Bí Ẩn Trong Việc Tổng Thống Obama Hợp Tác Cùng Do Thái Đối Phó Với Iran
Từ khi chưa bước chân vào Bạch Cung, ông Barack Obama đã bắt đầu nói chuyện với Do Thái về chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran, và ngay từ đầu, đôi bên đã có sự nghi ngờ nhau. Từ năm 2008, ông Obama đã tìm gặp các nhân vật lãnh đạo Do Thái, trong đó có ông Benjamin Netanyahu, trước khi ông này lên làm Thủ Tướng. Phía Do Thái, họ hết sức cảm động về thái độ cương quyết của ông Obama trong nỗ lực ngăn chặn Iran chế tạo vũ khí nguyên tử. Theo nguồn tin nội bộ, ông Netanyahu rất thích những điều ông nghe được từ ông Obama. Tuy nhiên, có một điểm ông không vừa ý là ông Obama không hề đề cập đến vấn đề an ninh của Do Thái.
Thay vào đó, ông Obama chỉ bàn quanh vấn đề Iran nằm trong một bối cảnh lớn của chính sách ngăn chặn phổ biến vũ khí nguyên tử. Giới thân cận với ông Natanyahu nhận xét: “Ông Obama hiểu rõ vấn đề lắm. Ông ta đọc rất nhiều, và phân tích tỉ mỉ đề tài này từ trước khi đắc cử. Nhưng khi bàn cụ thể, ông ta chỉ chú trọng đến việc ngăn chặn Iran phát triển vũ khí nguyên tử… thế thôi, và Do Thái không đóng một vai trò quan trọng nào trong vấn đề này.”.
Tâm trạng không mấy thoải mái đó tiếp tục kéo dài qua nhiều lần hội họp giữa hai nhà lãnh đạo. Ngay cả sau khi hai ông đắc cử lên cầm quyền. Đến ngày 12 tháng Giêng, ông Obama điện thoại cho ông Natanyahu, giài thích một số điểm về chính sách và quyền lợi của Mỹ trong việc đối phó với chương trình vũ khí nguyên tử của Iran. Những giải thích về đường lối chính sách của Mỹ được gởi sang Do Thái nhiều lần, qua đủ mọi cấp bực ngoại giao, và thể thức liên lạc giữa Hoa Kỳ và Do Thái. Một viên chức cao cấp của chính phú Hoa Kỳ còn nói rõ: “Chúng tôi bàn về nhiều khía cạnh, từ việc trừng phạt mạnh về kinh tế sang đến năng lượng dầu hỏa.”. Quan trọng hơn cả là chúng tôi không muốn Do Thái vì bất cứ lý do nào tự ý ra tay đánh Iran.
Đối với ông Obama, chính sách đối phó với Iran giống như một canh bạc nhiều rủi ro, giống như đánh những nước cờ phải dòm chừng cả hai ba phía. Ván bài này đòi hỏi tổng thống Obama phải thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc: Ngăn chặn vũ khí nguyên tử không cho lọt vào tay những kẻ khủng bố Hồi giáo, không cho giá dầu tăng vọt lên qúa cao khiến cho nền kinh tế thế giới có thể bị rơi vào tình trạng rối loạn, và thứ ba nữa là phải khéo léo đối sử với lá bài bất ngờ: Do Thái. Ngoài ra, ông còn muốn được tái đắc cử trong kỳ tổng tuyển cử năm nay.
Làm được một mục tiêu này lại có thể ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu khác. Ví dụ các cố vấn của ông Obama lo ngại nhất là ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong lúc đó các đồng minh của ông tại Quốc Hội lại chỉ muốn tìm cách ngăn cản Iran trong việc phát triển vũ khí nguyên tử. (Việc này không gây nên khủng hỏang dầu hoả nhiều cho bằng vãn hồi sự tin tưởng của thế giới khi nền kinh tế Hy lạp và vài nước Âu châu yếu kém bị khủng hoảng.). Quyền lợi của Do Thái chẳng bao giờ đi đôi với những quan ngại ở Hoa Thịnh Đốn. Trong lúc đó, gây ra một cuộc chiến tranh tốn kém, hay tỏ ra nhu nhược với Iran sẽ giúp cho Đảng Cộng Hoà được lợi thế trong kỳ bầu cửa Tháng 11 sắp tới.
Càng lúc rủi ro càng nhiều, tình hình trở nên căng thẳng thêm, chính phủ Iran gặp khó khăn rất nhiều do những đợt trừng phạt bằng kinh tế. Hiện nay, tiền Iran, đồng Rial, đang xuống giá rất nhanh, đúng như dự tính của chính quyền Obama. Hoa Kỳ đã ra lệnh phong tỏa tất cả tài sản của chính phủ Iran ở Hoa Kỳ. Anh Quốc vừa mới cắt đứt mọi giao dịch ngân hàng với ngân hàng trung ương Iran, và Liên Hiệp các nước Âu châu cũng vừa tuyên bố sẽ chấm dứt hợp đồng mua dầu hoả với Iran kể từ tháng Bảy. Iran có thể mất đi khoảng hơn một phần tư lợi nhuận về dầu hoả, và nước này không có một ngành kỹ nghệ nào khác có thể bù đắp cho sự thiệt hại này. Do đó, đồng tiền của Iran bị mất giá trầm trọng. Vật giá bắt đầu tăng lên vùn vụt, nhất là thực phẩm chính như gạo và thịt.
Trong khi đó bí mật vẫn bao trùm khi có tin về một khoa học gia lỗi lạc của Iran bị ám sát hồi tháng trước. Chỉ một ngày trước khi ông Obama gọi điện thoại cho ông Netaynahu- cảnh báo rằng Iran đang cảm thấy tức giận vì áp lực nặng qúa, và họ có thể nổi khùng lên tung ra những vụ khủng bố bạo động trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó vài tháng, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tiết lộ là có bàn tay của Iran trong âm mưu ám sát Đại sứ nước Ả Rập Sê U ở Hoa Thịnh Đốn.
Mọi người không lấy làm ngạc nhiên khi đại diện tổ chức tình báo của Do Thái, Mossad, thường hay có mặt ở Washington để họp mật với tình báo Mỹ về vấn đề Iran. Theo một viên chức tình báo Mỹ, bên tình báo Do Thái cử ông Tamir Padro sang để thẩm lượng phản ứng của Tổng Thống Obama sẽ ra sao khi Do Thái ném bom các cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Viên chức tình báo Mỹ cho biết ông Padro nêu lên khá nhiều câu hỏi, chẳng hạn như thái độ của Hoa Kỳ sẽ ra sao khi có chiến tranh với Iran? Mỹ có sẵn sàng hỗ trợ việc ném bom hay không? Chiến tranh xảy ra sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Hoa Kỳ?
Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Do Thái tiếp tục nhùng nhằng. Đôi bên không chịu chia sẻ tin tức tình báo với nhau. Trong lúc đó, giới chức quân sự ở Hoa Thịnh Đốn cũng phải chuẩn bị cho những gì cần phải làm khi hữu sự.
Chính sách đẩy nhau đến bên lề chiến tranh có lẽ là phương thức buộc các nhà lãnh đạo của Iran phải chịu thương thảo. Nhưng chính sách đó cũng gây ảnh hưởng không tốt cho cả Hoa Kỳ và Do Thái. Vào hồi tháng Giêng, khi áp lực tăng cao, Iran buộc lòng phải cho phép phái đoàn thanh tra vũ khí nguyên tử đến Iran. Cùng lúc đó, họ tiết lộ rằng họ đã có thể điều chế 20% loại uranium đề làm bom nguyên tử tại một cơ sở chôn sâu dưới đất ở vùng thánh điạ Qum. Nếu bị dồn ép đến chân tường, Iran dám làm những hành động liều lĩnh không thể tiên liệu nổi. Và nếu Do Thái tấn công, Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh làm toàn thể vùng Trung Đông rơi vào trong biển lửa, và khiến cho thị trường tài chính của cả thế giới bị đảo điên hỗn loạn. Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra? Ông Obama có được bao nhiêu ảnh hưởng đối với Do Thái, và Hoa Kỳ làm được những gì để ngăn cản chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran? Để trả lời được những câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu ván bài ông Obama đang chơi, và tầm mức nguy hiểm của tình huống bên lề sự bùng nổ của chiến tranh.
Tâm trạng không mấy thoải mái đó tiếp tục kéo dài qua nhiều lần hội họp giữa hai nhà lãnh đạo. Ngay cả sau khi hai ông đắc cử lên cầm quyền. Đến ngày 12 tháng Giêng, ông Obama điện thoại cho ông Natanyahu, giài thích một số điểm về chính sách và quyền lợi của Mỹ trong việc đối phó với chương trình vũ khí nguyên tử của Iran. Những giải thích về đường lối chính sách của Mỹ được gởi sang Do Thái nhiều lần, qua đủ mọi cấp bực ngoại giao, và thể thức liên lạc giữa Hoa Kỳ và Do Thái. Một viên chức cao cấp của chính phú Hoa Kỳ còn nói rõ: “Chúng tôi bàn về nhiều khía cạnh, từ việc trừng phạt mạnh về kinh tế sang đến năng lượng dầu hỏa.”. Quan trọng hơn cả là chúng tôi không muốn Do Thái vì bất cứ lý do nào tự ý ra tay đánh Iran.
Đối với ông Obama, chính sách đối phó với Iran giống như một canh bạc nhiều rủi ro, giống như đánh những nước cờ phải dòm chừng cả hai ba phía. Ván bài này đòi hỏi tổng thống Obama phải thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc: Ngăn chặn vũ khí nguyên tử không cho lọt vào tay những kẻ khủng bố Hồi giáo, không cho giá dầu tăng vọt lên qúa cao khiến cho nền kinh tế thế giới có thể bị rơi vào tình trạng rối loạn, và thứ ba nữa là phải khéo léo đối sử với lá bài bất ngờ: Do Thái. Ngoài ra, ông còn muốn được tái đắc cử trong kỳ tổng tuyển cử năm nay.
Làm được một mục tiêu này lại có thể ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu khác. Ví dụ các cố vấn của ông Obama lo ngại nhất là ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong lúc đó các đồng minh của ông tại Quốc Hội lại chỉ muốn tìm cách ngăn cản Iran trong việc phát triển vũ khí nguyên tử. (Việc này không gây nên khủng hỏang dầu hoả nhiều cho bằng vãn hồi sự tin tưởng của thế giới khi nền kinh tế Hy lạp và vài nước Âu châu yếu kém bị khủng hoảng.). Quyền lợi của Do Thái chẳng bao giờ đi đôi với những quan ngại ở Hoa Thịnh Đốn. Trong lúc đó, gây ra một cuộc chiến tranh tốn kém, hay tỏ ra nhu nhược với Iran sẽ giúp cho Đảng Cộng Hoà được lợi thế trong kỳ bầu cửa Tháng 11 sắp tới.
Càng lúc rủi ro càng nhiều, tình hình trở nên căng thẳng thêm, chính phủ Iran gặp khó khăn rất nhiều do những đợt trừng phạt bằng kinh tế. Hiện nay, tiền Iran, đồng Rial, đang xuống giá rất nhanh, đúng như dự tính của chính quyền Obama. Hoa Kỳ đã ra lệnh phong tỏa tất cả tài sản của chính phủ Iran ở Hoa Kỳ. Anh Quốc vừa mới cắt đứt mọi giao dịch ngân hàng với ngân hàng trung ương Iran, và Liên Hiệp các nước Âu châu cũng vừa tuyên bố sẽ chấm dứt hợp đồng mua dầu hoả với Iran kể từ tháng Bảy. Iran có thể mất đi khoảng hơn một phần tư lợi nhuận về dầu hoả, và nước này không có một ngành kỹ nghệ nào khác có thể bù đắp cho sự thiệt hại này. Do đó, đồng tiền của Iran bị mất giá trầm trọng. Vật giá bắt đầu tăng lên vùn vụt, nhất là thực phẩm chính như gạo và thịt.
Trong khi đó bí mật vẫn bao trùm khi có tin về một khoa học gia lỗi lạc của Iran bị ám sát hồi tháng trước. Chỉ một ngày trước khi ông Obama gọi điện thoại cho ông Netaynahu- cảnh báo rằng Iran đang cảm thấy tức giận vì áp lực nặng qúa, và họ có thể nổi khùng lên tung ra những vụ khủng bố bạo động trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó vài tháng, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tiết lộ là có bàn tay của Iran trong âm mưu ám sát Đại sứ nước Ả Rập Sê U ở Hoa Thịnh Đốn.
Mọi người không lấy làm ngạc nhiên khi đại diện tổ chức tình báo của Do Thái, Mossad, thường hay có mặt ở Washington để họp mật với tình báo Mỹ về vấn đề Iran. Theo một viên chức tình báo Mỹ, bên tình báo Do Thái cử ông Tamir Padro sang để thẩm lượng phản ứng của Tổng Thống Obama sẽ ra sao khi Do Thái ném bom các cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Viên chức tình báo Mỹ cho biết ông Padro nêu lên khá nhiều câu hỏi, chẳng hạn như thái độ của Hoa Kỳ sẽ ra sao khi có chiến tranh với Iran? Mỹ có sẵn sàng hỗ trợ việc ném bom hay không? Chiến tranh xảy ra sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với Hoa Kỳ?
Tình hình căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Do Thái tiếp tục nhùng nhằng. Đôi bên không chịu chia sẻ tin tức tình báo với nhau. Trong lúc đó, giới chức quân sự ở Hoa Thịnh Đốn cũng phải chuẩn bị cho những gì cần phải làm khi hữu sự.
Chính sách đẩy nhau đến bên lề chiến tranh có lẽ là phương thức buộc các nhà lãnh đạo của Iran phải chịu thương thảo. Nhưng chính sách đó cũng gây ảnh hưởng không tốt cho cả Hoa Kỳ và Do Thái. Vào hồi tháng Giêng, khi áp lực tăng cao, Iran buộc lòng phải cho phép phái đoàn thanh tra vũ khí nguyên tử đến Iran. Cùng lúc đó, họ tiết lộ rằng họ đã có thể điều chế 20% loại uranium đề làm bom nguyên tử tại một cơ sở chôn sâu dưới đất ở vùng thánh điạ Qum. Nếu bị dồn ép đến chân tường, Iran dám làm những hành động liều lĩnh không thể tiên liệu nổi. Và nếu Do Thái tấn công, Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào một cuộc chiến tranh làm toàn thể vùng Trung Đông rơi vào trong biển lửa, và khiến cho thị trường tài chính của cả thế giới bị đảo điên hỗn loạn. Như vậy, chuyện gì sẽ xảy ra? Ông Obama có được bao nhiêu ảnh hưởng đối với Do Thái, và Hoa Kỳ làm được những gì để ngăn cản chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran? Để trả lời được những câu hỏi này, chúng ta cần phải hiểu ván bài ông Obama đang chơi, và tầm mức nguy hiểm của tình huống bên lề sự bùng nổ của chiến tranh.
Cho mãi đến lúc gần đây, chính sách đối phó với Iran của ông Obama vẫn là áp dụng nguyên tắc của Tổng thống Teddy Roosevelt: “nói năng nhỏ nhẹ, nhưng tay cầm theo cây gậy thật lớn.”. Ông Obama muốn ứng dụng cách đối phó của riêng mình đối với Iran. Hồi còn đang tranh cử năm 2008, sách lược của ông Obama bị bà Hillary Clinton chê là “dại khờ, âú trĩ.”, bởi vì ông chủ trương thương thuyết vô điều kiện với Iran. Đến khi trở thành tổng thống, hành động đầu tiên của ông là viết một lá thơ cầu hoà với Lãnh Tụ Tối Cao của Iran là ông Ali Khamenei. Chính ông Obama đọc lời chúc Tết Iran trên “YouTube.”. Cố vấn cao cấp trong Bạch Cung nói rằng ông Obama muốn thử nghiệm thiện chí của ông trước, để coi xem phản ứng của Iran như thế nào.
Cùng lúc đó, ông Obama muốn khẳng định rõ ràng là nếu thiện chí hoà giải của ông không đạt kết qủa tốt, Iran sẽ lãnh những hậu qủa đau thương. Các nhà lãnh đạo của Iran vẫn còn ngờ vực. Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejah trả lời thái độ cầu hoà của ông Obama với câu tuyên bố: “Việc thay đổi quan hệ giữa hai nước nếu có phải là sự thay đổi về cơ bản, chứ không phải chỉ là thay đổi chiến thuật.”. Ông ta và những lãnh tụ khác của Iran nhún vai bất cần, chẳng sợ những lời đe doạ của Mỹ. Họ có lý do riêng của họ. Sự thực là Bạch Cung và Quốc Hội Mỹ trong nhiều năm, đã liên tục áp dụng hết chế tài trừng phạt này sang đến hạn chế khác về mậu dịch với Iran, nhưng không được sự hậu thuẫn của quốc tế, nên không gây được những ảnh hưởng quan trọng đối với Iran. Theo lối suy nghĩ của ông Obama, chính vì lẽ đó, ông cần phải đưa cành ô liu để mời Teheran bước vào thủ tục hoà giải một lần nữa. Điều này cũng muốn nhắc nhở các đồng minh của Hoa Kỳ rằng tôi đã làm hết cách rồi đấy nhé. Nếu không xong, tôi sẽ dùng biện pháp mạnh.
Toàn bộ hệ thống an ninh và tình báo của Hoa Kỳ bắt đầu lo ngại về tình hình ở Iran, và cách đối phó của tổng thống Obama. Giới quân sự, và ngành gián điệp sợ rằng ông sẽ vận dụng vũ khí bí mật để tiến hành cuộc chiến tranh trong bóng tối. Trước đó, chính phủ của ông Bush và Do Thái từng cộng tác chặt chẽ với nhau trong kế hoạch bí mật “làm trì hoãn’ hay “âm thầm phá hủy” kế hoạch chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Các điệp viên đóng giả làm người môi giới ngoài thị trường chợ đen bán cho chính phủ Iran những sản phẩm cần thiết để chế tạo vũ khí nguyên tử, và gài vào đó những máy móc tinh vi có thể truy tìm ra vị trí của nơi làm bom nguyên tử. Những kỹ sư về vi tính có nhiệm vụ chế ra những vi khuẩn để phá hoại máy móc của hệ thống chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran như máy ly tâm phân chất uranium. Các điệp viên muốn thực hiện kế hoạch này càng sớm càng tốt. Nhất là CIA lo ngại rằng những cố gắng xâm nhập vào hệ thống của Iran sẽ phài làm ngay trước khi nó trở thành lỗi thời.
Trong những này đầu tiên chính phủ Obama lên cầm quyền,, Phụ tá giám đốc CIA, ông Steve Kappes và Tướng James Cartwright, Phó Tham mưu Trưởng liên quân đi tìm gặp ông Tom Donilon, phụ tá tín cẩn của tổng thống Obama trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Họ biết Tổng thống và HĐAN đang duyệt xét lại những hoạt động gián điệp bí mật, và đề nghị phương thức hành động đúng như lới hứa trong lúc tranh cử. Bên CIA và bên phía quân đội muốn tìm hiểu ý định của tổng thống. Họ yêu cầu ông Donilon đừng ra lệnh chấm dứt những hoạt động bí mật. Donilon thú thật ông chưa xem đến chương trính những hoạt động gián điệp. Vì thế tướng Cartwright bèn trình thẳng lên tổng thống.
Ông Obama lắng nghe rất chăm chú. Ông hiểu mối lo ngại của tướng Cartwright. Song chính sách ngoại giao của ông vẫn mong muốn Iran hiểu cho thiện chí của ông là một sách lược tốt. Tổng thống cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi không hiểu những hoạt động bí mật có ăn khớp nhịp nhàng với nỗ lực ngoại giao của ông hay không. Ông tự hỏi có nên giảm bớt hoạt động gián điệp chăng. Nhưng ông cũng e ngaị nếu trì hoãn, Iran sẽ có khả năng chế biến chất liệu làm vũ khí nguyên tử nhanh hơn. Một cố vấn cho tổng thống nhớ lại lời nhận định của tổng thống như sau: “ Thật là một sự cân bằng đầy nghiệt ngã. Mình nên làm như thế nào đây?’
Cuối cùng tổng thống Obama quyết định cứ tiến hành song song cả hai phương án: vừa tiếp tục hoạt động gián điệp, vừa đưa ra con đường ngoại giao. Ông nói với các cố vấn của ông rằng kế hoạch phá ngầm, làm trì hoãn việc chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran giúp chúng ta có thêm thời gian làm công tác ngoại giao.
Nhưng trong lúc tiến hành cuộc chiến tranh trong bóng tối, có một số chuyện phức tạp xảy ra. Thường ra thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Do Thái khá chặt chẽ cả về mặt an ninh cũng như tình báo, nhưng lại có một số bất đồng về phương pháp, và chiến lược thực hiện. Ví dụ: Do Thái không cảm thấy băn khoăn thắc mắc khi cần phải ám sát những nhà khoa học tài giỏi của Iran. Nhưng luật pháp Hoa Kỳ ngăn cấm việc đó. (máy bay gián đỉệp của Mỹ bắn chết những tay trùm khủng bố thì không sao cả, vì đó được coi là hành vi chiến tranh).Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tóm tắt sự khác biệt này như sau: “Người Do Thái làm tất cả những chuyện đụng chạm vào con người. Hoa Kỳ thì làm những hoạt động không đụng chạm vào cơ thể con người, đôi khi có làm chung hoạt động này với Do Thái.”. Một chuyên viên tình báo cao cấp của Hoa Kỳ ví von rằng việc “ ám sát”, hay “tai nạn công nghiệp” xảy ra ở Iran trong năm qua do Hoa Kỳ và Do Thái gây ra giống như một “màn luân vũ Kabuki, thay phiên nhau, mỗi người nhảy vài đoạn trong một bản nhạc. Do Thái không nhận họ làm chuyện này, và chúng ta cũng không muốn biết đến.”.
Hơn thế nữa, trong những phiên họp thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Do Thái, người Mỹ tuyệt đối giữ kín không tiết lộ việc mình làm, nhất là những gì có thể bị luật lệ Hoa Kỳ ngăn cấm.”. Giới chức của Ngũ Giác Đài cho biết: “chúng tôi luôn luôn thận trọng về những điều mình nói khi ngồi họp với tình báo Do Thái, và họ cũng dư biết vì sao chúng tôi làm như vậy. Họ biết chúng tôi e ngại sợ vi phạm kuật Hoa Kỳ. Chúng tôi thường dấu đi những hình ảnh do vệ tinh cung cấp, và nhiều tin tức tình báo khác.
Mối liên hệ giữa ông Obama và Thủ tướng Netaynahu trở nên lạnh lùng, xa vắng. Nguồn tin từ Ngũ Giác Đài xác nhận điểm này: “Rõ rệt là đôi bên tỏ ra căng thẳng với nhau bởi vì chúng tôi nghĩ rằng đôi bên có những ước tính khác nhau về khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Quan điểm của tổng thống Obama là tại sao lại đi ám sát khoa học gia Iran, thay vì nên đi tìm gỉai pháp bằng đường lối ngoại giao.”
Sự thiếu tin tưởng vào nhau giữa đôi bên hiện rõ trong bài diễn văn hồi tháng Năm năm ngoái của Tổng thống Obama khi ông phác thảo chính sách của Mỹ trong vùng Trung Đông. Ông Netanyahu chuẩn bị đi Hoa Thịnh Đốn vào lúc đó, và ông vô cùng kinh ngạc khi thấy tổng thống Obama tuyên bố rằng biên giới theo qui định hồi năm 1967 nên được dùng làm căn bản trong việc thảo luận về lãnh thổ dành cho Palestine. Ông Netanyahu cứ đinh ninh rằng ông Obama thừa hiều có một số khu định cư của người Do Thái bên trong Palestine phải thuộc về Do Thái. Điều này đã được tổng thống Bush công nhận với thủ tướng Do Thái Ariel Sharon trước đây. Khi vừa bước chân đến văn phòng Bầu Dục của Bạch Cung, ông Netanyahu nổi giận đùng đùng. Một tấm hình chụp hai nhà lãnh đạo quay mặt nhìn đi hai hướng khác nhau. Ông Netanyahu nắm lấy cơ hội thuyết trình rất lâu trước báo chí quốc tế về tầm quan trọng cho an ninh của Do Thái.
Vụ đụng đầu giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Do Thái sau đó được coi như một tai nạn nháng lửa trong quan hệ giữa hai nước. It lâu sau, ông Obama đính chính lại quan điểm của mình trong bài diễn văn đọc tại hội nghị thường niên của tổ chức American Israel Public Affairs Committee, một tổ chức vận động hành lang ủng hộ Do Thái, có uy tín ở Hoa Thịnh Đốn. Ông Obama nói rằng biên giới tranh chấp nên lấy theo qui định năm 1967 cùng với “sự trao đổi hỗ tương”. Nhưng mối bất đồng vẫn còn kéo dài. Đến tháng Sáu, bên tình báo và quân sự Do Thái chấm dứt không thảo luận về chi tiết liên quan đến kế hoạch hợp tác quân sự trong trường hợp cần tấn công Iran. Đến lúc đó, quan hệ hợp tác giữa đôi bên vẫn còn mạnh. Các phiên họp viễn liên bằng video giữa cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và Do Thái, diễn ra thường xuyên để thảo luận về cách đương đầu với Iran. Sang đến năm 2009, như một viên chức cao cấp của Do Thái nói: “Cả hai nước đều …không muốn bị nghe tin bất ngờ.” .
Tuy nhiên, sự lạnh lùng xa cách giữa đôi bên cũng khiến cho Do Thái trở nên câm nín trong một thời gian dài. Họp hành thì vẫn tiếp tục, nhưng nội dung phiên họp không có gì quan trọng để bàn. Một viên chức tình báo cao cấp Mỹ nói với tuần báo Newsweek: “Chúng tôi biết họ buồn lòng. Khi họ không bàn luận gì với chúng tôi cả, chắc là có vấn đề rồi.” . (Giới chức bên quân đội cũng xác nhận sự kiện này là đúng.). Tình trạng “lặng thinh, không nói chuyện” được Do Thái gỡ đi vào hồi tháng 10. Lúc đó, chính quyền của ông Obama cũng bắt đầu sợ hãi, và họ lo sợ là phải: Biết đâu chừng Do Thái tung ra đợt tấn công đánh Iran. Lúc đó, Hoa Kỳ bị bắt buộc phải nhập cuộc, và phải hoàn tất giai đoạn cuối. (Thực vậy, một viên chức tình báo Hoa Kỳ cho biết Do Thái dấu kín tin tức quan trọng cuối cùng liên quan đến Iran).
Đến lúc này, giới lãnh đạo Do Thái tin rằng ông Obama đã có những biến chuyển tích cực trong lối suy nghĩ của ông về tình hình Iran. Một nhân vật trong giới thân cận với ông Netanyahu nói; “Giọng điệu của Hoa Kỳ ngày hôm nay khác với lối nói của họ cách đây một năm. Bây giờ nếu bạn lắng nghe ông Obama nói.. bạn sẽ có cảm tưởng như người Mỹ sẵn sàng tấn công nếu sự thể trở nên chẳng đặng đừng.”. Một nhân vật cao cấp khác của Do Thái về vấn đề Iran còn nói rằng; “Tình hình cho thấy rõ là nước Mỹ đang tiến dần đến tình trạng ngày càng có nhiều xung đột, mâu thuẫn lớn với Iran.”.
Một vài yếu tố khác khiến cho ông Obama trở nên cứng rắn với Iran hơn. Chẳng hạn như chính quyền nước này đã đàn áp những người biểu tình chống đối hồi tháng Sáu năm 2009. Ngoài ra, theo Thứ trưởng ngoại giao P.J Crowley, việc khám phá ra Iran xây cất hầm sâu dưới đất làm điạ điểm bí mật chế taọ vũ khí ở gần thành phố Qum là điều khiến cho ông Obama thay đổi lập trường. Ông nói: “Trước khi khám phá ra cơ sở ở Qum, chúng ta còn hy vọng có thể nói chuyện được với Iran. Nhưng sau đó, chúng tôi phải gia tăng áp lực, và những hoạt động khác kể từ tháng 9 năm 2009.” Rồi lại có tin nói rằng phòng thí nghiệm ở Qum có khả năng chế biến thành công 20% chất Uranium, và tháng 11 năm 2011 lại có báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy rõ khả năng làm được vũ khí nguyên tử của Iran ngày càng tăng, và còn nhiều hoạt động nguy hiểm khác cần để ý theo dõi.
Ông Obama suy nghĩ vấn đề trong quan điểm rộng lớn hơn: Phải chăng đang có cuộc chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử ở trong vùng, và lại còn vấn đề uy tín của Hoa Kỳ nữa. Một cố vấn cao cấp trong chính quyền Do Thái nói với báo Newsweek rằng ông nghe bên phía Mỹ thảo luận với nhau là nếu Hoa Kỳ thất bại trong việc ngăn cản Iran chế tạo vũ khí nguyên tử, điều này sẽ làm suy giảm sức mạnh, và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông. Ông nói: “Nước Mỹ của các ông sẽ mất đi ảnh hưởng trên nhiều lãnh vực ở một nơi thuộc quyền ảnh hưởng của các ông từ hơn 60 năm nay. Nếu Iran có vũ khí nguyên tử, ông Obama , và nước Mỹ sẽ bị mất mặt với các nước khác trong vùng.”.
Tuy nhiên, ông Obama còn phải tính toán đến những yếu tố khác nữa. Từ việc một người Mỹ tên là Amir Mirza Hecmati, cựu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, bị Iran kết án tử hình về tội gián điệp. Số phận của người Mỹ sẽ ra sao khi Hoa Kỳ có chiến tranh với Iran. Nước Iran là một quốc gia rộng lớn với hơn 80 triệu dân, so với 30 triệu dân ở Afghanistan hay ở Iraq. Lãnh thổ nước này rộng đến 1.65 triệu cây số vuông, với nhiều sa mạc, và đồi núi hiểm trở. (Ngược lại, Do Thái rất nhỏ, chỉ rộng khoảng 20,000 cây số vuông). Iran là một quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu thế giới, và nằm ở vị trí trọng yếu, kiểm soát con đường vận chuyển dầu hoả cho cả thế giới từ eo biển Hormuz đến biển Caspian . Chắc chắn Hoa Kỳ không muốn có chiến tranh trên đất liền. Nhưng một khi bom đạn, hoả tiễn đã được bắn đi, hậu qủa sẽ ra sao, khó mà đoán trước được hậu qủa. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Iran tìm cách đánh chìm được một tầu chiến của Mỹ? Hơn thế nữa, nếu tấn công bằng máy bay, hành động này của Mỹ sẽ giúp dân chúng Iran đoàn kết lại để chống Mỹ. Chằng lẽ lúc đó, Hoa Kỳ phải đổ bộ xâm chiếm Iran, và đưa đến một cuộc chiến tranh lâu dài khác trong vùng Trung Đông. Ông Mike Lofgren, một chuyên gia lâu đời của Đảng Cộng Hoà làm việc tại Quốc hội cảnh cáo về nguy cơ làm cho chiến tranh bùng nổ, giống như một tai nạn nhỏ bé ở Âu châu hồi năm 1914 đã châm ngòi gây ra thế chiến thứ nhất, khiến cho cả thế giới rơi vào biển lửa.
Khi bàn về những biện pháp trừng phạt kinh tế, những biện pháp này đã gây nên một số chấn động lớn trong nhiều lãnh vực. Chúng làm giá dầu hỏa tăng, và việc chuyên chở dầu hỏa ở vùng Vùng Vịnh Ba Tư bị trở ngại, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình kinh tế thế giới. Năm ngoái, Bộ trưởng Tài Chánh Timothy Geithner viết thư cho TNS Carl Levin, chủ tịch Ủy ban Quân sự của Đảng Dân Chủ đưa ra lý luận cho rằng biện pháp trừng phạt bằng kinh tế có lợi cho Iran, hơn là làm hại nước này.
Bạch Cung còn lo ngại rằng Tổng Thống Obama sẽ phải dùng một đặc quyền của tổng thống – presidential waiver- về những biện pháp trừng phạt Iran để bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Khi đó, Hoa Kỳ sẽ giống như con cọp giấy trước mắt những giáo chủ Hồi giáo. Hồi tháng 11, trong một phiên họp đặc biệt, với sự bảo vệ an ninh được tăng cường tối đa, ông Thứ trưởng an ninh quốc gia Denis McDonough và một số phụ tá của Bạch Cung năn nỉ các nhà lập pháp chính trong Quốc Hội Mỹ đừng bắt bên hành pháp phải đưa ra một waiver sẽ khiến cho mọi nỗ lực từ trước đến nay bị hỏng hết.
Trong lúc đó, nước Ả Rập Sê U và nhiều nước khác trong vùng Vịnh Ba Tư hứa sẽ cung cấp đầy đủ phần dầu hỏa thiếu hụt để giữ cho thị trường dầu hỏa ổn định. (Đây là trường hợp hiếm có các nước Ả Rập và Do Thái đồng thuận với nhau.). Cuối cùng thì biện pháp chế tài áp dụng với những định chế tài chánh giao dịch với ngân hàng trung ương Iran đã được thông qua với số phiếu 100-0. Dù gì đi nữa, Bạch Cung vẫn còn chỗ để linh động khi áp dụng những trừng phạt về tài chính. Hành pháp có thể dịu giọng xuống một chút, nghĩa là không cấm cửa hoàn toàn mọi giao dịch của hệ thống tài chính Hoa Kỳ với ngân hàng Iran.
Câu hỏi then chốt bây giờ là Hoa Kỳ còn bao nhiêu thời giờ để hoàn tất giải pháp thương thuyết. Các viên chức Do Thái nói họ nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể đợi cho đến khi Iran bắt đầu vũ trang lực lượng của họ, bởi vì Hoa Kỳ có khả năng tung ra hàng trăm phi vụ để làm tê liệt chương trình trang bị vũ khí của Iran. Tuy nhiên, về phần Do Thái họ không thể chờ đợi đến lúc đó được. Họ không đủ khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Vì thế họ cần phải đánh phá trúng mục tiêu sớm hơn thì mới có hiệu qủa. Tức là trước khi Iran có thể chôn dấu vũ khí sâu trong lòng đất. Một cựu viên chức cao cấp Do Thái tiết lộ với báo Newsweek ông nghe được lời giải thích của chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Ehud Barak: “Nếu Do Thái bỏ lỡ cơ hội tấn công trước, rồi đây chúng ta sẽ phải dựa vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ quyết định sẽ không tấn công Iran, khi đó chúng ta sẽ phải đối phó với một nước Iran có bom nguyên tử.” Nguồn tin này cũng cho biết Do Thái buộc ông Obama phải đảm bảo rằng sau khi những biện pháp trừng phạt thất bại, ông sẽ dùng vũ lực để đối phó với Iran. Ông Obama từ chối không đảm bảo điều này. Sự từ chối đó đưa đến thái độ hiện nay của Do Thái, là họ sẽ không hứa tự kiềm chế, hay sẽ không báo trước cho Hoa Kỳ khi tấn công Iran.
Những nhà phân tích thời cuộc nói rằng trên đây là thí dụ điển hình về phương pháp hành động của ông Obama: “chỉ đạo từ sau hậu trường.”. Thực ra, qua những việc làm của ông Obama trong qúa khứ, chúng ta thấy ông sẵn sàng tìm giải pháp cho vấn đề Iran dưới nhiều góc cạnh kkhác nhau: từ phía sau, từ bên hông, công khai và bí mật, về ngoại giao cũng như về kinh tế. Thành tích của ông cũng cho thấy nếu chẳng may chiến tranh xảy ra vì Do Thái mở màn tấn công các cơ sở chế tạo bom nguyên tử của Iran, có sự chấp thuận hay không của Hoa Kỳ, ông Obama sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách từ bấy lâu nay của ông. Đó là cứu xét vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tự chế, và nếu cần sẽ phải làm những biện pháp cứng rắn, chiến tranh toàn diện ngắn hạn.
Cùng lúc đó, ông Obama muốn khẳng định rõ ràng là nếu thiện chí hoà giải của ông không đạt kết qủa tốt, Iran sẽ lãnh những hậu qủa đau thương. Các nhà lãnh đạo của Iran vẫn còn ngờ vực. Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejah trả lời thái độ cầu hoà của ông Obama với câu tuyên bố: “Việc thay đổi quan hệ giữa hai nước nếu có phải là sự thay đổi về cơ bản, chứ không phải chỉ là thay đổi chiến thuật.”. Ông ta và những lãnh tụ khác của Iran nhún vai bất cần, chẳng sợ những lời đe doạ của Mỹ. Họ có lý do riêng của họ. Sự thực là Bạch Cung và Quốc Hội Mỹ trong nhiều năm, đã liên tục áp dụng hết chế tài trừng phạt này sang đến hạn chế khác về mậu dịch với Iran, nhưng không được sự hậu thuẫn của quốc tế, nên không gây được những ảnh hưởng quan trọng đối với Iran. Theo lối suy nghĩ của ông Obama, chính vì lẽ đó, ông cần phải đưa cành ô liu để mời Teheran bước vào thủ tục hoà giải một lần nữa. Điều này cũng muốn nhắc nhở các đồng minh của Hoa Kỳ rằng tôi đã làm hết cách rồi đấy nhé. Nếu không xong, tôi sẽ dùng biện pháp mạnh.
Toàn bộ hệ thống an ninh và tình báo của Hoa Kỳ bắt đầu lo ngại về tình hình ở Iran, và cách đối phó của tổng thống Obama. Giới quân sự, và ngành gián điệp sợ rằng ông sẽ vận dụng vũ khí bí mật để tiến hành cuộc chiến tranh trong bóng tối. Trước đó, chính phủ của ông Bush và Do Thái từng cộng tác chặt chẽ với nhau trong kế hoạch bí mật “làm trì hoãn’ hay “âm thầm phá hủy” kế hoạch chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Các điệp viên đóng giả làm người môi giới ngoài thị trường chợ đen bán cho chính phủ Iran những sản phẩm cần thiết để chế tạo vũ khí nguyên tử, và gài vào đó những máy móc tinh vi có thể truy tìm ra vị trí của nơi làm bom nguyên tử. Những kỹ sư về vi tính có nhiệm vụ chế ra những vi khuẩn để phá hoại máy móc của hệ thống chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran như máy ly tâm phân chất uranium. Các điệp viên muốn thực hiện kế hoạch này càng sớm càng tốt. Nhất là CIA lo ngại rằng những cố gắng xâm nhập vào hệ thống của Iran sẽ phài làm ngay trước khi nó trở thành lỗi thời.
Trong những này đầu tiên chính phủ Obama lên cầm quyền,, Phụ tá giám đốc CIA, ông Steve Kappes và Tướng James Cartwright, Phó Tham mưu Trưởng liên quân đi tìm gặp ông Tom Donilon, phụ tá tín cẩn của tổng thống Obama trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Họ biết Tổng thống và HĐAN đang duyệt xét lại những hoạt động gián điệp bí mật, và đề nghị phương thức hành động đúng như lới hứa trong lúc tranh cử. Bên CIA và bên phía quân đội muốn tìm hiểu ý định của tổng thống. Họ yêu cầu ông Donilon đừng ra lệnh chấm dứt những hoạt động bí mật. Donilon thú thật ông chưa xem đến chương trính những hoạt động gián điệp. Vì thế tướng Cartwright bèn trình thẳng lên tổng thống.
Ông Obama lắng nghe rất chăm chú. Ông hiểu mối lo ngại của tướng Cartwright. Song chính sách ngoại giao của ông vẫn mong muốn Iran hiểu cho thiện chí của ông là một sách lược tốt. Tổng thống cứ suy nghĩ mãi về câu hỏi không hiểu những hoạt động bí mật có ăn khớp nhịp nhàng với nỗ lực ngoại giao của ông hay không. Ông tự hỏi có nên giảm bớt hoạt động gián điệp chăng. Nhưng ông cũng e ngaị nếu trì hoãn, Iran sẽ có khả năng chế biến chất liệu làm vũ khí nguyên tử nhanh hơn. Một cố vấn cho tổng thống nhớ lại lời nhận định của tổng thống như sau: “ Thật là một sự cân bằng đầy nghiệt ngã. Mình nên làm như thế nào đây?’
Cuối cùng tổng thống Obama quyết định cứ tiến hành song song cả hai phương án: vừa tiếp tục hoạt động gián điệp, vừa đưa ra con đường ngoại giao. Ông nói với các cố vấn của ông rằng kế hoạch phá ngầm, làm trì hoãn việc chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran giúp chúng ta có thêm thời gian làm công tác ngoại giao.
Nhưng trong lúc tiến hành cuộc chiến tranh trong bóng tối, có một số chuyện phức tạp xảy ra. Thường ra thì quan hệ giữa Hoa Kỳ và Do Thái khá chặt chẽ cả về mặt an ninh cũng như tình báo, nhưng lại có một số bất đồng về phương pháp, và chiến lược thực hiện. Ví dụ: Do Thái không cảm thấy băn khoăn thắc mắc khi cần phải ám sát những nhà khoa học tài giỏi của Iran. Nhưng luật pháp Hoa Kỳ ngăn cấm việc đó. (máy bay gián đỉệp của Mỹ bắn chết những tay trùm khủng bố thì không sao cả, vì đó được coi là hành vi chiến tranh).Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ tóm tắt sự khác biệt này như sau: “Người Do Thái làm tất cả những chuyện đụng chạm vào con người. Hoa Kỳ thì làm những hoạt động không đụng chạm vào cơ thể con người, đôi khi có làm chung hoạt động này với Do Thái.”. Một chuyên viên tình báo cao cấp của Hoa Kỳ ví von rằng việc “ ám sát”, hay “tai nạn công nghiệp” xảy ra ở Iran trong năm qua do Hoa Kỳ và Do Thái gây ra giống như một “màn luân vũ Kabuki, thay phiên nhau, mỗi người nhảy vài đoạn trong một bản nhạc. Do Thái không nhận họ làm chuyện này, và chúng ta cũng không muốn biết đến.”.
Hơn thế nữa, trong những phiên họp thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Do Thái, người Mỹ tuyệt đối giữ kín không tiết lộ việc mình làm, nhất là những gì có thể bị luật lệ Hoa Kỳ ngăn cấm.”. Giới chức của Ngũ Giác Đài cho biết: “chúng tôi luôn luôn thận trọng về những điều mình nói khi ngồi họp với tình báo Do Thái, và họ cũng dư biết vì sao chúng tôi làm như vậy. Họ biết chúng tôi e ngại sợ vi phạm kuật Hoa Kỳ. Chúng tôi thường dấu đi những hình ảnh do vệ tinh cung cấp, và nhiều tin tức tình báo khác.
Mối liên hệ giữa ông Obama và Thủ tướng Netaynahu trở nên lạnh lùng, xa vắng. Nguồn tin từ Ngũ Giác Đài xác nhận điểm này: “Rõ rệt là đôi bên tỏ ra căng thẳng với nhau bởi vì chúng tôi nghĩ rằng đôi bên có những ước tính khác nhau về khả năng chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran. Quan điểm của tổng thống Obama là tại sao lại đi ám sát khoa học gia Iran, thay vì nên đi tìm gỉai pháp bằng đường lối ngoại giao.”
Sự thiếu tin tưởng vào nhau giữa đôi bên hiện rõ trong bài diễn văn hồi tháng Năm năm ngoái của Tổng thống Obama khi ông phác thảo chính sách của Mỹ trong vùng Trung Đông. Ông Netanyahu chuẩn bị đi Hoa Thịnh Đốn vào lúc đó, và ông vô cùng kinh ngạc khi thấy tổng thống Obama tuyên bố rằng biên giới theo qui định hồi năm 1967 nên được dùng làm căn bản trong việc thảo luận về lãnh thổ dành cho Palestine. Ông Netanyahu cứ đinh ninh rằng ông Obama thừa hiều có một số khu định cư của người Do Thái bên trong Palestine phải thuộc về Do Thái. Điều này đã được tổng thống Bush công nhận với thủ tướng Do Thái Ariel Sharon trước đây. Khi vừa bước chân đến văn phòng Bầu Dục của Bạch Cung, ông Netanyahu nổi giận đùng đùng. Một tấm hình chụp hai nhà lãnh đạo quay mặt nhìn đi hai hướng khác nhau. Ông Netanyahu nắm lấy cơ hội thuyết trình rất lâu trước báo chí quốc tế về tầm quan trọng cho an ninh của Do Thái.
Vụ đụng đầu giữa hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Do Thái sau đó được coi như một tai nạn nháng lửa trong quan hệ giữa hai nước. It lâu sau, ông Obama đính chính lại quan điểm của mình trong bài diễn văn đọc tại hội nghị thường niên của tổ chức American Israel Public Affairs Committee, một tổ chức vận động hành lang ủng hộ Do Thái, có uy tín ở Hoa Thịnh Đốn. Ông Obama nói rằng biên giới tranh chấp nên lấy theo qui định năm 1967 cùng với “sự trao đổi hỗ tương”. Nhưng mối bất đồng vẫn còn kéo dài. Đến tháng Sáu, bên tình báo và quân sự Do Thái chấm dứt không thảo luận về chi tiết liên quan đến kế hoạch hợp tác quân sự trong trường hợp cần tấn công Iran. Đến lúc đó, quan hệ hợp tác giữa đôi bên vẫn còn mạnh. Các phiên họp viễn liên bằng video giữa cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và Do Thái, diễn ra thường xuyên để thảo luận về cách đương đầu với Iran. Sang đến năm 2009, như một viên chức cao cấp của Do Thái nói: “Cả hai nước đều …không muốn bị nghe tin bất ngờ.” .
Tuy nhiên, sự lạnh lùng xa cách giữa đôi bên cũng khiến cho Do Thái trở nên câm nín trong một thời gian dài. Họp hành thì vẫn tiếp tục, nhưng nội dung phiên họp không có gì quan trọng để bàn. Một viên chức tình báo cao cấp Mỹ nói với tuần báo Newsweek: “Chúng tôi biết họ buồn lòng. Khi họ không bàn luận gì với chúng tôi cả, chắc là có vấn đề rồi.” . (Giới chức bên quân đội cũng xác nhận sự kiện này là đúng.). Tình trạng “lặng thinh, không nói chuyện” được Do Thái gỡ đi vào hồi tháng 10. Lúc đó, chính quyền của ông Obama cũng bắt đầu sợ hãi, và họ lo sợ là phải: Biết đâu chừng Do Thái tung ra đợt tấn công đánh Iran. Lúc đó, Hoa Kỳ bị bắt buộc phải nhập cuộc, và phải hoàn tất giai đoạn cuối. (Thực vậy, một viên chức tình báo Hoa Kỳ cho biết Do Thái dấu kín tin tức quan trọng cuối cùng liên quan đến Iran).
Đến lúc này, giới lãnh đạo Do Thái tin rằng ông Obama đã có những biến chuyển tích cực trong lối suy nghĩ của ông về tình hình Iran. Một nhân vật trong giới thân cận với ông Netanyahu nói; “Giọng điệu của Hoa Kỳ ngày hôm nay khác với lối nói của họ cách đây một năm. Bây giờ nếu bạn lắng nghe ông Obama nói.. bạn sẽ có cảm tưởng như người Mỹ sẵn sàng tấn công nếu sự thể trở nên chẳng đặng đừng.”. Một nhân vật cao cấp khác của Do Thái về vấn đề Iran còn nói rằng; “Tình hình cho thấy rõ là nước Mỹ đang tiến dần đến tình trạng ngày càng có nhiều xung đột, mâu thuẫn lớn với Iran.”.
Một vài yếu tố khác khiến cho ông Obama trở nên cứng rắn với Iran hơn. Chẳng hạn như chính quyền nước này đã đàn áp những người biểu tình chống đối hồi tháng Sáu năm 2009. Ngoài ra, theo Thứ trưởng ngoại giao P.J Crowley, việc khám phá ra Iran xây cất hầm sâu dưới đất làm điạ điểm bí mật chế taọ vũ khí ở gần thành phố Qum là điều khiến cho ông Obama thay đổi lập trường. Ông nói: “Trước khi khám phá ra cơ sở ở Qum, chúng ta còn hy vọng có thể nói chuyện được với Iran. Nhưng sau đó, chúng tôi phải gia tăng áp lực, và những hoạt động khác kể từ tháng 9 năm 2009.” Rồi lại có tin nói rằng phòng thí nghiệm ở Qum có khả năng chế biến thành công 20% chất Uranium, và tháng 11 năm 2011 lại có báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy rõ khả năng làm được vũ khí nguyên tử của Iran ngày càng tăng, và còn nhiều hoạt động nguy hiểm khác cần để ý theo dõi.
Ông Obama suy nghĩ vấn đề trong quan điểm rộng lớn hơn: Phải chăng đang có cuộc chạy đua chế tạo vũ khí nguyên tử ở trong vùng, và lại còn vấn đề uy tín của Hoa Kỳ nữa. Một cố vấn cao cấp trong chính quyền Do Thái nói với báo Newsweek rằng ông nghe bên phía Mỹ thảo luận với nhau là nếu Hoa Kỳ thất bại trong việc ngăn cản Iran chế tạo vũ khí nguyên tử, điều này sẽ làm suy giảm sức mạnh, và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông. Ông nói: “Nước Mỹ của các ông sẽ mất đi ảnh hưởng trên nhiều lãnh vực ở một nơi thuộc quyền ảnh hưởng của các ông từ hơn 60 năm nay. Nếu Iran có vũ khí nguyên tử, ông Obama , và nước Mỹ sẽ bị mất mặt với các nước khác trong vùng.”.
Tuy nhiên, ông Obama còn phải tính toán đến những yếu tố khác nữa. Từ việc một người Mỹ tên là Amir Mirza Hecmati, cựu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, bị Iran kết án tử hình về tội gián điệp. Số phận của người Mỹ sẽ ra sao khi Hoa Kỳ có chiến tranh với Iran. Nước Iran là một quốc gia rộng lớn với hơn 80 triệu dân, so với 30 triệu dân ở Afghanistan hay ở Iraq. Lãnh thổ nước này rộng đến 1.65 triệu cây số vuông, với nhiều sa mạc, và đồi núi hiểm trở. (Ngược lại, Do Thái rất nhỏ, chỉ rộng khoảng 20,000 cây số vuông). Iran là một quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu thế giới, và nằm ở vị trí trọng yếu, kiểm soát con đường vận chuyển dầu hoả cho cả thế giới từ eo biển Hormuz đến biển Caspian . Chắc chắn Hoa Kỳ không muốn có chiến tranh trên đất liền. Nhưng một khi bom đạn, hoả tiễn đã được bắn đi, hậu qủa sẽ ra sao, khó mà đoán trước được hậu qủa. Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Iran tìm cách đánh chìm được một tầu chiến của Mỹ? Hơn thế nữa, nếu tấn công bằng máy bay, hành động này của Mỹ sẽ giúp dân chúng Iran đoàn kết lại để chống Mỹ. Chằng lẽ lúc đó, Hoa Kỳ phải đổ bộ xâm chiếm Iran, và đưa đến một cuộc chiến tranh lâu dài khác trong vùng Trung Đông. Ông Mike Lofgren, một chuyên gia lâu đời của Đảng Cộng Hoà làm việc tại Quốc hội cảnh cáo về nguy cơ làm cho chiến tranh bùng nổ, giống như một tai nạn nhỏ bé ở Âu châu hồi năm 1914 đã châm ngòi gây ra thế chiến thứ nhất, khiến cho cả thế giới rơi vào biển lửa.
Khi bàn về những biện pháp trừng phạt kinh tế, những biện pháp này đã gây nên một số chấn động lớn trong nhiều lãnh vực. Chúng làm giá dầu hỏa tăng, và việc chuyên chở dầu hỏa ở vùng Vùng Vịnh Ba Tư bị trở ngại, nhưng điều này lại gây ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình kinh tế thế giới. Năm ngoái, Bộ trưởng Tài Chánh Timothy Geithner viết thư cho TNS Carl Levin, chủ tịch Ủy ban Quân sự của Đảng Dân Chủ đưa ra lý luận cho rằng biện pháp trừng phạt bằng kinh tế có lợi cho Iran, hơn là làm hại nước này.
Bạch Cung còn lo ngại rằng Tổng Thống Obama sẽ phải dùng một đặc quyền của tổng thống – presidential waiver- về những biện pháp trừng phạt Iran để bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Khi đó, Hoa Kỳ sẽ giống như con cọp giấy trước mắt những giáo chủ Hồi giáo. Hồi tháng 11, trong một phiên họp đặc biệt, với sự bảo vệ an ninh được tăng cường tối đa, ông Thứ trưởng an ninh quốc gia Denis McDonough và một số phụ tá của Bạch Cung năn nỉ các nhà lập pháp chính trong Quốc Hội Mỹ đừng bắt bên hành pháp phải đưa ra một waiver sẽ khiến cho mọi nỗ lực từ trước đến nay bị hỏng hết.
Trong lúc đó, nước Ả Rập Sê U và nhiều nước khác trong vùng Vịnh Ba Tư hứa sẽ cung cấp đầy đủ phần dầu hỏa thiếu hụt để giữ cho thị trường dầu hỏa ổn định. (Đây là trường hợp hiếm có các nước Ả Rập và Do Thái đồng thuận với nhau.). Cuối cùng thì biện pháp chế tài áp dụng với những định chế tài chánh giao dịch với ngân hàng trung ương Iran đã được thông qua với số phiếu 100-0. Dù gì đi nữa, Bạch Cung vẫn còn chỗ để linh động khi áp dụng những trừng phạt về tài chính. Hành pháp có thể dịu giọng xuống một chút, nghĩa là không cấm cửa hoàn toàn mọi giao dịch của hệ thống tài chính Hoa Kỳ với ngân hàng Iran.
Câu hỏi then chốt bây giờ là Hoa Kỳ còn bao nhiêu thời giờ để hoàn tất giải pháp thương thuyết. Các viên chức Do Thái nói họ nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể đợi cho đến khi Iran bắt đầu vũ trang lực lượng của họ, bởi vì Hoa Kỳ có khả năng tung ra hàng trăm phi vụ để làm tê liệt chương trình trang bị vũ khí của Iran. Tuy nhiên, về phần Do Thái họ không thể chờ đợi đến lúc đó được. Họ không đủ khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc. Vì thế họ cần phải đánh phá trúng mục tiêu sớm hơn thì mới có hiệu qủa. Tức là trước khi Iran có thể chôn dấu vũ khí sâu trong lòng đất. Một cựu viên chức cao cấp Do Thái tiết lộ với báo Newsweek ông nghe được lời giải thích của chính Bộ Trưởng Quốc Phòng Ehud Barak: “Nếu Do Thái bỏ lỡ cơ hội tấn công trước, rồi đây chúng ta sẽ phải dựa vào Hoa Kỳ, và nếu Hoa Kỳ quyết định sẽ không tấn công Iran, khi đó chúng ta sẽ phải đối phó với một nước Iran có bom nguyên tử.” Nguồn tin này cũng cho biết Do Thái buộc ông Obama phải đảm bảo rằng sau khi những biện pháp trừng phạt thất bại, ông sẽ dùng vũ lực để đối phó với Iran. Ông Obama từ chối không đảm bảo điều này. Sự từ chối đó đưa đến thái độ hiện nay của Do Thái, là họ sẽ không hứa tự kiềm chế, hay sẽ không báo trước cho Hoa Kỳ khi tấn công Iran.
Những nhà phân tích thời cuộc nói rằng trên đây là thí dụ điển hình về phương pháp hành động của ông Obama: “chỉ đạo từ sau hậu trường.”. Thực ra, qua những việc làm của ông Obama trong qúa khứ, chúng ta thấy ông sẵn sàng tìm giải pháp cho vấn đề Iran dưới nhiều góc cạnh kkhác nhau: từ phía sau, từ bên hông, công khai và bí mật, về ngoại giao cũng như về kinh tế. Thành tích của ông cũng cho thấy nếu chẳng may chiến tranh xảy ra vì Do Thái mở màn tấn công các cơ sở chế tạo bom nguyên tử của Iran, có sự chấp thuận hay không của Hoa Kỳ, ông Obama sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách từ bấy lâu nay của ông. Đó là cứu xét vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau, tự chế, và nếu cần sẽ phải làm những biện pháp cứng rắn, chiến tranh toàn diện ngắn hạn.
Bài phân tích của Daniel Klaidman, Eli Lake và Dan Ephron
Trên Newswe ek ngày 20/2/2012
Trên Newswe ek ngày 20/2/2012
No comments:
Post a Comment