Biển Đông: Khía cạnh mới của câu chuyện cũ
Tiếp tục cuộc thảo luận về những căng thẳng gần đây tại Biển Đông, Tiến sỹ người Hoa Lục Nông Hồng từ Viện Hoa Lục của Đại học Alberta, Canada đặt câu hỏi liệu những động thái mới làm rõ thêm đòi hỏi của các bên và tăng tiềm năng hợp tác khu vực hay là sự thụt lùi về hòa bình và an ninh.
Tranh cãi giữa bảy bên có liên quan trong tranh chấp ở Nam Hải - Hoa Lục, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei - tập trung vào những đòi hỏi chủ quyền đối với các vùng biển đảo ở Nam Hải và những đòi hỏi chồng lấn nhau về quyền tài phán trong khu vực như Vùng Đặc quyền Kinh tế EEZ hay thềm lục địa.
Mỗi bên tranh chấp đều dựa vào tài liệu lịch sử, phát hiện, từng chiếm giữ, đang chiếm giữ hay sự mở rộng của thềm lục địa.
Nhưng nhiều luật sư quốc tế cho rằng mỗi bên đều có điểm yếu của mình.
Vấn đề tranh cãi chính không phải là liệu Hoa Lục có thảo luận tranh chấp Nam Hải với các nước láng giềng không mà là liệu thảo luận này sẽ diễn ra tại diễn đàn song phương hay đa phương.
Về mặt lịch sử, Hoa Lục vẫn dùng cách tiếp cận song phương cho một vấn đề quốc tế trong khi các nước liên quan lại có cách tiếp cận đa phương.
Hiển nhiên Hoa Lục sẽ giữ cách tiếp cận song phương để giải quyết tranh chấp về chủ quyền và tài phán hàng hải.
Hiển nhiên Hoa Lục sẽ giữ cách tiếp cận song phương để giải quyết tranh chấp về chủ quyền và tài phán hàng hải. Còn về các vấn đề khác ở Nam Hải, nhất là các vấn đề an ninh phi truyền thống như hải tặc hay bảo vệ môi trường, Hoa lục đã sẵn sàng chấp nhận cách tiếp cận quốc tế.
Còn về các vấn đề khác ở Nam Hải, nhất là các vấn đề an ninh phi truyền thống như hải tặc hay bảo vệ môi trường, Hoa Lục đã sẵn sàng chấp nhận cách tiếp cận quốc tế.
Họ đã tham gia các hội thảo ở Indonesia về Giải Quyết Xung đột Tiềm tàng ở Nam Hải, Đối thoại ASEAN - Hoa Lục.
Việc ký kết Biển bản Ghi nhớ giữa ASEAN và Hoa Lục trong lĩnh vực các vấn đề an ninh phi truyền thống tạo ra các biện pháp cụ thể để hợp tác trong lĩnh vực này.
Bất đồng giữa Hoa Lục và các bên tranh chấp khác có góc cạnh mới sau những diễn biến từ năm 2009.
Cũng có ý kiến cho rằng các nước tranh chấp đang có vẻ dần dần điều chỉnh những đòi hỏi của họ tại Nam Hải cho phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và đây là diễn biến tích cực.
Tuy nhiên những khác biệt căn bản vẫn còn đó.
Những văn bản về thềm lục địa mà các nước đưa ra vẫn không giải quyết được vấn đề chính là tranh chấp chủ quyền đối với các đảo.
Ngoài ra, các tranh cãi cũng có thể sẽ phát sinh quanh vấn đề liệu các đảo có được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa riêng không.
Và còn cả chuyện dung hòa các vùng lãnh hải đo từ đất liền và đo từ các đảo.
Vai trò của Mỹ
Quan ngại của cộng đồng quốc tế là lần đầu tiên Hoa Lục coi Nam Hải là lợi ích cốt lõi, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng.
Các học giả Hoa Lục cho rằng Hoa Lục chưa bao giờ tuyên bố công khai như vậy mà truyền thông Nhật Bản đưa tin về vấn đề này đầu tiên.
Sau đó các nhà báo Hoa Kỳ đưa lại và dựa vào đây mà có chuyện "Hoa Kỳ bảo vệ tự do lưu thông ở Nam Hải."
Zu Feng, nhà nghiên cứu chính trị Hoa Lục, nói rõ rằng các quan chức Hoa Lục có dùng cụm từ "lợi ích cốt lõi" nhưng nguyên bản là "giải pháp hòa bình cho Nam Hải là lợi ích cốt lõi của nhà nước Hoa Lục" và truyền thông đã diễn giải nhầm.
Còn lý do Hoa Lục quan ngại về tuyên bố của Ngoại trưởng Clinton rằng "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong vấn đề giải quyết tranh chấp" là chính quyền Obama đã thay đổi quan điểm về Nam Hải, từ chỗ trung lập trong năm 1990 tới tích cực tham gia vào thời điểm hiện nay.
Trong một hội thảo giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục về Nam Hải ở Hawaii hồi năm 2010, một số học giả từ các viện nghiên cứu Hoa Kỳ như RAND, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương và Trung tâm Phân tích Hải quân cho rằng tuyên bố của bà Clinton có thể là phản ứng đối với tuyên bố hồi tháng Ba của Hoa Lục về việc coi Nam Hải như một "lợi ích cốt lõi".
Nhiều sĩ quan quân đội và học giả Hoa Lục đã đặt câu hỏi về chuyện bà Clinton coi "tự do lưu thông trên biển" là "lợi ích quốc gia" của Hoa Kỳ.
Một quan chức cao cấp của quân đội Hoa Lục nói tự do lưu thông chưa bao giờ gặp trở ngại trong vùng biển đó.
Ông Liu Jiangyong, chuyên gia nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói ông không hiểu tại sao người ta lại lo ngại hay can thiệp vào những vấn đề không liên quan gì tới họ.
Ông Wang Hanling, chuyên gia luật biển của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Hoa Lục nói Hoa Lục chưa bao giờ can thiệp vào các hoạt động bình thường của bất kỳ tàu nào đi qua Nam Hải hay bất kỳ máy bay nào bay qua vùng này, nhất là các tàu và máy bay thương mại.
Ông Wang nói: "Điều Hoa Kỳ gọi là 'lợi ích quốc gia' không phải là tự do lưu thông mà là sự hiện diện của họ ở Tây Thái Bình Dương, hay cụ thể hơn đó là sự ưu việt về quân sự và ảnh hưởng chính trị." (1)
Bình luận của ông đại diện cho quan điểm của đa số học giả Hoa Lục. Sự tham gia tích cực của Hoa Lụcở Vịnh Aden cũng thường được đưa ra như ví dụ cho thấy tự do lưu thông cũng là lợi ích của Hoa Lục.
Quan điểm khác nhau về "tự do lưu thông" đã dẫn tới một số sự cố tại những Vùng Đặc quyền Kinh tế ở Châu Á Thái Bình Dương.
Các sự cố lớn bao gồm cuộc chạm trán giữa tàu khảo sát Bowditch của Hải quân Hoa Kỳ và một hạm đội của Hoa Lục trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Hoa Lục, vụ va chạm hồi tháng Tư năm 2001 giữa máy bay do thám EP3 của Hoa Kỳ và một máy bay chiến đấu của Hoa Lục tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Hoa Lục và gần đây nhất là "sự cố Impeccable".
Bất đồng giữa Hoa Kỳ và Hoa Lục và giữa các quốc gia có chung vùng biển hay sử dụng vùng biển xung quanh cách diễn giải Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển là ý nghĩa đích thực của các điều khoản trong công ước cũng như ý nghĩa của các điều luật cụ thể.
Chẳng hạn, có những khác biệt nhất định liên quan tới ý nghĩa của 'tự do' lưu thông và không lưu ở trên Vùng Đặc quyền Kinh tế - liệu quyền tự do đó có bị hạn chế bởi các luật của quốc gia, vùng hay quốc tế không và liệu sự tự do như thế có phải là tuyệt đối không.
Tiến bộ hay thụt lùi?
Hoa Kỳ cần để cho chính các quốc gia có liên quan trong vùng lĩnh trách nhiệm tạo cơ chế ngăn ngừa xung đột để củng cố trật tự giữa Hoa Lục và các nước Đông Nam Á.
Những động thái mới đây ở Nam Hải kể từ năm 2009, trong đó có việc trình các hồ sơ lên Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa, sự tham gia dần dần của Hoa Kỳ vào các vấn đề ở Nam Hải có vẻ là những lý do chính khiến tình hình xấu đi sau một giai đoạn yên ắng kể từ hồi năm 2002 khi ASEAN và Trung Quốc ký văn bản về nguyên tắc ứng xử trên biển.
Những tranh cãi gần đây nhất giữa Hoa Lục với Việt Nam và Philippines càng chứng minh cho điều này.
Câu hỏi đặt ra là những căng thẳng gần đây tại Nam Hải làm rõ thêm đòi hỏi của các bên và tăng tiềm năng hợp tác khu vực hay là sự thụt lùi về hòa bình và an ninh.
Cả Hoa Lục và Hoa Kỳ đều đổ lỗi cho nhau vì đã thay đổi quan điểm và chính sách liên quan tới Nam Hải bằng cách coi Nam Hải là "lợi ích cốt lõi" hay "lợi ích quốc gia".
"Tự do lưu thông" giúp Hoa Kỳ giải thích sự tham gia ngày càng tăng của họ ở Nam Hải trong khi Hoa Lục nhắc lại rằng "tự do lưu thông" chưa bao giờ bị ảnh hưởng và Hoa Lục cùng chia sẻ với Hoa Kỳ lo ngại về sự an toàn và an ninh lưu thông trong khu vực.
Hoa Kỳ và Hoa Lục đang có sự canh tranh chiến lược và vì vậy khó có thể có được sự hợp tác Siêu Cường trong các vấn đề ở Nam Hải. Chính vì vậy Hoa Kỳ cần để cho chính các quốc gia có liên quan trong vùng lĩnh trách nhiệm tạo cơ chế ngăn ngừa xung đột để củng cố trật tự giữa Hoa Lục và các nước Đông Nam Á.
--------------------------
(1) Nguồn: "Navigation in South China Sea 'not a problem'", China Daily, Bấm 23 tháng 10, 2010.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Nông Hồng (Nong Hong), nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (Postdoctoral Fellow) ở Viện Hoa Lục (China Institute), Đại học Alberta, Canada. Từ 2000 đến 2006, bà làm việc ở Viện Nghiên cứu Biển Nam Trung Hoa, tỉnh Hải Nam, Hoa lục. Bài cũng được đăng trên BBC Tiếng Trung.
No comments:
Post a Comment