Tuesday, April 30, 2013

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-04-28
nam-loc-2-200.jpg
Nhạc sĩ Nam Lộc năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp. 
Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt

“Tôi sáng tác trong giai đoạn đầu tiên, lúc mọi người đang trong hoàn cảnh vừa xa cách quê hương, trong tâm trạng vô cùng xao động của một cuộc thay đổi đời sống và chính niềm thương nhớ day dứt cũng như nỗi đớn đau của thân phận người tỵ nạn trong thời gian đó, nó đã bùng lên và làm cho tôi phải viết ra những dòng nhạc.
Thực sự mà nói khi tôi viết ca khúc này tôi dùng một vài câu hát, một vài dòng nhạc để tự an ủi chính mình, bởi vì lúc đó tôi chỉ ra đi có một mình trong một sự bất ngờ hoàn toàn, không có định trước. Chuyện thứ hai nữa, sở dĩ tôi nhắc như vậy là bởi vì trước khi tôi viết Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt thì trong đời tôi chưa bao giờ sáng tác cả, cho nên bất thình lình mình tự viết ra những dòng nhạc sơ sài an ủi cho chính thân phận mình thôi. Có lẽ vì bài hát chia sẻ tâm trạng của mình cũng giống như nhiều người, có thể vì đó, mà mọi người đón nhận bài hát này.
Khi ở trong trại tị nạn thì tôi có ghi vội những dòng nhạc và những khung nhạc một cách sơ sài mà thôi, cho đến khi xuất trại tị nạn vào tháng 11 năm 1975 thì tôi mới được một số anh chị em nhạc sĩ cùng chia sẻ và cố vấn cho tôi để hoàn tất bài hát này.”
Và giờ bản nhạc chép tay Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt bằng bút chì thuở nào vẫn được nhạc sĩ Nam Lộc giữ lại như một kỷ niệm không thể nào phai. Có một điều đặc biệt trong Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt là ở khổ nhạc cuối cùng, khi đó, vẫn biết là sẽ ra đi mãi mãi, cuộc sống vô định, nói là “vĩnh biệt” vậy mà Nam Lộc vẫn tự hứa “sẽ trở về”, vì sao những mâu thuẫn trái ngược ấy vẫn tồn tại?
Tôi sáng tác trong giai đoạn đầu tiên, lúc mọi người đang trong hoàn cảnh vừa xa cách quê hương, trong tâm trạng vô cùng xao động của một cuộc thay đổi đời sống...Nhạc sĩ Nam Lộc
“Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra cho tôi trong những năm qua, thậm chí có cả một nhà văn đã phê bình là người viết bài Sài Gòn Vĩnh Biệt có một tâm trạng rất là mâu thuẫn, ra đi gọi là vĩnh biệt, nhưng rồi ở dưới thì lại nói rằng “tôi xin hứa rằng sẽ trở về.”
Thưa anh, tôi chỉ biết nói rằng, tâm trạng lúc đó rất mâu thuẫn, nó ở trong một hoàn cảnh không được bình thường, một cơn xúc động mạnh mẽ. Khi tôi ngồi trên chuyến bay để rời Sài Gòn vào những ngày cuối tháng 4, thôi rồi mình không còn một cơ hội nào nữa để nhìn lại thành phố thân yêu nơi mình sống và đã trưởng thành, thôi rồi, mình không còn gặp lại những người thân trong gia đình mình nữa, nhìn xuống thành phố Sài Gòn xem như vĩnh biệt, vì tôi không biết là mình sẽ đi đâu và cuộc sống mình sẽ trôi dạt như thế nào, nằm trong một số phận mình không định đoạt được.
Nhưng khi mình đến trại tị nạn và suốt những ngày sống trong trại tị nạn, xa gia đình, xa quê hương, lúc đó, tôi mới cảm thấy rằng, tôi không thể sống được như vậy, tôi không thể chấp nhận được cuộc sống cô đơn ở bên một xứ lạ, một đất nước không phải là quê hương của mình, không có người thân bên cạnh. Nghĩ đến cha mẹ, anh chị em, nghĩ đến những người thân trong gia đình, nghĩ đến nơi mình đã sống, đã trưởng thành, tôi nghĩ rằng, tôi phải về, tôi xem đó như một lời an ủi và một lời hứa trong lòng để tôi tiếp tục cuộc sống và có lẽ lúc đó là nỗi nhớ thương, cơn đau đớn lên đến tột cùng, thì tôi đưa ra lời hứa để tự an ủi mình, để có gì đó mà sống.”

Người Di Tản Buồn

nam-loc-200.jpg
Nhạc sĩ Nam Lộc tại trại Pendleton, California năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.

Cùng với Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt, Người Di Tản Buồn là bài hát thứ hai Nam Lộc tự sự về cuộc sống tha hương, cô độc với những nỗi nhớ day dứt về một quá khứ vừa vuột khỏi tầm tay.
“Bài Người Di Tản Buồn, có thể nói là phần hai của bài Sài Gòn Vĩnh Biệt, bởi vì khi tôi đã chấp nhận một cuộc sống cô đơn ở xứ người, một mình sống trong một căn phòng nhỏ, ban ngày đi làm, ban đêm trở về, cuộc sống cứ kéo dài lê thê như vậy, thì rõ ràng đây là một người di tản, nói cho đúng là một người tị nạn cô đơn, buồn khổ, bởi lúc đó tôi sống trong một thành phố nhỏ bé nghèo nàn. Dĩ nhiên là khi cô đơn như vậy, ngồi trong phòng một mình, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đất nước, đặc biệt thời gian đó, lại còn nghe đến tin những người bạn đồng ngũ với mình bị bắt đi cải tạo, và dĩ nhiên nghĩ đến người yêu của mình, người tình của mình, nên tôi đã viết Người Di Tản Buồn.
Nếu quí vị để ý thì thấy bài hát chia làm ba đoản khúc khác nhau. Đoạn đầu là những chia sẻ cho quê hương mình, cho gia đình mình, đặc biệt trong đó tôi nhớ tha thiết đến nơi mình đã sinh ra lớn lên, cứ mong rằng một ngày nào đó, qua đời mình sẽ được nằm xuống ở nơi đã chôn nhau cắt rốn.
Rồi thì ở đoạn 2, tôi nhớ đến những người bạn gái của mình, những người mình đã có một thời quen biết, dấu yêu với nhau, bây giờ cũng đã xa rồi. Có lẽ đoạn làm tôi xúc động nhiều nhất là khi tôi nhớ đến những đêm hành quân, những người bạn cùng chiến đấu với tôi, có những người còn sống, có những người đã chết, có những người đang ở trong rừng chiến đấu, đi kháng chiến. Vì thế cho nên đồng thời tôi nghĩ đến họ và hi vọng một ngày nào đó, tôi nằm xuống thân xác tôi được nằm cạnh những người chiến hữu mà tôi đã từng sống chết với họ trong những ngày hành quân, những đêm đóng trại."
Trong ca khúc Người Di Tản Buồn, quý vị hẳn nhận ra “cho tôi xin” được lặp đi lặp lại nhiều lần, và hôm nay, khi cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người, nếu được “xin” lại một điều gì, thì nhạc sĩ Nam Lộc mong muốn điều gì?
“Tôi rất mong một ngày nào đó, tôi được đưa những đứa con tôi sinh ở hải ngoại được về lại quê hương, quê cha đất tổ của chúng nó, để được nhìn lại quê hương của mình, để nhìn lại con đê ở làng Nội Duệ , Bắc Ninh, nơi tôi chào đời.
Tôi muốn cho các cháu được đi lại từ Bắc cho đến Nam và cá nhân tôi cũng được nhìn lại, những nơi tôi đã sống và trưởng thành. Tôi cũng có một nguyện ước là khi tôi nằm xuống có thể sẽ mang một ít tro tàn của tôi để rải xuống trên quê hương mình, trải xuống bên cạnh những người chiến hữu của tôi như tôi đã hứa, hoặc có thể trải xuống tượng đài những chiến sĩ Việt Mỹ mà tôi đã cùng hợp tác xây dựng, đó là những ao ước của tôi.
Nói tóm lại, những hình ảnh, những tâm sự của tôi trong bài hát này, tôi sẽ giữ mãi cho đến khi tôi nhắm mắt.”

Hòa hợp hòa giải dân tộc?

Hòa hợp hòa giải dân tộc?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-30

Tổng Thống Dương Văn Minh (2) ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập. Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu (1) và nhà báo Bùi Tín (3).
Tổng Thống Dương Văn Minh (2) ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập. Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu (1) và nhà báo Bùi Tín (3). File photo

Chưa bao giờ mà nhân ngày 30 tháng Tư cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như báo chí trong nước lại nhắc nhở về sự hòa hợp hòa giải dân tộc nhiều như năm nay. Chỉ dấu này cho thấy đã đến lúc cùng nghĩ lại những điều mà cả hai bên còn vướng mắc để đi đến xóa bỏ nỗi đau đã kéo dài gần bốn mươi năm qua. Mặc Lâm phỏng vấn Đại tá Bùi Tín, Phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, người được xem là chứng nhân lịch sử trong ngày 30 tháng Tư năm 75 để tìm hiểu suy nghĩ của ông về ngày này 38 năm sau.
Tôi không hề nhận sự đầu hàng
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vần này. Thưa ông, sau ba mươi tám năm không biết ông có còn nhớ cái cảm giác lúc ông cùng với đồng đội tiến vào Sài Gòn trong những ngày sau cùng ấy như thế nào?
Ông Bùi Tín: Những ngày đó tôi đang ở gần và càng ngày càng tiến gần về Sài Gòn với mọt niềm phấn khởi hết sức to lớn. Cùng với đồng đội bạn bè vì chiến tranh sắp kết thúc và đất nước có hòa bình, thống nhất cho nên có thể nói đó là những ngày vui sướng nhất tuy cuộc hành quân rất vất vả.
Mặc Lâm: Báo chí nhiều nước viết rằng ông là một nhân chứng lịch sử vì là người nhận sự bàn giao chính quyền từ ông Dương Văn Minh, thật hư việc này ra sao thưa ông?
Thật ra tôi không hề nhận sự đầu hàng. Ông Minh nói với tôi là ông muốn chuyển giao chính quyền nhưng tôi bảo tôi không có nhiệm vụ đó. Chính quyền của ông đã sụp đổ rồi thì ông không thể giao cái gì mà ông không có trong tay nữa. Cho nên trong thực tế không có chuyện Bùi Tín nhận bàn giao chính quyền. Ông Bùi Tín
Ông Bùi Tín: Nói rằng tôi là người nhận sự đầu hàng của ông Dương Văn Minh là nói thái quá và có một số nhà báo nước ngoài họ nhận định như thế bởi họ thấy sự kiện diễn ra. Thật ra tôi không hề nhận sự đầu hàng. Ông Minh nói với tôi là ông muốn chuyển giao chính quyền nhưng tôi bảo tôi không có nhiệm vụ đó. Chính quyền của ông đã sụp đổ rồi thì ông không thể giao cái gì mà ông không có trong tay nữa. Cho nên trong thực tế không có chuyện Bùi Tín nhận bàn giao chính quyền hay là Bùi Tín nhận sự đầu hàng của chính quyền Sái Gòn, điều đó không hề có và do một số nhà báo nước ngoài thêu dệt và tôi cũng không muốn lạm dụng để mà lợi dụng một danh nghĩa không có thật ấy.
Nhà báo Bùi Tín đang viết bài trong Dinh Độc Lập ;ngày 30 tháng Tư, 1975
Nhà báo Bùi Tín đang viết bài trong Dinh Độc Lập ;ngày 30 tháng Tư, 1975

Tôi chỉ nhận rằng tôi là người được chứng kiến, là một chứng nhân lịch sử của ngày 30 tháng Tư là một. Thứ hai, trên thực tế tôi là sĩ quan cao nhất mà cũng có thể nói là sĩ quan cao cấp duy nhất có mặt ở dinh Độc lập gặp chính phủ cũ của miền Nam vào cái ngày lịch sử đó. Nói như thế là đúng.
Mặc Lâm: Nhà báo Huy Đức đã phát hành tác phẩm Bên Tháng cuộc gây chấn động trong và ngoài nước vì hàng ngàn chi tiết lịch sử chưa được công bố, nhất là quyển một “Giải Phóng” có nhắc cả những ngày tiếp thu Dinh Độc lập. Là một nhân chứng sống ông đánh giá ra sao về tác phẩm và nếu được bổ xung thì ông sẽ thêm vào những biến cố hay con người nào?
Ông Bùi Tín: Tôi đánh giá rất cao cố gắng của nhà báo Huy Đức. Anh đã lao động nghề nghiệp một cách công phu kéo dài một thời gian và thu lượm được một khối đồ sộ tài liệu, tư liệu sống động, ta phải công nhận điều đó. Nhưng dù sao anh chỉ là một con ngườì, hai nữa anh thu lượm tài liệu một cách gián tiếp, không trực diện mắt thấy tai nghe cho nên dù sao cũng rơi rụng đi nhiều, thiếu sót không phải là ít. Tôi đọc “Bên thắng cuộc” thấy rất nhiều những chi tiết sai, thế nhưng anh ấy không biết thì tôi nghĩ ta phải châm chước vì nói chung cái mà anh làm được rất đồ sộ. Nhưng lịch sử nó to lớn lắm một con người làm sao bao quát được hết? Tôi muốn bổ xung cho anh ấy là đánh giá cuộc chiến này mà không nói gì tới ông Hồ Chí Minh thì đấy là một lổ hỗng rất lớn mà anh Huy Đức cũng không có sức để mà làm.
Tôi thất vọng ngay sau những ngày đầu vì không có được những hòa giải và hòa hợp. Một số những anh em bà con với tôi trong miền Nam cũng bị đi cải tạo. Ông Bùi Tín
Thất vọng ngay những ngày đầu
Mặc Lâm: Quay trở lại với ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau khi tiếp thu miền Nam có điều gì làm cho ông thất vọng hay không trong khi niềm sung sướng chấm dứt chiến tranh và chiến thắng miền Nam vẫn đang rất hưng phấn?
Nhà báo Bùi Tín và Tướng CSVB Nam Long trưa 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập
Nhà báo Bùi Tín và Tướng CSVB Nam Long trưa 30-4-1975 ở Dinh Độc Lập. File photo
Ông Bùi Tín: Tôi thất vọng ngay sau những ngày đầu vì không có được những hòa giải và hòa hợp. Một số những anh em bà con với tôi trong miền Nam cũng bị đi cải tạo. Tôi có ông anh con ông bác ruột là chủ tịch của Giám sát viện của miền Nam cũng phải đi tập trung cải tạo mấy năm, điều đó làm cho tôi có thể nói là niềm cay đắng kéo dài cho tới mấy năm sau đó.
Mặc Lâm: Trong thời gian gần đây báo chí trong nước và hầu như các trang mạng xã hội nói rất nhiều đến hòa giải hòa hợp, ông nhận xét gì về hiện tượng này?
Ông Bùi Tín: Có người nói 30 tháng Tư là ngày hàng triệu người vui và cũng hàng triệu người buồn. Thế nhưng tôi nghĩ cái vui cái buồn đó tương đối và nó có những chuyển động của nó. Riêng đến năm nay niềm cay đắng của tôi dã bớt đi rất nhiều và thay vào đó là niềm vui. Ngày 30 tháng Tư năm nay tôi có thể nói với anh và các bạn nghe đài RFA rằng năm nay tôi vui lắm và tôi lạc quan. Lạc quan với vui vì thời cuộc trong nước ta đang có những thay đổi tuy chưa phải là thay đổi to lớn, nhảy vọt nhưng nó tiệm tiến và nó đi đến cái thay đổi cơ bản.
Vượt qua tư tưởng quá khích để đến với nhau
Mặc Lâm: Ông có nghĩ rằng Bộ Chính trị sẽ có một động thái nào đó trước nhu cầu hòa hợp hòa giải để tiến đến xóa bỏ lằn ranh thù hận đã hiện hữu quá lâu hay không, và theo ông họ phải làm gì?
Tôi nghĩ là phải vượt qua những tư tưởng quá khích đó để đến với nhau như anh em ruột thịt. Bình đẳng nhìn đến tương lai chứ không phải chỉ quay về quá khứ thì mới có thể thực hiện được hòa hợp và hòa giải số đông đồng bào trong và ngoài nước. Ông Bùi Tín
Ông Bùi Tín: Tôi không tin cái Bộ Chính trị hiện nay nghĩ đến hòa giải và hòa hợp. Phải thay đổi, có khi phải thay lãnh đạo thì mới có thể có tư duy mới để mà thực hiện hòa giải hòa hợp đã lỡ mất đến 38 năm. Còn việc phải làm gì để hòa giải hòa hợp thì nhiều lắm. Ví dụ như từ nay trở đi đừng  gọi miền Nam là “ngụy” nữa. Sửa cả những văn kiện lịch sử đừng nói là bán nước nữa vì miền Nam có những cách yêu nước riêng của họ và đừng gọi là ngụy nữa vì đây là anh em ruột thịt với nhau, mỗi bên có đường lối khác nhau. Ví dụ như cho anh em cũ ở miền Nam trở về sửa sang lại nghĩa trang Biên Hòa chẳng hạn. Như vậy sẽ là những cái hòa hợp hòa giải thiết thực
Hiện nay còn có những người bị tù 38 năm rồi vẫn còn trong tù, tôi nghĩ phải thả họ ra và nhân đó phải trả lại tự do cho tất cả anh chị em đấu tranh cho dân chủ. Từ anh Cù Huy Hà Vũ cho đến nhà báo Điếu Cày và một số anh em gần đây bị tuyên án. Phải trả tự do cho tất cả. Đó là biểu hiện của hòa hợp hòa giải. Thế nhưng tôi thấy lãnh đạo hiện nay đã quá sức của họ. Bây giờ họ tham nhũng quá rồi cho nên họ không muốn nhả ra nữa. Họ không muốn trả lại những gì họ đã lấy của nhân dân. Họ đã ăn cắp, ăn cướp đất đai tiền bạc của nhân dân cho nên họ không nghĩ tới hòa hợp hòa giải được nữa, đã quá muộn rồi.
Hiện nay đã có hòa giải hòa hợp nhưng không phải từ những người lãnh đạo. Hiện nay trong hàng ngũ dân chủ, hàng ngũ đòi tự do đã nảy ra những điều hòa hợp hòa giải, bắt tay với những anh em dân chủ ngoài nước để mà hỗ trợ lẫn nhau đó mới là cái hòa hợp hòa giải quý báu. Tất nhiên ở ngoài hay ở trong gì cũng đều có những tư tưởng quá khích nhưng tôi nghĩ là phải vượt qua những tư tưởng quá khích đó để đến với nhau như anh em ruột thịt. Bình đẳng nhìn đến tương lai chứ không phải chỉ quay về quá khứ thì mới có thể thực hiện được hòa hợp và hòa giải số đông đồng bào trong và ngoài nước
Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.

Tháng Tư nghĩ về văn hoá và áo dài

Tháng Tư nghĩ về văn hoá và áo dài

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
09:22 GMT - chủ nhật, 28 tháng 4, 2013
Áo dài phất phới ở Union Square, San Francisco
Áo dài phất phới ở Union Square, San Francisco
Biến cố 30-4-1975 đã đưa hàng triệu người Việt ra nước ngoài sinh sống, đông nhất ở Hoa Kỳ, Úc, Pháp, Canada, Đức.
Mỗi năm, cuối tháng Tư là lúc người Việt hải ngoại nhớ về một sự kiện đau thương đã làm gia đình ly tán, buộc nhiều người phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn ra đi. Thời điểm này cũng đánh dấu sự khai sinh cộng đồng người Việt tại nhiều nơi trên thế giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ với hơn 100 nghìn người tị nạn Việt Nam đầu tiên được định cư.
Bỏ quê hương ra đi, nhiều người không mang theo được gì ngoài văn hoá nguồn cội đã thấm vào lòng.
Phát huy văn hóa Việt
Sau gần bốn thập niên định cư, văn hoá Việt đã có cơ hội phát huy và trở thành một phần trong sinh hoạt đời sống xã hội Mỹ.
Các hội học sinh, sinh viên gốc Việt thường tổ chức văn nghệ dịp tháng Tư. Vùng San Francisco năm nay có văn nghệ của học sinh trường Santa Teresa, của sinh viên San Jose City College, Stanford, U.C. Berkeley. Các em cố gắng vẽ lên lịch sử của nước nhà, của cộng đồng; đưa lên những nét đẹp quê hương qua điệu múa, câu hò tiếng hát bên cạnh tiếng nhạc, điệu nhảy sống động của văn hoá Mỹ.
Trong gia đình người Việt hải ngoại vẫn có tà áo dài, áo gấm, vẫn còn chai nước mắm, gói bún. Bữa ăn vẫn có rau mồng tơi, rau muống, cá kho tộ, có bát phở, tô mì Quảng hay bún bò Huế.
Cạnh dàn máy ti-vi có DVD Thuý Nga, Asia hay Duyên Dáng Việt Nam. Có tiếng hát Khánh Ly, Thanh Tuyền, Hồng Nhung, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh, Duy Khánh, Phi Nhung, Hương Lan, Quang Linh, Duy Quang, Bằng Kiều, Mỹ Linh, Quang Dũng qua ca từ nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh, Thanh Tùng, Bảo Chấn, Phú Quang…
Ngày nay, trong trường cấp 3 và đại học Mỹ đề tài chiến tranh Việt Nam vẫn được thảo luận hay nghiên cứu, nhưng không còn làm nhức nhối lương tâm, không còn gây nhiều xúc động trong lòng thế hệ trẻ như đã từng có đối với thế hệ cha anh. Âm hưởng của chiến tranh mờ dần và nét văn hoá Việt đang trở nên dấu ấn trong đời sống Mỹ với phở, bún, áo dài, Tết, bánh mì.
Văn hoá, hiểu một cách tổng quát là những sinh hoạt của một tập thể mà trang phục và thực phẩm dễ cảm nhận được nhất.
Nói đến “Tết” thì hầu như các sắc dân khác đều biết, vì cứ độ cuối tháng Giêng tây cộng đồng Việt lại rộn ràng với chợ hoa, hội chợ tết, cây nêu tràng pháo. Tết về có thiếu nữ mặc áo dài đội nón lá, có áo tứ thân khăn mỏ quạ, có bánh chưng, bánh tét, mứt kẹo.
Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng, đa văn hoá. Mới lập quốc hơn 200 năm, có một khoảng dài lịch sử văn hoá châu Âu được xem là chính thống. Nửa thế kỷ qua nước Mỹ đã có những chính sách nhằm thăng hoa các nền văn hoá khác nhau, từ văn hoá của người châu Phi, của sắc dân Mỹ La-tinh cho đến văn hoá Hồi giáo, văn hoá Á đông.
San Francisco nổi tiếng là thành phố nhiều bản sắc và thường xuyên có sinh hoạt đường phố. Đầu năm ta có Tết của người Việt, người Hoa với pháo nổ rền vang. Tháng Ba với lễ hội St. Patrick xanh thắm mầu lá. Tháng Tư dồn dập tiếng trống mừng lễ hội Hoa Anh đào. Đầu tháng Năm với Cinco de Mayo trong tiếng nhạc mariachi rộn ràng.
Áo dài, nón lá
Mấy năm gần đây, trung tuần tháng Năm còn có hội chợ văn hoá Á châu, nhấn mạnh đến truyền thống của những nước Đông Á như Việt Nam, Cam Bốt, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Hàn Quốc.
Trung tâm Văn hoá Âu Cơ đã đóng vai trò phối hợp tổ chức lễ hội này để làm phong phú thêm cho sinh hoạt thành phố và cho văn hoá cội nguồn Việt Nam với những áo bà ba, áo tứ thân, áo dài tung tăng trên phố.
Trong nét đẹp của văn hoá Việt, tà áo dài và nón lá là hình ảnh được thế giới biết đến nhiều nhất. Chiếc nón lá được dùng khắp nơi, từ bác nông dân ra ruộng cày cấy, mẹ đi chợ, bà bán hàng rong cho đến nữ sinh, phụ nữ ra đường đi học, đi làm cũng đội nón lá.
Huế trở nên đẹp và thơ mộng với chiếc nón bài thơ, với áo dài nữ sinh Đồng Khánh. Sài Gòn giờ tan trường ngập tràn áo trắng Trưng Vương, Gia Long, áo hồng Thiên Phước, áo xanh Bác Ái. Những hình ảnh đã là dấu ấn của một thời thăng hoa nét đẹp áo dài trên quê hương. Những tà áo đã đi vào âm nhạc, vào văn học.
Ngoài nét mỹ thuật của áo dài nón lá, hai trang phục này còn là cách bảo vệ da tốt nhất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Sau 1975, sân trường và đường phố Việt Nam không còn nhiều tà áo tung bay như trước.
Cho đến khi Việt Nam mở cửa giao thương với phương Tây vào đầu thập niên 1990, hình ảnh áo dài được làm sống lại qua các cuộc thi hoa hậu với những biên cải, cách tân.
"Nhưng làm sao để nhiều người Việt thích mặc áo dài là một điều khó khi ảnh hưởng văn hoá Âu Mỹ ngày càng sâu đậm tại Việt Nam."
Nhưng cách tân quá độ làm mất đi nét đẹp đơn sơ, trang nhã của áo dài.
Năm ngoái ở San Jose có trình diễn áo dài của các nhà thiết kế Đức Hùng, Minh Hạnh, Sĩ Hoàng từ trong nước và Quang Chánh, Debbie Nghiêm ở California, nhưng không thu hút chú ý. San Jose Center for the Performing Arts với hai nghìn chỗ mà chỉ có chừng 500 khán giả. Ngoài bộ áo của Sĩ Hoàng thoát lên nét thanh tao của áo dài, còn lại các nhà thiết kế khác đã làm đậm nét cung đình, quý phái cộng thêm khăn đóng quá khổ trên đầu và lủng lẳng nhiều thứ khác khiến người mẫu trông như nữ hoàng Ai Cập hay châu Phi. Còn áo dài của ông trưởng ban tổ chức cắt quá ngắn nên trông như áo của người Ấn Độ.
Áo dài thực là biểu tượng của văn hoá Việt vì loại hình trang phục này đã được triển lãm trong bảo tàng Hoa Kỳ, một lần ở San Jose Quilt Museum vào năm 2006 và tại American Museum of Natural History ở New York dịp Tết vừa qua.
Chuyện chọn quốc phục cho Việt Nam cũng được bàn luận trong nước từ nhiều năm. Năm 2006, tuy chưa gọi là quốc phục nhưng Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã mặc áo dài gấm vàng, cùng với lãnh đạo các nước tham dự hội nghị APEC ở Hà Nội.
Đầu năm nay chuyện quốc phục lại được truyền thông trong nước nhắc đến. Báo Đất Việt ngày 21-1-13 có bài phỏng vấn nhà sử học Dương Trung Quốc và ông bày tỏ muốn có bộ quốc phục là khăn đóng áo dài. Còn trên báo Đời Sống ngày 24-3-13, nhà ngoại giao Vũ Cường cho rằng chọn quốc phục là không cần thiết vì áo dài tự bản chất đã đậm nét văn hoá Việt vì rất nhiều người mặc, như áo kimono của người Nhật. Ông nêu vấn đề nếu tôn vinh áo dài lên quốc phục, còn trang phục của 53 sắc dân khác thì sao?
Sau Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, chưa thấy lãnh đạo nào khác đã mặc khăn đống áo dài trong dịp lễ hội.
Tại hải ngoại, quan chức ngoại giao Việt Nam như Tổng lãnh sự Lê Quốc Hùng và Nguyễn Bá Hùng lại đi bước trước khi các ông mặc khăn đóng áo dài đón Tết cùng kiều bào vùng San Francisco.
Nhưng làm sao để nhiều người Việt thích mặc áo dài là một điều khó khi ảnh hưởng văn hoá Âu Mỹ ngày càng sâu đậm tại Việt Nam.
Có thể bắt đầu từ học đường. Một chính sách đồng phục cho học sinh, nữ sinh mặc áo dài, nam sinh quần xanh áo trắng sẽ giúp thăng hoa áo dài trở lại và làm đẹp cho phong cảnh quê hương.
Tháng Tư nghĩ về văn hoá. Vì văn hoá là hạt mầm sẽ nở ra những bông hoa tươi đẹp. 

30 tháng Tư trong thế giới mạng

30 tháng Tư trong thế giới mạng

15:19 GMT - thứ hai, 29 tháng 4, 2013
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đề bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.
Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.
“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.
Trong khi đó Bấm Đốp Catherine có bài ‘30/4 - anh hỏi em nghĩ gì?’ trên Facebook được khá nhiều người tán thưởng.
Tác giả bình luận “Những ngày này em lên facebook, những avatar cờ vàng ba sọc đỏ xen lẫn với avatar cờ đỏ sao vàng. Những ngày này, người ta đang tranh cãi nhau nên gọi nó là ngày gì: giải phóng hay quốc hận".
'Giải phóng'
Biểu tình "Ngày Quốc Hận" chiều 27/04/13 tại Place du Trocadéro, Paris.
“Em đã đọc về Sài Gòn trước 75, em đã thấy những hình ảnh của một Sài Gòn phồn thịnh, tự do nên em không thể coi đó là ngày giải phóng.
“Em sinh sau đẻ muộn, em biết chuyện hàng ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi, em hiểu nỗi đau của những người còn sống sót và đến được bến bờ tự do nhưng em không muốn mang chữ hận thù bên cạnh mình.
“Em sẽ gọi nó là ngày tang thương, dù thực ra, cuộc tang thương của đất nước mình bắt đầu trước đó cả ba mươi năm”, tác giả viết.
Trong khi đó từ Đại học Harvard, nhà báo Huy Đức, tác giả cuốn "Bên Thắng Cuộc” dẫn lời Thủ tướng Thái Lan nói "Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả" khi đáp lại câu “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to" của cố Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt khi ông thăm nước này vào năm 1991.
Trong một entry ngắn trên Facebook, Bấm Huy Đức dẫn lời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nước độc lập mà dân không có tự do, hạnh phúc, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa".
"Nếu người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc" Nhà báo Huy Đức
Nhà báo có nhiều người hâm mộ trên Facebook viết tiếp “Ngày 30-4-1975, cũng có thể coi là ngày chiến thắng nhưng nó chỉ mới là chiến thắng của những người cộng sản”.
“Cho dù đã sau 38 năm, theo tôi, vẫn có thể tạm gác lại chuyện đánh giá bản chất của cuộc chiến tranh.
"Nếu những người cộng sản tin những gì mình đã làm là cao cả thì nên chiểu theo "lời dạy của Hồ Chí Minh", thấy cái gì dân chưa có tự do thì trả tự do cho dân, thấy cái gì dân chưa hạnh phúc thì để cho dân mưu cầu hạnh phúc.
“Cái ngày mà đảng cộng sản Việt Nam làm được điều đó xin cứ gọi là ngày giải phóng và chắc chắn sẽ có không ít người dân cũng coi đó là ngày chiến thắng”, nhà báo Huy Đức bình luận trên Facebook của mình.
Con em 'chế độ cũ'
“38 năm- Nhà nước của một nửa” của Bấm Ngô Minh là bài viết được phát tán khá nhiều khác trên mạng.
Tác giả mở bài nói “Cứ nghĩ đến đất nước từ sau năm 1975 đến nay, đã 38 năm gọi là “thống nhất” nhưng thực tế lòng người chưa về một mối”.
Người dân tại cả hai bên chiến tuyến đều chịu thiệt hại về người và của trong Cuộc chiến Việt Nam.
“Thực tế vẫn tồn tại hai loại người: Người phe của cách mạng và người thuộc phe “ngụy quân ngụy quyền”. Hai “loại người” cùng sống trong một làng, ấp, xã này khác biệt nhau từ ý thức hệ đến những chế độ chính sách cụ thể hàng ngày.
"Những phân biệt đối xử như vậy khiến người dân liên quan đến “ngụy quân ngụy quyền” cứ nghĩ: Nhà nước này là nhà nước của những người cách mạng, không phải nhà nước của mình. Nghĩa là nhà nước của một nửa,” tác giả viết.
Bài viết mô tả về sự phân biệt đối xử với “con em ngụy quân ngụy quyền, những người làm việc dưới chế độ cũ” và cáo buộc điều tác giả gọi là có một loại “nhà nuớc một nửa khác”.
“Đó là nhà nước ra tay ủng hộ bọn cướp đất của dân, điều động cảnh sát , quân đội trấn áp nhân dân để cho bọn cướp đất làm giàu như ở Tiên Lãng, Văn Giang. Ở Tiên Lãng, người nông dân bị hại đứng lên chống lại bọn cướp thì bị xử tù nặng hơn bọn cướp. Nghĩa là nhà nước là nhà nước một nửa, nhà nước của quan chức tham nhũng”, tác giả nhận xét.
Phải nói thẳng rằng, 38 năm qua, nhà nước cầm quyền đã không có được một chính sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất hòa tăng lên.
"Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình"
Phương Bích
Tôi cứ nghĩ, nếu cứ tiếp tục quản lý đất nước theo ý thức hệ “địch–ta” như thế này thì đến trăm năm nữa người Việt cũng không hòa giải dân tộc được.
Còn công dân mạng k‎ý tên Phương Bích thì lấy nguồn cảm hứng từ bài thơ “Đất nước, những năm tháng thật buồn” của ông Nguyễn Khoa Điềm, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006) để viết bài “Hòa giải dân tộc cũng là chuyện của người Việt trong nước” vì điều tác giả gọi là ông Điềm đã “nói hộ tâm tư của không ít người, trong đó có cả tôi”.
“Ít nhất đã có nhiều người ở cả hai phía của cuộc chiến trước đây, giờ trở thành bạn bè thân thiết qua mạng. Họ đều có chung một khao khát cho đất nước, sau ngần ấy năm đau khổ vì chiến tranh và ly tán, nay phải được bình yên và hạnh phúc.
“Tôi tin chả có thế lực thù địch nào bên ngoài, nguy hiểm bằng chính sự tha hóa ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước mình,...
“Chuyện hòa giải không còn là của riêng người Việt trong nước và người Việt tha phương, mà chính người Việt trong nước cũng cần hòa giải với nhau. Nếu không cố gắng tìm tiếng nói chung, vô hình chung chúng ta càng đẩy mình ra xa nhau,” tác giả Phương Bích viết.

Kiều hối về VN đạt 10 tỷ đôla năm 2012

Kiều hối về VN đạt 10 tỷ đôla năm 2012

07:18 GMT - thứ ba, 30 tháng 4, 2013
Tiền đôla
Việt Nam đứng thứ chín thế giới về kiều hối
Tin cho hay lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2012 đạt 10 tỷ đôla, đứng thứ chín trên thế giới.
Báo chí trong nước dẫn nguồn Ngân hàng Thế giới (WB) nói Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Philippines, về kiều hối từ các nước ngoài.
Sau Philippines và Việt Nam là Indonesia với 7,2 tỷ đôla và Thái Lan với 4,12 tỷ đôla.
Trên thế giới, Ấn Độ là quốc gia nhận kiều hối lớn nhất với 69,35 tỷ đôla. Tiếp sau là Trung Quốc với 60,24 tỷ.
Tổng cộng trong năm 2012, lao động nhập cư từ các nước đang phát triển đã gửi về nước một lượng tiền là 401 tỷ đôla, tăng 5,3% so với năm 2011. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay.
Lượng kiều hối về các nước Đông Nam Á tổng cộng là 47,96 tỷ đôla năm ngoái, tăng 8,43% so với năm 2011.

Tăng đều

Kiều hối gửi về Việt Nam mỗi năm đều tăng so với năm trước. Lượng kiều hối về TPHCM chiếm bình quân khoảng 42-43% tổng lượng kiều hối cả nước.
Năm 2010, kiều hối gửi về Việt Nam là hơn 8 tỷ đôla, tăng 25,6% so với năm 2009.
Hiện có hơn bốn triệu người Việt đang định cư tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra, có khoảng nửa triệu lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
Các thị trường có lượng kiều hối mà người lao động gửi về nhiều nhất là Đài Loan, Nhật Bản, sau đó là Malaysia và Nam Hàn.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Việt Nam năm 2012 ước tính đạt 136 tỷ đôla.

Monday, April 29, 2013

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do?

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1)

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2013-04-29
04292013-ngoclan.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_APP2000052916857-305.jpg
Những người Việt Nam vượt biển được đưa vào bờ biển của Malaysia năm 1978. AFP photo

Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt sống trong giai đoạn này, ít nhiều đều bị cuốn vào vòng xoáy của thời cuộc, của những biến đổi đau thương.
Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.
Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.

Tháng 4 định mệnh

Đào Nguyễn, hiện là một chuyên viên tài chánh đang sống tại Houston thuộc tiểu bang Texas, rời Việt Nam vài ngày 29 Tháng Tư năm 1975, khi vừa tròn 10 tuổi.
Theo Đào, chuyến đi định mệnh của cô “tương đối trôi chảy và ít nước mắt hơn so với rất nhiều người Việt khác”:
“Lúc bấy giờ tôi còn là một đứa nhóc tì nên hoàn toàn không có quyết định gì. Ai biểu đi thì đi, xách thì xách, khiêng thì khiêng.
Chiều ngày 29 tháng Tư năm ấy, ba tôi đưa gia đình đến bãi Sau Vũng Tàu để rời Việt Nam cùng với một số gia đình khác.
Nhìn hình ảnh của ba tôi từ từ nhỏ lại, xa dần, mờ dần rồi khuất hẳn, tôi cứ ngỡ ba sẽ đi sau bằng một chiếc tàu khác. Nhưng không ngờ ba tôi đã quyết định ở lại chọn con đường nghĩa khí cho riêng ông.
Tàu rời bến lúc 7 giờ chiều và đến 4 giờ sáng thì loa phóng thanh báo tin tàu bị bể bơm nước và kêu gọi đàn ông thanh niên phụ tát nước. Trời còn tối đen, lúc đó mọi người lo lắng tàu sẽ đắm.
Các bà thi nhau đọc kinh cầu nguyện như ri. May mắn lúc đó có một chiến hạm của Mỹ đi qua và cho tất cả lên tàu.
Nghĩ đến những người đi vượt biên rồi bị cướp bóc, hãm hiếp, hoặc bị rớt xuống biển tôi thấy đau xót quá bởi tự do của họ đã phải đổi bằng một giá quá lớn.- Đào Nguyễn, Texas

Từng người một leo lên cái thang dây trong tiếng la hét, khóc lóc. Một số bà mẹ, trong đó có mẹ của tôi réo gọi con cái mang theo hành lý leo lên.
Bây giờ nghĩ lại cũng còn ngán vì một tay phải nắm vào thang dây, còn tay kia thì xách đồ nặng. Rồi lại còn phải leo xuống để lấy thêm đồ trong lúc người ta từ dưới đang đi lên và lính Mỹ thì không cho xuống, mà mẹ tôi thì cứ la um sùm.
Tôi còn nhớ khi tôi nói: 'thôi mẹ ơi, bỏ lại tất cả đi!' tôi bị mẹ 'bộp' cho một cái đau điếng nên im luôn cho tới mấy ngày.
Chuyện đến đất tự do của tôi chỉ có vậy thôi. Nhưng nghĩ đến những người đi vượt biên rồi bị cướp bóc, hãm hiếp, hoặc bị rớt xuống biển tôi thấy đau xót quá bởi tự do của họ đã phải đổi bằng một giá quá lớn!”

Ra đi, vì không được học đại học

unhcr-250.jpg
Những người Việt vượt biển. Photo courtesy of UNHCR

Chị Jennifer Nguyễn, ngoài 50 tuổi, đang sống tại thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, nhớ mãi kỷ niệm về các chuyến đi vượt biên của mình vào năm 1979, sau khi không được chấp nhận vào trường Cao Đẳng Sư Phạm với lý do “có thân nhân đi nước ngoài.”
Chị Jennifer kể:
“Sau khi học xong lớp 12 khoảng Hè năm 1979, tôi đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm nhưng bị đuổi học vì có thân nhân đi nước ngoài. Thế là ba tôi bắt tôi phải vượt biên vì không còn tương lai nếu chỉ có bằng tú tài.
Tôi đi chuyến đầu chung với mấy anh chị, hết thảy là 6 người. Chuyến đó ở nhà có bao nhiêu nữ trang của Má tôi chết để lại đem chung một mớ cho người tổ chức.
Sau khi ngủ một đêm trong một ngôi chùa ở Vũng Tàu, tất cả bị công an ập vào bắt chở vào trại giam Vũng Tàu và bị tịch thu hết phần nữ trang còn lại.
Lần đó, mấy chị em tô bị tù một tháng, trong đó có một chị ruột và một chị dâu tôi đang mang thai khoảng 6, 7 tháng.
Tôi đậu vào trường Cao Đẳng Sư Phạm nhưng bị đuổi học vì có thân nhân đi nước ngoài. Thế là ba tôi bắt tôi phải vượt biên vì không còn tương lai.- Jennifer Nguyễn. Seattle

Sau chuyến đó, tôi không muốn đi nữa vì quá hãi hùng chuyện ở tù, nhưng ba tôi không chịu thua và thuyết phục tôi đi cho bằng được.
Tôi tiếp tục đi chuyến thứ 2, thứ 3, vẫn không thành công nhưng hên là không bị bắt mà trở về nhà an toàn.
Đến lần thứ 4 vào khoảng cuối năm 1979, chỉ vài ngày trước lễ Giáng Sinh, tôi ra đi ngay tại thành phố Mỹ Tho, nơi tôi ở.
Đi một mình, không có ai tiễn đưa vì sợ bị lộ. Tôi chỉ cần đi bộ ra vườn hoa mất khoảng 15 phút từ nhà, rồi bước qua bờ tường của vườn hoa là xuống tới ghe.
Ghe này là ghe chính, giả dạng đi đánh cá, từ từ đi ra cửa biển. Khi gặp tàu đi tuần thì tôi phải thục đầu xuống vì da tôi trắng không giống dân đi đánh cá. Ghe thì nhỏ mà có đến 76 người, ngồi chật như xếp cá mòi vậy.
Ghe vượt sóng ra cửa biển, đi chưa bao lâu thì bị công an rượt. Chủ ghe xả hết tốc độ, thoát được công an, nhưng ghe lại bắt đầu lạc phương hướng.
Chưa hết, đến lúc mọi người tìm nước uống thì chỉ thấy toàn là dầu thôi. Thì ra vì gấp rút lúc đổ người và tiếp liệu vào tàu chính, thùng để nước và dầu nằm lẫn lộn, mở thùng nào cũng toàn là dầu chứ không tìm thấy nước, thế là bà con bắt đầu dành nước uống, chửi lộn nhau chí chóe.
Đi không biết bao lâu thì thấy vài chiếc tàu nhỏ, nhưng ban đêm nên không dám ra hiệu cầu cứu mà phải chờ đến trời sáng nhìn cho kỹ rồi mới dám đốt vải để xin tiếp cứu thì họ lại làm lơ.
Mọi người vừa nản vừa lo vì lương thực mang theo chỉ có một bao gạo do chủ ghe đem theo nấu cháo phát cho mọi người, ăn sắp hết, nước thì lộn với dầu…
Sau 3, 4 ngày lênh đênh trên biển thì nhìn thấy dãy núi ở xa xa, bà con mừng như chết đi sống lại vậy. Thế là chủ ghe và một số người bàn là phải phá ghe và vứt máy xuống biển thì nó mới cho ghe mình vào. Sau vài giờ dằn co thì ghe được vào gần đến bờ, mọi người phải nhảy xuống biển và tự lội vào.
Khi vào bờ rồi thì mọi người mới biết mình đến bờ biển Mã Lai, phải ngủ trên bờ biển một đêm, đến chiều ngày hôm sau mới có tàu của Cao Ủy Tị Nạn chở sang đảo Pulau Bidong.
Những ngày trên trại thì hết đi xin quần áo cũ thì xin đồ ăn hộp của những người đi định cư trước để ăn thêm phần ăn do Cao ủy phát. Tôi ở trại khoảng hơn 6 tháng.
Đến ngày ra cầu Jetty để đi định cư, được nghe ca sĩ Lệ Thu hát trên đài bài “Ngày Mai em đi…” nghe vui cho mình nhưng cũng không khỏi chạnh lòng nghĩ đến những người quen trên đảo bị rớt phỏng vấn không biết đến bao giờ mới tới phiên họ đi định cư..”
 

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 2)

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2013-04-30
04302013-ngoclan.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
image.jpg
Một người tị nạn Việt Nam đã cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995. AFP photo
Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.

Không thể quên

Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.
Sơn Trần, một kỹ sư điện toán đang sống tại San Jose, miền Bắc California, đặt chân đến phi trường Los Angeles vào một đêm mùa thu năm 1984, cũng không quên 3 chuyến vượt biên của mình khi đang còn là sinh viên đại học Bách Khoa Sài Gòn.
Sơn kể dưới sự móc nối của ba má anh từ miền Trung ra Vũng Tàu, anh vượt biên năm 1983, lúc đang học đại học bách khoa ở Sài Gòn.
Không kể vài lần xuống nhà tay tổ chức nằm cả đêm rồi sáng hôm sau lại mò về thành phố vì bị “bể” thì lần vượt biên thành công là lần thứ 3, sau 2 lần thực sự bước lên tàu rồi quay về. Cả ba lần anh đều đi ở Bà Rịa.
Theo lời anh Sơn, một lần tàu chạy ra khỏi cửa biển Vũng Tàu nửa ngày rồi phải quay trở lại vì tàu vô nước và tay tài công đầy kinh nghiệm không chịu đi tiếp vì biết chắc là đi là chết.
Một lần khác khi anh đã trèo lên tàu và tàu rời bãi nhưng 'dân đi hôi' bám theo bát nháo quá khiến người tài công sợ, ôm la bàn nhảy xuống lội vô bờ chạy trốn. Anh Sơn cùng với những người còn lại trên tàu cũng chạy tán loạn.
Lần đó trời gần sáng anh mò lên đường cái đón xe đò Bà Rịa về lại Sài Gòn mà túi không có một đồng. Người lơ xe ngó thấy anh chân và ống quần bết bát bùn biết ngay là dân vượt biên không thành. Người lơ xe thấy tội nghiệp nên kêu anh trèo lên nóc xe ngồi.
Tuy nhiên, anh Sơn cho rằng số anh hên, đi lên đi xuống Sài Gòn-Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều lần vậy mà không lần nào bị tóm.
Lần vượt biên cuối cùng cũng như mơ.
Qua mấy ngày lênh đênh trên biển mửa thốc mửa tháo tới mật xanh, rồi thì tàu cũng ra tới hải phận quốc tế và được tàu hàng Pháp đi ngang bắt gặp vớt vô Singapore.
Sơn ở Singapore hơn 3 tháng, được đưa qua Galang Indonesia học Cultural Orientation 6 tháng, rồi được đưa về lại Singapore để đi Mỹ vì có người anh bên Mỹ bảo lãnh.
Sơn Trần tâm sự:
“Tôi bước xuống LAX một đêm Mùa Thu năm 84. Anh chị tôi đi đón. Trời bên ngoài tối đen nhưng đèn đường và đèn xe sáng rực. Tôi biết cuộc đời sẽ thay đổi khá hơn từ đó, vì dù bóng đêm có bao phủ cả bầu trời nhưng đây đó vẫn có những bóng đèn đường rọi sáng những bước chân dọ dẫm làm lại cuộc đời, và nhất là mình biết chắc ngày mai bình minh sẽ trở lại.”
Nếu như hầu hết những người liều mình đi tìm hai chữ “tự do” không thể rời Việt Nam từ thời điểm 30 Tháng Tư thì phần lớn đều chọn con đường vượt biên, bất chấp mọi hiểm nguy. Nhưng với ông Franklin Đắc Nguyễn, cư dân thành phố Anaheim ở miền Nam California, thì câu chuyện tị nạn cộng sản của ông khi đang là bộ đội đóng quân tại Battambang ngay sát biên giới Cambodia và Thái Lan, cũng khiến người ta phải suy nghĩ.
“Từ phi trường Phụng Dục, Buôn Mê Thuột, nhóm chúng tôi được lệnh không vận bằng những chuyến bay thổ tả thời Liên Xô xưa cũ để lại. Cứ thế sau vài giờ bay, chúng tôi đã có mặt tại Siem Reap vào đầu mùa mưa cuối Thu 1979. Cả một thệ hệ tuổi trẻ của chúng tôi 18, 19 tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng 'sinh Nam tử Camp' thì cầm chắc trong tay. Biết thì biết thế, nhưng chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác hơn!
Những ngày sống trên đất Miên là những ngày chúng tôi bị bủa vây bởi sự chết chóc, lo sợ, kinh hoàng. Sống trong cảnh màn trời chiếu đất nơi rừng thiêng nước độc, ngày chiến đấu, đêm về di động, hoán chuyển vị trí. Chúng tôi có cảm tưởng mình như loài thú hoang ghẻ lạnh, sống lây lất bên lề xã hội chờ ngày Chúa Phật gọi về.”
Theo ông Franklin, tình hình chiến sự mỗi ngày một căng thẳng, ông lại được điều động về Battambang, sát biên giới Thái, nơi trận chiến đang xảy ra khốc liệt. Nhóm của ông tất cả 7 người đồng lòng với quyết định táo bạo là cố tìm sự sống trong cái chết đang rình rập đợi chờ. Mọi người tự nguyện ra đầu thú với nhà chức trách Thái Lan sau một ngày đêm băng rừng vượt suối trực diện với nhiều hiểm nguy bên mình. Đến được đồn lính biên phòng của người Thái là họ đã biết mình bước những bước đầu tiên đến đất tự do.
Ông Franklin nhớ lại:
“Cả một khu vực biên giới Thái-Miên náo động lên vì sự xuất hiện của chúng tôi, cả hai bên đều ngần ngại, sợ, nghi ngờ nhận diện lẫn nhau. Họ bắt buộc chúng tôi, ngay lập tức trở lại biên giới để vứt bỏ những vũ khí mà chúng tôi lỡ mang theo để phòng thân và quay trở lại gặp họ điều tra tiếp.
Sau vài tuần thanh lọc, điều tra và với lòng thành tâm, thiện chí của chúng tôi, họ đã liên lạc với ủy ban Liên Hợp Quốc nhờ can thiệp và giúp đỡ, hợp thức hóa ý nguyện của chúng tôi.
Trong một thời gian ngắn, 7 đứa chúng tôi đã thay da, lột xác trở thành người tị nạn cộng sản như vài ngàn người Việt, Miên, Lào hòa mình trong trại tị nạn NW9, cạnh biên giới Thái-Miên, chờ ngày nhận lãnh đi một đệ tam quốc gia.
Tất cả 7 đứa chúng tôi đồng lòng xin đi Mỹ định cư dù thời gian phải chờ đến thiên thu cũng chấp nhận.”
Nhưng ông Trời không phụ lòng người có kiên trì chờ đợi, chỉ chừng sáu tháng sau đó, tất cả 7 người trong nhóm ông Franklin được chấp nhận cho sang Mỹ định cư qua chương trình bảo lãnh của các hội từ thiện bên này.
Sự tự do là vô giá, họ đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, nước mắt, bao nhiêu vong linh, xương máu của bạn bè, của nhân dân, của những người kém may mắn nằm lại. Hơn 30 năm qua đi, thời gian cứ mãi đong đưa. Nhiều đêm về, nhiều người trong số họ thực sự không rõ mình đang ở đâu trong cõi đời này. Có những người cảm thấy hạnh phúc, quên đi những năm tháng cơ cực ám ảnh đã qua. Có những người, nỗi ám ảnh của những ngày đen tối nhất cuộc đời cứ dai dẳng, đeo đuổi trong suốt quãng đời còn lại.

Giới trẻ VN nghĩ gì về quá khứ?

Giới trẻ VN nghĩ gì về quá khứ?

Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2013-04-29
04292013-nhankhanh.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Del6190839-305.jpg
Giới trẻ Việt Nam thưởng thức cà phê Starbucks mới mở
AFP photo

Vừa qua trên không gian mạng xuất hiện một album nhạc với tựa đề “Hòa giải để Hy vọng” do những thanh niên trong nước thực hiện. Vậy với album này, những người trẻ Việt Nam hôm nay nghĩ gì về hôm qua và mong muốn điều gì cho tương lai Việt Nam ?

"Hòa giải để Hy vọng"

"Hòa giải để Hy vọng" là một album video gồm những ca khúc và hình ảnh về một cuộc chiến đã qua. Điều khá thú vị là album nhạc này lại được giới thiệu bởi những người thuộc thế hệ trẻ sinh sau cuộc chiến 1975, họ hoàn toàn vô can với quá khứ ấy. Khi xem album ‘Hòa giải để Hy vọng’, khán giả sẽ thấy tuyển tập này dùng nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…. Về cách thức lựa chọn nhạc phẩm và độ tuổi của các tác giả thực hiện album, chúng tôi được một thanh niên ẩn danh trong nhóm làm tuyển tập video này cho biết:
Những bản nhạc được lựa chọn trong album đều dựa trên sở thích âm nhạc của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình tìm hiểu về tinh thần hòa giải dân tộc, các thành viên trong nhóm đã tìm thấy những bản nhạc phản chiến của Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, mọi người rất thích những tác phẩm này. Do đó qua năm nay đến ngày 30 tháng Tư, khi mà chúng tôi cảm thấy thực sự cần gửi một thông điệp hòa giải đến với thế hệ của mình, đến những người Việt Nam khác đang còn tranh luận về cuộc nội chiến thì chúng tôi chọn phương thức là gởi những bản nhạc mà chúng tôi đang yêu thích.
Người lớn tuổi nhất trong nhóm thực hiện clip của chúng tôi có lẽ là người đọc lời giới thiệu, anh ấy cũng chỉ sinh đầu những năm 1980 thôi. Chúng tôi hầu hết là những sinh viên.
Khi nghe và xem ‘Hòa giải để Hy vọng’, người thưởng thức không quá khó để nhận ra tính nghiệp dư của nhóm thực hiện. Song điều gì khiến album nhạc này hấp dẫn khán thính giả, khi chỉ sau một ngày phát hành lên không gian internet đã thu hút hơn 1.000 người xem. Từ góc độ là người đã nghe qua ‘Hòa giải để Hy vọng’, một Cử nhân khoa học chuyên ngành Quản lý Xã hội là ông Phạm Văn Trội, hiện đang sống ở Hà Nội đã cho biết như sau:
Tôi đã nghe album ‘Hòa giải để Hy vọng’. Thứ nhất là về ý tứ của album này là họ nói lên những sai lầm trong quá khứ, sự khác biệt về ý thức hệ mà để cho cả dân tộc Việt Nam vùi trong chiến tranh tàn phá và chết chóc.
Họ muốn qua album này nói lên tinh thần xóa bỏ đi các định kiến, hòa giải dân tộc để xây dựng một dân tộc Việt Nam hoàn toàn mới. Không cho phép lập lại những sai lầm tương tự trong quá khứ. Ý tưởng của các bạn xây dựng album này cũng rất là hay, vì mong muốn các thế hệ tại Việt Nam hôm nay được hòa bình và tự do. Qua album, họ muốn gởi tới các nhà lãnh đạo Việt Nam là hãy tôn trọng sự khác biệt về chính kiến cũng như ý thức hệ; để cả dân tộc chung tay xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc.
Ở những tác phẩm sáng tạo như âm nhạc, rất dễ trở nên vô vị và nhạt nhẽo nếu người thực hiện không thổi hồn vào đó. Vậy nhóm người trẻ đã có những suy nghĩ gì khi tiến hành xây dựng ‘Hòa giải để Hy vọng’?
Ý tưởng của các bạn xây dựng album này cũng rất là hay, vì mong muốn các thế hệ tại Việt Nam hôm nay được hòa bình và tự do. - Ông Phạm Văn Trội, Hà Nội
Khi thực hiện album này, chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều; nhưng cảm giác chung là buồn và cảm thấy nuối tiếc. Có lẽ chúng ta đã tránh được cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn này, nếu người Việt chúng ta biết yêu thương nhau hơn. Có những lúc tôi ước gì rằng, giá mà người Việt Nam chúng ta không có những thói quen giải quyết những tranh chấp và bất đồng bằng giải pháp bạo lực, dù bạo lực trong hành vi hay trong ngôn từ.
Nếu chúng ta đạt được bước tiến bộ này, có lẽ dân tộc chúng ta có được một may mắn lớn. Như thế chúng ta tránh được những thảm kịch như cuộc nội chiến vừa rồi. Và có lẽ cũng đã đạt được độc lập và dân chủ hóa thành công, mà không mất quá nhiều xương máu. Tôi nghĩ chúng ta có một lựa chọn khác và vẫn còn một lựa chọn khác… Nhưng điều đáng tiếc là cho đến lúc này, cái tâm lý tôn sùng bạo lực và hận thù ấy vẫn còn là tâm lý ngự trị trong chính thế hệ trẻ hay thế hệ của chúng tôi.

Mong chờ một nước Việt Nam mới

DSC00358-200.jpg
Bảng hiệu tuyên truyền cho ngày 30 tháng 4 ở Hà Nội. RFA photo

Liệu những mong muốn của lớp người thuộc độ tuổi đại diện tương lai đất nước sẽ được người thuộc thế hệ đang đóng vai trò chủ động trong xã hội đón nhận như thế nào. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, ông Phạm Văn Trội cho biết suy nghĩ cá nhân về vấn đề hòa giải dân tộc như sau:
Hiện nay, ngay trong quốc nội Việt Nam cũng đã có quá nhiều rạn nứt. Rạn nứt ngay trong giới lãnh đạo cao cấp, rạn nứt giữa chính quyền với người dân ngày càng gia tăng. Niềm tin của người dân với đảng hiện nay như một con số không.
Vấn đề thứ hai là rạn nứt trong chính sách của nhà nước với những người đang sống ở hải ngoại, đó là một bộ phận của dân tộc ta. Chưa được hòa hợp thống nhất vì những người cộng sản hôm nay vẫn còn đối xử thù địch với đồng bào hải ngoại. Vì thế mà đất nước Việt Nam chúng ta chưa thể đoàn kết, thống nhất cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam mới. Vì vậy, tôi cho rằng vấn đề hòa giải dân tộc hiện nay là một vấn đề vô cùng quan trọng. Chỉ có hòa giải thực sự thì mới xây dựng được một nước Việt Nam lớn mạnh. Để làm được điều đó, nhà cầm quyền cần từ bỏ độc đảng, tôn trọng các cá nhân có ý kiến khác biệt và tôn trọng các đảng phái khác để cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam mới.
Giải thích về ý nghĩa của sự hy vọng theo như tựa đề của album nhạc tuyển, người thanh niên hơn 20 tuổi tiếp tục cho chúng tôi biết về những hy vọng của anh ấy cho tương lai Việt Nam:
Tôi thực sự hy vọng và mong chờ không chỉ về cuộc hòa giải liên quan về cuộc chiến tranh vừa qua, mà còn mong chờ một nước Việt Nam mới. Chúng tôi nghĩ đó là một nước Việt Nam đa sắc màu, thay vì chỉ quẩn quanh trong thế giới vàng và đỏ. Đó không phải là một Tổ quốc Việt Nam XHCN, mà là một Tổ quốc cởi mở và có đủ đất để ươm mầm cho mọi quan điểm, mọi chính kiến và mọi luồng tư tưởng khác nhau.
Tôi tin rằng một Tổ quốc như thế, có lẽ sẽ che chở con em của nó thoát khỏi những thảm kịch đau lòng như là cuộc nội chiến vừa rồi. Một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên, hòa hợp và hòa bình sẽ trở thành một cường quốc. Tôi nghĩ là để xây dựng nước Việt Nam ấy, chúng ta phải huy động tấm lòng và sức lực của mọi người Việt. Đó là lý do để thế hệ chúng tôi, tức là thế hệ trẻ nên hòa giải khẩn cấp ngay từ ngày hôm nay.
Là người từng trả giá đến 4 năm tù giam cho việc nêu lên những quan điểm chính trị, ông Phạm Văn Trội có nhận xét gì về người trẻ Việt Nam hôm nay:
Tôi thực sự hy vọng và mong chờ không chỉ về cuộc hòa giải liên quan về cuộc chiến tranh vừa qua, mà còn mong chờ một nước Việt Nam mới. - Một thanh niên VN
Tôi phải khẳng định rằng là giới trẻ Việt Nam hôm nay rất là năng động và tài năng, khác hẳn với thời cha ông của họ, cả về cái nhìn kinh tế lẫn chính trị. Về mặt chính trị thì họ không còn chính kiến giữa cộng sản hay là cộng hòa, các bạn trẻ đã thấu hiểu những mất mát trong chiến tranh. Một cuộc chiến vô nghĩa, không có người thắng và người thua. Một cuộc chiến sai lầm nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, mà trong đó là anh em ruột thịt bắn giết lẫn nhau, chỉ vì khác nhau về mặt ý thức hệ.
Vấn đề thứ hai là giới trẻ Việt Nam hôm nay thì họ rất muốn dân chủ và tự do, để phát triển những tài năng của họ; đặc biệt là mở rộng thực thi các quyền căn bản của con người.
Ngoài ra, người trong nhóm thực hiện album ‘Hòa giải để Hy vọng’ còn cho chúng tôi biết nhu cầu hòa giải không gói gọn trong không gian quá khứ, hòa giải cần phải trở thành một triết lý quản trị quốc gia.
Suy tư và ước vọng của các nhân vật xung quanh album ‘Hòa giải để Hy vọng’ mà chúng tôi hân hạnh được tiếp xúc hôm nay, không hẳn là đại diện duy nhất cho những người trưởng thành trong nước sau 1975. Nhưng trong một bối cảnh nhiều đặc thù như Việt Nam, những thiện chí nhân bản và giàu lòng ái quốc cần đáng được ghi nhận và tôn trọng.

30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại

30 Tháng Tư, 38 năm nhìn lại

Hiền Vy, thông tín viên RFA
2013-04-28
vhvy04282013.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
saigon-april3075-305.jpg
Sài Gòn ngày 30-04-1975. AFP PHOTO


Cách đây 38 năm, hàng triệu người Việt từ miền Trung và vùng cao nguyên Việt Nam bồng bế nhau theo đoàn quân VNCH di tản vào miền nam Việt Nam. Ngày 30 Tháng Tư 1975, chính thể Việt Nam Cộng Hòa chính thức cáo chung.
Vào những ngày cuối Tháng Tư 1975, hàng vạn người đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đủ mọi phương tiện; trên những con thuyền bé nhỏ, đến những tầu chiến hải quân, hay máy bay vận chuyển, hoặc trên những chiếc trực thăng...
Những ngày sau đó, ở Việt Nam là những nhà tù trá hình được gọi là "Trung Tâm Cải Tạo", giam giữ hàng triệu quân nhân công chức VHCH để trả thù. Hàng triệu người Việt tiếp tục vuợt biên, vượt biển tìm tự do trong mười mấy năm sau đó.
Đối với họ, Tháng Tư 1975 là Tháng Tư Đen và Ngày 30 Tháng Tư luôn là Ngày Quốc Hận. Trên đường tìm tự do, hàng vạn người đã bỏ thây trên biển cả hay trong rừng sâu nước độc. Với rất nhiều người, 30 Tháng Tư cũng là ngày cúng giỗ những người thân đã nằm xuống.
38 năm trôi qua, những sự thật về "chiến thắng", "giải phóng", hay "xâm lăng" đã hiện rõ, ai là bên thắng, ai là bên thua và chính nghĩa ở đâu, đã phơi bày. Kỹ thuật tân tiến về thông tin đã làm các mặt nạ "giải phóng" rơi xuống. Hiện tình đất nước đổi thay, Việt Nam đang phát triển hay mất dần vào tay Trung Quốc? Sự thật bi đát đã phơi bày và chính những người trẻ sống và lớn lên trong chế độ như Việt Khang, Đoàn văn Vươn, Nguyễn Đức Kiên... là những nhân chứng sống hùng hồn cho những ai còn ảo tưởng về Xã Hội Chủ Nghĩa. Người dân Việt trong nước vẫn tiếp tục hy sinh và giai cấp độc quyền thống trị chỉ biết có quyền lợi riêng tư đang ngự trị trên quê hương. Rất nhiều người cho rằng những người cầm quyền không hề quan tâm đến sự tồn vong của đất nước. Không ít người tự hỏi, phải chăng "nhà nước" đang góp phần tích cực phục vụ cho âm mưu biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc.

Thành công xứ người

rick-perry-250.jpg
Thống đốc Rick Perry với người Việt trước tòa nhà Quốc Hội Texas. Hình của TTV Hiền Vy.

Những người di tản tìm tự do 38 năm trước đã và đang làm gì tại hải ngoại? Nhiều người cho rằng cuộc di tản của hàng triệu người Việt ra hải ngoại có lẽ còn là một cơ may cho sự tồn vong của người Việt. Trong 38 năm qua, những người Việt bỏ nước tìm tự do đã tái tạo cuộc sống mới, mang lại cho họ và thệ hệ thứ hai nhiều thành quả và hy vọng. Chính những ngân khoản khổng lồ nhiều tỷ Mỹ Kim người Việt hải ngoại gửi về cứu trợ thân nhân hàng năm, đã và đang giúp cho kinh tế Việt Nam sống sót.
Người Việt hải ngoại nói chung và tại Texas nói riêng, đang đi vào một giai đoạn mới. Có thể nói là họ đã trưởng thành sau một thời gian dài đau buồn sống lưu vong để trở thành những công dân trực tiếp đóng góp vào quê hương mới.
Vào Tháng Tư năm nay, lưỡng viện tiểu bang Texas đã đồng chấp thuận, ngày Thứ Tư 17-4-2013, là ngày vinh danh người Mỹ gốc Việt tại Texas, "Vietnamese Americans Day In Texas". Đây là kết quả của cuộc vận động của dân biểu TB Hubert Võ tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện Texas trong nỗ lực vinh danh cộng đồng gốc Việt.
Trong bài diễn văn đọc trước Hạ Viện Texas, Dân biểu Hubert Võ nhắc đến những gian khổ và hy sinh của người Việt trên đường vượt biên, vượt biển tìm Tự do sau biến cố 1975. Ông nói rằng, những người Việt sinh sống tại Texas đóng góp trong sự phát triển kinh tế của tiểu bang, cũng như làm phong phú thêm Văn Hóa của Texas. Ông cũng thay mặt những người Việt tại đây, cám ơn người bản xứ đã giúp đỡ và đối xử công bằng với cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong những năm qua. Ông cảm ơn sự can đảm và hy sinh của cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình của họ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông cũng nói, dù có sự khác biệt giữa hai nền Văn Hóa, Phong tục và Ngôn ngữ, nhưng người Mỹ gốc Việt và người bản xứ cùng có chung một lý tưởng yêu chuộng Tự Do.
Có mặt tại Austin, ông Đinh Quang Tiến, một người ủng hộ DB Hubert Võ chia sẻ:
"Dịp 30/4 thì thường thường tất cả cộng đồng tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc Hận, tức là ngày mất nước, tuy nhiên anh Hubert Võ là dân biểu Việt Nam, anh ấy nghĩ rằng là qua bao nhiêu năm rồi, người Việt Nam từ năm 1975 đều đã ổn định cuộc sống và thành công. Thế hệ cựu quân nhân đã hy sinh để nuôi con cháu học thành tài. Đến bây giờ, thế hệ thứ hai đã thành công và phục vụ trong mọi ngành nghề, công sở, hãng xưởng. Đóng góp rất nhiều công trình quan trọng cho việc phát triển của nước Mỹ và tiểu bang Texas. Đó là lý do anh Hubert Võ muốn TB Texas, đã được cộng đồng Việt Nam đóng góp và xây dựng sự phát triển vững mạnh của đời sống cũng như kinh tế, nên anh ấy làm một Nghị Quyết cho Quốc hội, cả Thượng viện và Hạ viện, vinh danh cộng đồng Việt Nam, người Việt Nam trong tiểu bang Texas này."
Từ Dallas đến tham dự Ngày Người Mỹ Gốc Việt, mặc dù rất phấn khởi về sự thành đạt của đồng hương nhưng cô Kim Oanh không khỏi bồi hồi khi nhắc đến Tháng Tư năm 1975:
"38 năm rồi, nhưng cứ tới Tháng Tư là, bây giờ nói thì cũng còn hơi cảm xúc, cộng đồng Fort Worth và Dallas vẫn hợp tác tổ chức. Màn cảm động nhất là màn dâng hoa. Mỗi năm, thí dụ như 38 năm thì dâng 38 đóa hoa. Năm nay cũng vậy, dâng hoa trắng để tang cho ngày mất nước ..."
Trong khi đó, ông Trần Văn Chính, chủ tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị tại Dallas thì hy vọng một tương lai sáng hơn nữa cho những người Việt lưu vong:
"Theo ý tôi, những người Việt Nam tỵ nạn mà được vinh danh tại một xứ sở tạm dung thì rất là quan trọng. Tôi hy vọng rằng sau buổi lễ hôm nay sẽ có nhiều tiến bộ hơn để những người Việt lưu vong như chúng tôi thì sẽ còn nhiều công việc khác để làm hơn nữa ..."

Vẫn mong ngày về

Còn ông Quang từ Houston thì vẫn hy vọng một ngày về, dù ông cũng hãnh diện với sự thành công của người Việt tại Texas:
"Chúng tôi hy vọng một ngày nào đó chúng tôi và tất cả mọi người Việt Nam đang tỵ nạn sẽ trở về lại Việt Nam mà không còn cộng sản."
38 năm đã trôi qua, với nhiều người Việt tỵ nạn Cộng Sản, mây mờ vẫn chưa tan, hương khói giỗ kỵ vẫn còn mỗi khi Tháng Tư về, nhưng có lẽ hận thù đã trở thành quá khứ. Những người Việt tha hương vẫn mong có một ngày về xây dựng lại quê hương, nhưng phải là một quê hương Việt Nam Tự do và Dân chủ.
Cho đến bây giờ, Ngày 30 Tháng Tư vẫn là Ngày Quốc Hận đối với họ, một ngày tưởng niệm và cầu nguyện. Họ cầu nguyện tiếng nói của Nguyễn Đức Kiên, những lời ca của Việt Khang làm cho con dân đất Việt tỉnh thức để thấy được nạn Bắc xâm quá gần kề. Họ cầu nguyện cho Công Lý Sự Thật được soi sáng khắp nơi, đặc biệt đến với lớp dân nghèo khó đang bị lãng quên và không có cả quyền làm người.

Nỗi buồn tháng Tư

Nỗi buồn tháng Tư

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-29
04292013-blog-tq.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg2309681-305.jpg
Tranh ảnh cổ động cho ngày 30 tháng 4 diễn ra hàng năm trên khắp nước Việt Nam. AFP photo

Hiện là thời điểm đánh dấu Biến Cố 30 tháng tư, năm 1975 khi Miền Nam VN Tự do rơi vào tay người CS. Theo blogger Thuỳ Linh thì biến cố ấy, dù cho tới nay đã 38 năm, vẫn là “một ngày rất buồn”:
Đó là một ngày rất là buồn vì bao nhiêu sinh mạng con người đã ngã xuống trên mảnh đất này mà chưa đem lại một nền hòa bình thực sự do vẫn còn cuộc chiến trong ý thức, trong cách hành xử của cả bên thắng lẫn bên thua. Niềm vui chiến thắng của một bộ phận người Việt không thể che lấp nỗi buồn của nhiều người.
Qua tác phẩm “Bên thắng cuộc”, “mấy lời của tác giả” Huy Đức, tức blogger Osin, cho biết rằng cuốn sách của ông “ bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hoá ra lại là miền Bắc”.
Khi viết về “Buồn Vui Tháng Tư”, nhà văn Sơn Tùng cư ngụ tại Virginia, Hoa Kỳ không khỏi “Thật đau lòng và cũng thật đáng tự hào cho những người đã đứng trong hàng ngũ ‘bên thua cuộc’ vào ngày 30.4.1975”. Theo nhận xét của nhà văn Sơn Tùng, thì “ không bao lâu sau, ‘bên thắng cuộc’ đã dần dần biến thành thua bại. Bắt đầu tuột giốc không thể kìm hãm”. Nhà văn Sơn Tùng phân tích:
Từ tháng 4.1975, hàng triệu người đã tìm mọi cách ra đi, không chấp nhận đời sống nô lệ. Đến nay đã có khoảng ba triệu người sống ở hải ngoại. Hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên đường vượt thoát. Cái nhìn của thế giới đã xoay chiều đối với “giải phóng”, kể cả một số khuôn mặt phản chiến cỡ lớn trước kia. Nền kinh tế quốc doanh đã tới bên bờ vực thẳm để chôn vùi tất cả những giấc mơ điên rồ khiến cộng sản phải “đổi mới” kinh tế, trở lại làm ăn kiểu “kinh tế thị trường” của tư bản, nhưng lại theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” (!), khai sinh ra giai cấp tư bản đỏ, tệ hại gấp ngàn lần lớp tư bản cũ mà Karl Marx lên án. Cuộc cách mạng nhân danh giai cấp vô sản đã biến thành con quái vật hung bạo dày đạp trên lưng đám dân nghèo.
Có lẽ Dương Thu Hương là người đầu tiên công khai lên tiếng tố cáo đã bị “đảng” lừa, mở đường cho những cán bộ viết khác nói lên sự thật, nhưng niềm tin vào “đảng” đã đổ vỡ rất sớm.
Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 tạo điều kiện cho người CS – nói theo lời sử gia Trần Gia Phụng cư ngụ tại Toronto, Canada – “huyênh hoang tự hào là họ là kẻ thắng cuộc”, thực hiện được điều họ gọi là “giải phóng miền Nam”. Nhưng ông Trần Gia Phung nêu lên câu hỏi rằng “ Sau khi CS làm chủ toàn bộ đất nước, CS có thật sự là bên thắng cuộc hay không?”.
Qua bài “30-4-1975: Thắng cuộc hay tội đồ ?”, tác gia Trần Gia Phụng nhắc lại:
Ngay tức khắc, sau khi CS chiếm (miền)Nam VN, khoảng 150,000 người di tản ra nước ngoài. Tiếp đến là phong trào vượt biên. Dầu Cộng Sản kiểm soát gắt gao, khoảng trên 1 triệu 500 ngàn người bỏ nước ra đi bằng tất cả các phương tiện,(mà như người ta thường nói) “cây cột đèn cũng muốn ra đi”, trong đó khoảng 500.000 người bỏ mình ở biển Đông. Biển Đông trở thành nghĩa địa biển lớn nhất thế giới. Ở trong nước, nhiều phong trào nổi lên chống đối Cộng Sản đều bị đàn áp. Như thế, CS chiến thắng bằng súng ống, chiếm được đất đai, nhưng hoàn toàn thất bại về nhân tâm, không chiếm được lòng người, không thống nhất được lòng dân.
Tác giả cũng không quên cảnh trớ trêu là những người dân Việt bỏ nước ra đi liền bị Hà Nội gán gội “phản động”, “chạy theo bơ sữa đế quốc Mỹ”, nhưng sau đó, bỗng chốc họ trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, “Việt kiều yêu nước”; và “những khúc ruột ngàn dặm ấy” được nhà nước kêu gọi hoà hợp hoà giải cũng như góp phần xây dựng đất nước. Nhưng đại đa số người Việt hải ngoại chẳng có nhu cầu này với một chế độ toàn trị.

Ưu tư về tương lai đất nước

DSC00315-250.jpg
Băng rôn cho ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 tại Hà Nội. RFA photo

Theo ông Trương Quốc Việt, một công dân VN đang tạm trú tại Úc và vừa thực hiện chuyến “Độc hành cho Nhân quyền VN” qua 13 thành phố và các thủ phủ của những tiểu bang Victoria, New South Wales và Queensland của Úc, thì “ngày 30 tháng Tư là một ngày buồn – rất buồn”. Ông Trương Quốc Việt cho biết:
Nỗi buồn ấy không phải chỉ riêng tôi hay gia đình tôi, mà còn đến với rất nhiều người khác, nhất là trong nước. Đó là một ngày buồn – rất buồn ! Tại vì cái ngày ấy đem đến nhiều khó khăn cho dân tộc, mà trong nước, chúng tôi không thể nào nói lên được những nỗi khó khăn đó. Cho nên mình cảm thấy giống như đang ở tù, luôn chịu đựng sự kìm kẹp, luôn phải cảnh giác. Do đó, người dân thực sự không có tự do. Trong khi đó thì nhà cầm quyền CSVN cứ rêu rao đủ thứ tự do, rồi lễ lớn 30 tháng Tư…Nhưng thực ra, có nhiều người dân trong nước không vui gì đâu !
Qua bài “Nỗi buồn tháng Tư”, blogger Đoàn Vương Thanh không khỏi liên tưởng đến “thân phận con người” – dù đó là những phụ nữ chất phác miền quê phải “tha phương cầu thực” ở xứ lạ quê người để rồi bị mắc bẫy, hay những nông dân ở lại quê hương trở thành dân oan ngay trên mảnh đất cha ông để lại. Tác giả nêu lên câu hỏi:
Vì sao, đất nước sau gần 40 năm được thống nhất, có độc lập, hòa bình mà vẫn có mấy chục vạn phụ nữ trẻ phải “trần như nhộng” để “bọn nước ngoài” lựa chọn... Ai đã cấp hộ chiếu cho gần 30 vạn phụ nữ sang Nam Hàn, Đài Loan “tìm chồng”, “lấy chồng”, trong khi trong nước còn có đến 30 vạn gái (phải bán thân) ?..Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thứ của Đảng, đã dũng cảm thừa nhận “đi đến đâu cũng thấy người hư hỏng…” mà họ lại chính là những người của ông, đã được rèn luyện phấn đấu nhiều năm. Bộ máy chính quyền vừa đông vừa không được việc, vừa nhiều vừa quan liêu. Cơ quan hành chính thì “hành dân là chính”, dân khiếu nại theo luật định thì bị ghép vào tội làm mất trật tự xã hội…
Khi “Viết cho tháng tư”, blogger Huỳnh Thục Vy lưu ý rằng “ ‘sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước’ đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước ‘giải phóng’ hơn hẳn Nam Hàn, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Huỳnh Thục Vy nêu lên câu hỏi rằng “nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?”. Khi đề cập tới “tình tự dân tộc”, blogger Huỳnh Thục Vy cho biết:
Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc. Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao?