Wednesday, October 31, 2012

Hỏa tiễn bức xạ Mỹ khiến radar TC vô dụng

Hỏa tiễn bức xạ Mỹ khiến radar TC vô dụng
Hỏa tiễn CHAMP (ảnh Boeing)

Với loại hỏa tiễn CHAMP, quân đội Mỹ có khả năng loại khỏi vòng chiến đấu các mục tiêu tác chiến điện tử của đối phương mà không cần phá hủy chúng. Mục tiêu tiềm năng hàng đầu là các loại radar chống tàng hình của Trung Cộng.


Đài truyền hình Foxnews cho biết Mỹ vừa thử nghiệm thành công hỏa tiễn siêu âm dùng để tiêu diệt máy tính, radar cố định và các thiết bị điện tử khác. Loại hỏa tiễn mới có tên gọi CHAMP (Counter-Electronics High Power Microwave Advanced Missile Project – Dự án hỏa tiễn siêu âm đối kháng điện tử công suất lớn tân tiến).
Cuộc thử nghiệm diễn ra ngày 16/10/2012 tại một bãi thử ở tiểu bang Utah. Gần một năm trước, loại hỏa tiễn này đã được thử nghiệm lần đầu, nhưng kết quả không được tiết lộ.
Trong cuộc thí nghiệm lần này, mục tiêu của CHAMP là một số tòa nhà hai tầng tại bãi thử, trong đó bố trí một số lượng lớn máy tính cá nhân để bàn và các thiết bị điện tử khác.
Sau khi bị CHAMP tấn công bằng bức xạ siêu âm định hướng trong vài giây, tất cả các máy tính, các hệ thống chỉ huy và liên lạc trong các ngôi nhà hai tầng mục tiêu đã bị thiêu cháy. Vài giây sau, hệ thống điện bị hỏng, thậm chí hệ thống camera dùng để ghi kết quả thử nghiệm cũng bị hư hại.
Các đối tượng khác như người, động vật, hạ tầng hầu như không bị tổn hại.Trong vòng một giờ, hỏa tiễn CHAMP đã tiêu diệt thành công 7 tòa nhà mục tiêu mà chỉ gây ra tổn thất vật chất rất nhỏ không đáng kể
Dự án CHAMP do công ty con Phantom Works của tập đoàn Boeing thực hiện với sự hợp tác của Phòng Năng lượng định hướng thuộc Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ (U.S. Air Force Research Laboratory-AFRL-Directed Energy Directorate team). Tham gia dự án còn có Raytheon Ktech và Sandia National Laboratories.

Chương trình CHAMP kéo dài trong 3 năm, ước tính trị giá 38 triệu USD. Với chương trình này, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chế tạo một hỏa tiễn có thể loại khỏi vòng chiến các hệ thống điện tử từ xa mà tổn thất phụ chỉ là tối thiểu. hỏa tiễn có thể tấn công chính xác bằng các xung điện từ mạnh vào máy tính và thiết bị điện tử của đối phương.
CHAMP là hỏa tiễn hành trình, được trang bị hệ thống bức xạ siêu âm cao tần công suất lớn có khả năng chính yếu là loại khỏi vòng chiến các hệ thống mạng và thiết bị điện tử của đối phương.
Với chức năng diệt mục tiêu có thiết bị điện tử, CHAMP là vũ khí lý tưởng khi cần triệt bỏ tai mắt, khả năng ngắm và bắn của đối phương vì có thể loại khỏi vòng chiến toàn bộ thiết bị điện tử trong bán kính hoạt động mà không gây hại cho con người.
Các hỏa tiễn này làm nhiệm vụ dọn đường, tiêu diệt các thiết bị điện tử đối phương trước khi máy bay hay các đơn vị chiến đấu tiến vào một khu vực của đối phương.

Keith Coleman, người chịu trách nhiệm dự án CHAMP cho biết: “Kỹ thuật này đánh dấu sự mở đầu của một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại và chiến tranh điều khiển. Chúng tôi hy vọng trong tương lai gần, các hệ thống này sẽ là phương tiện biến các thiết bị điện tử và máy tính của đối phương thành đống đồ vô dụng, khiến họ bất lực khả năng thu thập thông tin”.
Khác với các radar chủ động, radar thụ động phát giác mục tiêu mà không để lộ sự tồn tại của mình ở khoảng cách xa.
Loại radar cố định này hiện được cả Nga và Trung Cộng sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, chỉ một luồng siêu âm từ tên lửa CHAMP có thể dễ dàng loại khỏi vòng chiến cả hệ thống phát hiện của đối phương mà không gây tổn hại đến nhân lực

Bài của ĐB/GDVN (Foxnews, Boeing.com)

Monday, October 29, 2012

Khi kẻ hiếu chiến cần bị trừng trị - Tàu Cộng:

Khi kẻ hiếu chiến cần bị trừng trị - Tàu Cộng
 
Trung Cộng là một quốc gia mới ngoi đầu lên sau những biện pháp Tứ Đại Canh Tân hay chương trình Tứ Hiện Đại Hoá của Đặng Tiểu Bình đưa ra vào năm 1978 có phần nào hiệu quả, một con bong bóng ếch tự thổi phồng to như con bò, Trung Cộng tỏ những thái độ hung hăng, giương oai thị uy hiếu chiến hiếp đáp đối với những lâng quốc trong vùng, uy hiếp Việt Nam, Phi Luật Tân và Nhật Bản; Tuy nhiên, theo hiệp ước phòng vệ hỗ tương thời hậu chiến giữa Nhật Bản với Hoa Kỳ, Hoa Kỳ có trách vụ bảo vệ nước Nhật. Sự di chuyển quân sự ồ ạt của Mỹ hướng về biển Đông gần đây như là chỉ dấu báo hiệu cho Trung Cộng, kẻ gây sự hiếu chiến với Nhật Bản là hành động dại dột, trục Đồng Minh Tứ Cường Mỹ, Úc, Ấn, Nhật đã hình thành, ít nhất sẽ là sự thử thách so găng mà Trung Cộng chọi đa quốc sẽ bất lợi, và rằng nhóm đồng Minh do Mỹ huy động  không dung dưỡng Trung Cộng nếu cứ tiếp tục lộng hành.
.
Nhóm Đồng Minh Liên Quốc nên dạy cho Trung Cộng biết sự lễ độ đối với quốc tế, và nếu quốc tế cần phải hy sinh phân nửa dân số của Trung Cộng trên mặt địa cầu, cũng nên lắm. Họ vẫn còn nhiều chán.

Mời bà con netters xem tiếp...

 
 
Phi đạn phóng đi từ các chiến hạm Hoa Kỳ
 
Mỹ thiết lập kế hoạch oanh kích Trung Quốc
Ngũ Giác Đài đưa ra kế hoạch "hạ gục" hệ thống radar tầm xa cùng những hệ thống hỏa tiển chính  xác nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc; trước khi hải quân và không quân tấn công lớn hơn.
Không chờ đến khi Tổng thống Barack Obama hồi đầu năm nay tuyên bố chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương, các chuyên gia thượng thặng của Ngũ Giác Đài thực tế sẵn sàng đáp ứng chính sách này. Theo tờ The Washington Post, nhà tương lai học Andrew Marshall (91 tuổi) là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược quân sự cho mục tiêu trên.
 
 Mỹ lên kế hoạch oanh kích Trung Quốc
Cuộc tập trận RIMPAC cho thấy khả năng lôi kéo
đồng minh của Mỹ.
 
Cha đẻ của Tác chiến Không - Biển:
 
 
 
 
Chiến lược gia
Andrew Marshall
 
Ông Marshall lớn lên tại thành phố Detroit, thuộc tiểu bang Michigan và tốt nghiệp ngành kinh tế của Đại học Chicago rồi gia nhập Tổ chức Nghiên cứu chính sách RAND.
Trong thập niên 1950 và 1960, Marshall nằm cùng nhóm chuyên gia nghiên cứu với ông James Schlesinger, người giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ 1973 - 1975. Năm 1973, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Richard Nixon quyết định lập Văn phòng Đánh giá các mối đe dọa thực (ONA) và bổ nhiệm ông Marshall đứng đầu văn phòng này. Từ đó đến nay, chiến lược gia Marshall tiếp tục được các đời tổng thống Mỹ tin tưởng giao trọng trách trên. Ông trở thành một trong những người ảnh hưởng nhất đến chính sách quân sự của Washington. Thậm chí, ông còn ảnh hưởng cả đến chính sách quốc phòng của Trung Quốc.
Gần đây, tờ The Economist dẫn lời Giáo sư Trần Chu, thành viên nhóm soạn thảo sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2011, nói: “Anh hùng của chúng tôi là Andrew Marshall. Chúng tôi nghiền ngẫm từng lời của ông ta”.
Chiếm một vị trí khiêm tốn bên trong Ngũ Giác Đài, văn phòng nhỏ của ông Marshall, gọi là Văn phòng Đánh giá các Đe dọa Thực (ONA). Tại đây, một nhóm chuyên gia không ngừng nỗ lực trong suốt 2 thập niên qua để lên kế hoạch cho cuộc chiến chống lại “một Trung Quốc hung hăng, hiếu chiến và vũ trang hạng nặng”.
Từ mục tiêu trên, nhóm của ông Marshall vạch ra một khái niệm có tên gọi “Tác chiến Không - Biển” (ASB). Theo đó, đầu tiên là các oanh tạc cơ tàng hình và tàu ngầm hạt nhân có nhiệm vụ hạ gục hệ thống radar tầm xa cùng những hệ thống hỏa tiển chính xác nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc. Tiếp đến, hải quân và không quân Mỹ hợp tác triển khai các cuộc tấn công lớn hơn bằng đường biển và đường không. Điển hình cho khái niệm trên là Chiến dịch Hừng đông Odyssey hồi năm 2011 mà phương Tây tiến hành để ủng hộ phe đối lập khi đó ở Libya. Trong những tháng qua, không quân và hải quân Mỹ đưa ra ít nhất 200 sáng kiến được cho là cần thiết để người cầm quân tiếp thu những gì tinh túy của ASB. Danh sách trên gồm các cuộc tập trận do văn phòng ông Marshall vạch ra, đồng thời yêu cầu thế hệ vũ khí mới, đề nghị tăng cường hợp tác giữa các hải quân với không quân.
Khái niệm trên không chỉ chọc giận quân đội Trung Quốc mà còn bị chỉ trích từ nội bộ nước Mỹ vì quá đắt đỏ. Một số nhà phân tích châu Á còn lo ngại những cuộc tấn công Trung Quốc bằng vũ khí thông thường có thể khiến Bắc Kinh phản kích bằng vũ khí hạt nhân, làm bùng nổ chiến tranh giữa 2 cường quốc hạt nhân.
Ban đầu, ASB ít thu hút được sự chú ý của giới quân sự, theo tờ The Washington Post. Tuy nhiên, khi ngân sách quốc phòng gần đây bị cắt giảm, các lãnh đạo Ngũ Giác Đài lại tìm đến văn phòng của ông Marshall để tìm hướng đi mới khi Washington chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương. Đối mặt với những chỉ trích ONA tập trung quá mức vào Trung Quốc như một kẻ thù tương lai, chiến lược gia Marshall phản bác rằng nhiệm vụ của ông là tính toán những kịch bản tồi tệ nhất. “Chúng tôi có khuynh hướng phải đối mặt với các tương lai không mấy gì vui vẻ”, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
Tăng cường hiện diện
Tờ China Daily dẫn một nhận định từ Bắc Kinh cho rằng Mỹ, song song với việc đánh giá ASB, đang tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ liên tục có thêm đổi mới trong các quan hệ hợp tác quân sự với những đồng minh chủ chốt của nước này tại châu Á. Chẳng hạn như Washington vừa cùng Tokyo thông qua bản điều chỉnh thứ 2 về hợp tác quốc phòng khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto đến thăm Ngũ Giác Đài. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tuyên bố kế hoạch tham gia tập trận chung với Mỹ tại Okinawa vào cuối tháng. Yonhap thì đưa tin Seoul và Washington đang thảo luận về việc thành lập đơn vị tác chiến hỗn hợp mới.
Bên cạnh đó, các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ liên tục triển khai các chuyến thăm đến những nước đặt căn cứ cũ tại Đông Nam Á. Đồng thời, Ngũ Giác Đài đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các tư lệnh trong khu vực. Mới đây, tướng Herbert Carlisle trở thành người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân tại Thái Bình Dương, bao quát các căn cứ tại Alaska, Guam, Hawaii, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc bổ nhiệm tư lệnh Carlisle diễn ra chỉ vài tháng sau khi tướng hải quân 4 sao Samuel Locklear trở thành Tư lệnh của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ cũng cấp tập tổ chức nhiều cuộc tập trận với đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương trong thời gian gần đây. Đáng kể nhất là đợt tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2012 (RIMPAC 2012), được chủ trì bởi Washington, và diễn ra tại Hawaii cùng các vùng biển lân cận với sự tham gia của 22 nước vào mới được khép lại vào cuối tuần trước. Theo thống kê của Tân Hoa xã, tàu chiến và chiến đấu cơ của Mỹ cũng tham gia gần 20 cuộc tập trận tại châu Á - Thái Bình Dương trong 7 tháng qua, chiếm hơn phân nửa toàn bộ các cuộc tập trận được triển khai trong cùng thời gian. Điều đó cho thấy Mỹ đang đẩy nhanh chính sách tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương mà Washington đã vạch ra.
 
Hé màn bí mật Tác chiến Không - Biển
Vào năm 2009, hải quân và không quân Mỹ hợp lực giới thiệu một khái niệm chiến đấu mới gọi là “Tác chiến Không - Biển” (viết tắt: ASB). Theo tạp chí Wired, ASB do Ngũ Giác Đài vạch ra nhằm ngăn chặn một thế lực tấn công xâm lược bên thứ 3. Đồng thời, ASB còn làm xói mòn khả năng xâm nhập lãnh thổ của thế lực đó, chẳng hạn như trường hợp của eo biển Đài Loan.
Vì thế, giới chuyên gia suy luận rằng Trung Quốc cùng với Iran và Triều Tiên đều bị xếp vào nhóm “thế lực tấn công xâm lược”. Trên thực tế, ASB không phải là một học thuyết hoặc chiến lược, có nghĩa là sẽ chẳng có tài liệu hướng dẫn hoặc lên kế hoạch trên chiến trận. Từ nhiều cuộc trao đổi trong vòng 9 tháng qua với các quan chức quốc phòng, chuyên gia cố vấn, tạp chí Wired rút ra kết luận sau: ASB là tổ đặc trách cố vấn cho chiến tranh ở thế kỷ 21.
Văn phòng ASB tập trung những chuyên gia có thể đưa ra một giải pháp đáp ứng tức thời cho tư lệnh chiến trường để đối phó các đe dọa tại biển Đông, eo biển Hormuz hoặc bất cứ nơi nào trên hành tinh. 
 
 Hệ thống Lá chắn Phi đạn Toàn Cầu của Hoa Kỳ
 
OKINAWA NƠI TẬP TRUNG KHÔNG LỰC CỦA MỸ
NẰM CÁCH TRUNG CỘNG 1000 KM- OKINAWA LÀ TIỀN ĐỒN CỦA MỸ BẢO VỆ CÁC ĐÔNG MINH VÀ NGAY CẢ NƯỚC MỸ- OKINAWA TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN TỐI TÂN- SẼ LÀ ĐÒN PHỦ ĐẦU NẾU TRUNG CỘNG GÂY HẤN.
 
 
Báo TC cho là do Mỹ thực hiện ý đồ tác chiến mới, phục vụ chiến lược mới ở châu Á-Thái Bình Dương và vị trí đặc biệt của Okinawa…
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II Mỹ
Tờ "Thanh niên Tham khảo" Trung cộng vừa có bài viết cho rằng, do vị trí địa đặc biệt của Okinawa và nhu cầu củng cố đồng minh quân sự Mỹ-Nhật, bất chấp nguy cơ bị tấn công hỏa lực tầm xa, nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân của quân Mỹ ùn ùn kéo đến Okinawa.
Okinawa đang trở thành “tổ chim diều hâu” của lực lượng trên không Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Máy bay cánh xoay MV-22 Osprey gây tranh cãi vừa hoàn thành bố trí ở căn cứ Futenma, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tiết lộ trong một bài phát biểu gần đây rằng, trong tương lai, máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Tia chớp II (Lightning II), vẫn chưa trang bị chính thức), đều có kế hoạch triển khai ở căn cứ Kadena.
Cộng với máy bay F-22 Raptor và EA-18G Growler đã triển khai trước đó, 5 máy bay chiến đấu lớn uy lực nhất (át chủ bài), tiên tiến nhất trong kho vũ khí của quân Mỹ đều chọn Okinawa làm “đại bản doanh” ở châu Á-Thái Bình Dương. Ở nơi chật hẹp nhỏ bé này tại sao lại có sức thu hút lớn đến như vậy?
5 lọai máy bay chiến đấu chủ lực được bố trí
Từ khi Washington tuyên bố quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương đến nay, khu vực Đông Bắc Á nghiễm nhiên trở thành khu vực để Ngũ giác đài trang bị các phương tiện tối tân . Hkmh hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân, tàu tác chiến ven bờ, tàu tấn công đổ bộ, máy bay ném bom chiến lược, máy bay cảnh báo sớm… hễ là trang bị cỡ lớn có ý nghĩa chiến lược, đều lấy danh nghĩa khác nhau để phô diễn sức mạnh làm nổi bật ưu thế mang tính áp đảo của Mỹ.
Nhưng, đối với những máy bay chiến đấu có hành trình tương đối ngắn này, tìm nơi “an cư” mới là việc cấp bách trước mắt – Theo cách “bố trí tuyến đầu”, Mỹ trình diễn vũ khí tối tân ở nước ngoài, đặc biệt là ở một số khu vực nhiều rủi ro nào đó để phát huy đầy đủ hiệu quả răn đe.
Tháng 3/2012, ban đầu thành lập phi đội F-35 đầu tiên Mỹ tuyên bố sẽ trước tiên xem xét bố trí ở Nhật Bản. Đúng như
 
 
Ashton Carter
 
bài phát biểu của Ashton Carter vừa đề cập, không ít người trong tầng lớp hoạch định chính sách Mỹ tin rằng, sức mạnh quân sự của Trung cộng phát triển nhanh chóng đã sớm vượt ra khỏi biên giới, đáng - cần phải cảnh giác. Vì vậy, mới có phương tiện truyền thông Nhật Bản liên hệ kế hoạch triển khai F-35 .
Máy bay vận tải đặc biệt MV-22 Osprey Mỹ
Không chỉ có một, theo hãng Kyodo, từ tháng 9 đến nay, 12 máy bay cánh xoay Osprey của quân Mỹ trước sau đã cất cánh từ căn cứ Iwakuni của quân Mỹ tại Nhật Bản, bay tới sân bay Futenma ở Okinawa để chiến đấu thực tế.

Máy bay trực thăng hiện có của Mỹ từ căn cứ Futenma bay đến đảo Senkaku cần 2,5 giờ, nhưng nếu sử dụng máy bay Osprey thì chỉ cần 1 giờ, hơn nữa nó có thể vận chuyển được nhiều nhân viên và vũ khí hơn.
Sớm hơn một chút nữa (tháng 7/2012), Lầu Năm Góc bỏ lệnh hạn chế bay đối với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor và điều nó đến khai ở căn cứ Kadena, Okinawa. Khi đó cũng có phương tiện truyền thông Nhật Bản giải thích là, việc này nhằm “củng cố tình hình an ninh ở khu vực Tây Thái Bình Dương”.
Về máy bay tác chiến điện tử và cuộc chiến chống tàu ngầm, Mỹ càng liên tiếpchứng tỏ thực lực
. Tháng 6/2012, máy bay tác chiến điện tử
EA-18G đến Nhật Bản (loại máy bay này được trang bị cho hkmh George Washington đóng tại Nhật Bản), được cho là ứng phó với khả năng phòng không được cải thiện lớn của Trung cộng trong những năm gần đây.
Nguồn tin đến từ tờ “Jane's Defense Weekly”, bắt đầu từ năm 2013, Mỹ sẽ khai triển máy bay trinh sát săn ngầm P-8A ở căn cứ Kadena, máy bay này tạo ra mối đe dọa rất rõ rệt cho tàu ngầm có tiếng ồn nhỏ của Hải quân Trung cộng.
EA-18G Growler là máy bay tác chiến điện tử tối tân nhất của quân Mỹ, ở Nhật Bản
Năm loại máy bay chiến đấu tối tân nêu trên lần lượt được tập trung ở Nhật Bản, đặc biệt là ở Okinawa, hỗ trợ cho máy bay chiến đấu F-15C/D đã trước đó của quân Mỹ, và hkmh hạt nhân USS George Washington có cảng chính là Yokosuka, cùng với 2 phi đội gồm 36 máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản ở Okinawa. Thực lực của chúng đủ để gây ảnh hưởng ra Đông Bắc Á, tới Đông Nam Á, thậm chí hăm dọa vào khu vực rộng lớn nội địa Trung cộng.
Nơi khởi đầu cho các chiến dịch trên không trong tương lai
Là đảo lớn thứ nhất của quần đảo Ryukyu, theo thống kê của hãng Kyodo, đất đai của Okinawa chỉ chiếm 0,6% tổng diện tích của Nhật Bản, nhưng lại có 75% căn cứ Mỹ tại Nhật Bản.

 
 
Do nó nằm ở vị trí đặc biệt, trung tâm của chuỗi đảo thứ nhất, trong thời gian 70 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng minh Mỹ-Nhật dốc toàn lực xây dựng nó thành “hkmh không chìm”, vừa có thể hỗ trợ cho tác chiến trên đất liền, vừa có thể tiếp viện cho chiến đấu trên biển.
Hiện nay, Okinawa có hơn 40 căn cứ của Mỹ, Mỹ đóng ở Okinawa do 4 quân binh chủng lớn hợp thành, là một lực lượng đồn trú ở nước ngoài đầy đủ quân binh chủng của Ngũ giác đài.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ
Về lực lượng trên không, thường trú ở Okinawa là quân đoàn 5 của Không quân Mỹ, trực thuộc bên dưới là liên đội 18 đóng tại Kadena, lấy duy trì ưu thế trên không, hiện trang bị 54 máy bay chiến đấu F-15C/D.
Ở đây còn có đại đội máy bay săn ngầm của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, hiện trang bị máy bay tuần tra săn ngầm P-3C, trong tương lai sẽ đổi sang sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm kiểu mới P-8A Poseidon.
Còn căn cứ Futenma, nơi được đưa lên nhiều mặt báo trong gần 2 năm qua do vấn đề di chuyển, thì phụ trách lực lượng viễn chinh số 3 của thuỷ quân lục chiến Mỹ.
Okinawa cách đất liền Trung cộng không đến 1.000 km, máy bay chiến đấu không cần tiếp dầu vẫn có thể bay đến, vì vậy khi khu vực xung quanh xảy ra tình tình hình khẩn cấp, quân Mỹ có thể nhanh chóng đưa lực lượng không quân can thiệp ngay .
Các nguồn tin cho biết, ngoài dự trữ của chính Okinawa, lượng dự trữ dầu/nhiên liệu của các kho nhiên liệu Yokohama 5,7 triệu thùng và kho nhiên liệu Sasebo 5,2 triệu thùng cũng có thể bổ sung nhiên liệu cho căn cứ Okinawa, kho đạn dược nằm trong căn cứ Kadena lớn nhất trong số các căn cứ quân Mỹ ở nước ngoài, những vật tư này đủ để hỗ trợ cho một chiến dịch không quân có quy mô vừa phải.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Mỹ sẽ thay thế máy bay P-3C triển khai ở Nhật Bản
 
 
Máy bay chiến đấu F-15C của quân Mỹ
Trong ván cờ châu Á-Thái Bình Dương của Washington, vị trí của Okinawa rất nổi bật, nhưng nó cũng là một trong những căn cứ quân Mỹ ở nước ngoài có nhiều phiền tóai và nguy hiểm nhất . Nhìn từ khía cạnh quân sự, Okinawa có địa hình nhỏ hẹp không thích hợp cho khai triển huấn luyện quy mô, Mỹ buộc phải kéo lực lượng đến những khu vực như Australia, chi tiêu tăng lên liên tục trong nhiều năm.
Nhìn vào “quan hệ giữa quân đội và địa phương”, từ khi quân Mỹ chiếm đóng Okinawa đến nay, tiếng nói phản đối của người dân địa phương chưa bao giờ dừng lại; gần đây những phản đối nhằm vào máy bay MV-22 Osprey chỉ là một tập mới nhất trong bộ phim dài tập.
Nguy hiểm ngày càng tăng, nhưng không dễ dàng từ bỏ
Trong tình hình điều chỉnh lớn bố trí lực lượng ở châu Á-Thái Bình Dương, Không quân, Thủy quân Lục chiến và lực lượng không quân của Hải quân Mỹ, tại sao lại cố tình trang bị các loại máy bay chiến đấu tối tân nhất ở Okinawa?
Như trên đã nêu, then chốt của vấn đề là ở chỗ khoảng cách. Vị trí địa lý của Okinawa rất quan trọng đối với việc lực lượng khôngquân có thể nhanh chóng đến khu vực nếu xảy ra xung đột – như đảo Senkaku và eo biển Đài Loan. Huống hồ, quân Mỹ hoạt động ở quần đảo Ryukyu trong nhiều năm, hạ tầng cơ sở hoàn thiện, chi phí xây dựng lại ở các khu vực khác quá cao, từ đó càng không thể dễ dàng từ bỏ.
 
Máy bay chiến đấu F-15J Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
 
Máy bay chiến đấu F-15J Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản
Theo chiến lược “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Ngũ giác đài, một khi khu vực Tây Thái Bình Dương bùng nổ xung đột vũ trang do sự bất trắc, quân Mỹ sẽ dựa vào khả năng trinh sát, do thám mạnh, dẫn đầu đáp trả trong giai đoạn đầu tiên; xử dụng những máy bay chiến đấu tối tân nhất ở Okinawa, sẽ có thể đảm đương nhiệm vụ tấn công đợt đầu tiên.
Nói ngắn gọn, lực lượng không quân của Mỹ chính là muốn xử dụng đầy đủ vật tư dự trữ trước ở Okinawa tấn công mang tính áp đảo “đánh đòn phủ đầu” đối với quân cảng, sân bay và trận địa hỏa tiển của đối tượng giả định, từ đó làm cho quân Mỹ đóng tại Nhật Bản có được an toàn tối đa và mở ra một con đường an toàn cho việc phát động các hành động tiếp theo có quy mô lớn hơn.
Tuy nhiên, bất cứ việc gì cũng có hai mặt, vừa có lợi vừa có hại, bởi vì dựa quá gần vào tuyến đầu, quân Mỹ đóng tại Okinawa đối mặt với hỏa lực của đối phương, rất nhiều nguy hiểm.
Khoảng 2 năm trước, Công ty RAND đưa ra bản báo cáo “Ảnh hưởng của lực lượng chiến đấu trên bầu trời của Trung cộng đối với các hành động của Không quân Mỹ”, cho rằng, nếu Trung cộng phóng dồn dập 34 quả hỏa tiển đạn đạo đối với căn cứ không quân Kadena, Okinawa, 75% máy bay chiến đấu của căn cứ này sẽ bị tiêu diệt; nếu Trung cộng đồng thời tiếp tục phóng 30-50 quả hỏa tiển hành trình đối với căn cứ quân Mỹ, phương pháp tác chiến kép này sẽ làm cho việc phòng thủ trở nên khó khăn hơn, hoàn toàn có thể phá hoại hoàn toàn công sự phòng thủ bảo vệ máy bay.

 
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ
 
Mỹ hiểu rõ nguy cơ tiềm tàng này, hai năm gần đây đã tăng gần 100 công sự xi măng cốt thép chứa máy bay ở Kadena và đẩy nhanh triển khai các phương tiện phòng thủ như hỏa tiển phòng không và radar cảnh báo sớm, nhưng vẫn không đủ để bảo đảm an toàn cho tất cả máy bay chiến đấu.
Một số nhà quan sát quân sự trong và ngoài nước cho rằng, nhiều loại máy bay chiến đấu tối tân của quân Mỹ bất chấp nguy cơ bị hỏa lực tấn công, lần lượt bố trí ở Okinawa, Nhật Bản và “xây tổ” ở đó, thực chất “ứng phó với sự thay đổi tình hình an ninh châu Á-Thái Bình Dương”, vừa là biểu hiện cụ thể bày tỏ sự ủng hộ đối với Nhật Bản, trấn an đồng minh quan trọng nhất này ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Bị hạn chế bởi điều kiện để quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Washington chắc chắn tìm cách thúc đẩy tính tích cực của Nhật Bản, để Lực lượng Phòng vệ Trên biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không có sức mạnh không tầm thường của Nhật Bản đảm đương một phần nhiệm vụ quân sự.
Trước mắt, Mỹ trang bị liên tục các loại phương tiện tối tân ở các căn cứ tại Nhật Bản, điều này có nghĩa là Mỹ tái khẳng định cam kết an ninh đối với Tokyo, từ đó tăng cường sợi dây gắn bó giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng. Rất nhiều máy bay chiến đấu kiểu mới được bố trí ở Okinawa, hành động này tuy bị người dân địa phương chống lại, nhưng có thể giúp cho Chính phủ Nhật Bản có thêm tin tưởng lớn hơn, bảo đảm cho Nhật Bản, nước có sức mạnh quốc gia tổng hợp bị Trung cộng từng bước vượt qua, có thể tiếp tục tham gia cuộc chiến tranh giành biển đảo với Trung cộng.
 
HKMH USS George Washington có cảng chính ở Nhật Bản
TỔNG HỢP
 
oOo
 
Mỹ đưa tàu ngầm trang bị hỏa tiển Tomahawk đến vùng biển Đông
 
Hành động này mới đây diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Đông.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Hải quân Mỹ đã điều tới vùng Viễn Đông tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio có trang bị 154 hỏa tiển bay tìm mục tiêu Tomahawk. Động thái này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng do những tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Đông. 
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio.
Cơ quan thông tin của Hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm thuộc biên chế của căn cứ hải quân Thái Bình Dương Kitsep (tiểu bang Washington) đã ghé thăm cảng Pusan của Hàn Quốc. Thông báo này cũng cho biết đây là chuyến ghé thăm đã có trong kế hoạch. Hiện Hải quân Mỹ chỉ có tất cả 4 tàu ngầm tương tự được trang bị số lượng lớn hỏa tiển Tomahawk với tầm bắn 1.600 km. 
Hình ảnh hỏa tiển Tomahawk được phóng đi từ thân tàu ngầm.
Sáng cùng ngày, bốn tàu tuần duyên của Trung Quốc đã đi vào hải phận của quần đảo Senkaku ở Biển Đông. Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc liên quan đến vụ việc này.
 
 
oOo

Nhật Bản sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó Trung Quốc?

Theo tác giả Conn Hallinan của tờ People World, đứng đằng sau bế tắc về 5 hòn đảo nhỏ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một phong trào cánh hữu bên trong nội bộ Nhật Bản. Chính phong trào này có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc chế tạo bom nguyên tử.Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài và Nhật Bản gọi là Senkaku bắt đầu từ lâu nhưng nó chỉ sôi sục khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara, một người cánh hữu, khơi mào thế đối đầu với Trung Quốc bằng cách quyên tiền mua quần đảo này từ người chủ tư nhân.

Khi chính quyền Nhật Bản quyết định mua 3 trong số 5 hòn đảo để ngăn chặn việc các hòn đảo này rơi vào tay Ishihara thì Trung Quốc cáo buộc Nhật đã “ăn cắp” quần đảo này từ tay Trung Quốc.

Ishihara, người từ lâu vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom hạt nhân, được nhìn nhận như một con người dễ bùng nổ, một người mà tờ Economist gọi là “nhà cách mạng già của cánh hữu Nhật Bản”, nhưng ông ta lại không phải là một trường hợp ngoại lệ.

Toru Hashimoto, lãnh đạo của đảng cánh hữu Hiệp hội khôi phục quốc gia Nhật Bản và vừa được tái cử làm thị trưởng Osaka, cũng “cùng hội cùng thuyền” với ông Ishihara.

Tư tưởng cánh hữu đang trên đà thắng thế?

Cả ông Hashimoto và ông Ishihara đều phủ nhận quá khứ tàn bạo của Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần II – đặc biệt là vụ thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc và việc các phụ nữ Hàn Quốc bị bắt làm nô lệ tình dục cho binh lính Nhật.

Tư tưởng này của hai chính trị gia cánh hữu được một số chính trị gia hàng đầu của Nhật Bản hưởng ứng và nhiều người trong số đó ủng hộ Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân.
Đội tàu của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản trong cuộc diễn tập hôm 14/10 ở vịnh Sagami.
Việc cựu thủ tướng Shinzo Abe vừa được bầu làm ứng cử viên của đảng Dân chủ tự do (LDP) là ví dụ rõ nét.

Đảng LDP đang chiếm ưu thế trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới và ông Abe – người có khả năng lớn tái đắc cử chức vụ thủ tướng – kêu gọi rút lại lời xin lỗi của Nhật Bản đối với việc quân đội nước này sử dụng nô lệ tình dục trong chiến tranh.

Ông Abe cũng mong muốn dỡ bỏ điều 9 trong Hiến pháp Nhật Bản theo đó nước này bị cấm khơi mào một cuộc chiến tranh.

Và mặc dù chưa đưa ra quan điểm rõ ràng về vũ khí hạt nhân nhưng ông Abe lập luận rằng Hiến pháp Nhật Bản cho phép nước này được chế tạo vũ khí hạt nhân nếu để dùng cho mục đích phòng vệ. Nhiều chính trị gia hàng đầu trong đảng của ông Abe cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm này.

Từ năm 2006, cựu Ngoại trưởng Taro Aso và Shoichi Nakagawa đã nêu ra vấn đề vũ khí hạt nhân khi ông Aso là thành viên của chính quyền Abe và ông Nakagawa là chủ tịch của Hội đồng nghiên cứu chính sách của đảng LDP.

Nhưng LDP không phải là đảng duy nhất ở Nhật Bản cân nhắc giúp nước này từ bỏ cái gọi là “dị ứng về hạt nhân”.

Ichiro Ozawa – người một thời là lãnh đạo của đảng Tự do và hiện đang dẫn dắt đảng Cuộc sống của nhân dân là thứ nhất, cho rằng Nhật Bản nên cân nhắc chế tạo vũ khí hạt nhân để đối phó với “sự bành trướng không ngừng” của Trung Quốc.

Theo nhà báo Hiusane Masaki “điều mà từ lâu bị coi là chủ đề cấm kỵ sau Chiến tranh thế giới lần II thì giờ đang được thảo luận thoải mái, không chỉ trong giới cánh hữu mà thậm chí còn trong cả giới chính trị chủ đạo.

Vào năm 1970, Nhật bản đã kí Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân và 1 năm sau đó, Nghị viện nước này thông qua 3 “nguyên tắc về phi hạt nhân” bao gồm không chế tạo, không sở hữu và không “chứa chấp” vũ khí hạt nhân.
Thị trưởng Tokyo, một nhân vật cánh hữu, là người khơi mào cho cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc và là người vẫn thúc giục Nhật chế tạo bom nguyên tử.
Hiện Nhật Bản đang có lượng plutonium đủ để chế tạo khoảng 700 đầu đạn hạt nhân và các tên lửa đạn đạo mang các đầu đạn này. Phần lớn các chuyên gia cho rằng Nhật Bản sẽ mất khoảng 1 năm để chế tạo một quả bom.

Ảo tưởng về quân sự của Nhật Bản

Matthew Penny, giáo sư lịch sử của Đại học Concordia, Canada và là một chuyên gia về chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản, cho biết giới cánh hữu Nhật Bản đã tạo ra một tổ chức có tên gọi là “Hiệp hội các nạn nhân bom nguyên tử vì hòa bình và an ninh”, một hiệp hội rõ ràng là không có bất kỳ nạn nhân thực sự nào của bom nguyên tử.

Phát ngôn viên của hiệp hội này là hai nhân vật cánh hữu, Tamogami Toshiro và Kusaka Kimindo, là những người đã phủ nhận vụ thảm sát Nam Kinh và “kêu gọi Nhật Bản chế tạo vũ khí hạt nhân và mở rộng năng lực quấn sự thông thường”.

Tất cả những câu chuyện bàn luận về vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản nói trên diễn ra trong lúc Nhật Bản đang sa lầy vào cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Dokdo/Takeshima với Hàn Quốc và quần đảo Kurlie với Nga.

Một số luận điệu được các nhân vật cánh hữu đưa ra là nhằm mục đích hạ thấp đảng Dân chủ cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Nhật Bản nhưng một số luận điệu lại đi xa vượt ra ngoài cuộc bầu cử này, phản ánh một ảo tưởng lâu đời của cánh hữu Nhật Bản về năng lực quân sự của nước này.

Kunihiko Miyake, giám đốc nghiên cứu của Học viện toàn cầu Canon, nói với từ Financial Times rằng ông cho rằng cuộc khủng hoảng Senkaku sẽ không tiến tới xung đột do sức mạnh của Các lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ.

“Trung Quốc sẽ không dùng vũ lực do nếu dùng sẽ bị thua”, ông Miyake nói.

Mặc dù thực tế là Washington có thừa nhận sẽ tôn trọng điều 5 trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và phạm vi của hiệp ước bao phủ cả vấn đề Senkaku nhưng Hoa Kỳ có quan điểm trung lập về vấn đề chủ quyền quần đảo này và chắc chắn sẽ không muốn để Nhật Bản lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc.
oOo 
 

Trung Quốc đang bị Mỹ-Ấn-Úc trói chân tay ở Ấn Độ Dương

Một cục diện bao vây Trung Quốc ở Ấn Độ Dương đang hình thành, nhất là trong vấn đề kiểm soát tuyến đường hàng hải chiến lược.
 
Tàu chiến Hải quân Ấn Độ.
Nguyệt san “Choise” tháng 8 của Nhật Bản vừa có bài viết “Trung Quốc rơi vào vòng bao vây ở Ấn Độ Dương”. Bài viết cho rằng, mức sống của người dân Trung Quốc 1,3 tỷ dân và Ấn Độ 1,2 tỷ dân không ngừng được nâng lên, lương thực, năng lượng và các nguyên liệu khác cần thiết cho sự tăng trưởng tiếp tục của nền kinh tế hai nước vẫn sẽ phụ thuộc vào Trung Đông và châu Phi, trong khi đó Trung Quốc và Ấn Độ không tin cậy lẫn nhau, cuộc chiến tranh đoạt tuyến đường huyết mạch ở Ấn Độ Dương giữa hai nước ngày càng quyết liệt.
Trong sự đối lập gay gắt này, Mỹ lại đang thiết thực củng cố cơ chế viện trợ cho Ấn Độ. Hợp tác chính trị và quân sự của 3 nước Mỹ-Ấn-Australia nhằm vào Trung Quốc đang được thúc đẩy với tốc độ vô cùng nghiêm trọng.
Mặc dù trong vấn đề quần đảo Senkaku, (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư và các hòn đảo lân cận) và vấn đề biển Đông, Trung Quốc hả hê, đắc ý với hành vi coi thường luật pháp quốc tế của họ, nhưng quyền sinh quyền sát lớn lại đang nắm chắc trong tay của 3 nước trên, Trung Quốc hầu như còn chưa ý thức được điểm này.
Phía đông có eo biển Malacca, phía tây có kênh đào Suez, còn có eo biển Mozambique, mũi Hảo Vọng và kéo dài đến Đại Tây Dương, tuyến đường huyết mạch trên biển này làm cho Ấn Độ Dương có vị trí vô cùng quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế.
 
Trên đảo Diego Garcia ở vị trí trung tâm của Ấn Đô Dương có căn cứ của hải quân và không quân Mỹ. Năm 1966, Mỹ đã thuê hòn đảo này của Anh, thời hạn 50 năm, đến tháng 12/2016. Theo thỏa thuận của hai bên, sau khi hết hạn còn có thể kéo dài thời hạn lên 20 năm, đến năm 2036.
 
Hiện nay, hai nước đang tiến hành bàn bạc về vấn đề này. Muốn thời hạn thuê căn cứ quân sự quan trọng nhất của đảo Diego Garcia thêm 20 năm, Mỹ phải đạt được thỏa thuận với Anh trước tháng 12 năm nay.
Nhưng, dựa vào sự phát triển của tình hình quốc tế hiện nay, dự đoán, Chính phủ Anh sẽ không từ chối yêu cầu kéo dài của Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Hải quân Mỹ.
 
Từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng cơ sở cảng biển ở các nước láng giềng Ấn Độ, Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, cho rằng Trung Quốc đang xây dựng “chuỗi ngọc trai” bao vây Ấn Độ.
Liên kết các cảng biển như Sittwe của Myanmar, Chittagong của Bangladesh, Hambantota của Sri Lanka, Gwadar của Pakistan sẽ phát hiện, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã tìm mọi cách để đảm bảo tuyến đường huyết mạch trên biển.
Ấn Độ có đầy đủ lý do để tăng cường đề phòng Trung Quốc. Trung Quốc được sự hậu thuẫn bởi sức mạnh của một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, để tìm kiếm tài nguyên, đang thúc đẩy tiến từ chuỗi đảo thứ nhất ra chuỗi đảo thứ hai ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Các nhà chiến lược Ấn Độ có khuynh hướng cho rằng, chuỗi đảo thứ nhất có sự kết nối với khu vực kiểm soát của căn cứ Diego Garcia.
Trung Quốc hầu như không ngừng thực thi các hành động, gây căng thẳng cho Ấn Độ và Mỹ. Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên đã thăm Seychelles trong năm nay, đạt được nhất trí với Tổng thống Seychelles về việc tăng cường quan hệ quân sự song phương.
Năm 2004, Trung Quốc và Seychelles ký kết thỏa thuận quân sự, hạm đội tàu chiến được Hải quân Trung Quốc cử tới vùng biển Somalia chống cướp biển đã nhiều lần cập cảng của Seychelles.
Seychelles cũng đã lần lượt ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Ấn Độ và Mỹ, trong tình hình đó, Trung Quốc buộc phải chen chân vào Seychelles.
Rõ ràng là, căn cứ quân Mỹ ở đảo Diego Garcia nằm ở vị trí trung tâm có thể kiểm soát hai mặt đông tây của Ấn Độ Dương. Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược từ Trung Đông và Trung Á tới châu Á-Thái Bình Dương, mục đích chủ yếu chính là phải bảo đảm được khả năng ngăn chặn, kiềm chế ở biển Đông cho tới Ấn Độ Dương, đồng thời nâng đỡ Ấn Độ.
Tàu chiến đấu duyên hải Mỹ sẽ đến chốt giữ eo biển Malacca vào năm 2013
 
Chiến lược Ấn Độ Dương của Mỹ đang lấy tăng cường quan hệ Mỹ-Australia làm cốt lõi để thúc đẩy ổn định. Tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố triển khai 2.500 binh sĩ lính thủy đánh bộ ở cảng Darwin, Australia và kế hoạch này đã bắt đầu thực hiện. Ngày 3/4, khoảng 200 binh sĩ lính thủy đánh bộ Mỹ đã đến cảng Darwin và bắt đầu huấn luyện.
 
Australia còn đồng ý mở rộng phạm vi sử dụng căn cứ hải quân Stirling ở gần cảng Perth, đồng ý xây dựng căn cứ ở quần đảo Cocos ở Ấn Độ Dương. Sau khi Lính thủy đánh bộ Mỹ đến cảng Darwin chưa lâu, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo Michigan lớp Ohio của quân Mỹ đã đến căn cứ Stirling. Dự kiến, tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân tấn công của quân Mỹ sẽ lần lượt đến căn cứ này.
Chính phủ Girard của Australia coi trọng quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nội bộ Công đảng cũng không thiếu tiếng nói phản đối cung cấp căn cứ cho Mỹ. Nhưng sự lo ngại của nhà cầm quyền Australia như Thủ tướng Girard về vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đã vượt lên trên những tiếng nói phản đối.
Hải quân Ấn Độ sở hữu 155 tàu chiến, đến năm 2015 sẽ sở hữu 2 tàu sân bay, 2 tàu ngầm hạt nhân, muốn chống lại Trung Quốc. Ở Ấn Độ Dương, cục diện ba nước Mỹ-Ấn-Australia đối phó Trung Quốc ngày càng rõ ràng.
 
Ấn Độ Dương đang xuất hiện một cục diện Trung Quốc bị trói chân tay.
 
             Hàng Không Mẫu Hạm INS Virrat của Hải quân Ấn Độ.
Hàng Không Mẫu Hạm INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ đang được Nga chạy thử.
Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ sẽ được trang bị máy bay không người lái X-47B
 
oOo
 

Mỹ đang siết cổ Trung Quốc?

“Cái thòng lọng” mà Mỹ đang triển khai chính là hệ thống hỏa tiển phòng thủ (lá chắn) và mạng lưới radar sóng ngắn tinh vi lợi hại tại phía Nam Nhật Bản và Đông Nam Á. Dù Mỹ ra sức thuyết phục mục tiêu của họ là Triều Tiên nhưng ai cũng hiểu, Triều Tiên không đáng sợ đến mức họ phải “kỳ công” đến như vậy và mục tiêu chính vẫn là Trung Quốc.
 
“Giết gà bằng dao mổ trâu”:
Tờ “Thái Dương Báo” (The Sun) của HongKong mới đây loan tin Mỹ đang lên kế hoạch mở rộng quy mô của hệ thống hỏa tiển phòng thủ tại châu Á. Theo đó, Mỹ sẽ bố trí tại phía Nam Nhật Bản và Đông Nam Á hệ thống radar sóng ngắn và khi hệ thống này hoàn thiện, Mỹ sẽ thiết lập được một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc với khả năng giám sát chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn đạo nào được khai hỏa từ quốc gia này nhắm ra hướng Thái Bình Dương. Như vậy, Trung Quốc sẽ không còn một điểm đột phá nào để có thể đưa ra sự đe dọa đối với Mỹ.
Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?
Chính phủ và quân đội Mỹ vẫn khẳng định hệ thống hỏa tiển phòng thủ này là để nhằm đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên.
 
Tuy nhiên, trong hầu hết các công bố của mình, chính phủ và quân đội Mỹ vẫn khẳng định hệ thống hỏa tiển phòng thủ này là để nhằm đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên. Nhưng những phát ngôn này chỉ “có thể lừa được trẻ con” vì ai cũng hiểu dù Triều Tiên có kho hỏa tiển khá mạnh nhưng Mỹ vẫn không cần thiết phải đề phòng quá xa như thế. Hơn nữa, mang cả một hệ thống hỏa tiển phòng thủ hiện đại vào bậc nhất thế giới trải dài trên khắp Đông và Đông Nam châu Á chỉ để “đề phòng Triều Tiên” quả thực là hành động “giết gà bằng dao mổ trâu”.
 
Giới phân tích quân sự thế giới thì chẳng mấy lạ lẫm với bài “giương Đông, kích Tây” này của Mỹ bởi nó giống hệt những gì họ đã làm ở châu Âu. Khi triển khai hệ thống lá chắn hỏa tiển ở Ba Lan và bị Nga phản đối kịch liệt, Mỹ khẳng định mục tiêu chính của họ là “đề phòng nguy cơ tên lửa của Iran”. Đúng là Iran thì nguy hiểm không kém Triều Tiên nhưng lý luận rằng cả 2 hệ thống hỏa tiển lá chắn ấy chỉ nhằm vào 2 quốc gia này không khỏi khiến nhiều người nghe buồn cười.
 
Shielders – một chuyên gia nghiên cứu về hỏa tiển phòng thủ của quốc hội Mỹ đã có lần “vô tình tiết lộ” rằng dù các ngôn từ mà chính phủ Mỹ đưa ra là nhằm vào Triều Tiên nhưng thực chất tấm lá chắn tên lửa này để nhằm đối phó với một “con voi lớn” bởi nước Mỹ cần phải canh chừng “con voi lớn” này thật chặt chẽ về lâu dài. Ở châu Á hiện nay, “con voi lớn” ấy là ai nếu không phải là Trung Quốc?
 
Một NATO “kiểu châu Á” sắp ra đời?
Hệ thống hỏa tiển phòng thủ không giống như như các loại vũ khí thông thường khác, một khi được bố trí hoàn tất tại các nước khác nhau nó sẽ liên kết các quốc gia này lại, hình thành một khối liên minh quân sự hữu cơ. Trước đây, Mỹ bao vây Trung Quốc chủ yếu thông qua việc kết đồng minh với từng nước xung quanh “con voi lớn” nhưng giữa các đồng minh này không hề có sự liên kết về quân sự từ đó Trung Quốc dễ dàng dùng chiêu “chia rẽ” để lợi dụng thoát ra. Nhưng với hệ thống lá chắn tên lửa này của Mỹ, các quốc gia như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á sẽ trở thành một tấm lưới vô cùng chắc chắn khiến Trung Quốc khó có thể tìm được đường thoát.
Mỹ đang “siết thòng lọng” vào cổ Trung Quốc?
Nhưng thực tế là để kiềm chế những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc
Không chỉ sử dụng hỏa tiển lá chắn, Mỹ cũng tăng cường nhiều biện pháp khác nhằm “nhất thể hóa” quân sự. Mới đây, Mỹ và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận mà theo đó, kể từ năm 2013 Nhật Bản sẽ cử các quan chức của lực lượng phòng vệ quốc gia tới thường trú tại Bộ quốc phòng Mỹ. Sự thường trú này có ý nghĩa gì? Đó là khi “có biến”, Mỹ hoàn toàn có thể điều động quân đội Nhật Bản giống như điều động chính quân đội của mình. Sự nhất thể hóa này khiến cho mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật trở nên gắn bó hơn bao giờ hết. Ngoài ra, theo tiết lộ của quân đội Mỹ, sắp tới một thiếu tướng của Australia sẽ được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh lục quân Thái Bình Dương của Mỹ. Rõ ràng, đây là một sự bổ nhiệm rất không bình thường vì đưa một viên tướng người nước ngoài vào một chức vụ cao như thế trong quân đội Mỹ không khỏi khiến người ta phải đặt dấu hỏi chấm. Phải chăng Mỹ đang trong lộ trình “nâng cấp mối quan hệ đồng minh” với Australia để tiến tới nhất thể hóa với quân đội nước này?
Tờ Thái Dương Báo kết luận, ý đồ “đưa sợi dây thòng lọng để sẵn sàng siết chặt cổ Trung Quốc” của Mỹ đã bộc lộ khá rõ bởi trên thực tế nó đã hiển hiện, có chăng chỉ là đang trong tình trạng “có miếng nhưng chưa có tiếng”. Khi các công tác chuẩn bị đã hoàn tất, mối liên minh Mỹ - Australia – Nhật – Hàn – Đông Nam Á sẽ trở thành một tổ chức quân sự rất mạnh với nhiệm vụ quan trọng nhất là đối phó với Trung Quốc.
 
oOo
 

Nhật Bản sẽ hạ Trung Quốc trong cuộc chiến trên biển?

Liên hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang vô cùng căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều người lo ngại về viễn cảnh nổ ra một cuộc chiến trên biển giữa hai cường quốc Châu Á. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia, Nhật Bản có đủ khả năng để đánh bại nước láng giềng Trung Quốc.
 
Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku


Nguy cơ chiến tranh trên biển

Cả Bắc Kinh và Tokyo đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản thì gọi là Senkaku. Chùm đảo này nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan. Senkaku/Điếu Ngư là quần đảo có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ. Quần đảo này gần với các tuyến đường biển quan trọng.

Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay. Mới đây, căng thẳng giữa hai cường quốc Châu Á lại nổi lên sau khi xảy ra sự kiện một nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đã đi tàu từ Hồng Kông đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với mục đích là nhằm “khẳng định chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng lãnh thổ này.
 
Tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku
Các nhà hoạt động Trung Quốc hôm 15/8 đã xông hẳn lên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, phớt lờ cảnh báo từ phía Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản. Họ còn thách thức cắm cả một lá cờ Trung Quốc lên quần đảo vẫn còn nằm trong tranh chấp này.

Những động thái trên của các nhà hoạt động Trung Quốc đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật Bản. Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã đâm thủng tàu Trung Quốc và bắn súng vòi rồng vào con tàu này. Sau đó, Nhật Bản đã tiến hành bắt giữ tất cả 14 người đi trên tàu Trung Quốc. Kể từ sau sự kiện này, một loạt diễn biến đáng lo ngại đã xảy ra.

Tướng diều hâu La Viện của Trung Quốc đã kêu gọi nước này phái 100 tàu đến bảo vệ Điếu Ngư. Tờ Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 20/8 đã cảnh báo: “Nhật Bản sẽ phải trả giá về những hành động của họ... và hậu quả sẽ tồi tệ hơn họ dự đoán rất nhiều”.

Không chỉ dừng lại ở lời nói, hồi tháng 7, Hạm đội Hoa Đông Trung Quốc còn tiến hành một cuộc tập trận với bài tập giả định là tấn công đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Giới lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng đã nghĩ đến một điều gì đó. Với việc người biểu tình đổ ra đường để đập phá xe hơi và nhà hàng Nhật Bản, có vẻ như chính quyền đang được người dân ủng hộ. Liệu một cuộc chiến trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể xảy ra hay không và nếu xảy ra, ai sẽ là người có khả năng giành chiến thắng?

Ai sẽ giành chiến thắng?

Bất chấp việc Nhật Bản ngày nay đang xây dựng hình ảnh một nước hòa bình, hạn chế phát triển quân sự nhưng một cuộc chiến tranh trên biển sẽ không phải là lợi thế đối với Trung Quốc. Trong khi theo đuổi hiến pháp “hòa bình”, trong đó Tokyo tuyên bố “từ bỏ việc dùng chiến tranh như một quyền chủ quyền và đe dọa dùng vũ lực như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế”, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản vẫn trang bị rất nhiều vũ khí thiện chiến. Và lực lượng thủy quân lục chiến Nhật Bản nổi tiếng là chuyên nghiệp. Nếu các chỉ huy Nhật Bản biết khéo léo kết hợp nhân lực, vật lực và những lợi thế về địa lý, họ có thể sẽ “tranh chấp tay đôi ngang sức” với Trung Quốc và thậm chí còn có thể thắng thế.
 
Hải quân Nhật Bản thực tập thao diễn quân sự
 
Nếu xét về số lượng vũ khí đơn thuần, Hải quân Trung Quốc vượt xa Hải quân Nhật Bản về “trọng lượng thép”. Hải quân Nhật có 48 tàu chiến đấu nổi trong khi con số này ở Trung Quốc là 73. Trung Quốc còn có 84 tàu bắn tên lửa và 63 tàu ngầm. Tuy nhiên, con số chẳng nói lên điều gì. Thứ nhất, vũ khí giống như “những chiếc hộp đen” mà chỉ khi nó thực sự được đưa vào chiến đấu, người ta mới có thể biết được nó có hoạt động được hay không, hay chỉ là quảng cáo. Khả năng chiến đấu chứ không phải các tiêu chuẩn kỹ thuật là thứ quyết định giá trị của công nghệ quân sự. Không rõ Trung Quốc có che giấu sức mạnh gì hay không nhưng chất lượng vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản có thể bù vào lợi thế con số của phía Trung Quốc. Thứ hai, về mặt nhân lực, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản được đánh giá là chuyên nghiệp hơn hẳn Hải quân Trung Quốc. Nếu như lực lượng thủy quân lục chiến Nhật Bản thường xuyên “mài sắc” năng lực của mình bằng những chuyến đi thăm dò liên tục khắp các khu vực biển Châu Á, hoạt động một mình hoặc kết hợp với hải quân các nước khác thì Hải quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu tham gia triển khai chống cướp biển ở vùng Vịnh Aden từ năm 2009. Lính thủy đánh bộ Trung Quốc chỉ được tham gia những chuyến đi hoặc những cuộc diễn tập ngắn, ít có cơ hội rèn luyện tính chuyên nghiệp, sức khỏe. Tóm lại, lợi thế về con người đang nghiêng về phía Nhật Bản. Thứ 3, Nhật Bản còn có lợi thế khác là sự tập trung về mặt lực lượng. Lực lượng Trung Quốc phải chia thành 3 hạm đội dàn trải ra đường biến giới biển kéo dài của nước này. Vì vậy, giới chỉ huy quân sự Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu dồn lực lượng để giành lợi thế trong cuộc đối đầu với Nhật Bản thì Trung Quốc sẽ để hở những lỗ hổng an ninh chết người ở các khu vực biển khác. Ngoài ra, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ xem liệu một cuộc chiến tranh hàng hải sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu trở thành cường quốc biển của họ như thế nào. Họ còn phải tính đến yếu tố Mỹ bởi nếu một cuộc chiến Trung-Nhật xảy ra, Mỹ sẽ phải nhảy vào vì hiệp ước an ninh chung mà họ đã ký với Tokyo. Tuy nhiên, dù có lợi thế, Nhật Bản cũng chẳng cần phải đánh bại Trung Quốc để giành quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bởi họ vốn đã đang kiểm soát quần đảo này. Tất cả những việc mà Tokyo cần làm là ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận vào quần đảo tranh chấp đó

Sunday, October 28, 2012

Vũ khí “thay đổi cuộc chơi” trên biển

Vũ khí “thay đổi cuộc chơi” trên biển

22/10/2012 3:05

Mỹ đang nỗ lực tạo ra bước ngoặt mới cả trong hải chiến lẫn do thám, cấp cứu trên biển bằng cách phát triển tàu nổi không người lái.

Mới đây, tạp chí chuyên ngành quân sự Jane’s Defence Weekly (JDW) đưa tin Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến Mỹ (DARPA) vừa bổ sung đầu tư thêm để phát triển tàu nổi không người lái (Unmanned Surface Vehicle - USV) chống tàu ngầm.
Tờ JDW dẫn lời chuyên gia Scott Littlefield của DARPA nhận định: “Mục tiêu của chúng tôi là “thay đổi cuộc chơi” trong hoạt động của hải quân”. Đặc biệt là khả năng săn tàu ngầm. Vì thế, giới chuyên gia nhận định hành động trên là một trong những chương trình mà Mỹ dùng để chống lại Trung Cộng giữa lúc Bắc Kinh thể hiện rõ tham vọng phát triển lực lượng tàu ngầm.
Vũ khí “thay đổi cuộc chơi” trên biển
Ảnh đồ họa USV chuyên săn tàu ngầm (ACTUV) - Ảnh: DARPA
Từ săn tàu ngầm…
Để thực hiện dự án trên, DARPA quyết định cung cấp khoản tiền trị giá 58,4 triệu USD để nhà thầu quốc phòng Mỹ SAIC thực hiện 3 giai đoạn sau cùng của chương trình phát triển USV chuyên săn tàu ngầm (ACTUV). Từ khoản ngân sách này, SAIC sẽ chế tạo một chiếc USV có 3 thân dài 40 m. Theo thông tin từ DARPA, tàu ACTUV được tích hợp các kỹ thuật dò tìm và định vị tàu ngầm tối tân nhất. Thậm chí, các tàu ngầm sử dụng động cơ điện kết hợp diesel, nổi danh chạy cực êm, cũng khó thoát khỏi “mắt thần” của ACTUV. Sau khi phát giác tàu ngầm mục tiêu, nó sẽ tiến hành theo dấu và liên tục gửi thông tin cho trung tâm điều khiển để bổ xung, tấn công nếu cần.
Ngoài ra, loại USV này còn có nhiều kỹ thuật liên lạc kết nối tối tân cùng một “bộ não” cực kỳ thông minh. Ngay cả trong trường hợp mất liên lạc từ trung tâm điều khiển, chiếc ACTUV cũng có thể tự theo dõi, dò tìm tàu ngầm và tự né tránh các tàu nổi khác trên biển. Đặc biệt, loại USV này có tầm hoạt động lên đến 6.200 km và đủ sức hoạt động liên tục suốt 80 ngày mà không cần tiếp thêm năng lượng. Dự định, DARPA có thể chạy thử chiếc đầu tiên vào giữa năm 2015 và chi phí sản xuất sau đó khoảng 20 triệu USD mỗi chiếc.
Vũ khí “thay đổi cuộc chơi” trên biển 1
Một chiếc USV Spartan được vũ trang - Ảnh: US Navy
…đến tấn công trên biển
Giống như máy bay không người lái, tàu nổi không người lái cũng là một trong những chiến lược quan trọng của Ngũ Giác Đài. Từ năm 2007, Bộ Tư lệnh hải quân Mỹ đề ra kế hoạch phát triển toàn diện các loại USV. Theo tài liệu do cơ quan này công bố, Washington sẽ tập trung phát triển 4 loại USV căn bản gồm: loại X có chiều dài dưới 3 m, loại Harbor dài 7 m và đạt tốc độ 35 hải lý/giờ (hơn 60 km/giờ), loại Snorkeler dài 7 m hoạt động theo kiểu bán tàu ngầm và đạt tốc độ 15 hải lý/giờ (27 km/giờ), loại Fleet dài 11 m và có tốc độ 20 - 24 hải lý/giờ (37 - 44 km/giờ). Trong đó, USV loại X nhằm phục vụ mục đích do thám, giám sát trên biển. Ba loại còn lại là Harbor, Snorkeler và Fleet được phát triển theo nhiều mục đích như: dò và phá thủy lôi, tấn công đa nhiệm và cấp cứu tại những khu vực mà con người khó tiếp cận. Theo kế hoạch này, Mỹ phát triển 3 nhóm vũ khí căn bản cho các tàu nổi không người lái gồm: súng máy và pháo, ngư lôi, hỏa tiễn. Về súng máy và pháo, các loại USV của Mỹ được thiết kế tương thích với các hệ thống súng máy cỡ nòng 7,62 mm đến những loại pháo cỡ nòng 25 mm phục vụ cận chiến.
Đối với hệ thống ngư lôi, các SUV được phát triển để có thể mang theo những loại ngư lôi MK 54 và MK 48 hạng nhẹ, đủ sức tấn công tàu chiến nổi lẫn tàu ngầm. Ngoài ra, tàu nổi không người lái Mỹ có thể được trang bị cả hỏa tiễn đối không lẫn tấn công mặt đất, ví dụ như hỏa tiễn Hellfire tấn công đất liền và cả xe tăng, xe bọc thép. Vì thế, các USV của Mỹ có thể dùng làm lực lượng tiên phong trong tấn công đổ bộ. Gần đây, hải quân Mỹ liên tục điều hành loại USV Spartan có thể được trang bị hỏa tiễn tấn công; đồng thời Ngũ Giác Đài còn sử dụng các USV vũ trang như một lực lượng quan trọng cho các tàu chiến cận bờ để tăng khả năng tác chiến phi đối xứng cho loại chiến hạm này. Theo tạp chí quốc phòng Defense Industry Daily, Singapore từ sớm cũng tậu một số USV Spartan cho công tác giám sát bờ biển.
 
Ngô Minh Trí

10 hàng không mẫu hạm của Mỹ

10 hàng không mẫu hạm của Mỹ

10 hàng không mẫu hạm trên thuộc loại Nimitz class, hay còn là siêu HKMH của Hải quân Mỹ . 

Gồm các đặc điểm sau: - chiều dài trên 300m. - trọng tải trên 100 000 tấn. - 2 lò phản ứng hạt nhân A 4 W chạy cho 4 dàn chân vịt cho tốc độ 56 km/giờ .   Cho ra tổng công suất 190 MW.  Vì chạy bằng năng lượng hạt nhân nên nó có thể hoạt động 20 năm không cần tiếp tế nhiên liệu

HÀNG KHÔNG MẪU HẠM MỸ
1-USS Nimitz
  
2-USS Dwight D. Eisenhower
3-USS Carl Vinson
4-USS Theodore Roosevelt
5-USS Abraham Lincoln
6- USS George Washington
click to zoom
7-USS John C. Stennis
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Harry S. Truman được đưa vào sử dụng ngày 25/7/1998. Tàu có hai lò phản ứng nguyên tử với bốn động cơ. Tàu có bốn máy nâng máy bay. Tàu dài khoảng 332,85m, rộng 78,37m.
8- USSHarry S. Truman
 
9-USS Ronald Reagan
10-USS George H.W. Bush
Xem trực thăng Apache AH-64 trình diễn trên không
Vào đầu tháng 2/2012, phi đội máy bay trực thăng tấn công Apache đã có màn trình diễn trên không tuyệt đẹp tại căn cứ không quân Eglin của Mỹ.
Thứ sáu 24/02/2012 1

Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ.

Thứ hai 13/08/2012 15:00
(GDVN) - Chiến hạm USS Freedom (LCS 1) là chiếc đầu tiên trong 3 chiếc chiến hạm tuần duyên (littoral combat ships) của Hải quân Mỹ được chế tạo và đặt tên theo khái niệm Freedom. USS Freedom (LCS 1) là thiết kế của tập đoàn sản xuất vũ khí quốc phòng hàng đầu thế giới của Mỹ - Lockheed Martin.
Chiến hạm USS Freedom (LCS 1) là thiết kế được Hải quân Mỹ lựa chọn trong cuộc cạnh tranh giữa Lockheed Martin và thiết kế chiến hạm 3 thân USS Independence của General Dynamics.
USS Freedom (LCS 1) có thể thực hiện nhiều sứ mạng chiến đấu như săn tàu nổi, tàu ngầm xâm phạm chủ quyền.
USS Freedom (LCS 1) có tốc độ chạy 40 knot, tương đương 74 km/giờ

USS Freedom (LCS 1) được hoàn thành tại Milwaukee, Wisconsin vào ngày 8/11/2008. Cảng chính đóng ở San Diego.

USS Freedom (LCS 1) có 40 thủy thủ, cả sỹ quan và thợ máy là 75 người.

Chiến hạm USS Freedom (LCS 1) của Hải quân Mỹ



Bên trong chiến hạm USS Freedom (LCS 1) của Hải quân Mỹ







Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

Thứ ba 14/08/2012 20:58
(GDVN) - Cách đây nhiều tháng, báo chí Trung Quốc liên tục đưa tin cho rằng, để đối phó với sự gia tăng chóng mặt về sức mạnh hải quân của Bắc Kinh trong vài năm gần đây, rất nhiều khả năng Mỹ sẽ xúc tiến việc đưa các chiến hạm thường trực tới khu vực Biển Đông, trong số đó Washington đã có ý định thiết lập các căn cứ thường trú cho siêu hạm tác chiến ven bờ USS Independence ở Singapore, Thái Lan hoặc Philippines. Địa bàn của siêu hạm này có thể là toàn bộ khu vực Biển Đông, trên hải phận quốc tế và một số nước.
Siêu hạm tàng hình, tác chiến ven bờ USS Independence (LCS 2) của Hải quân Mỹ

Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương và lời đồn đưa F-35 đến châu Á

Thứ ba 14/08/2012 15:15
(GDVN) - Đây là quyết định được báo chí phương Tây đánh giá là có liên quan đến việc triển khai và điều động tiêm kích F-35 (máy bay tấn công thế hệ 5 của Không quân Mỹ) tới châu Á trong tương lai gần.
Trang mạng Phòng Vệ đưa tin hôm 13/8 vừa qua, việc Tướng Herbert J. “Hawk” Carlisle chính thức được bổ nhiệm giữ cương vị Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) có liên quan đến việc giới lãnh đạo cao nhất của Mỹ sẽ đưa máy bay tiêm kích tấn công mới nhất (F-35) của mình đến châu Á - TBD theo chiến lược quay lại châu Á một cách mạnh mẽ của mình. Được biết, buổi trao quyết định cho Tướng Herbert J. “Hawk” được chủ trì dưới quyền điều hành của các tướng lĩnh cấp cao của Mỹ gồm Đô đốc Samuel Locklear III - Tư lệnh bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương cùng Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Norton Schwartz. Đây là quyết định được báo chí phương Tây đánh giá là có liên quan đến việc triển khai và điều động tiêm kích F-35 (máy bay tấn công thế hệ 5 của Không quân Mỹ) tới châu Á trong tương lai gần. Tờ Phòng Vệ bình luận, quyết định bổ nhiệm Tướng Herbert J. “Hawk” Carlisle chứng tỏ chính quyền của Tổng thống Obama sẽ thực hiện các nỗ lực trong chiến lược quay trở lại châu Á - TBD mà Washington đã đưa ra. Thêm vào đó, đây là động thái cho thấy Washington đang nỗ lực hết mình để thuyết phục các quốc gia đồng minh tại châu Á Thái Bình Dương lựa chọn sản phẩm F-35 tối tân do Mỹ sản xuất.
F-35

F-35
F-35
F-35
F-35
F-35

__._,_.___