Saturday, May 31, 2014

Bộ Atlas thế giới, Bruxelles- 1827

Bộ Atlas thế giới, Bruxelles- 1827
 
Việt nam đã mua được Bộ Atlas thế giới, Bruxelles- 1827 do nhà địa lý học kiệt xuất Philippe Vadermaelen (1795-1869) chủ biên và chứng minh hùng hồn chủ quyền không tranh cải của VN trên 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa,biên giới cực nam của TC nằm ở đảo Hải Nam ! TS
 
TuanVietNam ››
01/06/2014 01:00 GMT+7
 
Mang chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa "đi Tây"http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/178347/mang-chung-cu-chu-quyen-hoang-sa--di-tay-.html
altGiáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Ngọc kể chuyện: có những chứng cứ, bằng chứng được chính người xem triển lãm cung cấp thêm cho Ban Tổ chức triển lãm, và những tài liệu đó rất có giá trị.

Giấy chứng sinh của người dân trên đảo Hoàng Sa
Cái được của những cuộc triển lãm do Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức, theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, là vô giá: không chỉ người dân trong nước mà bạn bè quốc tế cũng hiểu, từ đó ủng hộ chân lý, Hoàng Sa - Trường Sa là máu thịt, là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam.
Ông Ngọc cũng không giấu niềm tự hào, hạnh phúc, đó là chính những người dân đi xem triển lãm, đã cung cấp thêm cho BTC những bằng chứng, tư liệu mà họ đang gìn giữ, để "dầy dặn thêm" bộ hồ sơ pháp lý của chúng ta.
Ông Ngọc kể: Sau triển lãm tại T.P SàiGòn, một người dân đã cung cấp cho chúng tôi Giấy chứng sinh của một người sinh ra ở Hoàng Sa vào năm 1939, có giấy chứng sinh, có con dấu của chính quyền trên đảo Hoàng Sa khi đó xác nhận.
Giấy chứng sinh ấy, thực ra chỉ là một thủ tục tư pháp rất nhỏ và đơn giản, nhưng nó cho thấy được đời sống dân sự ở thời điểm đó là rất cao, rất đáng được đánh giá; tổ chức dân sự ở Hoàng Sa thời điểm đó cũng đã rất chặt chẽ, có tổ chức... Qua những tư liệu như thế chúng tôi càng thấy rõ hơn được chủ quyền của ta đã được thực thi một cách đầy đủ và trọn vẹn ở Hoàng Sa.
Giấy chứng sinh đó thuộc về bà Mai Kim Quy - công dân trên đảo Hoàng Sa, sinh năm 1939. Mặc dù chỉ còn là một hiện vật cũ kỹ do thời gian làm cho ố màu, tuy nhiên, những thông tin chính về một công dân Việt Nam được chính quyền sở tại xác nhận về sự ra đời của công dân này vẫn còn nguyên vẹn, đầy đủ.
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, kiểm ngư viên, biển đảo, hàng xóm, hải quân, cảnh sát biển Việt Nam.
Giấy chứng sinh của một công dân trên Hoàng Sa do người dân cung cấp sau khi Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức triển lãm tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Kiên Trung.
Thông tin trên giấy chứng sinh: Họ và tên em bé: Mai Kim Quy; giới tính: Nữ; con ông Mai Xuân Tập, (là cha, nhân viên Khí tượng) và bà Nguyễn Thị Thắng (mẹ, làm nghề nội trợ).
Tên người làm chứng thứ nhất: Nguyễn Tăng Chuẩn, bác sỹ Đông Dương; người làm chứng thứ hai: Đỗ Đức Mai, GĐ Đài Phát thanh.
Người đại diện ký tên dưới giấy chứng sinh này là Chauvet (Đại diện phái đoàn ở đảo Hoàng Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc nước An Nam).
Sau khi tiếp nhận hiện vật này, sau triển lãm tại TP Hồ Chí Minh, giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy - công dân Việt Nam được sinh ra trên đảo Hoàng Sa đã có mặt trong các buổi triển lãm tại các tỉnh thành trên cả nước.
Đi Tây để mang thêm chứng cứ pháp lý chủ quyền về Tổ quốc
Một tài liệu quý giá khác mà ông Ngọc vừa được tiếp cận, qua các đồng nghiệp, học trò của ông từ Pháp gửi về. Đó là Bộ Atlas thế giới, Bruxelles- 1827 do nhà địa lý học kiệt xuất Philippe Vadermaelen (1795-1869), thành viên Hội địa lý Paris, chủ biên, trong đó có bản đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bằng nghiệp vụ và kinh nghiệm, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhận định: đây là một tài liệu quan trọng, có cơ sở pháp lý rất cao khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, thời điểm đó (tháng 3/2014), GS Ngọc đề nghị tôi, "hãy chưa vội thông tin về điều đó".
Sự cẩn trọng của GS Ngọc, dường như là để tất cả mọi việc được trọn vẹn và hoàn thiện nhất, để thông tin trên được đăng tải một cách long trọng nhất, xứng đáng với giá trị của tài liệu đó.
Và, ngày 13/5/2014, Bộ Thông tin Truyền thông đã tổ chức buổi lễ long trọng tiếp nhận tư liệu quý giá này: Bộ Atlas thế giới, Bruxelles- 1827 của nhà địa lý học kiệt xuất Philippe Vadermaelen (1795-1869).
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC, yêu nước, tuần hành, vòi rồng, bành trướng, chiến tranh, Trường Sa, Hoàng Sa, chủ quyền, độc lập dân tộc, kiểm ngư viên, biển đảo, hàng xóm, hải quân, cảnh sát biển Việt Nam.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thầm định chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Ảnh: Kiên Trung
Bộ Atlas Thế giới gồm 6 tập với 7 bản đồ chung của 5 châu lục, 381 bản đồ chi tiết, 40 trang bảng thống kê và nhiều thông tin về địa lý tự nhiên, chính trị, khoáng sản. Bộ Atlas được hoàn chỉnh trên cơ sở những tấm bản đồ tốt nhất thế giới lúc đó, cùng những thông tin từ quan sát thiên văn hay những chuyến du hành ở nhiều nơi trên trái đất và được vẽ thống nhất theo tỷ lệ 1/1641836, kích thước 53,5 x 37 cm, có thể được ghép lại thành quả địa cầu đường kính 7,55m.
Đây thực sự là một cột mốc lớn đánh dấu giai đoạn phát triển trội vượt của công nghệ vẽ và in bàn đồ hiện đại ở đầu thế kỷ XIX. Đã gần 200 năm nay, bộ Atlas đã trở nên hết sức nổi tiếng, được khai thác sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Đích thân GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc trực tiếp đi châu Âu thẩm định và đã có trao đổi với các học giả quốc tế về tính chân thực của bộ Atlas thế giới này.
Tại buổi công bố, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc đã trình bày chi tiết về nội dung tập Atlas và các bản đồ.
Bản đồ các nước châu Á gồm 111 tấm, được xếp chủ yếu trong tập hai của bộ Atlas. Việt Nam khi đó được giới thiệu thông qua các tấm bản đồ số 97, 105, 106, 110. Partie de Cochinchine là tờ số 106, vẽ đường bờ biển miền Trung từ vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 16. Phía ngoài khơi, PARACELS (Hoàng Sa) được vẽ khá chi tiết và chuẩn xác trong khoảng vĩ độ 16 đến 17 và kinh độ từ 109 đến 111 (theo kinh tuyến Paris).
Quần đảo PARACELS trong bản đồ có các đảo Pattles, Duncan ở phía Tây; Tree và Lincoln, Rocher au desus de l'eau (Bãi đá ngầm) ở phía Đông và Triton ở phía Tây Nam, ngay dưới vĩ độ 16; Investigateur ở sâu phía nam khoảng vĩ độ 14,5. Bên cạnh khu vực được xác định là PARACELS, bản đồ có một bản giới thiệu tóm tắt về Đế chế An nam (Empire d'An-nam).
Tiếp liền Parite de la Cochinchine ở phía trên là tấm số 98 mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 - 21 và kinh độ 105 - 114 (kinh tuyến Paris) vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực Nam của Trung Cộng chưa chạm đến vĩ độ 18. Tất cả các bản đồ của Trung Cộng từ thập kỷ đầu thế kỷ XX trở về trước cũng hoàn toàn thống nhất với bản đồ phương Tây không hề vẽ lãnh thổ của Trung Cộng vượt xuống dưới vĩ độ 18. Điều này không chỉ phản ánh tính khách quan, chuẩn xác của bộ Atlas, mà còn góp phần làm tăng thêm giá trị minh chứng chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được thể hiện trong Partie de la Cochinchine.
Bắt đầu từ thế kỷ XVI đã có một số bản đồ phương Tây vẽ về khu vực Đông Ấn có đánh dấu địa danh Paracels (Hoàng Sa) ở giữa Biển Đông và khu vực bờ biển phía Tây Paracels (bờ biển miền Trung Việt Nam) được đánh dấu là Costa de Paracels (bờ biển Hoàng Sa). Bước sang thế kỷ XVII và nhất là thế kỷ XVIII, nhiều bản đồ đã thể hiện rõ ràng vị trí, đặc điểm địa lý và mối quan hệ chủ quyền Paracels với khu vực Đàng Trong, tuy vậy hầu hết các bản đồ này vẫn xếp Paracels vào chung khu vực Đông Ấn.
Phải đến đầu thế kỷ XIX, khi Vương triều Nguyễn được thành lập với sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam một cách đầy đủ, thật sự theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được phương Tây thừa nhận và ca ngợi, bản đồ Phương Tây mới chính thức xác nhận quần đảo Paracels nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và thuộc về nước Việt Nam.
Partie de la Cochinchine là bản đồ đầu tiên đã được vẽ một cách tuyệt đối chính xác vị trí (kinh độ, vĩ độ), đặc điểm địa lý, tên gọi phương Tây của các đảo lớn nhất và quan trọng nhất trong quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ đặt trong khu vực Cochinchinelà một bộ phận hữu cơ không thể tách rời của Đế chế An nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels đã được quốc tế ghi nhận.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết: bộ Altlas thế giới của Philippe Vandermaelen nói chung và Partie de la Cochinchine nói riêng xét trên mọi khía cạnh đều có thể được coi là một tài liệu vô giá không chỉ giúp nâng cao giá trị khoa học chuẩn mực của công cuộc tuyên truyền giáo dục về chủ quyền biển đảo, mà còn là một bằng chứng hùng hồn, đích thực, hiệu quả và có giá trị pháp lý quốc tế cao cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
"Nhờ có đồng nghiệp ở Paris mà chúng tôi có được những thông tin đầu tiên về bộ Atlas, được Bộ TT&TT (mà trực tiếp là Cục Thông tin đối ngoại) tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng khai thác nhiều nguồn thông tin liên quan, chuẩn bị cho chuyến đi khảo sát ở châu Âu. Ông Ngô Chí Dũng, Tổng giám đốc công ty Dược phẩm ECO đã tài trợ kinh phí cho chúng tôi tiến hành khảo sát 5 bộ Atlas ở các thư viện quốc gia Pháp, Bỉ, thư viện Địa lý Hoàng gia Bỉ, thư viện trường Đại học Y Paris; thảo luận và thống nhất đánh giá với các chuyên gia địa lý học, bản đồ học, Sử học, Luật học, Thư viện học ở Paris, Bruxelles để có cơ sở xác định bộ Atlas thế giới ở  Gent là bộ gốc xuất bản tại Bruxells năm 1827. Sau đó khi có được những thông tin quan trọng này, ông quyết định mua trọn bộ 6 tập Atlas Thế giới để làm dày dặn thêm cơ sở lịch sử và pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Paracels" - ông Ngọc thông tin tại buổi hội thảo.
"Trong Bộ Atlas này các đường biên giới, các phạm vi lãnh thổ, lãnh hải được phân định rõ ràng, mạch lạc và rất dễ nhận biết. Nếu thấy có gì cần phải xác minh thì có thể nhanh chóng kiểm tra trên mạng hay trực tiếp nghiên cứu các bản gốc được lưu trữ trong nhiều thư viện, kho sách ở châu Âu, châu Mỹ và bây giờ là ở Hà Nội, Việt Nam" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết bộ Atlas được Bộ TT&TT tiếp nhận là bộ tài liệu quý góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Đây cũng là thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ TT&TT sẽ cùng các bộ ngành, người dân tích cực sưu tầm các tài liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Di Linh

Jeffrey A. Bader - Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn

Jeffrey A. Bader - Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn

Thứ Sáu, ngày 30 tháng 5 năm 2014


Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu 

Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông  phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.
Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea - UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và  80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền  khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones -  EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị.  Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.

Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.

Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ  mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.

Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.

Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.

Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển  Biển Đông. Đó là:
• Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu  chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế. 
• Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.• Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.
• Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.
• Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.
• Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.

Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các đòi hỏi của Trung quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ, và thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, và sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.

Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
• Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.  
• Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
• Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
• Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
• Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
• Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan, cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.

Mỹ lập khối đồng minh mới đáp trả sự hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông

30/05/2014 09:10

(TNO) Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương để đáp trả lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.


Các tàu chiến và tàu sân bay Mỹ - Ảnh: Reuters

Khối đồng minh an ninh mới sẽ bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản, trang tin chuyên về Trung Quốc China Topix của Mỹ dẫn lời các nguồn tin chính phủ Philippines.
Truyền thông Philippines cho rằng Washington còn muốn Singapore và Thái Lan gia nhập khối đồng minh mới này, trong khi chỉ động viên Malaysia làm đối tác chiến lược.
Theo nhận định của tờ South China Morning Post, Bắc Kinh có thể đã thuyết phục Thủ tướng Malaysia Najib Razak (có chuyến thăm Trung Quốc vào ngày 27.5) rằng Malaysia không đứng về phía Philippines và Việt Nam trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông.
Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, nuốt trọn gần hết biển Đông. Trung Quốc còn ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam.
Trong một diễn đàn về an ninh ngay sau khi kết thúc Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á vừa qua ở Philippines, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cũng đề cập đến khối đồng minh an ninh mới này, nhưng cho biết đây là bí mật.
Theo China Topix, Mỹ sẽ không xây dựng thêm căn cứ quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sẽ làm việc với các nước đồng minh thân cận nhất để các quốc gia này làm trụ cột, hỗ trợ và bảo vệ cho các nước khác trong khối đồng minh mới.
Trong bài phát biểu về chính sách ngoại giao tại buổi lễ tốt nghiệp của Học viện Quân sự West Point ngày 28.5, Tổng thống Barack Obama cảnh báo Mỹ có thể sẽ điều quân đến biển Đông nếu đồng minh của mình tại đó bị ảnh hưởng bởi "sự hung hăng mất kiểm soát".
Ông Obama cho biết quân đội Mỹ phải sẵn sàng đối phó với những cuộc khủng hoảng, theo AFP.
“Sự hung hăng mất kiểm soát trong khu vực, dù ở Ukraine, trên biển Đông hoặc bất kỳ nơi nào trên thế giới cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của chúng ta và có thể buộc quân đội của chúng ta can thiệp”, ông Obama nói.
Mặc dù không nêu đích danh quốc gia nào nhưng theo AFP, ông Obama đang ám chỉ những hành động của Trung Quốctrên biển Đông gần đây mà Washington từng lên án là "khiêu khích".
Trước đó, Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối bất kỳ những khối đồng minh quân sự nào trong khu vực.
 
Bối cảnh vì sao Việt Nam thần phục Trung Quốc
image
Sau khi “tổ quốc Liên Xô” của ông Lê Duẩn tan rã năm 1989, thì từ thời Nguyễn Văn Linh cho đến thời Lê Khả Phiêu, các tổng bí thư vẫn coi việc quy phục Trung Quốc là cách duy nhất để cứu vãn cơ đồ thống trị của đảng trên nước Việt Nam.
Nhưng lấy lý do nào để biện minh cho việc quay về thần phục Trung Quốc, sau khi đã bị quân đội Trung Cộng tấn công ở biên giới năm 1979 và ở Trường Sa năm 1988? Các ông tổng bí thư này phải nêu lý do cao siêu hơn quyền lợi. Họ giải thích hai nước “đồng chí anh em” là những thành trì cuối cùng bảo vệ thứ gọi là “chủ nghĩa xã hội!”.
Từ đó, Việt Cộng bắt đầu theo con đường lệ thuộc Trung Cộng. Cho nên, trong ngôn ngữ ngoại giao của Cộng Sản Việt Nam, khi nào còn đề cao chủ nghĩa xã hội là còn chủ trương mối bang giao với Trung Cộng là trọng tâm chiến lược.
image
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh là người có kinh nghiệm cá nhân đau đớn khiến chính bản thân ông coi việc quy phục Trung Cộng là điều không thể tránh được. Tháng 10 năm 1989, Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự quốc khánh Ðông Ðức, được chứng kiến cảnh giễu võ giương oai của “Cộng Hoà Dân Chủ Ðức” với các cuộc mít tinh hàng trăm ngàn người hô các khẩu hiệu chủ nghĩa cộng sản muôn năm đầy “hồ hởi phấn khởi.” Trong cuộc tiếp tân, Nguyễn Văn Linh được lãnh tụ cộng sản Ðông Ðức Honecker báo tin là chế độ Cộng Sản Ðức sẽ tồn tại vĩnh viễn mặc dù làn sóng người Ðông Ðức đang chạy ào ào qua Hung, Tiệp rồi qua Tây Ðức. Khi Nguyễn Văn Linh về tới Hà Nội thì bức tường Berlin bị sập, Honecker bị chính các đàn em lật đổ. Theo cuốn hồi ký Hồi Ức và Suy Nghĩ của Trần Quang Cơ, viết năm 2001, thì trong cuộc đại lễ ở Berlin, Linh cũng gặp lãnh tụ Rumani là Chủ Tịch Ceaucescu. Lãnh tụ tối cao cha già dân tộc Rumani và “anh Linh xem ra tâm đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp xã hội chủ nghĩa thế giới đang lâm nguy”.

Nhưng ngay sau đó, Linh nghe tin cả hai vợ chồng Ceaucescu bị các đàn em đảo chính và đem bắn. Những kinh nghiệm đó khiến Linh phải lo lắng cho số phận của chính mình và các lãnh tụ cộng sản Việt Nam khác. Phải tìm cách tự cứu!
image
Ông Trần Quang Cơ, thứ hai từ trái sang.
“Trước tình hình ấy”, Trần Quang Cơ viết, trong nội bộ Ðảng Cộng Sản ViệtNam “nổi lên một ý kiến… phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Xin nhấn mạnh những chữ “bằng mọi giá” và “ngay” lập tức. Cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ mô tả luận điểm của Nguyễn Văn Linh dùng để thuyết phục Bộ Chính Trị nên chịu thua Trung Cộng là: “Dù bành trướng thế nào, Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”. Linh đã nhấn mạnh lý luận trên khi Bộ Chính Trị thảo luận về kết quả cuộc gặp gỡ các lãnh tụ Trung Cộng ở Thành Ðô năm 1990, trong đó, Linh đã chấp nhận ngay phương cách giải quyết cuộc chiến ở Căm Pu Chia do Trung Cộng đề nghị, mặc dù Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chống nên không được mời sang Tàu.

Trước đó, khi Liên Xô bắt đầu giảm bớt viện trợ kinh tế, mà các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng Sản Việt Nam đã đưa quốc dân đến kiệt quệ, năm 1988 đảng đã đành nhẫn nhục, tự sửa cả điều lệ đảng lẫn Hiến Pháp, chịu xoá bỏ những câu ngu dốt viết trong thời Lê Duẩn, gọi tên “Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, để xin hoà trước khi sang Thành Ðô, Nguyễn Văn Linh đã mời Ðại Sứ Trung Cộng Trương Ðức Duy tới, tự thú nhận là Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã sai lầm, đồng thời khoe công nay đã thay đổi: “Trong 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi lời nói đầu Hiến Pháp, có cái sai đang sửa.” Linh ngỏ ý muốn sang Tầu gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”; vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội”. Lời nói của Nguyễn Văn Linh được Trần Quang Cơ thuật lại nguyên văn như sau:
image
“Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc… Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin…”. Lúc đó Nguyễn Văn Linh đóng vai người lãnh đạo cao nhất nước mà nhún mình nói, “các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay!” 
Không có cách nào “khiêm tốn” hơn!
image
Ba ngày trước khi Linh, Ðỗ Mười, Phạm Văn Ðồng lên đường sang Thành Ðô, Bộ Chính Trị họp ngày 30 tháng 8 năm 1990. Trần Quang Cơ kể:
“Anh Linh nêu ý kiến là sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc…” Linh được Lê Ðức Anh ủng hộ, mặc dầu có những người không tin việc hợp tác với Trung Cộng có thể thực hiện được, như Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công. Sau cuộc họp Thành Ðô, khi các lãnh tụ cộng sản Việt Nam bay sang Cam Pu Chia giải thích phương cách giải quyết này với Hunsen, Lê Ðức Anh nói thêm cho rõ, “Mỹ muốn cơ hội này xoá bỏ cộng sản. Nó đang xoá ở Ðông Âu… Ta phải tìm đồng minh. Ðồng minh này là Trung Quốc”.

Qua những lời tường thuật trung thực của Trần Quang Cơ, một người tỏ ra rất trung thành với đảng và kính trọng Nguyễn Văn Linh, chúng ta thấy động cơ khiến Linh và tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đã lựa chọn con đường hợp tác với Trung Cộng chỉ vì họ thấy hoàn toàn cô đơn, không còn biết nương tựa vào đâu để “bảo vệ chủ nghĩa xã hội.” Trong thực tế là bảo vệ quyền hành của họ. Nguyễn Cơ Thạch, Trần Quang Cơ sau này đều bị loại dần dần ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng Cộng Sản vì không “nhất trí!”
image
Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chủ trương quy phục Trung Cộng, có thể chỉ vì biết mình đã được lọt vào mắt xanh giới lãnh đạo cộng sản bên Tầu. Tháng 10 năm 1989, tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Lào là Kayson Phomvihan đã qua Bắc Kinh, được Ðặng Tiểu Bình tiếp đãi trong 70 phút, trong đó 60 phút là nói chuyện về Việt Nam. Qua Kayson, Ðặng Tiểu Bình đã “bắn tin” cho các lãnh tụ Hà Nội. Trần Quang Cơ viết:
“Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Ðặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Ðặng kể lại khi làm tổng bí thư Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, năm 1963 (Ðặng) đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam (Việt Nam) sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, (Ðặng) khen Anh Linh là ‘người tốt, sáng suốt, có tài’; nhờ Kayson chuyển lời thăm anh Linh…”.

Không thể nói Nguyễn Văn Linh đã ngả theo Trung Cộng vì bị “ăn bánh phỉnh” của Ðặng Tiểu Bình. Bởi vì chính sách quy phục Trung Cộng không do một cá nhân quyết định là vì đa số các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam thời đó đồng ý. Vì họ không có chỗ tựa nào khác. Muốn dựa vào Trung Cộng, họ phải nêu một lý do cao cả hơn quyền lợi của nhóm thiểu số cầm quyền này, lý do cao cả đó là “bảo vệ chủ nghĩa xã hội”. Mặc dù không ai biết chủ nghĩa đó thực hiện thế nào, ngoài chế độ công an trị và hệ thống doanh nghiệp nhà nước!

image
Ðiều tội nghiệp cho Việt Cộng là Trung Cộng hoàn toàn thờ ơ với ý kiến hoàn toàn lý thuyết cao siêu đó. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi quốc gia của họ, và sẵn sàng đánh sau lưng Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Trung Cộng đã “mở bài” làm “lộ tẩy” những bí mật trong cuộc đàm phán về Cam Pu Chia giữa hai nước. Trần Quang Cơ kể: “Hiểm độc nhất là Trung Quốc đã thông báo khá rộng rãi với các nước những điều Nguyễn Văn Linh và Lê Ðức Anh nói riêng với Trương Ðức Duy” (đại sứ Trung Cộng ở Hà Nội). “Sáng ngày 26 tháng 6, 1990 đại sứ Cộng Hoà Liên Bang Ðức gặp Bộ Ngoại Giao ta, cho biết là ngày 22 tháng 6 Trung Quốc đã thông báo cho đại sứ các nước Liên Hiệp Âu Châu ở Bắc Kinh nội dung cuộc họp giữa Từ Ðôn Tín và tôi (Trần Quang Cơ) và đưa ra kết luận: ‘Việt Nam là những người rất xảo trá, rất xấu xa…’”
image
Một tháng sau cuộc họp ở Thành Ðô, Ngoại Trưởng Mỹ James Baker nói với các nhà báo rằng Trung Quốc tố cáo các lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam nói rồi không giữ lời. Baker được Trung Cộng mớm cho, tuyên bố thẳng, “Không thể tin được ngay cả lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam”. Trần Quang Cơ thuật lại: “Baker còn nói rằng Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị… ‘Việt Nam và Trung Quốc đoàn kết bảo vệ chủ nghĩa xã hội…’” mà giới lãnh đạo cao cấp của ViệtNam đưa ra. Bắc Kinh nói một cách công khai, lại khuyến khích ngoại trưởng Mỹ nhắc lại, để làm mất mặt nhóm lãnh tụ ở Hà Nội. Nhưng nhóm lãnh tụ này vẫn cắn răng chịu đựng!

Trước những thủ đoạn xảo trá của Bắc Kinh như vậy, thật không thể hiểu được tại sao các Ðảng Cộng Sản Việt Nam vẫn bám lấy con đường hợp tác với Bắc Kinh để bảo vệ chủ nghĩa xã hội! Ðến thời Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, ông ta còn đi sang Tàu năn nỉ tái lập một tổ chức quốc tế cộng sản, với Việt Nam,Cuba, Bắc Hàn, mà Trung Cộng đứng lãnh đạo!
Có phải các lãnh tụ cộng sản bây giờ vẫn muốn trung thành với di sản chủ nghĩa xã hội do Hồ Chí Minh để lại, hay không?
Ðiều này khó tin. Vì tất cả các lãnh tụ trung ương đều đang lo vơ vét của cải cho vợ, con, gia đình. Họ chỉ lo bảo vệ những của cải đó chứ không thiết tha đến chủ nghĩa nào cả.

image

Vậy tai sao cuộc họp Trung Ương Ðảng Cộng Sản vừa qua vẫn nhấn mạnh đến khẩu hiệu “Tiến lên chủ nghĩa xã hội” trên “giai đoạn quá độ” dài dằng dặc không biết bao giờ tới bờ bên kia?
Vì khẩu hiệu đó cũng là một tín hiệu về ngoại giao. Hô khẩu hiệu đó là cho biết đảng vẫn tiếp tục chính sách của Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu: Vẫn tuyệt đối trung thành với các đồng chí Trung Quốc. Kể từ thời Nguyễn Văn Linh, bất cứ ai lên cầm quyền ở Hà Nội, đều phải được Bắc Kinh phê chuẩn. Trung Cộng không cho Nguyễn Cơ Thạch đi trong phái đoàn sang Thành Ðô năm 1990. Thế là sau đó Thạch bị rút ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, suốt đời không còn ngóc lên được nữa. Trung Cộng mời Phó Thủ Tướng Vũ Khoan sang Bắc Kinh năm 2005, nhưng Khoan tới nơi bèn bị bỏ rơi giữa chợ, không cho gặp một nhân vật quan trọng nào cả. Thế là mọi người đều hiểu: Vũ Khoan không thể lên chức thủ tướng được, mặc dù đã có công vận động để ký thỏa ước thương mại song phương với Mỹ cho Việt Nam vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Vì thế Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng khác, đã lên ngồi ghế thủ tướng cho tới bây giờ.
image
Nguyễn Cơ Thạch đang bắt tay Đại sứ William Sullivan. Người thứ hai từ trái sang là Lê Đức Thọ.
Chỉ khi nào Ðảng Cộng Sản Việt Nam chính thức từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê, đổi tên đảng, bỏ những chữ “xã hội chủ nghĩa” trong tên nước; khi nào dân Việt Nam được sống làm người Việt bình thường không theo chủ nghĩa nào cả, không bám lấy cường quốc nào để nhận làm anh em cả, thì lúc đó Việt Nam mới thực sự độc lập!
image

“Ái quc hoá ra thành phn quc,
Ngàn thu mi hn d nào phai.




 




Friday, May 30, 2014

Chuyện vui đùa, nhưng sẽ thành sự thật.

Chuyện vui đùa, nhưng sẽ thành sự thật.

Khi Cộng quân dùng súng uy hiếp buộc DVMinh đến đài phát thanh đọc văn bản đầu hàng do Cộng quân viết, không có biên bản đầu hàng do DVMinh ký, nên chưa có việc chuyển giao quyền souvereignity của Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng quân. So, Cộng quân chưa có quyền trên lãnh thổ VN Cộng Hòa theo quy định quốc tế. Lâu nay Cộng quân ở trên lãnh thổ VNCH là một sự chiếm dụng bất hợp pháp. Vì vậy  Cộng quân phải rút  về Bắc và giao quyền quản trị lại cho VN Cọng Hòa. Sau đó VNCọng Hòa kiện Trung Cọng ra Tòa Án Quốc Tế về chủ quyền lãnh hải của mình trong đó có hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa (Paracels và Spratly). Quốc Gia VietNam công bố chủ quyền này vào năm 1952 tại San Francisco.

Tiền lệ:1. trong cuộc chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ, tướng Grant của Bắc quân tổ chức long trọng lễ đầu hàng của Nam quân. Tướng Grant và tướng Lee đều ký vào văn bản đầu hàng. Như vậy Bắc quân mới có quyền chủ thể đối với dân chúng miền Nam.

2. Vào World War II, tướng Mac Arthur đại diện Hoa Kỳ tiếp nhận văn bản đầu hàng của Nhật với chữ ký của Nhật.


Công Hàm" làm ... CONG hàm

 Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.

Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:

- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?


Đại diện CSVN cười và giải thích:

- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.


Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:

- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?


Đại diện CSVN phá lên cười:

- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?


- Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi gì cho tôi?


Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:

- Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ vì Trung Quốc sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý, ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?


- Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương lại còn gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.


- Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?


- Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp vì khi Phi kiện các ông không ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn thì dĩ nhiên Phi khó chấp nhận.


- Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Hòa rằng Việt Nam đã có xác định chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông lại nói BẤT LỢI?



- Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những chế độ đã qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục tòa án. Các ông có thể trưng dẫn hình ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi thơ ở đó, trong khi người ta trình ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, thì dĩ nhiên tòa án không thể cho các ông vào nhà được.


- Ý ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?


- Đúng. Các ông biết Công Hàm này đã lâu nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại gần đây Trung Cộng lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ có nắm đàng cán về vụ này!


Đại diện CSVN cười sặc sụa:

- Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng” thì cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là ĐÒN NGOẠI GIAO … KHÔN NGOAN của chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Cộng mà đánh Mỹ. Năm 1958 chúng tôi không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.


Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, thì đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:

- Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ sự tách biệt giữa “khế ươc buôn bán” và “chủ quyền”.


- Ý ông nói là các ông có thể bán những gì các không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.


- Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái gì đó nó có thể trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái gì đó các ông không có ngay lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía Trung Cộng tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực. Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỉ đô la về vật chất và con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.


Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các ông đã làm KHẾ ƯƠC, thì khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện khế ước buôn bán đó.


- Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?


- Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng khoán đó vì ông sợ thua lổ, ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trị ông trả. Rồi ông cần tiền ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thế cho đến khi thời điểm hứa đó đến thì người cuối cùng phải … THỰC HIỆN. Cái đó là buôn bán thứ ông không có chủ quyền …


Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:

- Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập để chuyện “giao chủ quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉ nói …


“có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Cộng trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”


Đại diện Mỹ cười rồi nói:

- Các ông đã có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền VNCH. Các ông đã “tôn trọng hải phận của Trung Cộng trong mọi quan hệ trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Cộng hành động chiếm chủ quyền … TƯƠNG LAI của các ông. Thế thì sao các ông có thể biện minh trước tòa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?


- Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh gì!


- Hoa Kỳ bị ràng buộc bỡi Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Cộng và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền tự quyết cho VNCH.


Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thời điểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng ký công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó mà không có … “khôn lâu”.


- Ý ông là?


- Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỉ đô la viện trợ của Trung Cộng cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng, không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó thì tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ở sân sau”. Khi cướp được thì phải thực hiện lời hứa đó.


Đại diện CSVN mỉa mai:

- Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đã lỡ ký LỜI HỨA đó thì ông phải làm sao?


- Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ thì tôi vẫn viết như thế …


- Huề tiền!


- Tôi vẫn nhận gần cả tỉ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân …


Đại diện CSVN phá liên cười:

- Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”


Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:

- CSVN ký công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Cộng nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)

Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.


Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:

- Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?


Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:

- Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?


Rồi ông nói tiếp:

- Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Cộng đặt giàn khoan.


- Không còn cách nào hết sao?


- Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.


- Cách gì ông nhắc lại đi.


- Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.


- Làm cách nào?


- Ngay ngày mai ...

Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa.

Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó

Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ


Có như thế thì trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.


Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:

- Chỉ đơn giản thế thôi sao?


Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.


Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:

- All roads lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã)

Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar. Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.