Friday, November 28, 2014

Con đĩ

 Con đĩ
 Anh đi lao động hợp tác ở Đức về cũng có chút tiền. Anh thích sống kiểu Âu châu, được vẻ điển trai nên anh nhanh chóng cua được chị. Nói đúng hơn anh chẳng cưa cẩm gì, chỉ vác cưa tới thôi thì chị ấy đã đổ rồi. Anh yêu chị lắm và muốn đi đến hôn nhân nhưng chị lại nói rằng : " Em thích làm người tình hơn ". Anh hỏi tại sao ? Câu giải thích của chị vừa shock vừa thích thú : " Em thích làm người tình vì người tình cao sang và sạch sẽ hơn đĩ chỉ thấp hơn vợ một tý thôi ". Đặc biệt chị không thích làm vợ anh .
Thế là anh đi lấy vợ sau 2 năm hẹn hò với chị vì anh đã 31 tuổi và muốn lập gia đình. Anh quyết định lấy cô bạn làm chung cơ quan, khỏi phải nói anh rất tự hào về cô vợ mình.
Vào cái ngày anh nói với chị lời chia tay, chị đã nói với anh :" Từ trước đến giờ anh ngủ với em bao nhiêu lần rồi anh cứ thế tính tiền mà trả lại cho em, anh đừng ái ngại cho em đâu ". Anh sững sờ nghĩ bụng " Thì mình đã gặp một con đĩ " . Anh không nói thêm lời nào và ra về. Để gột rữa sự ghê tỡm ấy, anh lấy tất cả tiền dành dụm từ hồi ở Đức về được khoảng 5.000 $US và 20 triệu VN cho chị với lời mĩa mai : " Nếu với người nào em cũng tính toán như vậy, thì phải báo trước với họ để họ khỏi bị shock ". Chị nhận tiền và cười thật lớn, nụ cười  như chua xót nhưng chua xót.
Rồi anh cưới vợ, cả nhà ai cũng vui mừng vì vợ anh rất ngoan và tài giỏi. Thật bất hạnh cho anh chỉ mới cưới 4 tháng vợ anh đã ngoại tình . Anh chán nãn nên say sưa tối ngày, cuối cùng anh ly dị với cuộc tình chỉ vỏn vẹn chỉ 7 tháng .
Anh chuyển sang kinh doanh, công việc rất trôi chảy thuận tiện, tiền bạc vào như nước, nhưng trong lòng vẫn khắc khoải về chị. Anh nghĩ thầm: " Không biết giờ này con đĩ sống ra sao ".
Thế là anh tới nhà chị, tần ngần đứng ngoài cửa, anh nghe tiếng khóc trẻ con, nên anh mạnh dạn gõ cửa. Mỡ cửa đón anh là một phụ nữ giống hệt chị, nhưng trông có vẻ lớn tuổi hơn chị . Anh chưa kịp nói gì thì người phụ nữ đó mĩm cười nhẹ nhàng bảo anh : " Vào nhà đi em " .
Chị giới thiệu là chị ruột của chị và nói : " Nó đã chết vì sinh khó và đau tim ". Hoá ra chị đã bị đau tim bẫm sinh, không thể sinh con theo lời Bác sĩ khuyên. Nhưng vì quá yêu anh, chị đã cố có con với anh. Chị không muốn làm khổ anh nên chị đã cư xử như một con đĩ để anh đừng bao giờ nghĩ và lo lắng cho chị nữa. Chị để lại số tiền 5.000 $US và 20 triệu dành cho con và viết lời dặn rằng " Tiền của Bố cho con ". Khắp nhà chị là hình ảnh của anh tràn ngập để sau này con còn biết anh chính là bố nó ".
 Trời đất như sụp dưới chân anh. Anh ôm con và khóc, thì ra bấy lâu nay anh coi vợ mình như con đĩ, rồi rước con đĩ về làm vợ.
Giờ đây anh đang đau khổ tột cùng, muốn nói cái gì đó với chị nhưng đã tất cả đều đã muộn màng.

NỖI NIỀM GIỮA ĐÊM

NỖI NIỀM GIỮA ĐÊM

Ngày nọ, anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen
Chị nói ra vẻ bực bội:
- Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây?
Anh cúi đầu, trả lời lí nhí, hổ thẹn:
- Ừ... thì bán rồi! Vì cũng không cần nó lắm!
Chị sầm mặt xuống:
- Ông lúc nào cũng vậy! Suốt đời, không ngóc đầu lên được! Hẹn tôi ra đây, có chuyện gì vậy?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể từ chối anh:
- Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành! Nếu đưa con bé về, e sẽ chẳng còn được bình yên nữa!
Anh năn nỉ và nói:
- Con bé đã đến tuổi dậy thì. Anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ nó chu đáo được. Anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, giúp anh nửa năm hay vài ba tháng cũng được. Là phụ nữ, em gần nó, hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống thiếu nữ. Sau đó, anh lại đón nó về.
Chị thở dài:
- Ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi! Thôi, được rồi, ông về đi, để tôi bàn lại với chồng tôi đã. Có gì, tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.
Anh nhìn chị với ánh mắt biết ơn, rồi đứng dậy, cúi đầu xuống như có lỗi, tiễn chị ra xe, thở dài, lủi thủi bước vào nhà ga để trở về Hamburg.
Trước kia, anh và chị là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động ở Đông Đức. Chị học Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 ở huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về cưới chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè của anh đều thành đạt, đa số có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh vẫn còn phụ bếp thuê cho người ta.
Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu rằng, để có đủ tiền lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả và tiết kiệm mấy năm trời, mà không dám bỏ tiền ra làm ăn.
''Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói luôn miệng mà chị dành cho anh sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải được nuôi bằng lồng kính đến hơn nữa năm mới về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh chị biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh, giông tố bắt đầu thực sự nổi lên. Chị trách anh: ''Một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ.''
Anh ngậm đắng, nuốt cay, nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương được ba tuổi, mà chưa biết nói. Cũng rất thương con, nhưng chị bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc đứa bé hầu hết là do anh. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần một năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố.
Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh thông cảm chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Không phải là người vô tâm nên, thỉnh thoảng, chị gởi tiền cho anh nuôi dưỡng con. Trong những dịp năm mới hay Noël, chị cũng có quà riêng cho con bé. Nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến tặng trực tiếp quà cho con bé trước ngày Lễ Giáng Sinh.
Giờ đây, con bé đã sắp trở thành thiếu nữ. Chị biết con bé lớn lên trong tật nguyền, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng nó rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống vài tháng với điều kiện: trong thời gian ấy, anh không được ghé thăm nó. Chị cũng muốn thế vì cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc vẻ mặt đần đần, dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà rộng nên con bé được ở riêng một phòng. Chị xin cho con bé theo học tạm thời ở trường khuyết tật gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được. Ở nhà, nó cứ thui thủi trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ với nó, mẹ nó và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm piano nên nhà mẹ nó có cái đàn piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần, nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó và nói không được phá đàn của em. Nên, từ đó, nó không dám đụng đến đàn nữa. Có hôm, anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm: ''Đàn... đàn…klavia…. con muốn…'' Anh bèn thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến ngày nọ, anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần, không nghe anh gọi điện thoại, con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà, không đi học. Chị chẳng biết gì, cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh, vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm, kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra là có lần anh nói với chị rằng con bé học đàn piano ở trường khuyết tật, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó, tưởng anh kể chuyện để lấy lòng chị nên chị không quan tâm.
Chị đến gần sau lưng nó và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống, lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà khi nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió.....ôi cha già đi cha biết không…”
Chị choàng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên, chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn, đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát. Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra, nhìn nó và hỏi: ''Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?'' Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ.
Chị hỏi: ''Bốn tháng rồi hả?'' Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy và, từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi, thở dài.
Con bé hốt hoảng, đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ rồi, vừa ấp úng, vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg. Ngày mai, con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu! Con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra đi được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói: ''Con gái ngoan của mẹ, ngày mai, nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….''
Lời kết:
Tôi nghe người ta kể lại câu chuyện đó khi dự cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị. Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc, nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng, họ kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
Câu chuyện đơn giản, không nhiều tình tiết, đã lấy đi nước mắt của nhiều người đọc. Tôi hình dung cảnh người cha Việt Nam gầy ốm, bệnh hoạn và đứa con gái tật nguyền tội nghiệp của anh trên đất khách quê người.
Tôi thấy được hình ảnh đứa con gái tưởng nhớ người cha - mà em biết đã mất rồi – qua tiếng đàn piano. Tiếng đàn ấy đau đớn biết bao. Tôi nghe được cả lời ca nghẹn ngào của em ...
''Nhớ những năm xa xưa, ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…''
Em bé Việt Nam ở phương trời xa lạ kia ơi, em thật vĩ đại! Tôi hãnh diện vì em biết bao!
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG
Xin mời nghe: NỖI NIỀM (Piano solo Quỳnh Tín)

Nhạc ngoại, lời Việt: người cha yêu dấu

Cầu cho cha mẹ 3

Wednesday, November 26, 2014

MÙA LỄ TẠ ƠN

NGÀY LỄ TẠ ƠN
 
http://img.123greetings.com/eventsnew/enov_thanks_wishes/8493-002-13-1028.gif

KÍNH CHÚC QUÍ VỊ MỘT NGÀY LỄ TẠ ƠN HẠNH PHÚC VÀ AN LÀNH

Tuesday, November 25, 2014

CHỐNG CỘNG QUÁ KHÍCH


“CHỐNG CỘNG QUÁ KHÍCH” VÀ SỰ KIỆN ĐIẾU CÀY
 
Võ Phương
 
Chống cộng quá khích” là cụm chữ tôi được biết từ ngày định cư ở Hoa Kỳ cách đây hơn 20 năm; hiện nay vẫn thường gặp. Nhưng đặc biệt là chưa bao giờ gặp cụm chữ nào mang ý nghĩa đối lại, ví dụ như “chống quốc gia quá khích” chẳng hạn. Đây cũng là một điều lạ! Chẳng lẽ chỉ có người quốc gia mới quá khích, còn người cộng sản thì không bao giờ quá khích? Vì thế mới đặt thành vấn đề: thế nào là “chống cộng quá khích và thế nào là chống cộng không quá khích?”  
Mới đây, trong một buổi ‘trà đàm’, một anh bạn có máu tiếu lâm, rất thân thiện nói với tôi: “Bạn chỉ nên chống Cộng từ 1% đến 99% thôi, thì sẽ không bị phê phán là quá khích, chứ bạn chống cộng 100%  thì thế nào cũng có người chửi.” Mặc dầu biết anh có máu tiếu lâm, tôi vẫn trố mắt, cười và hỏi lại: Dụng cụ nào để đo, có thể cho mình biết là bao nhiêu phần trăm. Anh bạn tôi cũng cười theo.
Trong buổi trà đàm này, phần lớn là những bạn đã một thời khoác áo lính trận. Một anh phát biểu: không biết thời kỳ tụi mình cầm súng ngoài mặt trận có bị coi là “chống cộng quá khích” không?  
-Dĩ nhiên là không. Dân Mỹ gọi ‘người quá khích’ là ‘extremist’, có nghĩa là người tham gia vào một công việc gì đó quá ư tích cực nhưng hành động ấy còn phải có thêm phương tiện để thực hiện và mang ý nghĩa chính trị nữa, thì mới được gọi là ‘quá khích’ hay ‘cực đoan’ (extreme measure). Chẳng hạn như quân ISIS hiện nay, chặt đầu địch thủ hàng loạt để khủng bố tinh thần người khác; về phía nạn nhân, trước khi bị chặt đầu, cũng bị khủng bố tinh thần rất dữ dội, hành động ấy được trợ giúp bằng vũ khí trong tay, lại không tôn trọng một quy luật nào cả, và hướng đến ý nghĩa chính trị là thiết lập một “nhà nước Hồi giáo”; như vậy mới được xem là những hành động ‘quá khích’. Còn tụi mình trước đây, tuân hành những nguyên tắc căn bản ngoài chiến trường được luật pháp quốc tế công nhận thì không thể gọi là ‘quá khích’, một anh bạn trả lời.
-Thế còn trong quá khứ, “vụ thảm sát” ở làng Mỹ-Lai, quận Sơn-Mỹ, tỉnh Quảng-Ngãi, tháng 3 năm 1968, do quân đội Mỹ gây ra thì sao, có được coi là ‘quá khích’ không?
-Đây là một vấn đề đã gây tranh cãi khá sôi nổi. Nhưng trước hết, phải coi hành động cuả người trực tiếp gây ra ‘vụ thảm sát’ này là Trung uý William Calley -- trung đội trưởng trung đội 1 của đại đội Charlie -- là một hành động ‘quá khích’ vì anh ta có đủ phương tiện để hành động theo ý mình, không tuân hành quy luật chiến trường. Anh ta đã bị truy tố và đã bị Tòa án Hoa Kỳ quy tội ‘cố sát những người không có khả năng cưỡng lại’. Một tòa án ở Fort Benning, Georgia đã tuyên án chung thân, khổ sai dành cho Trung uý Calley ngày 29-3-1971, nhưng đến 9-9-1974 thì được ân xá.
  Đến đây, một anh bạn lớn tuổi tỏ ra hiểu biết, thêm vào:
Nhưng cũng phải nói thêm, trong thời chiến tranh Việt Nam, VC đã sử dụng “du kích chiến” là một chiến thuật ‘lấy dân làm bia đỡ đạn’, một phương pháp ‘ném đá dấu tay’, thậm chí ‘người ném đá’ có khi là những trẻ em đã được huấn luyện, tham gia vào trò chơi cầm súng giết người. Việt cộng thường núp đằng sau đàn bà, con nít, nhà thờ, chùa chiền để tránh bom đạn, để hễ có bề gì thì dễ vu cáo cho đối phương là ‘giết  thường dân vô tội’. Quân du kích và người dân thường chẳng có gì để phân biệt. Chắc nhiều bạn thừa hiểu, trước kia chúng ta đi hành quân ở những vùng xa xôi hẻo lánh, chỉ thấy đàn bà, trẻ thơ, các cụ già; không thấy đàn ông và thanh niên đâu cả, mà không có đàn ông và thanh niên thì sao đàn bà lại có con thơ? Thời đệ nhất Cộng Hòa, tổ chức Ấp Chiến Lược đã bẻ gẫy “du kích chiến” của VC. Vì bị ‘Ấp Chiến Lược’ cô lập hóa các hoạt động “cá sống vì nước” là chiến thuật ‘du kích sống bám vào dân’ của Mao Trạch Đông, cho nên VC đã nửa khóc nửa cười, không nơi nương tựa; do vậy mà VC rất hận Tổng thống Diệm về ‘ấp chiến lược’. Còn nói về đơn vị của Trung uý Calley, trong cuộc hành quân vào làng My Lai tháng 3.1968, bị thiệt hại về nhân mạng, ông ta nghĩ rằng chính dân trong làng là du kích và là thủ phạm, cho nên đây là lý do đã khiến ông ta nổi nóng và gây ra chuyện đáng tiếc. Dù sao thì ông ta cũng đã bị đưa ra trước vành móng ngựa của tòa án Hoa Kỳ, bị kết án, bị tù và mới đây, ngày 22-8-2009 ông ta đã xin lỗi trước công chúng ở Columbus, GA vế hành động của mình.
-Thế còn trước đó vài tháng, VC gây ra vụ ‘thảm sát Tết Mậu Thân 1968’ ở Huế thì sao, có được coi là ‘quá khích’ không, họ có xin lỗi không, sao không thấy tòa án nào xét xử vụ này?
Lại anh bạn có máu tiếu lâm nhanh miệng trả lời:
-Không, làm gì có tòa nào xét xử, vì đây là quyết  định của “đảng”, mà “đảng” thì lúc nào cũng ‘sáng suốt’. “Đảng” bảo rằng “cứu cánh biện cho phương tiện”, mà cứu cánh ở đây là “giải phóng miền Nam khỏi sự kềm kẹp của ‘Mỹ, Nguỵ’” thì mọi phương tiện đều khả thi. Như vậy là rất chính đáng, thì làm sao laị gọi là ‘quá khích’ được! Họ đã không xin lỗi mà hàng năm còn tổ chức ăn mừng!
Tất cả các bạn trong buổi trà đàm cười ồ lên và đưa ra câu hỏi kế tiếp:
-Tiếp theo là thời kỳ quân, cán chính miền Nam bị đi tù cải tạo sau ngày 30.4.1975, thế có phải thời kỳ này là thời kỳ “chống cộng không quá khích” không?  
Cũng không ai khác, ngoài anh bạn có máu tiếu lâm lên tiếng:
-Đúng, vì thời kỳ này là thời kỳ mọi người phải học cách nói như Vẹm, nhưng trong thâm tâm đứa nào cũng chán ngán và muốn chống lại, kể cả dân chúng bên ngoài, thế nhưng tất cả mọi người cứ phải ‘nín thở qua sông’, chỉ trừ một số ‘quá khích’ chống đối ra mặt thì đã bị bắn chết. Chắc các bạn thừa hiểu, ngay như cụ Nguyễn Tuân, tác giả  cuốn ‘Vang Bóng Một Thời’ ở Hanoi mà còn phát biểu ‘tôi còn sống đến ngày nay là nhờ biết sợ’…đó, thấy không.
Sau một vài phút im lặng, một anh bạn khác buồn bã phát biểu:
Bây giờ có còn phương tiện gì nữa đâu mà quá khích với không quá khích; chỉ còn ba tấc lưỡi hoặc cùng lắm thì lấy ngòi bút nguệch ngoạc một vài hàng chữ đưa lên trên ‘net’, nói lên lẽ phải/ trái. Thế thôi! Chứ quá khích cái nỗi gì. Sao không thấy đứa nào nói VC nó quá khích mà lại cứ nhắm vào đám tụi  mình, đã gãy súng rồi, còn lấy gì để quá khích!
Thực ra danh từ ‘quá khích’ mang một ý nghĩa liên quan đế  hành động chính trị hơn là quân sự, nhưng muốn thực hiện hành động ấy cũng phải có điều kiện (về chính trị) nữa, chứ không phải bất cứ ai cũng thực hiện được. Ví dụ: tôi chỉ là một ‘phó thường dân’ không có phương tiện hay lực lượng gì trong tay, nhưng vì một lúc nóng giận tôi phát biểu “mong sao cho VC mau chết để dân tộc ta sớm có tự do, dân chủ, nhân quyền”, thì lời phát biểu ấy không thể bị gán ghép là ‘chống cộng quá khích’.
Điều đáng nói là có người chưa hề biết VC ‘quá khích’ ra sao, chưa nếm mùi ngục tù cải tạo ra sao, thì lại lên giọng so sánh những trại tù cải tạo dùng để nhốt “ngụy quân, nguỵ quyền” với “nhà tù” dùng để ‘chiêu đãi’ một vài tên cộng sản gộc có đảng tịch lâu năm, bị mất chức mất quyền; nay bất mãn, nên bị “giam” chỉ vì dám phê phán những tên cộng sản đang cầm quyền không noi theo điều “bác Hồ” dạy. Thế mà lại lên giọng “họ bị hành hạ còn hơn những người đi học tập cải tạo”!
Cũng có người chẳng hiểu mô tê gì về thâm ý tiềm ẩn trong chính sách “hòa giải hòa hợp dân tộc” được Cộng đảng Hanoi  mớm cho đám lừng khừng, cò mồi ở hải ngoại, thì lại phát biểu: “Ngay như Mỹ là cựu thù với VC mà còn hòa giải hòa hợp được, huống hồ mình cùng là người Việt Nam với nhau”.
Chẳng lẽ ‘người Việt quốc gia’ lại ngây thơ đến thế sao!  Những thành phần ngây thơ hoặc giả vờ ngây thơ lại thích dùng cụm chữ ‘chống cộng quá khích’ để ‘giũa’ những ai không đồng ý với nhận định của mình về một sự kiện liên quan đến ‘quốc-cộng’. Hiện tượng này khá phổ biến và là một vấn đề nhàm chán trong quá khứ.
Sở dĩ hôm nay tôi muốn lạm bàn vì hiện tượng này vừa được lập lại vào lúc blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người được xem là nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận, tự do  báo chí, đang thọ án ‘tù giam’ ở Việt Nam, và đã ở tù được 6 năm rưỡi trong tổng số 12 năm, thì đột nhiên Cộng đảng Hanoi và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ‘dàn xếp’ với nhau như thế nào đó, để ‘đẩy’ đương sự ra khỏi nước, một cách hết sức vội vàng.
Căn cứ vào các cuộc phỏng vấn lúc gần đây, thực hiện bởi một số cơ quan truyền thông, thì được biết ‘nhà nước’ không cho đương sự biết trước ngày, giờ lên máy bay, cho nên Điếu Cày không kịp từ giã gia đình. Từ nhà tù, bị áp giải ra phi trường ngày 21/10, bước chân lên máy bay bằng một đôi dép ‘tổ ong’, anh đã được bay thẳng đến phi trường Los Angeles, Orange County, nơi có cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống, đông nhất nước Mỹ.
Các cơ quan phỏng vấn Điếu Cày gồm:
Báo Người Việt
Truyền hình SBTN
Kim Nhung Show SBTN
 Và có thể còn các cuộc phỏng vấn khác nữa mà tôi không biết.
Nếu chỉ qua các cuộc phỏng vấn trên đây, thì chưa thể nhận định chính xác về một sự kiện, một vấn đề, hay một con người. Một khi nhận định sai sẽ đưa đến hành động sai. Nhưng có một vài chi tiết muốn biết, chưa được biết:
-Ai là người Việt Nam ở Mỹ đầu tiên biết được chuyến bay đưa Điếu Cày đến Los Angeles để thông báo cho số đông người đi đón. Ngay chính Điếu Cày cũng không biết ngày giờ lên đường, chỉ có Bộ ngoại giao Mỹ và VC biết.
-Điếu Cày cho biết là anh “không có lựa chọn”.  Vậy nếu được lựa chọn thì anh chọn “đi” hay “ở”? Cái nào có lợi cho việc đấu tranh? Đã có nhiều bàn tán, nếu anh không đồng ý ra đi thì không bao giờ Bộ ngoại giao Mỹ cấp chiếu khán cho anh vào Mỹ.
-Điếu Cày có người con gái đang ở Canada, vậy cô ấy đã ra đi trong trường hợp nào?
Riêng về ‘chuyện lá cờ’ là một vấn đề “nhạy cảm”, cho dù Điếu Cày đứng dưới ‘cờ vàng’ hay ‘cờ đỏ’, hoặc không đứng dưới bất kỳ lá cờ nào, thiết tưởng không đáng quan tâm. Đặc biệt ở xứ sở tự do như Hoa Kỳ, đứng dưới lá cờ nào lại càng không quan trọng, vì ngay công dân Hoa Kỳ còn được quyền xé cờ, đốt cờ, và được coi đó là hình thức biểu hiện ‘tự do ngôn luận’ mà không hề vi phạm hiến pháp hay luật pháp. Ngoài ra, theo kinh nghiệm, có những người đứng dưới lá cờ này nhưng bí mật phục vụ cho quyền lợi của lá cờ kia, là chuyện rất thường. Xưa kia ở Saigon, Việt Cộng vẫn thường núp dưới ‘Cờ Vàng’, thậm chí vẫn nghiêm chỉnh chào Cờ Vàng, nhưng đâu ai biết, chỉ sau 30/4/75 mới biết họ phục vụ cho ai. Bây giờ ở hải ngoại cũng thế thôi. Cho nên, đứng dưới lá cờ nào không quan trọng; mà phục vụ cho quyền lợi của lá cờ nào mới là điều quan trọng. Tuy nhiên, anh đã nhận thức sai về Cờ Vàng.
CỜ VÀNG không phải có từ thời nhà Nguyễn, mà có từ thời Hai Bà Trưng.
Theo nhà biên khảo Việt Chi Nguyễn Hữu Quang “thì vào năm 40 dương lịch, Hai Bà Trưng đã ‘đầu voi phất ngọn cờ Vàng’ đem quân đánh Tô Định lấy được 65 thành trì để lập quốc xưng vương.”  Kể từ đó, theo truyền thống dân tộc ta, các triều đại kế tiếp đều chọn màu Vàng làm biểu tượng cho hồn thiêng sông núi, cho nên vào thời quân chủ ở nước ta mới có danh xưng Hoàng Đế khi lên ngôi vua, và vua thường mặc áo hoàng bào. Trải qua nhiều triều đại, Cờ Vàng đã nhiều lần biến thể, cho đến nay là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ vẫn được người Việt hải ngoại trân trọng. Xin tham khảo ở link dưới đây:
Sau Hiệp Định Genève 1954 do Cộng đảng Hanoi và Thực Dân Pháp ký kết với nhau, chia cắt lãnh thổ ra làm hai phần, lấy sông Bến Hải làm ranh giới Nam-Bắc, thì quân dân miền Nam vẫn giữ nguyên ngọn Cờ Vàng, coi đó là biểu tượng của Chính Nghĩa Dân Tộc Việt Nam. Dưới lá cờ ấy, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với phương châm TỔ QUỐC - DANH DỰ - TRÁCH NHIỆM đã chiến đấu, quyết hy sinh xương máu để bảo vệ màu cờ sắc áo của Tổ Quốc Việt Nam, chứ không bảo vệ cho bất kỳ một đảng phái hay tôn giáo nào.
Hoàn toàn khác xa với Quân Đội Nhân Dân Cộng Sản chiến đấu dưới ngọn Cờ Đỏ, biểu tượng của Quốc Tế Cộng Sản. Quân đội ấy chiến đấu để bảo vệ “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa” và bảo vệ “đảng”. Vì thế mà sau khi Cộng đảng Hanoi chiếm được miền Nam xong thì hàng loạt lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo của Tổ Quốc Việt Nam lần lượt bị rơi vào tay giặc phương Bắc cũng tôn thờ Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa. Có nhiều dấu hiệu cho thấy tương lai Việt Nam sẽ bị xoá tên trên bản đồ thế giới nếu không kịp thời lật đổ bạo quyền Hanoi.
Ngày nay, tuy mất nước, nhưng người Việt Nam lưu vong trên xứ người, vẫn giữ nguyên cội nguồn dân tộc, quyết bảo vệ truyền thống dân tộc bằng ngọn Cờ Vàng. Mỗi người tuỳ sự lựa chọn, cho dù có chấp nhận Cờ Vàng hay không, thì truyền thống Cờ Vàng vẫn bất di bất dịch.
Tóm lại:
-Không có ai ‘chống cộng quá khích’ cả, tất cả chỉ muốn bày tỏ quan điểm riêng của mỗi cá nhân trong xã hội tự do, khác với xã hội cộng sản không ai được quyền bày tỏ quan điểm khác với quan điểm của đảng CS. Nhưng khi trình bày quan điểm của mình có thuyết phục được người đọc hay không, là tuỳ thuộc vào thái độ và cách trình bày của mỗi người.
-Không cần phải quan tâm tới Điếu Cày đứng dưới lá cờ nào. Đó không phải là điều quan trọng, xin cứ để tự nhiên. Đã có nhiều người tương tự như Điếu Cày, đến được các vùng đất tự do trước đây, hoạt động của họ phục vụ cho lá cờ nào, đã thấy rõ cho dù đã che dấu.
-Chính phủ Mỹ và VC dàn xếp để đưa Điếu Cày đến Mỹ, đều đã cân nhắc lợi hại cho cả hai phía, nhắm vào quyền lợi của cả hai phía. Đó là chuyện bình thường trong các toan tính chính trị. Người Việt Quốc Gia cần bình tĩnh, hãy nương theo đó để hành động, hơn là gây ồn ào, chia rẽ.
Ngày nay không phải ngày xưa,
‘Mạt cưa, mướp đắng’ chẳng lừa được ai.  
25.11.2014

Võ Phương

Monday, November 24, 2014

Bí Ẩn Kiếp trước Của Các Thiên Tài


Bí Ẩn Kiếp trước Của Các Thiên Tài
 Tiến sĩ Stevenson và nhiu giáo sư danh tiếng cho rng, các thiên tài ca chúng ta được hc t kiếp trước.
 
Sinh ra đã biết âm nhc và làm toán? 
Thomas Wiggins, còn gi là chú mù Tom (1849 – 1908, Georgia, M) sinh ra trong mt gia đình nô l da đen, li b mù bm sinh nên ông là ni tht vng ca ch nô và không được cư x như nhng người bình thường khác. Khi đó, ch nô là Perry H. Oliver bán m ông cho tướng James Bethune (Columbus, Georgia) trong mt cuc đu giá nô l, và cho không ông. Lúc đó tướng James Bethune đt tên cho ông là Thomas Wiggins Bethune, nhưng c thế gii gi ông là chú mù Tom.
Khi còn được bng trên tay, Tom đã t ra rt nhy cm vi nhng tiếng đng, đc bit là âm nhc. C gia đình tướng James Bethune cũng phi công nhn tài năng khác thường ca đa bé da đen này. Khi Tom lên 3 tui, chú đã ct ging ca hòa cùng ging hát ca các ái n nhà tướng James Bethune trn c bn nhc mt cách tài tình.
Năm lên 4 tui, chú Tom đã lén do nhc trên dương cm, nhng bn nhc mà chú nghe được, mt cách say sưa. Tt c mi người trong gia đình tướng James đu rt ngc nhiên, vì h chưa bao gi cho phép Tom chm vào cây đàn. Vy Tom đã hc đàn t đâu?
Ngay t khi bt đu chơi dương cm, Tom đã biết s dng thun thc các phím đàn đen trng. Các phím đàn không d s dng đi vi mt người b mù và chưa tng được ai hun luyn như Tom. Tuy nhiên, theo nhiu nhà nghiên cu âm nhc thi đó thì Tom đã có th chơi các bn nhc c đin ni tiếng mt cách thành tho. Nhng ngón tay ca chú lướt trên phím đàn mt cách chính xác và điêu luyn. Có người còn cho rng chc chn chú phi có thi gian hc nhc ti trường.
 Tuy mù, nhưng Tom là một tài năng về âm nhạc. 
Thy Tom có năng khiếu âm nhc, tướng James nh giáo sư Patti, người dy nhc cho các ái n ca ông, dy cho Tom, nhưng v giáo sư này t chi: “Tôi không th chp nhn dy cho chú bé thêm mt chút gì na vì tm hiu biết v âm nhc ca chú còn hơn c tôi”.
T năm 8 tui, Tom bt đu trình din các bn hòa tu trước công chúng. Tom không b gii hn bt c th lai nhc nào, chú có th trình din nhng nhc phm ni tiếng ca Beethoven, Mendelsohn, Bach và Chopin và cũng có th chơi các bn nhc bt lun loi gì.
Đng thi, Tom còn có kh năng sáng tác hàng nghìn bn trường ca bt h. Các sáng tác vi âm điu tuyt vi cùng nhng li bài hát rt hay cho thy chú Tom đã nm được trn vn k thut v nhc lý. Ch có th cho rng tt c các yếu t to thành sc mnh âm nhc do đã có sn trong con người chú Tom.
Mt trường hp khác na là bà Shakuntala Devi, được mnh danh là chiếc máy tính sng, người n Đ. Bà du hành qua nhiu nước trên thế gii và đã làm cho không ít nhà toán hc sng st trước tài năng toán hc xut chúng. Bà đã tìm được đáp s ca các bài toán còn nhanh hơn cái máy đin t ti tân nht nước M năm 1977. Tài ngh siêu vit ca bà đã được báo chí ca ngi. Tên bà đã được ghi trong cun Guiness Book of World Records (Cun sách ghi các thành tích k lc trên thế gii). Bà có th tính nhanh hơn máy đin t mà không phi chun b trước.
 Bà Shakuntala Devi. 
Kh năng tính toán ca bà được phát hin năm bà 3 tui. Tuy hc vn ch mc bình thường nhưng tên tui ca bà đi vi nhng con s là ly lng. Vi tài năng tính toán thiên phú, bà c tưởng rng vic gii nhng con s là chuyn đương nhiên nhưng khi ln lên, bà hiu rng không phi ai cũng gii như bà.
Bà tng nói: “Tôi tin rng nhng thành tích ca loài người là quan trng nht, điu đó chng t con người vn còn siêu vit hơn máy móc. Thế gii còn chưa hiu hết được kh năng ca trí tu con người, nó vô cùng, tôi đã chng t cái kh năng y”.
Thiên tài hc t khi nào?
Ella May Thornton (1885 – 1971), mt cu th thư ca thư vin bang Georgia, M, đã đt ra mt câu hi ln sau khi nghiên cu v chú Tom mù: “Mt câu được đt ra đ hi các nhà tâm lý hc, các nhà vt lý hc, các nhà khoa hc cùng các chuyên gia v âm nhc có thm quyn có th gii thích v trường hp ca chú Tom không? Sau mt thi gian nghiên cu tôi đã không tìm được câu tr li. Ch có th gii thích được đó là luân hi và người ta đã kết lun rng mt thi đim nào đó, mt nơi nào đó, mt kiếp nào đó chú Tom đã là mt nhc sĩ siêu đng”.
S hin din ca chú mù Tom Âu M trong giai đon cui cùng ca chế đ nô l da đen M đã có mt ý nghĩa đc bit. Mt người da đen tht hc đã làm nên s nghip vĩ đi mà mt người da trng dù tài gii đến my cũng không làm được. Phi chăng tài năng này chú đã có t kiếp trước? Nhiu giáo sư thi by gi cho rng đó là nh s luân hi.
Mt trường hp tương t là bà xơ Teresa, mt tu sĩ Ki-tô giáo, giáo sư m thut ti Chng vin Brooklyn, có mt trong mt bui thuyết trình v luân hi ca Hi Thanalogy Foundation ti đi hc Columbia. Bà đã có nhng nét v điêu luyn mà chính bà cũng phi tha nhn do tin kiếp mà có.