Sunday, September 28, 2014

Phi cơ không người lái và phi cơ tàng hình

Phi cơ không người lái và phi cơ tàng hình?
Trúc Giang MN          

 
alt
alt
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   Phi cơ không người lái Predator *                                
 
 
 
 
 
Phi cơ tàng hình F-22 Raptor (Mỹ)
 
 
1* Tổng quát
 
Hoa Kỳ dùng phi cơ không người lái vào việc tuần tra, thám sát thu thập tin tức, và tấn công tiêu diệt những tên khủng bố. Phi cơ không người lái Hoa Kỳ đã tuần tra biên giới Afghanistan và Pakistan, biên giới Hoa Kỳ và Mexico, vùng ven biển Somalia để tìm kiếm hải tặc, và phi cơ không người lái được yểm trợ cho lực lượng NATO trong chiến dịch Odyssey Dawn thực hiện vùng cấm bay trên bầu trời Libya của Gaddafi.
Những chiếc drone là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với thủ lãnh khủng bố Al-Qaeda ở Pakistan, Yemen và Somalia.
 
2* Hệ thống phi cơ không người lái. (Unmanned Aircraft System)

alt
alt 
Trạm điều khiển dưới mặt đất phân tích hình ảnh được gửi về qua vệ tinh.



Sở dĩ gọi là hệ thống (System) là vì một chuyến bay được thực hiện bởi những hệ thống bao gồm những con người và kỹ thuật rất phức tạp, có liên quan đến việc chế tạo chiếc phi cơ, đến trạm điều khiển từ xa trên mặt đất, và hệ thống vệ tinh quân sự trên bầu trời. Những hệ thống nối kết chặt chẽ qua lại, giữa 3 vị trí nói trên. Phi cơ trên bầu trời của khu vực quan sát, trạm điều khiển từ xa trên mặt đất, vệ tinh quân sự trên trời.
Hệ thống phi cơ không người lái (Unmanned Aircraft System – UAS hay là Unmanned Aerial Vehicle-UAV), còn gọi là Drone. Hệ thống nầy không có người lái ngồi trên phi cơ, nhưng phải có một phi công (Pilot) ngồi tại trạm điều khiển từ xa trên mặt đất. Xăng là nhiên liệu của Predator.
 
2.1. Chi tiết của chiếc MQ-1 Predator
 
Predator MQ-1B (trái) và MQ-9 Reaper
1
 
Tên đầy đủ là General Atomics MQ-1 Predator. General Atomics là tên công ty sản xuất, cũng giống như Boeing 747, MiG-25, Lockheed F-22 Raptor…
MQ-1 Predator trước tiên được Không quân HK và CIA xử dụng để dọ thám từ xa. Được trang bị nhiều máy ảnh và nhiểu bộ cảm ứng (Sensor) để thu thập và gởi về màn hình những hình ảnh đầy đủ màu sắc và cử động, di động.
Về sau, những cải tiến liên tục cho thích hợp với nhu cầu chiến trường, được trang bị 2 hỏa tiển nhỏ AGM-114 Hellfire (thuộc loại chống xe tăng) và đại liên.
AGM=Air-to-Ground Missile, là hỏa tiển không địa.Cũng có thể viết ASM=Air-to-Surface Missile.
Hellfire từ cụm từ Helicopter Launched FIRE-and forget. chủ yếu của hỏa tiển nầy là trang bị cho trực thăng chiến đấu.
Từ năm 1995, Predator được xử dụng ở các chiến trường Bosnia, Iraq, Yemen, Afghanistan và ở Libya ngày 21-4-2011.
Động cơ nhiên liệu xăng, được đẩy bằng cánh quạt. Phi cơ bay tới mục tiêu cách xa 740 Km rồi trở về trong thời gian bay là 14 giờ.
 
2.2. Việc điều khiển và các bộ phận cảm ứng
 
Năm 1980, Bộ QP và CIA thí nghiệm loại phi cơ nầy với những chiếc nhỏ, nhẹ. Năm 1990, CIA thích thú với loại cải tiến mang tên Amber. CIA đặt mua 5 chiếc cải tiến tên là Gnat. Đặc điểm là tiếng động rất nhỏ, giống như tiếng máy cắt cỏ trên không trung.
Thiết kế sau cùng mang tên Predator, được sản xuất 12 chiếc với 3 trạm điều khiển trên mặt đất. (Ground Control Station)
Năm 2001, HK có 60 chiếc Predator và cho biết đã bị mất 20 chiếc trong các cuộc hành quân, bao gồm 1 chiếc bị địch bắn hạ, nhưng đa số vì thời tiết quá lạnh. Một bộ phận làm tan băng được gắn vào để cải tiến.
Predator được nâng cấp cuối cùng mang tên là MQ-9 Reaper.
 
2.3. Hệ thống điều khiển và các bộ phận cảm ứng
 
alt
alt
 
  
Trạm điều khiển từ xa trên mặt đất


Ở mặt trận Yugoslavia, một phi công của chiếc Predator ngồi chung với nhiều chuyên viên trên một chiếc xe Van đậu sát phi trường mà chiếc Predator sẽ cất cánh và trở về đáp xuống.
Họ điều khiển cho chiếc phi cơ cất cánh.
Những số liệu được chuyển trực tiếp, từ chiếc xe Van đến hệ thống vệ tinh quân sự trên trời  bằng tần số nối kết, và từ vệ tinh, những lịnh điều khiển được truyền đến chiếc phi cơ để cất cánh và bay đến mục tiêu. Tất cả gồm 2,000 tín hiệu liên lạc nối kết nhau chặt chẽ, và hoàn tòan chính xác, thì phi cơ mới cất cánh được.
Từ chiếc phi cơ, tất cả mọi hình ảnh nằm trong vùng quan sát được chuyển về trạm điều khiển để phi công ở đó nhận xét và ra những lịnh để phi cơ thi hành, như bắn vào mục tiêu, hoặc bay trở về.
Cơ quan CIA đề nghị những chuyến bay không người lái được điều khiển từ trung tâm của CIA ở Langley, Virginia. Mặc dù không có người lái ngồi trên phi cơ, nhưng mỗi chuyến bay phải có phi công ngồi tại trạm điều khiển từ xa.
Phi cơ được gắn dụng cụ để xác định vị trí và tọa độ mục tiêu, một máy chụp hình (Camera) màu, một Camera TV, một camera hồng ngoại tuyến, cho nên nó có thể nhận thấy mục tiêu xuyên qua màn khói, mây che và sương mù. Hình ảnh nhận được với đầy đủ màu sắc và cử động, di chuyển…Hình ảnh được thu nhận liên tục trong khu vực thám sát ở những tọa độ khác nhau.
Sau này, chiếc Predator được gắn thêm hệ thống Laser để có thể liên lạc được với phi công của những máy bay trên cùng một khu vực của bầu trời. Hệ thống Laser đồng thời cũng được dùng để hướng dẫn hỏa tiển đi đến đúng mục tiêu.
 
2.4. Tháo ráp phi cơ Predator
 
Một chiếc Predator có thể được tháo ra làm 6 phần rời, bỏ vào một container có tên là “quan tài” (The coffin). Điều nầy cho phép việc điều động nhanh chóng, đến khắp các nơi trên địa cầu bằng phi cơ vận tải hoặc bằng tàu biển. Bộ phận lớn nhất là trạm điều khiển từ xa, được chế tạo cho vừa vặn, để chiếc C-130 Hercule chở đi khắp nơi.
Tần số nối kết với 24 vệ tinh quân sự trên bầu trời, được phóng đi nhờ một ănten chảo đường kính 6.1 mét.
 
2.5. Phi đạo của sân bay dành cho chiếc Predator
 
Phi cơ nầy cần một phi đạo rộng 40m, dài 1,500 m trên một bề mặt trống trải, không có chướng ngại vật làm lệch hướng đi, hoặc ngăn chận làn sóng điện từ trạm điều khiển trên mặt đất lên vệ tinh, rồi từ vệ tinh xuống phi cơ. Vệ tinh là bộ phận trung gian, chuyển những lịnh điều khiển từ trạm kiểm soát đến phi cơ, và ngược lại, chuyển những hình ảnh và tọa độ các mục tiêu từ phi cơ trở về trạm kiểm soát.
Tháng 4 năm 2010, một tài liệu tiết lộ tổng số giờ phi cơ không người lái đã thực hiện là trên một triệu giờ. Chuyến bay dài nhất trên bầu trời là 40 giờ 5 phút, hơn 1 ngày 1 đêm.
Năm 2009, Không Quân HK có 195 chiếc Predator MQ-1 và 28 chiếc cải biến MQ-9 Reaper.
 
2.6. Tai nạn và bị bắn rơi
 
Tháng 3 năm 2009, một báo cáo cho biết HK đã mất 70 chiếc Predator, trong đó 55 chiếc rơi và phát nổ vì trục trặc máy móc và bay lạc mất. 4 chiếc bị bắn rơi ở chiến trường Bosnia, Kosovo. Tại chiến trường Iraq, rơi 11 chiếc.
Tháng 3 năm 2011 vừa qua, KQ/HK tiếp nhận lần cuối cùng những chiếc Predator. Sau đó, không còn sản xuất nữa.
 
2.7. Tổ chức những phi đội Predator
 
Tháng 4 năm 1996, Bộ trưởng QP/HK đã chọn Không quân để điều hành hệ thống phi cơ không người lái Predator. Nhiều phi đội được thành lập tại những căn cứ KQ/HK.
Trên chiến trường Afghanistan, 10 trong 15 chiếc Predator, được đánh giá là thành công xuất sắc. Hai chiếc Predator xác định vị trí của một người cao, ốm, mặc quần áo trắng tại khu nhà của Bin-Laden ở Tarnak, bên ngoài Kandahar. Hình dáng đó được xác nhận là Osama bin-Laden.
Ngày 4-9-2001, Tổng thống Bush chấp thuận cho dùng Predator tìm diệt Bin-Laden, nhưng nước chủ nhà của phi trường là Uzbekistan không cho phép Predator trang bị hỏa tiển.
 
2.8. Predator bị MiG-25 bắn hạ
 
Ngày 23-12-2002, chiếc MiG-25 của Iraq đã bắn hạ chiếc Predator.
Sự việc như sau. Chiếc Predator được trang bị hỏa tiển không không AIM-92, được dùng làm mổi, để nhử cho chiếc MiG-25 cất cánh, sau đó, Predator chạy trốn, để MiG ở lại làm bia bị bắn hạ.
Nhưng trong trường hợp đó, không biết vì trở ngại gì, mà chiếc Predator lại không bỏ chạy đi theo kế hoạch, và nó phóng một hỏa tiển tầm nhiệt vào chiếc MiG-25. Nhưng hỏa tiển tầm nhiệt lại đuổi theo một hỏa tiển do chiếc MiG phóng ra, cả hai hỏa tiễn cùng nổ, và chiếc MiG-25 bắn hạ chiếc Predator.
 
2.9. Đặc tính kỹ thuật của chiếc Predator
 
Phi hành đoàn: không * Chiều dài: 8.22 m * Sải cánh: 16.84m * Cao: 2.1m * Nặng: 512 kg (Không có tải)
Sức nặng có tải: 1020 kg * Động cơ: Một máy nổ 4 xy lanh, 115 mã lực (Horse Power)
Vũ khí:
  • 2 hỏa tiển AGM-114 Hellfire (AGM=Air-to-Ground Missile) Không đối đất.
  • 4 hỏa tiển AAM-92 Stinger (AAM=Air-to-Air Missile)
  • 6 hỏa tiển Griffin (Loại không địa)
Hỏa tiển AGM-114 Hellfire
 
Predator phóng hoả tiễn Hellfire  (Hellfire do nhóm từ HELicopter-Launch FIRE-and-forget)
 
AGM là Air-to-Ground Missile, còn được gọi là ASM=Air-to-Surface Missile. Mục đích để trang bị cho trực thăng chiến đấu.
Hellfire do nhóm từ Helicopter-Launch FIRE-and-forget.
Nặng: 47 kg * Tầm xa: 8 km
Năm 2007, HK có tổng số 21,000 quả, mỗi quả giá 68,000 USD.
Được trang bị trên trực thăng Apache, Cobra, Kiowa và Predator.
 
Hỏa tiển AIM-92 Stinger
 
Hay còn gọi là AAM-92 Stinger.
Dài: 1.52 m * Đường kính: 70 mm (2.8 in) * Nặng 16 kg * Đầu nổ: 3 kg * Tốc độ: 750 mét/giây
Tầm xa: 4.5 km.
 
Hỏa tiển Griffin
 
Là hỏa tiển không không, trang bị cho Predator.
Đường kính: 5.5. in * Nặng: 20.4 kg * Dài: 42 in * Đầu nổ: 13 pounds.
Tóm lại, phi cơ không người lái MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper là loại phi cơ nhỏ, nhẹ, trang bị hỏa tiển cũng nhỏ, nhẹ, cho nên hỏa lực rất yếu so với vũ khí của các chiến đấu cơ khác.
Như vậy, loại phi cơ nầy có giá trị thám thính nhiều hơn hỏa lực công phá. HK gởi phi cơ thám thính đến Libya mà không gởi chiến đấu cơ có vũ khí mạnh, thì hiệu quả rất hạn chế.
Thật ra, ngoài chiếc Predator, HK còn những loại phi cơ không người lái có vũ khí mạnh hơn nhiều. Có lẽ chờ đợi chỉ khi chiến tranh leo thang, thì mới mang ra xử dụng. Đó là loại Boeing X-45 và Northrop Grumman X-47.
 
3* Phi cơ chiến đấu không người lái Boeing X-45
 
alt
alt
 
 Northrop Grumman  X-47 Pegasus               Boeing X-45 A không người lái
 
X-45 là phi cơ chiến đấu không người lái do công ty Boeing chế tạo và sản xuất theo hợp đồng của Hải Quân. Bên Không Quân cũng có loại phi cơ không người lái giống như X-45, nhưng do công ty Northrop Grumman sản xuất, với cái tên X-47.
Ngày 18-4-2004, thử nghiệm X-45 lần đầu tiên thành công tại căn cứ KQ Edwards, nó phóng hỏa tiển 250 lbs chính xác vào mục tiêu.
Ngày 4-2-2005, trong lần bay thứ 50, hai chiếc X-45 báo động có mục tiêu xuât hiện, hai chiếc tự động xác định xem chiếc nào sẽ dùng vũ khí tấn công, kế đó một chiếc bay ra khỏi khu vực chiến đấu, và người phi công ở trạm điều khiển từ xa, ra lịnh tấn công.
Đặc biệt là hai chiếc X-45 phối hợp hoạt động với nhau như là một nhóm.
Năm 2010, hãng Boeing chế tạo cho chiếc X-45 được thực hiện tiếp liệu trên không.
 
Đặc tính của X-45
 
Phi công: không có * Dài: 8.08m * Sải cánh: 10.3m * Cao: 2.14m *  Trọng lượng 3,630 kg không có tải * Động cơ: Một máy GA-100 turbofan * Tốc độ tối đa: 919 km/giờ * Tầm hoạt động xa: 2,405 km.
Vũ khí: dàn phóng 4 hỏa tiển mỗi bên.  *  Bom JDM loại đường kính nhỏ.(JDM= Joint Direct Attack Munition). Bom tấn công trực tiếp điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS=Global Positioning System)

4* Phi cơ X-47

Northrop Grumman X-47 là loại phi cơ chiến đấu không người lái, do công ty Northrop Grumman chế tạo và sản xuất theo hợp đồng của Không Quân. Công dụng cũng giống như
X-45 của Hải Quân. Hai bên có 2 chương trình khác nhau.
X-47 có hình dáng giống như đầu của mũi tên hình tam giác, màu đen.
Đặc tính:
Phi công: không * Dài: 5.95m * Sải cánh: 5.94m * Cao: 1.86m * Trọng lượng không tải: 1,740 kg * Trọng lượng có tải: 2,212 kg * Động cơ: một máy turbofan * Vận tốc tối đa: dưới âm thanh * Tầm hoạt động xa: 2,778 km.
Vũ khí:
  • 2 bệ dàn phóng hỏa tiển, mỗi bên chỉ có một quả 500 pounds (227 kg)
X-47 được cải tiến và nâng cấp thành X-47A, X-47B, X-47C
Riêng X-47C, to hơn. Sải cánh 52.4 m, Trọng lượng có tải 4,500 kg.
 
5* Tàu không gian con thoi không người lái X-37B của Hoa Kỳ



Mới đây, chiếc phi cơ không người lái nầy đã bí mật cất cánh, tự động điều khiển ngoài vũ trụ và tự động hạ cánh an toàn, đánh dấu sự thành công của một loại vũ khí mới, là có thể làm chủ không gian. Phi cơ có khả năng bảo vệ các vệ tinh của Hoa Kỳ mà còn có khả năng bắt cóc các vệ tinh khác, đồng thời cũng là một thứ vũ khí lợi hại nữa.
Đa số hoả tiển của Hoa Kỳ được dựa vào sự dẫn đường chính xác của các vệ tinh, cho nên việc bảo vệ các vệ tinh đó rất cần thiết.
Ông Joan Johnson Freese, Chủ nhiệm Trung Tâm Quyết Sách An Ninh Quốc Gia (National Security Decision Making Department) của Học Viện Quân Sự và Hải Quân đã nói “Loại máy bay vũ trụ nầy có khả năng thay đổi quỹ đạo của các vệ tinh” để tránh những hoả tiẽn diệt vệ tinh của đối phương.
X-37B có những khả năng như sau:
– Tiêu diệt các vệ tinh địch.
– Đánh cắp tài liệu từ các vệ tinh khác, bằng cách bay đến gần để thu nhận tín hiệu do vệ tinh phát ra chuyển về mặt đất.
– Tiêu diệt hỏa tiễn địch để bảo vệ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS của HK.
– Khả năng bắn hỏa tiễn và ném bom từ vũ trụ xuyên qua bầu khí quyển, xuống mặt đất trong thời gian 1 giờ sau khi cất cánh, và ở trên không suốt hơn 9 tháng.
Dũng sĩ X-37B đang làm chúa tể vũ trụ, và trong chiến tranh thời nay, ai làm chủ không gian là người chiến thắng.


Tàu không gian con thoi không người lái X-37B

 
X-37B cũng được gọi là tàu thử nghiệm quỹ đạo (Orbital Test Vehicle-OTV) được đặt tên là Thần Ưng, trông giống như phi thuyền con thoi (Space Shuttle) nhưng nhỏ hơn 4 lần. Được phóng thẳng đứng và trở về trái đất, hạ cánh hàng ngang như phi cơ thường ở bất cứ phi đạo nào.
 
alt
alt
 
 
X-37B
 
6* Phi cơ tàng hình
6.1* Phi cơ tàng hình J-20 của Trung Cộng
 
Trên đường đến Bắc Kinh, Bộ trưởng Gates tuyên bố “Hoa Kỳ sẽ tăng cường khả năng của chính mình để phản ứng với việc TC tăng cường sức mạnh quân sự. Họ rõ ràng là đã có khả năng đặt một số khó khăn cho chúng ta, nên chúng ta phải quan tâm đến điều đó”. Ông Gates cũng cho biết “Quân sự Mỹ vẫn duy trì lợi thế. Hoa Kỳ đang phát triển thế hệ phi cơ ném bom nguyên tử tầm xa mới, phát triển Radar và cả hệ thống gây nhiễu điện tử và kỹ thuật phóng vệ tinh mới. Hoa Kỳ cần phải biết về khả năng quân sự của Trung Cộng, nhưng không có lý do nào để TC thành kẻ thù cả”.
Ông Gates ca ngợi và hoan nghênh nổ lực của TC đã làm giảm bớt sự căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.
Ngày thứ ba 11-1-2011, chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Gates hội kiến với Hồ Cẩm Đào thì chiếc phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ 5, J-20 đã bay thử 15 phút trên bầu trời phi trường Thành Đô của TC. Hồ Cẩm Đào nói là “TC không cố tình thử nghiệm phi cơ tàng hình trong khi Ông Gates viếng thăm Bắc Kinh”.
Ông Andrei Chang, chủ bút phiên bản Hồng Kông của tạp chí quân sự Canada, Kanwa Defense Weekly cho biết, chuyến bay dự liệu thực hiện hồi tuần trước, nhiều quan chức đã đên phi trường Thành Đô để chứng kiến “sự kiện lịch sử” nầy, nhưng đột nhiên, việc bay thử bị bãi bỏ.
Do thông tin bị rò rỉ trước, cho nên hàng trăm người kéo đến sân bay. Tiếng reo hò vang lên bên trong và bên ngoài địa điểm thử nghiệm kéo dài 15 phút đó.
Nhật báo Ashi Shimbun của Nhật loan tin, là TC có kế hoạch  phát triển loại phi cơ tàng hình thế hệ thứ 5 nầy vào những năm từ 2017 và 2019.
Các nhà phân tích cho rằng TC đã vượt nhanh hơn dự liệu trong việc sản xuất vũ khí đối trọng với phi cơ chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Hoa Kỳ.
Đô đốc David Dorsett, Giám đốc Cục Tình Báo HQ/HK cho biết, việc phát triển J-20 phải mất ít nhất là 20 năm nữa.
Trang Web Global Times của tờ báo TC, People’s Daily đăng một tin ngắn, tựa đề “Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của J-20 thành công”.
Phát ngôn viên Bộ QP/HK, Đại tá David Lapan nói rằng HK đã có bằng chứng về việc TC thí nghiệm và sản xuất loại phi cơ tàng hình nầy, nhưng dường như không thuận lợi.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời của Đại tá D. Lapan, cho rằng TC đã lệ thuộc vào thế hệ thứ 4 của Nga, cho thấy họ bị rắc rối trong việc sản xuất loại phi cơ nầy.
Ông Andrei Chang nhận xét rằng, TC thử nghiệm phi cơ trong lúc Bộ trưởng Gates ở Bắc Kinh là họ muốn cho biết sức mạnh quân sự, nhằm chiếm thế mạnh, hoặc che đậy thế yếu trong những đàm phán về vũ khí chiến lược sắp tới giữa HK và TC.
Nhà nghiên cứu của Viện American Enterprise Institute, ông Dan Blumenthal viết trên tờ Washington Post “Chúng ta bị buộc vào một giai đoạn mà các nhà quan sát gọi là cuộc chạy đua về an ninh giữa HK và TC.
 
6* Phi cơ tàng hình thế hệ thứ 5
 
alt
alt
 

Phi cơ chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk         * Oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-2 Spirit
 
Phi cơ chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, J-20 của TC là đối trọng với phi cơ F-22 Raptor của HK, vậy để hiểu rõ hơn về phi cơ J-20, cần thiết phải biết về kỹ thuật tàng hình và về thế hệ 5, mà F-22 Raptor là một điển hình.
 
6.1. Kỹ thuật tàng hình (Stealth=giấu giếm)
Nguyên tắc chung.
 
Mắt thường của con người nhìn thấy sự vật là do sự phản hồi ánh sáng từ vật đó đưa vào mắt. Khi không có ánh sáng, như đêm 30 hoặc trong phòng tối của tiệm chụp hình, thì không có sự phản hồi của ánh sáng, cho nên mắt không trông thấy gì cả.
Radar là con mắt “thiên lý nhản” dùng để nhìn sự di động của vật thể từ xa, hàng chục hoặc hàng trăm Km.
Radar viết tắt từ chữ Radio Detection And Ranging, là dò tìm và xác định vị trí bằng sóng vô tuyến.
Hệ thống Radar gồm máy phát sóng và máy thu sóng nhờ phương tiện của Anten, cũng tương tự như sóng điện của đài phát thanh và truyền hình và máy thu thanh (radio) và máy Tivi vậy.
Máy Radar phát ra làn sóng điện ở bình diện rất rộng, sóng điện đó chạm vào các vật thể như phi cơ chẳng hạn, thì nó dội ngược lại, sự phản hồi của sóng điện nầy, được thu nhận và nhìn thấy trên màn hình của Radar.
Cốt lõi của Radar là sự phản hồi của sóng điện. Vì thế, muốn tàng hình, thì phải tiêu diệt sự phản hồi hay sự dội ngược của sóng điện radar.
Có hai cách thủ tiêu sự phản hồi của sóng điện Radar.
Một là dùng hoá chất để hấp thụ (Absorb) và “tiêu hoá” sóng Radar. Những hoá chất hấp thụ sóng Radar như là bột than (Carbon Powder), than chì (Graphite) hay than sợi (Carbon Fiber). Những chất nầy trộn trong nước sơn (Polymer/Plastic) hoặc trong cao su để sơn lên thân hình của phi cơ và tàu chiến.
Hai là, dùng những góc cạnh trên thân phi cơ để đánh tạt làn sóng điện đi hướng khác, không cho dội ngược lại. Thân phi cơ bao gồm những mặt phẳng nghiêng cho nên hình dạng phi cơ tàng hình khác hẳn với các loại thông thường. Sóng Radar phản hồi mạnh ở điểm tiếp xúc có góc vuông 90 độ.
Khi mà độ hấp thụ sóng Radar đạt được 100%, nghĩa là không còn sóng phản hồi, thì thân xác cụ thể và sự hiện hữu của phi cơ không hiện ra trên màn ảnh Radar nữa. Tần số của sóng Radar luôn luôn được tuyệt đối giữ bí mật.
 
6.2. Thế hệ thứ 5 của phi cơ
 
Để biết thêm về thế hệ của phi cơ J-20 của TC, cũng cần xét tổng quát về các thế hệ phi cơ được quốc tế thừa nhận.
Do sự cải tiến liên tục không ngừng, để khắc phục những khuyết điểm và cạnh tranh, để chiếm ưu thế hơn phi cơ của đối phương, người ta căn cứ vào thời gian tổng quát, để xác định tình trạng kỹ thuật của mỗi loại phi cơ. Đó là những thế hệ.
Hiện tại, đa số phi cơ chiến đấu hiện đại trên thế giới, thuộc thế hệ 4.5
Hai loại phi cơ duy nhất của thế hệ 5 là F-22 Raptor của Hoa Kỳ đang xử dụng với tổng số trên 250 chiếc, và phi cơ chiến đấu tàng hình F-35 đang sản xuất để bán cho các đồng minh.
 
Thế hệ thứ 1 (1944-1953)
 
MiG-15, MiG-17 của Liên Xô. F-86 Sabre của Hoa Kỳ
 
Thế hệ thứ 2 (1953-1960)
 
- Liên Xô: SU-7 (Công ty Sukhoi), MiG-19, MiG-21, SU-9
- Hoa Kỳ: F-100 Super Sabre, F-8 Crusader, F-11 Tiger, F-102 Delta Dagger, F-104 Starfighter, F-105 Thunderchief, F-106 Delta Dart.
 
Thế hệ 3 (1960-1970)
 
- Liên Xô: MiG-21, MiG-23, MiG-25, SU-7 “Fitter”, SU-15 Flagon, Tu-28.
- Hoa Kỳ: F-4 Phantom, F-5 (QLVN/CH xử dụng)
- Trung Quốc: J-8 * – Pháp: Mirage III * – Anh quốc: Harrier
 
Thế hệ 4 (1970-1990)
 
- Liên Xô: MiG-29, MiG-31, SU-27 và Yak-38
- Hoa Kỳ: F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet, F-20 TigerShark.
- Trung Quốc: JH-7 Flying Leopard, Shengyang J-8 II
 
Thế hệ 4.5 (1990-2000)
 
- Nga: MiG-35, SU-30/35/37 (Flanker:Tên do NATO đặt), SU-32/34.
- Hoa Kỳ: F-15 E Strike Eagle, F-16 C/D, F/A 18 Super Hornet
- Trung Quốc: Chengdu J-10, Shenyang J-11 B
*(Chengdu=Thành Đô. Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên*Shenyang=Thẩm Dương, tên công ty sản xuất phi cơ* Tên công ty sản xuất thường đặt trước tên phi cơ. Ví dụ như Boeing F/A-18E/F Super Hornet, Lockheed Martin F-22 Raptor, MiG-29… MiG=Mikoyan Gurevich. Sukhoi=SU-30MK…Mitsubishi F-2 (Nhật). Những hảng sản xuất phi cơ lớn của HK là: Boeing, Lockheed Martin, Grumman, Northrop, McDonnell Douglas, General Dynamics).
 
Thế hệ 5. (2000 đến hiện tại)
 
* Đang hoạt động: F-22 Raptor  và F-35  Lightning II của Hoa Kỳ.
* Lịch trình sẽ đưa vào hoạt động:
 
- Nga: Sukhoi T-50. Thử nghiệm năm 2009, sẽ đưa vào hoạt động năm 2012.
- Hoa Kỳ: F-35 Lightning II/JCA
- Trung Quốc: J-20. Thử nghiệm bay 15 phút ngày 11-1-2011. Tàng hình
 
6.3. Phi cơ F-22 Raptor của Hoa Kỳ
 
F-22 thả pháo sáng đánh lạc hướng hỏa tiễ tầm nhiệt*   
Chuẩn bị vượt tường âm thanh

F-22 Raptor (Chim ăn thịt) là loại phi cơ đa năng, dùng kỹ thuật tàng hình, có khả năng chiến đấu trên không, tấn công dưới mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
F-22 chính thức phục vụ Không Lực HK vào tháng 12 năm 2005.
Công ty Lockheed Martin là nhà thầu chính, chịu trách nhiệm về khung, các hệ thống vũ khí và lắp ráp hoàn thành chiếc phi cơ. Công ty Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và hệ thống điện tử.
Xử dụng
Chiếc F-22 đầu tiên được chuyển giao cho căn cứ KQ Neillis, Nevada ngày 14-1-2003. Cuối năm 2004, 51 chiếc Raptor được đưa vào xử dụng và 22 chiếc được đặt hàng. Tổng số 183 chiếc F-22 được giao nhiều đợt và chấm dứt trong năm 2011. Tổng số loại F-22 lên tới trên 250 chiếc. Giá tiền mỗi chiếc là 120 triệu USD (2007)
Nhật Bản, Nam Hàn, Úc rất muốn mua loại F-22 nầy. Đặc biệt là Do Thái chịu trả 200 triệu mỗi chiếc. Nhưng Quốc Hội HK cấm bán ra ngoại quốc. Sau một thời gian bị Bộ QP/HK cấm bay F-22 vì khuyết điểm gây ra thiếu không khí cho phi công thở, nhưng nay đã cho phép bay trở lại, mà không biết rõ số lượng cho phép là bao nhiêu.
Đặc tính kỹ thuật của F-22 Raptor
Phi hành đoàn: 1 phi công *  Chiều dài : 62 ft 1 in (18.90 mét) * Sải cánh: 44 ft 6 in (13.60 m)
Chiều cao: 16 ft 8 in (5.08 m) * Tốc độ tối đa: 1,600 miles/giờ (2,600 Km/giờ) [Mach 2.42]
Số động cơ: 2 máy phản lực *  Trọng lượng rỗng: 14,366 Kg *Trọng lượng toàn tải: 25,107 Kg
Tầm hoạt động: 2,000 miles (3,200 Km)
 
Vũ khí.
 
1 súng  quay  M6 A2,  20 mm bên cánh phải (chỉ có 480 viên đạn bắn liền trong 5 giây)
Vũ khí chiến đấu trên không. * 6  AIM-120 (Hỏa tiển) * 2  AIM-9 (Hoả tiển)
Vũ khí oanh kích mặt đất.
2  AIM-120 (Hỏa tiển) * 2  AIM-9 (Hỏa tiển) * 2 trái bom 1,000 pounds hoặc 8 trái bom 250 lbs.
Khoang chứa bom hoặc hoả tiển bên trong 2,000 lbs.
 
6.4. Phi cơ tàng hình F-35 Lightning II
 
alt
alt
 
F-35 là thế hệ 5 máy bay tàng hình mới.
 
F-35 Lightning II là máy bay chiến đấu tấn công kết hợp (JSF=(Joint Strike Fighter), loại máy bay chiến đấu một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các phi vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
Nó được chế tạo và sản xuất bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE SystemsNorthrop Grumman. Máy bay đã được thao diễn vào năm 2000; một kiểu mẫu sản xuất thử đã cất cánh lần đầu vào ngày 15-12-2006.
  • F-35A: CTOL (CTOL-conventional takeoff and landing) – loại cất và hạ cánh bình thường, cần phi đạo dài.
  • F-35B: STOVL (STOVL-short take-off vertical landing)  loại cất cánh khoảng cách ngắn và đáp thẳng xuống như trực thăng.
F-35C: mẫu trang bị cho hàng không mẫu hạm.
Phi cơ tàng hình ném bom chiến lược B-2 Spirit là vũ khí lợi hại nhất của Hoa Kỳ đã được đưa vào xử dụng từ lâu. Ngày 28-3-2013, hai phi cơ tàng hình ném bom B-2 lần đầu tiên diễn tập thả bom giả vào những mục tiêu ở Nam Hàn. Cuộc tập trận mang tính chất “oanh tạc chính xác từ xa, không chậm trễ, không giới hạn”.
B-2 Spirit có khả năng bay xa 11,000km, đã cất cánh từ căn cứ Whiteman, bang Missouri. Vận tốc B-2 là 1,010km/giờ. (gần bằng tốc độ âm thanh: 1,239km/giờ). Với kỹ thuật tàng hình hiện đại nhất, cho phép phi cơ vượt qua hàng rào hỏa tiễn phòng không trên độ cao 15km đàng sau chiến tuyến của địch quân. B-2 có thể mang 10 quả bom 900kg được điều khiển bằng vệ tinh. Hoa Kỳ hiện có 20 chiếc B-2, mỗi chiếc giá 2.2 tỷ đôla.
 
alt
alt
 
  
B-2 Spirit phi cơ tàng hình ném bom chiến lược ném 47 trái bom 500lbs (230kg) trong cuộc    thực tập năm 1994 ở California
 
6.5. Những thuận lợi và bất lợi của phi cơ tàng hình
  1. Thuận lợi
  1. Nhờ vào tàng hình làm yếu tố bất ngờ, để đánh phủ đầu hoặc tiêu diệt mục tiêu quan trọng, như đầu não, làm tê liệt đối phương.
  2. Việc sản xuất và xử dụng loại phi cơ nhiều tốn kém nầy, có thể buộc đối phương vào một cuộc chạy đua, đưa đến kiệt quệ kinh tế. Ví dụ như Hoa Kỳ đã hạ Liên Xô trong cuộc chạy đua “Chiến tranh giữa các vì sao” trước kia.
  3. Bất lợi của phi cơ tàng hình.
  4. Loại phi cơ nầy cần phải trang bị nhiều máy móc điện tử, làm gia tăng trọng lượng, nên chuyên chở vũ khí bị hạn chế hơn, vì phải chứa vũ khí bên trong.
  5. Tốc độ chậm
Loại phi cơ nầy không thể gắn bình chứa nhiên liệu phụ bên ngoài, để khi cần, gia tăng tốc độ vượt tường âm thanh trong chiến đấu hoặc rượt đuổi hay chạy trốn.
  1. Mắt thường của phi công có thể thấy phi cơ tàng hình, cho nên bị nhiều nguy hiểm hơn khi bị bao vây và chận đánh.
  2. Chi phí bảo trì rất cao
Cửa sổ của buồng lái được dát bằng vàng và chất Idium. Nước sơn của phi cơ phải được bảo vệ tối đa, tuyệt đối không để bị trầy xước do nước mưa, mưa đá hoặc cát sỏi ở phi đạo. Phi cơ phải đậu trong phòng có điều hoà nhiệt độ, để bảo vệ lớp sơn và các dụng cụ tàng hình khác.
 
7* Hoa Kỳ nghiên cứu phi cơ thế hệ 6 (Sixth-generation jet fighter)
 
Mô hình phi cơ chiến đấu thế hệ 6
 
Bộ phận Skunk Works của công ty Lockheed Martin tiết lộ, Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ đang nghiên cứu để sản xuất phi cơ chiến đấu thế hệ 6 vào thời gian 2025-2030.
Cấu tạo dựa trên quan niệm khả năng chiếm ưu thế trên không, vượt qua hệ thống phòng không hiện đại nhất, bền bĩ, sống còn, nhận thức tình huống và kết hợp hệ thống con người với vũ khí. Cụ thể là tấn công điện tử tối tân nhất, tấn công không gian mạng vi tính và hoạt động trong khu vực chống tiếp cận (Anti-Access/Area-Denial- A2/AD) của đối phương, làm chủ bầu trời.
Vùng chống tiếp cận A2/AD là khu vực được bố trí các loại vũ khí tạo thành một lá chắn, ngăn cản tàu và phi cơ đối phương.  Vùng A2/AD nằm trong tầm sát hại của hỏa tiễn phòng thủ, hệ thống điện tử, radar phát hiện và tiêu diệt phi cơ và tàu chiến của đối phương. Trung Cộng dùng hỏa tiễn “sát thủ tàu sân bay” Đông phong DF – 21 (Dong-Feng 21), ngăn chặn hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ xâm nhập. Tuy nhiên, chiến hạm tàng hình vùng cận duyên và tàu ngầm tàng hình vùng nước cạn có khả năng xâm nhập vùng A2/AD, thêm vào đó, các loại chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ cũng xâm nhập được vào vùng biển đó.
 
8* Kết luận
 
Phi cơ không người lái được điều khiển từ xa ở những vị trí kiểm soát, tín hiệu điều khiển được gởi đi và nhận về thông qua vệ tinh, nhưng nếu con đường đi của tín hiệu bị ngăn chặn hay bị gây nhiễu phá sóng, hoặc bị ăn cắp tầng số, thì phi cơ không người lái có thể bị bắt cóc, bay lạc hoặc rơi xuống đất, đó không kể trường hợp bị bắn rơi.
Về kỹ thuật tàng hình căn bản thì được nhiều người biết đến, nhưng khoa học về tàng hình hiện đại nhất thì vẫn còn trong tuyệt mật. Hoa Kỳ hiện nay vẫn giữ địa vị hàng đầu về vũ khí như phi cơ và tàu chiến. Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã chế tạo xong phi cơ chiến đấu thuộc thế hệ thứ sáu, trong khi phi cơ thế hệ thứ 5 của Nga chưa mang ra thị trường, đó là chiếc T-50, đối thủ của chiếc F-35 của Hoa Kỳ. F-35 đi trước T-50 thời gian là 6 năm. Hai loại phi cơ chiến đấu tàng hình của Trung Cộng là Chengdu J-20  và J-31 (Shenyang J-31, Thẩm Dương)  chỉ mới bay thử thời gian là 15 phút ngày 11-1-2011 và 20 phút ngày 31-10-2012 thôi.
 
Trúc Giang