Lính thành phố
(Sau Lam Sơn 719)
Ta đang lang thang ngoài phố trong ngày nghỉ thì được tin tên "Dũng Quảng Trị" (hắn người Quảng Trị) mới ra đi. Ta vội vã phóng vào phi đoàn để được biết tụi nó bị pháo một quả súng cối nổ tung trong phòng lái khi đáp tiếp tế cho Thủy Quân Lục Chiến. Cả hai tên phi công đều đi gọn. Chiến tranh càng khốc liệt thì sự tàn phá càng rùng rợn và mức độ chính xác làm ta ớn lạnh. Cả hai đứa không đứa nào còn nguyên vẹn hình hài.
Thấy mặt ta anh Nguyễn-Anh-Toàn, Trưởng Phòng Hành Quân, ngỏ ý muốn ta đi mang hai tên còn sống về, Trung Sĩ "Kỳ" Cơ Phi, Trung Sĩ "Tống-Hy" Y Tá Phi Hành, cả hai đang ở với quân bạn. Mặc dù là ngày ta nghỉ, ta lặng lẽ xách đồ nghề ra tàu để thay cho câu trả lời. Ta biết ta sắp vào vùng giông bão nên ta sợ mở lời sẽ làm cho tâm hồn ta mềm yếu. Ta chấp nhận phi vụ vì tình đồng đội và cũng vì bổn phận. Nếu ta từ chối thì người khác cũng phải đi nhưng họ lại không có được cái điều kiện ta có. Quanh ta toàn những Hoa Tiêu Chính và Trưởng Phi Cơ mới được xác định. Vả lại nếu ta bị bắn rơi, ta cũng nôn nóng muốn được bạn bè đón về ngay như họ. Thêm vào đó nhà nghèo lại còn độc thân, thì nếu chẳng may có ra đi thì sự mất mát cũng nhẹ nhàng hơn những người khác. Với cái sự suy nghĩ đơn giản đó ta hùng hục đi bay, ít khi nào thắc mắc. Đàn anh lạnh cẳng nhét ta vào vùng lửa đạn, ta chỉ cười mà thương cho tên hoa tiêu phó. Ta ra trường vốn dĩ sữa, vừa tròn 21 tuổi, thế nhưng đàn em ta lại còn có đứa sữa hơn ta. Ta nhìn tên hoa tiêu phó mà lòng bâng khuâng e ngại. Những ngày lễ lớn hay Tết Nhất, ta độc thân không có gia đình ở Đà Nẵng nên thường được các niên trưởng nhờ bay hộ để ở nhà với vợ con, gia tộc trong ngày lễ. Ta không tin dị đoan mà chỉ tin vào số mệnh, nên ít khi nào ta từ chối. Tuy nhiên những chuyến bay trong những ngày lễ lớn hay Tết Nhất, thường là những chuyến bay thanh bình, vui vẻ, kèm theo những giao tiếp thơ dại dễ thương nên ta hăng hái chấp nhận.
Tai nạn đến với tên Dũng làm ta sót sa cho thân phận con người. Nó vừa được xác định Hoa Tiêu Chính không lâu, vợ mới có bầu ba tháng mà lại đành rũ áo ra đi. Đời sao chó đến thế!. Ba phi hành đoàn ra tầu. Ta bay trực thăng thường, "Toàn xẹo" và "Thục Xích Lô" bay trực thăng võ trang . Ba chiếc nối đuôi nhau ra đường di chuyển cất cánh phi đạo 35 phải về hướng Bắc. Chúng ta rong ruổi theo Quốc lộ I ra Đông Hà. Trời vào Đông lành lạnh với mưa phùn, cảnh trời chiều sao thê lương ảm đạm. Ta không hiểu có phải điềm trời tiễn ta đi vào nơi vô định hay không? Ta chỉ biết lòng ta đang trùng xuống, ngổn ngang với những lo sợ vẩn vơ. Ta bay ra Đông Hà trong câm lặng. Đến Đông Hà, nhận chi tiết nơi người sĩ quan Ban-3 Thuỷ Quân Lục Chiến về vị trí bãi đáp, vị thế bãi đáp, tần số liên lạc, tần số giải tỏa. Tên sĩ quan Ban-3 này hắn thật là chân thành, hắn diễn tả tình trạng bãi đáp làm ta ớn lạnh da gà chỉ muốn bị trật chân ngã xuống để rồi quay về Đà Nẵng. Ta lo sợ trong câm nín rồi tự an ủi, tự nhủ lòng mình là số ta chưa tận. Đến vùng lửa đạn ta mới thấy sự hóc hiểm của phi vụ ta đang thi hành. Bãi đáp nhỏ chỉ vừa cho một chiếc trực thăng đáp, nằm chơ vơ lộ thiên trên đỉnh núi nhìn xuống về hướng Tây là thung lũng Ba-Lòng . Tọa độ có sẵn, nếu địch pháo chắc chắn chẳng có quả nào lọt ra ngoài bãi đáp cả. Ta mới xuất hiện trên vùng chưa đầy năm phút mà quân bạn đã được tặng trên bốn chục quả súng cối. Áp lực nặng nề, quân bạn yêu cầu ta rời vùng vì nếu ta còn lởn vởn thì số thương vong trên mặt đất sẽ gia tăng. Trên đường về Huế ta nhớ đến Mẹ ta, ta nhớ đến người yêu, ta nhớ đến Chúa. Cái lon Đại-Úy Đặc Cách Mặt Trận ta mới mang vẫn chưa có tiền khao anh em.
Tai nạn đến với tên Dũng làm ta sót sa cho thân phận con người. Nó vừa được xác định Hoa Tiêu Chính không lâu, vợ mới có bầu ba tháng mà lại đành rũ áo ra đi. Đời sao chó đến thế!. Ba phi hành đoàn ra tầu. Ta bay trực thăng thường, "Toàn xẹo" và "Thục Xích Lô" bay trực thăng võ trang . Ba chiếc nối đuôi nhau ra đường di chuyển cất cánh phi đạo 35 phải về hướng Bắc. Chúng ta rong ruổi theo Quốc lộ I ra Đông Hà. Trời vào Đông lành lạnh với mưa phùn, cảnh trời chiều sao thê lương ảm đạm. Ta không hiểu có phải điềm trời tiễn ta đi vào nơi vô định hay không? Ta chỉ biết lòng ta đang trùng xuống, ngổn ngang với những lo sợ vẩn vơ. Ta bay ra Đông Hà trong câm lặng. Đến Đông Hà, nhận chi tiết nơi người sĩ quan Ban-3 Thuỷ Quân Lục Chiến về vị trí bãi đáp, vị thế bãi đáp, tần số liên lạc, tần số giải tỏa. Tên sĩ quan Ban-3 này hắn thật là chân thành, hắn diễn tả tình trạng bãi đáp làm ta ớn lạnh da gà chỉ muốn bị trật chân ngã xuống để rồi quay về Đà Nẵng. Ta lo sợ trong câm nín rồi tự an ủi, tự nhủ lòng mình là số ta chưa tận. Đến vùng lửa đạn ta mới thấy sự hóc hiểm của phi vụ ta đang thi hành. Bãi đáp nhỏ chỉ vừa cho một chiếc trực thăng đáp, nằm chơ vơ lộ thiên trên đỉnh núi nhìn xuống về hướng Tây là thung lũng Ba-Lòng . Tọa độ có sẵn, nếu địch pháo chắc chắn chẳng có quả nào lọt ra ngoài bãi đáp cả. Ta mới xuất hiện trên vùng chưa đầy năm phút mà quân bạn đã được tặng trên bốn chục quả súng cối. Áp lực nặng nề, quân bạn yêu cầu ta rời vùng vì nếu ta còn lởn vởn thì số thương vong trên mặt đất sẽ gia tăng. Trên đường về Huế ta nhớ đến Mẹ ta, ta nhớ đến người yêu, ta nhớ đến Chúa. Cái lon Đại-Úy Đặc Cách Mặt Trận ta mới mang vẫn chưa có tiền khao anh em.
Về đáp Huế, ra quán cơm 76 ăn cơm. Người em gái nhỏ Đồng Khánh của quán cơm 76 vẫn dễ thương xinh đẹp với nụ cười vừa thoáng lướt qua khung cửa. Bữa cơm sao ta nuốt không trôi dù là miếng cơm có pha nụ cười Đồng Khánh. Huế về đêm như thành phố chết. Mưa phùn lất phất rơi trên đường vắng và gió lạnh len lỏi rít lên trên hè phố. Đêm đó ta không tài nào dỗ được giấc ngủ, ta mất ngủ. Nỗi lo sợ làm ta mất đi phản ứng bình thường của cơ thể . Ta trằn trọc thao thức trong đêm. Ta nằm dài để cho kỷ niệm tràn về phủ kín tâm tư. Ta nhớ đến mẹ ta, ta nhớ đến thời thơ ấu lúc mẹ ta còn sống. Ta thấy được cảnh ta lăng xăng trong đám táng Mẹ ta. Lúc lớn lên, đi học và đi lính. Kỷ niệm tràn về như cuồng lưu bất tận. Luồng tư tưởng ta xáo trộn. Tối nay không lại chắc người yêu ta lại giận hờn mất ngủ. Bạn bè ta thắc mắc sao ta câm nín suốt đoạn đường, mặc dù ta là một tên nói nhiều. Em ruột ta có lẽ bây giờ đã mãn khóa đang chờ đợi ra đơn vị. Không hiểu nó sẽ nghĩ gì khi được tin ta đi luôn. Ta thật sự lạnh cẳng, ta thật sự lo sợ nhưng không dám thổ lộ cùng ai; vì nói ra sợ làm nản lòng bạn bè và tạo cái huông hèn nhát cho chính mình. Ta yên lặng nằm chờ sáng. Gà gáy tiếng đầu trong xóm xa, ta vội vàng trổi dậy đánh thức mọi người. Bạn bè ta hơi phiền vì bị dậy sớm, nhưng như hiểu được tâm trạng của ta nên tất cả đều yên lặng. Ba phi hành đoàn lầm lũi ra phi trường Thành Nội Huế khi sương khuya vẫn còn lởn vởn trên mặt đất và ánh dương vẫn còn khuất nẻo nơi chân trời. Ta nói với anh Toàn và Thục lên 5.000 bộ bay luẩn quẩn giữa Ba Lòng và Khe Sanh. Ta lao vào mục tiêu, vô tuyến lại hỏng không liên lạc được với quân bạn. Ta nhờ anh Toàn liên lạc để yêu cầu quân bạn cho thương binh cũng như hai tên Không Quân sẵn sàng ra bãi đáp để khi tầu vừa chạm đất là tất cả có thể lên tàu trong vòng tích tắc và tuyệt đối là không khói mầu, nhớ là không khói mầu.
Ta lao vào thung lũng, áp dụng một lối bay nguy hiểm nhất trong nghề hầu tạo bất ngờ với quân địch. Ta len lỏi trong khe núi, bay ngược theo sườn núi để lên đỉnh. Dọc sườn núi ta thấy đó đây những mảnh vụn của phi cơ bị pháo kích hôm qua. Bên trái ta chiếc cánh quat rách nát tơi tả vắt vẻo nằm trên cành cây, bên phải ta cái cửa chính móp méo nằm tênh hênh trên bờ cỏ. Trước mặt ta quân bạn đang lục lọi trong những mảnh vụn của phi cơ để thu nhặt hình hài còn sót lại của hai phi công. Ta lo sợ, thân thể ta tê cứng, chân ta lạnh ngắt; lần đầu tiên trong đời ta hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của từ ngữ "lạnh cẳng", cũng là lần đầu tiên trong đời ta biết sợ và sợ thật sự. Ta chỉ muốn bẻ ngang cần lái, quay 180 độ, rời vùng huỷ bỏ phi vụ, về Đà-Nẵng. Nhưng không hiểu sao ta vẫn đi lên và đi lên mãi. Đến đỉnh núi, ta bàng hoàng ớn lạnh vì một quả khói màu đỏ đang bùng cháy lên trên bãi đáp. Màu đỏ của quả khói hoà với ánh sáng vàng nhạt nơi phương Đông trong buổi bình minh làm nền phía sau lưng, tạo nên hình ảnh lá Quốc Kỳ như sẵn sàng ấp ủ hình hài người chiến sĩ ra đi. Chết!, quân bạn hại ta rồi. Phi cơ chạm đất cùng một lần với hàng chục quả pháo, bụi che lấp phủ kín thân tầu. Anh Toàn và Thục hét lên réo gọi tên ta trên tần số. Họ tiếp tục réo gọi và hỏi han về tình trạng an toàn của ta. Ta không có thì giờ để trả lời. Trung Sĩ Cần, cơ phi, hốt hoảng báo cáo tàu bị đứt đuôi. Ta bình tĩnh nhấc nhẹ tầu và ấn chân vào bàn đạp, ta cảm thấy vẫn điều khiển được phần đuôi, thế là ta tuột núi. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng một tích tắc, ta đã mang được hai tên Không Quân còn sống và năm thương binh Thủy Quân Lục Chiến ra khỏi vùng. Ta bay thấp trên ngọn cây. Mầu phi cơ trộn lẫn với mầu cây rừng khiến anh Toàn và Thục tiếp tục réo gọi tên ta trên tần số. Lúc đó hàm ta tê cứng, ta không nói được. Ra khỏi vùng ta giảm tốc độ còn 80 knots và lấy cao độ an toàn 500 bộ trên mặt đất để tạo điều kiện lý tưởng phòng trường hợp bất trắc xảy ra; ta sẵn sàng đáp khẩn cấp. Cho đến khi nhìn thấy thành Quảng Trị ta mới hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh để báo cho anh Toàn và Thục biết để rời vùng. Anh Toàn và Thục rời vùng. Về đến Quảng Trị, anh Toàn muốn ta trở lại bãi đáp để mang xác của hai hoa tiêu về; chẳng đặng đừng ta phải nói thật là ta đã lo sợ từ ngày hôm qua nhưng không dám nói. Bây giờ thì người sống đã mang về rồi, người chết đã chết rồi có thêm mạng sống của ta thì họ cũng chẳng sống lại được, thôi nhờ quân bạn mang xác hai tên đó đến một bãi đáp khác an toàn hơn. Chiều hôm đó "Hoàn Cánh Gà Chiên Bơ" đã đón được xác hai hoa tiêu tại một bãi đáp khác bên kia sườn núi.
Ta lao vào thung lũng, áp dụng một lối bay nguy hiểm nhất trong nghề hầu tạo bất ngờ với quân địch. Ta len lỏi trong khe núi, bay ngược theo sườn núi để lên đỉnh. Dọc sườn núi ta thấy đó đây những mảnh vụn của phi cơ bị pháo kích hôm qua. Bên trái ta chiếc cánh quat rách nát tơi tả vắt vẻo nằm trên cành cây, bên phải ta cái cửa chính móp méo nằm tênh hênh trên bờ cỏ. Trước mặt ta quân bạn đang lục lọi trong những mảnh vụn của phi cơ để thu nhặt hình hài còn sót lại của hai phi công. Ta lo sợ, thân thể ta tê cứng, chân ta lạnh ngắt; lần đầu tiên trong đời ta hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của từ ngữ "lạnh cẳng", cũng là lần đầu tiên trong đời ta biết sợ và sợ thật sự. Ta chỉ muốn bẻ ngang cần lái, quay 180 độ, rời vùng huỷ bỏ phi vụ, về Đà-Nẵng. Nhưng không hiểu sao ta vẫn đi lên và đi lên mãi. Đến đỉnh núi, ta bàng hoàng ớn lạnh vì một quả khói màu đỏ đang bùng cháy lên trên bãi đáp. Màu đỏ của quả khói hoà với ánh sáng vàng nhạt nơi phương Đông trong buổi bình minh làm nền phía sau lưng, tạo nên hình ảnh lá Quốc Kỳ như sẵn sàng ấp ủ hình hài người chiến sĩ ra đi. Chết!, quân bạn hại ta rồi. Phi cơ chạm đất cùng một lần với hàng chục quả pháo, bụi che lấp phủ kín thân tầu. Anh Toàn và Thục hét lên réo gọi tên ta trên tần số. Họ tiếp tục réo gọi và hỏi han về tình trạng an toàn của ta. Ta không có thì giờ để trả lời. Trung Sĩ Cần, cơ phi, hốt hoảng báo cáo tàu bị đứt đuôi. Ta bình tĩnh nhấc nhẹ tầu và ấn chân vào bàn đạp, ta cảm thấy vẫn điều khiển được phần đuôi, thế là ta tuột núi. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng một tích tắc, ta đã mang được hai tên Không Quân còn sống và năm thương binh Thủy Quân Lục Chiến ra khỏi vùng. Ta bay thấp trên ngọn cây. Mầu phi cơ trộn lẫn với mầu cây rừng khiến anh Toàn và Thục tiếp tục réo gọi tên ta trên tần số. Lúc đó hàm ta tê cứng, ta không nói được. Ra khỏi vùng ta giảm tốc độ còn 80 knots và lấy cao độ an toàn 500 bộ trên mặt đất để tạo điều kiện lý tưởng phòng trường hợp bất trắc xảy ra; ta sẵn sàng đáp khẩn cấp. Cho đến khi nhìn thấy thành Quảng Trị ta mới hoàn toàn lấy lại được bình tĩnh để báo cho anh Toàn và Thục biết để rời vùng. Anh Toàn và Thục rời vùng. Về đến Quảng Trị, anh Toàn muốn ta trở lại bãi đáp để mang xác của hai hoa tiêu về; chẳng đặng đừng ta phải nói thật là ta đã lo sợ từ ngày hôm qua nhưng không dám nói. Bây giờ thì người sống đã mang về rồi, người chết đã chết rồi có thêm mạng sống của ta thì họ cũng chẳng sống lại được, thôi nhờ quân bạn mang xác hai tên đó đến một bãi đáp khác an toàn hơn. Chiều hôm đó "Hoàn Cánh Gà Chiên Bơ" đã đón được xác hai hoa tiêu tại một bãi đáp khác bên kia sườn núi.
Sau khi Kỳ và Tống-Hy được băng bó tạm, ta cẩn thận kiểm soát lại tầu rồi đưa họ trở về Đà-Nẵng. Thành phố Đà-Nẵng về sáng sao an bình, xinh đẹp và thơ mộng. Chả hiểu ai kia đang trong chăn ấm nệm êm có biết rằng: “Ta, Người Lính Thành Phố, vừa trở về từ chốn không mấy bình yên”.
KQ Trần-Văn-Ngọc
PĐ-213 PĐ-241
No comments:
Post a Comment