Saturday, August 31, 2013

Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội

Việt Nam và Hiệp định TPP – Thách thức và Cơ hội

                           
      
CỠ CHỮ- +

Nắm bắt các cơ hội kinh tế tại Á Châu trong thời gian tới, và tương lai lâu dài là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục sang Châu Á của chính phủ Tổng Thống Obama. Việt Nam có lẽ là quốc gia kém phát triển nhất, có thể nói là nghèo nhất, được chọn làm một trong 12 nước có khả năng trở thành đối tác trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình dương - TPP. Một cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân hàng Thế giới bàn về những thách thức và cơ hội đối với Việt Nam. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn của phóng viên Ban Việt Ngữ VOA Hoài Hương và ông Nguyễn Quốc Khải (NQK), cựu chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế giới. Ông từng thỉnh giảng tại  School of Advanced International Studies thuộc Johns Hopkins University.

VOA: Xin ông cho biết, trước hết, vào TPP sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam? Hỏi khác đi, nếu không vào TPP, Việt Nam sẽ thiệt thòi như thế nào, sẽ mất đi những cơ hội gì hay quyền lợi nào?

Ông NQK: “Như chúng ta đã biết mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những hàng rào cản hàng hóa và dịch vụ. Do đó, khi gia nhập TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội tăng gia số lượng hàng xuất cảng đến các quốc gia TPP với dân số gần 800 triệu (11 % dân số thế giới) và tổng sản phẩm nội địa là khoảng 28 ngàn tỉ Mỹ kim (40% GDP của thế giới). Nhiều đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam đều đang tham gia vào cuộc đàm phán đa phương TPP. Đó là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Singapore, và Mã Lai.

Việt Nam là nước nghèo nhất trong 12 quốc gia TPP hiện nay. Các nước giàu sẽ là thị trường tiêu thụ hàng hóa Việt Nam.  Kinh nghiệm cho thấy là Việt Nam không buôn bán nhiều với các nước ASEAN bằng những nước  ngoài ASEAN.
Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị.
 
Ngoài ra, những nước TPP sẽ là nguồn cung cấp vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam. Với tình trạng kinh tế trì trệ như hiện nay, Việt Nam cần vốn đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết.  Nếu có một chính sách đầu tư nước ngoài khéo léo, Việt Nam có thể học hỏi và phát triển những ngành công nghiệp cao từ những nước TPP.

Việt Nam sẽ là một nước được hưởng nhiều nhất khi gia nhập TPP. Sự gia tăng thương mại với Hoa Kỳ, một thị trường lớn nhất trong số các nước TPP, sẽ là một yếu tố quan trọng nhất giúp kinh tế Việt Nam phát triển.  Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng và luôn luôn là yếu tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba là thuế nhập cảng của các nước TPP sẽ giảm đáng kể. Do đó Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu quần áo, giầy dép, và hải sản. Việt Nam sẽ không phài cạnh tranh với Trung Cộng trong TPP.

Việc gia nhập TPP sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam tăng 46 tỉ Mỹ kim tức khoảng 13.6% theo kết quả một cuộc nghiên cứu của Peter A. Petri, Michael G. Plummer, và Fan Zhai vào cuối năm 2012.”

VOA: Thưa đó là những lợi ích của việc gia nhập TPP, nhưng có một số điều kiện Việt Nam cần phải thỏa mãn trước khi được chính thức thâu nhận vào TPP, xin ông cho biết một số điều kiện cụ thể, quan trọng mà Việt Nam phải thỏa đáng?

Ông NQK: “TPP nêu ra một số vấn đề nồng cốt mà Việt Nam sẽ phải thỏa mãn như là tài sản trí tuệ, lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, và công ty nhỏ và trung bình. Quyền lao động, bao gồm quyền thành lập nghiệp đoàn dộc lập, quyền tụ họp, quyền đình công, chỉ là một phần của vấn đề rộng lớn hơn là nhân quyền. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ đặt vấn đề này với Việt Nam qua một số thành viên Quốc Hội và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trong cuộc họp với Chủ Tịch Trương Tấn Sang vừa qua tại Nhà Trắng, Tổng Thống Obama đã hai lần nhắc nhở đến vấn đề Nhân Quyền tại Việt Nam.
Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua...
 
Vấn đề khó khăn lớn thứ hai mà Việt Nam phải vượt qua là việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước để loại bỏ sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa nhà nước và tư nhân. Khu vực quốc doanh chiếm khoảng gần 40% tổng sản lượng nội địa mà lại luôn luôn  làm ăn lỗ lã, ngăn cản sự phát triển kinh tế, nhưng lại ưu tiên về vốn đầu tư của nhà nước, quỹ phát triển quốc tế ODA, và vay nợ ngân hàng.  Trên 50% nợ xấu của các ngân hàng là do các doanh nghiệp nhà nước. Hơn 10 năm nay, nhà nước bàn thảo việc cải tổ khu vực quốc doanh, nhưng không đạt được tiến bộ cụ thể đáng kể nào.

VOA: Thưa so với lúc Việt Nam vận động xin gia nhập WTO, thì tiến trình thương thuyết để vào TPP nó khác ở chỗ nào, và có những điểm gì mà Hà nội cần chú ý đến nếu muốn mọi sự được suôn sẻ?

Ông NQK: “Vâng, giữa TPP và WTO có một vài khác biệt. WTO có những điều kiện gia nhập rõ ràng. Trong khi đó, TPP dựa vào đàm phán và không có vấn đề nào phải loại trừ. TPP có tính cách toàn diện hơn WTO.  Nó bao trùm nhiều vấn đề WTO không đề cập đến hoặc chưa đào sâu như doanh nghiệp nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, và quyền lao động.

Một khó khăn nghiêm trọng Việt Nam đang gặp phải trong cuộc đàm phán hiện nay liên quan đến luật lệ xuất xứ hàng hóa và ngành dệt may, một trong những công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam.  Hoa Kỳ đòi hỏi rằng quần áo chỉ được coi là chế tạo ở Việt Nam nếu vải làm bằng tơ sợi cũng được chế tạo tại Việt Nam hay mua của Hoa Kỳ.

VOA: Có cơ chế nào để kiểm soát là Việt Nam không mua vải sợi của Trung Cộng?

Ông NQK: “Mua hàng hóa là phải có xuất xứ. Phải có chứng minh rất là khó khăn. Vì khó khăn cho nên những nước ở Châu Mỹ La Tinh đành phải trả thuế cao, để nước Mỹ có thể bảo vệ ngành dệt vải của họ."

VOA: Trong những thách thức vừa kể, theo ông thách thức nào là quan trọng nhất, khó khăn nhất, và vì sao lại khó khăn như vậy trong tình hình Việt Nam bây giờ?
Ông Nguyễn Quốc Khải
Ông Nguyễn Quốc Khải
Ông NQK: “Thách thức về lao động, nhân quyền, và doanh nghiệp nhà nước là quan trọng và khó khăn nhất đối với Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có những cải tiến cụ thể về chính trị. Từ 2008 đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối không chấp thuận cho Việt Nam hưởng Quy Chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference - GSP) để có thể nhập cảng vào Hoa Kỳ cả ngàn món hàng miễn thuế. Lý do là Việt Nam chưa thỏa mãn điều kiện về quyền lao động.

Quan trọng hơn, nội bộ chia rẽ của Đảng CSVN hiện nay sẽ làm cho những việc cải tiến cần thiết càng khó khăn thêm.  Theo nhận định của GS Carl Thayer và một số quan sát viên quốc tế, một số các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn cải thiện mối bang giao với Hoa Kỳ. Một số khác chống lại. Nhóm thứ hai xem ra mạnh hơn. Trong năm 2013, chỉ trong vòng mấy tháng đầu tiên thôi mà Việt Nam đã bắt bớ 40 người, nhiều hơn so với cả năm 2012. Trong khi Việt Nam muốn gia nhập TPP và muốn mua võ khí của Hoa Kỳ, mà lại đi làm những chuyện bắt bớ vi phạm nhân quyền như vậy thì vấn đề trở nên rất là khó khăn.”

VOA: Trở lại với vấn đề kinh tế, nói tới kinh tế, nói tới Châu Á, mà không nói tới Trung Cộng là cả một sự thiếu sót lớn, xét Trung Cộng là một cường quốc đang lên, và là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất không chừng! Thế mà Trung Cộng lại không được mời để thương thuyết gia nhập TPP. Rõ ràng “thiếu sót” ấy là có chủ ý. Ông nhận định như thế nào về yếu tố Trung Cộng liên quan tới thương thuyết TPP? Có phải Hoa Kỳ  và các đồng minh Châu Á muốn cô lập hóa, bao vây hay kiềm hãm Trung Cộng, như Bắc Kinh vẫn tố cáo?

Ông NQK: “Theo sự hiểu biết của tôi. Có hai dữ kiện khá rõ ràng. Một là Trung Cộng từng tuyên bố chống lại TPP, sau đó lại than phiền rằng Trung Cộng không được mời, và mới đây lại tuyên bố qua phát ngôn viên của Bộ Thương Mại rằng Trung Cộng sẽ nghiên cứu lợi và hại của TPP. Hai là Hành Pháp Hoa Kỳ chưa bao giờ tuyên bố chống lại Trung Cộng gia nhập TPP. Trái lại, Phụ Tá Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ đặc trách Thương Mại quốc Tế nói rằng TPP không phải là một câu lạc bộ khép kín mà là một diễn đàn mở rộng. Hoa Kỳ hy vọng nhiều nước sẽ tham gia.

Việc gia nhập TPP của Trung Cộng nếu có sẽ gặp trở ngại là bởi những điều kiện như nhân quyền, lao động, doanh nghiệp nhà nước, minh bạch thị trường tương tự như trường hợp Việt Nam tuy nhiên ở mức độ to lớn hơn nhiều.  Những trở ngại này tự tạo bởi chính Trung Cộng và Việt Nam, không phải do Hoa Kỳ hay TPP.

VOA: Ông muốn nói gì thêm về các quan hệ giữa Việt Nam, Hoa Kỳ, hiệp định TPP, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Cộng?

Ông NQK: “Việt Nam cần phải cải thiện vấn đề nhân quyền một cách cụ thể để được vào TPP và được Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận đối với những vũ khí sát thương mà Việt Nam nhiều lần lên tiếng muốn mua của Hoa Kỳ.

Với tình trạng hiện nay, Trung Cộng không thể gia nhập TPP và trong tương lai gần có thể nhìn thấy. Điều này giúp Việt Nam một phần nào thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung Cộng về kinh tế lẫn chánh trị, hai lãnh vực khó có thể tách rời.  Nếu những nhà lãnh đạo Việt Nam đặt quyền lợi của 90 triệu người dân lên trên hết, việc cải tổ đòi hỏi bởi TPP là việc phải làm.”

VOA: Tóm lại, TPP là một thách thức hay là một cơ hội đối với Việt Nam?

Ông NQK: “Tôi nghĩ TPP là một cơ hội rất là tốt đẹp đối với Việt Nam. Việt Nam là một nước nghèo nhất trong nhóm TPP, nhưng sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất trong nhóm. Thành ra Việt Nam không nên bỏ qua cái cơ hội tốt đẹp như thế này."
 

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế
Nhạc sĩ kiêm tác giả Nguyễn Ánh 9 (DR)
Nhạc sĩ kiêm tác giả Nguyễn Ánh 9 (DR)

Thụy My

Vừa qua dư luận đã dậy sóng trước việc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, khi trả lời một tờ báo mạng đã có những nhận xét thẳng thắn về một số ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay. Một ca sĩ bị chạm tự ái đã phản bác mạnh mẽ. Nhưng điều đáng chú ý là sau đó trên báo chí chính thức cũng như trên các mạng xã hội, hầu hết là những tiếng nói ủng hộ những lời nói chân thành của người nhạc sĩ đã có nhiều năm trong nghề, trong khi các ca sĩ được ông đề cập có lượng fan hết sức đông đảo.

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cách đây vài hôm, trong lúc các diễn đàn tràn ngập những bài viết về sự kiện này.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - TP Hồ Chí Minh
 
31/08/2013
by Thụy My
 
 
RFI : Kính chào nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, rất cảm ơn ông đã nhận lời trao đổi với RFI. Thưa nhạc sĩ, vì sao vừa rồi ông đã lên tiếng ?
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Đúng ra thì tôi là một nhạc sĩ sáng tác. Có những báo phỏng vấn là có một số ca sĩ hát bài như thế nào, cảm nghĩ của tôi về ca sĩ bây giờ…Thì tôi cũng có nói là đứng trên phương diện cá nhân riêng tôi, có nhiều ca sĩ nổi tiếng, nhưng khi hát bài của tôi thì không diễn tả hết được bài hát, rồi lại hát bằng một phong cách khác, làm thay đổi hoàn toàn bài hát của tôi.
Cá nhân tôi là tác giả thì tôi có quyền bày tỏ nỗi niềm của tôi là tôi không thích, mặc dầu người đó có thể là một ngôi sao. Tôi đâu có chê họ hát dở, hay chê họ không có tài. Mỗi người có một cái tài riêng, có cái riêng của mình để mà có khách, có số lượng người hâm mộ, nhưng cá nhân tôi thì tôi không bằng lòng.
Khi tôi nói như vậy là trên vấn đề xây dựng, góp ý kiến. Tinh thần mà tôi nói đó, người viết báo viết hơi chệch một chút. Đặt cái tựa đó như là một hình thức tôi xúc phạm tới họ, tôi khinh rẻ họ chẳng hạn. Trong khi tôi không « chửi bới » ai hết, chỉ có lời nói chân thành của tôi mong là nếu là hát bài của tôi được đàng hoàng thì hát, còn nếu không hát được thì thôi. Chớ đừng có hát như vậy thì tội nghiệp cho bài hát của tôi, và tội nghiệp cho tôi nữa !
RFI : Vì sao, thưa nhạc sĩ ?
Tại vì tôi quan niệm rằng người ca sĩ là tác giả thứ hai, sau tác giả viết ra bài hát. Vì người ca sĩ đó chuyển tải những gì mà tác giả bài hát đã viết ra, để đưa tới công chúng. Xong rồi còn phải qua ban nhạc đệm nữa, phong cách đệm làm sao cho theo ý tứ bài hát. Chứ không phải một bài hát rất trữ tình, lãng mạn rồi tự nhiên chơi nhạc xập xình vào thì nó mất hết cái lãng mạn của bài hát đi.
Đồng thời mặc dầu giọng ca đó rất đẹp, rất là tốt, có học đàng hoàng, nhưng mà khi hát bài của tôi nhiều khi cường điệu quá, thì đâm ra cái trữ tình, cái dễ thương, cái tình cảm của bài hát không còn nữa. Tôi buồn thì tôi chỉ nói lên vấn đề đó thôi, để rồi nếu người ca sĩ hay những sao đó họ nghĩ lại chút xíu, họ hát bài tôi một cách tử tế hơn, một cách nghiêm chỉnh hơn. Còn hoặc là họ đừng hát thì tốt hơn.
Bài hát cũng như đứa con tinh thần của tôi vậy. Khi sanh nó ra được rồi thì ai cũng muốn con mình đẹp, khỏe, dễ thương. Rồi người ca sĩ mà dẫn nó ra giới thiệu với khán giả thì cho nó bận đồ tử tế một chút. Đừng có hoa hòe quá, tội nó. Tại vì nó đâu có biết gì đâu, cho nó bận cái gì thì nó bận cái đó, thành ra nhiều khi không thích hợp. Đeo bông tai hay vòng vàng vào đâm ra nó dị hợm đứa con tôi đi. Tôi chỉ mong nó trình làng với bà con sao cho đẹp mắt, dễ thương, để ai nấy yêu thương nó. Đó, tôi chỉ mong mỏi thế thôi.
Còn nếu mà anh không cho bận được áo đắt tiền thì thôi, để cho người khác bận cho hợp hơn, họ may đẹp hơn hay là vừa ý hơn, họ trang sức cho cái áo đẹp hơn. Tinh thần là như thế.
Nhưng rồi người viết báo lại viết khác, nhấn mạnh đến chỗ như là tôi thóa mạ những người ca sĩ đó, đâm ra hiểu lầm. Rồi từ sự hiểu lầm đó dẫn đến một giây phút nào đó mất bình tĩnh. Mấy người ca sĩ khác thì họ im lặng không nói, họ hiểu tôi. Tôi vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng hiền lành, ít nói, mà tự nhiên giờ tôi nói một lần, tôi « phang » như vậy thì họ cũng hiểu là vì người viết bài chuyển tải không đúng những lời tôi nói.
Chỉ riêng có một người không hiểu điều đó. Hồi đầu tôi cũng buồn, tôi cũng bị sốc. Nhưng sau tôi nghĩ lại chắc đó là tuổi trẻ thành ra thôi, mình cũng thông cảm, nóng nảy là chuyện thường. Nếu chừng nào bình tâm nghĩ lại chắc cũng sẽ ghi nhận ý kiến của tôi thôi .
Tôi chỉ muốn cái đẹp cho tất cả mọi người, và người ca sĩ cũng thấy đó là cái đẹp. Tôi cũng mong là họ hát tử tế - dòng nhạc tử tế của tôi được người tử tế hát, cho những khán giả tử tế nghe. Tôi chỉ muốn thế thôi.
RFI : Nếu ca sĩ được coi là tác giả thứ hai như ông nói, đặt ví dụ như người ca sĩ đó nói rằng họ hiểu bài hát đó như vậy nên diễn đạt như họ hiểu thì ông thấy thế nào ?
Nếu mà họ lười thì tôi chỉ yêu cầu họ đừng có hát nữa – đừng hát bài đó nữa, tội nghiệp chú, thế thôi. Còn nếu họ tiếp tục hát như vậy thì nếu họ có khách, người nghe họ chắc cũng không « tử tế ». Có nhiều người chỉ cần biết là thần tượng của họ hát thôi, họ không biết đương hát bài gì nữa ! Họ chỉ hoan hô sự có mặt của thần tượng của họ thôi - thì đó lại là vấn đề khác rồi.
RFI : Hình như là bây giờ có nhiều giá trị giả tạo quá phải không thưa nhạc sĩ ?
Đương nhiên là tôi thấy cũng có những giá trị ảo. Giá trị thật sự là giá trị tồn tại mãi với thời gian. Còn giá trị ảo chỉ trong một giây phút nào đó thôi, rồi sẽ đi vào quên lãng. Thì đó, tùy theo người ca sĩ. Thời gian làm ngôi sao của họ rất ngắn, họ chỉ muốn rồi họ hưởng an nhàn, họ dư tiền dư bạc, họ về sống với nghề khác.
Còn những người nghệ sĩ thực thụ, tử tế, chẳng những sống với nghề mà họ còn yêu nghề của mình, coi đó là lẽ sống của đời họ. Họ đem tiếng hát phục vụ cho mọi người, nói lên tình cảm của mình. Đó là những người hát tử tế, những người ca sĩ biết yêu nghề của mình.
Và những người yêu nghề thì tôi nghĩ rằng vẫn còn đó, thành ra tôi không sợ những cái danh vọng ảo lấn lướt. Sự thật nó tồn tại mãi.
RFI : Có vẻ như làm ca sĩ bây giờ dễ hơn phải không ạ, trong khi thời trước mỗi ca sĩ đều có một phong cách rất riêng…
Đúng rồi. Tại vì hồi xưa thí dụ như Thái Thanh hát thì biết đó là giọng hát của Thái Thanh. Khánh Ly hay là Lệ Thu, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Sĩ Phú…mỗi người đều có một giọng riêng của mình, nghe họ hát là biết ai hát ngay.
Còn bây giờ giới trẻ có nhiều người hát đóng khung vào một thứ, cũng cái kiểu hát đó, rồi hát không rõ lời. Người Việt Nam hát tiếng Việt mà giống như người ngoại quốc hát tiếng Việt vậy đó, mình hổng biết ai là ai hết. Có thể người này vắng, người kia thế cũng chẳng ai biết hết trơn. Thành ra không có dấu ấn cá nhân, mà đây chỉ là bắt chước với nhau tập thể thôi - tưởng người đó hát như thế là hay, bắt chước theo.
Trong nghệ thuật nếu mình bắt chước, tức nhiên là mình đã thua rồi, tại vì bản photocopy không bao giờ bằng bản gốc hết. Trong ca nhạc cũng vậy. Cứ đinh ninh là mình bắt chước « sao » thì sẽ được như « sao » – không phải vậy đâu !
Nhưng mà « sao » ở đây là « sao » thế nào ? Có những người tự nhận mình là ngôi sao. Có người được các cơ quan truyền thông báo chí tung hô lên, những người bầu sô tổ chức tự quảng cáo là sao này sao nọ, thét rồi họ tưởng họ là sao. Có những người hát hay thật, tuy không được tung hô, nhưng mà họ vẫn là sao. Sao trong lòng mọi người chứ không phải là sao trên sân khấu.
Tôi nghĩ mình hát không phải là mình kiếm cái « sao », mà mình hát cho tâm hồn mình, sống với cái nghề của mình - đem tiếng hát lời ca đến cho mọi người. Phải trân trọng, trau giồi, phải yêu nghề thì mới tiến triển trên con đường nghệ thuật. Và lúc nào cũng cố gắng rèn luyện mình, ngày mai phải hơn ngày hôm nay. Chứ nếu thành công xong mình đứng một chỗ rồi vênh vênh tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng, thì đứng đó hoài thôi chứ không thể nào lên được nữa.
Nghệ thuật nó mênh mông lắm, không thể nào biết đâu là bờ bến, thì làm sao mình biết là mình đã đạt đỉnh cao của nghệ thuật được ? Đó là vô cùng khó, và cả một đời người chưa chắc đã đạt tới vinh quang của nghệ thuật.
RFI : Ông cũng có nhận xét là trước đây nhạc sĩ sáng tác vì cảm xúc, bây giờ thì không ít người viết theo đơn đặt hàng…
Nhiều khi mình cũng phải thông cảm như thế này. Nhạc sĩ xứ nào không biết, chứ ở Việt Nam mình nghèo lắm. Nhạc sĩ viết lên tâm tư mình thôi. Ngoài ra có những người viết theo đơn đặt hàng, tại vì họ cần sống chứ.
Rồi khi họ viết được một, hai bài thì thấy kiếm tiền sao dễ quá, đồng tiền làm cho họ quên đi cái bổn phận thiêng liêng của mình là sáng tác. Bây giờ họ sáng tác không phải cho mọi người mà sáng tác cho một, hai người nào đó. Nếu vì cái chung thì luôn tốt hơn vì cái riêng, phải không ?
RFI : Trong thị trường ca nhạc hiện nay, dường như giọng hát của ca sĩ không còn là quan trọng nhất, mà phải có những yếu tố khác như có vũ đoàn phụ họa chẳng hạn ?
Bây giờ thì theo « thời trang », mốt bây giờ ca sĩ hát thì phải có múa phụ họa phía sau. Nhưng không nên lạm dụng quá. Bài nào cũng như vậy đâm ra không còn ý nghĩa của phần múa đệm cho bài hát đó mà thành một thứ bắt buộc, thì không còn hay nữa.
Cũng như nếu món nào cũng bỏ ớt nhiều, cay quá làm sao người ta ăn nổi ? Phải tùy theo bài hát, tùy theo phối âm, tùy theo sân khấu để rồi kết hợp hay là không kết hợp với màn múa cho hay hơn. Chứ không phải là không biết màn múa đằng sau là cái gì, chỉ biết múa qua múa lại thấy đẹp thì thôi, hết, không để lại ấn tượng gì.
Đó là sự lạm dụng, riết rồi tập cho người ta nếu ca sĩ ra hát mà không có ban múa thì không phải « sao ». Làm cho con mắt khán giả quen với mấy cái đó, tưởng là hát thì phải có múa, hổng có thì họ la ó.
Đó là một hình thức – xin lỗi nói cũng hơi quá – mình giáo dục cho quần chúng đi xem thế nào là nghệ thuật. Điều đó là quan trọng, mà ít người để ý tới. Đối với người ca sĩ cũng vậy. Ca sĩ kia hát có ban múa mà tôi không có, bộ tôi dở hơn mấy người kia, không « có thớ » bằng mấy người kia ? Đừng có định kiến sai lệch như thế.
RFI : Phải chăng có những ca sĩ ỷ lại vào giọng hát tốt nên không quan tâm lắm đến tình cảm, đến cái hồn của bài hát ?
Đối với tôi, những ca sĩ hát mà tôi tâm đắc là những người ca sĩ hát bài tôi đúng với tinh thần của nó, với những gì tôi viết ra. Tôi không quan niệm ca sĩ « lớn » hay « nhỏ ». Ví dụ cô Thái Thanh hay Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Thúy…chẳng hạn thì các ca sĩ ấy cứ hát, nhưng còn có những ca sĩ hạng B, hạng C…
Nói là hạng B, C chứ thật ra phân hạng thì kỳ lắm. Họ không có may mắn như những người hạng A thôi. Họ vẫn hát hay, nhưng họ chưa có môi trường, chưa có dịp để xuất hiện trước công chúng, và không có ai đưa họ ra ánh sáng hết.
Nếu may mắn có một cơ hội lọt ra ngoài ánh sáng thì họ sẽ tỏa sáng. Nhưng họ vẫn âm thầm hát trong những chỗ nhỏ nhoi, những phòng trà, những quán nho nhỏ. Họ hát vẫn hay như thường. Mà tôi thấy phần đông những ca sĩ hát ở những chỗ nhỏ như thế là những người hát có hồn nhất.
RFI : Trong thời đại điện tử này, dù đã có kỹ thuật làm cho hay hơn nhưng có lẽ vẫn phải tôn trọng người sáng tác và khán giả ?
Tôi nghĩ rằng không riêng ở Việt Nam mà tại các nước khác trên thế giới - dòng nhạc cũ, dòng nhạc hồi xưa, lúc mà chưa có những cái văn minh hiện đại như bây giờ - người ta hát hay hơn nhiều lắm. Vì sao ? Bây giờ những gì hay đều là nhờ máy móc sửa chữa lại hết. Hồi xưa ca sĩ hát thật, ban nhạc chơi thật, và người viết hòa âm cũng thật luôn.
Bây giờ toàn là thâu bài hát thì chỉ cần hát qua một lần rồi máy tự động sửa, cao thấp tùy ý, trong veo hay trầm bổng là máy móc làm hết. Thì họ đâm ra lười biếng, và không lao động nghệ thuật nữa.
Làm sao mà kiếm ra được những Yves Montant, làm sao kiếm được những giọng ca như Edith Piaf, Jacqueline François, hay là Charles Aznavour ? Không ! Mất hết rồi, không còn nữa ! Kỹ thuật nó giết chết tình cảm đi.
Kỹ thuật là con dao hai lưỡi. Nếu mình không biết sử dụng, thì nó giết đi tình cảm con người. Nhưng nếu biết sử dụng, thì vẫn hát một cách tình cảm, cố gắng hát cho tốt. Trừ lúc nào bịnh, yếu quá thì mình cứu vớt bằng kỹ thuật.
Chứ còn thét rồi người ca sĩ ỷ y, thôi, tôi hát không tới thì lên tông. Nhạc sĩ đánh cái tông này khó quá không được, thôi thì cũng đẩy lên một cái. Đâu còn hay nữa đâu. Mà càng hiện đại chừng nào thì tâm hồn càng mất mát.
RFI : Thưa ông, cũng có dư luận cho rằng ông không việc gì phải nói lời xin lỗi ?
Tôi xin lỗi là tại vì thế này : tôi không muốn người ta hiểu lầm tôi. Ví dụ như tôi nói Đàm Vĩnh Hưng hát bài « Đưa em về », nếu mà hát như vậy thì ca sĩ gọi là hạng C, đi hát lót phòng trà cũng hát được. Tại vì những người mới hát thì muốn hát sao thì hát mà, đâu có biết gì đâu ; cũng như mấy người mới học đọc thì đọc tầm bậy tầm bạ vậy thôi. Hát như vậy thì đừng hát, đừng bắt tôi nghe đứa con tinh thần của tôi bị như thế.
Cũng như cô Thanh Lam hát bài “Cô đơn” của tôi. Bài này là một sự lắng đọng, một tình cảm nhẹ nhàng, đầy ăm ắp kỷ niệm trong đó, thì đừng có gào thét. Mặc dầu giọng Thanh Lam rất tốt, nhưng cách thể hiện của Thanh Lam không tốt. Khi tôi nói thế, Thanh Lam cũng hiểu được và có nói tiếng nào đâu. Riêng Đàm Vĩnh Hưng có lẽ còn trẻ, suy nghĩ nông cạn…
Tôi nghĩ rằng khi tôi nói ra, nếu coi đó là những lời phê bình, những gì tôi muốn gởi gấm thì tôi cám ơn. Còn nếu hiểu lầm đó là lời phỉ báng, thì tôi xin lỗi ! Nhưng mà tôi có quyền nói lên ý kiến của tôi - là tác giả của bài hát đó.
RFI : Có lẽ từ hôm đó đến giờ ông cũng rất mệt mỏi ?
Cái gì cũng có điểm đến, điểm đi và điểm dừng. Những việc gì đến thì nó đã đến rồi, và bây giờ cũng đã dừng rồi. Tôi chỉ muốn nói lại một lần chót những suy nghĩ của tôi, ý kiến cá nhân của riêng tôi. Người nào nghe thì tôi cám ơn, không nghe tôi cũng cám ơn. Chứ không phải tôi tự cho mình là một cây « đại thụ » như mấy nhà báo đã phong cho tôi.
Tôi sợ cái chữ « đại thụ » lắm, vì tôi đâu có là cái gì đâu ? Tự nhiên phong cho tôi như vậy, tôi mắc cỡ lắm ! Tôi chỉ là một người nhạc công bình thường thôi mà. Tôi chỉ nói ý kiến cá nhân của tôi, nếu ai hiểu được, thương tôi thì thương, còn ai ghét tôi thì tôi đành chịu .
Cũng nhờ vụ này mà tôi mới biết được là có nhiều người thương thật sự. Không phải vì tôi là nhạc sĩ nổi tiếng, hay vì tôi đàn hay, nhưng vì tôi là một người rất thành thật, và cởi mở, hòa đồng với tất cả mọi người. Không bao giờ muốn một người nào buồn hết, dầu người đó có sỉ vả hay mắng tôi thì tôi cũng cười trừ thôi.
Thì mình xui thôi, ngày nào người đó hiểu là được. Tôi vẫn tiếp tục coi những người đó là bạn đồng hành, không có gì phải trách móc, giận hờn.
RFI : Bữa giờ có thêm những ca sĩ nào phàn nàn, trách móc gì không thưa ông ?
Không, hổng có người nào hết. May quá !
RFI : Có lẽ đây cũng là một trong những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời làm nghệ thuật của ông ?
Đây có thể nói là lần duy nhất, và là một kỷ niệm rất là sâu sắc của tôi, để tập cho tôi bớt cái tánh nói thẳng đi. Vì nói thẳng nhiều khi sự thật mất lòng. Mà mình không nói thẳng thắn thì không được, khổ vậy đó ! Thì thôi đành chịu vậy chứ làm sao bây giờ, bản năng của mình trời sinh ra như thế rồi. Nếu có mang tiếng đi nữa thì cũng chấp nhận, đành mang tiếng thôi.
RFI : Xin rất cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn

Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn

Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ) Ngoài cương vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.

Năm 17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào năm 1975.

Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987 khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại. Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải trong quá trình làm việc trong ngày. 
Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết  ( by Text-Enhance">biopsy
Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ ( by Text-Enhance">US Patent and Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.

Sau gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.

Tuy là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng “các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.
Nhà khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị.
Nhà tiên phong của ngành lượng tử ánh - TS Võ Đình Tuấn , Kiều bào Mỹ

 
Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại"
 
Creator Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu trụ sở tại Anh, vừa công bố danh sách "100 thiên tài đương thời thế giới". Trong danh sách có một nhà khoa học gốc Việt là tiến sĩ Võ Đình Tuấn, xếp hạng 43. Hiện ông là viện trưởng Viện Vật lý lượng tử Fitzpatrick của Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ).
Từ đồ chơi tự chế...
Tiến sĩ Võ Đình Tuấn sinh ở Việt Nam. Giống như nhiều nhà bác học nổi tiếng khác, khi còn nhỏ ông tự tạo ra những đồ chơi cho mình. Niềm say mê chế tạo không những là sở thích mà còn như một bản năng, luôn thúc đẩy ông học tập và vươn tới những chân trời khám phá.
Năm 17 tuổi, từ Sài Gòn ông đi Thụy Sĩ du học. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý tại Trường Bách khoa liên bang Lausanne (1971), và bốn năm sau ông được trao bằng tiến sĩ hóa lý sinh (biophysical chemistry) tại Viện Kỹ thuật liên bang Zurich, Thụy Sĩ. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông sang định cư tại Hoa Kỳ.
Trang web của Cơ quan Thương hiệu và phát minh Hoa Kỳ (USPTO, trực thuộc Chính phủ Mỹ) cho biết bằng phát minh đầu tiên của Võ Đình Tuấn trao cho sáng chế "Băng dán cứu sinh" (1987) là một loại băng rất nhỏ  và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn vào áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động. Chỉ cần 11 giây người ta đã biết mình bị ngộ độc ở mức độ nào và chữa chạy ngay mà không cần phải đưa vào bệnh viện, rồi phải tốn thì giờ lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm.
Phát minh kỹ thuật xét nghiệm mới
Tiến sĩ Võ Đình Tuấn là nhà bác học đại diện cho Hoa Kỳ trong “Hội đồng Cố vấn Kỹ thuật của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương – NATO”. Người ta đánh giá cao các phát minh của tiến sĩ Tuấn, đặc biệt là máy phân tích hóa chất xách tay. Đây là nghiên cứu dày công trong 20 năm của ông. Loại thiết bị này chạy pin có nút điều chỉnh tự động và chính xác như bất cứ thiết bị nào đặt tại phòng thí nghiệm phân tích hóa chất và cho kết quả chỉ trong vài giây đồng hồ. Máy này sử dụng công nghệ Raman, dùng tia la-de và một bộ cảm ứng phát hiện nhanh các hóa chất, kể cả chất nổ và ma túy. “Những bộ phận mới nhất về các bộ lọc âm thanh điều khiển bằng ánh sáng sử dụng công nghệ Raman rất dễ sử dụng trong bất kỳ môi trường nào”, tiến sĩ Tuấn nói với chúng tôi qua điện thoại.
“Dù chất nổ, ma túy hay hàng trăm loại hóa chất khác ẩn chứa dưới dạng bột, khí hay nước đều bị máy phát hiện”, ông nói thêm. Cách sử dụng máy này cũng rất đơn giản vì ông Tuấn cùng các cộng sự đã thiết kế nó cho người bình thường sử dụng. Tiến sĩ Tuấn hy vọng phát minh của ông sẽ rất tiện dụng trong công tác bảo vệ môi trường, chẩn đoán y tế, bảo quản thực phẩm và… chống khủng bố. “Chúng ta không cần lấy mẫu mang tới phòng thí nghiệm mà có thể thử ngay tại hiện trường để tìm ra những loại hóa chất độc trong vài giây thay vì trong vài ngày”, ông nói.
Hiện nay, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu khoa học. Công trình mới nhất của ông là “hệ thống lưu trữ đĩa quang” dùng cho bộ nhớ các siêu máy tính, các hệ thống dữ liệu y khoa, và các vệ tinh NASA. Ông đang đảm nhiệm chức vụ trưởng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Vào năm l992, ông cũng từng được vinh danh là “Nhà phát minh của năm”.
25 phát minh của Võ Đình Tuấn cùng 6 triệu phát minh khác từ năm l790 là một tài sản vô giá mà nhân loại có thể sáng tạo được, hiện vẫn lưu giữ trên thư viện phát minh ở địa chỉ web: http://www.uspto.gov/

 

Tiến sĩ Võ Đình Tuấn và một cuốn sách về công nghệ nano do ông biên soạn (Ảnh: ornl.gov)
Theo trang web của Hội Thanh niên sinh viên VN tại Nhật Bản (http://www.vysa.jp/), trong lĩnh vực y khoa, tiến sĩ Tuấn đã tìm ra sự biến đổi gen trong cơ thể người và nhờ đó phát minh ra những hệ thống chẩn đoán sử dụng việc khám phá các ADN gây bệnh tiểu đường và ung thư. Tất cả hệ thống của ông đều dựa trên phương pháp "Tia sáng đồng hành" (SL: synchronous luminesence) dễ ứng dụng, do các dữ kiện được ghi lại hiển thị và được đọc cùng lúc bằng tia laser và sợi quang. Nhờ vậy mà bệnh tật có thể được điều chỉnh kịp thời mà không cần phải uống thuốc... Phương pháp của ông cũng được các công ty dược và tổ chức môi trường chấp nhận.
Tới giảm nỗi đau con người


Albert Hoffman, nhà phát minh LCD - (Ảnh: Mistakesweremade.com)

Creator Synetics - chuyên tư vấn hỗ trợ cho các công ty, tổ chức liên quan đến phát minh, sáng tạo và các tư tưởng đột phá - đã tính điểm các ứng viên theo năm tiêu chuẩn: tạo ra những thay đổi lớn, được nhiều người biết đến, quyền lực của tri thức, thành tựu và tầm quan trọng về văn hóa. Công ty đã gửi email đến 4.000 người Anh hiểu biết hè vừa qua và yêu cầu họ đề cử mười người họ cho là thiên tài hiện còn sống. Kết quả, Synetics nhận được các đề cử tới 1.100 nhân vật, nhưng chỉ 60% trong số này còn sống. Synetics đã lập ra một hội đồng gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phát minh, sáng tạo để cho điểm (tới mười trên các tiêu chí đã nêu) để lọc ra "100 thiên tài hiện tại".
Các viện nghiên cứu lớn đã sử dụng kỹ thuật của ông như Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ và hầu như tất cả bệnh viện của Mỹ đều áp dụng phương pháp và thiết bị chẩn đoán của ông. Đến nay ông có hơn 30 bằng sáng chế. Tiến sĩ Tuấn cho rằng những nghiên cứu của ông chỉ có mục đích đơn giản là góp phần làm giảm những nỗi đau của con người. "Cái khó nhất đối với bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là phát hiện ra nó”.
Năm 2003, USPTO đã tôn vinh bốn nhà khoa học Mỹ, gốc Á trong đó có nhà bác học Võ Đình Tuấn. Bản thông cáo chính thức USPTO cho biết: "Các nhà khoa học này đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu của khoa học và y khoa, nhất là những phát minh của họ đã giúp bệnh nhân chống lại nỗi đau tuyệt vọng của con người".
Vào ngày 9-5-2002, nhân kỷ niệm tháng truyền thống của các dân tộc thiểu số châu Á tại Mỹ, bà J. C. Hayward - người phát ngôn của USTPO - cho rằng những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn cùng các nhà khoa học khác đã góp phần làm cho nước Mỹ trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Điều đáng nói là Võ Đình Tuấn đều có tên trong cả hai danh sách được vinh danh năm 2002.
Trong năm 2002, các trường tiểu học và trung học của Mỹ đều chiếu cuốn video về những nhà khoa học, trong đó có tiến sĩ Tuấn, cho các học sinh xem như một chương trình ngoại khóa. Bà Hayward nói:"Chủ yếu để thế hệ trẻ Hoa Kỳ nhớ đến những nhà bác học của các dân tộc và màu da khác nhau đã có những đóng góp to lớn không những cho xứ sở Hoa Kỳ mà còn cho toàn thế giới".
Tiến sĩ Võ Đình Tuấn còn là viện sĩ Viện Hóa học Mỹ và là biên tập viên cũng như cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông đã đoạt năm giải thưởng nghiên cứu & phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996; tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học.
Ông cũng nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế khác. Hiện nay, nhà khoa học tài năng này đang nghiên cứu cải tiến những công nghệ mới để sản xuất những thiết bị y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Và những "thiên tài đương đại" khác
Đứng đầu danh sách mà Creator Synetics công bố ngày 29-10 là nhà hóa học Thụy Sĩ Albert Hoffman (đã 101 tuổi, nổi tiếng thế giới như người phát minh ra LCD) và thiên tài máy tính người Anh Tim Berners - Lee (một trong những người sáng tạo ra mạng Internet). 
Ba người còn lại trong nhóm năm người đầu tiên là nhà đầu tư George Soros (Mỹ), Matt Groening (nhà làm phim hoạt hình châm biếm, Mỹ) và chính khách, cựu tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.

Putin thách Obama công khai bằng chứng

Putin thách Obama công khai bằng chứng

tải lại trang để cập nhật sự kiện mới nhất
  1. Một thăm dò của kênh NBC News hôm 30/8 cho biết cử tri Mỹ phản đối việc can thiệp quân sự, với tỷ lệ 50% so với 42% ủng hộ.
  2. Theo Reuters, đa số người Mỹ không muốn Mỹ can thiệp vào Syria. Một thăm dò tuần này của Reuters/Ipsos nói chỉ có 20% tin rằng Mỹ cần hành động, mặc dù đã tăng so với 9% tuần trước.
    Tổng thống Obama thừa nhận người Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh và nhấn mạnh phản ứng sẽ chỉ “hạn chế” và không gửi lính Mỹ đổ bộ xuống Syria.
  3. tin mới nhất
    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và các quan chức an ninh sẽ họp qua điện thoại với các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và Cộng hòa chiều ngày 31/8.
    Nội dung cuộc họp sẽ không được tiết lộ cho công chúng, mặc dù người ta biết rằng chủ đề bàn về Syria.
  4. Trong lúc Hoa Kỳ cân nhắc hành động quân sự chống lại Syria, có thể điểm qua một số loại vũ khí có thể được triển khai của cả hai bên trong những ngày sắp tới.
  5. tin mới nhất
    Reuters cho biết trách nhiệm của các chuyên gia LHQ chỉ là xác nhận có hay không việc dùng vũ khí hóa học.
    Họ không tìm hiểu ai là người đã dùng hóa học.
    Hoa Kỳ tuyên bố không cần chờ báo cáo của thanh tra LHQ vì đã chắc chắn chất hóa học được dùng và tin rằng thủ phạm là quân của Tổng thống Assad.
    Nhóm 20 người của LHQ có mặt ở Damascus ba ngày trước khi xảy ra vụ tấn công hôm 21/8. Khi đó họ đến để điều tra các cáo buộc từ trước.
    Tổng thống Nga Putin tuyên bố “hoàn toàn vô lý” khi cáo buộc vũ khí hóa học xảy ra trong khi thanh tra LHQ đã có mặt ở Syria.
    Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
    Ông Obama nhấn mạnh ông chưa có “quyết định chung cuộc” về khả năng tấn công, nhưng đây là dấu hiệu rõ nhất rằng cuộc tấn công sắp xảy ra.
  6.  
  7. Năm tàu khu trục của Mỹ có mặt ở Địa Trung Hải chờ lệnh tấn công. Các tàu trang bị tên lửa có tầm hoạt động hơn 1,000 hải lý, khiến tàu chiến Mỹ nằm xa ngoài khơi ngoài phạm vi trả đũa của chính phủ Syria.
    Pháp xác nhận tàu Chevalier Paul cùng Dixmude đang có mặt ở khu vực nhưng bác bỏ mọi liên hệ với khủng hoảng Syria.
  8. Tổng thống Nga Putin phát biểu với các phóng viên ở Vladivostok ngày 31/8:
    “Quân chính phủ Syria đang trên đà tấn công, ở một số vùng họ còn bao vây phiến quân. Trong điều kiện này, tự dưng đi trao chìa khóa cho những người luôn kêu gọi nước ngoài can thiệp quân sự thì thật hoàn toàn vô lý. Nó chẳng có logic tí nào, nhất là đúng ngày các thanh tra LHQ có mặt.
    Vì thế tôi tin rằng đây chẳng qua là sự khiêu khích của những kẻ muốn kéo các nước vào xung đột Syria. Những kẻ muốn có ủng hộ của các thế lực mà dĩ nhiên đầu tiên là Mỹ.
    Tôi tin chắc như vậy. Về lập trường của các đồng sự, bè bạn Mỹ, bảo rằng chính phủ Syria dùng vũ khí giết người hàng loạt - ở đây là vũ khí hóa học – và nói họ có bằng chứng, thế thì hãy đưa cho thanh tra LHQ và Hội đồng Bảo an.
    Cứ bảo có bằng chứng nhưng lại nói đây là bí mật, không cho ai xem, thì làm sao mà không bị phê phán. Nếu có bằng chứng, hãy cho xem nào. Nếu không được đưa ra, thì chẳng có bằng chứng nào.
  9. tin mới nhất
    Tổng thống Nga Vladimir Putin nói cáo buộc của Mỹ về chính phủ Syria là “hoàn toàn bậy bạ”.
    Ông Putin tuyên bố Washington cần nộp bằng chứng cho Hội đồng Bảo an LHQ.
    Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
    Ông Obama nhấn mạnh ông chưa có “quyết định chung cuộc” về khả năng tấn công, nhưng đây là dấu hiệu rõ nhất rằng cuộc tấn công sắp xảy ra.
  10. Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh sẽ không ảnh hưởng đến ý chí của Pháp trong hành động ở Syria.
    Ông ủng hộ hành động trừng phạt “mạnh mẽ” vì cuộc tấn công gây tổn hại "không thể khắc phục" cho người dân Syria.
  11. Phát biểu vào thứ Sáu, 30/8, Tổng thống Obama nói vụ tấn công ở khu ngoại ô Damascus ngày 21/8 là 'một thách thức đối với thế giới' và là sự xâm phạm "lợi ích an ninh quốc phòng" của Hoa Kỳ.
    "Chúng ta không thể chấp nhận một thế giới nơi mà phụ nữ, trẻ em và những thường dân vô tội có thể bị đầu độc ở một quy mô kinh khủng như vậy."
    "Thế giới có trách nhiệm bảo đảm các tiêu chuẩn chống lại việc sử dụng vũ khí hóa học."
    Tuy nhiên ông Obama cũng nhấn mạnh rằng Washington đang "cân nhắc khả năng hành động cục bộ", và loại bỏ việc điều quân hay mở chiến dịch lâu dài ở Syria.
    Bình luận của ông Obama được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng John Kerry phát biểu về điều mà Washington gọi là kết quả điều tra tình báo "với độ khả tín cao" về cuộc tấn công ngày 21/8.
    Những điểm chính trong báo cáo này bao gồm:
    • Cuộc tấn công đã khiến 1.429 người thiệt mạng, trong đó có 426 trẻ em.
    • Các chuyên gia hóa học của quân đội Syria đã được điều động đến khu vực này ba ngày trước cuộc tấn công.
    • Vệ tinh của Hoa Kỳ phát hiện ra nhiều hỏa tiễn từ khu vực do quân chính phủ kiểm soát bắn vào khu vực của quân nổi dậy, 90 phút trước khi có tin về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học.
    • Hơn 100 video về hiện trường vụ tấn công cho thấy nhiều người có dấu hiệu nhiễm chất độc gây rối loạn thần kinh.
    • Những đoạn đối thoại bị nghe lén bao gồm một cuộc đàm thoại từ một quan chức cấp cao của Damascus "xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng" và bày tỏ lo ngại về việc bị các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc phát hiện.
    Hoa Kỳ nói kết quả điều tra dựa trên thông tin thu thập từ những nhân viên y tế, nhân chứng, nhà báo, video và hàng nghìn nguồn tin từ mạng xã hội.
    Ông John Kerry cũng gọi ông Assad là "tên côn đồ và kẻ sát nhân".
    Đáp lại điều này, hãng thông tấn chính phủ Syria Sana nói ông Kerry đã "đưa chi tiết từ các tin cũ, do quân khủng bố đưa ra hơn một tuần trước".
  12. Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích Nga và Trung Quốc vì lập trường với Syria.
    “Rất tiếc là Nga và Trung Quốc thời gian qua từ chối có lập trường chung về xung đột Syria. Điều này làm suy yếu đáng kể vai trò LHQ,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn.
    Nhưng bà loại trừ khả năng Đức tham gia hành động quân sự trừ phi cộng đồng quốc tế bật đèn xanh.
    “Đức không thể tham gia can thiệp quân sự mà không có sự cho phép của LHQ, NATO hay EU,” bà giải thích.
  13. Cố vấn ngoại giao cho tổng thống Nga, Yuri Ushakov, thắc mắc vì sao nhóm LHQ đã xong công việc “khi mà còn nhiều câu hỏi về khả năng dùng vũ khí hóa học ở các vùng khác ở Syria”.
    Nga khẳng định không có bằng chứng chính phủ Syria là thủ phạm. Moscow và Bắc Kinh nói sẽ chặn mọi nghị quyết LHQ cho phép dùng vũ lực đánh chính phủ Syria.
  14. Chính phủ Syria nói cáo buộc của Mỹ là “dối trá”. Thông cáo của bộ ngoại giao Syria nói “dưới chiêu bài bảo vệ nhân dân Syria, họ đang thúc đẩy cho sự gây hấn mà sẽ giết hàng trăm người Syria vô tội”.
  15. Danh sách một số loại vũ khí có thể được sử dụng nếu Mỹ tấn công Syria.
    Bốn khu trục hạm trang bị tên lửa hành trình của Hoa Kỳ: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry và USS Mahan.
    Các tên lửa hành trình cũng có thể được bắn từ tàu ngầm, nhưng hải quân Hoa Kỳ không tiết lộ vị trí của chúng.
    Căn cứ không quân tại Incirlik và Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan có thể được dùng cho không kích.
    Hai hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ: USS Nimitz và USS Harry S Truman ở gần đó.
    Hàng không mẫu hạm của Pháp mang tên Charles de Gaulle đậu ở phía đông Địa Trung Hải.
    Các chiến đấu cơ Raffale và Mirage của Pháp cũng có thể tấn công từ căn cứ không quân Al-Dhahra ở UAE.
  16. tin mới nhất
    Đoàn thanh tra Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã rời Damascus sau bốn ngày điều tra cáo buộc tấn công vũ khí hóa học.
    Họ đặt chân đến Lebanon vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Mỹ cân nhắc hành động “cục bộ” chống Syria.
    Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon nói báo cáo chung cuộc của đoàn có thể mất hai tuần mới xong.

  17. Tổng thống Barack Obama nói Hoa Kỳ đang cân nhắc "hành động cục bộ" để đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học của quân đội chính phủ Syria.
    Ông Obama nhấn mạnh rằng chưa có "quyết định cuối cùng" nào được đưa ra, tuy nhiên bác bỏ khả năng Hoa Kỳ sẽ điều quân tới hiện trường.
    Ngoại trưởng John Kerry dẫn kết quả điều tra của tình báo Hoa Kỳ nói Syria đã sử dụng vũ khí hóa học làm 1.429 người chết, trong đó có 426 trẻ em.
    Chính phủ Syria gọi cáo buộc của Hoa Kỳ là "hoàn toàn dối trá" và đổ lỗi cho quân nổi dậy.
    Tổng thống Bashar al-Assad trước đó đã tuyên bố Syria sẽ tự vệ trước bất cứ "hành động xâm lược" nào của phương Tây.
    Tổng thống Pháp Francois Hollande thì tái khẳng định sự ủng hộ đối với lập trường của Hoa Kỳ.
    Tuy nhiên Nga, đồng minh lớn nhất của Syria, đã cảnh báo "bất cứ hành động quân sự đơn phương nào mà không có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" là sự "vi phạm trực tiếp luật pháp quốc tế".
    Đoàn xe chở các thanh tra viên LHQ về vũ khí đã rời Damascus sáng thứ Bảy 31/8 sang Lebanon.
    Tổng thư ký Ban Ki-moon nói với giới ngoại giao rằng phải hai tuần nữa mới có phúc trình cuối cùng của nhóm thanh tra.