơi ghe và xe cộ dừng lại đổ hàng. Nửa đêm, có một ông chủ ghe chở đầy vật liệu xây dựng như gạch, cát, xi-măng... đậu bên bờ kinh. Ông bỗng trông thấy một vị khách mặc áo dài đen theo kiểu nhà dòng từ trên bờ bước xuống. Vị khách tự xưng mình là cha xứ Nhà thờ Tắc Sậy, muốn mua hết các vật liệu trên ghe để xây lại nhà thờ. Giá cả xong xuôi, chủ ghe đồng ý bán và hẹn hôm sau sẽ cho công nhân đem hàng lên xong ông sẽ nhận tiền.
 
Sáng hôm sau, trước khi giao hàng, chủ ghe lên nhà thờ, định gặp cha xứ để biết chỗ cho công nhân xếp hàng. Đến khi gặp linh mục Phêrô Nguyễn Ngọc Tỏ, ông rất ngạc nhiên, từ giọng nói cho tới gương mặt, thân hình, vị linh mục này trông không giống với vị khách có ria mép hôm trước một chút nào cả. Cha Tỏ nói: “Tôi hiểu, đó chính là linh hồn cha sở Phanxicô Trương Bửu Diệp đấy. Ý ngài muốn xây lại nhà thờ nên hiện ra như vậy”. Cha kể cho ông chủ thầu nghe các chuyện linh ứng của Cha Bửu Diệp rồi nói: “Ý tôi cũng muốn xây lại ngôi nhà thờ cho đàng hoàng nhưng họ đạo nghèo, chưa đủ tiền. Thôi thì đành cáo lỗi với ông và hẹn khi khác”. Ông chủ thầu nói: “Cha Diệp đã linh ứng như vậy thì con không dám lấy tiền. Mặc dầu con là người bên lương nhưng con xin hiến tất cả các vật liệu trên ghe để nhà thờ xây sửa lại, không nhận một đồng nào cả”. Ông chủ thầu lập tức cho người khuân gạch, cát, xi-măng từ dưới ghe lên rồi đi, ngay cả tiền công bốc xếp của các công nhân ông cũng tự trả, không để nhà thờ phải trả.
 
Không ngờ từ đấy ông chủ ghe buôn bán ngày càng phát đạt. Ông cho rằng mình được Cha Diệp phò hộ nên mỗi lần đi qua Hộ Phòng ông thường quay lại Nhà thờ Tắc Sậy để tạ ơn Cha.
 
Cũng theo ông Phước, những chuyện linh ứng của Cha Diệp ngày một lan rộng. Từ đó về sau, khách thập phương kéo về nườm nượp để cầu xin Cha ban ơn lành. Nhất là các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, rất nhiều người xuống, họ cầu xin Cha chuyện này chuyện khác, và ai cũng được toại nguyện. Lời nguyện đắc thành, họ đến đền ơn Cha, người thì ghế đá, người thì vật dụng dùng cho nhà thờ, người thì tiền bạc..., nhiều không sao kể xiết. Cứ thế, vào những này cuối tuần hoặc trong dịp lễ giỗ Cha (12 tháng 03 dương lịch), khách thập phương kể cả trong nước lẫn ngoài nước về kính viếng Cha đông như trẩy hội. Có nhiều người đem theo cả những chai nước La Vie đến để bên cạnh mộ, cầu nguyện trước khi mang về cho người trong gia đình. Nhưng cũng có những người tin tưởng đến độ cầu nguyện trong nhà thờ, trước mộ của Cha chưa đủ, họ còn hỏi thăm, tìm đến chiếc ao nhỏ của gia đình ông giáo Sự ngày xưa để chiêm ngưỡng nơi Cha đã bị sát hại.
 
Điều lạ lùng hơn nữa là theo như lời của vị cha xứ hiện nay là Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Bình, thì có tới 70% khách thập phương xuống Giá Rai kính ngưỡng Cha Diệp là người ngoại đạo hoặc Việt Kiều từ nước ngoài về. Có những người chưa về nhưng đã “nghe nói” tới sự linh ứng của Cha nên đã gửi tiền về giúp nhà thờ xây dựng được một cơ ngơi lớn lao như ngày nay, khả dĩ có thể đón tiếp bất cứ các nhóm hành hương nào dù đông bao nhiêu, họ đều có chỗ nghỉ ngơi đàng hoàng mà không cần phải đóng góp gì cả.
Để kết luận bài này, tôi xin thưa với quý vị độc giả thân mến rằng tôi không phải là người Công giáo, nhưng tôi biết trong Thánh kinh Công giáo có câu nói của Đức chúa Giêsu: “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Vậy nay tôi xin dùng câu nói này để cầu Chúa và Cha Diệp ban ơn cho quý vị. Amen.

Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn bị VM sát hại

Những Cái Chết Tức Tưởi Của Nhà Văn bị VM sát hại
 
but 2
Những người bị giết đều là những tinh hoa, là danh sĩ đạo cao đức trọng, yêu nước thương dân, có thành tựu văn hóa sáng giá cống hiến cho nền văn hiến nước nhà. Họ chết mỗi người mỗi cách, đau xót và hàm oan…
 
Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu, do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam
 
    
Nhà nghiên cứu văn học, giáo dục Dương Quảng Hàm

Dương Quảng Hàm sinh trong một gia đình có truyền thống nho học tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cụ nội là Dương Duy Thanh (1804-1861), từng làm Đốc học Hà Nội. Thân phụ là Dương Trọng Phổ, anh cả là Dương Bá Trạc, một trong những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục, trường học cách mạng đầu tiên của thành phố Hà Nội, em là Dương Tụ Quán, đều là những danh sĩ có tiếng đương thời.
Thuở nhỏ ông học chữ Nho, sau ra Hà Nội học chữ Quốc ngữ. Năm 1920, tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương, làm giáo viên trường Bưởi. Năm 1945, ông được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm Hiệu trưởng của trường Bưởi.
Trong hơn 20 năm (1920-1945), Dương Quảng Hàm đã làm việc không mệt mỏi, vừa giảng dạy, vừa viết sách giáo khoa văn học và sử học cho nhà trường, từ bậc tiểu học đến bậc trung học, vừa bằng tiếng Pháp vừa bằng tiếng Việt. Hai cuốn sách có giá trị nghiên cứu nhất của ông là Việt Nam văn học sử yếu (1941), Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).
Riêng tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu được Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chính thức dùng làm sách giáo khoa chương trình lớp Đệ Tam (tức là lớp 10) trong nhiều năm liền.
Dương Quảng Hàm chết khi còn đang tại chức vào đêm ngày 19 tháng 12 năm 1946, tại Hà Nội, ở tuổi 48. Dương Quảng Hàm mất tích bởi ông là đảng viên Quốc dân đảng.
 
Khái Hưng (1896-1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.

Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng.
Khái Hưng học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng.
Khái Hưng tham gia Tự Lực Văn Đoàn do Nhất Linh thành lập. Văn đoàn này bắt đầu xuất hiện công khai từ 1932, và đến đầu năm1933 thì tuyên bố chính thức thành lập với ba thành viên trụ cột là Nhất Linh, Khái Hưng và Hoàng Đạo…
… Là một trong những cây bút chính của nhóm, tiểu thuyết đầu tay của Khái Hưng, Hồn bướm mơ tiên (1933), là tiểu thuyết đầu tiên của Tự Lực Văn Đoàn. Tiểu thuyết cuối cùng của ông là Thanh Đức (1943) và cũng là tiểu thuyết cuối cùng của nhóm. Khái Hưng cũng viết chung với Nhất Linh hai tiểu thuyết là Gánh hàng hoa và Đời mưa gió và ra đời chung tập truyện ngắn Anh phải sống cùng năm1934.
… Trong thời gian Đệ nhị Thế chiến, giống như Nhất Linh, Khái Hưng cũng tham gia hoạt động chính trị. Do tham gia Đảng Đại Việt dân chính thân Nhật nên Khái Hưng từng bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, Khái Hưng được trả tự do.
Khái Hưng mất năm 1947. Một số tài liệu cho rằng Khái Hưng bị Việt Minh bắt giam tại Liên Khu 3 (Lạc Quần, Trực Ninh) rồi đem xử tử hình ở bến đò Cựa Gà, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Theo ông Nguyễn Tường Triệu, con nuôi Khái Hưng, thì Khái Hưng mất tích sau Tết Ðinh Hợi (22/1/1947).
Hồi còn dạy học ở thị trấn Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 1973, tôi đã nghe chính miệng những du kích Thái Bình – những kẻ thừa hành bản án – kể rằng họ được lệnh bỏ rọ trắm xuống sông nhà văn Khái Hưng – chủ soái của Tự lực Văn đoàn. Kẻ hành quyết kể lại thái độ của Khái Hưng rất bình thản, ung dung chui vào rọ nứa cho những kẻ chân đất đầu trần buộc dây, gài đá, vần xuống sông. Ở dưới đáy sông sặc nước, chắc nghẹt thở lắm… Khái Hưng chết chỉ vì ông là đảng viên đảng Đại Việt!

Phạm Quỳnh (1892-1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến.
 
   
Nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh sinh tại số 17 phố Hàng Trống, Hà Nội; quê quán ở làng Lương Ngọc (nay thuộc xã Thúc Kháng), phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương, một làng khoa bảng, có truyền thống hiếu học. Mồ côi mẹ từ 9 tháng tuổi, mồ côi cha từ khi lên 9 tuổi; Phạm Quỳnh côi cút được bà nội nuôi ăn học.
Phạm Quỳnh học giỏi, có học bổng, đỗ đầu bằng Thành chung (tốt nghiệp) Trường trung học Bảo hộ (tức trường Bưởi, còn gọi là trường Thông ngôn).
Năm 1908, Phạm Quỳnh làm việc ở Trường Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội lúc vừa tuổi 16.
Từ năm 1916, ông tham gia viết báo cho một số tờ có uy tín đương thời; làm chủ bút kỳ cựu của Nam Phong tạp chí từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 cho đến năm 1932; tuyên truyền cho tư tưởng “Pháp Việt đề huề”.
… Năm 1930, Phạm Quỳnh đề xướng thuyết lập hiến, đòi hỏi người Pháp phải thành lập hiến pháp, để quy định rõ ràng quyền căn bản của nhân dân Việt Nam, vua quan Việt Nam và chính quyền bảo hộ.
Năm 1931, ông được giao chức Phó Hội trưởng Hội Địa dư Hà Nội. Năm 1932, giữ chức Tổng Thư ký Ủy ban Cứu trợ xã hội Bắc Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 1932, sau khi Bảo Đại lên làm vua thay Khải Định, ông được triều đình nhà Nguyễn triệu vào Huế tham gia chính quyền Bảo Đại. Tại Huế thời gian đầu ông làm việc tại Ngự tiền Văn phòng, sau đó làm Thượng thư Bộ Học và cuối cùng giữ chức vụ Thượng thư Bộ Lại (1944-1945).
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ông về sống ẩn dật ở biệt thự Hoa Đường bên bờ sông đào Phú Cam, Huế.
Ông bị Việt Minh bắt giam ngày 23 tháng 8 năm 1945 và giam ở lao Thừa Phủ, Huế. Ông bị xử bắn sau đó cùng với nguyên Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi (anh ruột Ngô Đình Diệm) và Ngô Đình Huân (con trai của Ngô Đình Khôi). Người thừa hành lệnh này là Đặng Văn Việt (về sau trở thành con hùm xám đường 4 – tiểu tướng Napoleông).
Chuyện này do Tố Hữu – Chủ tịch lâm thời thành phố Huế kể cho Trần Huy Liệu nghe.
Di hài ông được tìm thấy năm 1956 trong khu rừng Hắc Thú, và được cải táng ngày 9 tháng 2 năm 1956 tại Huế, trong khuôn viên chùa Vạn Phước.
Thông tin về ai đã ra lệnh giết ông được lý giải theo nhiều giả thuyết khác nhau.
Cuốn Tác gia văn học Thăng Long Hà Nội từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XX, mục về Phạm Quỳnh (1892-1945) cũng có một dòng: Đến Cách mạng Tháng Tám 1945 chính quyền nhân dân khép án tử hình.
Có lệnh cấp tốc di dời Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh ra khỏi cố đô đề phòng những chuyện bất trắc không hay sau này. Nhóm du kích áp tải đến một quãng rừng cách xa Huế thì nghe tiếng tàu bay Pháp ầm ì trên đầu tưởng đâu như tiếng máy bay thả biệt kích. Sợ không hoàn thành trách nhiệm di dời nên nhóm áp tải đã tự động thủ tiêu cả ba người mà không chờ chỉ thị của cấp trên. Giả thuyết này không đề cập đến cấp trên là ai hay cơ quan nào ra lệnh.
Có người cho rằng trong số người đi áp tải đó có người nhà Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, người có mối hiềm từ lâu với Phạm Quỳnh nên đã lợi dụng việc này mà giải quyết ân oán.
Có nguồn tin, vì Pháp cho biệt kích tìm Phạm Quỳnh nhưng nhóm này bị bắt và để lộ thông tin, và Phạm Quỳnh bị dân quân địa phương (Hiền Sĩ, Thừa Thiên, Huế) giết.
Nhà văn Thái Vũ lý giải: “Mà lúc ấy trong dân chúng, buổi đầu cách mạng, cũng là trong ngày đầu chính quyền mới do dân làm chủ thì mấy tiếng Việt gian, diệt Việt gian kèm theo hành động lan truyền… khắp mọi nơi, nhất là đối với những người có “thành tích” thân Pháp. Mà hai cụ họ Phạm và Ngô thì rõ ràng quá, tránh sao lúc trong dân, chỉ mới hưởng 1 ngày đầu chính quyền cách mạng, còn căm thù bọn thống trị Pháp và đám tay chân người bản xứ của chúng, có hành động manh động. Đó hẳn là “nỗi uẩn khúc” cuối cùng của ông chủ báo Nam Phong”.

Tạ Thu Thâu (1906-1945) là một nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, một lãnh tụ Cộng sản Đệ Tứ thời sơ khai của các phong trào cộng sản tại Đông Dương, theo chủ nghĩa Trốtskít. Nhà nghiên cứu Thiếu Sơn đánh giá “Không ai phủ nhận được tấm lòng yêu nước của ông, chẳng những yêu nước mà còn dám xả thân hy sinh cho nước. Chỉ có điều khác là nói tới nước, ông liền nghĩ tới dân, thứ nhất là dân vô sản”.


Tới nay, tuy không có tranh cãi về việc mặt trận Việt Minh sát hại Tạ Thu Thâu, vẫn còn nghi vấn về lệnh giết từ đâu đến. Giả thuyết của nhà sử học Daniel Hémery cho rằng các cấp chỉ huy địa phương ở Quảng Ngãi nhận lệnh cấp trên đã ra lệnh giết. Tạ Thu Thâu bị đưa ra pháp trường bắn ba lần mới chết nhờ tài hùng biện thuyết phục của ông mà các đao phủ thủ không nỡ xả súng vào người anh hùng yêu nước.

 Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés (Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt). [The Anti-Colonial Movement in Vietnam]. Cũng khoảng thời gian 1945, người của Trần Trọng Kim hỏi Hồ Chí Minh về cái chết của Tạ Thu Thâu. Hồ Chí Minh trả lời “chệch đường ray”. (Hồi ký Một cơn gió bụi của Trần Trọng Kim)

 Vì sao Việt Minh giết Tạ Thu Thâu? Đó là cách mà Stalin giết Trốtsky để trừ hậu họa. Kiều bào ta hồi đó ở Pháp có xu hướng tả, hầu hết ngả về Đệ Tứ. Còn trong nước do tuyên truyền, Trốtsky nhân vật sau Lê Nin đòi xét lại chủ nghĩa Mác được xem là tay sai của đế quốc, cướp của giết người. Thời đó, Tạ Thu Thâu là lãnh tụ Trốtskít ở Việt Nam. Ông là cây bút sắc bén (giỏi viết báo Pháp ngữ và Việt ngữ), một diễn giả xuất sắc hùng biện, một trí thức có uy tín, nhân cách ôn hòa nhũn nhặn. Tạ Thu Thâu hoạt động mạnh ở Sài Gòn và tiếng tăm vang xa cả nước. Ông chống Pháp, bị bắt 6 lần, 5 lần bị kết án, tổng cộng 13 năm tù 10 năm biệt xứ. Năm 1945, từ Côn Đảo được thả, Việt Minh đón đường bắt lọng và sát hại ông trên cánh đồng Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Một cuộc đời xán lạn vì dân vì nước lãnh cái chết thật bi thảm.
 
Thiều Chửu (1902-1954) là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ. Ông là tác giả 93 tác phẩm viết và dịch. Ngoài bộ Hán Việt tự điển có giá trị vượt thời gian, ông còn dịch 14 bộ kinh căn bản của đạo Phật như Kinh Di Đà, Thủy Sám, Địa Tạng, Kim Cương Bát Nhã, Viên Giác, Pháp Hoa, Dược Sư, Phả Môn, Di Giáo, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Lễ Sáu Phương, Lục Tổ Đàn Kinh, Khóa Hư. Các sách dịch khác của ông có thể kể: Vì sao tôi tin Phật giáo, Phật học cương yếu, Tây du ký…


Ông tên thật là Nguyễn Hữu Kha, xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở Hà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo.

 Cuối năm 1920, cụ Cử Cầu ra tù, ông về giúp cha mở hiệu thuốc Lợi Nhân Đường ở Ngã Tư Sở. Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh cứu người không lấy tiền. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ Hán, Nho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng Anh, Pháp, Nhật. Bén duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, thể hiện rõ tâm nguyện của mình là “cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình”.

Sau khi Hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập năm 1934 và ra báo Đuốc tuệ, Thiều Chửu nhận lời làm quản lý và biên tập cho tờ báo. Ông cũng tham gia thành lập Hội truyền bá quốc ngữ vào năm 1938 để nâng cao dân trí.

 Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 Năm 1945, sau Cách mạng tháng 8, Hồ Chí Minh mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong chính phủ Lâm thời, nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.

 Năm 1946, ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh vượt qua vô vàn gian khổ duy trì đến cùng trường vừa học vừa làm.

 Khi đội Cải cách ruộng đất về địa phương, thấy trường làm ăn nên nổi, quy ông là địa chủ, vu cáo ông dùng Phật giáo để mê hoặc quần chúng, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc mà cảm thấy mình bất lực, đêm 15 rạng ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ 1954, tức cuối ngày giỗ cha, ông ra thác Huống trên sông Cầu tại xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên làm lễ Tam Bảo và Thiên địa rồi gieo mình xuống sông. Trước khi mất, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh và lời kết bản Tự Bạch gửi Hồ Chí Minh: “… Cái án “mạc tu hữu” (tức vu cáo, ông viết chữ Nho) mà ông Nhạc Phi phải chịu đời phong kiến còn có lẽ; ai ngờ đời nay chính bản thân tôi lại bị, thì tôi còn biết van vỉ làm sao được nữa”. Cái chết “Thiên cổ kỳ oan” của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật Tử cả nước. Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu, kể Thiều Chửu có dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế.

Sunday, December 28, 2014

Vì sao Bắc Hàn không “san bằng” nước Mỹ?


(PetroTimes) - Bắc Hàn đã không “san bằng” nước Mỹ như đã hứa nếu bộ phim hài về Chủ tịch Kim Jong-un ra rạp. Phản ứng của Bình Nhưỡng lần này nói lên điều gì trong chính sách ngoại giao hiện nay của Bắc Hàn?
Phản ứng khác thường của Bắc Hàn
Ngày 25/12, Sony Pictures đã đưa phim "Phỏng vấn" lên YouTube, Google Play và Microsoft Xbox Video, đồng thời công chiếu tại 300 rạp ở Mỹ. Itunes của Apple và 10 mạng lưới rạp chiếu phim lớn từ chối chiếu phim này sau khi tin tặc nặc danh gửi thư đến Sony Pictures đe dọa tấn công khủng bố trong buổi ra mắt.
Phim kể về cuộc phiêu lưu của hai nhà báo có cơ hội phỏng vấn ông Kim Jong-un. Trước chuyến đi đến Bắc Hàn, họ theo học khóa đặc nhiệm và nhận lệnh ám sát nhà lãnh đạo Bắc Hàn.
Bắc Hàn lên án việc phát hành phim “Phỏng vấn”, và hứa sẽ đáp trả đích đáng nếu nhà phát hành vẫn cố tình cho phim này ra rạp.
Tuy nhiên, từ hôm 25/12 đến nay, Bình Nhưỡng chỉ phản ứng thông qua các phương tiện truyền thông chứ không hề có chuyện “động binh nào”. Kim Sung, Đại sứ thường trực CHDCND Bắc Hàn tại LHQ chỉ tuyên bố rằng Bình Nhưỡng không liên quan đến các cuộc tấn công hacker vào hãng phim Sony Pictures và có thể chứng minh điều này. Ông Kim bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ từ chối hợp tác với Bắc Hàn để điều tra.
Có thể thấy, phản ứng của Bắc Hàn trong lần này là hết sức chừng mực và rất khác so với trước đây. Vì sao vậy?
 
Vì sao Triều Tiên không “san bằng” nước Mỹ?
Bắc Hàn tuyên bố sẽ trả đũa quân sự vào toàn bộ lãnh thổ Mỹ nếu Washington tiếp tục cáo buộc Bình Nhưỡng tấn công tin tặc

Theo thông lệ, Bắc Hàn sẽ thông báo thử hạt nhân sau khi Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đưa chế độ Bình Nhưỡng ra trước Tòa án hình sự quốc tế vì vi phạm nhân quyền. Và theo phản ứng thường thấy, Bắc Hàn sẽ bắn thử nhiều loại phi đạn sau khi Mỹ lớn tiếng cáo buộc Bình Nhưỡng tấn công tin tặc. Nhưng Bắc Hàn đã không hành động như thông lệ cũ...
Ngày 12/2/2013, Bắc Hàn tuyên bố thử thành công hạt nhân lần thứ ba để phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, mở rộng trừng phạt Bình Nhưỡng vì việc họ đã cho phóng phi đạn tầm xa. Các lần thử hạt nhân trước đó của Bắc Hàn cũng được thực hiện trong những điều kiện tương tự vào năm 2009 và 2006.
Theo hãng tin Yonhap, Bắc Hàn đã bắn tổng cộng 111 phi đạn, tất cả đều là tầm ngắn và tầm trung, trong 19 lần phóng trong năm nay. Những cuộc bắn thử phi đạn của Bình Nhưỡng thường đi sau các tập trận chung của quân đội Mỹ và Nam Hàn.
Đó là những gì Bắc Hàn thường làm mỗi khi bị chỉ trích hoặc cảm thấy bị đe dọa.
Ngày 18/12 vừa qua, Đại hội đồng LHQ yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa Bắc Hàn ra Tòa án hình sự Quốc tế vì tội ác chống nhân loại. Nghị quyết không có tính ràng buộc pháp lý được thông qua với 116 phiếu thuận, 20 phiếu chống, và 53 phiếu trắng tại Đại hội đồng LHQ.
Ngay lập tức Bắc Hàn đã có phản ứng nhưng rất khác xưa. Đại diện Bắc Hàn tại LHQ, An Myong Hun, mô tả nghị quyết này là “sản phẩm của một âm mưu chính trị và sự đối đầu”, đồng thời tuyên bố tẩy chay cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào hôm 22/12. Đồng thời, ông An Myong Hun đã kêu gọi Đại Hội đồng LHQ hãy xem xét một hồ sơ khác mà ông gọi là “nghiêm trọng hơn”. Đó là vấn đề CIA tra tấn hàng trăm tù nhân tại nhiều nhà tù bí mật của Mỹ trên thế giới.
Còn nhớ, ngay khi Thượng viện Mỹ công bố báo về các hành vi tra tấn của CIA, Bắc Hàn là quốc gia đầu tiên lên tiếng. Bộ Ngoại giao Bắc Hàn, ngày 10/12, ra thông điệp kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ lên án hành động vô nhân đạo của tình báo Mỹ. Trong thông điệp được hãng tin chính thức của Bắc Hàn trích dẫn, có đoạn: “Nếu Hội đồng Bảo an muốn tiếp tục thảo luận về nhân quyền, thì cần (…) quan tâm đến nhiều vi phạm nhân quyền tại Mỹ”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Hàn cũng đòi hỏi Hội đồng Bảo an LHQ chú ý đến những trường hợp nhiều người da đen không mang vũ khí tại Mỹ bị cảnh sát bắn chết mới đây.
Chưa dừng lại ở đó. Ngày 14/12, hãng tin chính thức KNCA tổ chức họp báo cho một công dân Mỹ 29 tuổi, xâm nhập bất hợp pháp, tố cáo chính sách nội trị và ngoại giao của Mỹ. Người Mỹ tự xưng là Arturo Pierre Martinez, tiểu bang Texas, Mỹ, đã từ Tầu Cộng sang Bắc Hàn vào tháng 11 năm nay. Người thanh niên này nói rằng anh đã “thực hiện một cuộc hành trình đầy gian lao nguy hiểm để đến Bắc Hàn với mục đích chuyển tải một số thông tin có giá trị lớn và gây phiền toái”. Anh tố cáo “nước Mỹ là một nước mafia, thâu tóm tài nguyên nước ngoài”.
Đây là trường hợp chưa có tiền lệ trong đấu tranh ngoại giao giữa Triều Tiên và Mỹ.
Trước đó, nhằm phản bác lại những cáo buộc vi phạm nhân quyền, ngày 11/12, Triều Tiên đã công bố một đoạn video cho thấy hình ảnh 9 thanh thiếu niên từng trốn qua Lào nhưng sau đó đã bị cưỡng bức hồi hương. Mục đích của động thái này được cho là nhằm phản bác các thông tin theo đó những người này đã bị hành quyết hay giam cầm khi về nước như những gì truyền thông phương Tây lan truyền.
Bình Nhưỡng bắt đầu dùng quyền lực mềm?
Và phản ứng mới nhất của Bình Nhưỡng về vụ tin tặc tấn công hãng phim Sony Pictures cũng theo chiều hướng này. Ngày 19/12, đích thân Tổng thống Barack Obama cáo buộc Bình Nhưỡng đứng đằng sau các cuộc tin tặc nhắm vào Sony Pictures, buộc công ty điện ảnh này phải hủy bỏ việc cho ra rạp bộ phim hài về lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-Un, nhân dịp Noel theo dự tính. Bắc Hàn lập tức nói lý với Mỹ. Bình Nhưỡng hôm 20/12 kêu gọi điều tra chung với Mỹ, nói rằng điều đó để chứng minh Bình Nhưỡng không liên quan vụ việc.
Theo báo Guardian, Bộ Ngoại giao Bắc Hàn khẳng định: "Không cần phải dùng đến biện pháp tra tấn giống như CIA, chúng tôi cũng có các biện pháp để chứng minh rằng Bình Nhưỡng hoàn toàn không liên quan đến cuộc tấn công vào Sony Pictures". Đề nghị này của Bắc Hàn bị Mỹ khước từ. Thực tế cho thấy hiện Mỹ chưa có đủ bằng chứng xác thực để buộc tội Bình Nhưỡng đứng đằng sau vụ tấn công tin tặc này. Tất cả hiện chỉ là võ đoán.
Nếu đặt những phản ứng của Bắc Hàn trong thời gian gần đây vào tổng thể những diễn biến ngoại giao chủ đạo của Bình Nhưỡng thì ta có thể thấy rằng chính sách đối ngoại của Bắc Hàn đang thay đổi, theo hướng hòa giải hơn là đối đầu.
Ngày 17/11, Choe Ryong Hae, đặc phái viên của nhà lãnh đạo CHDCND Bắc Hàn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH Trung ương đảng Lao động Bắc Hàn, thăm Nga một tuần với mục đích thảo luận về gia tăng mức độ đối thoại chính trị và hợp tác kinh tế song phương.
Tháng trước, Bình Nhưỡng quyết định mở rộng quan hệ ngoại giao với châu Âu bằng chuyến thăm của Kang Sok Ju, Bí thư Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Bắc Hàn, tới các nước Bỉ, Thụy Sĩ, Ý và Đức.
Sự chuyển biến mới trong chính sách ngoại giao của Bắc Hàn được giải thích bằng thực tế là Tầu Cộng, đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng, gần đây đã trở nên kém thân thiện so với trước. Mới đây, Chủ tịch Tầu Cộng Tập Cận Bình trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới bán đảo Bắc Hàn, đã đến Seoul chứ không thăm Bình Nhưỡng. Trong bối cảnh đó, điều hoàn toàn tự nhiên khi Bình Nhưỡng cố gắng tìm kiếm những nhà tài trợ mới và đương nhiên ngày càng tỏ ra biết sử dụng quyền lực mềm hơn trước.
 
Nh.Thạch (tổng hợp)

Tiếng lóng mới cho các quán nhậu

Tiếng lóng mới cho các quán nhậu

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-12-22    
      
    
              
       

Ngoài các quán nhậu, các cò dắt gái hoạt động ngang nhiên trên đường phố.
Ngoài các quán nhậu, các cò dắt gái hoạt động ngang nhiên trên đường phố.
RFA files

Quán nhậu “sung sướng lên tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” là câu cửa miệng để tiếp thị của các cô gái bán hoa ở các quán nhậu này và cũng là câu mà các mà cò dắt gái dùng để tiếp thị với các mày râu khi mời họ đến các tụ điểm ăn chơi này. Không ở đâu xa, ngay tại thành phố Đà Nẵng, nơi mà người ta có thể yên tâm khi để xe ngoài cổng, ít lo lắng về chuyện trộm cướp. Nhưng bù vào đó, các bà vợ nếu không biết quán xuyến chuyện gia đình khéo léo, các ông chồng sẽ dễ dàng sa vào bẫy “sung sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” và nhận kết cục tán gia bại sản vì cái thiên đường này.
Mua dâm thay thế cho “miếng trầu là đầu câu chuyện”
Một bà vợ có chồng mê “thiên đường sung sướng” này, yêu cầu giấu tên, chia sẻ nỗi bức xúc của bà: “Có đồng nào là cho gái ăn hết đồng đó, không mang về nhà, nhà nghèo đói cũng chịu, có bao nhiêu cho đĩ bấy nhiêu. Mà mấy con đó đâu có vừa, cho chừng nào nó ăn hết chừng đó, ăn hết rồi nó móc ruột ra nó ăn, nó đâu nghĩ cho gia đình của mình, ăn được là nó ăn thôi.”
Theo người phụ nữ này, hiện nay, tình trạng các quán nhậu ven biển, dọc theo đường Phạm Văn Đồng, Trường Sa và Võ Nguyên Giáp (tức là đường Hoàng Sa cũ) và đường Nguyễn Tất Thành, đặc biệt là các quán nhậu có biển hiệu ghi bằng chữ Trung Quốc, các cô chân dài làm nghề bán dâm đã trú ẩn và hoạt động hết công năng ở các quán này. Hình thức bán dâm của họ khá phức tạp và lộ liễu. Thỉnh thoảng vẫn có vài ổ mại dâm bị công an đến làm việc nhưng con số bị bắt có thể nói là chưa đạt đến 10% so với thực tế.
Đặc biệt là các quán nhậu có biển hiệu ghi bằng chữ Trung Quốc, các cô chân dài làm nghề bán dâm đã trú ẩn và hoạt động hết công năng ở các quán này...Hình thức bán dâm của họ khá phức tạp và lộ liễu. Thỉnh thoảng vẫn có vài ổ mại dâm bị công an đến làm việc nhưng con số bị bắt có thể nói là chưa đạt đến 10% so với thực tế
Thường thì các ông chồng hẹn với các đối tác làm ăn và đãi khách bằng cách dẫn nhau đi mua dâm ở các quán này. Kiểu đãi khách bằng mua dâm hiện tại giống như là một hành vi giao tiếp đơn thuần theo kiểu “miếng trầu là đầu câu chuyện” của ông bà ngày xưa. Nếu ngày xưa không có miếng trầu cay sẽ khó nói chuyện với nhau thì hiện tại, những đối tác làm ăn với nhau hoặc quan hệ bạn bè, bà con đều đãi nhau theo kiểu này.
Một khi các ông rủ nhau đi nhậu, các bà vợ ở nhà chỉ nghĩ rằng đây là một việc rất bình thường bởi chuyện ăn nhậu là chuyện giao lưu bạn bè, thân hữu đã được qui chuẩn hoá bằng câu nói của cựu chủ tịch thành phố Nguyễn Bá Thanh “Đà Nẵng có nhiều quán nhậu nhất Việt Nam… Nếu không giàu thì lấy tiền đâu mà đi nhậu!”. Và đa phần các bà vợ không hề hay biết rằng phía sau các quán nhậu này là một thứ dịch vụ khác đang âm thầm rỉa rói hạnh phúc gia đình của họ.
Cũng theo người phụ nữ này, chồng bà là một cán bộ nhà nước, và đa phần khách đến các quán nhậu có gái mại dâm đều là cán bộ nhà nước, những người không phải là cán bộ nhà nước thì phải có nhiều tiền, hoặc là mới nhận tiền đền bù giải toả đất ở hoặc là dân áp phe làm ăn. Những thành phần không phải cán bộ nhà nước ít có cơ hội đến quán nhậu “sung sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” hơn so với giới cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Bởi giới cán bộ nhà nước mới có nhiều phi vụ chồng chéo để áp phe, có nhiều khoản tiền mờ ám nào đó để mánh khoé mà đi nhậu, chính những đồng tiền không phải đổ mồ hôi mà vẫn có này là cái cớ, là động lực tốt nhất để dắt nhau đến quán nhậu mà vợ con không biết và có thể tung tẩy, gọi gái bán dâm để hành lạc. Tất cả đều có thể diễn ra một cách vô tư, vô tội vạ bởi khi người ta không tốn mồ hôi, nước mắt mà vẫn có tiền đầy túi thì việc tiêu tiền cũng chẳng khác gì việc dọn vệ sinh định kỳ cho não trạng vốn dĩ bám đầy ám muội.
Bởi giới cán bộ nhà nước mới có nhiều phi vụ chồng chéo để áp phe, có nhiều khoản tiền mờ ám nào đó để mánh khoé mà đi nhậu, chính những đồng tiền không phải đổ mồ hôi mà vẫn có này là cái cớ, là động lực tốt nhất để dắt nhau đến quán nhậu
Đương nhiên, trong cơn giận chồng, người phụ nữ này đã không tiếc lời mắng nhiếc những kẻ giống như chồng của bà nhưng không phải là sai. Hoạt động mại dâm trong các quán nhậu sung sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa tại Đà Nẵng đã vượt đến tầm cao mới, nói theo cách của giới cán bộ ưa chơi bời.
Khách cán bộ thường chơi theo mùa thi đua của cơ quan
Một chủ quán chuyên cung cấp gái chân dài cho khách nhậu, tên Tuấn, là bảo kê của khu vực bờ biển đường Nguyễn Tất Thành, chia sẻ: “Giá hữu nghị cho một em là bảy xị (bảy trăm ngàn), chưa tính khách sạn, nghiêm túc đàng hoàng, không có vấn đề gì, đó là đi chơi, uống rồi nó về. Còn qua đêm với nó thì thỏa thuận, thường thì khoảng một triệu đến một triệu hai. Mấy đứa đó khoảng 24 – 25 tuổi. Nó không phải dân Đà Nẵng mình mà là dân Tuy Hòa. Muốn miền Tây thì có miền Tây, miền Tây thì không ngon hàng bằng Tuy Hòa, Tuy Hòa chiều khách lắm, đảm bảo an toàn, không có vấn đề gì hết.”
Theo anh này, việc kiếm một cô gái để lên thiên đường trong một đêm hay nhiều đêm tại Đà Nẵng có khi còn dễ hơn kiếm một hộp cơm gà để mua. Vấn đề là có chịu chơi và có đủ tiền để chơi hay không mà thôi. Gần đây, kể từ ngày các sòng bài của người Trung Quốc đi vào hoạt động cũng như các quán nhậu chuyên phục vụ người Hoa ở khu vực đường Trường Sa, Hoàng Sa trở nên đắt đỏ thì các cô gái từ miền Tây phải dạt lên khu vực Hoà Khánh để nhường chỗ cho các cô gái trẻ từ Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Trị đến bán dâm.
Việc kiếm một cô gái để lên thiên đường trong một đêm hay nhiều đêm tại Đà Nẵng có khi còn dễ hơn kiếm một hộp cơm gà để mua. Vấn đề là có chịu chơi và có đủ tiền để chơi hay không mà thôi
Số gái bán dâm chiếm áp đảo và có giá đi khách tương đối đắt phải nói đến các cô gái Phú Yên, Bình Định và Thừa Thiên Huế. Các cô này thường có độ tuổi từ 15 đến 25, qua khỏi tuổi này, thường thì các cô đã rút về quê để lấy chồng, sống một cuộc đời khác hoặc lên chức má mì. Ngược lại, các cô miền Tây thì chơi tẹt ga, không cần nghĩ đến tương lai nên đến độ tuổi 30 hoặc trên 30 vẫn còn bôn tẩu xứ người kiếm khách qua đêm trong bối cảnh ế ẩm cuối mùa.
Cũng theo anh chủ quán này cho biết, khách hàng mua dâm ở Đà Nẵng khá ổn định, theo mùa thi đua của cơ quan. Hễ cơ quan nào đang thi đua chống tham nhũng thì nhất định các quan chức, công chức trong cơ quan đó chơi gái bạo nhất, chiếm số lượng đông nhất. Giải thích về vấn đề này, anh này lấy ví dụ, như ngành y tế Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung đang có phong trào thi đua đối xử tốt với bệnh nhân, chống phong bì thì đa phần cán bộ y bác sĩ không dám nhận phong bì của người nhà bệnh nhân nhưng có thể nhận lời đi nhậu và ngủ qua đêm với một cô chân dài trẻ tuổi nếu người nhà bệnh nhân hiểu ý. Mà có ai hiểu ý bác sĩ hơn người nhà bệnh nhân. Chính vì vậy, trong mùa thi đua của ngành y tế, giới mại dâm Đà Nẵng bội thu nhờ vào đội ngũ y bác sĩ này.
Và các ngành khác cũng vậy, càng thi đua chống tham nhũng, chống tiêu cực bao nhiêu thì các ổ mại dâm cao cấp càng ăn nên làm ra bấy nhiêu nhờ vào cuộc chạy đua thành tích trong sạch, liêm khiết này bấy nhiêu.
Câu chuyện mại dâm “sung sướng đến tận thiên đường xã hội chủ nghĩa” là một câu chuyện dài và âm ỉ, khó nói!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Kiều hối phao cứu sinh cho nền kinh tế

Kiều hối phao cứu sinh cho nền kinh tế

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-12-26       
                   
          
  12262014-money-remit-is-lifsv.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh  
Kiều hối phao cứu sinh cho kinh tế Việt nam
Kiều hối phao cứu sinh cho kinh tế Việt nam
RFA minh họa

Kiều hối tức ngoại tệ do người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân trong 25 năm qua lớn hơn tổng viện trợ phát triển ODA giải ngân cho Việt Nam. Kiều hối đã đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội nhưng Chính phủ Việt Nam từng có lúc giới hạn người dân chỉ được nhận tiền quà từ nước ngoài không quá ba lần một năm.
Vai trò quan trọng của Kiều Hối
Ông Bùi Kiến Thành chuyên gia tài chính hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:
“ Nếu thật sự không có nguồn kiều hối trên dưới 100 tỷ USD của bà con mình gởi về, tình hình kinh tế tài chính Việt Nam rất bi đát nếu không có nguồn tiền ấy thì kinh tế của Việt Nam ở đâu bây giờ? Tất cả thế giới mỗi năm viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam được bao nhiêu, còn đây là số tiền của bà con ở nước ngoài, bà con đi lao động ở nước ngoài gởi về… đó là nguồn tiền không hoàn lại, có ai trên thế giới giúp cho Việt Nam 100 tỷ USD không hoàn lại đâu, làm gì có. Thậm chí viện trợ nước ngoài cũng chỉ là cho vay dài hạn và đấy không phải là một nguồn tài chính vĩnh cửu cho Việt Nam.”
Báo chí Việt Nam kể cả Thông tấn xã Nhà nước, trong những ngày trước Lễ Giáng Sinh, đưa nhiều tin bài lên mạng Internet với nhiều chi tiết đáng chú ý, thể hiện toàn cảnh dòng tiền kiều hối. Các báo đã trích số liệu cụ thể và nhận định của chuyên gia qua bản Báo cáo toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam vừa được Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Công ty chuyển tiền Western Union của Hoa Kỳ công bố.
Có ai trên thế giới giúp cho Việt Nam 100 tỷ USD không hoàn lại đâu, làm gì có. Thậm chí viện trợ nước ngoài cũng chỉ là cho vay dài hạn và đấy không phải là một nguồn tài chính vĩnh cửu cho Việt Nam
Ông Bùi Kiến Thành
Theo báo điện tử Pháp luật và Đời sống, tổng lượng kiều hối trong thời gian từ 1991-2013 đạt mức tổng cộng 80 tỷ 386 triệu USD. Dự kiến trọn năm 2014 số tiền do người Việt ở nước ngoài gởi về cho thân nhân vào khoảng từ 11 tới 12 tỷ USD.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn ở Saigon nhận định:
“ Với mức 11-12 tỷ đô la kiều hối chuyển về mỗi năm từ rất nhiều nguồn, từ thân nhân, từ lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng có, số lượng nó như thế rất lớn và chiếm tỷ trọng không nhỏ trên GDP của Việt Nam. Chắc chắn kiều hối nó làm cho thu nhập bình quân đầu người của người Việt trong nước cải thiện một cách đáng kể, có khi cải thiện còn hơn so với GDP vì đây là nguồn tiền từ nước ngoài gởi về. Tôi nghĩ nguồn tiền này có vai trò rất lớn trong việc duy trì sức sống của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lúc khó khăn kinh tế Việt Nam bị áp lực chịu ảnh hưởng khủng hoảng toàn cầu, hay trong tình trạng các doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt rồi lao động thất nghiệp tăng lên. Nguồn kiều hối trong những lúc như thế này này rất quan trọng và hữu ích trong việc duy trì sức mua của nền kinh tế.”
Cái phao cứu sinh
Báo Dân Trí bản điện tử trích lời TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định rằng, kiều hối bổ sung đáng kể vào dự trữ ngoại tệ cho Việt Nam. Ngoài ra kiều hối còn đóng góp lớn cho đầu tư và trở thành nguồn lực quan trọng của đất nước trong thời gian qua. Vẫn theo báo Dân Trí và TS Võ Trí Thành, lợi thế lớn nhất của kiều hối hiện nay là không tiềm ẩn rủi ro như vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI, hay viện trợ phát triển ODA, những dòng vốn mà có thể đem đến như phụ thuộc chủ quyền hoặc các can thiệp mang động cơ chính trị của các nhà tài trợ.
Tôi nghĩ nguồn tiền này có vai trò rất lớn trong việc duy trì sức sống của nền kinh tế VN, đặc biệt trong lúc khó khăn kinh tế VN bị áp lực chịu ảnh hưởng khủng hoảng toàn cầu, hay trong tình trạng các doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt rồi lao động thất nghiệp tăng lên
Chuyên gia KT Huỳnh Bửu Sơn
Chuyên gia tài chính Bùi  Kiến Thành nhận định:
“ Chắc chắn nó là nguồn tiếp viện rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, theo các chuyên gia tính là khoảng 9%-10% của tổng sản lượng quốc nội GDP, một nguồn tài chính rất là lớn đối với đất nước. Dù sao đi nữa nó cũng đóng góp phần rất lớn cho dự trử ngoại tệ của mình. Thực sự nếu không có 100 tỷ USD kiều hối về đấy thì dự trữ ngoại tệ của Việt Nam bây giờ sẽ là âm; theo báo cáo gần nhất của Ngân hàng Nhà nước dự trữ của ta bây giờ là 35-36 tỷ đô mà nếu không có 100 tỷ đô la kia về thì dự trữ ngoại tệ là âm rồi. Một nước mà nếu có tổng số dự trữ âm như thế thì đối với thế giới hệ số tín nhiệm tài chính của mình sẽ rất là nguy kịch.”
Bản Báo cáo toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam do Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Công ty chuyển tiền Western Union của Hoa Kỳ công bố cho thấy, trong vòng 5 năm qua 30% người nhận kiều hối gởi vào ngân hàng lấy lãi; từ 27% tới 30% đầu tư cho sản xuất dịch vụ, 20% mua vàng 16%-17% mua nhà đất.
Theo bản tin của báo Pháp Luật và Đời sống, gần 16% người tham gia khảo sát cho biết dòng tiền kiều hối chảy vào lĩnh vực kinh doanh và sản xuất đã đóng vai trò “phao cứu sinh” cho các doanh nghiệp không thể vay vốn ngân hàng, do các qui định nghiêm ngặt về điều kiện vay vốn. Đối với đời sống và tiêu dùng, có tới 40% người dân đã khẳng định, kiều hối đóng vai trò từ quan trọng tới rất quan trọng trong đời sống của họ. Ngoài ra khoảng 17% người tham gia khảo sát còn cho biết, tiền kiều hối chiếm đến 80% tổng thu nhập gia đình họ.
Theo Báo cáo của Viên Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương do Western Union tài trợ, trong giai đoạn 2010-2012 Hoa Kỳ là xuất xứ tiền kiều hối về Việt Nam nhiều nhất, chiếm 57% tổng số kiều hối chính thức. Trong giai đoạn 2007-2013, nguồn tiền kiều hối là nguồn vốn lớn thứ 2 ở Việt Nam xếp sau vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện và lớn hơn cả vốn viện trợ chính thức ODA đã giải ngân.
Lợi thế lớn nhất của kiều hối hiện nay là không tiềm ẩn rủi ro như vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI, hay viện trợ phát triển ODA, những dòng vốn mà có thể đem đến như phụ thuộc chủ quyền hoặc các can thiệp mang động cơ chính trị của các nhà tài trợ
theo báo Dân Trí và TS Võ Trí Thành
Cựu Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết hiện nghỉ hưu ở Hà Nội nhận định:
“Kiều hối gởi về cho các gia đình thì tôi thấy họ khá lên trong cuộc sống hàng ngày. Thành quả lao động của họ cộng với số tiền do thân nhân ở nước ngoài gởi về thì cuộc sống của họ được cải thiện tốt. Đó là điều đáng mừng, khi mà từng cá nhân nhiều người trong gia đình cuộc sống tăng tiến lên thì đứng trên bình diện xã hội nó được phân bố ra, nó chuyển sự tiêu thụ của người này thành sự phân phối lại đối với người kia, nó có tác dụng tốt.”
Qua Báo cáo toàn cảnh kiều hối Việt Nam, người đọc báo có thể thấy được vai trò của dòng tiền được xem như viện trợ không hoàn lại quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam. Dù dòng tiền kiều hối chảy vào đâu nói chung cũng đều có tác dụng quan trọng cho kinh tế tài chính của quốc gia. Điển hình như tăng dự trữ ngoại hối, tăng tín dụng cho vay, tăng vốn sản xuất cho doanh nghiệp tư nhân và dù kiều hối chỉ là để tiêu dùng thì tác dụng tăng tổng cầu cho nền kinh tế cũng rất quan trọng. Tuy vậy trong thập niên 1980, Chính phủ Việt Nam chưa nhìn thấy tác dụng tốt của kiều hối như một nguồn viện trợ không hoàn lại. Lúc đó Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tố Hữu đã ban hành quyết định hạn chế tiền quà gởi về từ nước ngoài, mỗi gia đình chỉ được phép nhận 3 lần tiền quà trong một năm mà thôi.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, từng trải qua giai đoạn đó trong thập niên 1980 từ Saigon kể lại:
“Thật ra lượng kiều hối trong thời gian đó thì nó không nhiều, chủ yếu qua đường quà biếu là phần lớn. Nhưng mà phải nói trong hoàn cảnh khó khăn thời gian đó mà nhận được một thùng quà…bản thân tôi đã có kinh nghiệm, nhận được thùng quà do người bạn gởi về bán ra được khoảng một hai trăm đô thôi. Nhưng mà 100 đô-200 đô vào thời điểm 1976-1977… thì quả thật là như nguồn sinh lực nước cam lồ làm cho có thể sống lại được. Tôi cho rằng kiều hối trong thời gian khó khăn thời kỳ bao cấp, thực tế tuy nó ít nhưng vị trí của nó hết sức quan trọng giúp người Việt mà có thân nhân nước ngoài vượt qua những khó khăn rất lớn.”
Chính phủ Việt Nam sau đó đã sửa sai không hạn chế kiều hối nữa và qua giai đoạn mở cửa từ thập niên 1990 đến nay lượng kiều hối về nước tăng trưởng ngoạn mục 39% một năm. Với tổng lượng kiều hối đạt 90-100 tỷ USD trong 25 năm qua, các chuyên gia cho rằng dòng tiền viện trợ không hoàn lại này, xứng đáng được gọi tên là phao cứu sinh, tiếp sức sống cho nền kinh tế đầy khó khăn của Việt Nam.