Sunday, July 10, 2011

Sự thật Tây tạng

Sự thật Tây tạng
Hay viễn tượng diệt chủng của cả một dân tộc.

Năm mươi năm sau khi Ngài Đạt Lai Lạt Ma vượt trốn khỏi đất nước Tây tạng, chúng ta thử trở về lịch sử đầy khổ sở của Tây tạng và thử phân tách thực trạng của một dân tộc và một văn hóa trên đường sắp bị tiêu diệt.

Trong các gia đình Tây tạng, những bức ảnh nào có hình của Ngài Đạt Lai Lạt Ma, hoặc những chân dung của Ngài đều bị cấm treo. Giới truyền thông Trung hoa gọi Ngài là « Tên phiến loạn », hay là « Kẻ chia rẻ » và « tên cầm đầu của nhóm phiến loạn ». Và ở Tây Tạng, mọi người dân đều biết là những ai dám tuyên bố công khai có cảm tình với Ngài đều có thể bị đi tù. Thế nhưng dân chúng vẫn cứ « pha » « phớt lờ », ung dung tự tại, sống rất Tây tạng.

Mặc cho cuộc Cách mạng Văn hoá gọi là để xóa bỏ Tôn giáo, thuốc phiện của Nhơn dân, giải phóng tư tưởng nhơn dân Tây tạng khỏi cơn mê Phật giáo. Mặc cho hàng tỷ « nhân dân tệ » đổ vào đất nước Tây tạng để Phát triển Vùng tự trị Tây tạng và các vùng phụ cận Kham và Amdo, Ngài Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vẫn và luôn luôn được các đồng bào tín hữu của Ngài xác tín rằng Ngài là hiện thân của Đức Phật đầy tình thương, Ngài là một Vị Phật sống, một lãnht tụ chánh trị và cũng là một biểu tượng quốc gia Tây tạng. Hàng ngày, từng đoàn người hành hương vào Thủ đô Lhassa và nối đuôi nhau diễn hành chung quanh Tòa Potala, biểu hiệu của Thế Quyền và Thần Quyền của Ngài. Sự hiện hữu của Ngài, trong mỗi tâm trí của mỗi người dân Tây tạng, sự hiện hữu của Vị « Hiền triết thông thái như Biển Cả » đang nung đúc, nuôi sống tinh thần đấu tranh để chống lại sự diệt chủng.....

« Chúng ta đã thua ở Tây Tạng rồi » Câu nói nầy để mở đầu một bài nói của Mao Tsé Tung ở Bộ Chánh trị Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Cộng  năm 1959, sau khi Mao được tin rằng Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã vượt được biên giới Tây Tạng lánh nạn sang Ấn Độ ngày 10 tháng ba năm 1959. Cái phút sáng suốt ấy cũng không giúp đỡ Mao rút quyết định dùng quân đội của chế độ độc tài của mình cưỡng chiếm Tây tạng.

Năm mươi năm đạo đức giả, lúc thì ngoại giao đưa đẩy hứa hẹn, khi thì khủng bố đẩm máu man rợ... đây là đề tài của cuốn phim tài liệu « Tây tạng, sự nói dối của Trung Cộng ? » của nhà ký giả điện ảnh Bernard Débord đã được trình bày trên Đài 3 của Truyền Hình Pháp, tuần qua để đóng góp với dư luận Pháp đang ủng hộ Tây tạng. Mặc dù Chánh phủ Pháp, cũng như các chánh phủ Âu tây và các chánh phủ trên thế giới lẫn cả chánh phủ Mỹ đều đang viện cớ « Khủng hoảng kinh tế », nhân nhượng Anh Ba Tàu du côn, du thực, tham vọng bành trướng. Nói đến Nhơn quyền với Trung Cộng, nói đến Tây tạng đều với Trung Cộng, nói đến Ngài Đạt Lai Đạt Ma, đối với các chánh trị gia các nước tiền tiến gần nhưng không được xem như là một đề tài « chánh trị tử tế » cho lắm (politically correct) và nếu không nói là đều cấm kỵ (tabou). Tất cả các nhà chánh trị gia, các nhà lãnh tụ nguyên thủ quốc gia thế giới đều đang mong một phép lạ (miracle ) sẽ « thực hiện » vào ngày 2 Tháng Tư nầy ở Hội nghị G20 ở Luân đôn. Và « thiên hạ » hy vọng vào anh Trung Cộng... ???

Con én Trung Cộng có đem lại Mùa Xuân không ?

Cuốn phim của Bernard Débord bắt đầu dẫn ta đi thăm Tây tạng vào năm 1951. Bắt đầu bằng một cuộc xâm lược, một sư đoàn quân đội nhân dân Trung hoa đi sâu vào dãy Hi Mã Lạp Sơn để cưởng chiếm một quốc gia có chế độ Thần quyền (théocratie) nằm giữa tuyết trắng và trời xanh, trên nóc nhà thế giới. Một cuộc xâm lược ư ? Không hẳn thế.

Đóng quân ở vùng phụ cận thủ đô Tây tạng thành phố Lhassa, vùng Amdo, đoàn quân của Mao mở một cuộc thương thuyết với với những người đại diện Ngài Đạt Lai Lạt Ma, người nguyên thủ một quốc gia còn sống trong thời Trung cổ, và hoàn toàn không có được một lực lượng quân sự để tự bảo vệ. Bằng một Tuyên Cáo 17 điểm, những người chủ mới của Bắc Kinh hứa sẽ kính trọng và bảo vệ Văn hóa Tây tạng. Nhờ thế quân đội của Mao được dân chúng Tây tạng hoan hỉ rước vào Thủ đô Lhassa. Trong những sách sử chánh thức trung hoa, giai đoạn ấy được gọi dưới một mỹ từ là « cuộc chinh phục ôn hòa » (la conquête pacifique).

Viết đến đây tôi xin mở một dấu ngoặc để nhắc đến những ai nghe lời biện hộ ngày nay của nhà cầm quyền Bắc kinh và các người Tàu ở Paris vẫn khư khư bảo rằng Tây tạng là đất Trung quốc từ ngàn xưa, nói chuyện Tây tạng là xen vào nội bộ chủ quyền của Trung Cộng, đóng dấu ngoặc.

Ngài Đạt Lai lạt Ma ngay vào thời gian ấy cũng nhận định (lầm) rằng là những người Cách mạng Trung hoa có thể giúp dân Tây tạng thoát khỏi tụt hậu và kém văn minh. Năm 1954, Ngài gặp Chủ Tịch Mao Tsé Tung, và tâm sự: « Tôi rất cảm kích khi thấy một người đầy quyền hành như Ngài Mao đã nghĩ đến những người nghèo khổ ».

Nhưng cũng năm 1954, các quan Tàu ở Chánh trị bộ Trung ương Đảng Cộng sản Tàu bắt đầu sốt ruột. Các ủy ban tổ chức sửa soạn cải tổ hành chánh để Công sản hóa (hay Hán hóa) những hạ từng cơ sở hành chánh địa phương Tây tạng, lâm le muốn lật đỗ chánh phủ Tây tạng, để dễ bề cải tổ và xây dựng hay Hán hóa những cơ sở Tây tạng. Để tiến hành việc đó, hàng triệu nhà tu, nhà thờ phượng, chùa chiền bị phá bỏ, trên một trăm ngàn sư sãi tập trung vào các trại tù. Từ 1956 đến 1959, trong ba năm liền, những cuộc nổi loạn diễn lên hàng ngày. 1959, Vị lãnh tụ tinh thần Đạt Lai Lạt Ma, phải trốn chạy và lập một chánh quyền lưu vong ở Dharamsala, vùng Đông Bắc Ấn độ, và được Liên Hiệp Quốc ủng hộ, tuyên bố quyền tự quyết (l'autodétermination) cho dân tộc Tây tạng.

Sau khi sử dụng Ngài Panchen Lama, Vị số Hai của Phật Giáo Tây tạng, Bắc kinh ra chiến thuật đàn áp thẳng tay. (Một triệu chùa, một trăm ngàn sư sãi đi tù chưa gọi là thẳng tay ). Mục tiêu lần nầy là: xóa tẩy sạch Phật Giáo Tây tạng, vì đó là nguồn gốc của kháng chiến Tây tạng. Chùa chiền, tu viện đốt sạch, phá sạch, tu sĩ sư sãi bị làm nhục, đi tù, bỏ đói ... « Trong các trại tù Trung Cộng, tôi đã phải ngậm, ăn xương người » một nhơn chứng sống sót kể lại. Có bao nhiêu nạn nhơn, không ai biết. Thật là một bản thống kê khó khăn, ...từ 300, 000 đến 600,000 người ? Có thể một triệu ...

« Cuối cùng chế độ nô lệ người kiểu Trung Cổ, cái chế độ khốn kiếp dã man của Tây tạng đã được Đảng Cộng sản và Nhơn dân Trung Cộng đập tan » các cơ quan tuyên truyền Trung Cộng ầm ĩ loan tin. Thế nhưng cuộc Cách mạng Văn hóa, mặc dù đã lên đến cực điểm vẫn thất bại, Các sư sãi vẫn tiếp tục tu hành, thiện nam tín nữ vẫn quý mến ủng hộ, tiếp tục ưu đải các vị tu hành.

Phải đi bằng một con đường khác. Năm 1980, Deng Xiaoping tuyên bố « Cởi mở » cho phép các tu viện, chùa chiền mở cửa lại. Nhưng sự tái xuất của Phật giáo Tây tạng làm khó chịu một số cán bộ cao cấp ở Bắc kinh, và một chiến dịch đàn áp bắt đầu trở lại do Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), « tên đồ tể thành Lhassa » điều khiển .

Tháng ba, năm 1989, Vị Panchen Lama đang lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Bắc kinh về những việc khai thác bừa bãi những tài nguyên thiên nhiên (hầm mỏ, thủy điện ..) trên đất Tây tạng, bỗng nhiên ngã bệnh chết. Cái chết đột ngột , mờ ám của Vị Panchen Lama tạo một làn sóng đấu tranh, bạo động xuống đường...trong vòng cả tuần lễ

Từ ngày hội nhập vào làng tư bản, nhà cầm quyền Trung Cộng quyết tâm dẹp kháng chiến Tây tạng bằng đường kinh tế hóa. Trung Cộng xây đường xa lộ, xây đường sắt, khai thác khoáng sản, định cư các thiểu số du mục ... cho Tây tạng. Đỗ tiền và hàng hóa Trung Cộng  vào Tây tạng để phát triển kinh tế cho Tây tạng . Nhưng dân chúng Tây tạng không bị lừa, họ tỉnh táo nhận định .

« Những đầu tư Trung Cộng vào Tây tạng chỉ là lợi cho Trung Cộng, dân chúng Tây tạng không hưởng gì cả » nhận xét của một anh Tây tạng tỵ nạn.
« Từ ngày có tàu hỏa cao tốc đến Lhassa, Tây tạng càng ngày càng Hán hóa. Một cán bộ cao cấp Tây tạng nhận xét. Đến một lúc chúng ta không còn thấy người Tây tạng nữa. Các ông biết không ? Trong lịch sử Trung Hoa, có một sắc dân được gọi là dân Mãn Thanh Ngày nay ở Trung Cộng không tìm thấy dân Mãn Thanh nữa. Dân Tây tạng tương lai rồi cũng sẽ thế »./.

Thay lời kết:

Cuốn phim tài liệu chỉ có thế. Tôi xem xong không ngủ được. 50 năm có là bao. Tây tạng ngày hôm nay đứng trong một cái thế rất khó khăn. Cả thế giới không ai muốn cứu Tây tạng cả. Cả thế giới không ai muốn làm mất lòng Trung Cộng cả. Vì Trung Cộng là chủ nợ của thế giới (Âu Mỹ)

May thay ! Ngài Đạt Lai Lạt Ma vẫn còn đấy, cái Giải Nobel che chở Ông.

Nhưng cũng đã có những manh nha để hạ uy thế của vị Phật sống nầy; hôm qua Nam phi không cấp chiếu khán cho Ngài, để Ngài vào Nam Phi đi họp cùng các Giải Nobel khác. Sức ép của các Giải Nobel để Nam Phi cấp chiếu khán cho Ngài có thể thành công. Nhưng hành động đó đã biến thành tiền lệ. Nam Phi đã dám làm, quốc gia khác có thể làm, Trung Cộng biết được kẻ hở của Luật Quốc tế. Tổng thống Pháp không dám tiếp Ngài như môt nguyên thủ quốc gia trên nước Pháp. Cho vợ tiếp, hẹn gặp Ngài ở chổ khác.

Ủng hộ Tây tạng, đòi hỏi Tự do Tôn giáo, Nhơn quyền ngày nay lỗi thời lắm, nó không còn cái mặt của người tử tế, của chánh trị gia thành công nữa, vì nó không cứu được công ăn việc làm, không bán được xe hơi, không mua được nhà.... vì nó không có « kinh tế tánh »

Ngày mai khi Ngài Đạt Lai Lạt Ma mất đi, ngày mai khi Bà Aung San Sưu Yi của Miến Điện đáu tranh cho Nhơn quyền, Công lý và Dân chủ không còn nữa ? Phần « Thiện » của con người sẽ mất theo, Lương tâm của Nhơn loại sẽ không còn nữa. Phần « Ác » của Nhơn loại sẽ hoàn toàn thắng thế.

Và Việt Nam chúng ta ? Bắt đầu bằng cắt hiến đất biên giới, Thác Bản Giốc chỉ là một thắng cảnh? Ải Nam Quan chỉ một biểu tượng. Quần đảo Hoàng sa, Trường sa chỉ là vài bãi cát vàng, vài cục san hô đầy cứt chim...Tinh hữu nghi mười sáu chữ vàng quan trọng hơn. Ân tình huynh đệ anh em cùng Đảng nặng hơn nhiều. Trung quốc kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, thi ta cũng thế, Trung quốc giàu, ta sẽ giàu theo. ...Xá gì vài vạn cây số vuông trên rừng sâu nước độc. Xá gì ba bãi cát, năm cục san hô. ..

Trung quốc đã bắt đầu xẻ xa lộ, làm đường săt.... rồi cũng như Tây tạng, cũng khai thác khoáng sản Bauxite, khai thác nhà máy lọc dầu Dung quất ... và ... « Tới luôn đi Bác Tài » ... đi thong thả từ Bắc đến Nam, tự do khai thác làm ăn . Cũng như Tây tạng, Đảng Cộng sảnTrung Cộng lo cho đời sống dân thiểu số, lo định cư dân du mục, giải phóng dân du mục người thượng Việt Nam, và sẽ tổ chức những vùng tự trị cho dân Thượng (Tự trị Tây Nguyên Dega Việt Nam, Tự trị vùng Bình Thuận người Chăm ) chẳng hạn ?....

Ở Trung quốc, dân Mãn Thanh không còn, nhưng ngôi sao vàng Mãn Thanh vẫn nằm trên ngọn cờ Trung Cộng (Bốn vị sao vàng nhỏ biểu tượng 4 dân tộc thiểu số Mông cổ, Hồi giáo, Mãn thanh và Tây tạng quay quần hàng phục ngôi sao vàng lớn nằm giữa tượng trưng cho dân tộc Hán). Tất cả trên nền cờ đỏ máu của Cách Mạng đẩm máu Bôn Sơ Vít.

ViệtNam cũng với ngọn cờ đỏ Bôn Sơ Vít, với ngôi sao vàng đơn độc làm sao chống cự được với tham vọng 5 sao vàng của Tàu. Việt Nam ngày nay, không có cái may có một vị Đạt Lai Lạt Ma ở Hải ngoại có mặt mọi nơi, để cản mũi kỳ đà, tố cáo tham vọng của Trung quốc. Việt Nam cũng không có được một Panchen Lama, mặc dù bị kếm chế vẫn dám lên tiếng phản kháng những khai thác bừa bãi của bọn cầm quyền đến nỗi phải thiệt mạng.

Xem cuốn phim tài liệu tôi rùng mình khi nghĩ đến viễn tượng Việt Nam, và viết các dòng nầy để chia xẻ với Quý độc giả. Quý Vị cứ viết chữ Việt Nam thay vào chỗ nào có chữ Tây tạng trong bài nầy, là chúng ta có ngay hình ảnh tương lai của Việt Nam

Phan Văn Song

No comments:

Post a Comment