QUÂN CẢNG CAM RANH ĐỊA ĐIỂM CHIẾN LƯỢC TUYỆT VỜI !
Một nước Việt Nam độc lập chỉ cần trang bị một quân cảng tổng hợp hải,lục và không quân tại đây là có thể bảo vệ Biển Đông và Hoàng Sa Trường Sa.
Chỉ cần thêm một căn cứ không quân và hỏa tiển trên cao nguyên ở cao độ 1500m (Dalat...) là nước ta có thể khống chế toàn bộ Biển Đông.
Nhưng quân cảng Cam Ranh chỉ phát huy được lợi thế địa chiến lược ưu việt của nó khi nào Việt Nam có một chính phủ độc lập không phụ thuộc vào thế kẹt làm nước chư hầu phiên dậu của Trung Cộng (trong khối CS Á châu) với cái mảo Kim cô 16 chử vàng 4 tốt.
Tiếc thay !
TS
Vịnh Cam Ranh - Khánh Hòa Tại sao một địa danh nổi tiếng và quan trong như thế thì rất ít người Việt Nam được biết đến? Câu trả lời thật đơn giản: bởi ai cũng biết Vịnh Cam Ranh có quân cảng Cam Ranh, một trong những quân cảng thuộc loại tốt nhất, quan trọng nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Đó là bí mật quân sự, đã là bí mật quân sự thì tốt nhất, chúng ta không nên phổ biến rộng rãi làm gì. 1. Đặc điểm và vị trí địa lý của quân cảng Cam Ranh Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới San Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam. Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc biệt duyên hải miền Trung, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến, tàu ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bất cứ lúc nào trong năm. Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống hải đăng và ra-đa hàng hải. Năm 1905, nhiều khu trục hạm của Nga đã vào Vịnh Cam Ranh để tránh bão. Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh. Ngoài ra, đây là một Quân cảng tốt nhất cho các tàu chiến, máy bay chiến đấu, tàu ngầm và nhiều phương tiện tác chiến khác cùng hoạt động, do Vịnh có ưu điểm là chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (cảng Hải Phòng cách 18 giờ). Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, hằng ngày hai con nước lên xuống tương đối đúng giờ. Vịnh Cam Ranh có thể hoàn toàn kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa, vì vậy, chúng ta cũng có thể tin tưởng,về khả năm dành lại Hoàng Sa Trường Sa bằng quân sự là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, nhờ có quân cảng Cam Ranh mà nước ta vẫn kiểm soát đáng kể một vùng biển Đông rộng lớn. “...Cam Ranh mở rộng ra cả vùng biển Đông. Nó cách Hong Kong 690 dặm, Manila 690 dặm, Singapore 698 dặm... Cam Ranh là pháo đài tự nhiên lý tưởng, còn đô đốc Courbet thì nói, đó là một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương... Tất cả tàu nước ngoài cỡ lớn đi Trung Hoa, Nhật Bản hoặc từ đó quay trở về có thể dừng lại ở Đông Dương, vì phải đi qua trước vịnh Cam Ranh để nhìn rõ ngọn hải đăng ở mũi Padaran.... " (Trích bài viết của nhà báo Robert Réallon, đăng trên báo Le Petit Parisien, và được trích đăng lại trên L’Ami du Peuple Indochinois số 16 -1-1934) Không chỉ có ưu điểm về Hải Quân, mà Cam Ranh còn ưu thế về không quân và lục quân phia Tây Nam là tuyên phòng thủ Tây nguyên, phia nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sân Nhất, các lực lượng không quân và thiết giáp tạo cho Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Có lúc, sân bay Cam Ranh có phi cơ hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới. Chứa được cùng một lúc nhiều máy bay chiến đấu máy bay vận tải, tàu chiến, tàu ngầm, các phương tiện chiến tranh khác, và đặc biệt có thể chứa hàng chục ngàn thủy quân lục chiến. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển, VN có thể xây dựng Cam Ranh thành một quân cảng quân sự bậc nhất trong hành lang tây Thái Bình Dương. Mà thực tế, ngày nay, quân cảng Cam Ranh đã góp phần quan trọng đối với an ninh của Việt Nam, duy trì hòa bình ổn định các nước trong khu vực và thế giới. Trường Sa tạm thời vẫn an toàn, bởi VN vẫn duy trì cảng quân sự ở đây. Trung cộng thừa hiểu khả năng phòng thủ của Việt Nam như thế nào: VN vẫn kiểm soát được biển Đông, nếu Quân cảng Cam Ranh vẫn được duy trì và tăng cường sức mạnh. 2. Lịch sử vùng Vịnh - Trong Cuộc chiến tranh Nga - Nhật dành kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên, Nga Sa Hoàng đã tung hạm đội Baltique vào cuộc, do Bắc Băng Dương đóng băng, hạm đội phải đi vòng qua Ấn độ Dương. Rời biển Nga ngày 16-10-1904; ngày 8-4-1905, nó ở ngoài khơi Singapore; ngày 12-4, hạm đội đến vịnh Cam Ranh và đậu lại gần một tháng để chờ tiếp viện; ngày 8-5, tàu tiếp viện đến: một tàu bọc thép cũ, tàu Nicolar 1, một tuần dương hạm cũ và ba tàu tuần duyên, hơn bảy tàu tiếp viện. Từ lúc này, Rojestvenski chỉ huy 45 chiến hạm với nhiều tàu tiếp viện, và ông có thể phái một phần đi Thượng Hải. Như vậy, từ năm 1905, Quân Cảng Cam Ranh đã có thể tiếp nhận được một hạm đội mạnh nhất thế giới rồi. - Trước thế kỷ 20, Cam Ranh còn là một vùng đất rất ít người ở. Năm 1939, toàn quyền Đông Dương Pháp ban hành nghị định thành lập địa lý hành chính Ba Ngòi. Năm 1965, thị xã Cam Ranh được thành lập do cắt một phần đất của quận Cam Lâm. Đến năm 1970, thị xã Cam Ranh tiếp tục được củng cố với hai quận Bắc và Nam . Năm 1935 và 1954, Nhật Bản và Pháp cũng đã từng đóng quân ở Cam Ranh. - Từ năm 1965 - 1972, Mỹ đóng quân ở đây và Mỹ đã chi hơn 300 triệu USD để mở rộng cảng, xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự tổng hợp và căn cứ tiếp liệu cho lực lượng hải-lục-không quân và hỏa tiễn của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á. Cam Ranh có những kho lớn chứa máy bay, có sân bay có thể dành cho máy bay quân sự cỡ lớn như B-52 hạ cánh. Trên thế giới, hầu như không có căn cứ quân sự nào lớn và có tính năng tổng hợp lớn như Cam Ranh. - Sau năm 19 75 , Cam Ranh được tổ chức lại là đơn vị hành chính cấp thị trấn và huyện cho đến năm 2000. Thị xã Cam Ranh được tái lập năm 2000, thị trấn Ba Ngòi có diện tích tự nhiên 690km2, dân số khoảng 209.000 người, thu nhập đầu người/năm 2002 là 3.263.200 đồng. Hiện có 27 phường, xã với 5 hồ, công trình thủy lợi cung cấp nước ngọt tiêu dùng và tưới tiêu. - Năm 1978, Liên Xô thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn kết thúc năm 2004, nhưng đã rút sớm hai năm. - Từ đó đến nay, cả Mỹ và Trung cộng đều nhòm ngó đến Quân cảng Cam Ranh, và Mỹ đã ngỏ ý muốn thuê lại cảng này. Đến nay, Quân cảng Cam Ranh vẫn hoàn toàn năm trong sự kiểm soát của VN. Cảng Cam Ranh mãi mãi vẫn là bến bờ nối liền giữa Hoàng Sa - Trường Sa với Việt nam. Quân cảng Cam Ranh chỉ phát huy được lợi thế địa chiến lược ưu việt của nó khi nào Việt Nam có một chính phủ độc lập không phụ thuộc vào thế kẹt làm nước chư hầu của Trung Cộng (trong khối CS Á châu) với cái mảo Kim cô 16 chử vàng 4 tốt. TỔNG HỢP |
No comments:
Post a Comment