Thursday, July 31, 2014

Các nước Châu Á cảnh giác về rủi ro bộc phát Ebola

Các nước Châu Á cảnh giác về rủi ro bộc phát Ebola       
                 

Hành khách đi qua nơi kiểm tra thân nhiệt bằng máy chụp hình hồng ngoại tuyến.
Hành khách đi qua nơi kiểm tra thân nhiệt bằng máy chụp hình hồng ngoại tuyến.
Steve Herman
Vụ bộc phát Ebola ở các nước Tây Phi đã khiến nhiều nước ở Châu Á áp dụng các biện pháp phòng ngừa, tuy các nhà khoa học nói rằng một vụ lây lan của bệnh này trên thế giới có phần chắc sẽ không xảy ra. Từ trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, thông tín viên Steve Herman gởi về bài tường thuật sau đây.
Tại Phi trường Quốc tế Incheon của Nam Triều Tiên, một trung tâm du hành đường hàng không ở Châu Á, công tác kiểm tra hành khách đã được tăng cường.
Giới hữu trách ở đây nói rằng tất cả hành khách đều được kiểm tra thân nhiệt bằng máy chụp hình hồng ngoại tuyến.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nam Triều Tiên Han Hye Jin nói rằng Ebola là một mối quan tâm lớn.
Bà Han nói rằng chính phủ Nam Triều Tiên cùng với giới hữu trách y tế đang chú tâm theo dõi tình hình và tìm cách xác định xem có cần áp dụng thêm các biện pháp phòng ngừa hay không.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Nam Triều Tiên cho biết họ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm về Ebola hồi tháng tư và đã sẵn sàng để ứng phó với những vụ lây nhiễm có thể xảy ra.

Họ cũng hối thúc công dân Nam Triều Tiên đừng tới các nước Phi châu đang có dịch.
Australia cũng ban hành lệnh cảnh báo du hành đối với Guinea, Sierra Leone và Liberia.
Bác sĩ trưởng của Australia, ông Chris Baggoley, cho rằng khả năng Ebola lan sang nước ông ở mức rất thấp, nhưng tất cả các cơ quan biên phòng đang đề cao cảnh giác đối với những triệu chứng ở những người đến Australia bằng đường hàng không hoặc đường biển.
Thời gian ủ bệnh của vi rút Ebola là từ 2 đến 14 ngày, trong thời gian đó người bị nhiễm có thể không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
 
x
Thời gian ủ bệnh của vi rút Ebola là từ 2 đến 14 ngày, trong thời gian đó người bị nhiễm có thể không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Thời gian ủ bệnh của vi rút Ebola là từ 2 đến 14 ngày, trong thời gian đó người bị nhiễm có thể không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Bác sĩ Nicholas Day, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Bệnh Nhiệt đới Mahidol Oxford ở Bangkok, cho rằng những biện pháp kiểm tra tại các cửa khẩu, từng được thực hiện trong những vụ bộc phát cúm heo và cúm gà trước đây, không phải là hoàn toàn có hiệu quả.
"Theo chỗ tôi được biết, biện pháp đó chưa được chứng minh một cách dứt khoát là một biện pháp y tế công cộng hữu hiệu. Nó làm cho người cảm thấy yên tâm hơn, vì có một biện pháp nào đó đang được thực hiện. Nhưng quí vị nên nhớ là những người bị cúm không nhất thiết là có triệu chứng khi họ tới nơi. Nếu quí vị kiểm tra bằng máy hồng ngoại tuyến để đo thân nhiệt, điều đó không chắc sẽ phát giác được người nào nhiễm bệnh. Đối với bệnh Ebola cũng vậy."
Thời gian ủ bệnh của vi rút Ebola là từ 2 đến 14 ngày, và trong thời gian đó người bị nhiễm có thể không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Tại Hồng Kông, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe cho biết các bệnh viện công sẽ bắt đầu báo cáo và xét nghiệm tất cả những người bị sốt mà đã tới 3 nước Phi châu có dịch trong vòng 21 ngày trước đó.
 
Giới chức ở Châu Á bày tỏ quan ngại các vụ lây nhiễm có thể thông qua những chuyến bay để tới khu vực này.
Giới chức ở Châu Á bày tỏ quan ngại các vụ lây nhiễm có thể thông qua những chuyến bay để tới khu vực này.
Tuy không có chuyến bay trực tiếp từ Tây Phi tới Hồng Kông, Cục trưởng Cục y tế Hồng Kông Quách Vĩnh Mẫn bày tỏ quan tâm là những vụ lây nhiễm có thể thông qua các chuyến bay để tới khu vực này.
Ông Quách Vĩnh Mẫn đã ban hành lệnh cảnh báo sau một phiên họp khẩn với các chuyên gia để bàn về những kế hoạch ứng phó trong trường hợp dịch bệnh bộc phát.
Bác sĩ Quách nói rằng “những ca nghi nhiễm sẽ được cô lập ngay khi được nhận diện.”
Phi trường Suvarnabhumi ở ngoại ô Bangkok là một trong những phi trường tấp nập nhất thế giới, với số hành khách mỗi năm vượt mức 30 triệu. Các giới chức y tế Thái Lan cho biết mỗi tuần chỉ có từ 30 đến 50 người đến từ các nước đang có dịch Ebola.
Hiện giờ giới hữu trách chưa thực hiện việc kiểm tra thân nhiệt hành khách, nhưng tất cả các bệnh viện Thái Lan đã được lệnh theo dõi bệnh nhân có triệu chứng nghi nhiễm, đặc biệt là những người đã du hành tới vùng có dịch.
Một số hãng máy bay đã tạm ngưng các chuyến bay tới vùng bị ảnh hưởng. Nhưng các giới chức y tế nói rằng có rất ít khả năng lây bệnh trong lúc đáp máy bay.
Bac Day, một chuyên gia bệnh nhiệt đới, cho biết Ebola chỉ lây qua sự tiếp xúc trực tiếp với máu, nước miếng và những chất dịch khác của cơ thể.
"Lý do làm cho mọi người lo sợ, và tôi nghĩ rằng đó là một việc khá hợp lý, là vì đây là chứng bệnh đặc biệt kinh khủng. Điều may mắn là bệnh này rất khó lây, trừ phi quí vị thật sự tiếp xúc với một người mắc bệnh. Vì thế cho nên, chúng ta có thể ngăn chận một vụ bộc phát bằng những biện pháp tiêu chuẩn về y tế công cộng, cùng với sự cô lập lâm sàng và những biện pháp cách ly."
Từ tháng 3 tới nay, có hơn 1.200 ca bệnh Ebola được xác nhận ở Tây Phi, trong đó có gần 700 ca tử vong. Các chuyên gia tin rằng đây là một dạng mới của vi rút Ebola.
 

Virus Ebola đang làm thế giới lo sợ

Virus Ebola đang làm thế giới lo sợ

Nhân viên y tế tiệt trùng xác người chết vì Ebola tại Liberia, ngày 30/07/2014.
Nhân viên y tế tiệt trùng xác người chết vì Ebola tại Liberia, ngày 30/07/2014.
REUTERS/Samaritan's Purse

Để chống lại nạn dịch Ebola đã làm cho trên 700 người chết trong vòng bảy tháng qua tại Tây Phi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay 31/07/2014 thông báo một kế hoạch khẩn cấp 100 triệu đô la ; còn Sierra Leone và Liberia phải áp dụng các biện pháp triệt để.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Margaret Chan sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực tổ chức tại Conakry ngày mai, với nguyên thủ các nước Ghinê, Liberia, Sierra Leone và Côte d’Ivoire để cùng đưa ra kế hoạch đấu tranh chống dịch sốt xuất huyết đang tấn công vào ba nước trong khu vực. Bà Chan tuyên bố, kế hoạch khẩn cấp này « nằm trong khuôn khổ một chiến dịch quốc gia, khu vực và quốc tế tăng cường nhằm kiểm soát nạn dịch ».
Tổ chức Y sĩ Không biên giới cảnh báo virus Ebola đang « ngoài vòng kiểm soát », và « thực sự có nguy cơ lan đến những nước khác ». Nạn dịch được tuyên bố từ đầu năm tại Ghinê đã tràn sang Liberia rồi đến Sierra Leone, tính đến ngày 27/7 đã gây nhiễm bệnh trên 1.300 người trong đó có 729 trường hợp tử vong.
Trước sự nghiêm trọng của tình hình, các Tổng thống của Sierra Leone, ông Ernest Bai Koroma và của Liberia, bà Ellen Johnson Sirleaf đã hủy việc đi dự hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Châu Phi tuần tới tại Washington, loan báo áp dụng các biện pháp triệt để.
Nêu lên một « thử thách lớn lao », ông Koroma hôm nay tuyên bố « tình trạng khẩn cấp » kéo dài từ 60 đến 90 ngày và có thể gia hạn. Một loạt biện pháp được đề ra như cách ly các ổ dịch Ebola, nhân viên y tế được lực lượng an ninh hộ tống, khám xét nhà để phát hiện các bệnh nhân. Các chuyến đi nước ngoài của các bộ trưởng đều bị hủy, trừ một số trường hợp hết sức cần thiết. Tất cả các cuộc họp đều bị hoãn trừ họp về Ebola, các công dân được lệnh ở trong nhà cho đến ngày 4/8.
Vài giờ trước đó, người đồng nhiệm Liberia đã ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học và tất cả các ngôi chợ vùng biên. Một số địa phương cũng bị cách ly, chỉ có nhân viên y tế được phép vào. Tất cả nhân viên không chủ chốt trong khu vực công buộc phải nghỉ phép 30 ngày, và ngày thứ Sáu sẽ là ngày nghỉ để tiệt trùng toàn bộ các công sở.
Chính quyền Mỹ, Đức, Pháp hôm nay khuyến cáo công dân tránh đến ba nước Tây Phi đang có dịch, nhiều nước Trung Phi và châu Á cũng có các biện pháp ngăn ngừa. Virus Ebola hiện chưa có thuốc chủng, gây xuất huyết, ói mửa và tiêu chảy, tỉ lệ tử vong từ 25 đến 90%. Virus này lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất lỏng sinh học hay tế bào của người và vật bị nhiễm bệnh.
 
 
 
 
 




Bún vịt sáo măng

Bún vịt sáo măng
 
 
Tự làm món bún  vịt sáo măng vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh này chắc chắn ai cũng thích.
Nguyên liệu:
- 1 con vịt làm sẵn
- Tiết vịt
- 500 gr măng
- Rau răm, giá, gừng, muối, đường, hành phi, hành lá.
- Bún tươi
Thực hiện:
Bước 1: Vịt rửa sạch với nước muối có pha chút chanh, sau đó đập dập củ gừng chà sát lên mình vịt, rồi rửa qua nước lạnh, đề ráo.
Bước 2: Nấu 1 nồi nước với 1 muỗng cà phê muối, nước sôi cho măng vào luộc khoảng 40 phút với lửa vừa. Sau đó đổ ra rổ, xả qua nước lạnh thật sạch rồi để ráo.
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Bước 3: Nấu 1 nồi nước cho vịt vào luộc cùng với 1 củ gừng chẻ đôi, 1 củ hành tây chẻ đôi, một ít hành lá, 1 muỗng cà phê muối. Khi nước sôi bạn nhớ hớt bớt bọt và mỡ nhé!
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Bước 4: Khi vịt chín vớt vịt ra chần sơ qua nước lạnh cho da vịt không thâm đen. Chặt vịt từng miếng vừa ăn.
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Phần tiết luộc chín và cắt miếng vừa ăn.
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Bước 5: Bắc chảo lên bếp cho vào 1muỗng canh dầu phi tỏi hành cho thơm, cho măng vào xào cùng với ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột nêm, 2 muỗng cà phê nước mắm, 1 muỗng cà phê đường. Xào cho măng ngấm đều gia vị rồi cho măng vào nồi nước luộc vịt, cho thêm 5-6 gốc hành lá. Nêm nếm lại cho vừa ăn.
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Bước 6: Pha nước chấm: 2 muỗng cà phê đường, 4 muỗng cà phê gừng giã nhuyễn, 3 muỗng cà phê nước mắm, 1muỗng cà phê ớt băm trộn đều.
Trình bày: Cho bún vào tô, xếp thịt vịt, tiết lên rồi chan nước dùng, rắc ít măng, một ít hành lá, rau răm và hành khô lên trên.
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Một món ăn khá ngon và mát cho những ngày nóng nực.
Bún măng vịt ngon khó cưỡng
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với Bún vịt sáo măng  nhé!

Monday, July 28, 2014

Mỹ đe dọa tấn công những "điểm yếu chết người" của Trung Cộng

Mỹ đe dọa tấn công những "điểm yếu chết người" của Trung Cộng
 
 
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Cộng cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.

Trong bài viết “Cách giải quyết vấn đề Trung Cộng: Hãy đánh vào điểm yếu của Bắc Kinh” đăng tải hôm 21/7 trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) và sau đó được một tạp chí nghiên cứu uy tín của Mỹ dẫn lại, giáo sư Robert Sutter cho rằng Mỹ hiện vẫn là quốc gia dẫn đầu và có ảnh hưởng lớn nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chính sách tái cân bằng của chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tập trung vào những ưu tiên khu vực, hứa hẹn tăng cường an ninh, kinh tế và các mối quan hệ chính trị trong khu vực.

Giáo sư Robert Sutter


Trong khi đó, Trung Cộng, đối thủ tiềm năng nhất của Mỹ trong khu vực, đang theo đuổi chính sách xung đột gây ra những lo ngại chính về độc lập, chủ quyền và ổn định. Việc Trung Cộng sử dụng sức mạnh quốc gia mà không trực tiếp sử dụng sức mạnh quân sự để giành lợi thế kiểm soát lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông đang tạo ra vấn đề lớn đối với nước Mỹ.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã công khai những quan điểm cứng rắn hơn lên án các hành động của Trung Cộng, thắt chặt hợp tác an ninh với các đồng minh và các nước vốn bị sự khiêu khích của Trung Cộng đe dọa. Các bước đi của Mỹ đã phần nào khiến Trung Cộng phải trả giá song vẫn không thể khiến Bắc Kinh dừng lại.

Giới chức và các chuyên gia Mỹ cũng đã hối thúc chính phủ Mỹ cần thay đổi cách thức phản ứng đã quá quen thuộc trước các hành động khiêu khích của Trung Cộng. Theo đó, Mỹ cần phải có hành động để Trung Cộng hiểu rằng họ sẽ phải trả giá nghiêm trọng cho chiến lược cắt lát salami ở Biển Đông và Hoa Đông. Đáp lại, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết đang tăng cường giám sát và theo dõi các hoạt động của Trung Cộng ở các vùng biển tranh chấp, xem xét phô trương lực lượng và các tàu của Mỹ vẫn hộ tống các tàu của đồng minh trong các khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, theo giáo sư Robert Sutter, các biện pháp này không có hiệu quả rõ rệt đối với Trung Cộng. Không những thế, các biện pháp này của Mỹ lại tạo ra nguy cơ đối đầu với các lực lượng của Trung Cộng.

Giáo sư Sutter cho rằng chiến lược của Trung Cộng đang đánh vào điểm yếu của Mỹ bởi Bắc Kinh không sử dụng đến sức mạnh quân sự. Để đáp trả, Mỹ cũng phải sử dụng các biện pháp tương tự để đánh vào những điểm yếu của Trung Cộng mà không gây ra sự đối đầu công khai.


Tàu hải quân của Mỹ


Những sự lựa chọn để Mỹ đối phó với Trung Cộng gồm:

1. Tàu ngầm tấn công trang bị hoả tiễn của Mỹ hoạt động mà không bị phát hiện do khả năng chống tàu ngầm yếu kém của Trung Cộng, đồng thời có đủ sức mạnh hỏa lực để tiêu diệt bấy kỳ lực lượng nào của Trung Cộng ở Biển Đông và Hoa Đông. Các tàu ngầm tấn công của “nổi lên” tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, có thể kết hợp cùng tàu ngầm Nhật Bản và Australia, sẽ cảnh tỉnh Trung Cộng rằng năng lực chống tàu ngầm của nước này yếu đến mức nào.

Để phản ứng, Trung Cộng chắc chắn sẽ phải tìm cách giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, để bù đắp sự hạn chế năng lực chống tàu ngầm thì Trung Cộng sẽ phải có chi phí lớn và dài hạn khiến nguồn lực dành cho các nhà quy hoạch quân sự của nước này bị phân tán.

Giới lãnh đạo Trung Cộng sẽ buộc phải có những điều chỉnh các ưu tiên ngân sách trong khi Trung Cộng đang trong giai đoạn tiến hành những thay đổi rộng lớn và khó khăn. Như vậy, biện pháp của Mỹ (chỉ cần cho vài chiếc tàu ngầm nổi lên) sẽ khiến Trung Cộng phải tiêu tốn rất lớn.

2. Đài Loan là một khu vực vô cùng nhạy cảm đối với Trung Cộng mà ở đây Mỹ có không ít lựa chọn buộc Trung Cộng phải trả giá rất đắt. Trong khi tìm cách ngăn chặn Trung Cộng hăm dọa các nước láng giềng thì Mỹ có thể chú trọng hơn tới Đài Loan.

Một trong những lựa chọn là Mỹ có thể bán 66 chiếc F-16 mà Đài Loan mong đợi từ lâu. Hành động này không chỉ khiến Trung Cộng phải trả giá ở những chiếc máy bay mà quan trọng hơn nó thể hiện sự ủng hộ thực tế của Mỹ đối với Đài Loan chống lại sức ép và mối đe dọa từ Trung Cộng.


Tàu ngầm tấn công lớp Virginia của Mỹ


Mỹ đe dọa tấn công những "điểm yếu chết người" của Trung Cộng
 
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể ủng hộ các phong trào ở Đài Loan như phong trào của phe đối lập ở Đài Loan hiện nay. Khi phe đối lập lên nắm quyền trong cuộc bầu cử vào năm 2016, Trung Cộng có thể sẽ phải trả giá và khó có thể điều chỉnh chính sách hiện tương đối thành công với Đài Loan.

3. Những cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong, một khu vực nhạy cảm khác đối với Trung Cộng, báo hiệu Trung Cộng sẽ phải có những điều chỉnh chính sách một cách thận trọng và phải trả giá. Mỹ có thể ủng hộ các cuộc biểu tình ở đây và khiến Trung Cộng chịu những tổn thất.

4. Một trong những nguyên nhân chính từ bên ngoài khiến vấn đề Bắc Triều Tiên hiện vẫn tiếp tục đe dọa khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự ủng hộ của Trung Cộng đối với chế độ Bình Nhưỡng. Mỹ có thể chú trọng nhấn mạnh sự thật này. Điều đó có thể gia tăng áp lực với Trung Cộng, quốc gia đang bị tổn hại thanh danh do mưu đồ bành trướng đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.

5. Đối phó với việc Trung Cộng bố trí tên lửa đạn đạo nhằm vào các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ có thể áp dụng các biện pháp cụ thể, ví dụ bố trí hoả tiễn mang nhiều đầu đạn ở ngay trên lãnh thổ Mỹ, hay bố trí nhiều hoả tiễn trên các tàu ngầm tấn công trong khu vực nhắm vào Trung Cộng. Do sức mạnh chống hoả tiễn đạn đạo của Trung Cộng còn hạn chế, nên việc đối phó với những nguy cơ mới do đầu đạn của Mỹ gây ra sẽ là thách thức to lớn đối với giới lãnh đạo cũng như những sắp xếp chiến lược của Trung Cộng.

Theo đánh giá kết luận của giáo sư Robert Sutter, sự quả quyết của Trung Cộng ở các khu vực lãnh thổ tranh chấp là vấn đề nghiêm trọng, song không phải là thách thức căn bản đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, các biện pháp kể trên, cũng như các biện pháp tương tự, nhằm vào điểm yếu của Trung Cộng cần được sử dụng thận trọng và tương ứng với các hành động của Trung Cộng có thể đe dọa tới các lợi ích của Mỹ.

NT(Nguồn : Báo Đất Việt)

Sunday, July 27, 2014

KQ Nguyễn Đức, Long Vo longvo2200057@yahoo.com [kqvn] ,

From: Long Vo longvo2200057@yahoo.com [kqvn] kqvn@yahoogroups.com>
Subject: [kqvn] Đôi lời tâm tình To: "KQVN"
kqvn@yahoogroups.com>, "KQVN HAINGOAI" kqvnhaingoai@googlegroups.com>
Date: Friday, July 25, 2014, 12:35 PM


Kính thưa  quí NT và quí CH !
 
Trước hết tôi xin quí  NT và CH hay tha thứ cho tôi vì phải bỏ thì giờ đoc cái email này. Tôi cũng mạn phép xin  Quí Vị cho tôi có đôi lời với KQ Nguyễn Đức.
 
Đức mến , dù hôm nay bạn có mỉa mai tôi hoặc nghĩ về tôi như thế nào , tôi vẫn xem bạn là người
bạn của tôi thưở nào,  nhất là đối với chị Đức, tôi luôn ngưỡng  mộ và trân quí. Chị Đức là người đàn bà vui tính , hồn nhiên , luôn luôn hòa đống với anh em đến giờ phút cuối cùng trong những bữa  tiệc tùng . Kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên được, nhưng hôm nay tôi phải nói với bạn một  điều : Bạn đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng . Bạn đã đặt tình cảm riêng tư, bạn bè không không đúng chỗ . Tình cảm bạn bè chỉ thể hiện trong những buổi nhậu hoặc đứng  cùng một chiến tuyến khi đối diện với quân thù . Bạn không thể nào đem thứ tình cảm đó xen vào việc công , nhất là họ đã có tì vết .
 Sau bao nhiêu năm trời vì niếng cơm,  manh áo , giờ đây bạn giữ chúc PHTNV. Bạn đã thể hiên sư nhiêt tình, hang  say qúa đáng, nếu không muốn nói là lộng quyền .Việc công bố danh tánh BCH không phải là công việc của bạn. Trách nhiệm này thuộcvề HT và chỉ HT mà thôi . Thế nhưng không hiểuvì sao bạn lại xì ra ngoài có tên Đang và Thành. Nhóm KQ trẻ  thấy tên 2 nhận vật này, họ dị ứng ngay và phản kháng mãnh liệt. Họ không thể nào quên được lời tuyên bố hỗn xược của Đ ngày nào , xúc phạm NT Hạnh Nhân mà họ hằng tôn kính kể cả bản thân tôi . Tôi cũng không hiểu tại sao đến
giờ phút nầy họ không có long tự trọng, lại muốn chường mặt ra muốn có tên trong BCH .
Tôi biết Đ  vì Đang có những gắn bó trong sin h hoạt của PD 118. Chính Đang là người gây cho Đức khó xử thế, nên đã hỏng việc. Nêú Đang không có tì vết thì OK
Bạn đừng bao giờ coi thường tập thể. Tập thể bao giờ cũng sáng suốt hơn bạn.Việc làm của bạn đã làm cho tập thể có cảm giác là hội bây giờ đang bị một đám mây Bắc Đẩu bao trùm và dàn dựng . Ngoài 5 CV chính thức , đằng sau lại có them quânsư quạt mo như lời Dũng nói. Quân sư đó là ai ? Bạn hiểu rõ hơn tôi.
Sau một thời gian chờ đợi khá dài, KQ Đẹp post lên diễn đàn vỏn vẹn: Tôi không muốn xâm phạm đến ai . Phải chăng cái lon Th/úy ngày xưa của Đẹp đã bị mấy cái lon nặng kí của Bắc Đẩu đè bẹp ?Đọc lá thư từ nhiệm của bạn tôi rất mừng cho bạn . Vì sao ? - Anh em mình đã già rồi Đức ạ. Đã bắt đầu bước vào ngưỡng cửa thất thập cổ lai hi phải biết dung lại cho đúng lúc, nhường chỗ cho lớp trẻ bước lên ,\.
Trải qua một cuộc bể dâu , tất cả chỉ là phù du mà thôi. Tôi rất hiểu về bản tính của bạn nên dễ thông cảm. Nhưng đối với những người chưa phải là bạn của bạn , họ cảm thấy khó chịu vô cùng vì lối ăn nói đao to búa lớn của bạn .Tôi hy vọng bài thơ " Cái nón cối " không là nguyên nhân để bạn từ nhiệm. Nếu có điêù gì làm buồn lòng bạn , bạn hãy bỏ qua , ngoài ý muốn của tôi . Lúc nào cũng welcome Ô B.
Tôi thiết tha kêu gọi qúi NT & CH hãy dừng lại cuộc bút chiến trên diễn đàn. Nếu cứ tiêp tục chỉ làm tổn thương danh dư KQ và tình chiến hữu thêm sứt mẽ.
Kính chúc QUÍ VI an vui !
 
Trân trong
 
Long Vo.

Saturday, July 19, 2014

50 Dàn Khoan Sẽ Vào Việt Nam

50 Dàn Khoan Sẽ Vào Việt Nam 
 
 
Hãy hình dung rằng, chúng ta đã mệt vì một dàn khoan dầu Hải Dương 981 vào Biển Đông, vậy thì khi 50 dàn khoan vào, chuyện gì sẽ xảy ra?

Bản tin BBC trong khi tổng hợp qua bài “Từ an ninh Nhật - Úc đến 50 dàn khoan TQ” đã ghi về bản tin của phóng viên Roger Mitton viết trên Myanmar Times, trích như sau:

“Sang thăm Việt Nam, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì nói thẳng với lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Cộng sẽ tiếp tục "sử dụng mọi biện pháp có thể" để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Cộng.

Ông cảnh báo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng nói thêm "Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Cộng, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả các vụ bạo lực nghiêm trọng gần đây."

Đắng ngắt vì bị mắng mỏ, các lãnh đạo Hà Nội đã mở một cuộc họp Bộ Chính trị nữa ngay sau khi ông Dương ra về. Một cuộc tranh luận nảy lửa đã xảy ra.

Sau chuyến thăm của ông Dương, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã phải hoãn chuyến đi Mỹ.

Ông Edmund Malesky, chuyên gia quan sát Việt Nam tại Đại học Duke, Hoa Kỳ nói: "Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Cộng,"

Một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp.

Một phái khác, do TBT Đảng, Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, chống lại chủ trương đó và kêu gọi để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và phe của ông ta đã thắng.

Kết quả là, một chuyến thăm dự tính xảy ra trong tháng này của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ đã bị xếp lại.

Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh.

Trong khi đó, Trung Cộng đã đưa thêm một dàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa thêm khoảng 50 dàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Cộng sẽ làm.” (hêt trích)

Dù vậy, vẫn có những nỗ lực khác muôn lôi kéo VN ra khỏi vòng vây u mê.

Bản tin VOA kể về nỗ lực của Nhật Bản:

“Nhật Bản sẽ cấp vốn ODA để Việt Nam đóng thêm tàu tuần duyên trong lúc Việt Nam và Trung Cộng tiếp tục đối đầu trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Vietnamnet dẫn lời ông Akinori Eto, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản cho hay Tokyo đang hoàn tất các thủ tục để cấp một ngân khoản ODA cho một dự án của chính phủ Việt Nam để đóng thêm tàu tuần duyên cho lực lượng chấp pháp Việt Nam.

Trong một cuộc họp với Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh hôm 7 tháng 7, vị dân biểu đại diện cho Đảng Dân Chủ Tự Do Nhật Bản hoan nghênh Việt Nam khánh thành một trung tâm giữ gìn hòa bình ở Hà Nội và hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực.

Ông Akinori Eto còn bày tỏ tin tưởng vào triển vọng đào sâu hơn nữa các quan hệ quốc phòng song phương một cách thực tiễn, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay loan báo chính phủ Việt Nam sẽ chi 540 triệu đôla để đóng 32 tàu mới cho đội tuần duyên Việt Nam.

Trong bản tin hôm qua, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Tầu, nói rằng ông Nguyễn Tấn Dũng dường như đã ra quyết định này sau khi một tàu đánh cá Việt Nam trên đó có 6 ngư dân bị tàu hải giám Trung Cộng bắt giữ hôm 3 tháng Bảy...”(hết trích)

Mặt khác, đã có thêm nhiều chứng cớ về chủ quyền VN trên các đảo Biển Đông.

Bản tin VOA nói hôm Thứ Tư:

“Các học giả Ba Lan tham dự cuộc hội thảo tại một đại học ở Warsaw xác nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và lên án những hành động gây hấn mới đây của Trung Cộng trong các vùng biển của Việt Nam.

Theo Vietnamnet, hơn 50 người tham gia buổi hội thảo tại Đại học Almamer ở thủ đô Ba Lan đã lắng nghe báo cáo cập nhật việc Trung Cộng hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tin ghi 13 học giả Ba Lan đã phát biểu, bày tỏ ý kiến của họ về vấn đề này từ nhiều góc cạnh, và xác nhận rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc về lãnh thổ Việt Nam.

Các học giả này lên án những hành động sai trái của Trung Cộng, là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và đe dọa an toàn hàng hải trên Biển Đông...”(hết trích)

Câu hỏi cần nêu lên rằng, chứng cớ chủ quyền của VN thì rất nhiều, quá nhiều... Giấy chủ quyền nhà đất thì có, nhưng ông Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và ông Hồ đã ký giấy bán rồi, cầm cố cả rồi.... thì chứng cớ thời mấy thế kỷ trước chỉ là vô ích.

Có thể đòi được cái đã bán hay chăng?


Nguồn
vietbao.com

Friday, July 18, 2014

Kinh tế Trung Cộng lớn cỡ nào?

Kinh tế Trung Cộng lớn cỡ nào?

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2014-07-16
 
   
  
035_pau615091_02-305.jpg
Một chi nhánh của Ngân hàng Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông, Trung Cộng hôm 03/3/2013
AFP photo
    
Người ta cứ dự báo sản lượng kinh tế Trung Cộng sắp vượt Mỹ để dẫn đầu thế giới. Điều ấy có đúng chăng, Diễn đàn Kinh tế sẽ nhìn lại trên cơ sở của những ước lượng mới nhất. Xin quý thính giả theo dõi phần trao đổi của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về câu hỏi này.

Thổi phồng sản lượng?

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau số báo tháng trước của tờ The Wall Street Journal xuất bản tại New York, thì hôm Thứ Hai 14 vừa qua, tờ South China Morning Post xuất bản tại Hong Kong cũng có một bài về kích thước thật của nền kinh tế Trung Cộng, căn cứ trên những phát giác và điều chỉnh của một cơ quan nghiên cứu độc lập là Conference Board.
Từ nhiều năm qua ông trình bày trên diễn đàn này mức độ thiếu chính xác của thống kê kinh tế Trung Quốc, hôm nay, chúng tôi xin ông lại đề cập tới chuyện đó nhân đề nghị điều chỉnh của Conference Board. Thưa ông, cơ quan này là gì và cách ước tính của họ có đáng tin hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ra đời từ năm 1916 tại New York, Conference Board là tổ chức tư nhân nay quy tụ hơn ngàn doanh nghiệp công và tư tại sáu chục quốc gia để tổng hợp sức nghiên cứu về kinh tế và kinh doanh làm cơ sở tính toán. Xuất thân từ gần một thế kỷ, với sự tài trợ của các doanh nghiệp và sự đóng góp của nhiều chuyên gia có thực tài, Conference Board là cơ quan có uy tín và dùng phù hiệu là ánh đuốc. Nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát hay chỉ số kinh tế của họ đã trở thành kinh điển cho quốc tế. Nói vắn tắt thì những người có trách nhiệm về kinh tế, kinh doanh hay tài chính trên thế giới đều chú ý đến thông tin của Conference Board.
Vũ Hoàng: Bây giờ ta chú ý đến sự kiện là hai tờ báo lớn tại Hoa Kỳ và Á Châu cùng nói tới sự điều chỉnh về cách ước tính sức nặng kinh tế Trung Cộng của tổ chức Conference Board này. Thưa ông, điều ấy có ý nghĩa gì?
Thí dụ như sản lượng kinh tế Trung Cộng năm 2012 được thổi phồng 36% và lên tới tám ngàn hai trăm tỷ đô la! Nếu cách tính ấy mà đúng thì thật ra kinh tế Trung Cộng còn thua Nhật Bản khoảng 700 tỷ đô la.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tổ chức Conference Board nghiên cứu cho hội viên của họ là các doanh nghiệp, và có một bộ phận nghiên cứu là "Trung tâm Kinh tế và Kinh doanh Trung Cộng". Từ nhiều năm nay, có hai thành viên của Trung tâm Trung Cộng đào sâu nghiên cứu về Trung Cộng, đó là Giáo sư Angus Maddison người Anh, dạy học tại một đại học uy tín nhất của Hà Lan và đã tạ thế năm 2010 và Giáo sư Harry Wu, người gốc Hoa và là nhà tư vấn cao cấp của Trung tâm.
Sau nhiều năm làm việc, hôm 20 Tháng Sáu, trung tâm này báo cho thành viên cách tính khác về đà tăng trưởng của kinh tế Trung Cộng nên giới lãnh đạo doanh nghiệp đều đã biết. Sau đó, báo chí như ông vừa nhắc đến mới tường thuật nội dung. Nói cách khác thì thiên hạ lần lượt đánh giá lại sức nặng kinh tế của Trung Quốc. Thí dụ như sản lượng kinh tế Trung Cộng năm 2012 được thổi phồng 36% và lên tới tám ngàn hai trăm tỷ đô la! Nếu cách tính ấy mà đúng thì thật ra kinh tế Trung Cộng còn thua Nhật Bản khoảng 700 tỷ đô la, chẳng thể là hạng nhì thế giới và có khi còn thấp hơn nữa!
Vũ Hoàng: Sau phần bổi cảnh rồi, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta thứ nhất, nội dung của việc điều chỉnh, rồi hậu quả của sự điều chỉnh ấy trong cách xử trí của Trung Cộng và sau cùng là sự tính toán của thiên hạ về sức nặng kinh tế Trung Cộng.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa kinh tế Trung Cộng hiện đại trải qua hai giai đoạn, một là từ quãng 1950 cho đến khi Đặng Tiểu Bình cải cách, sau đó là từ 1979 đến nay. Conference Board rà lại từ đầu và ước tính rằng từ quãng 1952 đến 1977, dưới thời tập trung kế hoạch kiểu Mao, kinh tế Trung Quốc có đà tăng trưởng bình quân là 4,2% một năm, không mấy khác thống kê chính thức, tuy có Trung Cộng vài dị biệt trong từng giai đoạn ngắn. Thế rồi, họ ước lượng là từ năm 1978 đến 2012 thì bình quân kinh tế Trung Cộng chỉ tăng trưởng có 7,2% một năm, thua con số chính thức là 9,8% đến 2,6% một năm. Sự khác biệt đó quan trọng vì trùm lên thời Tổng suy trầm từ 2008 đến 2012 và còn cho thấy một nền tảng thấp hơn của tình hình hiện nay vào năm 2014. Nhìn lại thì qua 30 năm huy hoàng nhất, kinh tế Trung Cộng không tăng trưởng bằng Nhật Bản, Đại Hàn hay Đài loan trong cùng giai đoạn mà còn thua vì không có dân chủ. Về nội dung điều chỉnh, Conference Board nêu ra hai lý do, một là phương pháp thống kê, hai là yếu tố chính trị.
000_Hkg9188241-250.jpg
Nhân viên phân loại các gói hàng tại một công ty chuyển phát nhanh tại Beijing hôm 12/11/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Xin nhờ ông nói về phương pháp thống kê trước, dù là một đề tài quá chuyên môn.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Về phương pháp, công trình nghiên cứu của Conference Board nêu ví dụ của ba chỉ số được thống kê Bắc Kinh áp dụng để điều chỉnh hầu tính ra sản lượng tổng hợp. Các chỉ số này là về loại giá tương tự, về giá sản xuất và về giá công nghiệp. Dị biệt thứ hai về phương pháp là cách tính sản lượng công nghiệp và trị giá gia tăng của doanh nghiệp trong tiến trình sản xuất.
Dù không đi vào chi tiết chuyên môn thì dị biệt thứ nhất về phương pháp khi dùng các chỉ số giá cả đã nâng sản lượng mà đánh sụt mức lạm phát. Chi tiết này đáng chú ý và ta sẽ trở lại sau. Dị biệt kia thì cũng thổi phồng sản lượng nhất là của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Tôi xin lấy một khái niệm cơ bản để thính giả của chúng ta thấy ra sự thật đơn giản. Trong một nền kinh tế, các đơn vị sản xuất cần tới phương tiện sản xuất ở đầu vào, gọi là nhập lượng, để từ đó cung cấp hàng hóa hay dịch vụ ở đầu ra, gọi là xuất lượng. Sai biệt giữa xuất và nhập lượng được gọi là "trị giá qia tăng" và tổng số trị giá gia tăng đó chính là Tổng sản lượng Nội địa hay Tổng sản phẩm mà ta gọi tắt là GDP.
Cách tính giá phương tiện sản xuất và xuất lượng đã tính sai con số lạm phát và nâng sản lượng cao hơn thực tế. Cách tính xuất nhập lượng của doanh nghiệp cũng vậy. Ví dụ như là làm ra một cây cầu bị xập nên phải sửa, nhưng tiền xây ra rồi tiền sửa lại đều được gọi là sản lượng! Hoặc doanh nghiệp sản xuất ra thép nằm không để bị rỉ, hay cao ốc bị ế, mà vẫn tính là trị giá gia tăng.

Mơ ước viển vông?

Vũ Hoàng: Thế còn lý do thứ hai khiến cơ quan Conference Board phải điều chỉnh sản lượng kinh tế của Trung Cộng là yếu tố chính trị. Thưa ông, cụ thể thì chuyện ấy có nghĩa là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Conference Board ước tính về ảnh hưởng chính trị vào thống kê kinh tế qua hai hướng được minh diễn bằng hai ví dụ với nhiều bảng số và đồ biểu.
Trước nhất là sự khác biệt thường trực giữa đà tăng trưởng kinh tế của toàn quốc và của từng địa phương. Sản lượng tổng cộng của địa phương đều cao hơn thống kê tổng hợp của trung ương và sự khác biệt ấy mở rộng hơn sau khi Trung Cộng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Lý do giải thích ở đây mà diễn đàn của chúng ta đã đề cập tới thuộc về hệ thống chính trị.
Trung Cộng là một anh to xác, bị mập phì trên đôi chân rất yếu nên có thể ngã bệnh, nhưng cái đầu lại mơ ước chuyện viển vông vĩ đại nên mới gây rủi ro cho thiên hạ!
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Các đảng viên cán bộ đều thăng quan tiến chức là nhờ thượng cấp trong đảng và không chịu trách nhiệm hay có bổn phận giải trình cho dân chúng và thuộc cấp. Vì vậy, ngần ấy cấp bộ đều có xu hướng tô hồng thành tích với cấp trên và lên mỗi bậc con số về sản lượng lại nống thêm một chút. Sau khi Trung Cộng gia nhập WTO, nhu cầu thi đua và lập thành tích sản xuất với thượng cấp và để xin thêm phương tiện của trung ương còn giải thích nạn sản xuất thừa và nạn đầu cơ nên mới có tình trạng tồn kho ế ẩm và bong bóng đầu tư sẽ bể.
Thứ hai là Conference Board so sánh cùng một thống kê chính thức của trung ương, trước và sau đợt khảo sát kinh tế toàn quốc vào năm 2004 rồi năm 2008. Các chuyên gia của họ phát giác Trung Cộng có điều chỉnh lại thống kê từ năm 1992 đến 2004, nhưng cố tình để nguyên số liệu năm 1998. Vì sao lại như vậy? Họ tìm ra lý do chính trị: vụ khủng hoảng Đông Á thời 1997-1998 làm kinh tế Trung Cộng bị ảnh hưởng nặng, nhưng vì tính toán chính trị, lãnh đạo vẫn không sửa mà dùng con số cũ là tăng trưởng được 7,8%, gần với chỉ tiêu chính thức là 8%. Về thực tế, nếu xét đến sản lượng điện năng hay vận tải thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vào năm 1998, kinh tế Trung Cộng chỉ tăng trưởng có 2%, thậm chí còn giảm 2%.
Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua phần hậu quả của việc điều chỉnh. Thưa ông, khi một cơ quan có uy tín như Conference Board nêu ra những sai trệch như vậy thì sự thể sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên đại thể và khách quan mà nói thì sản lượng kinh tế Trung Quốc có được thổi tới 10%, 20% hay thậm chí hơn 30% cũng chẳng làm trái đất ngừng quay và ta chẳng nên lấy làm lạ vì nhân loại đã từng lầm lẫn như vậy!
Tuy nhiên, nhìn từ Việt Nam vì lãnh đạo Hà Nội cứ coi Trung Quốc là mẫu mực, thì ta suy ra mức trầm trọng của sự lãng phí kinh tế và bất tài chính trị của một quốc gia. Họ ngốn phân nửa số than đá tiêu thụ trên thế giới và nhập khẩu nào dầu khí nào nguyên liệu để nhả ra một sản lượng chưa bằng một phần ba của Hoa Kỳ mà cứ đòi vượt qua nước Mỹ và uy hiếp thiên hạ!
Hậu quả thứ hai là chuyện nội bộ Trung Quốc. Lãnh đạo xứ này ý thức được nhược điểm, khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày nay đã phát biểu từ 10 năm trước, thời còn làm Bí thư tỉnh Liêu Ninh. Nhưng nhược điểm không chỉ là thống kê thiếu chính xác mà nằm trong cơ chế kinh tế và hệ thống chính trị. Vì vậy, tiến trình chuyển hướng và cải sửa mà lạnh đạo Bắc Kinh đã nói tới sẽ là khoảng thời gian dài hơn, với nhiều trở ngại chính trị lớn lao hơn. Với cái thế biểu kiến của nền kinh tế nhất nhì thế giới, họ phải giải quyết bài toán thực tế của một xứ lạc hậu, mà mắc bệnh tới cỡ nào thì có lẽ đảng cũng không biết hết.
Vũ Hoàng: Sau cùng thưa ông, hậu quả với thế giới bên ngoài là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ Trung Cộng là một anh to xác, bị mập phì trên đôi chân rất yếu nên có thể ngã bệnh, nhưng cái đầu lại mơ ước chuyện viển vông vĩ đại nên mới gây rủi ro cho thiên hạ!
Với dân số đông, lãnh thỏ rộng và ý chí cao, xứ này thật ra là cường quốc cấp vùng, ai cũng đồng ý như vậy. Nhưng nói tới sức mạnh quân sự đang uy hiếp thiên hạ thì việc đầu tư lãng phí với lạm phát cao có thể cho thấy sự mong manh của bộ máy quân sự. Nếu kể thêm kỹ thuật chiến tranh lạc hậu - tiên tiến nhất thì chỉ lấy được từ chiến cụ của Liên bang Nga thời Xô viết cách nay hai ba chục năm – ta thấy ra hai sự thật. Bộ máy chiến tranh có tiếng mà chưa có miếng nên lãnh đạo càng phải ráo riết ăn cắp. Kết hợp với bài toán kinh tế và chính trị cơ bản của họ thì các nước có thể suy ra động thái mâu thuẫn, là càng yếu bên trong lại càng muốn biểu dương bên ngoài nên lấy nhiều quyết định có rủi ro. Đấy là con ếch muốn to bằng con bò, nhưng tin rằng mình có nọc độc của con cóc!
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, nhất là trong cách ví von lý thú của ông.

Thursday, July 10, 2014

World Affairs: Trung Cộng dùng tàu dân sự tấn công tàu láng giềng

World Affairs: Trung Cộng dùng tàu dân sự tấn công tàu láng giềng
 
TTO - Trong số ra hôm qua 9-7, World Affairs nhận định Trung Cộng đang liên tục mua sắm tàu ngầm, tàu chiến, thủy lôi… để hiện thực hóa giấc mơ chủ quyền bất hợp pháp trên biển Đông. Tuy nhiên Bắc Kinh còn đang tận dụng lực lượng tàu “dân sự” để gây hấn.

Tàu hải cảnh Trung Cộng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động bất hợp pháp trên vùng thềm lục địa Việt Nam - Ảnh: Reuters

Và đây là một chiến lược rất quan trọng của nước này.

Tháng 7-2013, Trung Cộng cải tổ hoàn toàn lực lượng tàu dân sự, đưa toàn bộ các tàu tuần tra ngư nghiệp, tàu chống buôn lậu… vào một cơ quan duy nhất là Tổng cục Hải dương quốc gia (SOA). Kể cả lực lượng hải cảnh (CCG) cũng nằm dưới quyền của SOA. “Chính CCG và SOA làm những công việc bẩn thỉu trên biển Đông, trong khi tàu và máy bay của quân đội Trung Cộng bảo vệ các tàu gây hấn của CCG và SOA” - World Affairs cho biết.

Chiến lược của Trung Cộng là triển khai vũ lực quy mô nhỏ để từng bước lấn chiếm vùng lãnh thổ không thuộc về mình và gửi đi thông điệp rằng: “Đây là vùng đất của chúng tôi”. Giáo sư James Holmes thuộc ĐH Hải quân Mỹ gọi chiến lược của Bắc Kinh trên biển Đông là “ngoại giao cây gậy nhỏ”, nghĩa là sử dụng lực lượng phi quân sự để theo đuổi mục tiêu quân sự, trong trường hợp này là đòi chủ quyền.

Những hành vi như phun vòi rồng hay đâm tàu Việt Nam trên biển Đông đều là những hành động nằm trong chiến lược “cây gậy nhỏ”. World Affairs đánh giá nếu không bị ngăn chặn, Trung Cộng sẽ dần dần kiểm soát biển Đông. Sử dụng tàu CCG và SOA thay vì tàu chiến của quân đội Trung Cộng sẽ tránh bị mang tiếng là dùng vũ lực gây hấn.

Mỹ, quyền lực quân sự lớn nhất trên Thái Bình Dương, sẽ khó nhận được sự ủng hộ chính trị để can thiệp vào biển Đông khi Trung Cộng sử dụng chiến lược phi quân sự này. Như giáo sư Holmes đánh giá, các tàu của SOA và CCG mang tiếng là tàu dân sự nhưng thực tế là tàu bán quân sự, có sức mạnh lớn hơn tàu dân sự các nước láng giềng Đông Nam Á nên Bắc Kinh không cần dùng tàu quân sự.

Ví dụ điển hình của việc Trung Cộng dùng lực lượng này ở biển Đông là việc Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Cộng (CNOOC) đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan này không phải là một tàu quân sự. Bắc Kinh cũng điều động 80 tàu hải giám bảo vệ giàn khoan này. Mà các tàu hải giám thực tế đều là tàu quân sự cũ.

Ngoài ra, Trung Cộng cũng dùng tàu cá để tấn công, đâm các tàu Việt Nam hoạt động ở gần khu vực Trung Cộng đặt giàn khoan. Trước đó tàu CCG đã bị cáo buộc tấn công tàu Việt Nam nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên Bắc Kinh dùng tàu cá để đâm chìm tàu nước láng giềng. World Affairs cho biết trên thực tế các tàu cá Trung Cộng thường được tàu Cục Quản lý đánh bắt cá thuộc SOA đi kèm bảo vệ để dễ dàng thực hiện các hành vi gây hấn.

Thâm hiểm hơn, hồi tháng 5 Bắc Kinh thông báo SOA sẽ quản lý một mạng lưới các nhóm “quản lý tình hình sinh thái” và “tiến trình phát triển” các đảo của Trung Cộng. Bắc Kinh có ý đồ đưa các nhóm này tới các quần đảo không thuộc chủ quyền nước này trên biển Đông nhằm “khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi”.

Các hành động này đều nhằm mục tiêu quân sự là đòi chủ quyền bằng cách tạo ra thực tế mới, buộc các nước láng giềng phải chấp nhận. Trung Cộng muốn tìm cách chứng tỏ rằng các đảo này thuộc “chủ quyền” nước này và với việc đưa các nhóm dân sự tới giám sát, Bắc Kinh có thể bác bỏ cáo buộc là dùng lực lượng quân sự.

World Affairs đánh giá Mỹ là thế lực duy nhất có thể ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Cộng trên biển Đông. Washington hiểu rằng để bảo vệ chủ quyền của các nước Đông Nam Á thì cần phải cản trở ý đồ thâm độc của Bắc Kinh.

Năng lực hải quân của Trung Cộng còn lâu mới sánh được với Mỹ. Trung Cộng chỉ có một tàu sân bay còn Mỹ có đến sáu. Mỹ có 12 tàu tuần dương tên lửa ở Thái Bình Dương, Trung Cộng không có chiếc nào. Mỹ có 29 tàu khu trục hoả tien ở khu vực, Trung Cộng chỉ có tám. Bắc Kinh đang nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân nhưng một chiến lược đối đầu với Mỹ là điều không tưởng đối với Trung Cộng.

Bắc Kinh đang thể hiện rõ tham vọng bành trướng tại khu vực. "Đường lưỡi bò” đòi chủ quyền toàn bộ biển Đông, một khu vực lớn hơn cả Ấn Độ. Chắc chắn Trung Cộng không thể dùng tàu dân sự để tuần tra cả vùng biển này. Hải quân Trung Cộng sẽ hành động nếu Bắc Kinh quyết chiếm biển Đông. Trung Cộng đang chơi một trò chơi lâu dài.

Bắc Kinh đang xây dựng lực lượng hải quân với mong muốn có ngày chiếm toàn bộ biển Đông. Cho tới thời điểm đó, Bắc Kinh vẫn sẽ sử dụng lực lượng dân sự để tìm cách thay đổi hiện trạng biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Trung Cộng tôn trọng luật pháp

Theo báo New York Times, trong cuộc đối thoại ở Bắc Kinh hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã yêu cầu Trung Cộng tôn trọng luật biển quốc tế để giảm căng thẳng khu vực. Ông Kerry kêu gọi Trung Cộng ủng hộ việc lập Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) với ASEAN.

Ông Kerry nhấn mạnh không một quốc gia nào có quyền hành động đơn phương để thực hiện đòi hỏi chủ quyền và việc lập “hiện trạng mới” là hành vi không thể chấp nhận được.

SƠN HÀ
 
 

Tuesday, July 8, 2014

Tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển Trung Cộng

Tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển Trung Cộng



Related Content

8 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển Trung Quốc
  • Xem Ảnh, 8 chiếc tàu ngầm Mỹ đang ở gần biển Trung Cộng
 

Đây là nội dung bài viết “China thinks it can defeat America in Battle” của tác giả David Axe trên trang War is Boring ngày 8.7. Một Thế Giới xin lược dịch:
Tin xấu trước: Trung Cộng nay tin họ có thể thành công trong việc ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình huống Trung Cộng xâm chiếm Đài Loan hoặc một cuộc tấn công quân sự nào khác của Bắc Kinh.
Kế đến là tin tốt: Trung Cộng sai lầm vì một lý do chính: xem ra họ không biết sức mạnh quyết định của tàu ngầm hạt nhân Mỹ.   
Hơn nữa, vì những lý do kinh tế - địa chính, Bắc Kinh chỉ có cửa hẹp trong việc sử dụng quân sự để thay đổi cơ cấu trật tự thế giới. Trung Cộng không có động thái quân sự nào trong 20 năm tới, có lẽ họ sẽ không bao giờ động binh.
Hạm đội tàu ngầm của hải quân Mỹ - lực lượng lặng lẽ bảo vệ trật tự thế giới hiện tại - phải giữ thế chặn TC trong 20 năm nữa. Sau đó, Mỹ có thể tuyên bố một dạng chiến thắng ngầm trong cuộc Chiến tranh Lạnh ngày càng lạnh với Trung Cộng.
TC làm sao chiến thắng ?
Tin xấu đến từ Lee Fuell thuộc Trung tâm tình báo không gian và vũ trụ của không quân Mỹ, khi ông giải trình trước Ủy ban xem xét an ninh - kinh tế Mỹ-Trung tại Washington D.C ngày 30.1.2014.
Suốt nhiều năm, kế hoạch quân sự TC nhận định bất kỳ cuộc tấn công nào của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) lên Đài Loan hoặc một hòn đảo tranh chấp đều sẽ bắt đầu bằng một cuộc tấn công tên lửa phủ đầu kiểu Trân Châu Cảng, chống lại quân Mỹ ở Nhật và đảo Guam.
Vì PLA rất sợ một cuộc can thiệp ồ ạt của Mỹ, nên họ tin họ không thể thắng, trừ khi Mỹ bị loại khỏi cuộc chiến ngay từ trước khi chiến dịch chủ lực bắt đầu.
Không cần phải nói nhiều, một cuộc tấn công phủ đầu là một lựa chọn rất liều lĩnh. Nếu thành công, PLA chỉ có thể có đủ không gian - thời gian để đánh bại quân phòng thủ, chiếm địa bàn rồi tự lập thế có lợi cho một cuộc hòa giải hậu chiến.
Nhưng nếu TC không thể làm tê liệt quân Mỹ bằng một cuộc tấn công bất ngờ, Bắc Kinh sẽ thấy mình tham gia một cuộc chiến tổng lực trên hai mặt trận: chống lại nước mà họ đang xâm lược, cộng với sức mạnh của Bộ chỉ huy Mỹ tại Thái Bình Dương vốn trang bị đầy đủ và có thể nhận sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Đó là trước đây. Nhưng sau 20 năm hiện đại hóa quân sự, PLA đã thay đổi hẳn chiến lược chỉ từ năm ngoái. Theo Fuell, các bài viết gần đây của các sĩ quan PLA chỉ ra “sự tin tưởng ngày càng lớn trong PLA rằng họ có thể dễ dàng đương cự sự dính líu của Mỹ”.
Chuyện đánh phủ đầu bị loại vì dễ bị Mỹ phản công tổng lực. Thay vào đó, Bắc Kinh tin họ có thể đánh Đài Loan hoặc một nước láng giềng khác đồng thời ngăn chặn được sự can thiệp của Mỹ mà không bị đổ máu.
Họ sẽ làm thế bằng cách triển khai ồ ạt lực lượng quân sự - tên lửa đạn đạo, tàu sân bay, chiến đấu cơ mà Washington không dám nhảy vào.
Tác động “nốc-ao” trong việc chặn Mỹ có thể làm thay đổi thế giới. Học giả  Roger Cliff ở Hội đồng Atlantic cũng nói ở cuộc điều trần của Fuell: “Việc chúng ta rút lại sự quyết tâm bảo vệ Đài Loan, Nhật hoặc Philippines sẽ góp phần nhượng Đông Á cho sự thống trị của TQ”.
Tệ hơn, trật tự kinh tế tự do của thế giới - cùng với nó là toàn bộ khái niệm dân chủ - có thể phải chịu sự tổn thất không thể nào sửa chữa được. Cliff khẳng định: “Mỹ có đủ lợi ích vật chất và tinh thần trong một thế giới mà các quốc gia dân chủ có thể tồn tại và phát triển”.
Phục vụ lặng lẽ
May mắn cho trật tự tự do ấy, Mỹ hiện sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh nhất thế giới, vốn có thể nhanh chóng đánh chìm bất kỳ hạm đội xâm lược nào của TC.
Mỹ có nhiều lớp tàu ngầm. Nhiều chiếc thuộc lớp tấn công Los Angeles bắt đầu hoạt động thời Chiến tranh Lạnh, hiện được thay thế bằng lớp tàu Virginia mới hơn vốn được cải thiện khả năng cảm biến và tàng hình.
Toàn bộ 3 chiếc Sói biển đang ở Thái Bình Dương đều to, nhanh và trang bị vũ khí nhiều hơn các tàu ngầm khác.   
Tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa là các chiếc mang tên lửa đạn đạo cũ, mỗi chiếc mang 154 tên lửa hành trình. Nhìn chung, tàu ngầm Mỹ to hơn, nhanh hơn, lặng lẽ hơn và mạnh hơn đội tàu ngầm của toàn thế giới.

Tại RIMPAC, hải quân Mỹ sẽ điều động hàng loạt tàu chiến, máy bay tối tân. Đầu tiên phải kể đến tàu ngầm tấn công tốc độ cao USS North Carolina lớp Virginia. Đây là loại tàu ngầm tối tân nhất của hải quân Mỹ, giá mỗi chiếc lên đến 2,4 tỉ USD.
 
Tuy chỉ là một số nhỏ, tàu ngầm có tác dụng chiến lược-chiến thuật hiệu quả cao, với khả năng lặng lẽ lướt dưới biển, đột ngột tấn công bằng thủy lôi và tên lửa. 
Khi tuyên bố sẵn sàng chặn quân Mỹ, PLA xem ra quên mất lợi thế dưới biển khổng lồ của Mỹ. Không bất ngờ khi Bắc Kinh xem thường tàu ngầm Mỹ. Đa số dân Mỹ cũng coi thường hạm đội dưới biển của họ và đó hoàn toàn không phải lỗi họ.
Lực lượng tàu ngầm Mỹ đau lòng tránh sự chú ý của giới truyền thông, nhằm tối ưu hóa sự bí mật và tàng hình của họ. Trang web của hải quân Mỹ viết: “Tàu ngầm lướt dưới biển thế giới mà không bị ai thấy”.
Không ai thấy, không ai nghe nói đến. Đó là lý do tại sao lực lượng tàu ngầm tự gọi họ là “Phục vụ lặng lẽ”.
Hải quân Mỹ có 74 tàu ngầm, gồm 60 chiếc là tàu ngầm tấn công hoặc tàu ngầm trang bị tên lửa, được hiện đại hóa để tìm-diệt các tàu khác hoặc đánh các mục tiêu trên bộ. Tính cân bằng là tàu tên lửa đạn đạo mang tên lửa hạt nhân và không tham gia vào các chiến dịch quân sự kiểu Thế chiến 3 bằng hạt nhân.  
33 chiếc tàu ngầm tấn công và trang bị tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương với căn cứ chính ở bang Washington, bang California, Hawaii và đảo Guam.
Triển khai hoạt động từ 6 tháng đến một năm rưỡi, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương thường cập cảng ở Nhật và Hàn Quốc, đôi lúc đến cả vùng Bắc cực băng giá.
8 tàu ngầm Mỹ ở gần bờ biển TC 
Theo đô đốc Cecil Haney, cựu chỉ huy hạm đội tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương, ngày nào cũng có 17 tàu ngầm lướt dưới đáy biển và 8 chiếc “triển khai tới phía trước”, có nghĩa họ ở gần vị trí có thể xảy ra đánh nhau.
Đối với Hạm đội Thái Bình Dương, điều này có nghĩa là vùng biển gần TC. 8 chiếc tàu ngầm này có thể hủy diệt kế hoạch quân sự TC, nhất là do kỹ năng chống ngầm của PLA bị hạn chế.  
Chuyên gia Cliff giải trình “Dù TC có thể khống chế mặt biển quanh Đài Loan, khả năng phát hiện và đánh chìm tàu ngầm của Mỹ của họ sẽ rất hạn chế trong tương lai gần. Các tàu ngầm này có khả năng ngăn chặn và đánh chìm các phương tiện đổ bộ của TC khi họ tiến tới chiếm Đài Loan”.
Vì thế, không thành vấn đề chuyện PLA hiện đại cho rằng họ sở hữu các điều kiện đánh Mỹ trên mặt biển, trên bộ và trên không. Nếu họ không thể di chuyển lực lượng xâm lược trong tham vọng chiếm đoạt lãnh thổ, thì họ không thể thực hiện các mục tiêu chiến lược, như chiếm Đài Loan hoặc vài hòn đảo mà nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền dù bằng các phương cách quân sự.
Mỹ sẽ không tạo ra Thế chiến 
Thực tế này sẽ định hướng cho chiến lược của Mỹ. Khi Mỹ đã tạo được trật tự thế giới, họ chỉ cần bảo vệ trật tự này. Nói cách khác, Mỹ có chiến lược cao hơn TC, vì TC phải tấn công và làm thay đổi thế giới theo trật tự họ muốn.
Về mặt quân sự, điều này có nghĩa Mỹ có thể không cần quan tâm ít nhiều đến khả năng của TC, gồm những khả năng xem ra đe dọa các lợi thế truyền thống của Mỹ về chiến tranh hạt nhân, không chiến, bộ chiến và hải chiến.
Giáo sư Wayne Hughes của Viện hải quân Mỹ chỉ rõ: “Chúng tôi sẽ không xâm lược TC, nên không cần đến bộ binh. Chúng tôi sẽ không đánh phủ đầu bằng hạt nhân. Chúng ta không nên chọn kế hoạch phủ đầu bằng không quân-hải quân vào Hoa lục, vì đó là cách gây ra Thế chiến”.   
Thay vào đó, Mỹ phải không cho TC tự do trong vùng biển của họ. Giáo sư Hughes nói: “Chúng ta chỉ cần đủ chỗ để đe dọa một cuộc chiến trên biển”. 
Theo ông, một hạm đội tối ưu hóa để chống TC cần có nhiều tàu nhỏ nổi để tạo một cuộc bao vây thương mại. Nhưng lực lượng chủ chiến sẽ là tàu ngầm, “để  đe dọa hủy diệt toàn bộ tàu chiến TQ và tàu thương mại của họ trên biển Đông”.
Chuyên gia Cliff đánh giá nếu xảy ra chiến tranh, mỗi tàu ngầm Mỹ “có thể phóng vài thủy lôi trước khi rút lui để bảo toàn lực lượng”.
Nhưng nếu mỗi trong 8 chiếc tàu ngầm Mỹ phóng 3 thủy lôi, và chỉ cần nửa số thủy lôi này bắng trúng mục tiêu, thì tàu tấn công Mỹ có thể tiêu diệt toàn bộ lượng tàu đổ bộ chủ lực của TQ, từ đó triệt tiêu khả năng chiếm Đài Loan hoặc chiếm đảo tranh chấp của Bắc Kinh.
Chờ Trung Cộng suy tàn
Nếu tàu ngầm Mỹ tạo được hàng rào ngăn chặn trong 20 năm nữa, TC có thể sẽ chấm dứt thái độ hung hăng hiện tại mà không tấn công được ai. 
Vì hướng kinh tế và dân số TC đang tiến nhanh tới một thế hệ cao tuổi, sức tăng trưởng kinh tế xẹp hẳn, và chỉ còn vài nguồn lực để có thể hiện đại hóa quân sự.
Công bằng mà nói, hầu hết các quốc gia phát triển đều trải qua sự lão hóa của dân tộc, chậm tăng trưởng và ý thức hòa bình ngày càng tăng. Nhưng TC đã phải thừa nhận tỷ lệ sinh con tụt giảm đáng kể do chính sách một con của Đảng Cộng sản TC.
Một yếu tố khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh trong 30 năm qua của TC tỏ ra không bền vững, theo nhà phân tích Andrew Erickson của Học viện Hải chiến Mỹ. Ông còn nói từ năm 2030, TQ sẽ có tỷ lệ người trên 65 tuổi cao nhất thế giới.
Mà một xã hội lão hóa với quá nhiều kỳ vọng, bị đè nặng vì tỷ lệ bị bệnh kinh niên của lối sống ru rú trong nhà chắc chắn sẽ buộc TC phải giảm chi quân sự và giảm chi phát triển kinh tế để xử lý vấn đề này.
War Is Boring
  1. chinese 094 submarine which circulated on the internet china military ...
  2. ... 094 or Jin class is the second-generation SSBN of the Chinese navy
  3. Chinese Type 041 Qing Class Submarine
  4. Chinese navy submarines fleet set sail
  5. China's submarines in Indian Ocean worry Indian Navy
  6. 4749178-1x1-700x700.jpg
  7. ... Missiles , China , Peoples Liberation Army Navy , Submarine 12:56 AM
 
http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9600527.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9600528.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9700222.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSN9401226.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9600526.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9700223.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSN8704291.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC8703781.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9401282.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9401283.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC8704340.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DDST8506623.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9005964.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9400152.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSN9401227.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9400150.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9600529.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9400800.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSN9203486.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9401286.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9005965.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9401284.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSC9401285.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/kilo-DNSN9701763.JPG http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl636_1.jpg http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl636_2.jpg http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl636_3.jpg
 
http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl636_4.jpg http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl636_5.jpg http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl636_6.jpg http://fas.org/man/dod-101/sys/ship/row/rus/pl877_5.jpg
Khôn ngoan hơn, các chính khách cùng lãnh đạo quân đội Mỹ đã đầu tư cần thiết để duy trì sức mạnh dưới đáy biển trong một thời gian dài như vậy.
Sau giai đoạn giảm sản xuất tàu ngầm đến đáng ngại, kể từ năm 2012, Lầu Năm Góc đã đề xuất và Quốc hội Mỹ thông qua, hải quân Mỹ đã có 2,5 tỉ USD để đóng hai chiếc tàu ngầm lớp Virgina/năm, một sức mua thích hợp để duy trì vĩnh viễn hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới.
Lầu Năm Góc cũng cải thiện mẫu thiết kế lớp tàu này, tăng thêm máy bay không người lái phóng từ dưới biển, lắp thêm tên lửa và khả năng có một loại tên lửa chống tàu mới. 
 
Trần Trí (theo War is boring)