Wednesday, March 14, 2012

Những khu thác loạn “tới bến” ở TP.HCM cần dẹp bỏ



Trên phạm vi quận Bình Tân có hơn 2.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, cà phê, hớt tóc thanh nữ, quán bar… có biểu hiện tệ nạn xã hội.
>> Những người được dọn sẵn chỗ làm
>> Bé 9 tháng tuổi 'lái' taxi để nín khóc
Tại TPHCM, không quá khó để điểm mặt, chỉ tên các nhà hàng, quán nhậu kinh doanh trên thân xác phụ nữ.
Các điểm thác loạn này hoạt động công khai, thách thức dư luận dưới sự kiểm soát lỏng lẻo, kém hiệu quả và có cả sự tiếp tay, thiếu trách nhiệm của những cơ quan có trách nhiệm. Nhức nhối nhất có thể kể đến là địa bàn quận Bình Tân.
Thác loạn khắp nơi
Khu vực Tên Lửa với các đường xương cá như đường số 1, đường số 5, đường số 7… từ lâu được dân chơi đặt tên là “khu tiểu Hồng Kông”.
Nhà hàng Thiện Quang (số 39, đường số 7) vốn là một trong những nơi ăn chơi kinh thiên động địa nhất nhì ở đây. Đến quán này, khách sẽ được phục vụ tới bến với các “món ăn” không giống như nhiều nhà hàng khác, như múa lửa, tắm bia, múa cột, khui hàng bằng chỗ kín...
Đây là một trong những “điểm đen” cần dẹp bỏ thế nhưng từ nhiều năm nay, nhà hàng này vẫn tìm mọi cách để duy trì hoạt động dù nhiều lần bị đoàn kiểm tra văn hóa liên ngành quận Bình Tân bắt quả tang tiếp viên đang “vui vẻ” cùng khách trong trình trạng không mảnh vải che thân.
Nhắc đến “khu tiểu Hồng Kông”, không thể không điểm danh tới nhà hàng Quỳnh Nhi (số 285 – 287A đường số 7, phường Bình Trị Đông B), nhiều lần đoàn kiểm tra tới, chủ nhà hàng ra hiệu cho các tiếp viên đang phục vụ khách tại các phòng trên lầu tìm cách trốn thoát bằng cửa sau.
Tiếp viên nhà hàng Quỳnh Nhi (phường Bình Trị Đông B) “bỏ khách” leo lên nóc nhà trốn khi phát hiện lực lượng kiểm tra 
Một số nhân viên leo lên tận sân thượng, sau đó trèo sang nhà bên cạnh để trốn. Nhiều lần tháp tùng cùng đoàn kiểm tra, chúng tôi chứng kiến nhân viên của nhà hàng Tân Khánh Hân (số 303 Tên Lửa) đang phục vụ khách trong tình trạng trên người không mảnh vải che thân.
Nhưng có lẽ dữ dằn nhất vẫn là cơ sở hớt tóc, gội đầu Thần Kéo Trung Quốc (364 đường số 7, khu phố 8, phường Tân Tạo).
Quán này được người Việt Nam đứng tên đăng ký kinh doanh nhưng điều hành mọi hoạt động ở đây đều là người Trung Quốc. Nhiều lần cơ quan chức năng kiểm tra đều phát hiện hoạt động ở đây không phải “hớt tóc, gội đầu” mà thực chất là hoạt động mại dâm.
Những khu phố “đen”
Phường Bình Trị Đông B hiện đang dẫn đầu danh sách về các quán cà phê, nhà hàng nhạy cảm của quận Bình Tân. Dọc đường Tên Lửa với hàng chục nhà hàng, quán bar sẵn sàng trác táng thâu đêm, như quán Tân Song Tiền, Thiên Thanh, Bi Bo, Nhung Nhớ, Gặp Gỡ... Đây là những nhà hàng với đội ngũ tiếp viên nữ đông đảo và phục vụ cho những dân chơi trên địa bàn TP.
Cùng đó là đường Vành Đai Trong cũng có hàng chục nhà hàng lớn, nhỏ như Mỹ Sơn, 621... Nếu như đường Tên Lửa, đường Vành Đai Trong là những nhà hàng lớn phục vụ khách sang trọng thì dọc đường Trương Phước Phan, Hương lộ 2 với không dưới 50 quán cà phê trá hình dưới dạng kinh doanh kiểu hộ gia đình.
Tại các điểm này, tiếp viên cũng “chịu chơi” không kém, nếu khách có nhu cầu sẽ được “xử” ngay tại chỗ.
Nói đến những con đường tệ nạn của quận Bình Tân không thể không nhắc đến đường Nguyễn Thị Tú với gần chục quán cà phê thác loạn như Thủy Trúc, 4030A, 164, 255, 322...
Hay như cơ sở y học cổ truyền Hải Yến trên đường Nguyễn Thị Tú với hàng chục phòng và hàng chục tiếp viên nữ ăn mặc mát mẻ sẵn sàng phục vụ khách “tới bến”.
Điều đáng nói là cơ sở này đăng ký là “trung tâm y học cổ truyền” nhưng không có bác sĩ, không có phòng khám chuyên sâu mà chỉ có tiếp viên nữ ăn mặc hở hang, mỗi khi khách vào đều được nhân viên đưa vào phòng kín để… vui vẻ.
Hoạt động công khai, thách thức pháp luật nhưng vì sao những quán nhậu, cà phê, nhà hàng “đen” này vẫn vô tư tồn tại năm này sang năm khác? Đây là câu hỏi mà dư luận đang cần lý giải.

Dẹp chỗ này mọc chỗ khác
Hiện trên địa bàn quận Bình Tân có hơn 2.300 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, quán ăn, cà phê, hớt tóc thanh nữ, quán bar… có biểu hiện tệ nạn xã hội, trong đó có gần 800 cơ sở do Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp phép.
Trong năm 2011 và quý I/2012, quận Bình Tân đã chuyển hóa 33 cơ sở kinh doanh nhạy cảm, tuy nhiên lại phát sinh 10 quán mới, trong đó có những điểm ăn chơi nổi tiếng như Tuấn Kiệt, Song Mây, Sóng Tình, Em và Tôi, Tân Minh Cường, Thiên Phú…
Thường lệ, khi cấp giấy phép kinh doanh, đơn vị cấp phép phải tham khảo ý kiến từ địa phương nhưng theo một cán bộ của quận Bình Tân, có nhiều nhà hàng Sở Kế hoạch - Đầu tư vô tư cấp phép, công tác hậu kiểm cũng bị bỏ ngỏ.

Những khu thác loạn ở SÀIGÒN

No comments:

Post a Comment