Friday, November 30, 2012

Lại Bàn Về ‘Nhạc Vàng’

Lại Bàn Về ‘Nhạc Vàng’
Trần Hải Âu
 
 Một giòng nhạc, những ca khúc luôn có một dĩ vãng và khi người nghe đã từng trãi nghiệm sống trong giai đoạn ấy thì mối cảm thụ lại càng thêm sâu sắc. Vì thế người ta vẫn còn thích và nhớ nhiều đến ‘nhạc vàng’ vì nó đã ghi dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước, chập chờn hư ảo với đói khổ, nghèo nàn, chết chóc, chia ly… mà trong văn học vẫn chưa có tác phẩm nào có tầm, vô tư nói lên được nổi khổ đau không thốt được bằng lời của dân tộc mà không bị vướng víu với lập trường chính trị. ‘Nhạc vàng’ hay '‘nhạc sến’ vẫn sống mãi như điệu bolero là thế.
 
Mở Đầu Câu Chuyện:
Cách đây vài năm trong nước bỗng dậy lên cuộc tranh luận về ‘nhạc sến’ mà có thời còn được gọi là ‘nhạc vàng’, ‘nhạc mùi’, ‘nhạc phản động’ vv… của miền nam trong cuộc chiến. Có hai phe rõ rệt; phe chê thì dùng lập trường chính trị ‘chuyên chính’ của những thập niên 70s hay 80s lên án là nhạc rẽ tiền hạ cấp, ủy mị bi quan của… ‘ngụy quân, ngụy quyền’ (mà ngày nay, thời hội nhập hòa giải, không tiện gọi như thế nữa), tiêu biểu là ông Nguyễn Lưu, rồi gần đây có người nhắc đến bài viết của ông Vương Tâm với bài “Nhạc sến biến dị” xuất hiện trên báo Sức khỏe và Đời sống của Bộ Y tế; phe khen thì hình như là những nhà trí thức, người làm văn học nghệ thuật đã sống vào giai đoạn ấy ở trong nam và thuộc trường phái ‘xét lại’ (sau khi đã được phép của Nhà Nước) thuộc "Câu lạc bộ bolero Sài Gòn".
Sau 1975, trong một thời gian dài ‘nhạc vàng’ bị cấm triệt để theo chỉ đạo văn hóa chính trị từ Hà Nội, cho mãi đến những năm 1990s khi Việt Nam mở cửa thì nó mới được dần từng bước được cho phép phục hồi.
Chuyện phân biệt ‘nhạc vàng’ hay ‘nhạc đỏ’ có thể là để phân biệt theo màu cờ ‘quốc-cộng’ của hai phía lâm chiến từ những năm 1945 kháng chiến chống Pháp và ‘Quốc Gia Việt Nam’ của vua bù nhìn Bảo Đại do Pháp dựng lên chứ không phải đợi về sau có hai chính phủ nam bắc vào 1954 khi Mỹ nhúng tay vào, mà phần lớn ‘nhạc vàng’ bị lên án đều được sáng tác mạnh theo giai điệu bolero, rumba, habaneraở giai đoạn này. Ngày nay có vị đã hăng say gán thêm cho nó là ‘nhạc sến’ mới rách việc. Hai từ ‘nhạc sến’ và ‘nhạc vàng’ chỉ xuất hiện càng ngày càng nhiều sau 1975.
Tôi không phải là một nhạc sĩ và sự hiểu biết về nhạc lý rất hạn chế, nhưng tôi lại là người rất mê nhạc và suốt ngày được vây quanh bởi tiếng nhạc du dương dù khi đang làm việc. Tôi không muốn đi sâu vào phần phân tích chuyên môn về âm nhạc hoặc phân tích tính tuyên truyền chính trị của nội dung các bài nhạc đương thời. Tôi chỉ muốn đóng góp một ít nhận xét vào những cuộc tranh luận ồn ào trên báo chí trong nước bấy lâu nay về ‘nhạc sến’ chỉ vì tôi đã sống trong giai đoạn ấy ở miền nam lúc tuổi còn xanh để có một cái nhìn tương đối vô tư hơn. Có điều cần được khẳng định: Trước 1975 không ai có khái niệm nhập nhằng đánh đồng ‘nhạc vàng’ với ‘nhạc sến’. Hơn nữa, từ ‘sến’ không hề được dùng để ám chỉ ‘nhạc vàng’. Chúng là hai phạm trù khác nhau.
Hình như chuyện so sánh vớ vẩn về ‘nhạc sang’ và ‘nhạc sến’ đã xuất hiện trong bài “Thánh đường” âm nhạc “dzung dzinh”? của Hữu Trịnh trên báo TT Và VH ngày 2/2/2011 nhân sự kiện hai ca sĩ hàng đầu của ‘nhạc vàng’ Tuấn Vũ, Hương Lan từ hải ngoại trình diễn hơn 10 đêm tại Nhà hát Lớn Hà Nội trước và sau Đại lễ Một Ngàn Năm Thăng Long. Trong bài ấy ông ta đã ‘ta thán’ rằng “… Nhà hát Lớn Hà Nội - nơi được nhiều người xem là “thánh đường” âm nhạc của thủ đô - là nơi đáng lý phải dành cho âm nhạc bác học như giao hưởng, thính phòng, những buổi độc tấu của các nghệ sĩ nhạc hàn lâm chứ không phải là nơi dành cho nhạc “sến”. Mà cũng lạ thay, hàng ngàn người “giàu sang” nối nhau đến nghe Tuấn Vũ hát với giá vé phải mua bằng tiền triệu.”
“Nhạc xưa … là những ca khúc trữ tình cách đây trên 30 năm, trên thị trường âm nhạc … được phân thành 2 loại: nhạc “sang” (như của các tác giả Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong…) và nhạc “sến” (của những tác giả như Thanh Sơn, Lam Phương…).”
“Khi công chúng quay lại với nhạc xưa phải chăng là giới nhạc sĩ hiện nay đã không có được những ca khúc làm thỏa mãn nhu cầu nghe của công chúng. Một thị trường âm nhạc bát nháo với những ca khúc đạo nhạc, ca từ nhảm nhí, gây sốc, giai điệu vô cảm… đã nói lên điều đó?”
“Khi Tuấn Vũ và Hương Lan có hơn 10 show diễn cháy vé tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc đã có bài viết Khi Đặng Thái Sơn không thể “địch” lại Hương Lan, Tuấn Vũ.”
Viết được nhận xét như thế làm tôi có cảm tưởng là nước ta chưa hề trải qua giai đoạn cùng khổ của chiến tranh và thời bao cấp tem phiếu. Sự phân biệt ‘nhạc xưa’ gồm nhạc sang và nhạc sến hơi khập khểnh, bời người yêu nhạc đã biết rõ nhạc của Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Văn Cao, Đoàn Chuẩn và Từ Linh trước 1945 là nhạc tiền chiến, và nhạc của Trịnh Công Sơn gồm nhạc tình và nhạc phản chiến…; chẳng ai gọi là ‘nhạc sang’ cả.
Bối Cảnh
Theo một bài viết của Hà Đình Nguyên thì ông ta muốn tìm ý nghĩa của từ ‘sến’ như thế nào và gán cho “ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen (trong từ con sen: người giúp việc nhà) đọc trại mà ra. Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi "ô sin" là con sen, trong Nam gọi là "ở đợ"… Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari-Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau (vài câu nhạc vàng)… Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!”
Rõ là hơi phiến diện. Thực ra vào khoảng 1954, dưới các thỏa hiệp Geneva Pháp đã từng bước rút ra khỏi Việt Nam để Mỹ vào thay thế. Nam bộ vốn là Nam kỳ quốc nên tên dân thành thị và có quốc tịch Pháp thường có kèm tên tây ví dụ Trần Văn Đôn còn gọi là André Đôn, hoặc Nguyễn Khánh còn gọi là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh; còn phái nữ thì ố la la, Marie, Thérésa, Yvonne, vv... Lợi dụng có quốc tịch Pháp một số lớn giàu có di dân sang Pháp, số còn lại với tên tây thường bị dân trong nước chế giểu nên mới có những tên như Marỉ-Sến hay Mari-Phông ten; chứ các chị ‘sen’ thời bấy giờ vốn thất học ở quê lên phố kiếm sống làm gì được phong lưu lãng mạn đến thế. “Trước 1954, chỉ có ở miền Bắc mới gọi ‘ô sin’ là con sen, trong Nam gọi là ‘ở đợ’" Trước 1954, ngoài bắc làm gì đã có ‘ô sin’; danh từ ấy chỉ mới xuất hiện gần đây khi sự giao lưu với Hàn quốc gia tăng.
Trong một bài báo khác của Tuấn Khanh, trên báo Tuổi Trẻ ông cố gắng truy nguyên danh từ Marỉ-Sến. Đúng là từ này phát xuất từ tên nữ tài tử người Áo nổi danh thời ấy ở Hollywood là Maria Schell (1926-2005) và các phim của cô đã được chiếu ở các đô thị miền nam vào những năm 1950s và 1960s đã làm thổn thức bao trái tim trẻ và tên cô thường được nhắc nhở luôn trong giới trẻ thời ấy và vô tình đi vào… văn học dân gian, chứ thật tình không khởi đi từ chữ ‘sen’, hay ‘con ở’ gì cả; và thế là nhà văn trẻ nổi danh Tuấn Huy đưa luôn vào bài báo của mình. Tôi còn nhớ cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông có tựa là “Ngày Vui Qua Mau” vào khoảng 1962, 1963 đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt vì lối viết bức phá thoát ra khỏi lối viết ‘hàn lâm’ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thời ấy trong giới trẻ chúng tôi hay dùng từ ‘sến’ như một loại ngôn ngữ chế biến ám chỉ (slang) để tỏ ý chê bai việc gì quê mùa thô kệch, kém phẩm chất, không thời thượng cốt chọc quê bạn bè cho vui. Nó chẳng hề mang ác ý mĩa mai thành phần giai cấp thấp kém nào, nhất là ‘con sen, người ở’ mà trong nam thường gọi lịch sự hơn là ‘người giúp việc’. Ví dụ ‘sao thằng ấy ăn mặc sến quá’; ‘bài thơ mày làm sến quá’; ‘mày ca sến quá’…
Lịch Sử
Nước ta vốn không có được một nền dân ca đại chúng lâu bền, mà chỉ lưu truyền hạn chế trong vùng miền cục bộ; có lẻ dân tộc nào cũng thế bởi khung cảnh lịch sử xa xưa chưa có các phương tiện truyền tải lan xa như ngày nay. Lại nữa ta cũng chẳng có một điệu nhảy nam nữ cộng đồng tiêu biểu trong các lễ hội như lam-vong của các dân tộc bạn Lào, Cam-Bốt, có lẽ vì ảnh hưởng lâu đời của đạo lý cụ Khổng ‘nam nữ thụ thụ bất thân’.
Trên bước đường nam tiến, cổ nhạc của ta đã pha trộn, xào nấu với rất nhiều cổ nhạc của dân tộc suy vong nhiều nhất là từ âm nhạc Chăm; từ ca trù hay hát ả đào, chầu văn, quan họ, hát xoan, hát ghẹo, hát chèo v.v. của miền bắc xuôi xuống trung phần với hò mái đẩy, ca huế hay ca lý, nam ai, nam thương, nam bình rồi đến vào nam bộ có hò nện, hát bộ, hồ quảng, cãi lương…
Theo một nhà văn hóa Chăm, Inrasara thì ngay các bài ‘Người ơi, người ở đừng về’ hay ‘Bèo dạt mây trôi’ của quan họ Bắc Ninh cũng vướn chút hơi hám Chăm. GS. Trần Văn Khê lại phân biệt ca Huế có hai loại Quan nhạc (mà ta hay gọi cung đình) để phân biệt với Tục nhạc (dân ca hay dân nhạc). Nhưng có tác giả khác nhận xét: “Văn hóa Nghệ thuật của giai cấp nào đều không là là sản phẩm trí tuệ của nhân dân. Khi đã bác học hóa thì trở thành lối chơi của ông hoàng bà chúa, giới quý tộc (nhạc sang?), khi đã dân gian hóa thì vẫn là sản phẩm trong tổng thể văn hóa dân gian (nhạc sến?) mà thôi.”
Ai cũng đều nhận ra nhạc Huế chịu ảnh hưởng đậm hơn của nhạc Chăm ở vùngđất mới nên nghe có mang một nỗi buồn ai oán dễ khiến người ta chau mày rơi lụy. Hoặc xa hơn nữa vào thời Trịnh Nguyễn, khi chúa Nguyễn Hoàng đem dân vào trấn Thuận Hóa thì vùng này vốn là xa xăm biên địa làm cho lưu dân luôn hoài hương cố quận và tình cảm đã đi sâu vào các ca khúc da diết ấy? Vậy “những… chia ly và mất mát trong tình yêu. Lời hát não nề, than vãn cầu mong được bù đắp … sự lê thê, buồn bã khai thác âm hưởng cổ nhạc theo hướng yếm thế, ru ngủ lòng người tạo nên cảm giác chán chường bế tắc” (theo Vương Tâm, ‘nhạc sến biến dị’) nào phải đợi đến có ‘nhạc vàng’, ‘nhạc sến’ mới hiển lộ?
Khổ nổi các điệu hát theo ngủ cung này rất khó trình diễn cùng với những nhạc cụ cổ khó chơi như đàn kìm, đàn cò, đàn bầu, đàn tranh… nên hầu như chỉ giành cho những lễ hội, cho các nghệ nhân chuyên nghiệp do đó mà dần thất truyền và mai một vì không được phổ biến rộng rãi trong các thế hệ trẻ, có lẽ vì quan niệm lổi thời ‘xướng ca vô loại’. Ngày nay cổ nhạc của vùng miền chỉ tồn tại trong các sô trình diễn dân ca cho việc phục vụ du lịch.Thấy mà thương!
Tân Nhạc
Khoảng đầu thế kỷ 20, đời sống của giới trẻ trong nước nhất là ở Hà Nội, cái nôi văn học cả nước dù muốn dù không cũng phải chịu ảnh hưởng Âu hóa. Ngoài bắc Hội Khai Trí Tiến Đức chủ trương "dùng khí cụ và chút ít phương pháp của Âu Tây để hòa những bản đàn cổ" hoặc "bài đàn như trước viết lại cho đúng phương pháp Âu-Tây". Ở Huế thì ảnh hưởng Âu nhạc phát hiện bằng sự thành lập nhóm Tỳ bà với nhạc sư Nguyễn Hữu Ba và trong Nam có nhạc sĩ Trần Quang Quờn đặt bài bản mới phỏng theo cung điệu xưa, sáng chế nhạc khí mới và đặt ra cach chép nhạc riêng; phong trào cải lương làm cho đờn ca tài tử phát triển mạnh theo hướng sân khấu; dùng đàn guitare và violon để đờn Vọng cổ v.v.
Vào thời kỳ này, cùng với phong trào Âu hóa mọi mặt đời sống trong nước, điệu bolero đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam và hưng thịnh dần vào những năm 1940-1950 với nhịp điệu 4/4 chậm rãi và dìu dặt hơn thay cho nhịp ¾, thì nó như cá gặp nước, dễ học, dễ trình diễn, dễ nhớ, đi thẳng vào câu chuyện, hợp với tâm tình giàu thơ nhạc của dân Việt cho nên nó đã được đón nhận nồng nhiệt. Nhạc cụ thì chỉ cần một chiếc guitar cũng đủ nên đã xuật hiện nhiều nhạc sĩ, ca sĩ tài danh đã thổi hồn Việt vào cho nó để rồi nó… định cư và trở thành ‘nhạc đại chúng’ lúc nào không hay.
Điều đặc biệt ít người để ý đến là điệu bolero lại dễ ăn khớp với những giòng thơ lục bát của Việt Nam cho nên nhiều bài thơ hay thời tiền chiến đều được phổ nhạc nhuần nhuyển và dễ đi sâu vào lòng đại chúng hơn. Có nhiều bài thơ được quần chúng biết đến rộng rãi đều nhờ các bản ‘nhạc vàng’.
Thế là nền tân nhạc của Việt Nam đã được thiết lập. Nhạc được sáng tác đa số ở Hà Nội trước thời kháng chiến chống Pháp 1945 được gọi là Nhạc tiền chiến, í tai gọi là ‘nhạc sang’. Loại nhạc này thường theo điệu Slow, Boston hoặc Valse buồn lê thê nhưng thiên về lãng mạn mơ mộng cá nhân.
Sau Hiệp định Geneva, đất nước bị chia cắt làm hai phần rồi trở thành hai chính thể đối kháng. Trong khoảng thời gian tương đối dài suốt 5 năm, hai bên VNDCCH phía bắc và VNCH phía nam trải qua một giai đoạn hòa bình ngưng bắn để tái thiết và chấn chỉnh. Ngoài bắc thì chịu ảnh hưởng nặng của khối Cộng sản Trung Xô gặp thời chuyên chính sắt máu của Stalin và Mao nên toàn xã hội phải đặt mình dưới sự kềm kẹp gay gắt. Bằng chứng là những bản nhạc được phát trên đài Hà Nội thời bấy giờ chịu ảnh hưởng nặng của nhạc điệu Trung quốc líu la líu lít đến nay chẳng ai còn muốn nghe lại. Trong nam thì vốn liếng văn học nghệ thuật đã được di tản theo giòng người di cư đông đảo nên nếu nói đến ‘nhạc vàng’ là phải nói đến cái di sản ‘tiểu tư sản thành thị’ của thời Pháp thuộc.
Nguồn Gốc của Điệu Bolero
Di sản ấy vốn đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp và nói rộng hơn là văn hóa tây phương Âu Mỹ và của những trào lưu âm nhạc thế giới thời bấy giờ.
Người ta đã phân biệt nhạc cổ điển Tây phương khởi sự từ 1600 đến 1910 gồm 3 giai đoạn:
1) Giai đoạn Baroque từ 1600 đến 1750, chỉ chuyên trình diễn trong cung đình và nhà thờ. 2) Giai đoạn nhạc cổ điển (1750- 1820), chú trọng đến âm thanh của nhạc cụ hơn là biểu lộ tình cảm nội tâm. 3) Giai đoạn lãng mạn sau cuộc cách mạng Pháp: (1820- 1910), chú trọng về tình cảm cá nhân hay lòng yêu quê hương và điệu bolero đã xuất hiện trong giai đoạn này. Frédéric Chopin đã để lại một hòa khúc dương cầm trứ danh mang tên ‘bolero’ Op. 19 viết vào năm 1833 sau khi đến nghe ca sĩ Tây Ban Nha Manuel Garcia trình diễn tại Paris lần đầu.
Như thế Bolero đã khởi đầu trong giai đoạn của giòng nhạc lãng mạn vừa kể, trở thành điệu khiêu vũ đại chúng nhịp 3/4 ở Tây Ban Nha do vũ sư Sebastian Cerezo, với những buổi giới thiệu điệu nhảy này đầu tiên vào năm 1780.
Đấy là nói theo lối viết lịch sử chiếm đoạt của tây phương, vơ vào những cái hay của người thành của mình. Hình như điệu bolero bắt nguồn xa hơn nữa từ những di dân nô lệ châu Phi sang các vùng đất mới Mỹ châu và được các nhà thực dân Tây, Bồ du nhập vào mẫu quốc của họ. Bolero dễ bắt nhịp với những thao tác lao động hàng ngày và có thể biến đổi chậm nhanh tùy theo tâm trạng buồn vui của người hát. Bolero truyền thống của Cuba lại phát xuất từ Santiago de Cuba cuối thế kỷ 19 bởi Pepe Sanchez, trở thành điệu rumba vào năm 1930; và từ đó nẩy thêm các điệu bolero-mambo hay nói gọn là mambo, rồi bolero-cha hay Cha-cha-cha.
Âm hưởng của bolero vì thế đã mang nổi buồn bất hạnh của lưu dân bị chèn ép bóc lột. Nó đã được vài nghệ nhân vô danh nào đó hát lên nổi niềm tâm sự của mình theo nhịp gỏ của vật dụng thô sơ quanh một bếp lửa trại ở một xứ sở xa xăm không còn đường về cố quận, và từ đó được lan xa. Vì vậy bolero luôn tãi đi một câu chuyện buồn được kể theo vần điệu du dương lên bổng xuống trầm.
Dân Phi châu vốn sống gần gũi với thiên nhiên, cần có một thể chất khỏe mạnh để sinh tồn và nhạy bén học được các nhịp điệu của môi trường hoang dã và phổ thành nhạc. Vì thế không lạ gì khi họ rất giỏi về thể thao và âm nhạc. Ngày nay nhạc Phi châu đã trở thành gốc nhạc đại chúng của cả thế giới.
Điệu tango theo nhịp 2/4 or 4/4 xuất phát từ Nam Mỹ vào khoảng 1911 và dần lan đến Âu Mỹ nhưng rồi bị tàn úa do những cấm cản của các chế độ độc tài quân phiệt đã làm cho bolero không có đối thủ và lan truyền trên thế giới rộng rãi hơn.
Ở Việt Nam thì bấy giờ nền tân nhạc chỉ mới tập tểnh đi những bước đầu đời. Đến những năm sau 1954 bỗng trong nam du nhập rộ lên những bản nhạc bolero trứ danh như Besame Mucho, Histoire d’un amour, Aime-moi, Ciao ciao Bambina, La chanson d'Orphée vv… do nữ danh ca bất hủ của Pháp Dalida qua những đỉa nhựa Barclay làm cho điệu bolero càng được mến mộ. Dalida còn đặt chân đến Việt Nam trình diễn vào năm 1961 trong thời vàng son của . Nếu có kẻ chê ‘nhạc vàng’ buồn não nề, thê lương, nghẹn ngào … thì nay ta thử nghe lại các bài Besame Mucho, Historia de un amor theo ngôn ngữ gốc spanish trình bày bởi Cesaria Evora, Julio Iglesias, Dianna Krall, Layra Fygi ... xem có ngẫn ngơ man mác buồn hay không?
Nước Mắt Trong Cuộc Chiến
Thường dân lúc nào cũng đều vô tội và là nạn nhân trong những cuộc chiến tranh tương tàn. Lịch sử Việt Nam nào có khác và trong những cuộc tranh giành quyền lực khi đất nước bị phân chia dân chúng hai phe đều bị bắt buộc phải cuốn vào cuộc chiến và gánh chịu nhiều hậu quả khốc liệt của chết chóc, ly tán, mất mát và đau buồn thì dĩ nhiên những tình tiết than thân trách vận, những nổi niềm u uất buồn thảm là tâm trạng chung đều được các nghệ sĩ có tài đem vào các tác phẩm văn chương nghệ thuật, trong đó có ‘nhạc vàng’ thành những bản sầu ca. Nhiều người bảo chỉ có các ca sĩ thời danh cũ trong nam mới thể hiện tuyệt vời các bản sầu ca ấy. Vì sao? vì họ đã từng sống trong giai đoạn ấy và khi họ trình diễn thì cũng như chính họ kể lại một đoạn đời đắng cay sầu thảm của mình. Họ đã thả hồn vào bài nhạc, và người nghe cảm thấy gần gũi và được vuốt ve vì họ cũng cảm nhận có một phần đời lạc loài của mình trong bài hát.
Cũng cùng điệu bolero nhưng các bản nhạc sáng tác sau này trong nước thời hết chiến tranh không hấp dẫn giới trẻ lẫn già nữa vì không ‘nổi đau đoạn trường’ của giai đoạn chiến tranh như ca sĩ Trà Mi nhận xét: “Nhạc bây giờ cũng là lời nói (kể chuyện), nhưng nghe nó ngang phè phè. Còn lời của nhạc vàng cũng chỉ là lời nói bình thường thôi, nhưng thấy nó khác, nghe nói không chướng tai.” Cácca sĩ trẻ trong nước tuy đã được đào tạo ‘hàn lâm’nên vững về thanh nhạc hát rất hay nhưng khi trình bày những ca khúc ‘nhạc vàng’ vẫn chưa lột hết được ‘phần hồn’ của nó.
Điểm khác biệt giữa ‘nhạc tiền chiến’ và ‘nhạc vàng’ đậm nét ở chỗ: ‘nhạc tiến chiến’ thì lãng mạn, buồn, tiếc nuối với mơ mộng cá nhân xa vời hảo huyền, không có giới hạn của thời gian, như trong nhạc của Văn Cao với Trương Chi, Thiên Thai... còn ‘nhạc vàng’ cũng lãng mạn nhưng thấm đẫm u buồn của niềm đau tan thương của quần chúng, mang tính thời sự và ai cũng cảm thấy có tâm sự của mình trong ấy. Vì thế phải cần một thời gian dài suy ngẫm, và khi cơ hội đến đúng lúc các thế hệ trẻ sau chiến tranh và đồng bào ngoài bắc cùng thế hệ ‘nhạc vàng’ mới có sự thông cảm và đồng cảm cho giòng nhạc buồn rười rượi này. Mà lạ lắm, đối với con người thì cái gì nghèo, buồn và dang dở thì nhớ da diết; chớ ít ai than vãn khi vui và đời thì khóc nhiều hơn cười.
Tuy nó có mang đủ thứ âm hưởng buồn não nề, thê lương, nghẹn ngào, đau đớn, tiếc nuối, ngầm chan chứa nổi bất hạnh nhưng nó không hề toát ra nổi uất hận người, hận đời … Nó vẫn còn ẩn mang một khát khao vượt thoát, một sự khoan thứ cao thượng, một sự nâng niu trân trọng tất cả những gì quý giá còn lại, dù là mỏng manh nhất, trong những gì bị coi là đổ vỡ, bị coi là thất bại…
Nên nhớ những bản nhạc bolero xuất hiện trong nam vào những năm đầu sau 1954 không thê lương như về sau khi chiến tranh mỗi lúc mỗi gia tăng khốc liệt, tràn từ thôn quê về thành phố, thanh niên phải rời ghế học đường đi ra chiến trường sớm mà sống chết chỉ là đường tơ kẻ tóc, để lại bao tình yêu bị đổ vở. Có lẻ thanh niên ngoài bắc cũng thế mà thôi, nhưng tình cảm bị đè nén bởi chính sách kiên quyết tập trung phục vụ cho chiến tranh giải phóng của Đảng.
Một giòng nhạc, những ca khúc luôn có một dĩ vãng và khi người nghe đã từng trãi nghiệm sống trong giai đoạn ấy thì mối cảm thụ lại càng thêm sâu sắc. Vì thế người ta vẫn còn thích và nhớ nhiều đến ‘nhạc vàng’ vì nó đã ghi dấu một giai đoạn lịch sử đau thương của đất nước, chập chờn hư ảo với đói khổ, nghèo nàn, chết chóc, chia ly… mà trong văn học vẫn chưa có tác phẩm nào có tầm, vô tư nói lên được nổi khổ đau không thốt được bằng lời của dân tộc mà không bị vướng víu với lập trường chính trị. ‘Nhạc vàng’ hay ‘nhạc sến’ vẫn sống mãi như điệu bolero là thế.
Di Sản Của Nhạc Vàng
Sau 1975 khi Việt Nam được thống nhất, và khi Nhà nước bắt đầu chính sách mở cửa giao lưu với thế giới vào những năm đầu 1990s, đất nước ngày càng thay đổi với thế hệ trẻ sau chiến tranh đang khao khát những hình thái nghệ thuật cởi mở thông thóang hơn. Trong môi trường cung-cầu của thị trường kinh tế mới, khi di sản âm nhạc của miền bắc sau chiến tranh thật nghèo nàn không đủ cung cho nhu cầu mới nên dần dà người miền nam sử dụng lại những bản ‘nhạc vàng’ gợi nhớ, rồi những băng đĩa từ hải ngoại đua nhau tràn ngập thị trường chui nội địa đã dấy lên một trào lưu ‘tìm về dĩ vãng’. Trước sức ép không ngăn cản nỗi, các nhà lãnh đạo đã khôn ngoan nới dần cho phép phổ biến ‘nhạc vàng’. Họ thấy rằng cấm mà nó vẫn được mọi người sính chuộng thì nên cao tay hơn là ‘cho phép’ cho đắc nhân tâm. Cũng may là tầm nhìn của các nhà lãnh đạo văn hóa trong nước không đến nổi chật hẹp như ý kiến của các ông ‘vệ binh đỏ’ cở Nguyễn Lưu hay Vương Tâm. Nay với kỷ thuật internet, các trang mạn nổi danh trong nước như NhacCuaTui và Zing đã tải hầu hết những bản nhạc vàng thời danh của miền nam cũ.
Các chế độ cũ trong Nam thời chiến tranh đã bị xóa tên nhưng những di sản để lại trong nền văn học, nghệ thuật, văn hóa giáo dục với sự đóng góp của quần chúng trong đó có ‘nhạc vàng’ không phải là không đáng trân quí. Thói thường xưa nay trong lịch sử nhân loại là dân tộc chiến thắng lại luôn sùng bái những giá trị văn hóa nghệ thuật của kẻ chiến bại; huống chi đây lại là di sản của đồng bào dân tộc. Cho nên cố gán ghép và đánh đồng một giòng nhạc phổ thông đại chúng phát triển mạnh mẻ trong Nam theo trào lưu thế giới vào với những xấu xa của các chế độ chính trị cũ của Miền Nam để phê phán bừa bãi là một thái độ kém hiểu biết và thiếu nghiêm túc. Vã lại cái gì tồn tại được lâu dài chắc phải được quần chúng tán thưởng ủng hộ, trong đó có nghệ thuật phi chánh trị; vì thế nên gọi ‘nhạc vàng’ đúng cách là ‘nhạc đại chúng’ (pop music) trong thời chiến tranh.
Trên đời thứ gì cũng đều có hai mặt tương phản hay dở, tồi tốt, đẹp xấu... thì nhạc cũng vậy, có bài làm đắm say lòng người nhưng cũng có bài ‘sến’ hết biết. Hơn nữa mọi sự còn phải tùy duyên gặp thời đúng lúc; ví như có nhiều ca nhạc sĩ tài danh cũ miền nam khi còn ở trong nước thì phong trào tái diễn ‘nhạc vàng’ chưa được cho phép như Trần Thiện Thanh, Thanh Lan, Phương Hồng Quế… đành phải sống âm thầm; còn những người đã ra đi và trở về đúng lúc thì được kiệu rước trên vai từ nam ra bắc như Hương Lan, Tuấn Vũ, Chế Linh, Tuấn Ngọc… Ôi biết làm sao mà đoán trước được lòng người nhưng dĩ nhiên quần chúng thưởng ngoạn thường rất nhạy bén, cái hay sẽ tồn tài bằng mọi cách và cái dở, sến sẽ đi vào thùng rác; chẳng cần đến cơ quan quản lý văn hóa chỉ đường để ‘giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc’ theo lối biện luận dao to búa lớn.
Hiện nay, khi các giọng ca mùi và muộn của ‘nhạc vàng’ đua nhau về nước trình diễn và được đón nhận nồng nhiệt đã không ít người lý giải rằng họ đã gặp may. Thế giới đang bị suy thoái kinh tế, đời sống trong nước thoải mái khá hơn trước nhiều, lại gặp lúc thị trường ca nhạc nội địa đang mệt mỏi giậm chân rại chỗ với các nhạc trẻ và ca sỹ giòng teen chẳng làm nên cơm cháo gì nên họ đã gặp đúng thời vận dù muộn ở buổi xế chiều.
Nhạc Sang và Nhạc Sến
Trong bài “Nhạc sến biến dị” của Vương Tâm lại đưa ra lời nhận xét của nhạc sĩ Đỗ Bảo: "Giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc ở tự mỗi người nghe là còn hạn chế, chẳng hạn so với phần đông nhân dân lao động, lực lượng trí thức vẫn còn vô số người nghe nhạc Sến, nhạc não nùng".
Xin ông tha cho nhân dân được nhờ! “Giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc ở tự mỗi người nghe là còn hạn chế,” Ai, cơ quan nào giáo dục về thẩm mỹ âm nhạc cho ‘tự mỗi người nghe’? Câu nhận xét sao lủng củng quá. Có vẻ như ông muốn toàn dân phải được được giáo dục để chỉ để thưởng thức nhạc giao hưởng, opera… như ông, mà nay hình như chẳng có mấy ai quan tâm?
Tính cảm thụ nghệ thuật là đặc tính chung tuy có cao thấp của người thưởng ngoạn, nhưng đều hướng về chân thiện mỹ và do đó mà tạo ra luật đào thải tự nhiên từ quần chúng tiêu dùng. Cái gì hay đẹp phục vụ đời sống thường nhật củaquần chúng đều được mọi người yêu chuộng nên trường tồn, cái gì chỉ phục vụ cho chính trị nhất thời đều sớm tàn lụi. Bằng chứng là nhạc đại chúng của miền nam đến nay vẫn còn được yêu chuộng trong khi ‘nhạc đỏ’ chẳng còn ai nhắc nhở.
Sang hay sến còn tùy tâm cảm của người thưởng thức; chẳng nên mang nhận xét tính cá mè một lứa đầy phiến diện như của nhạc sĩ Pháp Hector Berlioz khi nói về nhạc Trung Hoa thì cho là giống "chó ngáp mèo mửa" hay một ông hoàng ở Lahore, Pakistan lại cho nhạc tây phương chỉ là "tiếng sói tru giữa sa mạc".
Cái thói thượng lưu cung đình mà có lẻ nhiều tác giả tranh luận cho là ‘nhạc sang’ vẫn còn đeo đẳng mãi cho đến thời nay, dù thực lố bịch vẫn chưa chịu biến mất. Trong một dịp du lịch châu Âu vào năm 2000, khi đến Vienna thủ đô Áo, trong chương trình tham quan có một buổi nghe nhạc Watlz ở Schoenbrunn Palace Concerts tồn tại từ thời nữ hoàng Maria Theresa của giòng Habsburg, du khách được nhắc nhở phải ăn mặc nghiêm trang chỉnh chu với bộ vét và cà vạt khi đến dự. Có chán không kia chứ!
Thính phòng rộng im phăng phắt, mọi người ngồi như tượng chỉ thỉnh thoảng có tiếng ho nhẹ cố nén xuống của thính giả; trong khi hôm trước đến dự buổi ca vũ dân gian (theo các tác giả kể trên, chắc là loại ‘sến’) Tyrolean Evenings Family Gundolf Show ở Innsbruck thì du khách ăn mặc thoải mái, nốc bia… vô tư; còn đám vũ công nam trên sân khấu thì chỉ độc quần cộc cao lên tận bẹn tay thì vổ chân liên tục rất vui tai, lạ mắt và… tiền (từ du lịch) thì cứ chảy vào như nước. Mọi người đều hả hê thoải mái chẳng còn biết phân biệt đâu là sang và đâu là sến nữa. Mong các nhà tranh luận kiểu ‘vệ binh đỏ’ nên đi ra nước ngoài nhiều để có cái nhìn thực dụng thông thoáng hơn.
Ông Vương Tâm lại thêm “Trước đây ở ta có những lệnh cấm với những bài hát Sến có những lời ca dung tục, bi lụy não nề thì nay càng cần phải làm triệt để hơn. Các cấp các ngành văn hóa có lẽ phải tạo nên nhiều sắc lệnh chặt chẽ hơn để nâng cao chất lượng chương trình biểu diễn hoặc các album được ra đời.” Tôi mong ông sớm được làm quan to về quản lý văn hóa có quyền để ông sớm ra tay quét dọn những tệ nạn vi phạm thuần phong đạo đức, dâm ô trụy lạc, gia tăng bạo lực, giết người bừa bải hiện đang lan tràn trong nước dưới ảnh hưởng của các xã hội bạo lực Âu Mỹ qua internet. Khi nêu ra những đê nghị như trên, không biết ông đã sống vào thời nào? thời chuyên chính vô sản, thời bao cấp tem phiếu hay thời đại điện tử?
Lời phê bình đề nghị trên làm tôi nhớ lại các cáo buộc thiếu đứng đắn của một ông khác Nguyễn Lưu, con của cựu cán bộ cao cấp Nguyễn Xiển, đã viết trên báo rằng ca khúc ‘Mùa thu chết’ của nhạc sĩ Phạm Duy, từng làm bộ trưởng văn hóa thời Nguyễn Văn Thiệu, đã xuyên tạc cách mạng tháng 8. Bút sa gà chết, nào có rút lại được? Rõ khổ!
Kết Luận
Các vụ thảo luận ồn ào về ‘nhạc vàng’, ‘nhạc sến’, ‘nhạc phản động’ vv... ở trong nước cho ta thấy có nhiều yếu tố phủ phàng khó chối cãi là: 1) Thái độ chính trị của Nhà Nước trước chính sách giao lưu cỡi mở với thế giới bất khả phản hồi, cho nên việc cho phép ‘nhạc vàng’ sống lại chỉ là hệ quả. Chính trị luôn là thành tố quyết định đời sống của xã hội. 2) Một số quan văn hóa ‘bảo hoàng hơn vua’, trước đây đã được đào tạo theo lối hàn lâm, lo sợ cho vị trí và quyền lợi của mình nên đưa ra nhiều đề nghị chống đối ‘nhạc vàng’ lổi thời mang tính phỉ báng thiếu cơ sở. 3) Tình hình yếu kém của nền tân nhạc hiện tại trong nước sau một thời gian dài ‘nhạc vàng’ bị cấm vẫn không tìm được lối thoát nên giòng nhạc và nghệ sĩ cũ vẫn được dân chúng đón chào khi tái ngộ, chứng tỏ giá trị nghệ thuật nhất định của ‘nhạc vàng’. 4) Với trào lưu ảnh hưởng mạnh mẻ của Âu Mỹ qua internet ngày nay, chưa biết nghệ thuật của ta sẽ được gạn lọc như thế nào và đi về hướng nào trong mai sau. 5) Luật đào thải tự nhiên của người thưởng ngoạn trong thời kinh tế thị trường sẽ là người trọng tài vô tư nhẩt. Tương lai của ‘nhạc vàng’ cũng sẽ có giới hạn của nó. Que sera, sera.
Mong các lời luận bàn về ‘nhạc vàng’ một cách tiêu cực của các quan văn hóa (không chức vụ) nên chấm dứt từ đây; và lối đánh đồng ‘nhạc sến’ với ‘nhạc vàng’ chỉ làm cho mọi người cười cho sự hiểu biết nông cạn của mình cũng nên chấm dứt luôn.
Trần Hải-Âu
Mùa Thanksgiving, 2012.
Nguồn : Chuyển Luân

Luận án về mại dâm ở Việt Nam
chiếm giải nhất tại Hoa Kỳ
Tiến sĩ Đại học Berkeley thắng giải nhất xã hội học cho luận án về mại dâm ở Việt Nam
DCVOnline - Tin Public Affairs, UC Berkeley | 09 tháng 5 năm 2012.
BERKELEY - Kimberly Hoàng, tốt nghiệp tiến sĩ Xã hội học tại UC Berkeley năm 2011, đã được Hội Xã hội học Mỹ trao giải “luận án hay nhất” cho luận án tiến sĩ về mại dâm tại Việt Nam.
Ts. Kimberly Hoàng
Nguồn ảnh: UC Berkeley
Luận án tựa đề “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam”, là công trình 15 tháng nghiên cứu về dân tộc học tại TP Hồ Chí Minh; tại đây Ts Kimberly Hoàng đã làm việc như một chiêu đãi viên tại bốn quán bar phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam.”

Trong lá thư đề cử, Gs. Ray gọi luận án “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” là “một tác phẩm tuyệt vời” của “một nhà tư tưởng can đảm và sáng tạo” và ông nói thêm rằng Ts. Hoàng “nghiên cứu điền dã ít người dám thực hiện”.

Kimberly Hoàng là con gái trong một gia đình di cư, chủ tiệm bi-da trong khu phố cũ, tốt nghiệp danh dự tại đại học UC Santa Barbara năm 2005 rồi lấy Thạc sĩ tại đại học Stanford trước khi đến học ở Berkeley.
Hiện nay Ts. Kimberly Hoàng là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Giới tính, Phụ nữ và Tình dục tại Đại học Rice; Ts. Hoàng sẽ giảng dạy tại Khoa Xã hội học tại Boston College vào năm 2013.

Giải thưởng của Kimbery Hoàng sẽ được trao vào tháng Tám tại cuộc họp thường niên của Hội Xã hội học Hoa Kỳ (The American Sociological Association, ASA).
© DCVOnline

Berkeley Ph.D. wins top sociology prize for dissertation on sex work in Vietnam

By Public Affairs, UC Berkeley | May 9, 2012
BERKELEY —
Kimberly Hoang, who earned her sociology Ph.D. at UC Berkeley in 2011, has won the American Sociological Association’s “best dissertation” award for her doctoral dissertation on sex work in Vietnam.
Kimberly
                                                          Hoang
Kimberly Hoang
The winning entry, New Economies of Sex and Intimacy in Vietnam, was based on 15 months of ethnographic research in Ho Chi Minh City, where Hoang worked as a bartender and hostess in four bars that catered to different groups of clients. According to Berkeley sociology professor Raka Ray, who chaired her dissertation committee, Hoang’s research “highlights not just the structure and practices of sex work in Vietnam, but demonstrates how it serves as a vital form of currency in Vietnam’s political economy.”
In her nominating letter, Ray called the dissertation “a stunning piece of work” by “an absolutely fearless and creative thinker,” adding that Hoang had done “the sort of fieldwork few others dare.”
Hoang, the daughter of immigrant parents who ran an inner-city pool room, graduated summa cum laude from UC Santa Barbara in 2005 and earned her master’s from Stanford before coming to Berkeley. Now a postdoctoral fellow at the Center for the Study of Women, Gender and Sexuality at Rice University, she will join the sociology faculty of Boston College in 2013.
Hoang’s award will be presented in August at the ASA’s annual meeting in Denver.
Tính kinh tế của tình dục và chăn gối
tại Việt Nam
Tác giả: Kimberly Kay Hoang nhận bằng MA về xã hội học ở trường Stanford University và hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở khoa xã hội học tại University of California, Berkeley. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của chị là giới tính, nhập cư, toàn cầu hoá và kĩ nghệ tình dục ở Việt Nam.
Luận án tựa đề “Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam”, là công trình 15 tháng nghiên cứu về dân tộc học tại TP Saigon; tại đây Ts Kimberly Hoàng đã làm việc như một chiêu đãi viên tại bốn quán bar phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Theo giáo sư xã hội học Berkeley Raka Ray, chủ tịch ủy ban luận án, nghiên cứu của Kimberly Hoàng “không những chỉ làm nổi bật là cấu trúc và cách hành nghề mại dâm ở Việt Nam mà còn giải thích mại dâm giữ vai trò quan trọng như tiền mặt trong nền kinh tế chính trị của Việt Nam.”
Trong lá thư đề cử, Gs. Ray gọi luận án“Tính kinh tế của tình dục và chăn gối tại Việt Nam” là “một tác phẩm tuyệt vời” của “một nhà tư tưởng can đảm và sáng tạo” và ông nói thêm rằng Ts. Hoàng “nghiên cứu điền dã ít người dám thực hiện”.
Kimberly Hoàng là con gái trong một gia đình di cư, chủ tiệm bi-da trong khu phố cũ, tốt nghiệp danh dự tại đại học UC Santa Barbara năm 2005 rồi lấy Thạc sĩ tại đại học Stanford trước khi đến học ở Berkeley. Hiện nay Ts. Kimberly Hoàng là một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Giới tính, Phụ nữ và Tình dục tại Đại học Rice; Ts. Hoàng sẽ giảng dạy tại Khoa Xã hội học tại Boston College vào năm 2013.
Giải thưởng của Kimbery Hoàng sẽ được trao vào tháng Tám tại cuộc họp thường niên của Hội Xã hội học Hoa Kỳ (The American Sociological Association, ASA).
image
Tóm tắt
Bài báo này khảo sát nền công nghệ tình dục ở thành phố HCM, Việt Nam, một đất nước đã nhanh chóng thực hiện việc tái cấu trúc nền kinh tế trong hơn 20 năm qua.
Trên cơ sở khảo sát tại chỗ trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007, tôi phân tích và so sánh quan hệ của những người lao động tình dục và các khách hàng của họ trong ba khu vực khác nhau của ngành công nghệ tình dục.
Khu vực hạ cấp mua vui cho đàn ông Việt Nam, khu vực trung cấp phục vụ cho người da trắng ngoại quốc và khu cao cấp phục vụ cho người Việt hải ngoại (Việt kiều).
Tôi sử dụng lý thuyết của Arlie Hochschild về biểu hiện tình cảm để minh hoạ những người phụ nữ trong khu vực hạ đẳng thường có thái độ thô bạo trong khi những người phụ nữ làm việc trong khu vực trung và cao cấp thường có tình cảm hơn.
Khía cạnh tình cảm trong các mối quan hệ này cho thấy những điều kiện tạo thành những sự lựa chọn mà những người lao động trong lĩnh vực tình dục có thể có đối với khách làng chơi của họ.
Dẫn nhập
Trong vài chục năm gần đây đã xuất hiện nhiều tác phẩm viết về công nghệ tình dục trên phạm vi toàn cầu (Bales, 2004; Cabezas, 2004; Kempadoo, 2004).
Trong mười năm qua, các nhà khoa học đã tập trung chú ý đến sự phát triển của du lịch tình dục trên phạm vi toàn cầu, được thể hiện bởi sự hoà nhập giữa du lịch quốc tế và khu vực, và sự cung ứng và tiêu thụ các dịch vụ tình dục (Brennan, 2004; Lim, 1998).
Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, tình dục thường kết hợp với dòng di chuyển xuyên quốc gia của đàn ông từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn (Wonders and Michalowski, 2001).
Tiểu luận này khảo sát nền công nghệ tình dục toàn cầu hiện nay ở thành phố HCM, trước đây gọi là Sài Gòn, một thành phố, thông qua những thay đổi về mặt kinh tế-xã hội đầy kịch tính trong hơn 20 năm qua, đã tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Tôi phân tích và so sánh quan hệ giữa những người lao động trong lĩnh vực tình dục với các khách hàng của họ trong ba khu vực khác nhau của nền công nghệ tình dục ở thành phố HCM và đưa ra mẫu thức của tình cảm trong những mối qua hệ này.
Về phía khách làng chơi đàn ông, tôi nhận thấy rằng một số người thích trả nhiều tiền hơn để đổi lấy sự thân tình chứ không chỉ tình dục.
Về phía người lao động, tôi nhận thấy rằng khu vực dịch vụ quyết định hình thức tình cảm, người được trả công cao thường có biểu hiện tình cảm cao hơn.
Elizabeth Bernstein (2007) là khoa học gia duy nhất mà tôi biết đã thử so sánh những người lao động trong những khu vực khác nhau của nền công nghệ tình dục ở San Francisco.
Công trình nghiên cứu của Bernstein cho thấy tình cảm của những người lao động tình dục trong những khu vực được trả công trung bình và cao thông qua cái mà bà gọi là sự xác thực có giới hạn. Tuy nhiên bà biện luận rằng những người đàn bà đứng đường được trả công thấp thường tỏ ra vô cảm “làm cho xong”, không hề có tí tình cảm nào trong đó.
Tôi mở rộng công trình nghiên cứu của Bernstein thông qua việc khảo sát ba lĩnh vực của nền công nghệ tình dục ở thành phố HCM. Trái ngược với Bernstein, tôi thấy rằng những người lao động trong khu vực hạ cấp làm tình chỉ vì tiền thường có thái độ thô bạo vì họ phải đè nén sự kinh tởm trước cơ thể và tuổi tác của khách làng chơi.
Hơn nữa, trong khi Bernstein thấy rằng tình dục cao cấp thường hoạt động trong không gian có tính rất riêng tư, khảo sát của tôi lại cho thấy khu vực tình dục cao cấp lại được thể hiện khá tình cảm, giúp những người đàn ông thể hiện nam tính của mình một cách công khai nhất ở thành phố HCM.
Các số liệu của tôi còn chứng tỏ sự tồn tại, dù không thật rõ, nhưng cần thiết, giữa sự thân tình và quan hệ kinh tế mà những người làm việc trong lĩnh vực tình dục trung và cao cấp có dưới hình thức những biểu hiện thân tình với khách làng chơi (Zelizer, 2005) nhằm làm cho khách cảm thấy được an ủi, quan tâm, có khả năng tưởng tượng và khát khao.
image
Hoàn cảnh lịch sử
Mại dâm trong giai đoạn thuộc địa Pháp và Mỹ
Cùng với việc thiết lập các căn cứ quân sự với quân đồn trú trên những vùng khác nhau, công nghệ tình dục ở Đông Nam Á phát triển rất nhanh trong giai đoạn Pháp thuộc và chiến tranh Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng như thế đã tạo ra ở phương Tây hình ảnh người đàn bà đẹp và ngoan ngoãn ở Đông Nam Á (Enloe, 1990).
Nạn mại dâm ở Việt Nam phát triển cùng với việc khai thác thuộc địa của Pháp, nhằm phục vụ thực dân. Trong khi trước thời Pháp thuộc người Việt Nam vẫn sống chủ yếu là ở làng quê, việc phát triển các trung tâm đô thị – trụ sở của bộ máy quản lý hành chính, thương mại và tài chính của nhà nước thuộc địa – thúc đẩy sự trỗi dậy trong cơ cấu kinh tế của đất nước làm cho nạn mại dâm cũng gia tăng (Guenel, 1997).
Sài Gòn-Chợ Lớn, sau này đổi tên là thành phố HCM, là thành phố bị tác động mạnh nhất trong giai đoạn thuộc địa. Thành phố này được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” với dân cư phát triển rất nhanh, từ 13.000 người vào 1883 lên thành 250.000 vào năm 1932, làm cho Sài Gòn trở thành biểu tượng của ảnh hưởng của phương Tây (Guenel, 1997: 149).
Cho đến năm 1930 “Sài Gòn là trung tâm đô thị chủ yếu và là một trong những mắt xích phức tạp của nạn buôn người, có quan hệ mật thiết với giới mại dâm” (Rodriguez, 2008). Trong những thành phố như Sài Gòn, thực dân và dân bản xứ quan hệ mật thiết với nhau, điều đó đã dẫn tới những qui định cứng rắn hơn (Proschan, 2002).
Thực dân Pháp cố gắng quản lý nạn mại dâm ở Đông Dương bằng cách buộc gái điếm phải đăng ký với chính quyền địa phương. Lý do căn bản là không để cho dân đi khai thác thuộc địa bị mắc những căn bệnh lây qua đường tình dục (Stoler, 1991, 1992). Nhưng việc quản lý đã thất bại vì nạn mại dâm có bảo kê giữ thế thượng phong trong thị trường tình dục.
Mại dâm có bảo kê thường xuất phát từ các nhà thổ được nguỵ trang thành tiệm café, phòng hút thuốc phiện và quán bar, gây khó khăn cho việc quản lý công nghệ tình dục (Rodriguez, 2008).
Trong cuộc chiến Việt Nam, chính sách của Bộ quốc phòng Mỹ là hạn chế mại dâm đến hết mức có thể. Tuy nhiên, trong những năm 1960, việc quản lý của Mỹ đã trở nên lỏng lẻo hơn.
Đến năm 1966, Sài Gòn có 1000 quán bar, hơn 100 hộp đêm và ít nhất là 30 tửu quán (Sun, 2004: 131).
Khi Mỹ đổ thêm quân vào Việt Nam thì nhu cầu mại dâm cũng tăng. Năm 1967 có 500.000 quân Mỹ và quân Nam Việt Nam và theo đánh giá thì có khoảng một trăm ngàn phụ nữ tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tình dục (Dunn, 1994).
Khu vực trung tâm Sài Gòn và gần những khu nhà của người Mỹ và các căn cứ quân sự dày đặc các quán bar chuyên phục vụ người Mỹ (Jamieson, 1995). Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến giữa cộng sản Bắc Việt và chính phủ Nam Việt kết thúc bằng việc Sài Gòn thất thủ.
Thành phố HCM trong khung cảnh toàn cầu đương đại
Sau khi Sài Gòn thất thủ, Việt Nam thực hiện chính sách bế quan toả cảng. Chính phủ xã hội chủ nghĩa thực hiện chương trình phục hồi nhân phẩm nhằm xoá bỏ nạn mại dâm. Nhưng sau một thập kỷ tụt hậu về sản xuất và lạm phát phi mã, năm 1986 chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách cải tổ mà họ gọi là Đổi Mới, tức là chính sách đã đưa Việt Nam từ nước xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường (Turley and Selden, 1993).
Sài Gòn, sau này được gọi là thành phố HCM, trở thành một thành phố có tốc độ lưu chuyển người và tư bản rất cao. Là “khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam”, thành phố HCM đóng góp tới 35% tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam (Pham, 2003).
Theo sau các nước xã hội chủ nghĩa khác, năm 2006 Việt Nam tham gia WTO, tức là tự mình lao vào nền kinh tế toàn cầu và thiết lập những mối quan hệ mới với các nước khác trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư (Greider, 1997; Hoogvelt, 1997; Sassen, 1998).
Có một số bằng chứng cho thấy thành phố HCM bắt đầu nổi lên như là một thành phố toàn cầu mới, Saskia Sassen (2001) coi đây là trung tâm sản xuất, phát triển công nghệ và tài chính tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên thành phố HCM còn thiếu hệ thống giao thông hiện đại, chưa có thị trường chứng khoán quốc tế lớn và chưa có ảnh hưởng tích cực đối với thị trường thế giới. Như vậy là, thành phố HCM mới là thành phố quốc tế đang lên chứ chưa phải là thành phố toàn cầu.
Thành phố quốc tế đang lên, tôi khẳng định, là một phần của khu vực ngoại vi trong thị trường tư bản toàn cầu mà cơ cấu kinh tế và xã hội của nó đang ngày càng được định hình bởi quá trình toàn cầu hoá từ bên trên và hoạt động của chủ nghĩa siêu quốc gia từ bên dưới.
Việc luân chuyển người và tư bản từ các nước đã phát triển sang các nước kém phát triển hơn là đặc điểm của quá trình toàn cầu hoá từ bên trên.
Những cá nhân sống trong các nước kém phát triển hơn lợi dụng các mối liên hệ toàn cầu của họ nhằm giữ vững hoặc nâng cao mức sống của họ chính là những người tham gia vào hoạt động của chủ nghĩa siêu quốc gia từ bên dưới (Smith and Guarnizo, 1998).
Trong hai mươi năm qua người ta đã ít chú ý đến sự gia tăng hoạt động mại dâm trong đất nước đang toàn cầu hoá này (Nguyen-Vo, 2008).
Thực vậy, Giáo sư Bùi Thị Kim Quy đã nhận thấy rằng nạn mại dâm ở Việt Nam đã gia tăng ngay sau Đổi Mới, với khoảng 200.000 phụ nữ Việt Nam thường xuyên tham gia (CATW, 2005).
Tình cảm thể hiện
Tôi sử dụng lý thuyết quan hệ tình cảm của Arlie Hochschild’s (2003 [1983]) làm phương tiện kiểm tra và so sánh quan hệ giữa người lao động tình dục với khách làng chơi ở thành phố HCM.
Trong công trình nghiên cứu các tiếp viên hàng không Mỹ và nhân viên thu nợ, Hochschild đã khảo sát sự thâm nhập của những mối quan hệ tình cảm vào trong quan hệ thương mại.
Bà chia tình cảm của con người thành hai phần: phần cốt yếu của tình cảm của con người được thể hiện chủ yếu trong đời sống riêng, ở gia đình được bà gọi là tình cảm thực (emotion work) và việc biến tình cảm riêng tư thành một loại hàng hoá đem bán trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được bà gọi là tình cảm thể hiện (emotional labor).
Muốn thể hiện tình cảm phù hợp với hoàn cảnh thì người ta phải cố tình gợi lên, uốn nắn và đè nén tình cảm bên trong bằng cách chuyển hoá tư tưởng, cơ thể và điệu bộ, thông qua cả những hàng động mang tính bề mặt bên ngoài và sâu thẳm ở bên trong nữa.
Hochschild khẳng định rằng tình cảm thể hiện thay đổi tuỳ thuộc vào giới tính và giai cấp xã hội.
Những người có địa vị xã hội thấp kém thí dụ như phụ nữ, người da màu và trẻ con không có “những tấm lá chắn” nhằm bảo vệ họ khỏi những hành động xúc phạm đến tình cảm.
Nói về giới tính, tình cảm thể hiện rất quan trọng đối với phụ nữ vì họ ít được độc lập về tài chính, ít quyền lực, uy tín và địa vị xã hội hơn là đàn ông. Vì vậy mà cần phải khảo sát tình cảm thể hiện thay đổi như thế nào trong những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ tình dục với những địa vị xã hội khác nhau.
Việc thảo luận thường chủ yếu nhắm vào khu vực trung và cao cấp.
Bài phân tích của tôi cho thấy những cơ chế khác nhau của tình cảm thể hiện và ước vọng trong hoạt động và mối quan hệ qua lại giữa những người lao động tình dục và khách làng chơi trong cả ba khu vực: hạ đẳng, trung và cao cấp.
Mặc dù có nhiều “kiểu” người lao động và khách làng chơi trong từng khu vực, nhưng tôi đưa ra những mối quan hệ điển hình giữa đàn ông và đàn bà trong mỗi khu vực.
Đàn bà trong khu vực hạ đẳng phục vụ chủ yếu cho khách làng chơi Việt Nam. Họ là những người được trả công thấp nhất, họ thường chỉ có những mối quan hệ ngắn và nhanh với khách và có thái độ thô bạo (Xiao, 2009).
Những người lao động tình dục trong vực khu trung bình phục vụ cho khách du lịch ba lô da trắng. Trong khu vực này, đàn bà thường dùng tình cảm nhằm tạo ra sự cảm thông và tình yêu, thông qua những lời dối trá nhằm giữ vững và nâng cao mức sống của họ.
Trái lại, đàn bà trong khu cao cấp phục vụ đàn ông Việt kiều và được trả công cao nhất. Đàn bà trong khu vực này dựa vào sự khao khát và quan tâm giả tạo để có thể sống với tiêu chuẩn “5 sao” quanh năm.
Mặc dù tất cả những người đàn bà trong công trình nghiên cứu của tôi đều khoác cho công việc của họ những tấm áo khác nhau, hiện tượng “ăn bánh trả tiền” trắng trợn thường xảy ra trong khu vực hạ cấp, trong khi người lao động và khách làng chơi trong khu cao cấp thường trộn lẫn giữa hoạt động kinh tế với sự thân tình (Zelizer, 2005).
image
Phương pháp nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007, tôi đã tiến hành nghiên cứu tại hiện trường trong 7 tháng, chia làm ba thời kỳ.
Trong thời gian này, tôi đã quan sát những người tham gia trong các quán bar, quán café, nhà của những người lao động tình dục, những khu phố buôn bán, khách sạn và đường phố.
Các nhà khoa học, những người viết về phụ nữ lao động tình dục trong giai đoạn thuộc Pháp và Mỹ thường coi đàn bà là gái điếm trong các nhà thổ.
Nhưng trong bài báo này, tôi tập trung chú ý vào những người lao động tình dục (sex workers) (Bernstein, 1999) trong kĩ nghệ tình dục đương đại, những người tự tham gia hoạt động tình dục chứ không phải là các gái điếm hay trẻ con bị buôn bán hay bị ép buộc (O’Connell Davidson, 1998).
Như vậy là, công trình nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn trong những người phụ nữ trên 18 tuổi, làm việc như những thực thể độc lập trong các quán bar hay câu lạc bộ mà thôi.
Tôi bắt đầu công trình nghiên cứu bằng cách ngồi trong các quán bar và đứng trên đường phố để gặp và làm thân với những người lao động tình dục và khách làng chơi khác nhau trước khi đề nghị những người phụ nữ đó tham gia vào đề án của tôi.
Sau khi đã kết thân với những người lao động trong các quán bar, tôi mới hỏi liệu họ có thể dành thời gian làm việc với tôi ở bên ngoài quán được không. Tôi cũng sử dụng hiểu biết của hai người lái xe ôm là Cường và Lộc, hai anh này đã giới thiệu tôi với những người đàn ông và đàn bà trong khu vực hạ cấp và trung bình. Qua những mối quan hệ như thế, tôi đã gặp gỡ tổng cộng 54 người lao động và 26 khách làng chơi trong cả ba khu vực. Đấy là những người đồng ý tham gia vào dự án của tôi.
Khu vực hạ cấp: Tôi phải giải quyết việc đó trong hai mươi phút
Những người lao động tình dục chuyên phục vụ cho đàn ông địa phương thường hoạt động trong những địa điểm mang danh hiệu cắt tóc, quan café hay trong các công viên xung quanh quận I trung tâm thành phố HCM.
Một buổi chiều mùa hè, Cường chở tôi đến quân Tân Bình, đi từ trung tâm thành phố mất 45 phút xe ôm. Ở đây có 25 hiệu cắt tóc nằm thành một dãy sát nhau. Tất cả các hiệu cắt tóc trông đều giống nhau, rộng khoảng hơn một mét, dài gần hai mét, với hai hoặc ba người lao động tình dục ngồi bên trong. Không có Cường thì tôi không thể nào ngờ được rằng đây là những điểm mại dâm vì trông chúng cũng chẳng khác gì những hiệu cắt tóc hợp pháp khác trên khắp thành phố này.
Chúng tôi dừng lại trước một hiệu có treo một cái gương lớn và hai chiếc ghế bọc da ở bên trong. Ở đằng sau cái màn hoa là một chiếc giường bọc da, như thể chỉ đủ cho một người nằm. Quán có vẻ ọp ẹp, không có bồn rửa tay, cũng chẳng có phòng tắm. Tiền thuê một chỗ như thế khoảng 40 USD một tháng.
Tôi gặp Thuý, Yến và Thu, ba người là chị em họ với nhau, tuổi khoảng gần 35. Khác với những người làm trong hai khu vực kia, những người này không có quần áo đẹp hay loè loẹt. Họ là đối tượng của những người đàn ông nghèo khó trong khu vực, những người cho rằng cơ thể của họ vừa gần gũi lại vừa quen thuộc nữa. Tôi đã đến cái quán này mấy lần, giống như mọi quán khác trên cùng con phố, nó thường hoạt động vào buổi sáng và buổi chiều và đóng cửa trước 5 hoặc 6 giờ chiều. Thời khoá biểu như thế giúp những người đàn bà này che giấu gia đình và họ có thể có mặt ở nhà khi con họ đi học về. Những người đàn bà này kiếm sống bằng mãi dâm, mỗi khách làng chơi chỉ trả họ 3USD là cùng.
Thuỷ, Yến và Thu đều là các bà mẹ đơn thân; chồng họ đã bỏ đi theo những người đàn bà trẻ hơn. Sau khi bị ruồng bỏ, để có tiền nuôi con các cô phải bán dâm. Trung bình mỗi cô có ba người khách một ngày, tức là được khoảng 100 USD một tháng. Theo Thuỷ thì như thế là thu nhập cao hơn những người phục vụ trong các nhà hàng hay “osin” khoảng 40USD/tháng.
Khi mới vào, khách làng chơi ngồi lên ghế, các cô bắt đầu massage đầu và cổ. Nếu là khách mới thì các cô phải đợi khách tự yêu cầu “dịch vụ”, nghĩa là họ biết có việc bán dâm ở đây. Thực ra, đúng là có người đến cắt tóc thật, nhưng ít người đi ra với cái đầu đã được hớt gọn gàng. Khách quen thường đến đòi phục vụ tình dục ngay. Tất cả các cửa hiệu cắt tóc trên con đường này cũng như trong các quận ngoại thành khác đều hoạt động theo kiểu ấy.
Quan hệ người lao động-khách làng chơi thường kéo dài 20 phút, đấy là khi các cô không gặp phải những “ca khó”; trong những trường hợp như thế (khó), cô khác phải vào giúp; khách làng chơi vẫn chỉ trả có 3 USD. Tôi ngồi tán gẫu với các cô suốt 3 tiếng đồng hồ trước khi Phong, một khách làng chơi khoảng 45 tuổi, tới. Anh này mặc một chiếc quần màu xám, áo T-shirt cộc tay. Anh ta ngồi lên chiếc ghế da, nhưng cả anh ta lẫn ba người phụ nữ và tôi đều không nói một lời nào.
Tôi thấy Thuỷ massage cổ anh ta chừng năm phút, rồi hỏi: “Anh sẵn sàng chưa?” - Không trả lời, anh ta đi vào nằm lên giường, còn Thuỷ thì kéo bức màn che lại.
Khi Thuỷ “làm việc” thì Yến và Thu quay sang tôi. Tôi hỏi: “Anh ta là khách hàng thường xuyên à?” / Yến đáp: “Vâng, tuần nào anh ta cũng tới và chỉ đòi Thuỷ thôi. Chúng tôi rất lo vì anh ta là loại khó”. Tôi hỏi: “Khó nghĩa là thế nào?” Cô bảo: “Anh ta thuộc loại có tuổi, Thủy cảm thấy khó cho nên chúng tôi phải vào giúp. Tôi ghét lắm vì anh ta bóp rất chặt. Đôi khi rất đau, nhưng chúng tôi không dám nói hay làm gì vì anh ta trả tiền cho chúng tôi”.
Hai mươi phút sau Thuỷ và khách của cô đi ra. Anh ta lấy xe mô tô và phóng đi mà không nói với ai câu nào. Sau khi khách đã đi, tôi hỏi Thuỷ: “Các vị có nói chuyện với nhau không?” Cô nhìn tôi và bảo [bằng tiếng Việt],“Không, chẳng có gì mà nói. Họ đến và nhận được cái mà họ cần rồi đi. Chúng tôi có thể nói gì được? Có vẻ như họ chẳng quan tâm hay tôn trọng gì chúng tôi. Đôi khi ba chúng tôi nói chuyện rồi khóc với nhau vì những người như cái gã vừa nãy là những kẻ rất khó. Họ tỏ ra thô lỗ và chỉ muốn nhận cái mà họ trả tiền thôi. Nếu chúng tôi không “giải quyết được” thì họ sẽ không trả tiền cho nên đôi khi cả ba chúng tôi phải thay nhau giải quyết cho ‘nó ra’”.
Kiểu quan hệ này thường chỉ là “ăn bánh trả tiền” mà không cần mặc cả hay tình cảm gì hết. So với những người phụ nữ trong khu vực trung và cao cấp thì những người đàn bà này không cần cố gắng thiết lập quan hệ thân mật với khách làng chơi. Những người phụ nữ trong khu vực này phải là cái việc mà Hochschild (2003 [1983]) gọi là “kiểm soát hay đè nén tình cảm, tức là cố tình đè nén cái tình cảm không hay đang xuất hiện”. Những người đàn bà này phải đè nén cảm xúc coi thường khách làng chơi của họ. Khách làng chơi tới, được phục vụ và rời khỏi tiệm trong vòng 20 phút. Những người đàn bà trong khu vực này mất thì giờ chủ yếu cho công việc và gia đình, và không tìm cách chuyển sang khu vực được trả công cao hơn.
Do tính chất quan hệ giữa người lao động và khách cho nên tôi khó bắt chuyện với khách làng chơi khu vực hạ đẳng. Vì vậy mà Cường, tức là anh lái xe ôm mà tôi quen, thường bắt chuyện với những người đàn ông địa phương, anh hỏi, còn tôi thì ngồi nghe. Khi ngồi với Cường trong một quán café nhỏ ở quận Tân Bình, tôi đã gặp một người lái xe tải tên là Thực, khoảng 35 tuổi. Cường hỏi: “Anh có hay vào quán này không?” - Thực đáp: “Có, tôi thường đến đây khi đi ra ngoài thành phố”.- Cường hỏi: “Mấy cô ở đây thế nào?” - Thực bảo:“Mấy người ở đây đều là phụ nữ nhà quê, họ sạch sẽ nhưng không thể nói chuyện với họ được. Tôi đến, giải quyết, rồi đi. Chỉ phải trả 50 ngàn (3 USD) thôi. Còn đòi gì nữa? Họ không phải là những người đàn bà cao sang đi với bọn da trắng. Họ chỉ là những người đàn bà nông thôn nghèo túng không có việc làm mà thôi”.
Những người đàn bà này chỉ bán thân vì khách hàng của họ cũng chẳng cần gì hơn là làm tình. Đa số đàn ông đến đây là những người thất nghiệp hoặc không có tay nghề, thu nhập chừng 50 USD tháng; họ không thể đòi hỏi hơn. Quan hệ giữa người lao động-khách hàng là “mì ăn liền”, khách làng chơi làm tình với những người mà họ cảm thấy dễ chịu. Mặc dù khách làng chơi không nghĩ rằng những người phụ nữ ở đây thể hiện tình cảm với họ, nhưng thật ra, những người phụ nữ ở đây phải đè nén sự khinh bỉ đối với khách hàng của mình.
Khu trung lưu: “Cô ấy là một người khoẻ mạnh và trung thực”
Giống như đường Khao San ở gần Bangkok hay phố Petaling ở Kuala Lumpur, Phạm Ngũ Lão, quận 1 ở thành phố HCM là khu du lịch “Tây ba lô”.
Những khu vực này phục vụ du khách quốc tế đủ mọi thành phần, nhưng nổi tiếng vì có các dịch vụ du lịch và khách sạn rẻ tiền.
Có rất nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, khách sạn mini, hãng du hành, nhà hàng, quán café và dĩ nhiên là các quán bar chuyên phục vụ đàn ông da trắng nữa. Các phố trong khu vực này đầy những người bán hàng rong, trẻ con đường phố và phục vụ chủ yếu cho người nói tiếng Anh.
Tôi tiến hành khảo sát bảy quán bar trong khu vực này. Mối quan hệ giữa người lao động và khách làng chơi có thể thấy rõ trong một quán tên là Azul, rộng khoảng một mét rưỡi, dài chừng bốn mét, quầy thu ngân ốp đá với 6 chiếc ghế cho khách ngồi và uống. Phía sau là một chiếc ghế bành hình chữ L bọc da. Ngay ngoài cửa có hai cái bàn, chủ quán thường ngồi và nói chuyện với khách ở đấy. Những người lao động tình dục làm việc ở đây đóng vai người pha rượu có lương. Trong khi họ là những người kéo khách vào quán thì họ lại chẳng được chủ trả cho đồng nào. Những người lao động tình dục dùng quán làm chỗ gặp gỡ khách làng chơi và họ tự ra giá mà không cần trung gian nào hết. Người lao động phải trả cho chủ quán 7 USD sau mỗi lần “đi” khách. Khách làng chơi phải trả từ 30 đến 70 USD, tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng cô và khả năng mặc cả của khách.
Các quán bar trong khu vực “Tây ba lô” có tốc độc lưu chuyển cao, không chỉ vì các cô ở đây thường chuyển từ quán nọ sang quán kia, hi vọng tìm được khách mới mà còn vì các quán này thường bị chính quyền bắt đóng cửa, rồi lại được mở. Tất cả các cô tôi gặp ở khu vực này đều có tuổi gần ba mươi và phần lớn là những bà mẹ đơn thân.
Tôi gặp Trâm vào tháng 6 năm 2006 và giữ liên lạc với cô cho đến tháng 8 năm 2009, sau đó cô đi Canada với ông chồng người Mỹ tên là William vì cô không được nhập cư vào Mỹ.
Khi gặp Trâm lần đầu trong quán Azul, cô đã làm tôi ngạc nhiên vì đây là người sành điệu nhất trong quán. Cao khoảng 1 mét 6, cô thường mặc những bộ quần áo làm nổi bật những đường cong trên cơ thể. Cô trang điểm nhẹ nhàng và tự nhiên, tay và cổ đều có đeo vòng, hoa tai có gắn hạt xoàn. Bề nổi, Trâm có rất nhiều tiền và tất cả những người phụ nữ trong quán bar này đều ghen tị với đồ trang sức của cô.
Tôi đã bắt chuyện với Trâm ngay tối đầu tiên. Cô nói là trước đây cô đã có chồng người Việt Nam, tên là Hải và có với anh này ba đứa con. Người chống cũ và ba đứa con cũng như họ hàng đều sống cách trung tâm thành phố chừng một giờ đi xe. Cách đây vài tháng bạn cô, tên Trang, giới thiệu cô cho Cô Thuỷ, chủ nhà hàng và cô bắt đầu giữ chân pha rượu từ đấy. Ban đầu Cô Thuỷ bảo là Trâm chỉ được nhận tiền “bo” của khách ngoại quốc. Tháng đầu cô được 75 USD. Chẳng bao lâu sau cô biết rằng có thể kiếm được nhiều hơn nếu cô chịu đi “với khách về nhà”. Trâm bảo tôi: “Cô Thuỷ không bao giờ ép tôi đi khách. Nhưng cô ấy bảo tôi là có thể kiếm được nhiều tiền nếu làm theo cách đó. Thế là tôi bắt đầu làm và kiếm được khoảng 75 USD mỗi lần đi khách.”
Trâm kể cho tôi nghe chuyện làm quen với một người đàn ông đến từ bang Connecticut, tên là William, ngay trong quán bar này. Ban đầu William có vẻ rất thích cô và trả giá cao (120 USD mỗi đêm). Sau hai tuần họ đã có quan hệ thân mật, họ kể cho nhau nghe chuyện đời mình và đi chơi phố với nhau suốt ngày.
William rời Việt Nam để về Mỹ vào tháng 6 năm 2006, nhưng vẫn giữ quan hệ với Trâm qua chatroom và email. Anh gửi cho cô mỗi tháng 500 USD để chi tiêu và trả tiền học phí tiếng Anh. Năm tháng sau (tháng 1 năm 2007) William quay lại Việt Nam, Trâm li dị với người chống cũ và hai người kết hôn. Sau đó không lâu cô sinh một bé gái, đặt tên là Jessica và họ rời khỏi khách sạn để chuyển đến căn hộ ba buồng ở Phú Mỹ Hưng, một khu ngoại ô mới với những căn hộ và villa sang trọng dành cho giới giàu có mới. Trâm và William phải trả tiền thuê nhà là 1200 USD một tháng, tức là gấp 12 lần giá trung bình ở thành phố HCM. Đấy là khu nhà ở mới nhất và đắt nhất, nằm trong quận đang được cải tạo. William và Trâm đồng ý ở lại Việt Nam cho đến khi cô được phép di cư.
Tôi hỏi Trâm tại sao cô còn làm trong ngành kĩ nghệ tình dục khi đã có đủ thứ mà đa số những người phụ khác trong lĩnh vực này ước ao: chồng ngoại quốc, tiền và cơ hội định cư ở nước ngoài. Trâm nói [bằng tiếng Việt]:
“Các cô ở đây bảo rằng tôi tham. Tôi làm ở đây vì hai lý do. Thứ nhất, tôi phải gửi tiền cho anh chồng cũ và con tôi. Tôi vẫn còn yêu anh chồng đầu tiên. Tôi phải giả vờ yêu William và chăm sóc anh ta vì anh đã giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Không phải là tôi không yêu William. Nhưng đây là kiểu tình yêu khác, ta phải nuôi dưỡng tình yêu đối với người đã giúp đỡ mình. Không có gì bảo đảm là William sẽ đưa được tôi ra khỏi Việt Nam được. Sứ quán nghiên cứu rất kĩ các trường hợp làm đám cưới giả. Họ có thể cho rằng đám cưới của tôi là giả vì tôi đã li dị cho nên tôi phải có kế hoạch dự phòng chứ”.
Mặc dù Trâm phải nuôi “tình yêu” với William, tình cảm của cô đã chuyển hoá từ cố gắng tạo ra tình cảm và quan tâm sang tình cảm sâu nặng đối với William. Trâm tiếp tục làm việc trong ngành kĩ nghệ tình dục ngay cả khi đã kiếm được một ông chồng ngoại quốc là vì địa vị về mặt kinh tế và xã hội của cô chưa được chắc chắn, và cô cần tiền để cung cấp cho gia đình.
Những người phụ nữ đồng cảnh ngộ với Trâm sống trong thành phố quốc tế mới nổi có thể dựa vào hoàn cảnh nghèo nàn và thuộc thế giới thứ ba của đất nước nhằm kich thích trí tưởng tượng của khách làng chơi, để họ cảm thấy như đang đóng vai những vị cứu tinh cho các cô.
Sau khoảng hai tháng rưỡi làm quen với Trâm trong quán bar, quán café và mua sắm, Trâm bắt đầu nói cho tôi biết những tình tiết trong cuộc sống với William.
Một buổi chiều tháng 8 năm 2007, Trâm mời tôi về nhà, tôi gặp William và con gái họ là Jessica ở đấy. Khi nói chuyện về Việt Nam, William bảo tôi:
“Chị biết đấy, người ta thường có quan niệm xấu về những người đàn ông da trắng lấy vợ Việt Nam. Nhưng tôi yêu Trâm ngay từ ngày đầu tiên tôi gặp cô ấy ở nhà hàng Azul. Không như những người đàn bà ở Mỹ, cô ấy không đòi bình đẳng. Cô ấy biết cách chăm sóc tôi. Cô ấy là người giàu tình cảm và cô ấy làm cho tôi cảm thấy mình là người được yêu. Mặc dù chúng tôi có osin, chuyên nấu ăn và giặt giũ, nhưng Trâm vẫn hướng dẫn cho cô ta cách nấu những món ăn mà tôi thích”.
Tôi hỏi anh ta: “Tại sao anh lại lấy cô ấy mà không lấy người nào đó ở Mỹ?” . Anh ta đáp: “Tôi là người lái xe bus đã 20 năm nay, khó tìm người yêu lắm. Không ai muốn lấy lái xe bus hết. Sau khi mẹ mất tôi được thừa kế rất nhiều tiền và tôi quyết định đi chu du khắp thế giới. Việt Nam là nơi dừng chân cuối cùng của tôi. Tôi yêu đất nước này và yêu Trâm nữa. Tôi không nói được tiếng Việt và cô ấy nói tiếng Anh cũng không tốt lắm, nhưng chúng tôi vẫn hiểu nhau. Tôi vui vì được chăm sóc cô ấy. Khi tôi nhìn thấy cảnh cha mẹ và con cô ấy sống, tôi đã cho họ 50.000 USD (trong vòng 6 tháng) để xây lại nhà. Chúng tôi gửi cho họ mỗi tháng 200 USD để mua thức ăn và đồ dùng lặt vặt. Trâm là người mạnh khoẻ và đa tình”.
Đàn ông gặp những người như Trâm đã thấy lý do vì sao cô lại tham gia vào kỹ nghệ tình dục. Trâm và William quan tâm đến nhau, hai người kể cho nhau nghe câu chuyện của đời mình, yêu nhau (thật hay giả) và quan tâm đến nhau.
William nói với tôi ước muốn được “chăm sóc” người đàn bà trung thực và mạnh mẽ như Trâm. Anh ta còn muốn cứu cô khỏi cảnh làm gái bán bar vì khác với những người đàn bà ở phương Tây, Trâm làm cho William không chỉ cảm thấy được yêu mà còn là người cần thiết và trên thực tế là nhân vật quan trọng vì anh đã chi tiền để cải tạo căn nhà của bố mẹ cô.
Khác với những người lao động tình dục chuyên phục vụ cho đàn ông Việt Nam đã nói đến bên trên, khả năng nói tiếng Anh, khả năng giao tiếp với người nước ngoài và tạo cảm giác yêu đương và thông cảm của Trâm đã giúp cô thuyết phục được những người đàn ông phức tạp như William thường xuyên giúp đỡ cô.
Câu chuyện về những người như William và Trâm cho thấy chiến thuật của phụ nữ trong việc sử dụng tình cảm để có thể nhận được tiền, nâng cao mức sống và có thể ra nước ngoài định cư.
Khu vực cao cấp: “Nhiều người thích cô ấy, nhưng cô ấy chỉ đi với tôi thôi”
Những người phụ nữ làm việc trong khu cao cấp của ngành kĩ nghệ tình dục ở Việt Nam không ra giá trực tiếp.
Trong khu vực này, quan hệ kinh tế và tình cảm đan xen vào nhau đến mức là cả đàn ông lẫn phụ nữ đều thường cố gắng thể hiện quan hệ tình cảm mà ít nói với nhau trực tiếp về tiền (Zelizer, 2005).
Người lao động tình dục trong khu vực cao cấp có gắng tạo dựng “quan hệ thân tình” và che đậy sự kiện là muốn được trả nhiều tiền hay quà tặng đắt tiền (Zelizer, 2005).
Giống như những người lao động tình dục ở Thái Lan mà Aura Wilson (2004) đã khảo sát, những người phụ nữ hoạt động trong khu vực cao cấp ít khi ra giá trực tiếp. Đa số bỏ túi được nhiều hơn bằng các món quà.
Các cô thường chi khá nhiều tiền cho các thẩm Mỹ viện và quán bar, nhằm tạo cho khách hình ảnh của những người đi chơi giàu có. Nhưng khác với những người phụ nữ địa phương vào quán với bạn bè, những người này biết rằng họ đang làm việc. Họ lợi dụng sắc đẹp và khả năng biến tình cảm của mình thành một món hàng.
Khách làng chơi quan hệ với những người lao động tình dục cao cấp trả tiền không chỉ vì nhục dục, họ trả tiền vì người đàn bà đẹp và đáng yêu, những người dành nhiều thời gian tâm sự với họ trong nhà hàng hay quán café chứ không chỉ làm tình.
Tôi xin minh hoạ khu vực cao cấp bằng hai câu chuyện của một người lao động và một khách làng chơi trong ngành công nghệ tình dục Việt Nam như sau.
Tôi làm quen với Thanh, một Việt kiều, cũng là chuyên viên máy tính ở Paris về Việt Nam thăm gia đình, sống cùng khách sạn với tôi.
Một tối Thanh cho tôi đi theo anh ta. Sau khi vào quán Whisper, một quán bar nằm ngay trung tâm quân 1, Thanh nói với tôi [bằng tiếng Anh]: “Tất cả [các cô ở đây] đều làm, chị phải trả giá đúng”.
Khi tôi đề nghị giải thích thì anh ta nói: “Đấy là món đồ uống mà chị sẽ mua. Tôi nghĩ, thường thì mua một chai Remy [chai Cognac giá khoảng 100 dollars] và sau đó mời các cô đến nói chuyện”.
Đêm đó Thanh gặp hai người, Châu và Hoài, cả hai đều mặc quần áo cộc và đi giày cao gót. Châu 23 tuổi, còn Hoài 24. Khi Thanh giới thiệu, chúng tôi cùng mỉm cười và không nói chuyện được nhiều vì nhạc trong quán mở to quá. Thanh thích Hoài và họ bắt đầu ve vãn nhau. Cuối buổi Thanh và Hoài cho nhau số điện thoại và họ đi vào khách sạn, vào quán café, quán bar với nhau suốt hai tuần liền. Trước hôm Thanh trở về Paris tôi đã mời anh ta đi uống café và làm một cuộc phỏng vấn không chính thức.
Câu đầu tiên Thanh nói với tôi bao trùm việc buôn bán sắc đẹp của đàn bà và ước muốn của đàn ông [bằng tiếng Anh]:
“Chị biết đấy, tôi chỉ ở đây có hai tuần thôi và có một người đẹp đi chơi cùng thì còn gì thú bằng. Nghĩa là, chị biết đấy, tôi là thanh niên Việt Nam, tôi mua cho cô ta đồ trang sức, quần áo và cho cô ta tiền tiêu trong thời gian chúng tôi bên nhau. Thanh niên da trắng kiệt sỉ lắm. Họ đếm từng xu, trong khi người Việt Nam chúng ta phóng khoáng hơn. Tôi là người tốt, chị biết đấy, tôi cho cô ấy tiền và mua cho cô ấy tặng phẩm. Tôi quan tâm đến cô ấy. Tôi có thể tiêu nhiều tiền trong hai tuần cũng không sao. Đây là kì nghỉ của tôi”.
Khi tôi hỏi Thanh trong hai tuần qua anh ta đã chi cho Hoài bao nhiêu, thì anh ta bảo: “Tôi không biết. Tôi mua cho cô ấy rất nhiều đồ, thỉnh thoảng tôi lại đưa cho cô ấy hai trăm… có thể sáu bảy trăm dollars”.
Khi tôi nói về quan niệm của anh ta về những người làm việc trong lĩnh vực tình dục ở Việt Nam và tỉ giá ngoại tệ, Thanh giải thích: [bằng tiếng Anh]:“Những cô gái này cao giá vì họ trẻ, xinh xắn, và những anh chàng khác cũng muốn. Chị biết đấy, họ khéo léo và biết nói tiếng Anh. Họ biết cách nói chuyện với đàn ông… Tôi biết nếu tôi đưa ít thì cô ấy sẽ đi với người khác. Tôi không muốn những cô xấu xí đang nói chuyện với mấy tay da trắng mà chị nhìn thấy kia.”
Việt kiều, tương tự như Thanh, đến Việt Nam để thụ hưởng không chỉ tình dục. Những người đàn ông này mua dịch vụ của những người lao động tình dục trong khu vực cao cấp, tức là mua dịch vụ của những cô gái trẻ, đẹp, phong lưu và có nhiều người thích, và quan trọng hơn là làm cho họ cảm thấy là mình cũng được người khác thích.
Những người phụ nữ này còn tạo điều kiện cho đàn ông thể hiện sức mạnh của đồng tiền của mình bằng cách tạo ra cách sống sang trọng. Những người lao động tình dục trong khu vực cao cấp dùng tình cảm để tạo ra cảm giác thèm muốn và cảm giác về quyền lực của khách bằng cách giúp những người đàn ông đó thể hiện nam tính của mình ở những nơi công cộng (Allison, 1994).
Cái ham muốn đó hiện diện không chỉ trong khả năng thanh toán của Thanh mà còn nằm trong khả năng thể hiện tình cảm của Hoài khi cô cùng với Thanh vào quán café, khách sạn hay quán bar (Constable, 2003).
Trong khu vực cao cấp, quà tặng là thứ bắt buộc phải có để trao đổi. Thông qua những món quà tặng đắt tiền, cả người lao động lẫn khách làng chơi đều thể hiện mình là những người sành điệu hơn những người đàn ông và đàn bà trong khu vực trung và hạ cấp, tức là những người sử dụng quan hệ tình-tiền theo kiểu “tiền trao cháo múc” (Peiss, 1986).
Nhiều người lao động trong khu vực này có khả năng và cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc cung cấp cái mà Hochschild gọi là “tình cảm sâu nặng” (deep acting).
Một trong những người như thế là Kim Lý, một người bạn trai đã giới thiệu tôi với cô vào tháng 8 năm 2006. Cũng như những người mà tôi ngờ rằng đang làm trong lĩnh vực tình dục khác, tôi phải chờ cho đến khi khá thân với Kim Lý mới dám hỏi thẳng và trực tiếp về công việc của cô.
Giống như một số người phụ nữ làm việc trong khu vực cao cấp, Kim Lý xuất thân từ một gia đình khá giả. Cha mẹ cô có một cửa hàng bán đồ Mỹ phẩm sản xuất tại Nhật và Hàn Quốc ở quận 1. Kim Lý thường mời tôi đi uống café, vào Mỹ viện và quán bar, cho thấy khả năng kinh tế và xã hội tạo điều kiện cho cô sự tự tin và có những cầu nối để gia nhập những quán bar cao cấp, nơi cô có thể gặp gỡ những người đàn ông Việt kiều khác nhau.
Trong thời gian gặp gỡ tôi, Kim Lý đang hẹn hò với hai Việt kiều Mỹ; một người từ San Jose, California còn người kia thì từ Pittsburgh, Pennsylvania tới. Mới 21 tuổi, những đêm cuối tuần Kim Lý thường đến các quán bar cao cấp trong những khách sạn 5 sao hay những địa điểm như Whisper. Khả năng kinh tế và xã hội của Kim Lý giúp cô che giấu vai trò của mình (người lao động tình dục) đối với đa số đàn ông trong khi kín đáo thể hiện nó với một số người khác.
Một tối (tháng 6 năm 2007) Kim Lý và tôi tới Whisper. Đêm đó tôi mới biết rằng so với những người phụ nữ trong các khu vực khác, những người hành nghề trong khu vực cao cấp thường bỏ rơi những khách làng chơi mà họ thấy là không hợp, như Kim Lý đã làm hôm đó. Bỏ rơi đàn ông thường làm cho cô có nhiều khách hàng hơn, đặc biệt là Việt kiều, những người mà cô có thể lựa chọn. Hơn nữa, nó còn đưa đến cho cô những người thích cô để cô lựa chọn.
Cô nói với tôi [bằng tiếng Anh]:“Phải biết cách nói chuyện với đàn ông Việt kiều. Không được nói ngay là tôi sẽ ngủ với anh, còn anh sẽ trả tiền cho tôi. Nếu muốn được nhiều tiền hơn thì phải kiên nhẫn và biết cách nói chuyện với họ”.
Khi tôi đề nghị giải thích thì cô bảo [bằng tiếng Việt]:“Chị biết đấy, nhiều cô gái cảm thấy ngượng khi đòi tiền ngay. Nhưng đấy là những con ngốc. Như em thì em sẽ nói: ‘Anh yêu ơi, phải tiết kiệm mới được. Ăn ở chỗ nào rẻ rẻ thôi’. Lúc đó họ sẽ nghĩ là em quan tâm tới họ và họ sẽ cho tiền. Không cần phải đòi. Chị hiểu không? Việt kiều thường hào phóng. Em phải tỏ ra quan tâm tới họ bằng những việc nhỏ nhặt thôi và họ thường cho em những món đồ đẹp như thế này (vừa nói cô vừa chỉ vào cái vòng bằng vàng trắng trên cổ tay”.
Trong những trường hợp như vậy, những người đàn bà như Kim Lý thể hiện tình cảm bằng cách giả vờ quan tâm tới túi tiền của khách. Tương tự như các cô trong công trình nghiên cứu của Amy Flowers về trí tưởng tượng bằng công nghệ tình dục qua điện thoại, Kim Lý thường nói dối, đóng kịch với khách, kể chuyện nhằm kiếm được những món quà tặng đắt tiền (Flowers, 1998).
Những người phụ nữ này dành nhiều thời gian và công sức nhằm lèo lái và trình diễn tình cảm với khách hơn là làm tình “theo lối mì ăn liền”. Nhằm khẳng định mình là những người phụ nữ trẻ, đáng ước ao, họ thường làm cho khách tin rằng họ không cần đàn ông, mà là những người phụ nữ có quyền lựa chọn, những người yêu và thích đi chơi với những người đó.
Khi tôi hỏi cách thức cô quyết định sẽ ngủ với người nào, nếu khi mới gặp cô không thể hiện cho họ biết rằng mình là người làm trong lĩnh vực tình dục, thì cô giải thích:
“Em không ngủ ngay. Em phải nói chuyện với họ trong quán café, rồi đi nhà hàng nữa. Em chỉ ngủ sau khi đã nhận được tiền hoặc quà. Phải bắt họ làm, không thì họ sẽ chẳng coi mình ra gì. Nếu em nghĩ rằng đấy là người kiệt xỉ thì em sẽ không nhấc máy mỗi khi họ gọi nữa”.
Điều này cho thấy thời gian đóng vai trò như thế nào trong quan hệ ở khu vực cao cấp. Những người phụ nữ này mất nhiều ngày thậm chí nhiều tuần với khách nhằm tạo ra quan niệm về sự sang trọng trong khi chờ đợi được trả bằng tiền hay quà cáp trước khi đồng ý ngủ với khách.
Những người như Kim Lý, tức là những người đóng vai khách hàng giàu có trong các quán bar và câu lạc bộ đắt tiền ở thành phố HCM, phải chi cho riêng khoản uống đã là khoảng từ 15 đến 100 USD một đêm.
Khác với những người phục vụ khách làng chơi địa phương và người da trắng, những người làm trong khu vực cao cấp hoạt động độc lập và không bao giờ thể hiện công khai là những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ tình dục. Bằng cách thanh toán bằng quà tặng, cả đàn ông lẫn phụ nữ đều che giấu được hình ảnh của họ. Đây là cách làm hiệu quả vì những Việt kiều như Thanh thích đi quán, đi nhà hàng với những người phụ nữ đẹp, những người tạo cho họ cảm giác là được người khác quan tâm.
image
Kết luận
Có sự khác nhau trong quan hệ giữa khách hàng với người lao động trong ba khu vực khác nhau trong lĩnh vực kĩ nghệ tình dục ở thành phố HCM, phụ thuộc vào địa điểm làm việc, kiểu khách hàng, cách thức quan tâm, thời gian, sự gắn bó về kinh tế và tình cảm, cách thức phụ nữ chiêu dụ đàn ông, và kiểu quan hệ của phụ nữ với khách hàng của họ.
Phụ nữ làm việc trong khu vực hạ cấp phải bán dâm để sống tại những địa điểm tồi tàn nhằm thoát nghèo, trong khi những người hoạt động trong khu cao cấp xuất thân từ những gia đình khá giả và có nguồn lực kinh tế cũng như quan hệ xã hội bảo đảm cho họ thâm nhập vào trong và xung quanh những khu đắt tiền nhất ở thành phố HCM.
Là những người bán dâm, phụ nữ dựa và tham gia vào những hình thức thể hiện hoặc đè nén tình cảm.
Người lao động tình dục trong khu trung cấp làm cho “Tây ba lô” cảm thấy mình là những người có quyền lực và cần thiết vì có tiền chăm sóc cho những người đàn bà nghèo thuộc thế giới thứ ba; trong khi những người lao động tình dục trong khu cao cấp làm cho Việt kiều cảm thấy là được người phụ nữ của mình thích và yêu; còn những khách làng chơi trong khu vực hạ cấp quan hệ với những người phụ nữ xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ như họ.
Công trình này khảo sát bản chất của mối quan hệ giữa khách làng chơi và người lao động, từ đáy cho đến đỉnh của thị trường, và thấy rằng ở dưới đáy có nhiều tình dục và nhiều đè nén tình cảm hơn, trong khi những người phụ nữ được trả giá cao nhất lại cần ít tình dục nhưng phải thể hiện nhiều tình cảm hơn.
Các nữ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tình dục, những người có thể biến tình cảm của mình thành một loại hàng hoá và đem bán và tạo được quan hệ thân mật với khách làng chơi đàn ông có thể được giá cao hơn, trong khi những phụ nữ hành nghề mại dâm “tiền trao cháo múc” thường phải đè nén cảm giác kinh tởm của mình.
Tình cảm thể hiện trong những mối quan hệ này cho thấy những điều kiện tạo ra những lựa chọn cho cả đàn ông lẫn phụ nữ.
Qua khảo sát khía cạnh văn hoá của tình cảm thể hiện, tiểu luận này cho thấy cung cách mà những người lao động trong lĩnh vực tình dục thể hiện với đàn ông Việt Nam, với “Tây ba lô” và Việt kiều và bằng cách đó, minh hoạ cho sự phức tạp của kĩ nghệ tình dục ở thành phố HCM.
Giá trị của tiểu luận này không phải chỉ là nó cho chúng ta thấy kĩ nghệ tình dục ở thành phố HCM hoạt động như thế nào mà còn giúp cho ta hiểu sâu thêm về cách thức đè nén cũng như thể hiện tình cảm của những người lao động tình dục nhằm tạo ra cảm giác thoải mái, mơ mộng và ước muốn. Cách thức thể hiện này thay đổi đối với cả đàn ông lẫn phụ nữ, tuỳ thuộc vào địa vị kinh tế cũng như xã hội của họ.


Tri ân: Tôi xin cảm ơn Barrie Thorne, Raka Ray, Irene Bloemraad, Michael Burawoy, Hung Cam Thai, Peter Zinoman, Becki Ross and Paul Spickard, những người đã giúp đỡ tôi bằng những nhận xét và đưa ra nhiều câu hỏi trong khi tôi viết bài báo này. Tôi cũng xin cám ơn Suowei Xiao, Julia Chuang and Leslie Wang, những người đã giúp tôi xem xét các số liệu và khung lý thuyết cho bài báo này. Tôi xin cám ơn Rhacel Parrenas, Stephanie Gilmore and Eileen Boris, những người đã tổ chức hội thảo tại UC Santa Barbara nơi bản nháp của bài báo này được viết. Cuối cùng tôi xin được cám ơn Jessica Cobb, người đã giúp tôi hoàn thiện những ý tưởng trong bài báo này.
Nguyên Trường dịch

Tài liệu tham khảo
Allison, Anne (1994) Nightwork: Sexuality, Pleasure, and Corporate Masculinity in a Tokyo Hostess Club. Chicago, IL: The University of Chicago Press.
Bales, Kevin (2004) Disposable People: New Slavery in the Global Economy. Los Angeles: University of California Press.
Bernstein, Elizabeth (1999) ‘What’s Wrong with Prostitution? What’s Right with Sex Work? Comparing Markets in Female Sexual Labor’, Hastings Women’s Law Journal 10(1): 91–117.
Bernstein, Elizabeth (2007) Temporarily Yours: Intimacy, Authenticity, and the Commerce of Sex. Chicago, IL: University of Chicago Press.
Brennan, Denise (2004) What’s Love Got to do with it? Transnational Desires and Sex Tourism in the Dominican Republic. Durham, NC: Duke University Press.
Cabezas, Amalia (2004) ‘Between Love and Money: Sex, Tourism, and Citizenship in Cuba and the Dominican Republic’, Signs 29(4): 987–1015.
CATW (2005) ‘Trafficking and Prostitution in Asia and the Pacific’, Coalition Against Trafficking In Women, URL (accessed January 2010): http://www.catw-ap.org/programs/research-documentation-publications/facts-and-statistics/%26lang=en
Constable, Nicole (2003) Romance on a Global Stage: Pen Pals, Virtual Ethnography, and ‘Mail-Order’ Marriages. Berkeley: University of California Press.
Dunn, Caroline (1994) ‘The Politics of Prostitution in Thailand and the Philippines: Policies and Practice’, unpublished Working Paper 86, Centre of Southeast Asian Studies, Monash University, Australia.
Enloe, Cynthia (1990) Bananas, Beaches, and Bases: Making Feminist Sense of International Politics. Berkeley: University of California Press.
Flowers, Amy (1998) The Fantasy Factory: An Insider’s View of the Phone Sex Industry. Philadelphia: University of Pennsylvania Press.
Greider, William (1997) One World, Ready or Not: The Manic Logic of Global Capitalism. New York: Simon and Schuster.
Guenel, Annick (1997) ‘Sexually Transmitted Diseases in Vietnam and Cambodia since the French Colonial Period’, in Milton Lewis, Scott Bamber and Michael Waugh (eds) Sex, Disease, and Society, pp. 139–53. Westport: Greenwood Press.
Hochschild, Arlie (2003 [1983]) The Managed Heart: Commercialization of Human Feeling. Berkeley: University of California Press.
Hoogvelt, Ankie (1997) Globalization and the Postcolonial World: The New Political Economy of Development. Basingstoke: Macmillan.
Jamieson, Niel (1995) Understanding Vietnam. Berkeley: University of California Press.
Kempadoo, Kamala (2004) Sexing the Caribbean. New York: Routledge.
Lim, Lin L (1998) The Sex Sector: The Economic and Social Bases of Prostitution in Southeast Asia. Geneva: International Labour Office.
Nguyen-Vo, Thu-Huong (2008) The Ironies of Freedom: Sex, Culture, and Neoliberal Governance in Vietnam. Seattle: University of Washington Press.
O’Connell Davidson, Julia (1998) Prostitution, Power and Freedom. Ann Arbor: The University of Michigan Press.
Peiss, Kathy (1986) Cheap Amusements: Working Women and Leisure in the Turn-Of-The-Century New York. New York: Temple University Press.
Pham, Chi Do (2003) The Vietnamese Economy: Awakening the Dormant Dragon. New York: Routledge.
Proschan, Frank (2002) ‘Syphilis, Opiomania, and Pederasty: Colonial Constructions of Vietnamese (and French) Social Diseases’, Journal of the History of Sexuality 11(4): 610–36.
Rodriguez, Marie-Corinne (2008) ‘Insights into Prostitution in Vietnam During the Colonial Days from the Late 19th Century to the Early 1930s’, unpublished paper, University of Provence, Aix-en Provence, France.
Sassen, Saskia (1998) Globalization and its Discontents: Essays on the New Mobility of People and Money. New York: The New Press.
Sassen, Saskia (2001) The Global City: New York, London, Tokyo. Princeton, NJ: Princeton University Press.
Smith, Michael Peter and Guarnizo, Luis Eduardo (1998) Transnationalism from Below. New Brunswick, NJ: Transaction Publishers.
Stoler, Ann (1991) ‘Carnal Knowledge and Imperial Power: Feminist Representations of Women in Non-Western Societies’, in Micaela Di Lenardo (ed.) Gender at the Crossroads of Knowledge: Feminist Anthropology in the Postmodern Era, pp. 51–101. Berkeley: University of California Press.
Stoler, Ann (1992) ‘Sexual Affronts and Racial Frontiers: European Identities and the Cultural Politics of Exclusion in Colonial Southeast Asia’, Comparative Studies in Society and History 34(3): 514–51.
Sun, Sue (2004) ‘Where the Girls Are: The Management of Venereal Disease by United States Military Forces in Vietnam’, Literature and Medicine 23(1): 66–87.
Turley, William and Selden, Mark (1993) Reinventing Vietnamese Socialism: Doi Moi in Comparative Perspective. Boulder, CO: Westview Press.
Wilson, Ara (2004) The Intimate Economies of Bangkok: Tomboys, Tycoons, and Avon Ladies in the Global City. Los Angeles: University of California Press.
Wonders, Nancy and Michalowski, Raymond (2001) ‘Bodies, Borders and Sex Tourism in a Globalized World: A Tale of Two Cities – Amsterdam and Havana’, Social Problems 48(4): 545–71.
Xiao, Suowei (2009) ‘China’s New Concubines? The Contemporary Second-Wife Phenomenon’, unpublished PhD thesis, University of California Berkeley.
Zelizer, Viviana (2005) The Purchase of Intimacy. Princeton, NJ: Princeton University Press.