Friday, April 24, 2015

Đôi dép người tù cải tạo

Đôi dép người tù cải tạo

Nguyễn Bá Chổi
2015-04-24
   
 
       
sai-gon-xua-hinh--600.jpg
Thiếu nữ Saigon trước 1975
Files photo
  

Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, hắn “được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng tập trung để bảo vệ tính mạng cho, vì nếu để ở ngoài sẽ bị nhân dân trả thù”.
Huyện Củng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa là vùng hoạt động của “Cách Mạng” trước 75. Lúc mới “nhập môn” giữa vùng rừng núi này, mỗi lần đi ra ngoài “học tập lao động để sau này trở về không còn bóc lột như thời Mỹ Ngụy nữa, mà biết tự mình làm ra của cải vật chất hầu nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội”, hắn nơm nớp sợ đồng bào địa phương có tiếng là dân Cách Mạng, sẽ trả thù (thù gì thì hắn không biết), nếu họ bắt gặp và nhận ra hắn là “ngụy quân.”
Một hôm, trên đường đi “lao động là vinh quang” ngang qua khu chợ, có mấy người dân chạy theo đoàn tù binh. Hắn lo lo; đang lúc chuẩn bị tinh thần chịu trận “nhân dân trả thù” thì có người dí vào túi áo hắn gói thuốc lá Sông Cầu. Đó là một nhân dân hoàn toàn xa lạ. Hắn sững sờ, chưa kịp nói lời cảm ơn thì người đàn bà ân nhân đã lách vội vào đám đông như tìm đường chạy trốn. Từ đó về sau, nhiều người trong đám tù và hắn lâu lâu lại được “nhân dân trả thù” như thế - khi cục đường mía, lúc miếng kẹo lạc.
Lại một hôm, đám tù được thả lỏng phân tán mạnh ai nấy tự đi tìm... cỏ tranh để cắt (về lợp nhà). Hắn được một phụ nữ quần áo vá đùm vá đụp mặt hốc hác, chạy đến trước mặt, mắt dáo dác ngó trước ngó sau một vòng rồi dí vào tay cho cái bánh ú làm bằng bột củ sắn mì với nhân hột mít. Chị ta nói,” Anh ăn cho đỡ đói. Bây giờ chúng tôi mới hiểu ra... và thương các anh quá”.
Không thấy “nhân dân trả thù” mà chỉ gặp nhân dân “thương các anh quá”, nhưng Cách Mạng vẫn nhất quyết tiếp tục “bảo vệ tính mạng cho Ngụy quân ngụy quyền, những kẻ có tội với nhân dân mà lấy hết trúc Trường Sơn làm bút, lấy sạch nước Biển Đồng làm mực cũng tả không xiết”. Tháng lại tháng. Năm qua năm. Đêm đêm nằm nêm cối đến ngộp thở trong những dãy nhà được bao bọc bởi nhiều lớp kẽm gai xen kẽ lớp xương rồng rồi lớp mìn bẫy, lớp hầm chông. Ngày ngày đi ra ngoài làm đủ thứ công việc của người tù khổ sai.
Khi đi lẫn lúc về, đoàn tù binh phải dừng lại nơi cổng ra vào để lính gác đếm. Đi, đếm rất mau; về, vừa đếm vừa khám xét khắp người tù xem có lận theo trong túi áo thắt lưng con cóc con nhái, con rắn con rít, hay cọng rau nạm cỏ (như cỏ sam heo ăn được là tù ăn được)... gọi chung là những thứ “cải thiện linh tinh” bị cấm ngặt, nên trong khi chờ đợi, cứ phải ứa gan với cái bảng đỏ to tổ chảng trước mặt treo vắt ngang giữa hai cái lô cốt chằm chằm hai bên cửa ra vào, có hàng chữ màu vàng khè “KHÔNG CÓ GÌ QUÍ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” phía trên hàng chữ “TRẠI CẢI TẠO A30” . Mỗi lần như thế, hắn lại hình dung ra cảnh tú bà cho treo trước cửa nhà chứa của mụ, cái băng trắng chữ đỏ “Chữ Trinh đáng giá ngàn vàng”.
“Ngày như lá tháng như mây”, chỉ là với thế giới bên ngoài. Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại. Hắn thường bày tỏ rằng, nhờ Ơn Trên phù hộ hắn mới qua khỏi hơn 2500 cái "thiên thu tại ngoại”, để có ngày được “Cách mạng khoan hồng” cấp cho tờ “Giấy Ra trại”. Trên đường về với gia đình tận vùng Cao Nguyên, hắn phải ghé lại Nha Trang để chờ mua vé xe cho chặng đường cuối. Hắn đi lang thang để nhìn lại cảnh cũ người xưa nơi thành phố mà hắn đã qua nhiều thời kỳ gắn bó. Thuở nhỏ “du học”; lớn đi thi Tú Tài; mấy tháng học Không Trợ tại Trường Không Quân, và những lần “quá cảnh” trên đường đi đi về. Người thiếu nữ đầu tiên đi qua đời hắn cũng từ bãi thùy dương cát trắng này. Nha Trang đã là một phần đời hắn.
Hắn đi ngang quầy bán thuốc lá lẻ bên lề đường Nguyễn Hoàng. Bỗng dưng hắn nhớ và thèm một điếu thuốc CAPSTAN ngày nào. Sau khi tính nhẩm và chắc chắn số tiền Trại cải tạo cấp cho theo tiêu chuẩn nhà nước làm “của ăn đi đường” còn đủ để mua được hai điếu thuốc lá Song Long (hắn biết giá thuốc vì Trại thỉnh thoảng có mua giùm cho những ai có tiền cần mua), hắn mạnh bạo tiến đến phía quầy bán thuốc. Đã gần bảy năm, nay hắn mới được thấy lại nụ cười chào khách của những người bán thuốc lá bên đường mà trước kia hắn thường gặp. Hắn hân hoan như vừa tìm lại được một điều gì quý hóa đã mất từ lâu lắm. Nhưng bỗng dưng hắn chưng hửng khi thấy mặt cô gái bỗng nhiên tối sầm lại và tỏ vẻ dửng dưng với khách. Hắn ngạc nhiên trước thái độ thay đổi đột ngột của cô gái. Hắn kiểm điểm lại mình, và đinh ninh mình không hề có cử chỉ khiếm nhã nào hay nói năng gì khác ngoài lời hỏi mua thuốc lá. Hắn sực nhớ lúc nãy cô gái có liếc mắt xuống đôi chân hắn. Hắn chợt thoáng “lý đoán” ra nguyên nhân. Nhìn thẳng vào mặt cô bán thuốc, với vẻ nghiêm trang, hắn nói:
“Anh vừa từ trại Cải tạo ra, đang trên đường về, nên đành phải mang đôi dép này”. Khi hắn vừa mới nói đến “Anh vừa từ trại cải tạo ra”, cặp mắt cô gái sáng lên và đôi má cô ửng hồng, nhếch lên để lộ ra cái lúm đồng tiền. Hình như cô muốn nói điều gì mà không cất lên được. Cô luống cuống lấy trong hộc ra gói thuốc Hoa Mai còn nguyên rồi bằng hai tay đưa lên sát ngực hắn, với ánh mắt thương cảm trìu mến:
“Anh cầm lấy, em biếu anh. Rất tiếc bây giờ không còn thuốc trước 75”.
Hắn đã bỏ hút thuốc từ lâu, nhưng vẫn nhớ mãi gói thuốc của ba mươi năm về trước. Mỗi tháng Tư về, hắn lại càng thấy món nợ hắn mắc mỗi to hơn.
Không phải nợ gói thuốc lá cô gái biếu. Nhưng là nợ chính cuộc đời cô mà hắn đã không bảo vệ được. Để ít ra cô khỏi phải nhìn thấy những Đôi Dép Tháng Tư đưa dân Nam đến cảnh bần cùng khốn nạn.

Thursday, April 23, 2015

Thế hệ trẻ sau 75 và những nhìn nhận về lịch sử

Thế hệ trẻ sau 75 và những nhìn nhận về lịch sử
Cát Linh, phóng viên RFA
2015-04-23
    
Việc ít học sinh đăng ký thi môn Sử phản ánh việc dạy và học môn Sử có vấn đề và cũng có thể phản ánh sự e ngại của các em.Thí sinh Phạm Khánh Linh làm bài thi Lịch sử chiều 2/6 tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội)
Việc ít học sinh đăng ký thi môn Sử phản ánh việc dạy và học môn Sử có vấn đề và cũng có thể phản ánh sự e ngại của các em.Thí sinh Phạm Khánh Linh làm bài thi Lịch sử chiều 2/6 tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội)
Photo Nhu Y/Tienphong
   
Thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên và trưởng thành sau chiến tranh, qua những năm tháng đèn sách trong trường phổ thông và cả đại học, họ được giáo dục thế nào về lịch sử? Và nay qua phương tiện Internet họ có thể tiếp cận những nguồn thông tin khác hẳn mà họ được học ở nhà trường cũng như các kênh tuyên truyền chính thống, họ có thắc mắc, đặt vấn đề và đi tìm câu giải đáp cho những nghi vấn của bản thân và bạn bè đồng trang lứa ra sao?

Từ những trang sách về lịch sử của cuộc chiến


Thế hệ những học sinh, sinh viên ở miền bắc cũng như tại miền nam sau năm 1975 luôn được nhà trường giáo dục niềm tự hào về đất nước Việt Nam qua những chiến thắng oanh liệt chống Pháp, đánh tan đế quốc Mỹ… dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ vĩ đại…
Họ, những người trẻ ấy đã mang niềm tự hào và tiếp nhận giá trị lịch sử từ nhà trường, qua các phương tiện tuyên truyền chính thống của nhà nước cho đến khi những phương tiện truyền thông hiện đại được phổ biến giúp họ cơ hội tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn về những bài học lịch sử được nhồi nhét thuở còn thơ. Từ  đó, họ bắt đầu đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời…
Châu Quyên, một người trẻ nói về điều này:
“Tất cả những cái gì được nói trong sách giáo khoa, được tuyên truyền trước đây thì bây giờ người ta đều đặt câu hỏi là có thật hay không có thật.”
Niềm tin của những người trẻ này hoàn toàn không còn bị buộc chặt với những gì họ được truyền nhận qua sách vở ở nhà trường. Bên cạnh họ còn có những thế hệ lớn hơn, những người đã trải qua  gần trọn vẹn hai cuộc chiến kể cho họ biết về những gì đã xảy ra. Thêm vào đó, với thực tế những gì đang diễn ra trong xã hội họ đang sống, niềm tin của họ bắt đầu lung lay, họ phải đặt câu hỏi và đi tìm.

Sách giáo khoa sau thời điểm chiến tranh dạy như thế thì trẻ con hiểu như thế thôi. Sau 1975 đến giờ thì những đứa trẻ đó đã trưởng thành rồi. Họ bắt đầu so sánh, đặt câu hỏi và đi tìm tòi, thì bây giờ người ta có những câu trả lời cho chính câu hỏi của mình
Châu Quyên
Trên trang tài khoản facebook cá nhân của một người tên là Bạch Cúc có ghi: “Rồi lịch sử trong những trang sách giáo khoa đã nuôi dưỡng trong tôi sự thù hận, tôi hận bọn Mỹ, bọn Ngụy ghê ghớm. Tuổi thơ đầy ắp những dấu hỏi sao bọn Mỹ, bọn Ngụy lại ác đến thế?
Khi phải đọc và thuộc lòng những đoạn mô tả hình phạt tra tấn khủng khiếp bọn Mỹ Ngụy dành cho các chiến sĩ cách mạng là hầu như tôi đều sợ đến mức nổi da gà, rùng mình và ám ảnh mãi với những hình ảnh khủng khiếp…Chúng khiến cho tâm hồn tôi, tuổi thơ tôi nhuốm đầy máu bạo lực, sự sợ hãi và cả sự hận thù sâu sắc…”
Những lời ghi nhận của tác giả Bạch Cúc vô tình làm gợi lên câu chuyện về bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan chĩa súng vào đầu một tù nhân Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn năm 1968, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam.
Có lẽ không một ai, dù là thế hệ trước hay sau chiến tranh mà không biết đến tấm ảnh nổi tiếng này, trên sách giáo khoa hoặc truyền thông chính thống trong nước.
Nhưng không phải ai cũng được biết rằng 30 năm sau, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Times năm 1998, nhiếp ảnh gia chiến trường Eddie Adwards, tác giả của bức ảnh lịch sử ấy phải thốt lên rằng “Tôi đã giết chết vị tướng ấy bằng cái máy ảnh của mình.” và ông khẳng định: “Ảnh chụp là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới.”

Báo VNExpress đăng bài - Lịch sử không phải để thù hận.
Báo VNExpress đăng bài - Lịch sử không phải để thù hận.

Là người thuộc thế hệ chuyển giao giữa hai chế độ, Châu Quyên, với một tuổi thơ gắn liền sông nước của miền Tây Nam bộ cũng tự nhận mình đã đọc và tìm hiểu rất nhiều ngoài những gì được học trong nhà trường, nhất là lịch sử:
“Sách giáo khoa sau thời điểm chiến tranh dạy như thế thì trẻ con hiểu như thế thôi. Sau 1975 đến giờ thì những đứa trẻ đó đã trưởng thành rồi. Họ bắt đầu so sánh, đặt câu hỏi và đi tìm tòi, thì bây giờ người ta có những câu trả lời cho chính câu hỏi của mình.”
Với một xa lộ thông tin truyền thông hiện đại như hiện nay, không quá khó để tìm thấy sự bày tỏ thương tiếc về một xã hội mà 40 năm trước, trong những trang sách giáo khoa gọi là ‘nguỵ quân nguỵ quyền, độc ác, đánh chiếm một nửa đất nước Việt Nam’ có nhiều điều phải xem lại.
Cô Châu Quyên tiếp lời:
“Không phải người ta thương nhớ không thôi mà người ta luyến tiếc thời đó. Thời điểm đó người ta tôn trọng tính nhân bản rất nhiều. Đến thời điểm này sau 40 năm, xã hội Việt Nam nhiễu nhương quá nên người ta bắt đầu đặt những câu hỏi ngược lại về lịch sử. chứ cách đây 10 năm chắc không có ai đặt câu hỏi đó làm gì.”
Chị Thư Nguyễn, người sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Gia Lai bạc ngàn sau năm 1975 có nhận định tuy khá nhẹ nhàng, nhưng tựu trung vẫn là những câu tự hỏi lòng:

Liệu có anh hùng Núp không? Có Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai không? Có Lê Văn Tám tự thiêu không? Tôi suy nghĩ lại phải chăng đó chỉ là những hình nộm hoặc những hình ảnh quá cao siêu được xây dựng nên?
“Tôi may mắn được sống và lớn lên trong thời bình, nghĩa là trong cảnh quê nhà không có bơm rơi đạn nổ. Thật sự nói về lịch sử cuộc chiến 1975 thì anh hùng hay kẻ thù của hai bên chiến tuyến chỉ được biết đến thông qua sách giáo khoa từ văn thơ, lịch sử hoặc xem báo đài, tivi. Nhưng điều đó chỉ dừng lại ở sự tiếp nhận. Bên cạnh đó, mình được sự chia sẻ, dạy dỗ, minh chứng từ những người thương yêu xung quanh, những người mà mình rất tin tưởng. Do đó, với tôi, chiến tranh đổ máu mới độc ác. Còn lại chỉ là cuộc chiến giữa hai chế độ.”

Cho đến những anh hùng và và sự kiện

Không thể phủ nhận hoặc không tự hào về hình ảnh Hoài văn hầu Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Diệt cường địch, báo hoàng ân” đã tức giận bóp nát quả cam vì không được vào tham dự bàn việc nước. hình ảnh đó thấm sâu vào tâm trí của chúng ta từ thuở nhỏ và chưa bao giờ chúng ta có nghi vấn để mày mò đi tìm sự thật.

Phòng thi môn sử chỉ có hai thí sinh tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Q3, TP.HCM chiều 2-6
Phòng thi môn sử chỉ có hai thí sinh tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Q3, TP.HCM chiều 2-6 (Ảnh: Như Hùng/TT)

Vẫn là lịch sử, nhưng, hình ảnh của anh hùng Núp, của Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám ngày nay đang trở thành những câu hỏi lớn cho thế hệ trẻ.
“Càng nhìn nhận lại anh hùng hay kẻ thù thì tôi nhìn nhận ra là liệu có anh hùng Núp không? Có Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai không? Có Lê Văn Tám tự thiêu không? Tôi suy nghĩ lại phải chăng đó chỉ là những hình nộm hoặc những hình ảnh quá cao siêu được xây dựng nên?”
Và họ khẳng định, sau khi trải qua những buổi học thuộc lòng trong quãng thời gian cắp sách đến trường:
“Đúng đó là những hình nộm. Hình nộm được dựng lên để có mục đích trong việc tuyên truyền cho đấu tranh giải phóng miền Nam, cách nói theo phía bên kia người ta bảo như thế.”
Không phải người trẻ chỉ đi tìm sự thật về những người anh hùng mà họ được dạy phải học thuộc lòng, bây giờ họ đi tìm cả sự thật về những những sự kiện tiêu biểu trong từng giai đoạn lịch sử.
“Thời gian thực hiện cải cách ruộng đất rơi vào thập niên 50, 60. Lứa tuổi của tôi không chứng kiến được. Sau này học lịch sử của nhà trường cũng không đề cập vấn đề này. Nhưng có một sự bắc cầu ở đây là chúng ta đặt quá nhiều câu hỏi vì có quá nhiều bất cập so với sách vở và thực tế. người ta bắt đầu tìm thông tin trên mạng.….Phong trào đó được chỉ đạo và người ta phải làm theo.”

Vậy, thời điểm này họ đã có câu trả lời cho mình chưa?

Cũng từ tài khoản facebook của người tên là Bạch Cúc có ghi: “Tôi đã bị bịt mắt quá lâu trong một đường hầm đen tối để rồi tôi hoang mang, hụt hẫng, đau đớn khi phải lần mò từng bước, lần mò tìm lại từng chút ánh sáng của sự thật để trở thành như ngày nay, tôi thật sự tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian…”
Với Châu Quyên thì cô cũng cho rằng nhiều người ở thế hệ trẻ hiện nay cũng đã có câu trả lời cho những thắc mắc của họ.
“Đúng, tại thời điểm này ai cũng có câu trả lời cả. Có điều nó nằm trong suy nghĩ của mỗi người,chưa chuyển thành hành động mà thôi. Giới trẻ thế hệ 9X, 8X cũng đặt câu hỏi mà, chứ không nói cái thời 7X hay thời chuyển giao giữa hai chế độ.”

Sự thật mà bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng không tốt, bởi vì sự thật được phơi bày quá muộn thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ
Châu Quyên
Khi mà: “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” thì sự thật của lịch sử đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là những trang sử đó là những sách giáo khoa góp phần xây dựng một ý thức hệ cho tương lai của một dân tộc. Thế nhưng, chính những người đã được tiếp nhận ý thức hệ đó đang phải đi tìm minh chứng sửa lại những gì họ được học.
Và, với nguồn tài liệu không giới hạn của truyền thông internet, thế hệ trẻ ngày nay có nhiều cơ hội để đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc xuất phát từ thực tế của xã hội xung quanh.
Phần lớn họ là những người sinh ra khi cuộc chiến vừa kết thúc. Như nhận định sau đây của một thanh niên sinh ra ở Hà Nội nhưng lớn lên và có cuộc sống ở miền Nam Việt Nam:
“Thật ra giới trẻ bây giờ không quan tâm. Nhưng bắt đầu tầm khoảng từ ba mươi mấy trở lên bắt đầu tìm đọc xem cái gì thật sự đang diễn ra trên nước mình trước đây. Mình bỏ qua bước đánh giá lịch sử là đúng hay sai, họ làm đúng hay sai, mà trước mắt hãy đọc để biết xem cái gì đã diễn ra.”
Qua những gì diễn ra trong xã hội đang sống, và phương tiện truyền thông hiện đại, họ tìm đến dòng lịch sử và thừa nhận giá trị của lịch sự bằng chính tư duy của mình.
“Có những người tìm đọc lại từ thời chính phủ Trần Trọng Kim trước năm 45 trước đây gọi là chính phủ bù nhìn. Bây giờ người ta đọc lại thì thấy rằng với thời điểm đó, những người đó phải hoà hoãn với chính phủ nhật để giữ hoà bình cho Việt Nam, mà sau này bị kết luận là chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đi theo người Nhật. bây giờ mình đọc lại tất cả và mình nhận xét cái nào thật cái nào không.”
Lịch sử của một dân tộc là niềm tự hào của dân tộc ấy. Con người và sự kiện đã diễn ra trong lịch sử sẽ là nguồn gốc cơ bản cho văn hoá và tư tưởng của những thế hệ kế thừa về sau. Chính vì vậy, họ có quyền tự hào và có quyền đòi hỏi sự thật. Xin mượn lời của Châu Quyên thay cho lời kết thúc về nhìn nhận của những thế hệ trẻ sau năm 75 về lịch sử Việt Nam:
“Sự thật mà bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng không tốt. Còn sự lừa dối hay không lừa dối thì không đánh giá ở đây. Tôi chỉ muốn nói khía cạnh nếu sự thật mà bị che dấu quá lâu thì sẽ không tốt bởi vì sự thật được phơi bày quá muộn thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ sẽ bị mập mờ về những giá trị đó, không biết cái nào là đúng cái nào là sai.”

 

Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử

Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-04-22     
        
  04222015-discri-after-fall-saigon.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh  
Hình ảnh người thương phế binh VNCH không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737
Hình ảnh người thương phế binh VNCH không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737
RFA files photos            
   
Đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công dân hạng hai trên đất nước mình
Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.
Theo nhà báo Lê Phú Khải, nguyên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tại Đồng bằng sông Cửu Long thì dùng các từ “ngược đãi” “phân biệt đối xử” là chưa chuẩn xác, vì thực tế nó ghê gớm và kinh khủng hơn thế rất nhiều. Từ Saigon ông Lê Phú Khải nhận định:
“ Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nước.”
Trong khoảng một thập niên kể từ ngày 30/4/1975,  nếu nói quân dân cán chính VNCH và gia đình của họ trở thành công dân hạng hai ngay trên đất nước mình thì cũng có nhiều phần đúng. Bởi vì chính sách của Đảng Cộng sản đã thay đổi tận gốc nền tảng xã hội ở Nam Việt Nam, quyền tư hữu đất đai không còn, các đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh đã quốc hữu hóa đồng loạt khối doanh nghiệp tư nhân dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Ngoài ra rất nhiều tài sản và nhà ở của sĩ quan cao cấp, viên chức VNCH bị tịch thu với những lý do mơ hồ như có nợ máu với nhân dân, hoặc bị chụp mũ là tư sản.
Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nước
nhà báo Lê Phú Khải
Những sai lầm chết người
Ông lê Phú Khải nhận thức từ hiểu biết qua công tác nhà báo của mình, ngay trong những năm đầu khi Miền Nam khởi sự được nếm mùi xã hội chủ nghĩa. Ông nói:
“ Ngoài Hà Nội tôi đã chứng kiến rồi, chứ trong Nam đương nhiên là như thế, người ta nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội không tưởng, cái chủ nghĩa xã hội mà ông Nguyễn Phú Trọng nói là đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã hình thành đấy. Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976 cho tới đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, sau đó là đổ mới thì mới bắt đầu có khá lên được.”

Nhà báo Lê Phú Khải qua thời gian làm phóng viên, rồi thường trú Đài Tiếng nói VOV ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhớ lại một thời kỳ đảo điên ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước thống nhất. Ông nói:
“ Tôi chứng kiến nhiều lắm, ví dụ một ông chủ tiệm giày bị đuổi đi khai hoang ở Tây Ninh, nhưng khi ông thấy “đổi mới” cán bộ bắt đầu đi giày rồi, bắt đầu nhảy đầm rồi thì ông ấy kéo cả gia đình về; bây giờ ông lại có tiệm giày. Hay là ông chủ ô tô chẳng hạn, ông ấy bảo tôi có chiếc xe chở khách họ biến thành công tư hợp doanh, tôi biết công tư hợp doanh sau này dứt khoát sẽ phải trả lại tôi. Vì sao, ông ấy bảo họ đến lấy cái ô tô nhưng phụ tùng chả ông nào lấy, tôi để phụ tùng dưới gầm giường. Tôi biết mấy ông này ở nhà quê ra chẳng biết gì về ô tô, ô tô cũ phải có phụ tùng để sửa chữa. Y rằng sau này phải trả lại ô tô cho chủ cũ. Như vậy nói là ngược đãi là chưa đúng phải nói là đường lối sai lầm dẫn đến những bi kịch, những thảm họa của đất nước.”
Mặc dù hệ thống tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam cố gắng viết lại lịch sử theo quan điểm chính trị chứ không phải những sự thật đã xảy ra, nhưng sự kiện hơn 100.000 sĩ quan và viên chức VNCH bị đưa vào các trại tù khổ sai được gọi một cách mỹ miều là tập trung cải tạo thì không thể nào chối cãi và nói khác đi được. Tất cả những quân cán chính VNCH bị đi cải tạo tập trung sau 30/4/1975 nói chung đều đã bị giam cầm cả chục năm, người ít nhất thì cũng từ 3 năm tới 5 năm.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên, cựu Trung úy Quân lực VNCH từng bị tù cải tạo 6 năm và sau khi được thả lại bị thêm 2 năm tù về tội phản động phát biểu từ San Jose Bắc California Hoa Kỳ:
Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976
nhà báo Lê Phú Khải
“ Lịch sử của thế giới chưa bao giờ thấy một chính sách gọi là cải tạo nào mà giống như chính sách cải tạo của những người cộng sản từ ở bên Liên Xô, bên Tàu hay Việt Nam. Đó chỉ là những hình thức ngược đãi tù tội để mà hành hạ những người mà đi ngược lại với chủ trương của họ. Chúng tôi không thấy một hình thức nào gọi là muốn đào tạo cho người ta tốt hơn mà giống như hình thức của họ hết.”
Ông Đỗ Mạnh Trường cựu viên chức VNCH đã bị cải tạo tập trung 8 năm và hiện định cư ở  Wesminster Quận Cam California phát biểu:
“Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện, những người ở Miền Nam có gia đình họ ở Miền Bắc vào thăm thì họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác các chú ráng cải tạo cho tốt để được về với gia đình. Nhưng mà sau một thời gian thì những người này không dám nói điều đó nữa, đó là sự ngụy biện hoàn toàn, bởi vì nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả cựu quân nhân dưới danh nghĩa đi tù cải tạo sẽ chẳng còn được mấy người mà về. Xin nhấn mạnh rằng cho đến năm 1979 có một số người được chở vào Thanh Phong Thanh Hóa để biến thành trại viên thay vì phạm nhân theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó dẫn theo thì họ lại được khuyến khích là trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này. Thử  hỏi giả sử chính sách đó kéo dài thì thế hệ hay giai cấp có còn hay không hay tất cả con cái chúng ta đã trở thành người Thượng hết chỉ sau một thời gian rất ngắn.”
Trong khi người chủ gia đình theo lệnh Chính quyền đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù thì vợ con họ ở nhà trở thành công dân hạng hai, không thể xin việc làm, con cái những người sĩ quan, viên chức VNCH đi cải tạo bị tước đoạt cơ hội vào đại học. Vì chính quyền phân loại các thí sinh thi vào đại học thành 4 nhóm và mỗi nhóm còn chia tới 14 thành phần. Con “ngụy” thời đó gọi là như thế, muốn vào đại học phải có điểm thi nhiều gấp đôi con cán bộ đảng viên mới có thể trúng tuyển, thí sinh đại học thời đó từng chế câu “học tài thi phận” thành “học tài thi lý lịch”. Một sự thật không thể chối cãi là sau khi đất nước thống nhất, đã chẳng có hòa hợp hòa giải gì, mà ngay trong giáo dục cũng đã phân biệt đối xử giữa con cán bộ và con “ngụy quân-ngụy quyền.”
Lịch sử của thế giới chưa bao giờ thấy một chính sách gọi là cải tạo nào mà giống như chính sách cải tạo của những người cộng sản từ ở bên Liên Xô, bên Tàu hay Việt Nam. Đó chỉ là những hình thức ngược đãi tù tội để mà hành hạ những người mà đi ngược lại với chủ trương của họ
Ông Nguyễn Ngọc Tiên
Nhà báo Lê Phú Khải nhận định:
“ Không chỉ ở miền Nam mà ở miền Bắc trước kia gia đình trí thức tiểu tư sản, địa chủ tư sản còn bị phân biệt đối xử nữa là sau này ‘giải phóng miền Nam thống nhất đất nước’. Cho nên việc thi vào đại học rồi đối xử không công bằng giữa các thành phần là chuyện hiển nhiên ai cũng thấy… Chuyện phân biệt đối xử lấy giai cấp công nông làm gốc rồi phân biệt đối xử với các giai cấp khác là sai lầm từ gốc rồi, cái này là có thật…mấy ông sử gia chẳng qua là bồi bút thôi, nói để vui lòng bè đảng để thăng quan tiến chức thôi. Chứ bản thân tôi là gia đình toàn cán bộ, thậm chí là cán bộ cao cấp của Đảng, nhưng khi ở Hà Nội ở xóm tôi mấy ông về hay đi xe máy, xe đạp do vậy xã nó phê cho là gia đình tư sản thế là 2 năm trời tôi không được vào đại học. Bản thân tôi đã chịu cái cảnh đó cho nên cái đó là có thật chứ không phải người ta bịa ra.”
Sau chiến thắng 30/4/1975, nếu không bỏ lỡ một thập niên u mê đem chính sách cải tạo năm 1954 ở miền Bắc vào áp dụng ở miền Nam, thì có lẽ Việt Nam đã tiến xa hơn nhiều và nếu đảng Cộng sản thực tâm muốn hòa hợp hòa giải thì đã không có làn sóng vượt biển tìm tự do kéo dài từ giữa năm 1975 đến 1990. Nhiều người đã tìm được bến bờ tự do nhưng hàng trăm ngàn người không may đã vùi thây đáy biển.
40 năm sau khi kết thúc cuộc chiến, ở đâu là nỗi vui mừng của người chiến thắng và ở đâu là tiếng thở dài u uất của người dân Việt.

Monday, April 20, 2015

Anh Nguyễn Viết Dũng, biệt danh Dũng Phi Hổ



18 bức ảnh hiện thực như ‘tát nước’ vào mặt người xem
Nhiều kẻ sẵn sàng lấy nỗi đau của người khác ra để kiếm lời.

Wednesday, April 15, 2015

Biện pháp không dùng thuốc với người mất ngủ

Biện pháp không dùng thuốc với người mất ngủ

Biện pháp không dùng thuốc với người mất ngủ

Thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm.
Thuốc an thần còn có tên là thuốc an thần giải lo hay thuốc an thần gây ngủ vì có tác dụng an thần nếu dùng liều thấp, tức làm giảm sự đáp ứng với kích thích ngoại cảnh đưa đến giảm lo lắng, bồn chồn, bất an; gây ngủ nếu dùng liều cao hơn, tức khởi phát và duy trì giấc ngủ khi bị mất ngủ. Thông thường, người ta hay dùng thuốc an thần để trị mất ngủ.
Nhiều nguyên nhân gây mất ngủ
Cần lưu ý mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể do ngoại cảnh như: tiếng ồn, lạ nhà, sự phiền muộn, chất kích thích (trà, cà phê, rượu), thuốc (chống trầm cảm, kích thích hệ thần kinh trung ương, glucocorticoid…), sai lầm trong ăn uống (no quá, đói quá). 
Có thể do bệnh tiềm ẩn như bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, trầm cảm, hô hấp (hen suyễn), xương khớp (viêm xương khớp), tim mạch (suy tim), nội tiết (đái tháo đường, cường giáp)... Mất ngủ cũng có thể liên quan đến một số rối loạn giấc ngủ khác như: ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên khi ngủ.
Tập thể dục và thực hiện các phương pháp thư giãn có thể giúp dễ ngủ mà không dùng thuốc Ảnh: TẤN THẠNH
Tập thể dục và thực hiện các phương pháp thư giãn có thể giúp dễ ngủ mà không dùng thuốc Ảnh: TẤN THẠNH
Hiện nay ở nước ta, nhiều người thường dùng thuốc tây (tân dược) như diazepam (Seduxen, Valium) thuộc nhóm benzodiazepin để trị mất ngủ. Riêng ở Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chỉ chấp thuận 5 loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ: flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral). Ngoài ra, còn có thuốc mới như zolpidem (Stilnox), zaleplon (Sonata), zopiclone (Imovane), buspirone (Buspa)…
Thuốc an thần giải lo có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, nhận thức, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện giống như ma túy. Cần đặc biệt lưu ý, thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm.
Riêng đối với rối loạn lo âu đưa đến mất ngủ do trầm cảm sẽ được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm như: amitryptilin, nortryptilin hoặc trazodon, sertralin... Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng phải được bác sĩ cho dùng, không nên tự ý dùng vì dùng không đúng sẽ gặp nguy hiểm.
Biện pháp không dùng thuốc
Đối với người mới bị mất ngủ, trước khi tính chuyện dùng thuốc, có thể thực hiện các biện pháp không dùng thuốc giúp ngủ tốt như sau:
- Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.
- Hạn chế việc ngủ trưa (nếu cần, ngủ thật ít hoặc chỉ nằm chứ không ngủ khi khó ngủ vào ban đêm).
- Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh). Cần xem giường ngủ là nơi chỉ để ngủ.
- Tránh uống cà phê, trà đậm vào buổi tối trước khi ngủ.
- Tránh đi ngủ với bụng no quá hoặc đói quá.
- Thường xuyên tập thể dục (không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ).
- Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress (yoga, thở dưỡng sinh, thiền định).
Người mới bị mất ngủ có thể dùng thuốc là thảo dược theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng an thần như: nhãn lồng, tâm sen, trinh nữ, lá vông nem… hoặc dùng thuốc từ dược thảo đã bào chế sẵn như Rotunda (củ bình vôi), Mimosa (phối hợp nhiều dược thảo).
Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không cải thiện thì nên đi khám bác sĩ để biết mất ngủ do nguyên nhân từ đâu, từ đó có thể sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
 Bởi lẽ, khi rối loạn lo âu khiến mất ngủ do trầm cảm mà lại dùng thuốc an thần thuộc nhóm benzodiazepine kể trên sẽ bị trầm cảm nặng hơn hoặc có thể dẫn đến nguy cơ tự tử.

PGS-TS Nguyễn Hữu Đức

Người Việt thích nổ

Người Việt thích nổ
 
Nguyễn Hưng Quốc
 
[Theo đài VOA, ông Nguyễn Hương Quốc là nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.
Theo chúng tôi, người Việt trong và ngoài nước đều thích nổ gióng nhau, vì “nổ” là bản chất và văn hóa dân tộc.]
VOA 14.04.2015
Năm 2011, nhân các thảm họa xảy ra tại Nhật, giới cầm bút hay nói đến văn hóa ứng xử của người Nhật, từ đó, ít nhiều liên hệ đến người Việt.
So sánh người Việt và người Nhật, chắc chắn chúng ta thua nhiều thứ. Nhưng có một điều chúng ta nhất định không thua: tật nổ.
Tôi không nói đến từng cá nhân. Từ góc độ cá nhân, ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những kẻ khoác lác. Người Việt Nam chưa chắc đã hơn. Thậm chí còn thua nữa là khác. Ở đây, tôi muốn nói đến người Việt với tư cách một tập thể.
Sống ở Úc khá lâu, tôi chỉ nghe người Úc, từ giới chính trị gia đến giới trí thức hay giới bình dân, hay nói Úc là một quốc gia may mắn (lucky country), nhưng thường thì người ta nhấn mạnh thêm: May mắn, chưa đủ; Úc cần phải trở thành một quốc gia giàu kỹ năng (clever country), hoặc, hơn nữa, một quốc gia giàu sáng kiến (smart country). Đất rộng và nhiều tài nguyên thiên nhiên, chưa đủ; người Úc cần có chiến lược thật sáng suốt để khai thác và tận dụng những của cải Trời cho ấy.
Ở Việt Nam thì ngược lại. Ở đâu chúng ta cũng nghe những tiếng nổ um trời. Trên báo chí. Trên tivi. Trên các đài phát thanh. Về địa thế thì Việt Nam nằm ở điểm giao lưu của hai nền văn hóa cổ kính và lớn nhất châu Á: Trung Hoa và Ấn Độ. Về thiên nhiên thì “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Về lịch sử thì đánh thắng hết đế quốc này đến đế quốc khác. Về đảng và lãnh tụ thì là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”. Còn về con người thì toàn là anh hùng, ra ngõ là gặp ngay anh hùng, khiến cả thế giới đều ngưỡng mộ; ngưỡng mộ đến độ nhiều người ngoại quốc cứ mơ ước có một phép lạ nào đó biến mình thành... người Việt Nam.
Nhiều người đã phê bình cái tính thích nổ ấy. Sớm, thẳng thắn và cay đắng nhất là Nguyễn Duy trong bài thơ “Nhìn từ xa... Tổ quốc” sáng tác năm 1988, trong đó có mấy câu:
xứ sở phì nhiêu sao thật lắm ăn mày? 
[...]
Xứ sở thông minh sao thật lắm trẻ con thất học lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương
[...]
Xứ sở thật thà sao thật lắm thứ điếm điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn...
Tuy nhiên, ở đây, tôi sẽ không bàn đến khoảng cách giữa những điều người ta tuyên truyền và thực tế. Tôi chỉ muốn tập trung vào một sự nghịch lý khác: trong sự khoác lác của người Việt, đặc biệt của bộ máy tuyên truyền, có cái gì như thiếu tự tin, nếu không muốn nói thẳng ra là tự ti. Mà thật ra, về phương diện tâm lý, sự khoác lác thường xuất phát từ sự tự ti hơn là tự hào thực sự. Và vì tự ti cho nên khi khoác lác, người ta hay cầu cạnh đến một số thế lực khác, chủ yếu là từ người ngoại quốc.
Chuyện báo chí Việt Nam đánh bóng tên tuổi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cách đây mấy năm là một ví dụ điển hình (1). Người Việt khen nhau, người ta thấy chưa đủ. Người ta cần một người ngoại quốc. Nếu không có người ngoại quốc có thẩm quyền thì người ta bắt đại một ông chuyên về rác và các loại chất phế thải. Nếu không có thật thì người ta bịa. Tiêu biểu nhất là vụ Vũ Hạnh bịa ra cái tên A. Pazzi, một người Ý, khi in cuốn Người Việt cao quý ở Sài Gòn vào năm 1972. Sau này, Vũ Hạnh tiết lộ là động cơ chính thúc đẩy ông viết cuốn sách ấy là để kích động lòng tự hào dân tộc, từ đó, gián tiếp tiếp sức cho phong trào phản chiến và chống Mỹ do cộng sản chủ trương lúc ấy. Nhưng để kích động lòng tự hào dân tộc mà lại phải mượn một cái tên ngoại quốc, kể cũng mỉa mai quá, phải không?
Những chuyện mượn danh và uy tín của người ngoại quốc để tự khen mình hoặc để chứng minh điều gì đó là đúng nhan nhản trên sách báo và ở các hội trường tại Việt Nam. Trong viết lách, nhiều người cho việc trích dẫn một tác giả Việt Nam khác là xoàng. Trích dẫn, phải trích dẫn một tác giả ngoại quốc mới là sang. Không đọc được ngoại ngữ thì trích dẫn qua trung gian của một tác giả Việt Nam khác nhưng lại giấu nhẹm tên tuổi tác giả Việt Nam ấy đi!
Chán.
Nguyễn Hưng Quốc
 
Chú thích:
Xem bài ““Báo chí nước ngoài” ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? Thật ra chỉ là một trò lừa bịp!” của Nguyễn Tôn Hiệt trên
http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11922 và bài “Thông Tấn Xã Việt Nam biến rác thành vàng để lừa bịp nhân dân” cũng của Nguyễn Tôn Hiệt trên http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11928. 
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Monday, April 13, 2015

Chuyện dài Việt nam trong những ngày tháng Tư

Chuyện dài Việt Nam trong tháng Tư

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-04-13
     
   

Hàng nghìn công nhân Công ty Pouyen Việt Nam (TP HCM) đã xuống đường tuần hành phản đối quy định bảo hiểm mới trong 5 ngày qua. 31/3/2015
Hàng nghìn công nhân Công ty Pouyen Việt Nam (TP HCM) đã xuống đường tuần hành phản đối quy định bảo hiểm mới trong 5 ngày qua. 31/3/2015
RFA

Vùng lên hỡi những nô lệ ở thế gian
Vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn...
Đó là lời của bài Quốc tế ca, bài hát chính thức của tất cả những người cộng sản trên toàn thế giới. Bài hát này vẫn được cất lên trong những buổi lệ long trọng tại Việt nam, nơi mà quyền lực của đảng cộng sản là một thực tế tối thượng. Trong những thước phim tuyên truyền của đảng người ta thường nghe giai điệu bài ca này, cùng hình ảnh cờ đỏ búa liềm trên nền những đám đông công nhân đình công, biểu tình đòi quyền sống.
Tuần lễ đình công của công nhân
Không có Quốc tế ca, cũng không có cờ đỏ búa liềm trong cuộc đình công của hơn 100 ngàn công nhân tại các khu công nghiệp phía Nam, và kéo dài sang tuần qua của 3500 công nhân tại Long An.
Quan sát các cuộc đình công của công nhân, Lê Huy Canh viết trên trang blog Tuzo:
Năm nay, và tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến một tình thế khó khăn đối với các nhà lãnh đạo, với đảng cs. Sự tụt hậu của nền kinh tế so với khu vực, nợ nần, đổ vỡ của các doanh nghiệp nhà nước, đời sống quá nghèo khó của đại bộ phận những người lao động trong nhiều chục năm qua; con đường cổ phần hóa DNNN buộc phải diễn ra, những cuộc đình công nổ ra, lan rộng trong những ngày qua sẽ ngày càng làm rõ ràng hơn tình thế có tính bi kịch đó.
Công nhân đã đình công để phản đối Bộ luật bảo hiểm xã hội của nhà nước Việt nam, không cho họ lãnh tiền một lần sau khi nghỉ việc. Blogger Hiệu Minh viết bài Lan man về sổ hưu, trong đó ông phân tích cách mà người công nhân ở Mỹ hưởng tiền bảo hiểm xã hội của mình. Kết thức bài viết Hiệu Minh kêu gọi nhà nước Việt nam nên trả lại cho người lao động quyền quản lý và tiêu xài tiền bảo hiểm của mình. Hiệu Minh là người sống và làm việc nhiều năm ở Mỹ, đất nước sản sinh ra ngày quốc tế lao động 1/5.
Trang blog Bauxite Việt nam bình luận rằng Luật pháp đã tước đi chút quyền cuối cùng của họ: quyền lựa chọn. Vậy thì họ phải chiến đấu vì sự sống, vì cái bụng thiêng liêng. Đảng yên tâm đi, đừng nhọc công tìm kẻ xúi bẩy, kẻ cầm đầu. Kẻ cầm đầu là cái đói.
Sự tụt hậu của nền kinh tế so với khu vực, nợ nần, đổ vỡ của các doanh nghiệp nhà nước, đời sống quá nghèo khó của đại bộ phận những người lao động trong nhiều chục năm qua; con đường cổ phần hóa DNNN buộc phải diễn ra, những cuộc đình công nổ ra, lan rộng...làm rõ ràng hơn tình thế có tính bi kịch đó
Lê Huy Canh
Trên trang blog Bauxite Việt nam người đọc cũng gặp bài của Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, người tù chính trị vừa được trả tự do. Anh đặt vấn đề tại sao đảng cộng sản cầm quyền ở Việt nam tự xưng là đại diện của giai cấp công nhân mà công nhân lại có ít quyền lợi đến mức phải đình công như vậy? Anh đề cập thêm chuyện nhà nước do đảng lãnh đạo thường xuyên nhấn mạnh lợi thế của Việt nam trên cuộc cạnh tranh thế giới hiện nay là công nhân giá rẻ, và câu hỏi đặt ra là hóa ra những người công nhân Việt nam lại là những người bị bóc lột rất nặng nề.
Nguyễn Tiến Trung viết rằng công đoàn thì chẳng đại diện gì cho công nhân cả.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, người quan sát cuộc đình công của 3500 công nhân tại Long An thì nói về tổ chức được coi là đại diện cho quyền lợi của người lao động Việt nam là công đoàn như sau:
Công đoàn ở Việt nam thì họ tê liệt, họ đâu có một sức mạnh nào để mà bảo vệ quyền lợi của công nhân. Họ làm việc trên sự quản lý của Tổng liên đoàn lao động và trực thuộc Chính phủ. Chính phủ thì vướng sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thì làm gì có tiếng nói độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân.”
Một cây bút quen thuộc trên các trang blog là Thiện Tùng nhắc lại lời nói của ông tổ của những người cộng sản là Karl Marx rằng giai cấp lao động phải vùng lên đánh đổ những nhà tư bản, và kết cục là tất cả đều sụp đổ, sụp đổ. Thiện Tùng viết rằng đáng ra phải có công đoàn, mà là công đoàn độc lập để làm cầu nối giữa giới chủ và những người làm công, từ đó công ty rồi xã hội mới phát triển được.
Câu chuyện về công đoàn độc lập cho đến hôm nay vẫn là giấc mơ cho những nhà hoạt động dân sự Việt nam, vì nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo vẫn cương quyết không chấp nhận.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), cũng là Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng tư năm 201
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), cũng là Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng tư năm 2015.

Ông Nguyễn Phú Trọng là ai?
Câu chuyện thứ hai được nhiều blogger bàn đến trong tuần này là việc người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng đi Tầu.
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết rằng cứ mỗi lần nghe tin một vị lãnh đạo Việt nam nào đó đi Tầu thì ông lại thấy lo sợ. Một nhà báo Việt nam cũng chia sẻ nỗi sợ của Giáo sư Tuấn trên mạng xã hội. Và nỗi sợ lần này của họ rất cụ thể, đó là thõa thuận cùng nhau khai thác dầu khí giữa Việt nam và Trung quốc tại vịnh Bắc bộ.
Công đoàn ở Việt nam thì họ tê liệt, họ đâu có một sức mạnh nào để mà bảo vệ quyền lợi của công nhân. Họ làm việc trên sự quản lý của Tổng liên đoàn lao động và trực thuộc Chính phủ. Chính phủ thì vướng sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thì làm gì có tiếng nói độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân
Nguyễn Thiện Nhân
Thõa thuận này cũng nằm trong thông cáo chung giữa ông Nguyễn Phú Trọng và người đồng nhiệm Tầu là ông Tập Cận Bình, bên cạnh những điều không có gì mới như là tình hữu nghị và sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Giáo sư Tuấn viết là thõa thuận này nhắc mọi người nhớ đến những dự án có sự tham gia của người Trung quốc mà công luận lo ngại như là Bauxite Tây Nguyên, khu công nghiệp Vũng Áng. Ông kết luận là như thế thì tương lai dân tộc này sẽ còn chìm trong bóng tối rất lâu.
Nhân chuyến đi của ông Trọng sang Tầu, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhắc lại lời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng quốc phòng Việt nam trong đoàn quan chức của ông Trọng. Ông Thanh đã từng nói rằng ông rất lo ngại vì ở Việt nam hiện nay đi đâu ông cũng thấy người ta ghét Tầu, ông cho rằng như thế rất nguy hại cho dân tộc.
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc lại thấy rằng hóa ra đảng cộng sản Việt nam lại không đại diện cho quan điểm đó của người Việt nam.
Một điều khác cũng được Giáo sư Tuấn lưu ý, là trong lời mời ông Tập sang Việt nam, ông Trọng lại đại diện cho cả nhà nước và chính phủ Việt nam nữa. Giáo sư Tuấn viết rằng sự lẫn lộn, nhập nhằng giữa độc đảng và Nhà nước, và sự nhập nhằng đó thậm chí làm cho người trong hệ thống cũng đôi khi quên mình là ai!
Và tháng tư lại đến
Ông Nguyễn Phú Trọng cuối cùng cũng chấm dứt chuyến thăm Tầu của ông, và người ta chờ đợi một chuyện chưa có tiền lệ là người đứng đầu đảng cộng sản này sẽ thăm chính thức nước Mỹ, nơi từng được đảng của ông gọi là thành trì của chủ nghĩa tư bản bóc lột.
Ông Trọng chắc chắn cũng sẽ gặp những cuộc biểu tình của những người cùng tiếng nói với ông, những người mà đảng cộng sản vẫn cho rằng họ đang ra sức hòa giải suốt mấy mươi năm sau khi cuộc chiến Việt nam kết thúc.
Tác giả Đỗ Kim Thêm lại nhận xét rằng công cuộc hòa giải mà đảng cộng sản khởi xướng cách đây gần 30 năm thực chất chỉ là mong muốn thu hút tiền bạc và của cải của người Việt ở hải ngoại mà thôi. Tác giả viết tiếp là Lý do chính là người Việt đã không có và sẽ không thể chia sẻ một quá khứ chung của lịch sử cận đại. Bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, dân Việt vẫn còn bị phân chia. Người Việt cảm thấy chưa thuộc về nhau bởi vì họ đã sống và nghĩ không cùng trong một nhận thức về quan điểm đấu tranh. Đó là một gánh nặng trong lịch sử mà họ vẫn còn bị mang ít nhiều tổn thương.
Điều mà Đỗ Kim Thêm nhận xét như được minh họa bằng phát biểu gần đây của ông Nguyễn Thế Kỷ, nhân vật số hai của cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản. Ông Thế kỷ nói về văn học miền Nam trước năm 1975 rằng Ở miền Nam đã sinh ra một dòng văn học bị nô dịch phục vụ cho chính quyền tay sai bán nước, phục vụ cho bộ máy chiến tranh.
Cũng trong chiều hướng như thế, báo chí Việt nam đưa tin về bà Kim Phúc, cô bé bị bỏng nặng vì bom Napal năm xưa, trong đó nói rằng bà Kim Phúc đã xin đi định cư tại Canada. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn lên tiếng nói rằng không phải bà Phúc xin đi định cư mà bà xin đi tị nạn, để thoát khỏi cái cảnh quanh năm suốt tháng làm vật tuyên truyền của đảng. Giáo sư Tuấn cho rằng những người cầm quyền ở Việt nam vẫn còn chưa chấp nhận hai chữ tị nạn, mặc dù chính họ đã gây ra làn sống thuyền nhân chưa có tiền lệ đó trong lịch sử dân tộc. Ông viết rằng thuyền nhân chính là một vết nhơ trong lịch sử Việt nam.
Trở lại với tháng Tư, nhưng suy nghĩ hướng về phía trước cho một tương lai của dân tộc Việt nam tác giả Đỗ Kim Thêm kết luận
Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưởng cầu toàn để canh tân đất nước, một ảo tưởng trí thức để thăng hoa bản sắc văn hoá hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.
Sự bừng tỉnh đó cũng chính là mục tiêu mà những nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi trong nước đang hướng đến. Nhà báo Đoan Trang viết
Bạn biết đấy,những kẻ bắt nạt chúng ta không thích gì hơn là khi thấy chúng ta cứ im lặng để bọn họ tiếp tục bắt nạt. Một sự nhịn không có nghĩa là chín sự lành đâu các bạn.
Đó cũng là lời cuối mà chúng tôi xin mượn Đoan Trang để kết thúc cho bài điểm blog tuần này.

Sunday, April 12, 2015

DỊCH CÂN KINH

DỊCH CÂN KINH


Đạt Ma Dịch Cân Kinh
(Nguyên bản Việt ngữ của Bác sĩ Lê Quốc Khánh đăng trong nhật báo Người Việt  Hoa Kỳ)

Lời thưa: Sau khi đọc lần đầu tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, tôi chỉ mỉm cười, không mấy tin tưởng vì thấy phương pháp chữa trị những bịnh nan y một cách dễ dàng và quá đơn giản.

Tôi cũng xin tự giới thiệu để quý vị thấy rằng tôi đã được đào tạo và phục vụ Tây y qua nhiều thời kỳ. Đến nay tôi đã có bốn mươi chín năm y nghiệp, đã từng làm việc trong các bịnh viện Quân và Dân Y lớn nhất nhì trong nước Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm việc với người Pháp. Mỹ và Phi Luật Tân; đã từng là cộng sự viên của Bác sĩ Đinh văn Tùng, nghiên cứu chữa trị bịnh ung thư qua phẫu thuật (1936-1965). Tôi muốn nói rằng tôi có lý do để tin tưởng Tây y là một ngành khoa học có nhiều thành tích đáng tin cậy trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Cũng vì vậy mà tôi gần như có thái độ thờ ơ khi tiếp nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh.

Thế rồi một hôm, có người bạn cùng tuổi với tôi (sanh năm 1932) đi xe đạp ghé thăm. Tôi được nghe anh kể là anh đã khám bịnh ở Bịnh viện Chợ Rẫy, qua các xét nghiệm y khoa tối tân và các bác sĩ đã định bịnh cho anh: Ung thư gan, Lao thận.
Anh thấy hoàn toàn thất vọng. Vì nếu vấp phải một trong hai chứng bịnh ấy cũng đủ chết rồi, huống chi mắc cả hai chứng bịnh nan y cùng một lúc. Cuối cùng anh có được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh. “Cái phao mà anh đã níu được khi đang chới với giữa biển khơi” . Anh cố gắng tập, kiên trì thực hiện theo đúng tài liệu, và kết quả là anh đã thắng bịnh tật. Hiện nay anh sống khỏe mạnh bình thường, làm việc hớt tóc, có khi anh phải đứng hàng giờ để làm công việc, thế mà anh vẫn bình thường như bao người khác.  Từ đó đến nay, đã bốn năm, anh vẫn tập đều đặn. Nhìn tư thế và sắc diện, không ai nghĩ là anh đã mắc phải bịnh nan y. Thỉnh thoảng anh đi xe đạp đến thăm tôi. Cũng từ đó, tôi chú tâm nghiên cứu Dịch Cân Kinh.

Đầu năm 1986, tôi đã truyền đạt tài liệu này cho một người bạn trẻ bị bịnh lao phổi, không được điều trị đúng cách vì hoàn cảnh bản thân cũng như xã hội vào thập niên 80. Cuối cùng anh đã gầy guộc chỉ còn có 32kg trong cơ thể suy nhược, đã mấy lần cứ tưởng là không qua khỏi. Và anh đã vớt vát chút hy vọng còn lại, anh đã tập Yoga. Kết quả cơ thể có phần nào phục hồi nhưng vẫn yếu đuối. Suốt mùa Đông, anh vẫn không ra khỏi nhà, nhìn sắc diện, vẫn lộ những nét bịnh hoạn.
Sau khi nhận được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh , anh đã cố gắng kiên trì luyện tập, thời gian đầu bạn tôi cũng gặp những phản ứng như ghi trong tài liệu. Dần dần anh qua được bước đầu vất vả, và gần cuối năm 1986, sau bốn tháng luyện tập, anh đã ho tống ra một khối huyết cứng to bằng trứng
chim cút, và sau đó anh từ từ hồi phục sức khỏe, da dẻ hồng hào, vẻ mặt vui tươi, và mãi đến nay anh vẫn giữ được sắc thái của người bình thường không bịnh hoạn.

Một trường hợp khác, bạn tôi, sinh năm 1931, bị bịnh Parkinsonđã bốn năm nay, đã chữa trị Đông, Tây y, thuốc gia truyền và nhân điện...Lẽ dĩ nhiên là bịnh không khỏi. Vì bịnh Parkinson cho đến nay, loài người vẫn bó tay.Sau khi nghiên cứu và luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, bạn tôi cũng gặp phản ứng như ghi trong tài liệu. Tuy vậy, anh vẫn kiên trì tập đều đặn. Tuy hiện nay bịnh Parkinson không lành hẳn, song bịnh được ngăn chận giới hạn ở mức chỉ rung có hai bàn tay. Còn các khớp, nhất là khớp tay và chân, vẫn cử động bình thường, không gặp một khó khăn trở ngại nào mà lẽ ra, đúng theo các triệu chứng điển hình, thì bịnh càng lâu, các khớp bị cứng và hạn chế cử động cho đến
một lúc nào đó sẽ bị cứng khớp, không cử động được nữa. Bịnh kéo dài bốn năm nay nhưng anh vẫn sinh hoạt bình thường, có nghĩa là bịnh bị ngăn chận ở một mức độ có thể chấp nhận được.

Một trường hợp nữa là một anh bạn sinh năm 1930 bị béo phì, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa kinh niên. Từ hơn ba mươi năm nay, anh đã dùng vô số thuốc Đông, Tây y và châm cứu nhưng vẫn quanh quẩn hết chứng này đến tật khác, không ngày nào vắng thuốc. Anh đã tiếp nhận Dịch Cân Kinh, và sau thời gian tập luyện cũng có những phản ứng như đã ghi trong tài liệu, và sau đó, anh phục hồi
sức khỏe, nhất là rối loạn tiêu hóa không còn nữa, ít khi phải dùng thuốc trị cao huyết áp. Anh ca ngợi Dịch Cân Kinh là môn thuốc trị bá bịnh.

Qua bốn trường hợp mà tôi đã theo dõi hai năm nay, chưa phải là nhiều, tôi đã phải công nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một phương pháp chữa được nhiều bịnh hiểm nghèo mà hiện nay Tây y nhiều khi phải bó tay.

Đọc qua tài liệu Dịch Cân Kinh, chúng ta thấy vấn đề kỹ thuật luyện tập không có gì khó khăn, rất dễ tập. Điều cần nhấn mạnh ở đây là ý chí, quyết tâm. kiên trì và thường xuyên. Nếu vượt qua được những điều này, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả mỹ mãn.

Năm 1943, khi giảng lớp Quân y
Khóa 1, Phân khu Bình Trị Thiên và Trung Lào, thầy tôi, Bác sĩ Bùi Thiện Sự đã nói: “Nghề nghiệp của chúng ta có nhiệm vụ cao cả là phụng sự và làm vơi đi những đau khổ của nhân loại”. Để ghi nhớ lời dạy ấy của Thầy, tôi nguyện truyền đạt cho bất cứ ai, những gì mà tôi nghĩ sẽ giúp ích được cho mọi người.

Bây giờ tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh đối với tôi là một phương thuốc quý giá giúp cho đời. Tôi đã hối hận về nỗi thờ ơ của mình buổi ban đầu, khi mới tiếp nhận tài liệu này.

Bác sĩ Lê Quốc Khánh


SỰ TÍCH ĐẠT MA DịCH CÂN KINH

Năm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Tầu thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Tung Sơn, Hà Nam, xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột. Do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (Môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém, không thể luyện võ được, Tổ Sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả to lớn vì tiêu trừ được các bịnh tật hiểm nghèo.

Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bịnh, ngay cả bịnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết khí huyếtcủa Đông y để chứng minh. Sức khỏe của con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về điều này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Đông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc, hồng  huyết cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào...mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và quá trình tuần hoàn của huyết mà xem xét. Theo Đông y, một khi khí huyết
không thông là tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm, nên các chất keo, dịch, gân và các chất khô... không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, làm các vật chèn ép mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bịnh.

Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi bản năng của máu tăng, thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bịnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:

Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi, luyện tập ngày ba buổi. Mỗi buổi 1800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u và khỏi bịnh.

Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bịnh. Đã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.

Cụ Từ Mạc Đính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại, luyện tập sau 3 tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.

Nguyên nhân bịnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.

Vì quá trình sinh lý cơ thể của con người là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp giữa cái sống và sự chết. giữa lành mạnh và bịnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chớ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận độngcác lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp tất cả các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bịnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra.
Đông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bịnh ung thư là một cuộcđấu tranh nội bộ ở trong cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bịnh ung thư là bịnh chữa được.

Đương nhiên bịnh tật là do sự trì trệ khí huyếtmà nó làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy công việc
luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bịnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bịnh đối với việc tự chữa được bịnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bịnh trĩ nội và trĩ ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bịnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bịnh như : suy nhược thần kinh, cao huyết áp, bịnh tim các loại, bán thân bất toại, bịnh thận, hen suyễn, lao phổi, trúng gió méo mồm và lệch mắt.

Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bịnh tật là do khí huyết (âm, dương) mất thăng bằng mà sanh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này. Nên đối với đa số các loại bịnh, nhất là bịnh mãn tính đều có thể chữa được cả.

Phương Pháp Luyện Tập Dịch Cân Kinh

Đầu tiên là nói về tư tưởng:

Phải có hào khí, nghĩa là có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng, không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.

Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bịnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bịnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.

TƯ THẾ LUYỆN TẬP: 

1.  Lên không xuống có:Trên phải không, dưới nên có. 
* Đầu  treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm  dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa  ra phía sau xòe ra như cái quạt.
* Trong  khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chânphải cứng, các ngón  chân bám chặt như bám trên đất trơn. Đây là những quy định cụ thể của các  yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

2. Dựa theo yêu cầu này,
* Khi  tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ  ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập. Xương cổ buông lỏng để có cảm  giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên, không mím môi, ngực trên buông  lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai.
* Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dướithót vào, hậu mônnhích lên, mười ngón chânbám sát mặt đất, gót chânđể phẳng lên mặt đất. Bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sốngthẳng như cây gỗ.
* Khi  vẫy tay nhớ nhẫm câu: “Lên có xuống không”.Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau  (lên), khi tay trả lại phía  trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước  (xuống).

3. Trên ba dưới bảy : Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức độ bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

4. Mắt nhìn thẳng : không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẫm đếm số lần vẫy.

CÁC BƯỚC TẬP CỤ THỂ NHƯ SAU :

a)     Đứng hai bàn chânbằng khoảng cách hai vai.
b)     Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai,
các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra phía sau.
c)     Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường. 
d)     Các đầu ngón chânbám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng. 
e)     Hai mắtchọn một điểm ở đàng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Đùi và bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm. 
f)     Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay về phía trước, chú ý để nó buông theo quán
tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.
g)    Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên đến 1800 lần vẫy (tương đương với
30 phút).
h)      Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nên nóng, tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất  đạt. Nhưng cũng không nên tùy tiện, bữa tập nhiều, bữa tập ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong sự luyện tập, khó có hiệu quả.

*LƯU  Ý:
1.      Bắt đầu tập luyện, không nên làm tổn thương các ngón chân (Sau mỗi buổi tập, vuốt ve các ngón chân mỗi ngón chín lần). Nôn nóng muốn khỏi bịnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dầnmới đúng cách và kết quả tốt. Nếu tinh thầnkhông tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến “trên nặng dưới nhẹ” là sai hỏng. 
2.      Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thì thường hay có trung tiện (đánh địt), hắt hơi và hai chân
nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng..... chỉ là hiện tượng bình thường, đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là “Thiên khinh Địa trọng” (Trên nhẹ dưới nặng), đấy là quy luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh Địa trọng. 
3.      Sở dĩ bịnh ganlà do khí huyết của tạng gan không tốt gây nên khi bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết. Do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tỳ vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là kết quả tốt. 
4.      Về bịnh mắt, luyện Dịch cân kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí chữa được cả chứng đục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được. Khi khí huyết không dẫn đến được các bộ phận của mắt thì thường sinh ra các bệnh tật của mắt.
5.      Đôi mắt là bộ phận của thị giác và cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

NHỮNG PHẢN ỨNG KHI LUYỆN TẬP DịCH CÂN KINH

Khi luyện tập, cơ thể có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bịnh, không nên lo nghĩ.
Sau đây là 34 phản ứng thông thườngvà còn nhiều phản ứng khác không kể ra hết được.

1. Đau buốt,
2. Tê dại, 3. Lạnh, 4. Nóng, 5. Đầy Hơi, 6. Sưng 7. Ngứa, 8. Ứa nước giải, 9. Ra mồ hôi, 10. Cảm giác như kiến bò 11. Giật gân, giật thịt, 12. Đầu khớp xương có tiếng kêu lụp cụp 13. Cảm giác máu chảy dồn dập, 14. Lông tóc dựng đứng 15. Âm nang to lên, 16. Lưng đau, 17. Máy mắt mi giật 18. Đầu nặng, 19. Hơi thở nhiều, 20. Nấc, 21. Trung tiện 22. Gót chân nhức như mưng mủ, 23. Cáu trắng dưới lưỡi 24. Đau mỏi toàn thân, 25. Da cứng, da chân chai rụng đi, 26. Sắc mặt biến đi, 27. Huyết áp biến đổi, 28. Đại tiện ra máu, 29. Tiểu tiện nhiều, 30. Nôn mửa, ho,  31. Bịnh từ trong da thịt bài tiết ra, 32. Trên đỉnh đầu mọc mụt, 33. Ngứa từng chỗ hay toàn thân, 34. Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bịnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh ra các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi.

Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên mới sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là đã khỏi một căn bịnh. Cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Luyện tập dịch cân kinh đạt được 4 tiêu chuẩnsau:

    1. Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều  chỉnh tạng phủ, lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

    1. Tứ trưởngtố:  Tức là tứ chiphối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc  luyện tập. Tứ trung tố song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra  ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

    1. Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là :

Bách Hội: Một huyệt trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập thì 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt . Nhâm đốcvà 12 kinh mạchđều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bịnh nan y mà ta không ngờ.

    1. Lục phủ minh: Đó là ruột non. ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là
không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nên không trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LUYỆN TậP

1. Số lần vẫy tay:
    * Không  dưới 800 lần, từ 800 lần trở lên dần dần đến 1800 lần (khoảng 30 phút) mới tới  ngưỡng cửa của điều trị.
    * Người  bịnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm 10  đầu ngón chân.

2. Số buổi tập:
    * Sángthành tâm tập mạnh,
    * Trưatrước khi ăn tập vừa.
    * Tốitrước khi ngủ tập nhẹ.

3. Có thể tập nhiều tùy theo bịnh trạng:
    * Có  những bịnh nhân nâng số lần vẫy tay lên đến 5 hay 6 ngàn lần trong mỗi buổi  tập.
    * Nếu  sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần  tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.

4. Tốc độ vẫy tay:Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1800 lần là hết 30 phút.
    * Vẫy  lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút. Khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng.
    * Bịnh  nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bịnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và  chậm, bớt dùng sức.
    * Vẫy  tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh, mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới  mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.

5.  Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít, nặng hay nhẹ?:
    * Vẫy  tay là môn thể dục chữa bịnh chớ không phải là một môn thể thao khác biệt. Đây  là môn thể dục  mềm dẻo, đặc điểm của nó là  dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp  vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm  đi.
    * Vẫy  tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai.
    * Bịnh  phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bịnh huyết áp thì nên dùng  sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.

Nói tóm lại phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng, là tốt nhất. Đông y cho rằng động tác nhẹlà bổ ích (ích lợi cho cơ thể), còn động tác mạnhlà loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

Khi vẫy tay về phía sau dùng sức bảy phần. Khi vẫy tay về phía trước thuộc về quán tính, còn chừng 5 phần.

Đếm số lần vẫy tay, đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tỉnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân âm được bồi dưỡng.

Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn):Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được. Dĩ nhiên nơi nào không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

Trước và sau khi tập:Trước khi tập, đứng bình tỉnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về tâm lý và sinh lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng, thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh, nên cần chú ý đến điểm này,

Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thở điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi luyện tập, đa số thấy có phản ứng, nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay
không.

Khi tập cần chú ý các điểm sau đây:
1.    Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư).
2.    Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực),
3.    Khi tay trả về phía trước, không dùng sức (nhẹ),
4.    Tay vẫy về phía sau, dùng sức (nặng, mạnh),
5.    Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay.

Tập ngày 3 buổi, kiên quyết tự chữa bịnh cho mình.
1.    Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhứt định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hiệu quả.
2.   Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không ? Có thể sinh bịnh do tư thế không đúng, làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hãn hữu, không tới 1%.
3.   Khi tập nên tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông.
4.   Tóm lại cần lưu tâm những điểm sau:

·     Khi tập luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.
·     Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế “thượng hư hạ thật”.
·     Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1800 trở lên mới có hiệu quả.
·     Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng sẽ tăng
số lần vẫy tay lên.
·     Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bịnh
tật ta đang mắc phải.
·     Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bịnh mà còn là một phương pháp phòng bịnh rất hữu hiệu. 

Source:  Hội Thân Hữu Việt Nam    




Oct 8,
2004


Kinh Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân
Kinh
(Huỳnh Bửu Khương)


Nhân đọc bài Ðạt Ma Dịch Cân Kinh của Bác sĩ Lê Quốc Khánh đăng trên nhật báo Người Việt số ra ngày 17 và 18 tháng 11 năm 2000 và thấy rất vui mừng khi biết tập Ðạt Ma Dịch Cân Kinh có thể chữa được nhiều bịnh nan y, trong đó có cả bịnh ung thư. Do đó tôi muốn góp thêm ý kiến bằng cách nói lên kinh nghiệm bản thân về việc tập Ðạt Ma Dịch Cân Kinh để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn cách luyện tập và củng cố lòng tin vào phương pháp tập luyện này.

Vào năm 1974, anh Nguyễn Kim Tri, Thiếu tá ở Võ Phòng phủ Tổng Thống cho chúng tôi bản phóng ảnh của quyển Ðạt Ma Dịch Cân Kinh bằng chữ Tàu và khuyên chúng tôi nên tập luyện theo sách ấy, rất tốt cho sức khỏe, vì đây là cách luyện tập của chùa Thiếu Lâm dành cho môn sinh luyện trước khi học võ. Sau đó chúng tôi nhờ người dịch đại ý của quyển sách và tập luyện.

Sau bốn tháng luyện tập, mọi người trong phòng của tôi (Khối Ðặc Biệt, Trung Tâm Phối Hợp thi hành Hiệp Ðịnh Ba Lê, Phủ Tổng Thống) đều đạt kết quả tốt. Người nào không có bịnh thì đều lên cân, da dẻ hồng hào thấy rõ. Người nào có bịnh thì bớt bịnh. Ông Long, thư ký đánh máy, bị huyết áp cao, thì sau bốn tháng tập, huyết áp xuống mức bình thường. mặc dầu ông không có uống thuốc. Lúc ấy ngày nào tôi cũng tập 1200 cái đánh tay. (Lúc mới khởi sự tập 200, rồi sau tăng dần).

Sau tháng 4 năm 1975, suốt thời gian ở trong các trại cải tạo từ miền Nam ra tới miền Bắc, ngày nào tôi cũng tập Dịch Cân Kinh một lần, và vẫn giữ mức 1200 cái vẫy tay. Nhờ vậy mặc dầu ăn đói và rất ốm yếu, tôi vẫn có thể chịu được và ít bị bịnh. Anh em nói vì tôi là “quan văn” trong ngành võ (Luật sư tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, Thiếu Tá) nên không có sức chịu đựng bằng các anh em khác, phần đông là Tiểu Ðoàn trưởng tác chiến, Quận Trưởng hoặc Hạm trưởng Hải quân, cấp chỉ huy Biệt Kích Dù, An Ninh Quân đội v.v...

Hồi mới ra Hoàng Liên Sơn ở huyện Văn Chấn, thuộc tỉnh Nghĩa Lộ cũ, vào tháng 7 năm 1976, mỗi lần đi lấy gạo, tôi cùng một anh nữa khiêng lối 20 hay 25 kí lô và đi lối 7 hay 8 cây số đường rừng. Khi về gần đến trại có đèo 19 tháng 5 rất cao, thường tôi yêu cầu anh cùng khiêng với tôi ngồi nghỉ một chút rồi mới đi tiếp.

Sau đó tôi nói với Thầy Thuần, một Ðại Ðức, Thiếu tá Tuyên úy Phật Giáo, người ở cùng một láng và cùng tập Dịch Cân Kinh với tôi mỗi ngày, về việc tôi qua không nổi Ðèo 19 tháng 5 rất cao. Thầy nói “Bác cứ tập lên 2000 cái cho tôi, bác sẽ qua nổi đèo ấy”. Nghe lời Thầy Thuần, tôi tập lên đến 2200 cái đánh tay mỗi ngày.

Và lối nửa tháng sau, khi đi lấy gạo, tôi được giao phải vác một mình 20 kí. (Vì họ cho rằng chúng tôi ra Bắc đã một thời gian lâu rồi nên đủ sức để vác 20 kí đi xa), nặng gấp đôi lần trước, thế mà khi qua đèo 19 tháng 5, tôi qua luôn, không phải ngừng lại để nghỉ như trước. Tôi biết ngay là nhờ tập Dịch Cân Kinh theo lối Thầy Thuần chỉ, nên mới đạt được kết quả ấy. Chớ việc ăn uống thì chúng tôi vẫn bị đói dài dài. (Ở miền Bắc, trong 3 năm đầu, gia đình không được gởi thực phẩm cho chúng tôi).

Hồi đó tôi tập nổi 2200 cái đánh tay cho mỗi lần và nhờ hàng ngày tôi phải leo núi, đồi, phải làm việc nặng nên chân mạnh hơn lúc ở Sài Gòn. Chân phải mạnh, rắn chắc thì tập mới được, vì suốt buổi tập mình phải đứng tấn.

Tôi còn nhớ có một hôm chúng tôi phải khiêng một khúc cây to. Anh bộ đội nói “chỉ cần mười người khiêng cây này, anh nào yếu cho khỏi khiêng”. Tôi đưa tay lên xin khỏi khiêng vì tôi biết là tôi yếu nhất trong các anh em. Ðồng thời có một anh nữa, anh Duyệt, cũng đưa tay. Anh bộ đội ngó tôi và nói: “Anh không yếu bằng anh này”, vừa chỉ anh Duyệt. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy anh Duyệt mặt mày xanh xao mặc dầu thật sự anh mạnh hơn tôi. Nhờ tập Dịch Cân Kinh mỗi ngày, nên dầu ăn
đói, nhưng da tôi không xanh mét như một số anh em khác.

Tập Dịch Cân Kinh giúp mình luôn luôn ngủ ngon và không bao giờ bị táo bón, máu huyết được lưu thông mạnh trong thời gian tập, nhờ đó da dẻ chúng ta luôn được hồng hào và bệnh tật tan biến đi.

Sau đây tôi xin nói về cách tập thế nào cho đúng. Khi chúng tôi mới có cuốn Ðạt Ma Dịch Cân Kinh, chúng tôi coi theo hình vẽ trong đó mà tập theo. Sau lối hai tuần tập luyện, chúng tôi thấy không có kết quả gì cả. Do đó chúng tôi phải nhờ người dịch cuốn sách ấy. Và khi tập đúng cách rồi thì kết quả thấy rất rõ.

Tôi xin diễn tả tư thế và việc phải làm của một người tập Dịch Cân Kinh.

1.   Người tập Dịch Cân Kinh nên đi giày hay dép, không nên đi chân đất. Hai chân dang ra, khoảng cách giữa hai ngón chân cái bằng khoảng cách của hai vai. Hai bàn chân đứng song song với nhau. Mười ngón chân bám chặt xuống giày hay dép. 
2.   Gồng cứng (lên gân) bắp chuối và bắp vế chân. Hậu môn nhíu lại và thót lên. Suốt buổi tập, hai
chân như trồng cây xuống đất, từ thắt lưng trở xuống luôn luôn cứng nhắc, không suy suyển. Tóm lại, đó là thế đứng tấn của người luyện võ. Nếu đã dang hai chân đúng tầm, đã gồng (lên gân) hai chân thật chắc, bám mười ngón chân thật chặt xuống dép hoặc giày, nhíu hậu môn lại và thót lên rồi thì ta thấy từ thắt lưng trở xuống chân thật là chắc nịch. Và trong suốt buổi tập ta phải luôn chú ý đến phần từ thắt lưng trở xuống và làm đúng như thế. Nếu ta không chú ý đến phần này thì công phu luyện tập sẽ mất gần hết, không mang lại kết quả mong muốn.
3.    Ðầu như dây treo (giống như có sợi dây treo mình lên vậy) để cổ được thẳng, mặt ngó về phía trước, nhìn một điểm cao hơn mình một tí để cổ không rùng xuống.
4.    Ở miệng, hai môi chạm nhẹ vào nhau, không mím môi cũng không hở môi. Hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau, đầu chót lưỡi để trên nướu răng trên (để luồng điện được lưu thông). 
5.    Ở mỗi bàn tay, 5 ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm
này). Khi đánh tay, lòng bàn tay hướng về phía sau (tức là mu bàn tay đưa về phía trước). 
6.    Ðộng tác duy nhất là đánh hai tay từ phía trước ra phía sau. Khi đưa hai tay ra phía trước, hai
cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ, khi đánh tay ra phía sau thì hợp thành một góc 60 độ. Tóm lại khi đánh tay ra phía sau thì đánh hết tay. Khi đưa tay ra phía trước chỉ là một cái trớn của việc đánh tay ra phía sau còn lại mà thôi. Do đó chỉ có 30 độ. Mỗi lần đánh tay từ phía trước ra sau thì kể là một cái đánh tay.
7.    Khi mới bắt đầu tập, nên khởi sự đánh tay 200 cái cho mỗi lần tập. Nếu muốn mau có kết quả thì
mỗi ngày tập hai lần vào buổi sáng và chiều.

Còn nếu có ý chí lớn hơn nữa thì tập mỗi ngày ba lần(sáng, trưa và chiều) càng tốt. Tập ở ngoài sân hay ở trong nhà đều được, miễn là ở nơi thoáng khí và yên tịnh. Không nên tập sau khi ăn cơm no. Khi thấy mệt là nghỉ ngay, không nên tập quá sức. Khi thấy còn có thể tập được nữa mà không mệt thì nên tiếp tục tập cho đúng sức mình.

Khi mới tập, khởi sự bằng 200 cái đánh tay mỗi lần tập. Về sau khi thấy còn có thể tập thêm thì tăng lên dần, thí dụ 250, 300, 350, v.v...Hồi tôi mới tập, một thời gian ngắn sau là tôi đã lên tới 1200 cái đánh tay cho mỗi lần tập (trong 15 phút). Hồi đó còn trẻ nên tôi đánh rất nhanh và mỗi ngày tôi chỉ tập có một lần. Sau khi tập xong, ta thấy khát nước (thì nên uống nước ngay), đó là tập vừa sức. Sau khi tập, tôi thường đi chậm bằng cách giở chân lên cao, vừa co dãn hai cánh tay. Có người mới khởi sự đã tập trên 1000 cái thì mặt bị nổi mụn ngay. Nếu tập đúng cách, tôi thấy không có phản ứng gì cả, mà càng ngày ta càng thấy khỏe ra.
8.    Mình tập được nhiều hay ít là do mình có thể đứng tấnđược bao lâu, chớ không phải ai muốn tập bao nhiêu lần cũng được. Còn nếu đánh tay để đếm số lần cho thật nhiều mà không gồng lên cho hai chân thật cứng chắc và nhíu hậu môn lại, thót lên thì sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Về tốc độ đánh tay thì sách nói đánh tay nhanh như người đi đánh đồng xa. Ðánh tay càng nhanh thì máu huyết lưu thông càng mạnhtrong thời gian ấy, và sẽ cuốn theo mọi bịnh tật. Sách nói muốn tập để trị bịnh thì nên tập từ 2000 đến 3000 cái đánh tay mỗi ngày trong vòng lối 30 phút.

Và sau đây là hai nguyên tắc quan trọngcần phải áp dụng trong lúc tập

    1. Thượng tam hạ thất:Nếu trong thời gian tập, mình dùng mười phần sức  lực thì từ thắt lưng trở xuống mình dùng đúng 7 phần và phải luôn luôn chú ý  đến việc gồng cứng (lên gân) hai chân, nhíu hậu môn lại và thót lên. Từ thắt  lưng trở lên, mình dùng 3 phần sức lực. Ðó gọi là thượng tam hạ thất, thượng  hư hạ thực. Trên ba dưới bảy hay trên hư dưới thực. Trong việc đánh tay cũng  thế, khi đưa tay ra phía sau thì dùng 7 phần sức lực, đưa ra trước thì chỉ  dùng có 3 phần. Trước 3 sau 7 hay trước hư sau thực. Ðánh tay ra phía saumới thực là cần thiết và phải đánh cho hết tay.
    2. Tâm bình khí tịnh:Trong suốt thời gian tập ta không được suy nghĩ điều gì(điều này hơi khó), ngoại trừ việc nhẩm  đếm số lần đánh tay. Ðó là tâm bình. Còn khí tịnh là trong thời gian tập ta  thở bình thường, chớ không phải thở theo nhịp tay. Có một môn phái thở theo  nhịp tay, nghe nói đó là phái Võ Ðang. Nhưng phái Thiếu Lâm Tự thì không thở  theo nhịp tay. Hồi tôi ở Hoàng Liên Sơn, tôi tập không thở theo nhịp tay, còn  thầy Thuần thở theo nhịp tay. Nhưng cả hai chúng tôi đều đạt được kết quả  tốt.

Sau cùng tôi xin nói một vài kinh nghiệm trong khi tập:
·      Nếu đánh tay nhanh mà ta thấy tê mười đầu ngón tay thì đó vì là ta không nhíu hậu môn và thót lên, hoặc là vì ta để hở mười ngón tay.(Bàn tay năm ngón phải để dính với nhau, không được hở, điều này trong sách có hình vẽ rõ lắm). 
·      Nếu lúc tập mà ta thấy đầu hơi nặng là vì cổ ta không thẳng, đầu không như dây treo. Luồng điện
thay vì đi xuống lại đi ngược chiều lên đầu. Hồi ở Hoàng Liên Sơn, tối nào tôi cũng ra sân tập và đeo bao tay vì trời lạnh. Khi đánh tay được lối 1500 cái trở lên là tôi thấy ấm người, khỏi mang bao tay nữa, và mỗi cái đánh tay tôi nghe như có hai luồng điện chạy xuống hai chân vậy. Bây giờ đã lớn tuổi, tôi chỉ tập nổi tối đa trên dưới 800 cái đánh tay mỗi lần mà thôi.
·        Thêm vào đó ngày nào tôi cũng đi bộ ít nhất nửa giờ và tôi thấy rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho việc tập Dịch Cân Kinh. Trong tất cả các môn tôi đã tập (hồi ở Việt Nam, tôi tập dưỡng sinh trong vườn Tao Ðàn), tôi nhận thấy môn Dịch Cân Kinh của Ðạt Ma Tổ Sư là hữu hiệu hơn cả. Nhưng điều cần yếu là phải tin tưởng và kiên nhẫn tập đều đặn thì mới có kết quả./.