Thursday, February 28, 2013

Kinh tế Việt Nam chưa thể khá

Kinh tế Việt Nam chưa thể khá

Gia Minh, biên tập viên RFA
2013-02-27

033_RIA12-1287910_3522-305.jpg
Một góc phố Hà Nội những ngày cuối năm 2012. AFP photo


Sau khi ăn Tết, lãnh đạo Việt Nam lại ra chỉ thị về việc cần làm ngay để cải tiến tình hình kinh tế. Năm nay, không khí còn có vẻ khẩn trương mà chẳng mấy lạc quan sau khi Thủ tướng phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế và chỉ thị các phủ bộ cùng cơ quan liên hệ ra sức tiến hành.
Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về viễn ảnh kinh tế đó qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Gia Minh thực hiện sau đây

Khó khăn chồng chất

Gia Minh: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt và ban hành quyết định về Đề án quy mô sẽ thi hành từ nay đến năm 2020 để tái cơ cấu trúc nền kinh tế èo uột của Việt Nam với đà tăng trưởng thấp nhất kể từ 13 năm nay. Lồng trong đề án là tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp, với trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty nhà nước. Theo dõi quyết định mang số 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Hà Nội, ông đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm nay và những năm tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Gần hai năm nay rồi, người ta đã thấy lãnh đạo Hà Nội, từ đảng xuống tới Nhà nước và Chính phủ nói đến việc chuyển hướng và ba yêu cầu tái cấu trúc hệ thống tài chính và ngân hàng, hệ thống doanh nghiệp nhà nước và hệ thống đầu tư của khu vực công quyền. Nhưng tiến độ của việc cải sửa thật ra quá chậm và nếu có xem lại các quyết định đã ban hành từ năm ngoái về những yêu cầu tái cơ cấu đó thì cũng như xem lại một khúc phim cũ. Khác biệt nếu có là thời hạn thực hiện, thay vì từ 2011 đến 2015 thì nay sẽ là 2013 đến 2020. Trong khi ấy, thực tế kinh tế và đời sống vẫn tiếp tục xoay vần và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Gia Minh: Xin ông nêu ra vài thí dụ để thính giả của chúng ta hiểu ra cơ sở phân tích của ông về những nỗi khó khăn đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp trở ngại khi phải vay tiền ngân hàng vì các ngân hàng bị kẹt nợ mà xấu tốt và nhiều ít thế nào thì chẳng ai biết hoặc đánh giá được cho chính xác. Bộ máy tuần hoàn cần bơm tiền cho cơ thể mà bị ách tắc như vậy thì sản xuất tất nhiên đình đốn và đà tăng trưởng kinh tế sẽ khó vượt qua 5,5%, với nguy cơ lạm phát thật ra sẽ tăng trong những tháng tới. Về toàn cảnh thì như vậy, nay ta nói đến chuyện cụ thể là nợ nần.
Trong nhiều năm liền, do chính sách ưu đãi lẫn hệ thống quản lý lỏng lẻo của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đã vay mượn quá sức, nôm na là gấp ba số vốn, nhiều hơn tư doanh nội địa và công ty có vốn đầu tư của nước ngoài. Khi kinh tế bị suy trầm, doanh nghiệp không trả được nợ và chủ nợ là ngân hàng mới bị kẹt mà càng kẹt nặng khi doanh nghiệp nhà nước đi vay để đầu cơ ngoài mục đích kinh doanh nguyên thủy. Tháng Bảy năm ngoái, Thủ tướng Hà Nội mới ra quyết định mang số 958 về xử lý nợ công và định ra những định mức về đi vay. Nhưng điều ly kỳ là chẳng thấy đề ra biện pháp ngăn ngừa hoặc chế tài khi vay quá chuẩn mực quy định.
Chuyện các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty bị lỗ lã và có nguy cơ vỡ nợ thì đã manh nha từ năm năm trước mà việc cải cách thì vẫn chậm lụt. Năm ngoái cũng đã có hai quyết định từ Thủ tướng mang số 704 và 929 với chỉ thị và hứa hẹn cải tổ rất huê dạng mà kết quả vẫn chưa tới đâu. Người ta chưa thấy công khai hóa thông tin về việc rà soát, chấn chỉnh và kỷ luật những sai phạm vì lý do chuyên môn hay pháp lý. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng thế, việc xử lý nợ xấu và lập ra công ty quản lý tài sản để thanh thỏa các khoản nợ đã được Ngân hàng Nhà nước ra quy định từ Tháng Năm năm ngoái mà chưa nhúc nhích, giờ này người ta mới lại nói đến Đề án Tổng thể để tái cơ cấu như một bước đột phá. Tất cả vẫn chỉ là màn khói, là lời nói.

Trở ngại từ ngân hàng

 image-250.jpg

Ảnh minh họa các ngân hàng ở VN. RFA file

Gia Minh:
Với người dân thì tài chính và ngân hàng là lĩnh vực thiết yếu nhất trong sinh hoạt kinh tế, vì thu hút ký thác của họ và cấp phát tín dụng cho doanh nghiệp. Thưa ông, tình hình lĩnh vực này ra sao và có cải tiến gì không kể từ những quyết định từ năm ngoái như ông vừa nhắc lại?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hệ thống ngân hàng của Việt Nam gây ra mối quan ngại lớn vì hai lý do. Thứ nhất là tài sản ung thối đến rỗng ruột vì các khoản nợ xấu, khó đòi và sẽ mất mà xấu tới cỡ nào và mất bao nhiêu thì chưa ai biết. Thứ hai là từ nhiều năm nay, người ta đã nói đến nhu cầu cải tổ ngân hàng, cũng cấp bách như cải cách doanh nghiệp, vậy mà vẫn chưa tiến hành.
Về chuyện thứ nhất, trong nhiều năm hồ hởi bơm tín dụng mà thiếu khả năng thẩm định rủi ro và cơ chế thanh tra trong một môi trường luật lệ rất lỏng lẻo, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là một cấu trúc èo uột và có thể sụp đổ dưới một núi nợ xấu - thuật ngữ kinh tế gọi là nợ không sinh lời mà sẽ mất. Tính đến Tháng Chín năm ngoái, các ngân hàng báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một tỷ lệ nợ xấu là gần 5%. Ngân hàng Nhà nước thì ước tính một con số gấp rưỡi, là gần 9%, khoảng 200 ngàn tỷ đồng. Nhưng nếu áp dụng tiêu chuẩn thẩm định kế toán ngân hàng của quốc tế thì cục u bướu này có thể to hơn gấp bội.
Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp trở ngại khi phải vay tiền ngân hàng vì các ngân hàng bị kẹt nợ mà xấu tốt và nhiều ít thế nào thì chẳng ai biết hoặc đánh giá được cho chính xác.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Gia Minh: Thưa ông, xin được hỏi ngay một câu là vì sao lại có khác biệt lớn như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng vì sự khác biệt trong định nghĩa. Thí dụ thiết thực là khi một khoản nợ đáo hạn mà chưa thanh toán sau 90 ngày thì phải được coi là nợ xấu và có thể mất. Nếu lại vì khách nợ có quan hệ tốt về chính trị hoặc vì ngân hàng không muốn trương chủ ký thác e sợ mà rút tiền thì ngân hàng có thể đảo nợ là cho vay thêm để thanh lý khoản nợ đó. Về kế toán thì ngân hàng đã thu về khoản nợ cũ tức là không bị nợ xấu, dù thực tế lại khác hẳn. Khi bị rủi ro mất nợ thì ngân hàng phải lập dự phòng. Số dự phòng này ăn vào vốn kinh doanh của ngân hàng, tức là khấu trừ vào khoản tài sản có thể cho vay ra. Nếu đánh giá thấp mức rủi ro mất nợ và thật sự là sẽ mất nhiều hơn thì ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu vốn và phải tăng vốn.
Như vậy, sự khác biệt quá lớn trong cách ngân hàng và cả Ngân hàng Nhà nước chiết tính mức nợ xấu nếu so sánh với tiêu chuẩn của quốc tế cho thấy một sự thật u ám ở bên dưới. Đó là các ngân hàng của Việt Nam không lập dự phòng rủi ro tương xứng với mức nợ sẽ mất, và thực tế là đang bị thiếu vốn kinh doanh. Chuyện ấy hết là một vấn đề kế toán mà là mối nguy kinh tế.

Nguy cơ vỡ nợ

034_2631762-250.jpg
Một phụ nữ ngọai thành Hà Nội trong cuộc mưu sinh. AFP photo

Gia Minh:
Mối nguy kinh tế vì các ngân hàng thực tế thiếu vốn cho vay và còn có khả năng bị vỡ nợ, có phải là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng đúng như vậy và một cách gián tiếp người ta đã thấy ra điều ấy qua những chấn động vừa qua về giá vàng.
Trong tình trạng kinh tế èo uột và chính trị bất trắc, người dân không tin vào giá trị của đồng bạc Việt Nam và cứ có tiền thì mua vàng để phòng thân. Họ phải ký thác vàng vào ngân hàng nhưng khi thiếu tiền mặt, ngân hàng lại rút vàng của thân chủ ra bán để đáp ứng tiêu chuẩn về thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước. Rồi sau đó, ngân hàng lại phải mua vàng để trả cho khách cần tiền đâm ra ngân hàng góp phần đáng kể vào sự dao động trên thị trường vàng của Việt Nam.
Các ngân hàng cho vay ra mà không ước tính được rủi ro cho chính xác và an toàn nên bị nguy cơ vỡ nợ. Sau đó, họ phát huy sáng kiến là chiêu dụ thân chủ ký thác vàng miếng, vàng lá vào trong két sắt của ngân hàng và trả tiền lời rất hậu. Lượng vàng ấy trở thành một phương tiện kinh doanh cho các ngân hàng khi họ bán ra rồi mua vào ở từng thời điểm khác nhau với giá khác nhau. Khi phải mua vào với giá cao hơn trong sự biến động của thị trường vàng, các ngân hàng càng bị lỗ nặng và trôi dần vào cái vực phá sản.
Gia Minh: Thưa ông, như vậy thì có phải trách nhiệm chính vẫn thuộc về Ngân hàng Nhà nước hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng thuộc về Ngân hàng Nhà nước và cả Nhà nước đứng sau nữa.
Trên nguyên tắc và nếu làm đúng chức năng, cơ quan này phải ra quy định rõ ràng và huấn luyện hẳn hoi về cách thẩm định rủi ro, xếp loại tín dụng, phải ra tiêu chuẩn về nhu cầu trích lập quỹ dự phòng rủi ro mất nợ và đặt thời hạn trắc nghiệm khả năng ứng phó hay ứng suất – nói theo thuật ngữ ngân hàng. Mà tất cả tiến trình ấy phải được công khai hóa với thông tin minh bạch cho công chúng cùng biết. Đấy là cơ sở cho phép Ngân hàng Nhà nước ước tính ra khối lượng nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng hầu còn kịp đối phó sau này.
Các ngân hàng cho vay ra mà không ước tính được rủi ro cho chính xác và an toàn nên bị nguy cơ vỡ nợ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Một phương cách đối phó được nói tới là lập ra một Công ty Quản lý Tài sản để sẽ mua lại các khoản nợ và giúp các ngân hàng có một bảng kết toán tài sản lành mạnh và quân bình hơn. Nhưng công ty này sẽ lấy vốn ở đâu và khi bị lỗ thì ai chịu? Mà làm sao tính ra lời lỗ và thanh thoả nếu không có tiêu chuẩn định giá theo một nguyên tắc thống nhất và có những quy định pháp lý về thể thức mua bán? Chúng ta không quên là năm bảy năm trước, Trung Quốc cũng đã mất 200 tỷ đô la để mua lại tài sản và bù lỗ cho các ngân hàng mà đa số là quốc doanh của họ. Dù sao, Chính quyền Trung Quốc còn có tiền.... chứ trong giả thuyết lạc quan là nợ xấu của Việt Nam chỉ lên tới 20 tỷ đô la thì đấy cũng bằng khối dự trữ ngoại tệ hiện nay của Hà Nội.
Gia Minh: Mới chỉ phân tích có hai hồ sơ nổi cộm là doanh nghiệp nhà nước và tài chính ngân hàng thì ta đã thấy ra nhiều khó khăn trước mắt. Đấy là cơ sở của cách đánh giá khá bi quan của ông hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta thấy là từ Hội nghị kỳ sáu của Ban chấp hành Trung ương khóa 11 vào Tháng 10 năm ngoái, lãnh đạo đảng Cộng sản đã nói đến tái cơ cấu về doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và đầu tư của khu vực công quyền. Nhưng xét cho kỹ thì họ mới chỉ nói thôi mà chưa thấy làm gì. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước, từ các tập đoàn kinh tế đến tổng công ty và bên trong là núi nợ đã đổ, vẫn chưa thấy nhúc nhích sau các Quyết định 929 và 704.
Hệ thống tài chính và ngân hàng cũng đang lung lay mà Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa ra tay, trừ cái sáng kiến là nhảy vào quản lý vàng miếng vì những mục tiêu mà người dân cho là mờ ám cũng tựa như quyết định đổi tiền thời xưa vậy. Sau cùng còn lĩnh vực đầu tư công quyền với mấy vạn dự án thì chưa thấy  ai nói đến chiều hướng cải cách ra sao và làm thế nào để tái cơ cấu khi có quá nhiều quyền lợi mắc mứu bên trong?
Từ trên xuống là như vậy, thực tế ngoài chợ còn có vụ khủng hoảng về bất động sản làm mất thêm cả triệu tỷ đồng bạc nữa, Nhà nước tính sao? Bối cảnh ấy khiến người ta không thể lạc quan trong trung hạn mà phải bi quan về tình hình ngắn hạn ngay trong năm nay. Ngày xưa có người lãnh đạo của đảng than phiền là nạn tham nhũng cũng tựa như nhà dột từ nóc xuống, nay ta còn thấy ra nền móng ruỗng nát bên dưới căn nhà này. Chỉ mong là nhà không phải gió.
Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Monday, February 25, 2013

Kiểu ghế ngồi mới trên phi cơ

Kiểu ghế ngồi mới trên phi cơ



Mẫu ghế AirGo mới do Yaghoubi sáng chế sẽ mang đến sự thoải mái và tiện lợi dành cho hành khách thuộc dạng phổ thông trên máy bay dân dụng như các ghế thuộc khoang hạng nhất.
Mẫu thiết kế ghế AirGo tạo sự thoải mái và tiện nghi cho các hành khách vé phổ thông trên máy bay
Mẫu thiết kế ghế AirGo tạo sự thoải mái và tiện nghi cho
các hành khách vé phổ thông trên máy bay - (Ảnh: Daily Mail)
Ông Yaghoubi cho biết: “Sự hoạt động ở khu vực ghế ngồi phổ thông bị giới hạn bởi khả năng ngả ghế ra sau để nghỉ ngơi, đồng thời người ngồi sau không thể điều khiển được khay gấp” - đây cũng là cảm hứng để ông tạo ra kiểu ghế AirGo.
Mỗi chỗ ngồi kiểu AirGo sẽ có không gian riêng, khay và màn hình giải trí được tách rời và gắn vào chỗ để hành lý xách tay ở trên đầu mỗi người. Ngoài ra, với ba động cơ được trang bị kèm theo, hành khách có thể tùy chỉnh phù hợp với tư thế, tránh gây mỏi cổ hay lưng và ngăn mồ hôi.
Với loại ghế này, mẫu ghế AirGo thực hiện cuộc cách mạng lớn trong kiểu ghế ngồi hạng phổ thông trên máy bay, trở ngại ở đây chính là vấn đề chi phí.
Tuy nhiên, các hãng có thể bù đắp doanh thu bằng việc bán kèm sản phẩm thông qua màn hình giải trí như: các ứng dụng, trò chơi, sách, phim ảnh…
Kiểu mẫu này cũng giúp Alireza Yaghoubi thuộc Đại học Malaya thắng giải thưởng quốc gia James Dyson được tổ chức thường niên.

TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ TỪ HÀ-NỘI

TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ TỪ HÀ-NỘI
 
Toà Đại sứ Mỹ tại Hanội đánh giá rất chính xác tình hình thật sự tại Việt Nam hiện nay..
Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)… Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy vị đọc, theo dõi và nhận xét

****
 Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                     Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)

Báo Cáo
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam và phnả ứng của Mỹ trong phát triển chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam (VN)

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua cuộc tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy thủy quân lục chiến Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.
II. NỘI DUNG TIN: Bà Claire Pierangelo 1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay: Theo đánh giá của Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục. Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính cách vá víu, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của chính phủ được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…
“Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản”…
Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bực dọc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…
Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Cộng và cho rằng, Trung Cộng khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN cũng đang gặp những vấn đề tương tự Trung Cộng, thậm chí còn tồi tệ hơn Trung Cộng, vì Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN “tự diễn biến” một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.
Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo chỉ thị, sắp xếp và hướng dẫn của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang VN để khảo sát tình hình VN và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở VN, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ định ở lại VN để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình VN đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:
Thứ nhất: người dân VN hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ VN)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách điều hành của Chính quyền.
Thứ hai: người dân VN hiện nay rất ghét Trung Cộng. Không chỉ vì Trung Cộng “chơi bẩn” trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VN với Chính phủ Trung Cộng. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân VN nhắc đến. Trong khi đó, Trung Cộng mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của VN. Người Mỹ có thể yên tâm rằng VN sẽ không bao giờ thân với Trung Cộng. Sự gần gũi của Chính phủ VN hiện nay đối với Trung Cộng chỉ mang lại những ảnh hưởng tiêu cực, càng làm cho người dân VN chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.
Thứ ba: người dân VN hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã  phát triển sâu rộng trong toàn xã hội VN. Người dân VN hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người VN rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người VN (kể cả giới quan chức) có tư tưởng bài Trung Cộng thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho VN. Grek bộc lộ rằng: “Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình VN như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách tiếp cận VN khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về VN vì họ chưa có dịp sang VN và tiếp xúc với người dân VN. Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. VN hiện đã ở rất gần Mỹ”.
2. Một số động thái mới của Mỹ
trong phát triển chiến lược “DBHB” đối với VN thời gian tới: Claire Pierangelo cho rằng: “Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…
Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những giai đoạn nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở VN”. Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ VN hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở VN. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội: Ở VN hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất khoáng đạt, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ VN hiện nay còn thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào VN trong suốt thời gian vừa qua. Claire Pierangelo nói: “Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại VN. Tình trạng “Mỹ hóa” đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ VN hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… “Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, VN hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Cộng. Tư tưởng bài xích Trung Cộng luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân VN, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa VN hơn…”Những ưu tiên của Mỹ đối với VN trong thời gian tới là:
- Thứ nhất,
trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ VN nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình VN để có những đối sách phù hợp. Đối với Mỹ, những thông tin có được qua sự tiếp xúc với dân chúng là hết sức giá trị, thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội VN, nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác VN vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại VN tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình VN, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung. Đây là nhiệm vụ bất chợt vì Tòa Đại sứ Mỹ tại VN vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VN vàTrung Cộng liên quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của VN về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp dân chúng VN để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân VN hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với VN trong thời gian tới. Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở VN sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với nhiều thành phần xã hội ở VN. - Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: “Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại VN. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại VN…Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn VN nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền VN vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều.Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại VN để gây sức ép với Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ”. Claire Pierangelo khẳng định: “Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’. Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.
III. NHẬN XÉT:Tin phản ảnh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội VN và cách tiếp cận của Mỹ đối với VN trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về kinh tế-xã hội VN, cùng sự xuất hiện những tư tưởng “gần Mỹ”, bài xích Trung Cộng hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để VN “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các giai đoạn phù hợp thì chế độ VN sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội VN, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ VN; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền VN trong 20 năm tới.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO: Không. Cục trưởng Cán bộ hoạt động: Đại tá Nguyễn Tân Tiến * Nơi nhận: - TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản

Sự nghiệp nữ tổng thống Nam Hàn đầu tiên

Sự nghiệp nữ tổng thống Nam Hàn đầu tiên

22:20 GMT - thứ tư, 19 tháng 12, 2012
Bà Park Geun-hye thuộc đảng Saenuri, tức Đảng Tiền tuyến, sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nam Hàn, quốc gia có tỷ lệ bất bình đẳng giới cao nhất trong thế giới phát triển.
Bà Park, 60 tuổi, là con gái của cựu Tổng thống Park Chung-hee.
Trong vòng năm năm, bà đã đón tiếp các nguyên thủ quốc gia nước ngoài tại Tòa nhà Lam, tư dinh tổng thống Nam Hàn.
Cha bà, người lên nắm quyền trong cuộc đảo chính quân sự hồi 1961, đã lãnh đạo đất nước cho tới khi bị chính giám đốc tình báo của mình ám sát chết năm 1979.
Một số người nói sự liên hệ giữa bà với người cha, và những gì bà đã trải qua khi làm đệ nhất tiểu thư, đã giúp bà vượt qua được một số những thiên kiến trong một phần các cử tri nam.
Tuy nhiên, trong khi được ghi nhận là có công thúc đẩy nền kinh tế của Nam Hàn thì ông Park cũng đã bị cáo buộc là đã tàn nhẫn đè nát phe bất đồng chính kiến và trì hoãn phát triển dân chủ.
Di sản gia đình của Park Geun-hye đã làm lu mờ sự nghiệp chính trị của bà. Vào tháng Chín, bà đã xin lỗi công khai về các vi phạm nhân quyền diễn ra dưới thời cha bà cầm quyền.
Nam Hàn phản ứng mạnh khi Bắc Hàn phóng hỏa tiễn mới đây.
Tuy nhiên, bà cũng nói cuộc đảo chính năm 1961 là cần thiết.

Thận trọng về bán đảo Triều Tiên

Park Geun-hye lần đầu tiên được bầu vào Quốc hội Nam Hàn hồi năm 1998.
Bà đã tìm cách tranh ghế tổng thống hồi năm 2007, nhưng đảng của bà thay vì chọn bà đã đề cử ông Lee Myung-bak, người sau đó đã giành chiến thắng.
Bà có bằng kỹ sư từ Đại học Sogang ở Seoul và bằng danh dự ngành văn chương từ Đại học Moonward của Đài Loan.
Bà chưa lập gia đình, điều khiến bà trở thành đối tượng được bình luận trong xã hội bảo thủ của Nam Hàn.
Nam Hàn đã trải qua thời kỳ độc tài quân sự Park Chung-hee (trái), người là cha bà Park Geun-Hye
Nhiều người hy vọng việc một phụ nữ giữ vị trí tổng thống sẽ giúp phá vỡ thói gia trưởng của xã hội Nam Hàn vốn nặng văn hóa Khổng giáo, các nhà phân tích nói.
Trong quá trình vận động tranh cử tổng thống, bà Park cam kết ưu tiên "hòa giải dân tộc", và cải thiện "dân chủ kinh tế" và phúc lợi xã hội.
Bà cũng cam kết tái phân bố của cải, cải tổ các tập đoàn kinh tế lớn nhất đất nước và tăng quan hệ với Bắc Hàn.
Nhưng bà cũng được cho là thận trọng hơn trong mọi vấn đề so với ứng viên mà bà vừa đánh bại, ông Moon Jae-in.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng bà sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, là chính sách được áp dụng trong nhiệm kỳ năm năm của Tổng thống Lee.

Chủ đề liên quan

Saturday, February 23, 2013

Tầu cộng giết cả thế hệ Việt Nam

Tầu Cộng đã phát hiện chất phụ gia có thể biến thịt lợn thành thịt bò, thịt cừu. Ngay sau đó, loại phụ gia này đã xuất hiện tại Việt Nam.

Bột phẩm màu có tên “hoa hiên“ - loại bột tương truyền là có thể biến màu thịt lợn thành thịt bò cao cấp do phóng viên mua ở cửa hàng bán phụ gia tại chợ Bắc Qua (phía sau chợ Đồng Xuân).



Đây cũng là loại bột phẩm màu mà các bà chủ bán cơm sinh viên hoặc những bà bán thịt bò ngoài chợ truyền tai nhau về công dụng có một không hai: hô biến thịt lợn sề giả rẻ thành thịt bò cao cấp. Và công nghệ chế biến cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một chút bột, một bát nước trắng và thịt lợn sề có màu đỏ sẫm.



Sau đó cho một ít bột phẩm màu hoa hiên vào bát nước và hòa tan.



Sau đó nhúng miếng thịt lợn vào.




Cho tất cả các mặt của miếng thịt được tẩm đều nước pha bột phẩm màu. Chỉ trong vòng 30 giây nhưng phẩm màu đã nhanh chóng bám chặt vào miếng thịt.



Để thịt lợn có màu đỏ giống như thịt bò, các quán ăn, nhà hàng phải đem rửa miếng thịt này trong nước sạch.



Cho đến khi miếng thịt có màu đỏ giống như thịt bò.



Để được thành quả là đây.



Ngay cả các thớ thịt cũng ngấm đều phẩm màu, khiến miếng thịt lợn đã biến hóa thành thịt bò.



Nhiều khách hàng, nếu không để ý kỹ thì cũng không thể nào phân biệt nổi. Còn những quán ăn (đặc biệt là quán cơm sinh viên) hay các nhà hàng, những người bán thịt lợi dụng công nghệ này để lừa bán cho người tiêu dùng và thu lợi nhuận.



Còn người tiêu dùng, nếu không tỉnh táo cũng rất dễ mắc phải cái bẫy này.



Và thực tế, sau khi PV thử nghiệm xong, đã đem miếng thịt được tẩm ướp đi hỏi 6 người. Điều bất ngờ là tất cả đều nói: đây là thịt bò, thậm chí thịt bò ngon, và... mua ở đâu mà có màu đẹp vậy?



Còn nếu so sánh với loại thịt lợn được hóa thành thịt bò đã từng bị phát hiện ở Trung Quốc.



Thì tại Việt Nam, công nghệ biến hóa này cũng chẳng khác gì.



Chỉ cần 2 phút, với thao tác vô cùng đơn giản, một người nghiệp dư cũng có thể hóa phép thịt lợnthành thịt bò.




Nhất là khi đã trở thành món ăn thì người tiêu dùng càng không thể phân biệt được là thịt lợn hay thịt

DÂN CHỦ TỰ DO TOÀN CẦU ĐANG THẮNG LỚN

DÂN CHỦ TỰ DO TOÀN CẦU ĐANG THẮNG LỚNKHI HÀNH PHÁP OBAMA ĐƯƠNG ĐẦU VỚI DO THÁI MỸ

Hà Nhân Văn
 
Lần đầu tiên sau Đệ II thế chiến, HP Barack Obama dám cứng cựa đương đầu với Do Thái. Kể cả cụ Ronald Reagan, đâu có ngán ai, nhưng cũng chào thua Do Thái. Chắc rằng Thượng viện Mỹ sẽ thông qua, chuẩn chấp Ns. Cộng Hòa Hagel thay ông Panetta. Cho đến hôm nay, giới vận động hành lang (lobby) Do Thái vẫn tích cực cố chặn. Nhưng gần như thua to. Với HP Obama, Hoa Kỳ chuyển hẳn qua chiến lược trở lại phương Đông & TBD và Phi châu. Trung Đông trong đó có Do Thái, Iran và bán đảo trở thành thứ yếu.
DO THÁI MỸ VÀ PHI CHÂU
Cuộc chiến Mali (Phi châu) bùng nổ cách đây 3 tuần do Hồi giáo cực đoan và Al Qaeda cướp chính quyền, Pháp can thiệp tức khắc với phản lực, xe tăng, lính dù, trên 2,000 quân. Hoa Kỳ hỗ trợ Pháp, gửi qua máy bay không vận C-130 chở tiếp liệu và binh sĩ. Căn cứ lớn của Pháp ở nước Chad, trách nhiệm bảo vệ các nước Tây Bắc Phi, cựu thuộc địa Pháp. Đồng thời Hoa Kỳ đã gửi một lữ đoàn bộ binh qua Trung Phi nhằm tảo thanh các phần tử Hồi giáo cực đoan và Al Qaeda. Bắc Kinh đang mất dần ảnh hưởng ở Phi châu. Và Phi châu phải trở lại quỹ đạo Âu châu, có Hoa Kỳ đứng sau. Congo thuộc Pháp và thuộc Bỉ, nguồn cung cấp quặng mỏ lớn nhất của Trung Cộng ở Phi châu, ảnh hưởng Bắc Kinh xuống dốc một cách nghiêm trọng. Pháp đã làm chủ tình hình Mali, quân phiến loạn Hồi giáo cực đoan đã tháo chạy (The N.Y. Times 7-2-2013 "As Mali fighting persites). Báo chí Tây Âu như báo Le Figaro thường tiên liệu rằng TC sẽ bị đánh bật ra khỏi lục địa trù phú tài nguyên này do chính dân địa phương vì khác biệt văn hóa tôn giáo, đồng thời TC quá tham lam, không khác thực dân.
BẮC KINH SẼ "MẤT" PHI CHÂU
Ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Tây Âu đang trỗi dậy nhất là ở Kenya và Nam Sudan mà TC đã đổ vào Sudan, Nam và Bắc, nhiều tỷ đô la, có thể sẽ không khác Miến Điện. Bắc Kinh lại trắng tay ở Bắc Sudan, nơi Bắc Kinh vẫn duy trì khoảng 1,500 quân bảo vệ các giếng dầu của Bắc Sudan, Bắc Kinh độc quyền khai thác.

Hoa Kỳ và NATO có thể diệt được Hồi giáo quá khích không? Thưa không. Không thể nào! Lý do Thánh chiến và luật Hồi giáo Sharia đã là bản chất của Hồi giáo Bảo căn. Vừa chiếm được thủ đô Mali, bọn Bảo căn và Al Qaeda đã lập tức áp dụng luật Hồi giáo, phụ nữ phải che kín đầu, áo dài đen trùm tới mắt cá chân, cấm không cho các em bé gái được đi học, cấm tuyệt đối nghe nhạc, chỉ ngâm kinh Coran. Ấy thế mà tín đồ Hồi giáo đã lên đến trên một tỷ hay 1000 triệu, Hoa Lục 70 triuệu, VN khoảng 50,000 Chàm Hồi giáo từ Phan Rang đến Tây Ninh, tập trung đông đảo ở Châu Giang (Châu Đốc) nhưng rất hiền hòa, giao lưu lương hảo. Ít nhất cho đến nay, Hoa Kỳ đã cầm chân được Al Qaeda và Hồi giáo Bảo căn sắt máu ở Bắc Phi và bán đảo Ả Rập. Nếu không có phi đoàn máy bay không người lái, Al Qaeda còn lộng hành.

Do thái Mỹ là sức mạnh bao trùm nước Mỹ, mọi người đều biết. Nhưng từ cuộc bại xụm của The Wall Street, "đế quốc tài chính" và thị trường chứng khoán Nữu Ước, thế lực Do Thái bắt đầu lung lay tận gốc ngọn. Đại nhật báo The New York Times đang lảo đảo, tiếp đến The Washington Post, ảnh hưởng số một trên toàn quốc Mỹ, lỗ to, khó khăn chồng chất. Cuộc bầu cử tổng thống và bán phần quốc hội vừa qua, Do Thái lép vế, dù đa số dân Do Thái Mỹ vẫn là Dân Chủ. Luôn luôn bắt cá hai tay, miễn đạt được mục tiêu chung của Do Thái. Khối cử tri Mỹ đã thay đổi quan trọng. Đảng Dân Chủ Mỹ và huyền ngọc Barack nắm vững trào lưu mới, nhất là phụ nữ và giới trẻ. Khối áp lực Do Thái tuy vẫn còn mạnh nhưng không còn là áp lực khuynh đảo nữa.
DO THÁI MỸ VÀ CHÍNH PHỦ VÔ HÌNH MỸ (US HIDDEN GOVERNMENT)
Từ HP Bush trẻ trở về trước, Do Thái là một sức mạnh vô hình khủng khiếp, nay thì không còn được như thế.
(*) Xin lập lại, Tổng thống Mỹ và nội các của ông chỉ là nhà Tổng quản trị và ban quản trị, đúng như danh xưng "Executive". Chính phủ vô hình phía sau mới là quyền lực thực sự của nước Mỹ (xem: America's Hidden Government, by Suzane Mettler, The Submerged of State: How invisible government policies undermine American Democracy - Univ. of Chicago Press 2012 - Review - Desmond King, Foreign Affairs, vol 91, no 3 - 2012). Thế lực Do Thái Mỹ tuy vẫn còn bao trùm nhưng đã mất quân bình. Công chúng Mỹ đã thức tỉnh. Trí thức và giới trẻ, nhất là ở đại học Mỹ đã nhàm chán! Đa số ủng hộ Barack Obama là vì thế. Một bài diễn văn lừng lẫy của Đệ nhất phu nhân Michelle trước đảng Dân Chủ Mỹ đã cho ta thấy, phụ nữ Mỹ và trí thức Mỹ đã vượt lên cao! Kể cả Gs. Condi Rice, cựu Ngoại trưởng HP Bush trẻ, một thiên tài chính trị, tài đức vẹn toàn, Condi Rice trong bài diễn văn trước đại hội đảng Cộng Hòa, phân tích tổng quát cho ta thấy hai bà ưu tú bậc nhất của Hoa Kỳ đã chuyển, chuyển từ bản chất đến tư tưởng. Tạp chí Ngoại giao Mỹ, trong số chủ đề kỷ niệm 90 năm đã nêu một vấn đề lớn của thế kỷ và có thể cả đệ tam kỷ nguyên này: Đó là Tư tưởng - Tư duy mới "Cuộc đụng độ tư tưởng - Trận chiến Tư tưởng dựng lên Thế giới mới - Sẽ định hình tương lai - The clash of ideas - The ideological battle that made the Modern World - An will shape the Future - Foreign Affairs, vol. 91, no 1, Jan & Feb. 2013 - Chúng tôi sẽ trình bày vào loạt bài VN - TC và xác chết khô Mác - Lê - Mao).

Thế giới Tư tưởng - Tư duy Mỹ đã và đang thay đổi và thay đổi từ căn bản, rất quan trọng về chính trị, xã hội và cả tôn giáo. Mà kỳ diệu thay lại thay đổi từ giới phụ nữ Mỹ như Condi Rice, Michelle và kể cả Hillary. Hàng trăm giáo sư ĐH Mỹ đã và đang đóng góp vào sự thay đổi quan trọng này. HNV thật lấy làm thú vị, tâm đắc nghe 2 bài diễn văn của đệ nhất phu nhân Michelle và Gs. Rice (ĐH Stanford, Bắc Cali). Cái gì thế này? Nhiệt huyết của một thời mới. Những gì "độc tôn" "chính thống" (orthodox) đang trở thành ảo ảnh. Những gì cầm đầu cầm cổ thiên hạ (tài chính) cũng đang lảo đảo. Ngân hàng dự trữ liên bang FED không còn cái bóng vô hình ghê gớm của thị trường tiền tệ và vàng của New York nữa. Chính vì thế Barack Obama mới dám đứng dậy! Stand up! Stand up! Bổ nhiệm Ns. Cộng Hòa Hagel là bằng chứng. Bảo rằng Ns. Hagel chống Do Thái cũng không đúng. Một chính khách lão thành như Hagel ai điên dại đi chống Do Thái Mỹ. Nhưng một Hagel đặt Trung Đông và bán đảo Ả Rập xuống hàng thứ yếu, đây mới là thách đố cho Barack và Hagel. Đại chiến lược của Mỹ do Gs. Zhigniew Bresinski, ngự trị diễn đàn tư tưởng chính lược Mỹ hơn 30 năm qua, cho đến nay vẫn coi là mới (cải biến), Gs. Brezinski, cố vấn an ninh quốc gia của TT Jimmy Carter trong 4 năm nhưng ảnh hưởng vẫn còn triền miên. Vị giáo sư gốc Ba Lan, Công giáo, từng là nền đá tảng chính lược của Dân Chủ Mỹ nhưng không còn thuyết phục ai nữa, chỉ là vang bóng một thời trong đó Do Thái Trung Đông vẫn là ưu tiên hàng đầu. Không ai dám đụng tới. ĐGH Giaon Phaolô II công khai ủng hộ một Palestine độc lập, công khai chủ trương Jerusalem là của Do Thái và Palestine, một phần của Thiên Chúa giáo, Công giáo La Mã và Công giáo Coptic Trung Đông, Chính Thống giáo và Tin Lành. Hậu quả Công giáo La Mã bị "đập" không thương tiếc. Vụ "scandal" ấu dục ở Mỹ là thí dụ. Nhiều giáo phận Công giáo Mỹ trù phú, phải phá sản về trò chơi ấu dục của một quyền lực ma giáo đen nào đó. Nếu Hagel được thượng viện chuẩn chấp, giả dụ với 51/49 phiếu cũng là một thắng lợi của ông Obama nhưng không đến nỗi như thế đâu.
CẶP BÀI MỚI: KERRY - HAGEL
 
Tại sao Mỹ đặt Trung Đông và bán đảo Ả Rập xuống hàng thứ yếu sau Á châu & TBD? Thứ nhất và căn bản nhất: Vị trí của Hoa Kỳ đã quá ổn định trong vùng. Chúng tôi gọi là quá ổn định là do, vấn đề an ninh quân sự không cần đặt ra nữa. Hạm đội VI đã đủ bảo vệ cả toàn vùng vịnh Ba Tư đến Hồng Hải (kinh đào Suez). Hoa Kỳ với 3 đồng minh Hồi giáo vững nhất: hàng đầu là quân đội Ai Cập, tân tiến số 2 sau Do Thái. Sau CM Ai Cập, quân đội Ai Cập vẫn trong vòng tay đồng minh Mỹ. Mỹ tiếp tục chi viện từ viên đạn đến chiếc ống nhòm, vẫn tiếp tục tài trợ 1,4 tỷ mỹ kim một năm. Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), cường quốc của NATO ở Nam Âu. Mới đây, NATO đưa các giàn hỏa tiễn lá chắn đặt ở biên giới Thổ hướng về Syria và Iran. Còn Iran ư? Không ai biết rõ nguyên tử Iran thực hư thế nào bằng tình báo CIA, Anh, Pháp và Đức. Đây chỉ là cái cớ bóp cho Hồi giáo quá khích Shia Iran ngộp thở mà không chết. Vậy đánh Iran làm gì cho thêm rắc rối! Gs. Brezinski cho rằng chiến lược mới phải tập trung ở Âu châu (NATO) và đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ (Do Thái vẫn là ưu tiên) (xem: Z. Brezinski, A New US strategy, báo đã dẫn).

Nhưng chính phủ vô hình Mỹ đã "cải tổ nội các vô hình" theo tư duy mới, đại chiến lược mới. Đơn giản là thế này: 1370 triệu dân Hoa Lục, không một thị trường nào lớn hơn, một thị trường tiêu thụ vĩ đại. Hơn 600 triệu dân ĐNA, dân Thái và Miến Điện hễ có tiền là phớn phở, tiêu cái đã, khác với Ấn Độ và Hồi giáo Trung Đông. Kinh tế Mỹ là tiêu thụ!

Cho nên, Ns. Hagel rất thích hợp với thực tế mới này. Và rất quan trọng sẽ đồng điệu với Ngoại trưởng Kerry, kẻ bảo trợ (protégé) CSVN từ đầu (1980 ...) và Kerry hiểu rõ, không dại gì đối đầu với Trung Cộng. Nhìn vào lịch sử Trung Hoa cận đại, nửa sau thế kỷ 20, Tây phương và Nhật Bản theo đuôi, túm vào sâu xé nước Tàu. Một sử gia Pháp ví nước Tàu lúc ấy như con bò mộng, Tây phương và Nhật cầm dao xẻ thịt túm vào phân thân Hoa Lục, lập các nhượng địa gọi là tô giới (the concessions). Riêng Hoa Kỳ chỉ nhắm vào buôn bán và truyền giáo. Chiến tranh Trung Nhật và Quốc - Cộng bùng nổ, Hoa Kỳ đứng về phía Trung Hoa quốc gia, quân kinh viện khá dồi dào. Đệ II thế chiến, Hoa Kỳ quân viện cho cả Mao, Tưởng.

Như chúng tôi đã hơn một lần thưa rằng, Hoa Kỳ chỉ bao vây TC, cầm chân Bắc Kinh, chặn không cho bành trướng xuống ĐNA, Nam Á và Nam TBD. Kerry đi theo con đường này. Với 94 phiếu thượng viện thông qua, Kerry là ngoại trưởng mạnh nhất kể từ thời ngoại trưởng Foster Dulles (1954). Tuy nhiên, cơ cấu và hệ thống chính trị Mỹ, dù cái "ego" của Kerry quá lớn với 29 năm ở thượng viện trong ủy ban ngoại giao, Kerry vẫn không thể nào vượt qua mặt Obama và đảng Dân Chủ của ông. Kerry tiếp tục là thế tựa của CSVN. Hà Nội trục xuất ông tiến sĩ VT về Mỹ, chẳng qua chỉ là món quà cho nhỏ chào mừng Kerry. Vậy thôi! CSVN mà! Ngán gì ai! Quốc tịch Mỹ cũng thế thôi. Chẳng có cái gì CS ta và Tàu không dám làm! Cái mà chúng sợ vẫn là sợ đô la Mỹ, vậy thôi!

Đô la Mỹ từ đâu? Từ thị trường Mỹ, số 1 của VN. Và cộng đồng nữa, xin nói rõ cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, càng ngày càng mạnh, càng ổn định, đã nắm được "luật chơi". Sự kiện nổi bật nhất, Thủ tướng Canada Stephen Harper và phái đoàn chính phủ liên bang Canada đến thăm Chợ Tết VN ở Toronto ngày 19-1-2013 là một biến cố chính trị, với rất nhiều ý nghĩa. TT Harper gắn huy chương cho 2 vị lãnh đạo tinh thần: Thượng tọa Tâm Hòa, trụ trì chùa Pháp Vân và ĐGM Nguyễn Mạnh Hiếu, TGP Toronto, huân chương của Nữ hoàng Elizabeth.

Hiện nay, riêng Công giáo VN hải ngoại đã có 3 giám mục ở Mỹ, Úc Đại Lợi và Canada, thêm một Tổng giám mục, Khâm sứ Vatican tại một số quốc gia Tây Phi. Sự kiện TT Harper đứng trước quốc kỳ Canada, 2 bên là 4 quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ đã đủ cho Hà Nội hiểu rõ rằng sau 34 năm đoạt chiếm VNCH, CSVN đã hoàn toàn thất bại, ngọn cờ thiêng Trời Đất vẫn tung bay. Hội chợ Tết Toronto ở International Convention, chứa 10,000 người, vỗ tay vang trời dậy đất chào mừng TT Harper và phái đoàn chính phủ, nước Canada đã thấy gì nơi Cộng đồng Việt ở Canada? CSVN đã thấy gì nơi sức mạnh hiển nhiên của lá cờ vàng ba sọc đỏ và CĐ người Việt hải ngoại? NT Mỹ Kerry rất gần với chính sách của Canada đối với VNCS. "Từ từ" như Ns. McCain chủ trương! Hâtez-vous lentement! Như một nhà ngoại giao lớn Canada đã phát biểu nhưng phải có dân chủ, tự do và nhân quyền cho VN "Lẹ lên đi! nhưng một cách từ tốn!" Thế nào rồi cũng đạt được mục tiêu.
Tóm lại, chính sách đối ngoại của Kerry - Hagel vẫn là chính sách cốt lõi của Mỹ trong HP Obama: tập trung sức mạnh hiện đại nhất của Mỹ ở TBD và Á Đông.
Chắc hẳn, tập đoàn lãnh đạo Tập Cận Bình và giới sử gia ưu tú Tàu Hoa Lục hẳn đã rõ lịch sử Đệ II thế chiến ở Trung Hoa và Á Đông TBD (1940-1945): Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng, Hawaii, Đô đốc Đông Điền (từng học ở trường hải quân Annapolis, M.D.), ông phát khóc về sự sai lầm của chính quyền quân phiệt Nhật "đã đánh thức con sư tử Mỹ đang ngủ ngon"! Thế rồi, Nhật chiếm đảo Hải Nam, bộ ngoại giao Mỹ cảnh cáo "đừng đi xa hơn". Nhật chấm Hoàng Sa và các đảo Trường Sa, Hoa Kỳ cảnh cáo lần cuối cùng "off limit"! Nhật vẫn ào xuống ĐNA và Nam TBD. Cuối cùng như ta đã biết, Nhật ăn 2 trái bom nguyên tử. Sự tối tân và sức mạnh của quân đội TC chưa được thử nghiệm trên chiến trường. Tiềm kích tàng hình J.20 của TC còn cách xa F.35 của Hoa Kỳ "200 năm khoa học", chính viện KHQS Bắc Kinh nhìn nhận như thế. Bắc Kinh Đỏ coi chừng bài học Nhật 1945.
CÁCH MẠNG MÙA XUÂN Ả RẬP NHƯ THẾ NÀO?Nói chung, CM mùa Xuân Ả Rập đã và đang thành công. Mặc dầu tuần qua, Tunisia lại sôi động. Lãnh tụ đối lập bị bắn chết ở Tunis, đến hôm nay vẫn biểu tình liên miên. Ai Cập tiếp tục xáo trộn, biểu tình cả tháng nay, nhưng đó chỉ là cơn sốt vỡ da Dân chủ. Lybia đã có hiến pháp Dân chủ. Vương quốc Hồi giáo Jordan, kể cả Iraq đã thấm mùi dân chủ, tự do. Không thể đi ngược lại được nữa! TT Ai Cập Mhamad Morsi từng tuyên bố với báo Time: "Chúng tôi đang học tự do là như thế nào mà trước đây chúng tôi chưa từng được biết!" (Morsi spoke with the Time in Cairo, Nov. 28-2012). Dân chủ toàn cầu đã và đang chiến thắng.

Friday, February 22, 2013

NHỮNG CÂU TRẢ LỜI THÂM THÚY NHẤT

NHỮNG CÂU TRẢ LỜI THÂM THÚY
 
ĐUỔI MỸ VỀ NƯỚC: 
Vào đầu thập niên 60 , trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Châu Âu  để   thỏa hiệp sống chung hòa bình với các nước CS Đông Âu.  Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle muốn lấy lòng CS nên đả đơn  phương quyết định rút ra khỏi Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương   ( NATO ).          
Ông ta nói với Ngoại trưởng Dean Rusk của Tổng Thống Kennedy là :    " Ông muốn Quân Đội Hoa Kỳ PHẢI RÚT RA KHỎI NƯỚC PHÁP CÀNG SỚM CÀNG TỐT . "
Ngoại Trưởng Rusk nhìn thẳng vào mặt Tổng Thống De Gaulle từ tốn     hỏi :      "  Thưa Tổng Thống ! lệnh này có bao gồm luôn cả các Quân Nhân Hoa Kỳ từng được chôn cất tại đây hay không ????  "       ( Chúng ta biết lính Mỹ tử trận nhiều nhất là trong cuộc đổ bộ lên bờ biển    Normandie  cùng với quân Canada năm 1944 để Giải Phóng Nước Pháp   thoát khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc Xả trong  Đệ Nhị Thế Chiến...) 
TT De Gaulle cứng họng không trả lời.  Tiếp theo là một  sự yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe cả hơi thở người đối diện.
 
TRÌNH  SỔ THÔNG HÀNH
 
Cụ già Người MỸ 84 tuổi , Robert Whiting tới Paris bằng phi cơ. Tại    văn  phòng Sở Di Trú phi trường.  Vì già cả chậm lụt , nên cụ phải mất thời gian lục tìm sổ thông hành trong  xách tay. Thấy cụ cứ lục lọi , nhân viên Sở Di Trú sẳng giọng với cụ :     " Thưa Ông ! Ông đả từng đến nước Pháp bao giờ chưa? " Cụ Whiting khai là trước đây cụ đả từng đến nước Pháp rồi.       " Vậy ông có biết là ông Cần Phải Sẵn Sàng Để Xuất Trình Sổ Thông Hành không?  "  Cụ già Hoa Kỳ trả lời :     " Trước đây khi tôi đến Pháp tôi không cần phải xuất trình Sổ Thông Hành gì hết cả.." Nhân viên Di Trú nổi nóng : " Xin Ông nói chuyện cho đàng hoàng một chút. Chuyện vô lý ! Người Mỹ  bao giờ củng phải xuất trình Sổ Thông Hành khi tới Pháp. Cụ Whiting đua mắt nhìn nhân viên Di Trú thật lâu rồi nhẹ nhàng giải thích : " Thật vậy sao ! trước đây khi tôi đổ bộ lên bãi biển OMAHA nước Pháp   trong ngày D day năm 1944 để giải phóng nước Pháp thoát khỏi sự thống   trị của Đức Quốc Xã , tôi ĐẢ KHÔNG TÌM THẤY MỘT NGƯỜI PHÁP NÀO  Ở ĐÓ ĐỂ MÀ TRÌNH SỔ THÔNG HÀNH CẢ......."
Yên lặng như tờ. Yên lặng đến đổi có thể nghe làn gió thoảng nhẹ nhàng xuyên qua cửa sổ phi trường.

Thủ tướng Nhật đến Mỹ, TQ cảnh báo

Thủ tướng Nhật đến Mỹ, TQ cảnh báo

05:15 GMT - thứ sáu, 22 tháng 2, 2013
Thủ tướng Abe đặt chân đến sân sân bay quân sự Andrew
Ông Abe rất coi trọng việc củng cố liên minh an ninh với Mỹ
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã đến Mỹ để thảo luận về việc củng cố liên minh an ninh giữa hai nước.
Thủ tướng Shinzo Abe sẽ gặp Tổng thống Barack Obama của nước chủ nhà vào thứ Sáu ngày 22/2 tại thủ đô Washington.
Hai bên cũng sẽ bàn thảo quan hệ kinh kế bao gồm một thỏa thuận tự do thương mại ở châu Á.
Ông Abe là vị thủ tướng Nhật thứ năm mà Tổng thống Obama đã tiếp.
Chuyến thăm của ông Abe là nhằm để củng cố liên minh an ninh đã có hàng chục năm nay giữa hai nước.

Cải thiện quan hệ

Quan hệ song phương đã trở nên căng thẳng phần nào dưới thời chính quyền trước đây của Đảng Dân chủ khi mà hai nước tranh cãi về việc di dời căn cứ quân sự của Mỹ khỏi đảo Okinawa.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abe của Đảng Dân chủ Tự do đã lên tiếng mạnh mẽ rằng ông ưu tiên hàng đầu cho liên minh Mỹ-Nhật trong bối cảnh môi trường khu vực đang biến đổi.
Trước thềm chuyến thăm, ông Abe đã có cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo Washington Post. Ông nói rằng cải thiện quan hệ với Mỹ là ưu tiên hàng đầu của ông.
Về tranh chấp chủ quyền một chuỗi đảo với Trung Quốc, ông nói rằng sự ủng hộ của Mỹ là yếu tố then chốt.
“Điều quan trọng đối với chúng tôi là họ (Bắc Kinh) phải nhận thức được rằng họ không thể đạt được ý đồ của mình bằng cách đe dọa hay ức hiếp,” ông nói.
"Điều quan trọng đối với chúng tôi là họ (Bắc Kinh) phải nhận thức được rằng họ không thể đạt được ý đồ của mình bằng cách đe dọa hay ức hiếp."
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe
“Trong vấn đề này, liên minh Mỹ-Nhật cũng như sự hiện diện của Mỹ là hết sức quan trọng,” ông nói.
Ông Danny Russel, cố vấn về châu Á hàng đầu của Tổng thống Obama, cho biết hôm thứ Năm ngày 21/2 rằng Obama ‘vẫn tiếp tục ủng hộ các nỗ lực hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho các vấn đề còn tồn đọng về tranh chấp chủ quyền,” hãng tin Pháp AFP tường thuật.
Ông cũng nói Obama có lập trường rõ ràng rằng ‘Hoa Kỳ chống lại những hành động mang tính cưỡng ép hay các bước đi đơn phương đe dọa ổn định của khu vực’.
Về Bắc Hàn, cả hai nước ủng hộ các hành động chống lại Bình Nhưỡng tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của nước này hôm 12/2.
Về quan hệ kinh tế, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ bàn thảo về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một đề xuất về thương mại tự do giữa các nước châu Mỹ và châu Á.
Nhật Bản đã tham gia vào quá trình đàm phán trở thành thành viên của TPP. Tuy nhiên họ gặp sự phản ứng từ các nông dân vốn lo sợ việc dỡ bỏ thuế quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành sản xuất của họ.

Bắc Kinh nổi giận

Hồng Lỗi
Ông Hồng Lỗi nói Bắc Kinh đang yêu cầu Tokyo giải thích về những lời bình luận của ông Shinzo Abe
Những bình luận của ông Abe với tờ Washington Post trước thềm chuyến thăm đã thổi bùng sự giận dữ từ phía Trung Cộng.
Ông Abe nói rằng việc Bắc Kinh thách thức các nước láng giềng về chủ quyền lãnh thổ là một nhu cầu đã ăn sâu vào đất nước này.
Ông cho rằng Trung Cộng lợi dụng các tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và các nước khác để tranh thủ sự ủng hộ của người dân trong nước.
The ông thì tư tưởng đối đầu của Trung Cộng cuối cùng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của chính họ và khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hãi bỏ chạy.
“Rốt cuộc thì cách hành xử như vậy sẽ tác động lên nền kinh tế của họ,” ông nói trên Washington Post.
“Trong trường hợp của Trung Cộng, giảng dạy lòng yêu nước cũng có nghĩa là dạy tình cảm chống Nhật,” ông nói thêm.
"Sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho Nhật trên vấn đề này (tranh chấp đảo) làm tổn hại uy tín của Washington không chỉ với tư cách là một siêu cường mang tính xây dựng mà còn là một đối tác quan trọng của Trung Cộng trên nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách khác."
Tân Hoa Xã
Tờ Hoàn cầu thời báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hồng Lỗi nói rằng các quan chức nước này ‘bị sốc’ trước những bình luận của ông Abe.
“Việc lãnh đạo một quốc gia bóp méo sự thật một cách trắng trợn, chĩa mũi dùi vào láng giềng và kích động đối đầu giữa các nước trong khu vực là điều hiếm thấy,” ông Hồng được dẫn lời nói.
Ông Hồng cũng cho biết Trung Quốc đang yêu cầu phía Nhật phải làm rõ và giải thích về lời bình luận của ông Abe.
Về phần mình, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã trong một bài xã luận hôm thứ Sáu ngày 22/2 đã cảnh báo rằng việc Mỹ hậu thuẫn cho Tokyo sẽ hủy hoại mối quan hệ với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã kêu gọi Washington đừng để bị Tokyo ‘bắt cóc’ để phục vụ cho lợi ích của họ.
“Sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho Nhật trên vấn đề này (tranh chấp đảo) làm tổn hại uy tín của Washington không chỉ với tư cách là một siêu cường mang tính xây dựng mà còn là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trên nhiều vấn đề toàn cầu cấp bách khác,” bài xã luận viết.
Theo Tân Hoa Xã thì sự ủng hộ của Mỹ sẽ khiến Nhật Bản ‘có thêm những hành động khiêu khích vốn sẽ đe dọa hòa bình và ổn định ở Đông Á’.

Thêm về tin này

'xâm phạm chủ quyền'
05.02.13
,
  • Việt-Nhật phản đối chiếm biển bằng vũ lực
    17.01.13
    ,
  • 'Việt Nam quan trọng với Nhật Bản'
    16.01.13
    ,
  • Nhật Bản tập trận giữ đảo
    14.01.13
    ,
  • Chủ đề liên quan

    Thursday, February 21, 2013

    Nam Hàn và Mỹ thông báo tập trận trên quy mô lớn, kéo dài 2 tháng

    Nam Hàn và Mỹ thông báo tập trận trên quy mô lớn, kéo dài 2 tháng

    Phi cơ  F/A-18F Super Hornet trên  USS George Washington, tham gia cuộc thao diễn  Mỹ - Hàn, ngày 25/07/2010. 
    Phi cơ F/A-18F Super Hornet trên USS George Washington, tham gia cuộc thao diễn Mỹ - Hàn, ngày 25/07/2010.
    Reuters/Lee Jin-man/Pool

    Anh Vũ

    Vào thời điểm tình hình bán đảo Triều Tiên đang căng thẳng từ sau vụ thử hạt nhân thứ 3 của Bình Nhưỡng, hôm nay 21/2/2013, Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ thông báo đầu tháng 3 quân đội 2 nước sẽ tiến hành cuộc tập trận chung trên quy mô lớn trong hai tháng, với sự tham gia của các lực lượng hải, lục, không quân.


    Theo AFP, Các cuộc tập trận chung thường niên giữa quân đội hai nước, được đặt tên là Foal Eagle, năm nay sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng Ba cho đến ngày 30 tháng Tư. Trong thời gian diễn ra các cuộc tập trạn trên, từ ngày 11 đến 21 tháng Ba, hai nước tiến hành các cuộc tập trận khác mô phỏng qua máy tính.
    Bình Nhưỡng vẫn thường xuyên phản ứng quyết liệt trước các cuộc diễn tập quân sự chung giữa Washington và Seoul và coi đó như là hành động đe dọa xâm lược Bắc Triều Tiên.
    Sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba hôm 12/2 vừa qua, ngay lập tức Washington đã lên tiếng cam kết bảo vệ các đồng minh trong vùng Đông Bắc Á trước đe dọa của Bắc Triều Tiên, trong đó có các họat động tập trận chung với các đồng minh.
    Thông cáo của quân đội của Hoa Kỳ và Nam Hàn đều chỉ rõ các cuộc tập trận chỉ thuần túy mang tính « phòng vệ » nhằm tăng cường an ninh và khả năng ứng phó cho quân đội Nam Hàn. Ngoài ra, cuộc tập trận này còn mang tính chất răn đe.
    Cuộc tập trận Foel Eagle tới đây sẽ huy động 10 nghìn quân Mỹ cùng một số lượng lớn binh sĩ Nam Hàn tham gia.
    Xin nhắc lại là từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự tại Nam Hàn. Hiện tại có 28 500 quân Mỹ đóng ở Nam Hàn.
    Từ hôm 12/12, khi Bình Nhưỡng phóng thành công hỏa tiễn đưa vệ tinh vào quỹ đạo, bị cộng đồng quốc tế nghi ngờ là vự thử hỏa tiễn tầm xa, Seoul đã phát triển nhiều cuộc tập trận. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lại tăng thêm sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 hôm 12/2 cùng với những tuyên bố đe dọa, thách thức quốc tế của Bình Nhưỡng.
    Trong khi đó, hôm nay viện Nghiên cứu Mỹ-Hàn thuộc đại học John Hopkins Hoa Kỳ, dựa trên các bức ảnh chụp từ vệ tinh, thông báo phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy cơ sở Punggye-ri, địa điểm thử hạt nhân hôm 12/2 vừa qua, đang họat động trở lại. Tuy nhiên chưa có chi tiết nào khẳng định Bắc Hàn đang chuẩn bị vụ thử hạt nhân mới.

    Cướp kim cương bằng... thông tin

    TT - Vụ cướp kim cương ở sân bay Zaventem tại Brussels (Bỉ) tối 18-2 diễn ra chớp nhoáng khiến các nhà điều tra tình nghi băng cướp là một nhóm chuyên nghiệp và được nội gián tiếp ứng.>> Tổng thống Mỹ nào giàu nhất?
    >> Bê bối ấu dâm che phủ cuộc bầu chọn Giáo hoàng
    Giới chuyên gia vận tải khẳng định hàng không là con đường an toàn nhất để vận chuyển hàng hóa nhỏ có giá trị cao. Khác với xe tải, máy bay không thể bị chặn lại một khi đã đóng cửa và đang chạy trên đường băng. Hơn nữa, ngoài quá trình bay thì máy bay trong sân bay được bảo vệ tối đa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết...
    Nhân viên an ninh canh gác tại sân bay xảy ra vụ cướp - Ảnh: Reuters

    Vụ cướp táo tợn!

    Vụ cướp chớp nhoáng lúc 19g47 ngày 18-2 (rạng sáng 19-2, giờ VN) là một minh chứng cho thấy thực tế hoàn toàn có thể khác. Đây là vụ cướp được đánh giá vô cùng táo bạo, bọn cướp hành động chuyên nghiệp và nắm rất rõ thông tin. Tổng giá trị số kim cương bị mất cắp được một trung tâm kim cương ước tính khoảng 50 triệu USD nhưng con số thực tế còn nhiều hơn thế.

    Báo New York Times tóm tắt diễn biến của vụ cướp như sau: sau khi cắt được một lỗ hổng trên hàng rào an ninh xung quanh sân bay, tám tên cướp mặc đồng phục cảnh sát, đi trên hai chiếc xe gắn đèn báo hiệu an ninh tiến đến gần chiếc máy bay của Hãng Helvetic Airways (Thụy Sĩ) đang đậu trên đường băng chuẩn bị cất cánh đến Zurich.Các nhân viên của hãng vận chuyển lừng danh Brink’s lúc này đang chuyển các hộp kim cương lên máy bay. Đây là số hàng đến từ thành phố Antwerp - được mệnh danh là “thủ đô kim cương”.

    Theo lời nhân chứng, băng cướp bình tĩnh khống chế các nhân viên của xe vận chuyển Brink’s cùng viên phi công - khi đó đang ở ngoài máy bay để kiểm tra lần cuối - và cướp đi những kiện hàng kim cương. Hành khách trên máy bay không hề hay biết gì, mãi đến khi họ được thông báo đổi máy bay do chuyến bay đã bị hủy.

    Sau khi chất khoảng 120 hộp kim cương lên xe, bọn cướp nhanh chóng tháo chạy trong màn đêm. Không tiếng súng, không đổ máu, không dấu vết!
    Chiếc xe được cho là của băng cướp bị đốt cháy ở gần sân bay - Ảnh: AFP


    Vũ khí là... thông tin

    Cơ quan điều tra Bỉ nhận định vũ khí lợi hại nhất của bọn cướp không phải những khẩu súng chúng cầm trên tay mà chính là thông tin: bọn cướp biết tấn công máy bay vào đúng khoảng thời gian 18 phút trước khi máy bay chuẩn bị cất cánh. “Chúng hoạt động rất chuyên nghiệp. Toàn bộ vụ cướp chỉ diễn ra trong gần năm phút. Để hành động nhanh và chính xác như vậy thì có thể chúng đã được cung cấp thông tin từ bên trong” - công tố viên Ine Van Wymersch đặt nghi vấn.

    Dường như trời đã phù hộ bọn cướp hành động trót lọt. Theo AP, sau nhiều tuần mưa rả rích và có tuyết rơi thì thời tiết đầu tuần này ở Brussels đã khô ráo trở lại, điều kiện lý tưởng cho cuộc tẩu thoát bằng xe với tốc độ nhanh.

    Các quan chức sân bay chỉ biết kinh ngạc trước vụ cướp và bối rối giải thích vì sao an ninh sân bay lại kém đến nỗi để bọn cướp đi vào dễ dàng và rút lui êm thấm đến thế. Người phát ngôn sân bay Jan Van Der Cruijse chỉ còn biết nói rằng: “Chúng tôi đã áp dụng mọi nguyên tắc chặt chẽ nhất. Đây là những nguyên tắc chung của các sân bay châu Âu”.

    Đến nay cảnh sát vẫn chưa bắt giữ được ai, ngoại trừ việc phát hiện một xe tải nhỏ hiệu Mercedes được cho là của bọn cướp bị đốt cháy ở ngoại ô Brussels. Tám tên cướp đã cao chạy xa bay trên chiếc xe còn lại cùng số hàng giá trị.

    Trao đổi với New York Times, chuyên gia John Shaw tại Công ty tư vấn rủi ro SW Associated (Pháp) lo ngại vụ cướp có thể để lại tiền lệ cho các nhóm khủng bố nghiên cứu và hành động theo. “Vụ việc như một gáo nước lạnh tạt vào mặt tất cả, từ cơ quan an ninh nội địa cho đến ngành công nghiệp hàng không và ngành công nghiệp bảo hiểm. Chúng ta cần phải đánh giá lại tình hình an ninh tại một sân bay lớn và quan trọng”. Ở nước Mỹ, từ sau vụ khủng bố 11-9, hầu hết các sân bay đều được tăng cường an ninh, nhưng tập trung ở khu vực máy quét hành lý và khách hàng chứ không phải tại sân đỗ.

    Trong gần 20 năm qua đã xảy ra năm vụ cướp khi máy bay đang đậu tại đây. Có vụ xảy ra năm 1999 do một nhân viên sân bay tiết lộ thông tin và chìa khóa cho bốn tên cướp. Chúng đã lấy được cả trăm triệu USD từ chiếc máy bay của Hãng Virgin!
    Những vụ cướp kim cương khác

    * “Vụ trộm thế kỷ”: một đêm tháng 2-2003, băng cướp phá hệ thống báo động, vô hiệu hóa các camera an ninh và xâm nhập hầm ngầm của Trung tâm Antwerp. Chúng lặng lẽ cướp đi 123 kiện hàng gồm vàng, trang sức, kim cương, tiền mặt... với tổng trị giá khoảng 100 triệu USD. Vụ trộm này đã là cú sốc đối với Trung tâm Antwerp, nơi được xem là bất khả xâm phạm với 10 lớp an ninh gồm các máy phát hiện nhiệt hồng ngoại, vùng từ trường, hệ thống radar và ổ khóa tinh vi.

    Vài tuần sau đó, như ABC News cho biết, cảnh sát đã bắt giữ một họa sĩ người Ý tên Leonardo Notarbartolo sau khi phát hiện được ADN của ông ta từ một mẩu bánh mì sandwich rơi tại hiện trường! Từ đây cảnh sát lần ra manh mối và tóm gọn băng cướp nhưng số kim cương đã bốc hơi hết!

    * Vụ cướp mà ai cũng chứng kiến:
    tháng 2-2005, một nhóm cướp đã đe dọa nhân viên an ninh và chiếm lấy chiếc xe bọc thép chở kim cương từ máy bay của Hãng hàng không KLM (Hà Lan) ngay tại sân bay Schiphol ở Amsterdam. Khi đó, người phát ngôn sân bay khẳng định “đây là khu vực an ninh nhất trong sân bay, làm sao bọn cướp có thể lọt vào đây”. Rất nhiều người chứng kiến được vụ cướp này, không có ai bị thương sau vụ việc, và đến nay tung tích của băng cướp vẫn còn là một bí ẩn! Giá trị kim cương bị cướp cũng khoảng 100 triệu USD.

    CẢNH TOÀN