Đọc tản văn của Khuất Đẩu
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-03-07
2015-03-07
Vào giữa năm 2010 trên trang mạng Talawas xuất hiện tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” được người đọc nhanh chóng yêu thích không những do đề tài cấm kỵ được một cây viết đang sống trong nước khai thác mà bởi chính phong cách riêng của tác phẩm đã khiến nó được tìm đọc và lan truyền.
“Tôi bữa nay đã 75 tuổi rồi, bị thoái hóa cột sống cho nên ngồi cũng không được lâu mà tay chân một phần bị tê nữa. Bị tim mạch và tuột huyết áp cho nên những lúc ngủ không được, khó ngủ quá trằn trọc rồi buồn buồn nên viết vậy chớ thật ra tôi cũng ngưng lâu rồi không thể viết được như trước. Bây giờ mà viết cái gì dài dài một chút thì không viết nổi, đó là thứ nhất, thứ hai tôi nhận thấy một điều thế này bây giờ trên Internet bài vở nó nhiều lắm, lượng thông tin nó khủng khiếp lắm. Lúc đầu mỗi một chữ một câu hay một tác phẩm nào đó xuất hiện thì tác động lớn lắm nhưng bây giờ thì độc giả người ta cũng quen thuộc nhàm chán rồi nên thấy rằng bây giờ mình viết dài thì người ta cũng ớn đọc.”
Những tản văn ngắn mới nhất của ông không phải là các sản phẩm chặt đầu chặt đuôi cho vừa với chiếc hộp Internet từ yêu cầu của người đọc hôm nay như ông nói, nhưng chúng thật sự là những tác phẩm tiêu biểu của một ngòi viết sắc sảo có cái nhìn soi rọi và chuẩn xác của một người đã thông qua hết nẻo đời và mọi diễn biến xã hội được ngòi bút ấy biểu cảm một cách tinh tế.
Khuất Đầu có một phong cách viết dí dỏm và trong từng câu chữ của ông tuy nổi lên các phê phán rất mạnh mẽ nhưng sự hiểm ác không hề có. Chiếc roi dư luận được ông xử dụng thành thạo và chừng mực, chừng như ông sợ người bị đòn sẽ đau, kể cả kẻ ấy là Đảng, một thế chế mà ông đã minh họa từng chi tiết trong “Những tháng năm cuồng nộ” nhiều năm về trước.
“Sinh Nhật Buồn
Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh: Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!
Chợt nhớ ra ngày mai, mồng ba tháng hai là ngày sinh của Đảng. Và Đảng 85 tuổi. Như thế cũng đã gần thượng thọ rồi. Đảng hơn tôi 10 tuổi. Nếu là trong giới viết lách, có thể gọi thân mật bằng anh, rủ nhau đi cà phê tán gẫu. Nhưng Đảng, không phải là người, không hình thù mặt mũi, chỉ “văn kỳ thanh chứ bất kiến kỳ hình”, có muốn nâng ly chúc mừng cũng không biết chúc ai.
Nhưng Đảng cũng không phải là ma. Đảng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Gần, thì tổ trưởng dân phố, công an khu vực. Xa, thì chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước. Chót vót là tổng bí thư.
Đảng là một tổ chức chính trị trùm cả nước. Cái bóng của Đảng to đến nỗi trông lên chỉ thấy Đảng chứ không thấy Trời.
Sức mạnh của Đảng thì khỏi phải nói. Nào đánh Pháp, đuổi Mỹ. Ơn Đảng còn hơn cả ơn Chúa. Nhưng Đảng cũng là một cái gì chưa trọn, cứ phải xây dựng hoài mà chưa xong. Đảng cũng thối tha không kém, nên cứ phải làm trong sạch mãi.
Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đình nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, thì chẳng biết Đảng đực hay cái. Đảng không có chim, cũng không có bướm, vậy mà trong 85 năm, Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, sinh đẻ cứ như cua, cá. Mà cua cá thì anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.”
Khuất Đẩu tuy biết “đụng vào là bỏ mẹ” nhưng không đụng lại không được. Ông lấy ngay một cụ bà cũng là đảng viên trong suốt 85 năm ấy để so sánh và ông thấy rằng Đảng đã đánh cắp ngày sinh nhật của cụ bởi ngay ngày hôm nay cụ không còn ai chung quanh để hát “Happy Birthday” vì mọi người đều bận mừng sinh nhật Đảng còn cụ thì hom hem ngồi nhớ lại thành tích tù đày bầm dập của mình.
“Trong số hàng triệu đảng viên, có nhiều người cùng tuổi với Đảng. Nghĩa là Đảng mới chào đời đã kịp sinh con, như cụ bà Phạm Thị Trinh, cũng đã 85 tuổi Đảng (101 tuổi đời). Đảng thì lớn mạnh vẻ vang, còn cụ thì tù đày bầm dập. Cùng tuổi với Đảng nhưng chẳng được ai chúc mừng, kể cả con cháu.
Vậy thì Đảng là cái gì mà mọi nhà đều phải treo cờ, đến nỗi, hơn 50 năm trước, Trần Dần phải kêu lên: Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà/ chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Lá cờ mà sau đó ông gọi là lá cờ trừ ma.
Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, chỉ chờ ngày chôn thôi. Tôi thì tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi còn đâm ra sợ Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hóa thân thành một con gì đó hơn cả con sâu. Bởi thế, cứ tới ngày sinh của Đảng thì tôi (và 85 triệu người không Đảng) lại buồn. Còn buồn hơn chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu!”
“Chào cụ dê!
Trời đã bớt lạnh. Nắng đã ấm. Cụ dê đã lại gõ móng đứng trước thềm năm mới. Trông cụ vẫn cứ sung như 12 năm trước. Bộ râu dê của cụ không cần vuốt vẫn cứ quặp vào một cách kiêu hãnh.
Lénin cũng có một bộ râu nổi tiếng như cụ, cũng được thần tượng một thời, nhưng nay xác thì nằm lạnh lẽo trong lăng, còn tượng thì bị dân Mông Cổ và Ucraina kéo đổ.
Nghiêng trời lệch đất như Hitler, ăn ảnh với bộ râu “cứt mũi”, cuối cùng cũng tự sát với người tình già. Còn bộ râu đã từng làm nhột một cô cháu họ Nông xem ra còn tệ hơn nữa.”
Từ cụ Dê, Khuất Đẩu liên tưởng đến cụ Đảng. Cũng đáng gọi bằng cụ lắm chứ vì năm nay cụ ấy đã được 85. Nhưng thay vì xây dựng một cộng đồng dê ngày càng đông đúc hơn thì cụ Đảng lại xây lăng! Có lẽ vì thế khi cụ Dê chết người ta vẫn tận thu được từng tế báo nhỏ nhất trong cơ thể cụ.
“Khi cụ chết, người ta không xây lăng, mà trước hết lấy máu cụ hòa với rượu làm ra “dâm dương tửu”, tin rằng còn hiệu nghiệm hơn cả Viagra. Ngoại trừ lông và cứt, xác cụ được chế biến thành ra tái dê, lẫu dê, dê hon, dê nướng…để rồi được an táng một cách thơ thới trong các nhà mồ kêu óc ách.
Vậy thì, cụ dê ơi, Chúa ban cái sức sung mãn cho cụ, nếu không làm cho đời sướng hơn thì cũng không làm cho đời khổ hơn. Cụ rất xứng đáng được học tập. Các nhà chính trị Việt Nam, nên noi gương cụ, làm tình chứ không làm tiền.
Làm tình thì có chết thằng Tây đen nào đâu, chứ làm tiền thì chết dân nhiều lắm đó.”
Trong các tản văn ngăn ngắn của Khuất Đẩu không phải chỉ nói chuyện chính trị mà trong đó còn lắm chủ đề mà ngày nay ít người khai thác. Khao khát tìm tới cái đẹp thực sự của văn chương, Khuất Đẩu rất thành công trong thao tác đánh thức tính thẩm mỹ và triết học qua câu chuyện “Nam mô Chiếc áo cà sa” của ông.
Một nhà sư nghèo trụ trì trong một ngôi chùa còn nghèo hơn ông. Gia tài vỏn vẹn một chiếc áo cà sa mà ông mặc tới mặc lui trong nhiều năm. Do lo sợ mặc nhiều chiếc áo có thể hư hỏng, tối đi ngủ nhà sư treo nó lên vách. Một đêm, khi bị truy đuổi một cô gái làm tiền chạy vào chùa, cô ấy đã quơ chiếc áo cà sa khoát lên người để trốn sự truy bắt. Kết quả là cô thoát và nhà sư thì bị dằn vặt một cách thánh thiện, sự dằn vặt của bậc hiền minh.
“Cụ run rẩy đặt mấy ngón tay lên lớp vải vàng ố vì đã quá cũ. Thường thì nó nhạt nhạt, lạnh lạnh. Nhưng giờ, như nó vừa được hơ lửa, nóng đến bỏng tay. Áo nóng hay tay mình nóng? Cụ ngơ ngác tự hỏi. Nó đã được cái gì trăng trắng cuộn tròn vào mình, khít rịt từ đỉnh đầu cho đến gót chân, đã từng nghe máu chạy dưới da, từng hít cái hơi son phấn nồng nàn, nó nóng là phải. Đó là cái mùi của tội lỗi. Còn mình? Mình cũng có tội chứ không à? Sao không nhào tớí mà ngăn nó laị? Cùng lắm thì cứ đè nó ra mà lột, đến tuổi này thì còn sợ gì cái trăng trắng đó nữa! Nhưng như thế thì ác quá! Nó sẽ bị công an lôi đi đưa vào những trại giáo dưỡng như nhà tù. Con nó ai nuôi, cha mẹ nó ai săn sóc?! Giá như hôm nay có đức Phật, chắc ngài cũng để cho nó mượn áo mà thôi. Có phải vì thế mà chiếc áo trở nên ô uế đâu. Khi hành đạo chính ngài đã nhặt nhạnh từng miếng vải vụn trên đường đi, kết thành một tấm vảỉ lớn quấn quanh mình. Chẳng thịt da nào là có tội. Cũng chẳng quần áo nào là đáng khinh. Không chừng chiếc áo vừa rồi đã làm nên ơn phước vì cứu được một người. Như thế cũng là công đức.
Sư cụ bình tĩnh nhặt lên, vuốt lại cho thẳng thóm, ướm thử lên ngực, ngần ngừ một lúc rồi treo lại trên vách.”
Khuất Đẩu cho biết ông không phải là nhà văn, ông chỉ viết do bức xúc khi nhìn thấy sự vật. Những hình ảnh thật ấy gây phản ứng cho tâm hồn, rồi ông viết:
“Thực ra mà nói với anh tôi thấy mình không phải là một nhà văn nhà viết gì cả. Trước kia tôi dạy học, sau 75 thì “mất dạy”! Tức là không cho dạy vì lý lịch, thì tụi tui cũng sống vớ va vớ vẩn cho nó qua ngày. Nhưng cảm thấy mình là một người dân, có những điều bức xúc thì mình phải nói vậy thôi. Không làm được việc gì to lớn hơn thì mình chỉ nói cái gì nếu được một hai người hiểu năm ba người biết thì đó là điều quý.”
Ngòi bút của Khuất Đẩu đáng gọi là đa dạng, ông có thể khiến người ta cười không dứt nhưng không ít lần làm người đọc trầm ngâm. Riêng về cách ghi lại những cảm xúc thì ông đáng gọi bậc thầy.
Cảm xúc là nguồn mạch văn chương, thiếu nó thì không một tác phẩm nào có thể bám được vào bậc tam cấp dẫn lên tượng đài tôn sùng cái đẹp. Diễn tả cảm xúc qua một buổi chiều đối với Khuất Đẩu thật muôn hình vạn trạng. Ông nhìn thấy chiều qua lăng kính vạn hoa và bên kia là những gì tuy thấy nhưng nhà văn vẫn lo vì sắp mất.
“Chiều chiều…
Chiều, cũng là lúc mà cô dâu mới về nhà chồng, len lén ra ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều!
Một lần ngó đến những chín lần đau, đủ biết các cô dâu ngày xưa vất vả và cô đơn biết chừng nào. Ta có thể tưởng tượng cô vừa giã xong cối gạo, hay vừa bắc nồi cơm lên bếp, lấy cớ ra sau bờ mương bẻ một vài bẹ môn, hay xé một miếng lá chuối. Cô chỉ loáng thoáng nhìn về những bờ cây xanh xanh đó, ngọn đồi nho nhỏ đó, nơi mẹ cô cũng đang lặng lẽ đi xách nước tưới rau hay đang vo gạo nấu cơm. Nơi có con chó già trung hậu lúc nào cũng ngúc ngoắc đuôi khi thấy cô về. Nơi cha cô đang nằm trên võng hát nghêu ngao chờ bữa tối.
Đó cũng là lúc những thửa ruộng trước nhà vừa bừa xong, mặt ruộng phẳng như gương lênh láng mây trời. Chín hay mười người quần đen nón trắng, xếp thành một hàng dài nghiêng nghiêng vừa cấy vừa hế hò hê. Tiếng hò của bà già trầu thợ cả, của các mẹ các thím nheo nhóc con cái đùm đề, của các cô học việc mười lăm, mười bảy… không qua một trường lớp thanh nhạc nào, vẫn trong vắt, cao vút.
Là lúc, khói thổi cơm chiều từ các mái nhà tranh lơ lửng bay lên, mang theo mùi rơm rạ, sau đó là mùi cá kho đậm đà hay mùi mắm cua chua dịu nhỉu.
Là lúc, mẹ đặt gánh hàng lên thềm nhà, hối: lấy cho mẹ gáo nước, đi con. Rồi nghe mẹ uống ừng ực, nước chảy qua hai hàng răng đen, chảy xuống cằm trước khi rơi xuống cái áo đang ướt đẫm mồ hôi.
Là lúc ở chân trời tím nhạt, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên ngã màu nâu thẩm, đột nhiên trở nên cao lớn hùng vĩ. Đâu đó vọng lại tiếng ru hời hời nghe như tiếng buồn vang trong mây của một dân tộc mất nước.”
Người xa quê đọc bài “Chiều chiều” của Khuất Đẩu khó cưỡng lại nỗi lòng mênh mông nhớ thương một mảnh đất đã nuôi dưỡng mình bằng những buổi chiều ký ức kia. Chiều trong bất cứ trạng thái nào qua ngòi bút của ông cũng làm người ta ngây ngất…
“Chiều lên. Chiều xuống. Chiều về. Chiều nào cũng gợi cho ta một nỗi buồn nhè nhẹ. Nhưng hai tiếng chiều rơi, nghe rất tây, lại cho ta thấy vẻ đẹp vĩnh cửu của đất trời. Cái màu vàng của nắng lúc này nhạt dần, mỏng và nhẹ, nhưng vẫn là một màu không phai như màu hồng của hoa anh đào khi lả tả rơi.
Những buổi chiều không một tiếng còi xe, không một tiếng máy nổ ấy, giờ đây không còn ở chốn làng quê yên ả.
Vẫn biết không cứ mãi đi sau cái cày, không cứ lọc cọc với chiếc xe bò, không cứ giậm chân một chỗ nhìn cuộc tiến hóa ầm ầm lướt qua, nhưng sao vẫn cứ thấy tiếc. Tiếc mùi khê khê của rơm rạ khi dùng đun bếp, tiếc mùi bùn của thủa ruộng đang cấy. Và nhất là thấy tiếc cái tiếng hế hò hê mênh mang. Như Trần Tế Xương thấy tiếc con sông Lấp ở Nam Định mà thèm nghe một tiếng gọi đò.
Cái tiếc ấy đúng là đứt ruột khi tuổi đã xế chiều.”
Nhà văn Khuất Đẩu đang vào tuổi mà ông gọi là tiếc đứt ruột, nhưng dù sao thì nhà văn cũng yên tâm vì những tản văn ngăn ngắn của ông đã có dịp tới rất nhiều người đọc trong và ngoài nước.
Bên trong, người ta đọc ông để bớt nỗi đau của người không được nói.
Bên ngoài, người ta đọc ông để nhớ rằng mình vẫn còn những “Chiều chiều” bên kia bờ đại dương để nhớ mà về…
Viết chỉ để mở lòng
Tác giả quyển sách là nhà văn Khuất Đẩu. Ông không sống bằng nghề viết văn và theo như ông tự nhận, ông viết chỉ để mở lòng ra cho vơi những chất chứa, như con tầm tự phải nhả tơ. Mặc dù khó khăn chúng tôi cũng may mắn tìm ra địa chỉ của ông và được ông cho biết:“Tôi bữa nay đã 75 tuổi rồi, bị thoái hóa cột sống cho nên ngồi cũng không được lâu mà tay chân một phần bị tê nữa. Bị tim mạch và tuột huyết áp cho nên những lúc ngủ không được, khó ngủ quá trằn trọc rồi buồn buồn nên viết vậy chớ thật ra tôi cũng ngưng lâu rồi không thể viết được như trước. Bây giờ mà viết cái gì dài dài một chút thì không viết nổi, đó là thứ nhất, thứ hai tôi nhận thấy một điều thế này bây giờ trên Internet bài vở nó nhiều lắm, lượng thông tin nó khủng khiếp lắm. Lúc đầu mỗi một chữ một câu hay một tác phẩm nào đó xuất hiện thì tác động lớn lắm nhưng bây giờ thì độc giả người ta cũng quen thuộc nhàm chán rồi nên thấy rằng bây giờ mình viết dài thì người ta cũng ớn đọc.”
Những tản văn ngắn mới nhất của ông không phải là các sản phẩm chặt đầu chặt đuôi cho vừa với chiếc hộp Internet từ yêu cầu của người đọc hôm nay như ông nói, nhưng chúng thật sự là những tác phẩm tiêu biểu của một ngòi viết sắc sảo có cái nhìn soi rọi và chuẩn xác của một người đã thông qua hết nẻo đời và mọi diễn biến xã hội được ngòi bút ấy biểu cảm một cách tinh tế.
Khuất Đầu có một phong cách viết dí dỏm và trong từng câu chữ của ông tuy nổi lên các phê phán rất mạnh mẽ nhưng sự hiểm ác không hề có. Chiếc roi dư luận được ông xử dụng thành thạo và chừng mực, chừng như ông sợ người bị đòn sẽ đau, kể cả kẻ ấy là Đảng, một thế chế mà ông đã minh họa từng chi tiết trong “Những tháng năm cuồng nộ” nhiều năm về trước.
Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đình nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, thì chẳng biết Đảng đực hay cái. Đảng không có chim, cũng không có bướm, vậy mà trong 85 năm, Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, sinh đẻ cứ như cua, cá. Mà cua cá thì anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.Trong ngày sinh của Đảng, ông lẩm nhẩm tính lại những gì Đảng đã làm trong 85 năm qua và kết luận: Sinh Nhật Buồn!
-Trích Sinh Nhật Buồn
“Sinh Nhật Buồn
Đang ngồi chờ cạo mặt ráy tai ở một quán hớt tóc đầu con hẻm, bỗng nghe lệnh của tổ dân phố phát ra oang oang trong loa phóng thanh: Để mừng Đảng mừng xuân, mọi nhà đều phải treo cờ tổ quốc!
Chợt nhớ ra ngày mai, mồng ba tháng hai là ngày sinh của Đảng. Và Đảng 85 tuổi. Như thế cũng đã gần thượng thọ rồi. Đảng hơn tôi 10 tuổi. Nếu là trong giới viết lách, có thể gọi thân mật bằng anh, rủ nhau đi cà phê tán gẫu. Nhưng Đảng, không phải là người, không hình thù mặt mũi, chỉ “văn kỳ thanh chứ bất kiến kỳ hình”, có muốn nâng ly chúc mừng cũng không biết chúc ai.
Nhưng Đảng cũng không phải là ma. Đảng có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Gần, thì tổ trưởng dân phố, công an khu vực. Xa, thì chủ tịch tỉnh, chủ tịch nước. Chót vót là tổng bí thư.
Đảng là một tổ chức chính trị trùm cả nước. Cái bóng của Đảng to đến nỗi trông lên chỉ thấy Đảng chứ không thấy Trời.
Sức mạnh của Đảng thì khỏi phải nói. Nào đánh Pháp, đuổi Mỹ. Ơn Đảng còn hơn cả ơn Chúa. Nhưng Đảng cũng là một cái gì chưa trọn, cứ phải xây dựng hoài mà chưa xong. Đảng cũng thối tha không kém, nên cứ phải làm trong sạch mãi.
Giả sử, Đảng được sinh ra trong một gia đình nào đó, có nghĩa là một sinh vật hẳn hoi, thì chẳng biết Đảng đực hay cái. Đảng không có chim, cũng không có bướm, vậy mà trong 85 năm, Đảng sinh ra đến hàng triệu đảng viên. Đảng hơn cả mẹ Âu Cơ, sinh đẻ cứ như cua, cá. Mà cua cá thì anh cứ việc xơi, chứ đảng viên, đụng vào là bỏ mẹ.”
Khuất Đẩu tuy biết “đụng vào là bỏ mẹ” nhưng không đụng lại không được. Ông lấy ngay một cụ bà cũng là đảng viên trong suốt 85 năm ấy để so sánh và ông thấy rằng Đảng đã đánh cắp ngày sinh nhật của cụ bởi ngay ngày hôm nay cụ không còn ai chung quanh để hát “Happy Birthday” vì mọi người đều bận mừng sinh nhật Đảng còn cụ thì hom hem ngồi nhớ lại thành tích tù đày bầm dập của mình.
“Trong số hàng triệu đảng viên, có nhiều người cùng tuổi với Đảng. Nghĩa là Đảng mới chào đời đã kịp sinh con, như cụ bà Phạm Thị Trinh, cũng đã 85 tuổi Đảng (101 tuổi đời). Đảng thì lớn mạnh vẻ vang, còn cụ thì tù đày bầm dập. Cùng tuổi với Đảng nhưng chẳng được ai chúc mừng, kể cả con cháu.
Vậy thì Đảng là cái gì mà mọi nhà đều phải treo cờ, đến nỗi, hơn 50 năm trước, Trần Dần phải kêu lên: Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà/ chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ. Lá cờ mà sau đó ông gọi là lá cờ trừ ma.
Người ta bảo Đảng bây giờ cũng như cái xác trong lăng kia, chỉ chờ ngày chôn thôi. Tôi thì tôi không dám tin như vậy. Chẳng những thế tôi còn đâm ra sợ Đảng như nhân vật của Kafka, có thể đang hóa thân thành một con gì đó hơn cả con sâu. Bởi thế, cứ tới ngày sinh của Đảng thì tôi (và 85 triệu người không Đảng) lại buồn. Còn buồn hơn chiều chủ nhật buồn nằm trong căn gác đìu hiu!”
Hình ảnh của diệt vong
Nếu Đảng vô hình nhưng khuynh đảo mọi thứ trong xã hội thì con dê tuy là một vật nuôi cho thịt nhưng lại có những thứ mà Khuất Đẩu cho rằng sẽ có lợi hơn những gì mà hơn ba triệu đảng viên đang cắm cúi làm. Con dê tượng trưng cho sự sinh tồn còn Đảng lại là hình ảnh của diệt vong. Có lẽ vì thế mà Khuất Đẩu hớn hở chào năm con Dê có chút gì đó hy vọng, niềm hy vọng nối liền những hy vọng khác trong nhiều năm qua vào ngày đầu năm như mọi người Việt Nam thường có“Chào cụ dê!
Trời đã bớt lạnh. Nắng đã ấm. Cụ dê đã lại gõ móng đứng trước thềm năm mới. Trông cụ vẫn cứ sung như 12 năm trước. Bộ râu dê của cụ không cần vuốt vẫn cứ quặp vào một cách kiêu hãnh.
Lénin cũng có một bộ râu nổi tiếng như cụ, cũng được thần tượng một thời, nhưng nay xác thì nằm lạnh lẽo trong lăng, còn tượng thì bị dân Mông Cổ và Ucraina kéo đổ.
Nghiêng trời lệch đất như Hitler, ăn ảnh với bộ râu “cứt mũi”, cuối cùng cũng tự sát với người tình già. Còn bộ râu đã từng làm nhột một cô cháu họ Nông xem ra còn tệ hơn nữa.”
Từ cụ Dê, Khuất Đẩu liên tưởng đến cụ Đảng. Cũng đáng gọi bằng cụ lắm chứ vì năm nay cụ ấy đã được 85. Nhưng thay vì xây dựng một cộng đồng dê ngày càng đông đúc hơn thì cụ Đảng lại xây lăng! Có lẽ vì thế khi cụ Dê chết người ta vẫn tận thu được từng tế báo nhỏ nhất trong cơ thể cụ.
“Khi cụ chết, người ta không xây lăng, mà trước hết lấy máu cụ hòa với rượu làm ra “dâm dương tửu”, tin rằng còn hiệu nghiệm hơn cả Viagra. Ngoại trừ lông và cứt, xác cụ được chế biến thành ra tái dê, lẫu dê, dê hon, dê nướng…để rồi được an táng một cách thơ thới trong các nhà mồ kêu óc ách.
Nghiêng trời lệch đất như Hitler, ăn ảnh với bộ râu “cứt mũi”, cuối cùng cũng tự sát với người tình già. Còn bộ râu đã từng làm nhột một cô cháu họ Nông xem ra còn tệ hơn nữa.Các nhà chính trị của ta cái máu dê thì ít mà máu tham thì nhiều. Báo chí trong luồng và ngoài luồng chỉ phanh phui những kẻ lương thì chẳng bao nhiêu mà giàu hơn cả Thạch Sùng. Chưa thấy đồng chí X., đồng chí Y. nào thả dê bậy bạ ngoài anh Nguyễn Trường Tô tép riu. Mà nếu có mó dái dê thì cũng không đến nỗi bị đá hậu hộc máu như mó dái ngựa. Kim Quốc Hoa, báo Người Cao Tuổi, trong năm ngựa lại mó dái ngựa, chẳng những bị đá văng khỏi chức chủ bút, còn bị truy tố ra tòa.
-Trích Chào Cụ Dê
Vậy thì, cụ dê ơi, Chúa ban cái sức sung mãn cho cụ, nếu không làm cho đời sướng hơn thì cũng không làm cho đời khổ hơn. Cụ rất xứng đáng được học tập. Các nhà chính trị Việt Nam, nên noi gương cụ, làm tình chứ không làm tiền.
Làm tình thì có chết thằng Tây đen nào đâu, chứ làm tiền thì chết dân nhiều lắm đó.”
Trong các tản văn ngăn ngắn của Khuất Đẩu không phải chỉ nói chuyện chính trị mà trong đó còn lắm chủ đề mà ngày nay ít người khai thác. Khao khát tìm tới cái đẹp thực sự của văn chương, Khuất Đẩu rất thành công trong thao tác đánh thức tính thẩm mỹ và triết học qua câu chuyện “Nam mô Chiếc áo cà sa” của ông.
Một nhà sư nghèo trụ trì trong một ngôi chùa còn nghèo hơn ông. Gia tài vỏn vẹn một chiếc áo cà sa mà ông mặc tới mặc lui trong nhiều năm. Do lo sợ mặc nhiều chiếc áo có thể hư hỏng, tối đi ngủ nhà sư treo nó lên vách. Một đêm, khi bị truy đuổi một cô gái làm tiền chạy vào chùa, cô ấy đã quơ chiếc áo cà sa khoát lên người để trốn sự truy bắt. Kết quả là cô thoát và nhà sư thì bị dằn vặt một cách thánh thiện, sự dằn vặt của bậc hiền minh.
“Cụ run rẩy đặt mấy ngón tay lên lớp vải vàng ố vì đã quá cũ. Thường thì nó nhạt nhạt, lạnh lạnh. Nhưng giờ, như nó vừa được hơ lửa, nóng đến bỏng tay. Áo nóng hay tay mình nóng? Cụ ngơ ngác tự hỏi. Nó đã được cái gì trăng trắng cuộn tròn vào mình, khít rịt từ đỉnh đầu cho đến gót chân, đã từng nghe máu chạy dưới da, từng hít cái hơi son phấn nồng nàn, nó nóng là phải. Đó là cái mùi của tội lỗi. Còn mình? Mình cũng có tội chứ không à? Sao không nhào tớí mà ngăn nó laị? Cùng lắm thì cứ đè nó ra mà lột, đến tuổi này thì còn sợ gì cái trăng trắng đó nữa! Nhưng như thế thì ác quá! Nó sẽ bị công an lôi đi đưa vào những trại giáo dưỡng như nhà tù. Con nó ai nuôi, cha mẹ nó ai săn sóc?! Giá như hôm nay có đức Phật, chắc ngài cũng để cho nó mượn áo mà thôi. Có phải vì thế mà chiếc áo trở nên ô uế đâu. Khi hành đạo chính ngài đã nhặt nhạnh từng miếng vải vụn trên đường đi, kết thành một tấm vảỉ lớn quấn quanh mình. Chẳng thịt da nào là có tội. Cũng chẳng quần áo nào là đáng khinh. Không chừng chiếc áo vừa rồi đã làm nên ơn phước vì cứu được một người. Như thế cũng là công đức.
Sư cụ bình tĩnh nhặt lên, vuốt lại cho thẳng thóm, ướm thử lên ngực, ngần ngừ một lúc rồi treo lại trên vách.”
Khuất Đẩu cho biết ông không phải là nhà văn, ông chỉ viết do bức xúc khi nhìn thấy sự vật. Những hình ảnh thật ấy gây phản ứng cho tâm hồn, rồi ông viết:
“Thực ra mà nói với anh tôi thấy mình không phải là một nhà văn nhà viết gì cả. Trước kia tôi dạy học, sau 75 thì “mất dạy”! Tức là không cho dạy vì lý lịch, thì tụi tui cũng sống vớ va vớ vẩn cho nó qua ngày. Nhưng cảm thấy mình là một người dân, có những điều bức xúc thì mình phải nói vậy thôi. Không làm được việc gì to lớn hơn thì mình chỉ nói cái gì nếu được một hai người hiểu năm ba người biết thì đó là điều quý.”
Ngòi bút của Khuất Đẩu đáng gọi là đa dạng, ông có thể khiến người ta cười không dứt nhưng không ít lần làm người đọc trầm ngâm. Riêng về cách ghi lại những cảm xúc thì ông đáng gọi bậc thầy.
Cảm xúc là nguồn mạch văn chương, thiếu nó thì không một tác phẩm nào có thể bám được vào bậc tam cấp dẫn lên tượng đài tôn sùng cái đẹp. Diễn tả cảm xúc qua một buổi chiều đối với Khuất Đẩu thật muôn hình vạn trạng. Ông nhìn thấy chiều qua lăng kính vạn hoa và bên kia là những gì tuy thấy nhưng nhà văn vẫn lo vì sắp mất.
“Chiều chiều…
Chiều, cũng là lúc mà cô dâu mới về nhà chồng, len lén ra ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều!
Một lần ngó đến những chín lần đau, đủ biết các cô dâu ngày xưa vất vả và cô đơn biết chừng nào. Ta có thể tưởng tượng cô vừa giã xong cối gạo, hay vừa bắc nồi cơm lên bếp, lấy cớ ra sau bờ mương bẻ một vài bẹ môn, hay xé một miếng lá chuối. Cô chỉ loáng thoáng nhìn về những bờ cây xanh xanh đó, ngọn đồi nho nhỏ đó, nơi mẹ cô cũng đang lặng lẽ đi xách nước tưới rau hay đang vo gạo nấu cơm. Nơi có con chó già trung hậu lúc nào cũng ngúc ngoắc đuôi khi thấy cô về. Nơi cha cô đang nằm trên võng hát nghêu ngao chờ bữa tối.
Đó cũng là lúc những thửa ruộng trước nhà vừa bừa xong, mặt ruộng phẳng như gương lênh láng mây trời. Chín hay mười người quần đen nón trắng, xếp thành một hàng dài nghiêng nghiêng vừa cấy vừa hế hò hê. Tiếng hò của bà già trầu thợ cả, của các mẹ các thím nheo nhóc con cái đùm đề, của các cô học việc mười lăm, mười bảy… không qua một trường lớp thanh nhạc nào, vẫn trong vắt, cao vút.
Là lúc, khói thổi cơm chiều từ các mái nhà tranh lơ lửng bay lên, mang theo mùi rơm rạ, sau đó là mùi cá kho đậm đà hay mùi mắm cua chua dịu nhỉu.
Là lúc, mẹ đặt gánh hàng lên thềm nhà, hối: lấy cho mẹ gáo nước, đi con. Rồi nghe mẹ uống ừng ực, nước chảy qua hai hàng răng đen, chảy xuống cằm trước khi rơi xuống cái áo đang ướt đẫm mồ hôi.
Là lúc ở chân trời tím nhạt, tháp Bánh Ít, tháp Cánh Tiên ngã màu nâu thẩm, đột nhiên trở nên cao lớn hùng vĩ. Đâu đó vọng lại tiếng ru hời hời nghe như tiếng buồn vang trong mây của một dân tộc mất nước.”
Người xa quê đọc bài “Chiều chiều” của Khuất Đẩu khó cưỡng lại nỗi lòng mênh mông nhớ thương một mảnh đất đã nuôi dưỡng mình bằng những buổi chiều ký ức kia. Chiều trong bất cứ trạng thái nào qua ngòi bút của ông cũng làm người ta ngây ngất…
“Chiều lên. Chiều xuống. Chiều về. Chiều nào cũng gợi cho ta một nỗi buồn nhè nhẹ. Nhưng hai tiếng chiều rơi, nghe rất tây, lại cho ta thấy vẻ đẹp vĩnh cửu của đất trời. Cái màu vàng của nắng lúc này nhạt dần, mỏng và nhẹ, nhưng vẫn là một màu không phai như màu hồng của hoa anh đào khi lả tả rơi.
Những buổi chiều không một tiếng còi xe, không một tiếng máy nổ ấy, giờ đây không còn ở chốn làng quê yên ả.
Vẫn biết không cứ mãi đi sau cái cày, không cứ lọc cọc với chiếc xe bò, không cứ giậm chân một chỗ nhìn cuộc tiến hóa ầm ầm lướt qua, nhưng sao vẫn cứ thấy tiếc. Tiếc mùi khê khê của rơm rạ khi dùng đun bếp, tiếc mùi bùn của thủa ruộng đang cấy. Và nhất là thấy tiếc cái tiếng hế hò hê mênh mang. Như Trần Tế Xương thấy tiếc con sông Lấp ở Nam Định mà thèm nghe một tiếng gọi đò.
Cái tiếc ấy đúng là đứt ruột khi tuổi đã xế chiều.”
Nhà văn Khuất Đẩu đang vào tuổi mà ông gọi là tiếc đứt ruột, nhưng dù sao thì nhà văn cũng yên tâm vì những tản văn ngăn ngắn của ông đã có dịp tới rất nhiều người đọc trong và ngoài nước.
Bên trong, người ta đọc ông để bớt nỗi đau của người không được nói.
Bên ngoài, người ta đọc ông để nhớ rằng mình vẫn còn những “Chiều chiều” bên kia bờ đại dương để nhớ mà về…
No comments:
Post a Comment