Tuesday, January 27, 2015

Cây thuốc lạ của người từng bị hư thận

 
Cây thuốc lạ của người từng bị hư thận
 
 
Bị hư cả hai quả thận, tiền bạc lại không có, anh Ngô Sĩ Lạc ở thôn Nguyên Trang, xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) cứ ngỡ mình sẽ sớm lìa khỏi cuộc đời. Trong hoàn cảnh bế tắc, anh tìm uống thuốc nam và hết bệnh nên hăm hở chia sẻ cây thuốc lạ lùng này với nhiều người, mong giúp họ tìm lại được sức khỏe.
Cây thuốc nam lạ
Năm 1993, anh Ngô Sĩ Lạc mắc bệnh thận. Căn bệnh này suýt nữa thì cướp đi mạng sống của anh.
“Tôi điều trị ở bệnh viện tại Phú Yên, vô bệnh viện TP.Hồ Chí Minh rồi ra bệnh viện ở Vinh, Nghệ An. Bác sĩ đều nói cả hai quả thận bị hư, tôi phải ghép thận, nếu có tiền”.
Anh Lạc làm gì có tiền, có thận để mà ghép! Năm 1984, từ Diễn Châu (Nghệ An), anh đến huyện miền núi Sơn Hòa lập nghiệp. Rồi anh đi bộ đội, sang chiến trường Campuchia. Bị bệnh sốt rét hành hạ, anh Lạc xuất ngũ một năm sau đó.
Trở về Sơn Hòa, anh lập gia đình. Hai vợ chồng mưu sinh trên rẫy. Đến khi anh Lạc ngã bệnh, vợ chồng anh phải chuyển nhượng 1,5ha đất rẫy để chạy chữa, thuốc thang. Không có tiền ghép thận, anh đành buông xuôi, mặc cho số phận.
Anh được đưa về nhà và bị căn bệnh quái ác hành hạ, dẫn đến phù, co rút hai chân, không thể đi được. Khi đó, người đàn ông sinh năm 1967 này yếu đến mức được vợ và bạn dìu hai bên, cũng không còn sức để đứng lên.
Cứ ngỡ mình sẽ chết thì ngày nọ, anh Lạc hay tin ở Tuy Hòa có một người đào vàng bị hư cả hai quả thận, bệnh viện “chê”, trả về.
Rồi bệnh nhân đó uống thuốc của một người dân tộc thiểu số ở Phú Túc (Krông Pa, Gia Lai) và khỏe mạnh trở lại.
Như người sắp chết đuối vớ được cọc, anh Lạc nhờ em trai lên Phú Túc, lặn lội tìm người đàn ông kia để mua thuốc.
“Em tôi mua được 2 khúc cây, mỗi khúc dài khoảng nửa mét, to bằng cổ tay với giá 150.000 đồng, về nhà vạt mỏng, rang vàng hạ thổ rồi nấu sôi kỹ để tôi uống thay nước.
Đêm đó, sau khi uống hết ấm thuốc đầu tiên, tôi rất mệt, nhưng sáng hôm sau thì thấy đỡ nhiều.
Tôi liền bảo em lên Phú Túc mua thêm thuốc. Uống đúng một tháng thì khỏe, tôi đi siêu âm lại, bác sĩ bảo: Thận không có vấn đề gì” – anh Lạc tươi cười kể về chuyện mình đã thoát khỏi bệnh một cách kỳ diệu.
Cay thuoc la cua nguoi tung bi hu than
Cây thuốc đã được bào nhỏ – Ảnh: Y.LAN 
Chia sẻ niềm hy vọng
Khỏi bệnh, anh Lạc vô cùng tò mò muốn biết cây thuốc gì đã giúp mình bước qua “cửa tử” nên đem khúc cây đến gặp nhiều người dân tộc thiểu số sống ở địa phương để tìm hiểu.
Tuy nhiên, tất cả đều lắc đầu, chẳng biết đó là cây gì. Bởi vì trước khi bán thuốc cho gia đình anh Lạc, người đàn ông ở Phú Túc đã chặt cây thuốc ra thành từng khúc và trên cây không còn một cái lá nào, vì vậy, người ta không thể “nhận diện” được.
Khỏe mạnh trở lại, anh Lạc tiếp tục làm rẫy và mua cây thuốc “trữ” trong nhà. “Mỗi lần lên Phú Túc, tôi mua từ 1 đến 2 triệu đồng tiền thuốc để dành trong nhà, ai cần thì tôi chia lại cho họ” – anh Lạc cho biết.
Cách đây 3 năm, anh Cao Văn Thìn ở thôn Nguyên Trang, đồng hương với anh Lạc, mắc bệnh sốt rét, sau đó tiểu ra máu rất nhiều. Anh Thìn đến bệnh viện khám thì được khuyên nhập viện để điều trị.
“Lúc đó vợ tôi cũng bệnh, đang lúc mùa màng mà gia đình lại neo người nên tôi không nhập viện. Anh Lạc hay tin, đưa cho tôi một khúc cây, bảo về sắc uống thử.
Tôi uống vào thấy đỡ, nước tiểu trong trở lại. Công nhận cây đó hay, cách sử dụng cũng rất đơn giản” – anh Thìn kể.
Anh Thìn cho biết sau khi uống hết 4 ấm thuốc, anh khỏi bệnh cho tới bây giờ. Khúc cây thuốc mà anh Lạc đưa, giờ vẫn còn một ít, anh Thìn cất kỹ, để dành.
“Nó chẳng bị mối mọt gì cả, dù tôi cứ để khơi khơi như thế” – anh Thìn nói. Rồi, cũng như anh Lạc, anh Thìn rất tò mò muốn biết rốt cuộc đó là cây gì mà hay vậy.
“Hai anh em đã lên Gia Lai mua thuốc và “theo dõi” người đàn ông đó vì muốn tìm ra gốc gác cây thuốc, nhưng mà không được” – anh Thìn tươi cười kể.
Không chỉ nhiều người dân ở thôn Nguyên Trang biết về cây thuốc “của anh Lạc”, mà người ở xa cũng gọi điện đến “đặt hàng”. Anh Lạc nói: Tôi đã chia thuốc cho rất nhiều người, gần có, xa có, giờ không thể nào nhớ hết.
Có người ở Cam Ranh (Khánh Hòa), uống hết bệnh rồi mà vẫn mua thêm, nói là để “thủ” trong nhà. Một người tên Thi bị phù, ứ nước ở thận, uống thuốc hết bệnh rồi thì mua về bán cho dân trong vùng. Tít trong TP Hồ Chí Minh cũng có người điện ra tìm mua cây thuốc này”.
Một trong những người ở TP. Hồ Chí Minh đã mua thuốc của anh Lạc là anh Nguyễn Đức Thái, sống tại quận Thủ Đức.
Qua điện thoại, anh Thái cho biết:
“2 năm trước, thận của tôi bị ứ nước độ 2. Nghe người ta mách bảo, tôi mua thuốc của anh Lạc, uống chừng gần một tháng thì khỏi bệnh. Từ đó đến nay, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả đều ổn”.
Theo lời anh Lạc, cây thuốc mà anh trữ trong nhà “chuyên trị” chứng suy thận, phù do bệnh về thận, thận ứ nước, tiểu ra máu do tổn thương thận, còn bệnh sỏi thận thì cây thuốc này “bó tay”.
Khi phóng viên tỏ ý muốn biết “mặt mũi” cây thuốc, anh Lạc kêu vợ mang ra một khúc cây to bằng cổ tay trẻ con, có gai, màu vàng rất nhạt.
Rồi anh mang ra một cái máy bào. Tì khúc cây vào cửa, anh Lạc bắt đầu bào và dăm xối xả văng ra. Chốc sau, anh đã có một vốc to dăm mỏng bào từ cây thuốc, có mùi hăng rất nhẹ.
Anh Lạc hướng dẫn: Đem cái này rang vàng, hạ thổ rồi cho vào ấm đất, đổ 4 chén nước, đun sôi kỹ rồi uống thay nước, thế thôi. Một ấm thuốc nấu từ 2 đến 3 nước mới bỏ.
Cũng theo anh Lạc, người bị suy thận phải uống từ nửa tháng đến một tháng mới có kết quả, còn người bị phù do bệnh về thận thì chỉ cần uống trong năm mười ngày.
“Có người ở TP Tuy Hòa điện lên hỏi về cây thuốc, rồi hỏi là có cần đưa bệnh nhân đến để bắt mạch không. Trời, tôi đâu phải là thầy thuốc. Tôi may mắn biết được cây thuốc này, cứu được mình, sau đó thì giúp cho bà con thôi” – anh Lạc nói.
Trao đổi xoay quanh cây thuốc “bí ẩn” đang được anh Ngô Sĩ Lạc chia sẻ với nhiều người mắc bệnh thận, đông y sĩ Lê Văn Phước ở TP Tuy Hòa – người đã có nhiều năm sưu tầm, giới thiệu những cây thuốc quý – nói:
Muốn biết đó là cây gì, hoạt chất của nó như thế nào thì phải gửi tiêu bản đến Viện Dược liệu để các nhà chuyên môn xác định.
Cũng theo ông Phước, trong nhiều trường hợp, thổ nhưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chiết xuất được dược liệu từ cây thuốc.
Và phải thu hái đúng quy trình, nếu thì cũng không có tác dụng.
Bạn đọc có nhu cầu liên lạc với anh Ngô Sĩ Lạc, thì liên lạc theo số điện thoại: 0168.614.6886.

Monday, January 26, 2015

ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI VIỆT QUA NHẬN XÉT CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU MỸ

ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỜI VIỆT QUA NHẬN XÉT CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU MỸ


Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.
Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.
Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.
Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:img_7117
1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.
2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.
3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.
5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).
[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]
6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.
7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].
8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.
9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.
10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).
Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này?
Người xưa cũng đã nhận ra:
Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.
Trong bài tựa, ông nói ngay:
“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”
“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”
“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”
Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:
“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.
“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …
“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.
“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”
Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .
“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”
Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:
Con ơi! muốn nên thân người
Lắng tay nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thì giữ việc trong nhà
Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
Trai thì đọc sách ngâm thơ
Dồi mài kinh sử để chờ kịp khoa
Mai sau nối được nghiệp nhà
Trước là đẹp mặt sau là ấm thân
Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.
Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.
Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.
Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:
Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]
Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!
Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

Wednesday, January 14, 2015

Cách để luộc thịt mềm, thơm ngon hơn

Cách để luộc thịt mềm, thơm ngon hơn

Mẹo hay để luộc mọi loại thịt đều mềm hơn, thơm ngon hơn

Thịt luộc là món ăn tương đối phổ biến ở các gia đình, nhưng bạn đã có bí quyết để luộc mọi loại thịt đều ngon?
Bạn muốn mang tới cho gia đình mình những bữa ăn ngon nhất. Trong các bữa cơm món luộc gần như ít khi thiếu, đó có thể là rau, trứng,...trong đó không thể kể tới các loại thịt luộc. Chẳng hạn thịt gà, thịt vịt, thịt lợn luộc đều là những món ăn được ưa chuộng.
Nhưng bạn đã có những mẹo nhỏ đơn giản mà bổ ích dưới đây để góp phần làm mâm cơm nhà bạn thêm phần hấp dẫn nhé!
Thịt vịt
Để thịt vịt, thịt gà được mềm hơn bạn không nên vớt thịt ra mà để nguội luôn ở trong nồi.
Một cách nữa đó là khi ướp bạn cho nước của quả lê vào ướp cùng, để khoảng 10 phút, như vậy, khi luộc thịt sẽ mềm hơn, thơm hơn và hấp dẫn hơn.
Thịt gà
Nếu bạn muốn có được món gà luộc thơm mềm, thì khi luộc hãy nhớ cho thịt vào khi nước còn lạnh.
Sau khi gà chín thì vớt ra rồi đem nhúng vào nước lạnh. Như vậy, đảm bảo món gà sẽ thơm mềm, đậm vị.
Luộc thịt lợn
Thịt lợn luộc được mềm hơn bạn hãy đập 1 củ hành vào nước khi luộc, sau khi luộc cho thêm vài giọt rượu trắng.
Muốn thịt trắng hơn thì cho thêm ít dấm và muối vào nồi nước sôi rồi cho thịt vào đun thêm trong 3 phút.

Tự ái Dân-Tộc Danh dự Quân-Chủng

Tự ái Dân-Tộc
Danh dự Quân-Chủng
 (Việt Nam mùa bão lụt)
 
 
Cũng đâu vào khoảng thời gian tháng chín, tháng mười năm 1970, miền Trung gặp thảm cảnh bão lụt, mưa triền miên bất tận. Nước mênh mông khắp chốn, mực nước dâng lên ở mức độ kinh hoàng. Nước lũ trên nguồn tuôn xuống đồng bằng, trong vòng một tiếng đồng hồ mực nước dâng lên cả thước. Mưa nặng hạt, trần mây 200 bộ, tầm nhìn xa từ nửa dặm đến một dặm. Ngoài tám phi hành đoàn có tên trên bảng Phi Vụ Lệnh, tất cả các nhân viên phi hành đều tự động tập trung tại phi đoàn ngóng chờ tin tức và sẵn sàng .

Vì là ngày nghỉ tôi đến quán “Thượng Sĩ Đúng” ăn sáng ghi sổ trước khi đến Phi Đoàn; ngày mưa trời xấu, nhất là túi không tiền thì không nơi nào vui bằng ở Phi Đoàn. Cũng như các anh em khác,  tôi đến phi đoàn vào khoảng tám giờ (08:00) sáng. Thật là ngạc nhiên khi thấy mọi người tập trung gần như đầy đủ, mặc dù chẳng có ai ra lệnh. Ngoài trời mưa vẫn rơi nặng hạt, trời âm u. Hoạt động duy nhất của phi trường vẫn là những chuyến bay bên phía Tây của phi trường thuộc các phi đoàn F-4 của Hải Quân cũng như của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Trong phi đoàn anh em chúng tôi chia nhau tụ tập đánh Bida, đánh Cờ Tướng, đánh Domino, đánh Tứ Sắc, đánh Sập Sám hay sôi nổi kể cho nhau nghe những trắc trở của các phi vụ đã trải qua. Không khí ồn ào, náo nhiệt thật hỗn độn nhưng cũng thật vui nhộn. Trong giới phi hành tại vùng I, chúng tôi đều truyền nhau câu nói "Mây phủ Sơn Trà, về nhà đánh bạc"(1), với thời tiết này thì bay bổng cái gì cơ chứ.
Khoảng đâu vào lúc mười giờ (10:00), tôi từ phòng nghỉ bước qua phòng Hành Quân thì anh Hạ Sĩ Quan trực trao cho tôi điện thoại nói là của Đại Tá Nguyễn-Đức-Khánh, Tư Lệnh Không Đoàn 41-CT,
- Tôi đâu phải là Sĩ Quan Trực.
- Đại Tá muốn nói chuyện với Trung Úy.
Chết mẹ! chuyện gì đấy?
Tôi nghe điện thoại
- Trung úy Ngọc tôi nghe.
Và nhận được câu hỏi thật nhẹ nhàng
-  Dân bị lụt khổ quá, bên Quân Đoàn họ đã nhờ "First Marine", trang bị CH-53 Black Stalion, nhưng bị từ chối vì thời tiết quá xấu. Quân Đoàn cũng yêu cầu bên "Black Cat", xử dụng UH-1 cũng như chúng tôi,  cũng bị từ chối với cùng một lý do; thế liệu mình có thể làm được gì không Ngọc?".
Đúng là cung cách của Trung Tướng Hoàng-Xuân-Lãm.
- "Đại Tá để tôi thông báo cho ông Phi Đoàn Trưởng".
- "Ông Phi Đoàn Trưởng và Trưởng Phòng Hành Quân đang họp ở đây với tôi". 
 A! Có lẽ đây là trường hợp hoàn toàn nghịch lý với an phi mà nếu để cho Ông Phi Đoàn Trưởng hay Trưởng Phòng Hành Quân nói thì thế nào cũng bị phản đối thành ra để cho tên làng nhàng cóc cắn, vô quyền vô hạn lại to mồm như tôi nói thì lời nói có vẻ vô tội vạ hơn nên trực tiếp Ông Đại Tá muốn tôi tự nguyện làm cái loa
- "Để tôi thông báo với anh em".
Tôi ghi vào sổ trực trọn vẹn lời nói của Đại-Tá Nguyễn-Đức-Khánh rồi sau đó thông báo cho các anh em. Thật là một chuyện vô tiền khoáng hậu và hy hữu trong lịch sử của Không Quân chứ đừng nói đến lịch sử của Phi Đoàn 213. Tất cả nhân viên phi hành đều túa ra ngoài phi đạo. Chưa bao giờ có cảnh phi hành đoàn dành nhau bay, túc trực tại phi cơ hối thúc và phụ với kỹ thuật sửa tàu trong mưa. Dù tàu bị rung ngang (lateral vibration), tầu quá giờ kiểm kỳ cũng lấy, miễn không nguy hiểm. Chỉ trong vòng một tiếng đồng hồ mười bốn phi cơ chuyên chở thường và hai trực thăng võ trang lần lượt cất cánh. Bình thường trực thăng chuyên chở thực sự khả dụng hàng ngày là từ tám đến mười chiếc, chưa bao giờ đạt được trên con số này. Mưa vẫn nặng hạt, trần mây vẫn khoảng 200 bộ và tầm nhìn xa vẫn không thay đổi, từ nửa dậm đến một dậm. Chúng tôi chia vùng cho nhau để tránh tai nạn, phi cơ có thể đụng nhau. Trời xấu như thế mà lại không bật đèn lên được vì tầm nhìn xa quá ngắn, khoảng cách giữa nước và mây quá gần, sự phản chiếu của ánh đèn dễ làm cho phi công bị quáng (vertigo)
Người Không Quân không thù dai nhưng lại nhớ rất dai. Tôi nhớ đến một cuộc phỏng vấn của tờ báo quân đội Hoa-Kỳ,  "Stars & Stripes", phỏng vấn Trung Tướng Hoàng-Xuân-Lãm, Tư Lệnh Quân Đoàn I; trong cuộc phỏng vấn này khi được hỏi là "Không-Quân Việt-Nam đã có UH-IH rồi thì tại sao Trung Tướng vẫn xử dụng Phi Hành Đoàn và Phi Cơ của Quân-Đội Hoa-Kỳ?". Trung Tướng Hoàng-Xuân-Lãm đã khẳng định chắc nịch với phóng viên tờ "Stars & Stripes" là "Tôi hoàn toàn không tin tưởng vào khả năng và sự hiểu biết của Phi-Công Việt-Nam cũng như nghành Bảo-Trì của Không-Quân Việt-Nam". Sự kiện này đã gây nên một làn sóng phẫn nộ trong Quân-Đội Việt-Nam cũng như trong quần chúng và báo giới cũng lên tiếng ồn ào một thời gian dài.  
Tôi và Thiếu úy Phúc, hoa tiêu phó, trách nhiệm vùng "Nông Sơn", "Trà Kiệu". Với điều kiện thời tiết này tốc độ bị giới hạn trong khoảng 60 đến 70 dậm một giờ. Mưa cũng đã ngớt và tầm nhìn xa đã khá hơn. Chúng tôi đến từng nóc nhà một để đón dân. Chúng tôi đón tất cả mọi người. Hoàn cảnh này còn gì nữa mà phân biệt địch với ta. Bất cứ người nào lên nóc nhà là chúng tôi đón. Điều nguy hiểm duy nhất không phải là sợ bị Việt Cộng bắn mà sợ những tấm tôn đã được bão tố làm cho long đinh bốc lên theo gió lốc của cách quạt. Đợt đầu tiên chúng tôi đón thì dân còn ngồi trên nóc nhà, khi chúng tôi trở lại thì mọi người đều đã phải đứng vì nước dâng lên quá nóc nhà. Có một ông nông dân được anh cơ phi kéo lên trên tàu, tay còn khư khư ôm theo con heo nhỏ trong lòng. Lên đến phi cơ, ông nông dân tuột tay, con heo phóng xuống nước, ông nông dân liền phóng theo.  Nước chảy siết, ông nông dân trôi đi khá xa; chúng tôi đã phải đón đường nhúng cả phi cơ xuống nước để đón cả ông nông dân lẫn con heo lên. Lần này thì tên cơ phi vất vả thật, nhờ có gắn loại giây an toàn dài mà Mỹ gọi là Monkey Harness, nên hắn nhảy ùm xuống nước mới vớt được cả ông nông dân lẫn con heo lên tàu đưa về sân bay Hội An. Đúng là khổ vì con lợn lòng. Điều oái oăm nữa là khi chúng tôi bay ngang qua một cây mít thì bị bắn......hụt. Dĩ nhiên là chúng tôi đã gọi trực thăng võ trang "Tiến Lùi", Trần Lê Tiến, đến dùng đại liên sáu nòng đưa tiễn mấy tên này về bên kia. Hoàn cảnh này khi bắn xong thì tụi hắn chạy đi đâu? Thế mà cũng bắn!. Đúng là tối dạ. 
Khoảng không gian sinh hoạt của chúng tôi đã bắt đầu bị thu hẹp lại vì sự góp mặt của "First Marine" và "Black Cat". Chúng tôi vào tần số của nhau để phòng tránh tai nạn . Sau đợt thứ hai thì tôi phải trở lại Đà Nẵng để thay cơ phi. Tên cơ phi đã quá mỏi mệt gần như muốn ngất xỉu vì phải kéo người lên phi cơ; nhưng hắn lại không muốn về. Mắt đỏ ngầu, người ướt như chuột lột mà vẫn gân cổ lên nói cà lăm đứt quãng là “Tôi không sao”. Ngày hôm đó phi hành đoàn nào cũng đã bay gần tám (8) tiếng không nghỉ. Phi cơ nổ máy đổ xăng, ghé qua phi đoàn đổi cơ phi, hay xạ thủ bốn lần; đồng thời nhận khẩu phần mỗi người một ổ bánh mì thịt với lon nước, nước do cố vấn phi đoàn tặng, và tiếp tục phi vụ. Đến khi trời xụp tối và không còn thấy rõ được nữa, chúng tôi mới rời vùng, chấm dứt phi vụ. 
Trên đường về, khi gần đến Đại Lộc tôi nhìn thấy một đám quân nhân TQLC Hoa Kỳ đứng ở trên mui xe vẫy gọi, họ bị kẹt giữa đường vì xe bị nước ngập hoàn toàn. Chúng tôi đã bay vòng trở lại ghé càng cho họ leo lên rồi đưa họ trả về cho đơn vị trên đồi 52.


Về đến bãi đậu chúng tôi đã nhận được một phần thưởng thật to lớn, to hơn cả những lời ban khen của Quân Đoàn I, lời khen tặng của "Black Cat" và lời mời thăm viếng của "First Marine" đến với chúng tôi ngày hôm sau, đấy là nụ cười rạng rỡ của các chuyên viên kỹ thuật kèm theo ngón tay cái dơ lên. Nước mưa của thiên tai bão lụt đã rửa mặt cho chúng tôi thật sạch sẽ.
Tất cả phi cơ và phi hành đoàn đều trở về an toàn; Chỉ có mấy tên cơ phi và xạ thủ là vất vả chưa từng có trong đời vì phải kéo người lên phi cơ và đồng thời canh phòng để thông báo cho phi công khỏi chặt cây lúc đón dân.
Vào phi đoàn để ghi sổ bay; bỗng nhiên không hẹn mà gặp, chúng tôi đều nói đến cuộc phỏng vấn Trung Tướng Hoàng-Xuân-Lãm trên tờ "Stars & Stripes", rồi nhìn nhau cười ha hả.
Đột nhiên có giọng ca vịt đực không biết của tên nào cất lên hát bài "Không Quân Hành Khúc" từ trong phòng nghỉ vang ra; thế là cả đám chúng tôi đều hát theo. Bài hát chẳng có mấy ai thuộc hết nhưng câu "Không Quân ra đi cánh bay rợp trời" là rõ ràng và to nhất. Ký sổ bay xong, chúng tôi rời phi đoàn trả lại sự yên tĩnh cho mấy tên trực phi đoàn.
Ngoài trời trần mây vẫn thấp, mưa vẫn to nhỏ hạt ngắn hạt dài đều đặn rơi trên đường. Tuy nhiên, trong mây mưa vẫn còn lồng lộng giọng cười sảng khoái và ngạo nghễ của KHÔNG QUÂN VIỆT NAM .

KQ Trần Văn Ngọc
PĐ-213       PĐ-241
(1) Sơn Trà là ngọn núi trên có thiết lập đài Kiểm Báo Panama , Núi này có rất nhiều khỉ nên còn được người Mỹ gọi là “Núi Khỉ”, Monkey Mountain . Dưới chân núi có bãi biển Tiên Sa, có Bộ Chỉ Huy của Hải Quân Vùng I, có Ban Công Tác Đặc Biệt của Biệt Hải, Hải Quân Việt Nam . 

 

 

Ghét Mỹ

Ghét Mỹ
 
Ghét Mỹ là một hiện tượng thường thấy ở nhiều nước, nhiều người. Ở những quốc gia thiên tả, những lãnh tụ thiên tả, - dĩ nhiên là bao gồm cả những nước cộng sản như Việt Nam ngày nay, và dân tộc trong các nước ấy, vì bị tuyên truyền nên đâm ra ghét Mỹ. “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là kẻ thù của nhân dân ta” là bài học đầu tiên trong tất cả các trại cải tạo.

Đây không phải là bài học mới dành cho người miền Nam đi tù cải tạo sau 1975 mà là một đề tài giáo dục chính trị căn bản ở miền Bắc đã có từ trước 1975. Tại những quốc gia, những nước tư bản phát triển, những nước đang phát triển hoặc nghèo đói, không phải là không ghét Mỹ. Mỗi nơi, mỗi nước có những lý do khác nhau nhưng lý do thường thấy nhứt là cạnh tranh quyền lợi, là Mỹ hay “chơi cha, chơi ép” người ta, có khi bị Mỹ hăm dọa bằng vũ lực. Người ta ghét Mỹ vì Mỹ là “Tên sen-đầm quốc tế”, nhưng có môt lý do thông thường nhất là Mỹ giàu. Nước nghèo ghét nước giàu tuy vẫn ngữa tay nhận viện trợ. Người nghèo ghét người giàu là tâm lý thông thường. Tuy ghét Mỹ nhưng bị “Mỹ hóa” khá nhanh, khoái mặc quần jean và khoái làm bộ nghênh ngang như mấy chàng Cowboy, nhưng trí óc những người bị Mỹ hóa nấy thì rỗng tuếch. Vì rỗng tuếch nên dễ bị Mỹ hóa.

Điều đáng ghét là người ta ghét Mỹ là vì theo “mốt”. Cái “mốt” thường thấy, rất đáng ghét là người ta phải ghét Mỹ để chứng tỏ ta đây là người “trí thức tiến bộ”.
Ở miền Nam trước đây, tâm lý ghét Mỹ cũng là điều thường thấy, ngay cả trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Không ít người đăng lính, đi sĩ quan từ khi Quân Đội Quốc Gia mới thành lập, nghĩa là trước 1955, khi Tây đang còn, thì không ưa Mỹ. Khi Hùng móm, em út tôi tử trận năm 1972, một đại tá Sư Đoàn Dù đến làm lễ và gắn Bảo Quốc Huân Chương, tôi thấy ông đưa tay lên chào trước bàn thờ, lòng bàn tay ngữa ra phía trước, giống như cách chào của lính Pháp. Lòng bàn tay không úp xuống như của Quân Đội Cộng Hòa, giống cách chào của lính Mỹ. Tôi hơi ngạc nhiên nhưng sau đó tôi hiểu. Tôi đoán chừng ông nầy xuất thân từ văn hóa Pháp, từ lò của Pháp, không ưa Mỹ cũng là một tâm lý thông thường. Tôi không nói sai, bởi vì ảnh hưởng văn hóa là điều khá quan trọng. Một người bạn của tôi, nguyên là bác sĩ trước 1975 ở Saigon, đã đi du lịch Trung Hoa và Pháp. Khi du lịch Trung Hoa, vì đi theo tour nên không ghé lại Cô Tô để xem Hàn Sơn Tự như anh ta mong muốn. Khi qua Paris, nhìn sông Seine và đi thăm vườn Lục Xâm Bảo, anh thấy có một cái gì đó rất gần gủi, thân quen, không cảm thấy xa lạ. Tôi nghĩ anh ấy không đến xem Cô Tô và Hàn Sơn Tự là hơn, bởi khi thấy ngôi chùa nhỏ, rêu phong, không có gì tráng lệ, hùng vĩ hay có được một khung cảnh đẹp và êm đềm như anh từng tưởng tượng, anh sẽ thất vọng. Đọc “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”, anh tưởng là một cái gì đẹp lắm, hùng vĩ lắm, mênh mông lắm, xa vắng như tiếng chuông chùa vang vọng trong đêm khuya. Khi thấy thực tế, anh sẽ thất vọng. Ngược lại, đến vườn Lục Xâm Bảo, anh sẽ thấy lại hình ảnh chú bé hai tay đút túi, vừa đi vừa nhảy nhót như con chim sẻ như Anatole France đã mô tả, hay anh thấy sông Seine giống như trong “Mùa Thu Không Trở Lại” thì dĩ nhiên anh thấy linh hồn mình trong đó, vì anh học Pháp văn từ Cour Enfantin.

Chịu ảnh hưởng một văn hóa, yêu nó, điều đó không có gì lạ, không có gì xấu. Thế không hơn những người không có một chút văn hóa, văn học nào cả thì sao?! Nhưng cách chào ngữa lòng bàn tay ra phía trước như ông đại tá nói trên thì tôi cho là sai. Chúng ta không trôi theo giòng thì thôi, lên bờ mà đi xe hay đi bộ, còn đã trôi theo giòng thì “nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”. Cuộc sống nhiều khi khá phức tạp và rất khó xử. Khổng Tử nói: “Đời đục cả, ta trong làm sao được?” Nhưng nhà thơ Hữu Loan thì lại không chịu. Ông ta không thể bẻ cong ngòi bút để phục vụ “Chúng nó” được. Vì vậy cho nên ông phải đi đánh dậm, phải chạy xe đạp ôm. Cũng được đi, ông chấp nhận! Nhưng điều đau khổ với ông là “Chúng nó” không cho con ông đi học. Con cái những tên phản động không được học cao, biết đọc, biết viết là được rồi. Chính sách của “Chúng nó” là vậy! Con ông không có cơ hội đi học, chúng thất học. Đó là điều đau khổ cho ông. Gặp lại bạn bè cũ và những người hâm mộ thơ ông ở Saigon sau 1975, ông than thở: “Khổng Tử đúng mới chết chứ!” Nhìn chung, theo hay không theo hoàn cảnh sống là điều khó xử.

Đọc “Mùa Hè Đỏ Lửa” của Phan Nhật Nam, đoạn tác giả gặp Robert Lửa, người ta cũng thấy những sĩ quan trẻ hơn, trưởng thành sau khi miền Nam đã có nền Cộng Hòa, cũng ghét Mỹ, ghét cố vấn Mỹ. Khi ghét thì cúp phần ăn của nó, “Cho nó đói”, cúp luôn cả “tà-lọt”. Trong khi cố vấn Mỹ có gì đáng ghét chăng? Hễ khi đụng trận rồi, cấp chỉ huy của ta yêu cầu gì thì cố vấn Mỹ “Yes, Sir” lia lịa. Ngay cả đoạn tác giả “chưởi lộn” với một tên cán bộ Cộng Sản qua máy truyền tin là một đoạn rất hay, khiến cho tên cán bộ Cộng Sản im re, không dám lên máy nữa, ta cũng thấy cái tâm lý ghét Mỹ ở một số người. Tác giả kêu “Đ. M. Đế quốc Mỹ” và thách anh cán bộ Cộng Sản có dám kêu Nga, Tàu ra mà chưởi hay không. Tên cán bộ chịu thua.

Khi còn ở Huế, tôi thấy một số được gọi là “trí thức tiến bộ Huế” ghét Mỹ là vì đó cái “mốt” để chứng tỏ ta đây “hơn người” chứ không có lý do gì chánh đáng gì hết. Họ cho rằng thiên tả là tiến bộ; thiên hữu là chịu làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Không ghét Mỹ là chịu làm tay sai cho đế quốc Mỹ. Việc nầy rất thiên lệch, không vô tư chút nào! Trịnh Công Sơn viết “Đàn bò vào thành phố” là muốn ám chỉ lính Mỹ đến Huế. Còn Việt Cộng vào thành phố (Huế) năm Mậu Thân và chôn sống năm ngàn người thì là gì đây? Hoàng Phủ Ngọc Tường, cũng là một “trí thức tiến bộ Huế”, thì gọi năm ngàn người ấy là “những con rắn độc”.

Ghét, thương, v.v... là tình cảm, nhưng khi ta ghét thương ai thì sự ghét thương đó phải được dẫn dắt bằng lý trí. Nếu chúng ta để cho tâm hồn mình dẫn dắt bằng cảm tính mà không bằng lý tính thì không thể gọi là người hiểu biết được, chưa nói là tự xưng mình là “trí thức tiến bộ” như mấy ông Huế tôi nói ở trên. Cổ nhân dạy: “Nhân bất học bất tri lý” Học là để biết, để suy xét, suy nghĩ về những việc xảy ra quanh ta và ứng xử làm sao cho đúng, không để tình cảm lôi kéo nhiều khi làm cho chúng ta có những hành động thiếu hợp lý, sai trái.

Thật ra, nhiều khi người Mỹ cũng có những thái độ đáng ghét. Đáng ghét cho người nầy và người khác thì thích thú khâm phục, tùy vị trí khác nhau.

Khi tôi ở trại tỵ nạn Sungei Beshi bên Mã Lai, một hôm có “Phái đoàn Mỹ” tới. Thông báo là “Phái đoàn Mỹ” nhưng thật ra chỉ có một mình anh chàng Arlington. Người ta đồn anh nầy nguyên là trung tá Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, nay giải ngủ, làm việc cho INS, đến trại để xét hồ sơ cho đi định cư ở Hoa Kỳ. Có người đốn anh ta là nhân viên CIA. Buồn cười là khi anh ta xuống xe vào trại, thấy một đoàn người ăn mặc chỉnh tề, sắp hàng trước sân Task Force (Chỉ huy trại), mỗi người cầm một tờ giấy. Anh ta hỏi thì được biết rằng những người ấy bị tội “Ăn thịt heo” nên bị phạt phải trình diện Task Force, mỗi ngày ba lần. Arlington thu hết các giấy trình diện, xé rách, vụt xuống đất rồi đuổi mọi người về, khỏi trình diện gì cả. Đám người vui mừng, cười nói ra về. Ai ra vào trại đều ký tên vào một cuốn sổ để sẵn ở cửa chính. Không những không ký tên vào sổ, anh ta còn bước tới lật bìa úp cuốn sổ lại, đi thẳng vào văn phòng Cao Ủy, chỗ anh ta sẽ làm việc. Vào tới nới, anh ngồi “vách đốc củ tỏi”, lấy thuốc ra hút. Bà Cao Ủy Delle, người Thái Lan, đem tới cho anh ta cái gạt tàn thuốc, anh gạt qua một bên, tiếp tục gạt tàn thuốc xuống nền nhà. Dĩ nhiên, theo tâm lý “bị trị”, những người trong trại tỵ nạn thì thích anh ta lắm, còn đám Mã Lai thì coi anh ta như cái gai nhưng không làm gì được. Qua câu chuyện như thế, ghét Mỹ hay thích Mỹ, thương Mỹ cũng tùy mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, và người ta có những lý do, nhận định chủ quan theo lăng kính của mình.

Cũng chưa hết chuyện anh chàng Arlington nầy. Anh ta phỏng vấn một người đàn bà có chồng ở Mỹ, qua loa vài câu, anh ta cho bà ra khỏi phòng, người con gái vào để anh ra phỏng vấn tiếp. Khi cô gái ra khỏi phòng, bà mẹ lo lắng chờ sẵn ngoài cửa, bà hỏi: “Thằng Mỹ hỏi mày sao? Nó hỏi mầy sao?” Arlington gọi bà ta vào, nói tiếng Việt với bà, không qua thông dịch viên nữa: “Tôi gọi bà bằng bà, gọi con gái bà bằng cô. Tại sao bà gọi tôi bằng nó, bằng thằng?” Bà mẹ hoảng hồn, sụp lạy Arlington: “Tui lạy ông. Tui lạy ông. Tui lỡ lời.” Ai bảo bà mẹ nói trên không có tâm lý ghét Mỹ? Bà ghét Mỹ mà không biết mình ghét Mỹ. Bà nói theo thói quen của người Việt Nam. Người ta nói người Việt hiếu khách, nhưng quả thật họ có tâm lý ghét người ngoại quốc. Sau lưng, họ ít khi gọi tới người ngoại quốc một cách lịch sự. Người Tàu thì gọi là chú Ba. Người Ấn thì gọi là Anh Bảy Chà. Người Pháp, Mỹ mắt xanh mũi lõ thì đều gọi bằng thằng hết. Chú Ba, Anh Bảy hay Thằng Pháp, thằng Mỹ đều là những tiếng bày tỏ sự ghét, hoặc không ghét thì ít ra cũng không mấy ưa. Tâm lý đó do đâu? Vì tổ tiên chú Ba đô hộ ta một ngàn năm? Vì thực dân Pháp cai trị ta một trăm năm? Còn Anh Bảy, Anh Mỹ thì sao? Anh Bảy ở Saigon ngày xưa thì cho vay nặng lãi và kêu police Tây đuổi nhà lấy đất ở mấy xóm lao động. Mỹ thì cũng mắt xanh, mũi lõ, nên khi người ta ghét Tây thì cũng không ưa những kẻ ngoại hình giống Tây.

Có những người ghét Mỹ mà người ta cũng khó hiểu được lý do! Ông bạn tôi kể lại người hàng xóm của anh ghét Mỹ số một. Hễ mở miệng ra là “Tui ghét Mỹ lắm!”, nhưng không biết lý do tại sao anh ta ghét Mỹ dữ vậy. Hỏi quê quán thì quê anh ta ở một trong những cái hòn trong vịnh Rạch Giá: Hòn Lại Sơn, Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Ngang, Hòn Đầm, v.v... Tôi nói với người bạn: “Dân ở hòn thì tôi cũng có biết sơ qua. Hồi chế độ cũ, ít người cầm súng đánh nhau với Việt Cộng. Quân đội, Cảnh Sát có lùng bắt những người trốn quân dịch thì họ leo tuốt lên núi, khó “nắm cổ” chúng nó được. Dĩ nhiên, họ ghét những người đi lùng bắt họ đi lính. Họ ghét quân đội, cảnh sát thì cũng dễ sinh ra ghét chính quyền miền Nam. Cũng từ đó, đâm ra ghét Mỹ. Đến khi vượt biên thì họ ở biển, dễ vượt biên hơn người khác và khi đến trại tỵ nạn thì chỉ xin đi định cư ở... Mỹ. Người hàng xóm của anh bạn tôi, “ăn eo-phe” từ ngày qua Mỹ (Khai là bị cụp xương sống. Kéo lưới từ khi 5, 10 tuổi thì khai cụp xương sống rất dễ... ăn) về công việc thì chỉ làm... “tiền mặt”. Vài năm một lần về quê mua đất xây nhà, v.v... Anh bạn Nam Bộ của tôi dễ nóng tính. Kể xong những “thành tích” của người hàng xóm, thay vì chưởi người hàng xóm thì anh bạn bỗng chưởi Mỹ: “Cái nước Mỹ nầy nó ngu không chịu được. Mấy thằng phản phúc như vậy mà nó đem về nuôi như nuôi ông nội, ông ngoại nó.”

Tôi cười: Thằng nầy chỉ mới có cái tội không chịu làm “lính đánh thuê” cho Mỹ. Còn những thằng trước kia ở Bắc vĩ tuyến 17 bắn rơi cả chục chiếc “Con Ma”, “Thần Sấm” cũng được Mỹ đem về nuôi rất kỹ thì sao?”

Có thể đó là những kẻ ít học. Những người có học khá hơn chăng?

Sau vụ 11 tháng 9, tôi đến thăm một người quen, trước kia ở Việt Nam là bác sĩ, qua Mỹ chuyển nghề dạy học song ngữ (Tôi sợ không dám nhận ông nầy là bạn. Ông nầy vượt biên). Khi tôi tới, ông đang ngồi nói chuyện với một người bạn của ông ta, ông thứ hai nầy là giáo sư đại học, một “trí thức tiến bộ” Huế qua Mỹ theo chương trình H.O. Hai ông nói với tôi rằng vụ 11 tháng 9 là “Đáng đời thằng Mỹ hay hiếp đáp người ta!” Tôi hỏi khắc: “Mấy ông nói vậy thì vụ Mỹ Lai có đáng đời cho người Việt không? Đất Mỹ Lai là đất Chiêm Thành. Tổ tiên người Việt cướp đất người Chiêm. Vậy người Việt chết ở đó có đáng đời họ chớ gì?” Hai người kia biết tôi không phải là “trí thức tiến bộ” nên làm thinh.

Chiến tranh vốn dĩ đã tàn bạo. Thay vì người ta phải làm cho nó bớt tàn bạo đi thì lại giết người dân vô tội nên làm cho chiến tranh tàn bạo hơn. Khi kẻ địch bỏ súng xuống đầu hàng là không được giết họ. Đó không những là luật pháp quốc tế mà còn là lương tâm. Nhân loại sở dĩ tồn tại là nhờ có lương tâm. Không có lương tâm thì ngày nay nhân loại còn sống trong hang động chớ không thể có xe hơi, nhà cửa đầy đủ tiện nghi như “các ông ấy” đang ở. Thú thiệt, từ đó, tôi không muốn gặp các ông “trí thức tiến bộ” đó nữa.

Không ai có thể bắt chúng ta phải ghét người nầy, thương người kia, ngoại trừ... Việt Cộng. Ghét thương là chuyện thường. Ông nào đạt tới “thiền” thì bỏ ra ngoài tâm mình chữ ghét, chữ thương.

Điều nầy không quan trọng bằng “tri lý”. Ghét cũng có cái lý của nó mà thương cũng có cái lý của nó. Lý tính là dùng trí óc suy xét. Còn nếu như để cho cái cảm tính làm chủ, để nó lôi kéo mình mà không dùng trí óc suy nghĩ cho ra lẽ phải, trái, đúng, sai thì kẻ vô học sinh ra và lớn lên ở hòn, trường học có khi không có cả lớp 1, lớp 2 thì kẻ vô học đó và ông bác sĩ cũng như ông giáo sư đại học tôi nói ở trên đều giống nhau.

Tuệ Chương/Hoàng Long Hải

You could have heard a pin drop

You could have heard a pin drop
 
At a time when our president and other politicians tend to apologize for
our country`s prior actions, here`s a refresher on how some of our
former patriots handled negative comments about our country.
 
These are good
 
JFK'S Secretary of State, Dean Rusk, was in France in the early 60's
when deGaulle decided to pull out of NATO. deGaulle said he wanted all
US military out of France as soon as possible. 
 
Rusk responded "does that include those who are buried here?
 
 deGaulle did not respond.
 
You could have heard a pin drop
 
When in England , at a fairly large conference, Colin Powell was asked
by the Archbishop of Canterbury if our plans for Iraq were just an
example of empire building by George Bush.
 
He answered by saying, 'Over the years, the United States has sent many
of its fine young men and women into great peril to fight for freedom
beyond our borders. The only amount of land we have ever asked for in
return is enough to bury those that did not return.'
 
You could have heard a pin drop.
 
There was a conference in France where a number of international
engineers were taking part, including French and American. During a
break, one of the French engineers came back into the room saying 'Have
you heard the latest dumb stunt Bush has done? He has sent an aircraft
carrier to Indonesia to help the tsunami victims. What does he intend to do, bomb them?'
 
A Boeing engineer stood up and replied quietly: 'Our carriers have three
hospitals on board that can treat several hundred people; they are
nuclear powered and can supply emergency electrical power to shore
facilities; they have three cafeterias with the capacity to feed 3,000
people three meals a day, they can produce several thousand gallons of
fresh water from sea water each day, and they carry half a dozen
helicopters for use in transporting victims and injured to and from
their flight deck. We have eleven such ships; how many does France have?'
 
You could have heard a pin drop.
 
A U.S. Navy Admiral was attending a naval conference that included
Admirals from the U.S. , English, Canadian, Australian and French
Navies. At a cocktail reception, he found himself standing with a large
group of Officers that included personnel from most of those countries.
Everyone was chatting away in English as they sipped their drinks but a
French admiral suddenly complained that, whereas Europeans learn many
languages, Americans learn only English. He then asked, 'Why is it that
we always have to speak English in these conferences rather than
speaking French?'
 
Without hesitating, the American Admiral replied, 'Maybe it's because
the Brit's, Canadians, Aussie's and Americans arranged it so you
wouldn't have to speak German.'
 
You could have heard a pin drop.
 
AND THIS STORY FITS RIGHT IN WITH THE ABOVE...
 
Robert Whiting, an elderly gentleman of 83, arrived in Paris by plane.
At French Customs, he took a few minutes to locate his passport in his carry on.
 
"You have been to France before, monsieur?" the customs officer asked sarcastically.
 
Mr. Whiting admitted that he had been to France previously.
 
"Then you should know enough to have your passport ready."
 
The American said, 'The last time I was here, I didn't have to show it."
 
"Impossible. Americans always have to show your passports on arrival in France !"
 
The American senior gave the Frenchman a long hard look. Then he quietly
explained, ''Well, when I came ashore at Omaha Beach on D-Day in 1944 to
help liberate this country, I couldn't find a single Frenchmen to show a passport to."
 
You could have heard a pin drop. 

Rau Quả Màu Tím

Rau Quả Màu Tím
***
1- Su Hào Tím.
Hình ảnh: 7 loại rau quả màu sắc lạ mắt hút khách hàng Việt số 1
        Những ngày vừa qua, su hào tím - một trong những loại rau quả độc đáo vừa xuất hiện trên thị trường Việt Nam khiến nhiều người tiêu dùng trở thành những người đi "săn" hạt giống của loại củ này về để trồng.

 
        Với hình dáng bắt mắt, ăn ngọt, su hào tím được cho là loại củ có giá trị dinh dưỡng cao, là mặt hàng lạ mới du nhập nhưng chiếm được tình cảm lớn của người tiêu dùng. Khác với giống thường, su hào tím có vỏ, củ, cọng lá và gân lá đều màu tím.
 
2. Cà chua tím.
        Cà chua tím được coi là một “siêu thực phẩm” mới nhất để tung ra thị trường, với nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. 

 
    Tuy màu sắc nhìn không hấp dẫn bằng cà chua đỏ nhưng chúng có vị rất ngon và quan trọng là rất giàu chất chống oxy hóa. Cà chua tím được các nhà khoa học người Mỹ lai tạo, có Anthocyanin - một loại biệt dược có khả năng chống lại các bệnh tiểu đường và béo phì. 
 
3. Nhãn tím.
 
    Nhãn tím là một sản phẩm đột biến gene do nông dân Trần Văn Huy (ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) phát hiện rồi chiết cành, nhân giống cách đây hơn 10 năm.
 
        Suốt 10 năm, gia đình ông Huy trồng và nhân giống cây nhãn tím này theo kiểu “ăn chơi” và chưa chú ý đến việc bán ra thị trường.
 
        Giống nhãn này được biết đến khi mới đây, chính quyền địa phương đề nghị ông đem 5kg nhãn tím đến trưng bày ở Khu du lịch Mỹ Phước (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) trong dịp Tết Đoan ngọ và khoảng 6kg dự thi trái cây ngon trong hội chợ tại huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre).
 
4. Súp lơ tím.

Hình ảnh: 7 loại rau quả màu sắc lạ mắt hút khách hàng Việt số 8

        Với mục đích đem đến cho con người những sản phẩm rau củ an toàn và bắt mắt, ông Andrew Burgess - một nông dân sống tại thành phố Peterborough, Anh đã cho ra mắt loại súp lơ tím.

        Súp lơ tím được đánh giá là có màu sắc bắt mắt hơn lại chứa hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với loại thông thường.

5. Bắp cải tím.

 
6. Cà tím.

7. Cà rốt tím.
Hình ảnh: 7 loại rau quả màu sắc lạ mắt hút khách hàng Việt số 4



        Loại củ này có nhiều màu sắc khác nhau như tím, cam, vàng, trắng... rất bắt mắt với giá trị dinh dưỡng cao.
 
8. Khoai tây tím.
        Một giống khoai tây màu tím độc đáo đã được các nhà lai tạo tại thành phố Ekaterinburg, Ural, Nga nuôi cấy thành công. Nhìn bề ngoài khoai trông giống củ cải đường, nhưng bên trong có vị khoai tây rất thông thường. 

        Màu tím lạ lẫm thu được nhờ việc nhân giống với các loại khoai hoang dại. Khi được nấu chín, thân củ khoai vẫn giữ sắc màu bắt mắt này.

        Giống khoai mới  ít tinh bột hơn so với khoai tây thường gặp. Vì thế mà củ khoai có màu tím. Đổi lại, chúng chứa hơn ba lần hàm lượng vitamin C và hơn bốn lần các chất chống oxy hóa. Đây cũng chính là các chất làm chậm quá trình lão hóa.
 
9. Bắp nếp tím.

 
        Hạt bắp nếp tím Fancy 111 giàu các chất chống oxy hóa, axit amin, axit béo và Vitamin B3, B9. Do đó ngô tím Fancy 111 được xem là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời phòng ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch, lão hóa, tiểu đường.




        Với vẻ bề ngoài bằng màu tím bắt mắt cùng với những đặc điểm giá trị dinh dưỡng nổi bật, bắp nếp tím Fancy 111 thu hút sự chú ý của nhiều du khách tham quan tạo Hội chợ triển lãm cây giống nông nghiệp TP.HCM (diễn ra từ 26 29.6.2014).  
10. Ổi tím.
Ổi tím (Ổi tím Malaysia)
        Gần đây, sự xuất hiện của một giống ổi lạ, có màu tím cả vỏ và phần lõi bên trong thu hút khá nhiều sự chú ý của các bà nội trợ. Với tâm lý tự trồng cây để có thực phẩm sạch, lại có thêm cây xanh cho không gian sống, nhiều người tò mò về giá ổi tím kỳ lạ ở Hà Nội và kháo nhau mua ổi lạ về trồng.

        Ổi tím lạ mắt ở màu sắc đặc trưng của hoa, trái, lá, rễ cây… khiến nhiều người tò mò lùng mua, vừa trồng lấy trái vừa làm cảnh.