Cải tiến Năng suất để Tăng trưởng Bền vững
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2012-02-29
Tuần qua, một ngẫu nhiên là hai báo cáo của quốc tế cùng đưa ra những khuyến cáo về yêu cầu cải cách kinh tế tại Trung Cộng và Việt Nam.
Trước hết là của doanh nghiệp tư vấn kinh doanh McKinsey về việc Việt Nam cần cải tiến năng suất để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. Sau đó là của Ngân hàng Thế giới về việc kinh tế Trung Cộng có sáu ưu tiên cần cải cách để tránh cơn khủng hoảng. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu trước hết về những khuyến cáo cho Việt Nam qua cuộc trao đổi cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Yêu cầu cải cách
Nếu ta hiểu không lầm thì McKiney đi từ quá khứ vàng son đến thực tại bất ổn và tương lai khó bền vững nếu Việ Nam không nâng cao năng suất. Khi đối chiếu với nhận định của Ngân hàng Thế giới về Trung Cộng thì hình như cả hai nền kinh tế này đều đã đi hết chu kỳ sáng láng và đang gặp vấn đề. Có phải như vậy không?
Yêu cầu cải cách
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, gần như cùng lúc, người ta thấy một nghịch lý ở hai bờ biển Thái bình dương. Hội nghị tuần qua tại Mexico của khối G-20 hoài nghi kế hoạch cứu nguy kinh tế Hy Lạp và đồng Euro của Âu Châu nên không muốn châm thêm tiền cấp cứu. Thế rồi, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cùng các giới chức Trung Cộng công bố một kết quả nghiên cứu hỗn hợp với sáu khuyến cáo về cải cách kinh tế Trung Cộng. Trong khi đó, doanh nghiệp nổi tiếng về tư vấn kinh doanh là McKinsey lại vừa phổ biến báo cáo về cải cách kinh tế tại Việt Nam. Câu đầu tiên, thưa ông, vì sao mà nơi nào cũng nói đến cải cách vậy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nếu lùi lại một chút để nhìn vào tin tức thời sự trong viễn ảnh dài thì ta thấy ra một nghịch lý còn lạ hơn. Trước bao khó khăn chồng chất của khối công nghiệp hoá Âu, Mỹ và Nhật, nhiều người vội nói như đã từng nói từ mấy trăm năm về khủng hoảng tất yếu của tư bản chủ nghĩa hay thể chế kinh tế tự do và chính trị dân chủ. Trong khi ấy, mà cũng xuất phát từ các quốc gia này, ta lại thấy nhiều công trình nghiên cứu về hai nền kinh tế có vẻ đang lên là Trung Cộng và Việt Nam với một số khuyến cáo rất chuyên môn về yêu cầu cải cách.
Như vậy, chả hoá kinh tế tự do đang khủng hoảng mà chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu Trung Cộng hay Việt Nam cũng không khá hơn hay sao? Mà tại sao khuyến cáo về cải tổ khá cấp bách lại chỉ xuất phát từ các quốc gia tư bản? Chuyện ấy mới khiến ta lưu ý đến hai lối nhìn gần xa vào cùng một đối tượng là kinh tế.
Các quốc gia tiên tiến đang tranh luận dữ dội về khủng hoảng của họ, nhưng cũng phân tích các nền kinh tế đi sau và đang lên, như Trung Cộng và Việt Nam, để cảnh báo về rủi ro trước mặt, là những điều mà họ đã gặp hay đã nghiên cứu, và đề nghị những biện pháp cải cách cụ thể. Hai lối nhìn trường kỳ và đoản kỳ ấy có phản ảnh hai cách hành xử khác nhau. Trong bối cảnh đó, mình mới nhắc sơ về hai bản nghiên cứu dành cho Trung Cộng và Việt Nam.
Vũ Hoàng: Như vậy, trước hết, xin đề nghị ông tóm lược về công trình nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới thực hiện cho Trung Cộng.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây là một định chế quốc tế do các nước Tây phương lập ra để yểm trợ - qua viện trợ và cố vấn kỹ thuật - các nền kinh tế nhược tiểu và đang lên từ sau Thế chiến II. Từ 30 năm qua, tổ chức này đã quan tâm và tích cực yểm trợ việc cải cách kinh tế của Trung Cộng, tích cực đến độ nhiều người cho là nó thiên vị với Trung Cộng nếu so với các nước nghèo khác.
Thế rồi năm 2010, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, là một người Mỹ, mới đề nghị lãnh đạo Bắc Kinh là cần nghiên cứu tình hình kinh tế Trung Cộng vì xứ này đã tiến tới một hình thái phát triển khác nên đòi hỏi một cách quản lý khác. Ta không quên rằng năm 2010 cũng là khi kinh tế Trung Cộng mới vừa vượt qua Nhật Bản. Kết quả là một trung tâm nghiên cứu về phát triển của Chính phủ Bắc Kinh đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới để tiến hành việc nghiên cứu.
Hôm Thứ Hai 27 vừa rồi họ mới công bố một phúc trình dày hơn 400 trang dưới tiêu đề "Trung Cộng 2030" với một kết luận tôi xin ngắn gọn tóm lược là "kinh tế Trung Cộng là một trái bom nổ chậm và nếu không cấp tốc cải cách thì có thể rơi vào bẫy xập của các nước có lợi tức trung bình là không lên tới trình độ có lợi tức cao". Chúng ta sẽ còn cơ hội nói về bản báo cáo đặc biệt này và nhất là việc Ngân hàng Thế giới tránh nói đến những vấn đề chính trị tiềm ẩn ở dưới.
Vũ Hoàng: Có lẽ ông muốn tập trung vào một báo cáo khác, của công ty McKinsey? Đầu tiên, thưa ông công ty đó là gì?
Nội dung kết quả nghiên cứu là "thời vàng son của kinh tế Việt Nam đã hết!"... kinh tế Việt Nam đang hụt hơi – out of steam – và chỉ thấy thời tăng trưởng cao trong tấm kính chiếu hậu!
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong thế giới văn minh, các doanh nghiệp dù là tiên tiến vẫn mời người bên ngoài vào nghiên cứu và cố vấn họ về cách kinh doanh hữu hiệu hơn. Nôm na là họ không chủ quan mà cần cái nhìn chuyên môn và khách quan của các chuyên gia về quản trị. Vì vậy mới có một ngành gọi là "tư vấn quản trị".
McKinsey là loại doanh nghiệp đứng đầu về tư vấn quản trị, đã hoạt động từ hơn 80 năm, hiện có 9.000 nhân viên trong cả trăm văn phòng ở 55 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp, nhất là loại doanh nghiệp có phương tiện thuê cố vấn rất đắt tiền.
Thế rồi vì nhu cầu tư vấn cho khách hàng, họ nghiên cứu các thị trường và tích lũy kinh nghiệm đa diện từ các nước lớn nhỏ, và còn công bố kết quả nghiên cứu. Việc đó có lợi cho Mckinsey vì giúp khách hàng hiểu biết hơn về môi trường kinh doanh và nếu có nhu cầu thì sẽ mời McKinsey làm cố vấn. Do đó, giá trị của công trình nghiên cứu là yếu tố quan trọng. Bây giờ, họ vừa công bố một kết quả nghiên cứu về kinh tế Việt Nam.
Vũ Hoàng: Chúng ta đi vào phần hấp dẫn cho thính giả vì đề cập đến trường hợp Việt Nam. Thưa ông, nội dung kết quả nghiên cứu này gồm có những gì là đáng chú ý?
Nguyễn Xuân Nghĩa: McKinsey phổ biến phúc trình dày hơn 40 trang rất chuyên môn về kinh tế Việt Nam và giới thiệu phần tóm lược trên số mới nhất của tập Quý san McKinsey Quarterly. Nội dung kết quả nghiên cứu là "thời vàng son của kinh tế Việt Nam đã hết!" Dĩ nhiên là họ không nói phũ như vậy mà chỉ bảo rằng kinh tế Việt Nam đang hụt hơi – out of steam – và chỉ thấy thời tăng trưởng cao trong tấm kính chiếu hậu! Đấy là một thực tế.
Trên cơ sở của số liệu kinh tế do Việt Nam phổ biến, rất lịch sự, McKinsey trình bày các khó khăn trước mặt và trong lâu dài của xứ này. Nhưng, là doanh nghiệp có chức năng và kiếm tiền nhờ giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề, McKinsey mới nêu ra bốn hướng giải quyết cho chính quyền Việt Nam, chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng suất thay vì cứ ỷ vào lợi thế dân đông lương thấp để chiêu dụ khách hàng vì lợi thế ấy đã và đang mất dần....
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ tìm hiểu trước tiên về hiện tượng họ gọi là hụt hơi đó. Thưa ông, vì sao lại như vậy? Câu hỏi này rất đáng quan tâm khi mà lãnh đạo Việt Nam cũng đang ráo riết nói đến cải cách và tái cơ cấu giữa những khó khăn được cho là nguy kịch nhất từ 20 năm qua.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Sống trong thế giới thật, các doanh nghiệp không thích khẩu hiệu để tự ru ngủ và cũng chẳng tin vào phép lạ của nghị quyết. Họ thực tế hay thành thật hơn nhiều!
McKinsey rà lại thành tích kinh tế của Việt Nam từ 1986 đến nay, tập trung vào năm năm sau cùng, và nhận định rằng sở dĩ Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao chính là nhờ 1) dân số gia tăng, 2) chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp qua chế biến và dịch vụ và 3) là nhờ năng suất. Họ còn phân định ra sức đóng góp của ba thành tố đó theo tỷ lệ 36, 30 và 34 cho đà tăng trưởng 7% một năm kể từ 2005 đến 2010.
Kế đó, họ nói chỉ tiêu tăng trưởng 7-8% cho đến năm 2020 như Đại hội XI đề ra từ đầu năm ngoái là vô vọng cũng do thay đổi trong cơ cấu dân số. Trong khi ấy, Việt Nam đang gặp thất lợi vì bối cảnh bất trắc của toàn cầu và nhất là vì bất ổn của chế độ quản lý kinh tế vĩ mô hiện nay. Sau cùng, nếu muốn tăng trưởng 7% thì Việt Nam chỉ có một cách là cải tiến năng suất. Căn cứ trên kinh nghiệm quốc tế và lâu dài của mình, McKinsey cụ thể nêu ra bốn hướng giải quyết cho chính quyền Việt Nam nếu muốn có được tăng trưởng vững bền, là tựa đề của bản báo cáo.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Nếu lùi lại một chút để nhìn vào tin tức thời sự trong viễn ảnh dài thì ta thấy ra một nghịch lý còn lạ hơn. Trước bao khó khăn chồng chất của khối công nghiệp hoá Âu, Mỹ và Nhật, nhiều người vội nói như đã từng nói từ mấy trăm năm về khủng hoảng tất yếu của tư bản chủ nghĩa hay thể chế kinh tế tự do và chính trị dân chủ. Trong khi ấy, mà cũng xuất phát từ các quốc gia này, ta lại thấy nhiều công trình nghiên cứu về hai nền kinh tế có vẻ đang lên là Trung Cộng và Việt Nam với một số khuyến cáo rất chuyên môn về yêu cầu cải cách.
Như vậy, chả hoá kinh tế tự do đang khủng hoảng mà chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểu Trung Cộng hay Việt Nam cũng không khá hơn hay sao? Mà tại sao khuyến cáo về cải tổ khá cấp bách lại chỉ xuất phát từ các quốc gia tư bản? Chuyện ấy mới khiến ta lưu ý đến hai lối nhìn gần xa vào cùng một đối tượng là kinh tế.
Các quốc gia tiên tiến đang tranh luận dữ dội về khủng hoảng của họ, nhưng cũng phân tích các nền kinh tế đi sau và đang lên, như Trung Cộng và Việt Nam, để cảnh báo về rủi ro trước mặt, là những điều mà họ đã gặp hay đã nghiên cứu, và đề nghị những biện pháp cải cách cụ thể. Hai lối nhìn trường kỳ và đoản kỳ ấy có phản ảnh hai cách hành xử khác nhau. Trong bối cảnh đó, mình mới nhắc sơ về hai bản nghiên cứu dành cho Trung Cộng và Việt Nam.
Vũ Hoàng: Như vậy, trước hết, xin đề nghị ông tóm lược về công trình nghiên cứu do Ngân hàng Thế giới thực hiện cho Trung Cộng.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây là một định chế quốc tế do các nước Tây phương lập ra để yểm trợ - qua viện trợ và cố vấn kỹ thuật - các nền kinh tế nhược tiểu và đang lên từ sau Thế chiến II. Từ 30 năm qua, tổ chức này đã quan tâm và tích cực yểm trợ việc cải cách kinh tế của Trung Cộng, tích cực đến độ nhiều người cho là nó thiên vị với Trung Cộng nếu so với các nước nghèo khác.
Thế rồi năm 2010, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, là một người Mỹ, mới đề nghị lãnh đạo Bắc Kinh là cần nghiên cứu tình hình kinh tế Trung Cộng vì xứ này đã tiến tới một hình thái phát triển khác nên đòi hỏi một cách quản lý khác. Ta không quên rằng năm 2010 cũng là khi kinh tế Trung Cộng mới vừa vượt qua Nhật Bản. Kết quả là một trung tâm nghiên cứu về phát triển của Chính phủ Bắc Kinh đã hợp tác với Ngân hàng Thế giới để tiến hành việc nghiên cứu.
Hôm Thứ Hai 27 vừa rồi họ mới công bố một phúc trình dày hơn 400 trang dưới tiêu đề "Trung Cộng 2030" với một kết luận tôi xin ngắn gọn tóm lược là "kinh tế Trung Cộng là một trái bom nổ chậm và nếu không cấp tốc cải cách thì có thể rơi vào bẫy xập của các nước có lợi tức trung bình là không lên tới trình độ có lợi tức cao". Chúng ta sẽ còn cơ hội nói về bản báo cáo đặc biệt này và nhất là việc Ngân hàng Thế giới tránh nói đến những vấn đề chính trị tiềm ẩn ở dưới.
Vũ Hoàng: Có lẽ ông muốn tập trung vào một báo cáo khác, của công ty McKinsey? Đầu tiên, thưa ông công ty đó là gì?
Nội dung kết quả nghiên cứu là "thời vàng son của kinh tế Việt Nam đã hết!"... kinh tế Việt Nam đang hụt hơi – out of steam – và chỉ thấy thời tăng trưởng cao trong tấm kính chiếu hậu!Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyễn Xuân Nghĩa: Trong thế giới văn minh, các doanh nghiệp dù là tiên tiến vẫn mời người bên ngoài vào nghiên cứu và cố vấn họ về cách kinh doanh hữu hiệu hơn. Nôm na là họ không chủ quan mà cần cái nhìn chuyên môn và khách quan của các chuyên gia về quản trị. Vì vậy mới có một ngành gọi là "tư vấn quản trị".
McKinsey là loại doanh nghiệp đứng đầu về tư vấn quản trị, đã hoạt động từ hơn 80 năm, hiện có 9.000 nhân viên trong cả trăm văn phòng ở 55 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp, nhất là loại doanh nghiệp có phương tiện thuê cố vấn rất đắt tiền.
McKinsey là loại doanh nghiệp đứng đầu về tư vấn quản trị, đã hoạt động từ hơn 80 năm, hiện có 9.000 nhân viên trong cả trăm văn phòng ở 55 quốc gia trên thế giới. Khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp, nhất là loại doanh nghiệp có phương tiện thuê cố vấn rất đắt tiền.
Thế rồi vì nhu cầu tư vấn cho khách hàng, họ nghiên cứu các thị trường và tích lũy kinh nghiệm đa diện từ các nước lớn nhỏ, và còn công bố kết quả nghiên cứu. Việc đó có lợi cho Mckinsey vì giúp khách hàng hiểu biết hơn về môi trường kinh doanh và nếu có nhu cầu thì sẽ mời McKinsey làm cố vấn. Do đó, giá trị của công trình nghiên cứu là yếu tố quan trọng. Bây giờ, họ vừa công bố một kết quả nghiên cứu về kinh tế Việt Nam.
Vũ Hoàng: Chúng ta đi vào phần hấp dẫn cho thính giả vì đề cập đến trường hợp Việt Nam. Thưa ông, nội dung kết quả nghiên cứu này gồm có những gì là đáng chú ý?
Nguyễn Xuân Nghĩa: McKinsey phổ biến phúc trình dày hơn 40 trang rất chuyên môn về kinh tế Việt Nam và giới thiệu phần tóm lược trên số mới nhất của tập Quý san McKinsey Quarterly. Nội dung kết quả nghiên cứu là "thời vàng son của kinh tế Việt Nam đã hết!" Dĩ nhiên là họ không nói phũ như vậy mà chỉ bảo rằng kinh tế Việt Nam đang hụt hơi – out of steam – và chỉ thấy thời tăng trưởng cao trong tấm kính chiếu hậu! Đấy là một thực tế.
Trên cơ sở của số liệu kinh tế do Việt Nam phổ biến, rất lịch sự, McKinsey trình bày các khó khăn trước mặt và trong lâu dài của xứ này. Nhưng, là doanh nghiệp có chức năng và kiếm tiền nhờ giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề, McKinsey mới nêu ra bốn hướng giải quyết cho chính quyền Việt Nam, chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng suất thay vì cứ ỷ vào lợi thế dân đông lương thấp để chiêu dụ khách hàng vì lợi thế ấy đã và đang mất dần....
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ tìm hiểu trước tiên về hiện tượng họ gọi là hụt hơi đó. Thưa ông, vì sao lại như vậy? Câu hỏi này rất đáng quan tâm khi mà lãnh đạo Việt Nam cũng đang ráo riết nói đến cải cách và tái cơ cấu giữa những khó khăn được cho là nguy kịch nhất từ 20 năm qua.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Sống trong thế giới thật, các doanh nghiệp không thích khẩu hiệu để tự ru ngủ và cũng chẳng tin vào phép lạ của nghị quyết. Họ thực tế hay thành thật hơn nhiều!
McKinsey rà lại thành tích kinh tế của Việt Nam từ 1986 đến nay, tập trung vào năm năm sau cùng, và nhận định rằng sở dĩ Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao chính là nhờ 1) dân số gia tăng, 2) chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp qua chế biến và dịch vụ và 3) là nhờ năng suất. Họ còn phân định ra sức đóng góp của ba thành tố đó theo tỷ lệ 36, 30 và 34 cho đà tăng trưởng 7% một năm kể từ 2005 đến 2010.
Kế đó, họ nói chỉ tiêu tăng trưởng 7-8% cho đến năm 2020 như Đại hội XI đề ra từ đầu năm ngoái là vô vọng cũng do thay đổi trong cơ cấu dân số. Trong khi ấy, Việt Nam đang gặp thất lợi vì bối cảnh bất trắc của toàn cầu và nhất là vì bất ổn của chế độ quản lý kinh tế vĩ mô hiện nay. Sau cùng, nếu muốn tăng trưởng 7% thì Việt Nam chỉ có một cách là cải tiến năng suất. Căn cứ trên kinh nghiệm quốc tế và lâu dài của mình, McKinsey cụ thể nêu ra bốn hướng giải quyết cho chính quyền Việt Nam nếu muốn có được tăng trưởng vững bền, là tựa đề của bản báo cáo.
Hiện trạng kinh tế VN
Nếu ta hiểu không lầm thì McKiney đi từ quá khứ vàng son đến thực tại bất ổn và tương lai khó bền vững nếu Việ Nam không nâng cao năng suất. Khi đối chiếu với nhận định của Ngân hàng Thế giới về Trung Cộng thì hình như cả hai nền kinh tế này đều đã đi hết chu kỳ sáng láng và đang gặp vấn đề. Có phải như vậy không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Quả là thế và ta nên mừng là thế giới có người cảnh báo như vậy, và mỉa mai thay, lời cảnh báo lại xuất phát từ những nơi mà lãnh đạo Việt Nam cứ mạ lỵ là "các thế lực thù địch"! Đúng là chuyện của người tỉnh và kẻ điên!
Trở lại chuyện Việt Nam, McKinsey nhìn vào sự bất ổn hiện tại, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để chẩn bệnh và cảnh báo. Căn cứ trên những gì đã xảy ra ở xứ khác vào thời khác, họ thấy ra triệu chứng báo hiệu những biến động tín dụng, ngân sách và ngoại hối mà Việt Nam sẽ gặp nay mai. Họ chẳng phê phán mà chỉ khách quan nói về chuyên môn. Thế rồi nhìn vào trường kỳ, cũng với lời lẽ lịch sự, họ khuyên Việt Nam nên thay đổi. Nếu không, thì từ nay đến năm 2020, đà tăng trưởng sẽ chỉ còn là 4,5 đến 5%, và kinh tế sẽ mất 30%, cụ thể là 46 tỷ đô la, và tiêu thụ sẽ hụt mất 31 tỷ. Và như vậy Việt Nam khó thoát khỏi bẫy xập lợi tức nên sẽ còn nghèo.
Vũ Hoàng: Trước khi ta nói đến cải tiến năng suất, McKinsey nhận định thế nào về hiện trạng kinh tế của Việt Nam?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đối chiếu tình hình Việt Nam với các nước Á châu và căn cứ trên 20 năm nghiên cứu về cải tiến năng suất tại hơn hai chục quốc gia trong 30 khu vực sản xuất khác nhau, McKinsey cho rằng Việt Nam phải chấn chỉnh lại hiện trạng bất ổn để có được nền móng lành mạnh và ổn định. Cụ thể thì không còn là lúc hỏi nhau rằng phải làm gì mà là làm thế nào. Đi vào thực tế, Việt Nam có bốn ưu tiên phải cải tiến thì về dài mới nâng cao được năng suất.
Vũ Hoàng: Đúng là cái nhìn tích cực của một cơ quan tư vấn khi họ nói ra là làm như thế nào. Thưa ông, cụ thể thì làm như thế nào trong bốn hướng mà McKinsey khuyến cáo?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Khuyến cáo thứ nhất là Việt Nam phải duy trì được quân bình vĩ mô và tài chính ngân hàng, điều này thì chính quyền đã biết và cũng biết sợ vì McKinsey nói trước về nguy cơ khủng hoảng. Thứ hai là phải tăng cường sức mạnh cho những thành tố có thể cải tiến năng suất. Trong các động lực của năng suất, vì nhược điểm nặng nhất của Việt Nam so với các xứ khác chính là giáo dục và hạ tầng cơ sở nên McKinsey đề ra một số giải pháp thiết thực cho hai lĩnh vực đó, với phần nhấn mạnh về đào tạo tay nghề và về kỹ nghệ du lịch.
Thứ ba, sau khi ổn định môi trường vĩ mô thì chính quyền phải tinh vi kiểm lại xem khu vực nào có tầm quan trọng nhất để cải tiến năng suất mà tập trung khai thông trở ngại và ra sức yểm trợ các khu vực đó. McKinsey nêu ra bốn khu vực đáng chú ý là 1) thủy sản, 2) là ở nhà mà làm gia công cho thiên hạ về công nghệ điện tử, 3) là nâng trình độ trong khu vực chế biến lên cấp cao hơn và sau cùng, 4) là cải tiến hiệu năng tiêu thụ điện lực để giảm số cầu.
Khuyến cáo thứ tư là chính phủ phải tiếp tục cải tiến hiệu năng quản lý của khu vực nhà nước. Về phần này, họ nhắc đến việc quản lý doanh nghiệp nhà nước và tăng cường khả năng thực thi các quyết định cùng khả năng ứng phó mau lẹ với những đòi hỏi của tình hình. Đáng chú ý trong khuyến cáo này là lời ngầm khuyên về nhu cầu quan niệm lại vai trò của nhà nước trong kinh tế và nỗ lực giải quyết những vấn đề ngày một tinh tế và phức tạp hơn của quản lý và cai trị.
Vũ Hoàng: Theo như chúng ta hiểu, McKinsey có thân chủ là các doanh nghiệp mà hình như nội dung báo cáo lại hướng vào những chính sách ứng phó cần thiết của chính quyền. Với các doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam thì họ có khuyên gì không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thưa rất ngắn gọn là đừng tưởng bở!
Nhiều doanh nghiệp quốc tế nghĩ đến việc đầu tư vào Việt Nam như cách thủ thế để tránh rủi ro trên thị trường Trung Cộng. Thật ra, Việt Nam đang có thực tại đầy biến động và tương lai là một đà tăng trưởng chậm hơn. Vì vậy, trong phần kết luận họ khuyên cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở Việt Nam lẫn các công ty đa quốc của thế giới là phải cải tiến khả năng cạnh tranh, phải linh động ra soát tình hình thực tế và góp phần yểm trợ lẫn tác động để chính quyền Việt Nam phải nâng cao năng suất.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế nghĩ đến việc đầu tư vào Việt Nam như cách thủ thế để tránh rủi ro trên thị trường Trung Cộng. Thật ra, Việt Nam đang có thực tại đầy biến động và tương lai là một đà tăng trưởng chậm hơn. Vì vậy, trong phần kết luận họ khuyên cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân ở Việt Nam lẫn các công ty đa quốc của thế giới là phải cải tiến khả năng cạnh tranh, phải linh động ra soát tình hình thực tế và góp phần yểm trợ lẫn tác động để chính quyền Việt Nam phải nâng cao năng suất.
Để kết luận, tôi cho rằng McKinsey rất nhã nhặn nói đến sự bất toàn kinh tế của Việt Nam và rất chuyên môn chỉ ra cái hướng thoát hiểm mà các xứ khác đều đã gặp và Việt Nam sẽ gặp. Còn lại, có tin tưởng và dám cải cách không thì tùy trình độ và nói cho cùng, với loại doanh nghiệp như McKinsey thì Việt Nam là một thị trường nhỏ, đang mất dần những ưu thế rất giai đoạn vừa qua và nếu không cải tiến thì sẽ tụt hậu, thiên hạ sẽ đi nơi khác.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về đề tài khá phức tạp này.
No comments:
Post a Comment