TÌM HIỂU VỀ NƯỚC MỸ NHÂN NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7
TG MƯỜNG GIANG
Dù cho vật đổi sao dời hay thiên hạ có nói gì chăng nữa, thì tới nay Hoa Kỳ cũng vẫn là quốc gia vĩ đại nhất về đủ mọi phương diện kể cả mức thu nhập bình quân đầu người trên 40.000 USD bỏ xa Thụy Sĩ (33.800) , Úc (30.700), Anh (29.600), Nhật (29.400), Ðức và Pháp (28.700)..
Căn cứ vào tác phẩm nổi tiếng ‘ Un Jour De La Vie De L’Amerique ‘ do nhà xuất bản Robert Laffont tại Pháp ấn hành, tổng hợp từ bài viết của hơn 200 ký giả ngoại quốc và trên 250.000 tấm ảnh độc đáo vô cùng giá trị. Nhờ vậy chúng ta mới có cơ hội hiểu được phần nào về ‘ Một đất nước trong một lục địa ‘ có lảnh thổ rộng lớn tới 9.629.091 km2 (chỉ thua Nga, Canada, Trung Cộng) với tổng sản lượng quốc gia gấp trăm ngàn lần nhiều nước khác trên thế giới. Hiện dân số Mỹ 295.734 triệụ người, đông nhất vẫn là da trắng (chiếm 77% ), da đen (12 %) , gốc La Tin như Y Pha Nho, Bồ Ðào Nha (8%) .. còn lại là thiểu số người gốc Châu Á, Polynésien và Da Ðỏ . Có hơn 73,5% người Mỹ sống tại các đô thị lớn nhỏ . Los Angeles nằm trong tiểu bang California, là một trong những siêu đô thị hiện nay của Hoa Kỳ, xuất phát từ cái tên do người Mễ đặt ‘ El Pueblo De Nuestra Senora Le Reina De Los Angeles De Porcianculal ‘ , hiện có trên 12 triệu dân nói lẫn lộn tiếng Tây Ban Nha và Anh Ngữ. Trong khi đó New York lại là thành phố lớn nhất của Mỹ, cũng là đô thị có nhiều người Do Thái sinh sống nhất trên thế giới, sử dụng tiếng Yiddish (Israel) , loại cổ ngữ chỉ còn xài ở Trung Ðông mà thôi.
Toàn quốc có 15.132 phi trường lớn nhỏ, trong đó Chicago và Dallas Fort Worth được coi là lớn nhất thế giới, cứ 14 giây là có một phi cơ hạ hay cất cánh nhưng có điều kỳ lạ là người Mỹ không thích xuất ngoại bằng máy bay, nên trung bình hằng năm có chừng 15 triệu người ra nước ngoài. Về phương tiện giao thông, Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 6 triệu cây số xa lộ , 150 triệu xe ô tô đủ loại và 30 triệu xe vận tải hạng nặng, xuôi ngược khắp nước hàng ngày, qua vận tốc ấn định từ 88-105 km/giờ.
Kỹ nghệ sản xuất xe hơi của Mỹ vẫn đứng đầu thế giới cho dù mọi người xài cả xe Nhật lẫn Châu Âu. Thủ đô ô tô của Mỹ là Detroit thuộc tiểu bang Michigan nằm kế Ngủ Ðại Hồ. Một người di dân Pháp tên Antoine De La Mothe Cadillac đã lập ra thành phố này. Vì vậy để tưởng nhớ tới ông, các công ty sản xuất xe hơi của Mỹ, mới đặt tên cho một loại xe đắt tiền nhất do Hoa Kỳ chế tạo là ‘ Cadillac ‘.Tới nay ba đại công ty Géneral Motors, Ford và Chryslev vẫn đứng đầu cả nước và thế giới về mức sản xuất xe, qua sự hổ trợ của nhiều công ty nhỏ . Ngoài ra Hoa Kỳ còn là cường quốc dẫn đầu thế giới về điện nguyên tử, máy bay, máy điện toán, thuốc lá, bắp, thịt bò, than đá..
Tuy người Mỹ sống rất thực tế nhưng hầu hết đều tham gia các công tác từ thiện với số tiền góp và tậng phẩm hằng năm gần 100 tỷ mỹ kim. Tóm lại không có ai dám nói rằng mình biết hết chuyện nước Mỹ vì đời sống ở đây gần như thay đổi từng giây từng phút, khó lòng dự đoán được. Với Người Việt Tị Nạn Cộng Sản qua 33 năm lưu vong, nay đã để lại một dấu ấn tốt đẹp và đậm nét trong những trang sử của Hoa Kỳ. Ðó là sự hình thành các cộng đồng Người Việt Quốc Gia mà biểu tượng là ‘ Lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ ‘ đã được nhiều Tiểu Bang công nhận, tại các thành phố lớn như San José, Los Angeles, Houston, Wasington DC, New York.. và nhất là Little Sài Gòn, thủ đô của Người Việt Hải Ngoại..
Tóm lại, người Mỹ không cần biết tới đời tư của bất cứ cá nhân nào khi họ dấn thân vào con đường chính trị, miễn sao các cấp lãnh đạo, mang cho dân chúng có đủ cơm ăn áo mặc, đất nước thanh bình, uy tín của Hoa Kỳ được tôn trong khắp thế giới là đủ rồi.
Ngoài các vấn đề trên, đối với người Mỹ cho dù là người địa phương hay di dân, trong thâm tâm bất cứ ai cũng đều mang một sự hãnh diện với thế giới, qua các công trình kiến tạo của tiền nhân suốt 200 năm lập quốc : phố xá khang trang, nhà cửa đồ sộ, thư viện đầy ắp báo chí sách vở, chợ búa sạch ngon, bến tàu phi trường tấp nập rộn rịp về cảnh sắc lẩn tình người. Nói chung, dù dân tộc Hoa Kỳ chỉ mới lập quốc nhưng hầu hết đều có lễ nghĩa đạo đức, lương thiện và chan hòa tình thương không biên giới (trong đó sự cưu mang hơn 3 triệu người VN Tị Nạn Cộng Sản, từ tháng 5-1975 tới nay), nên đã nhanh chóng thu phục được nhân tâm và đứng đầu thế giới về mọi mặt.
Người Việt tị nạn CS chúng ta may mắn được sống hạnh phúc trên đất Mỹ, với đầy đủ các quyền lợi đã qui định từ Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập và Nhân Quyền, mà đâu mấy ai hiểu rõ là Tiền Nhân đã đổi lấy nó bằng máu và mạng sống trước bạo lực. Bởi vậy để đền đáp phần nào tấm lòng nhân đạo mà Hoa Kỳ đã rộng mở , chúng ta phải biết ‘ nhập gia tuỳ tục ‘, làm tốt bổn phận công dân và cố gắng phát huy truyền thống tinh hoa của Dân Tộc Việt, để không hổ danh là con Hồng Cháu Lạc dù đã có quốc tịch Mỹ hay đang sống tạm nơi xứ người.
1 – Ý NGHĨA NGÀY ÐỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7 :
Sau thời gian dài chiến đấu đẳm máu với thực dân Anh. Cuối cùng 13 Tiểu Bang trong Liên Hiệp Anh ly khai, cũng đã dành được Ðộc Lập cho xứ sở, mà ngày nay chúng ta trang trọng đón mừng hằng năm. Ðó là ngày 4-7-1776 , lần đầu tiên ‘ BẢNG TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN ‘được công bố trước quốc dân đồng bào..
Cũng từ đó, ách nô lệ của Anh tại đây chấm dứt. Ðể tạo nên niềm tự hào của một dân tộc có độc lập và tự do thật sự, năm 1789 Webster Noah là người đầu tiên ấn hành quyển Tự Ðiển Tiếng Mỹ, nói lên ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Cùng lúc Benjamin Franklin cũng đã phát minh ra những mẫu tự đơn giản. Nhận thức được tương lai của đất nước, sẽ mở rộng bờ cỏi và đón nhận nhiều sắc dân tới lập nghiệp tại Hiệp Chũng Quốc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bởi vậy Noah Webster càng chú trọng rất nhiều tới ngôn ngữ học bằng cách phát hành nhiều loại sách giáo khoa, giảng dạy về ngữ pháp, chính tả.. tới nay vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trong dời sống người Mỹ.
Sau này có M.Guffey hợp tác với Noah, đã bộc lộ tinh thần ái quốc và đạo đức, qua các tác phẩm được phổ biến, làm cho mọi người cảm động và càng ý thức rõ hơn bổn phận trách nhiệm của một công dân đối với xã hội và quốc gia của mình. Tuy ngày nay theo bánh xe văn minh của nhân loại, những công trình của các bậc tiền nhân đã bị lỗi thời với thời gian nhưng tên tuổi của ông vẫn còn nguyên vẹn. Thật vậy, đối với lịch sử Hoa Kỳ, chính Noah Webster đã có công tạo nên Ngôn Ngữ riêng cho người Mỹ, dù nó có nguồn gốc từ tiếng Anh mà thật sự không phải là tiếng Anh nguyên thủy. Trường hợp này cũng tương tự như Ngôn ngữ Việt Nam, có nguồn gốc từ Hán Tự và La Tinh nhưng không phải là chữ Hán hay La Tinh gốc.
Cùng với chiều hướng Ðộc Lập trên, Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ là Washington đã phát biểu ‘ Hiệp Chũng Quốc bắt nguồn từ 13 thuộc địa của Anh nhưng Nay Là Quốc Gia Ðộc Lập. Vậy tai sao chúng ta cần gì phải quay về với Châu Âu hay Luân Ðôn để bắt chước họ ? qua đợi chờ xin xõ phê chuẩn. Trong đó, sự học hỏi trên, xét cho cùng, cũng chỉ là sự quê mùa, lỗi thời ‘.Hởi ôi nếu các nhà lãnh đạo VN bao đời, có được một phần tư tưởng độc lập như TT Mỹ, thì chắc chắn đất nước chúng ta ngày nay đâu phải đắm chìm trong vũng bùn ô nhục tồi tệ và thua kém nhân loại.
Ðể đổi lấy nền Ðộc lập cho đất nước Hoa Kỳ ngày nay, nhiều đại biểu của 13 Tiểu Bang ly khai đã gục ngả trước súng đạn của thực dân Anh. Thomas Jefferson được đề cử soạn thảo Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền cho Hiệp Chũng Quốc, trong lúc cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn giữa Anh-Mỹ. Thế rồi sau ba ngày tranh luận gay gắt, giữa các đại biểu trong phòng họp, cuối cùng hội nghị cũng đã bỏ phiếu, thông qua và chấp thuận Bảng Tuyên Ngôn Ðộc Lập trên, vào ngày 2-7-1776.
Ðiều bi thảm mà tới nay con cháu ít ai biết tới. Ðó là vào ngày 4-7-1776 công bố nền độc lập của Hoa Kỳ, được diễn ra trong thầm lặng, chết chóc, máu lệ khổ đau. Bởi thực dân Anh đâu có để yên cho những người chủ xướng, nên ra tay triệt hạ tất cả ai lúc đó dám nói tói Ðộc Lập cho Hoa Kỳ. Theo sử liệu, có 56 người đã ký vào Bảng Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Ðộc Lập Mỹ. Tất cả đều là sĩ phu trí thức đương thời, biết trước hậu quả về hành động của mình nhưng bất chấp mạng sống cá nhân8 và gia đình, chấp nhận hy sinh cho đại nghĩa dân tộc, đất nước.. Trong số này có Francis Hopkinson quê New Jersey là một tài hoa hiếm có. Ông chính là tác giả của Lá Quốc Kỳ Mỹ được lưu hành và tồn tại tới ngày nay. Tóm lại tất cả những người trong cuộc đều có gia đình, lớn tuổi nhất là Benjamin Franklin (70 tuổi) và ba người chỉ mới 20 tuổi.
Ngay khi phát giác được Bảng Tuyên Ngôn Ðộc Lập, Thực dân Anh lồng lộn điên cuồng, ra lệnh truy tìm và hạ sát những người có tên trong đó. Ngoài ra còn treo giá 500 Bảng Anh cho ai chỉ điểm, phát giác họ. Cuối cùng Anh tuyên bố Treo Cổ Tất Cả. Do sự khủng bố trên, nên hầu hết những người liên hệ tới Bảng Tuyên Ngôn, lớp chết, lớp ở tù. Nhiều người bị thương tật khốn khổ vì sự tra tấn đánh đập dã man của kẻ thù, khiến cho nhà tan cửa nát, gia đình ly tán. Trong số ít ỏi sống sót sau này,hai người đã trở thành Tổng Thống Mỹ là John Adams và Thomas Jefferson.
Cái giá độc lập của Hoa Kỳ là thế đó, mà những người khai sinh ra nó, phải đổi bằng mạng sống, máu lệ đem về. Cho nên các thế hệ sau ai nấy đều vô cùng cảm kích và trang trọng noi theo truyền thống yêu nước của tổ tiên mọi thời. Ðó là kết quả của quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một miền đất tạp chũng nhất trên thế giới,lại là đệ nhất siêu cường, một xứ sở tự do cá nhân nhưng ai cũng biết dừng lại trước giới hạn của mình, đối với quyền lợi chung của Tổ Quốc. Cho nên đừng phân biệt Dân Chủ hay Cộng Hoà, Tất cả tuy hai mà một vì ai cũng chỉ biết có quyền lợi của dân tộc và đất nước Hoa Kỳ mà thôi.
2 – SIÊU CƯỜNG HOA KỲ TRONG THẾ KỶ XXI :
Chuyện Dài Súng Ðạn Tại Mỹ ,
Ðến giờ, nước Mỹ vẫn điên đầu về chuyện súng đạn gần như vô phương giải quyết. Súng đạn đã làm ba vị Tổng Thống Hoa Kỳ thiệt mạng. Súng đã giết tập thể nhiều nam nữ học sinh, sinh viên và thầy cô ngay tại nhà trường. Cũng vì súng mà nhiều thanh thiếu niên đã vướng vào con đường tội lỗi mất hết tương lai. Thê nhưng chính quyền tiểu bang lẫn liên bang vẫn bất lực và người Mỹ cứ tiếp tục là nạn nhân của súng.
Ðây là vấn đề được bàn cải nhiều năm qua câu hỏi đặt ra là ‘ từ thuở lập quốc ông cha ta có thích súng hay không ? ‘ Nhiều người đã trả lời là có khi dẫn chứng lời của ông Richard Henry Lee, đã viết vào Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập Hoa Kỳ ‘ Ðể bảo vệ tự do, điều cần thiết là tất cả mọi người phải luôn giữ vũ khí và được dạy cách sử dụng ngay khi còn trẻ ‘.Nhưng theo nhận xét của giáo sư Michael Bellesiles tại Ðại học Emory thuộc thành phố Atlanta, cho rằng người xưa đâu có thích giữ súng đạn, khi ông dựa vào 1000 hồ sơ lưu trữ từ 1765-1850, phân tích qua các bản di chúc phân chia tài sản đã không thấy ai nhắc tới vũ khí như gươm giáo súng đạn vào thời đó.
Còn các tài liệu liên quan tới lịch sử Hoa Kỳ, có nhắc tới những vụ kiểm kê tại tiểu bang Massachusetts là một trong hai trung tâm sản xuất vũ khí của Mỹ vào năm 1840, cho thấy chỉ có 11% dân số có giữ súng đạn. Ðiều này cho thấy người Mỹ thuở lập quốc không mấy người giữ súng đạn trong nhà. Thật ra thời đó súng đạn rất đắt, chỉ riêng tiền mua một khẩu súng trường Mousqueton, tương đương với tiền kiếm được của một nông dân cả năm. Sỡ dĩ súng quá đắt vì lúc đó Mỹ phải nhập cảng từ Anh, Pháp, Ðức. Ngoài ra còn phải tốn tiền bảo trì súng làm bắng sắt nên mau hoen rĩ không xài được. Do đó chỉ có giới trung lưu trở lên mối có tiền sắm súng riêng mà thôi.
Trước khi xảy ra cuộc nội chiến, Hoa Kỳ chỉ có hai lò sản xuất súng đạn tại Harpers Ferry (Virginia) và Springfield (Massachusetts) nhưng không đủ trang bị cho quân đội. Vì vậy năm 1793 quốc hội Mỹ phải mua 7000 khẩu súng trường và năm sau chỉ còn tiền nhập thêm 400 khẩu nữa mà thôi, để trang bị cho quân chính qui. Với các lực lượng dân quân lại càng thiếu thốn, nên phải dùng gươm giáo thay thế. Năm 1808 liên bang đã cấp súng đạn cho dân da trắng khi họ tình nguyện vào đơn vị dân quân tự vệ. Tuy nhiên đó cũng chỉ là lý thuyết vì mãi tới năm 1839, chỉ có các đơn vị ở Massachusetts mới được trang bị vũ khí đầy đủ mà thôi.
Tóm lại việc phát triển súng đạn tại Mỹ bắt đầu từ cuộc nội chiến Nam Bắc (1861-1865) cũng là thời kỳ đất nước bắt đầu kỹ nghệ hóa. Do đó chỉ trong năm 1864, riêng lò Springfield đã sản xuất tới 600.000 khẩu súng trường, bằng số súng cả nước Mỹ gộp lại trong 70 năm trở về trước. Ngân sách quốc phòng của Bắc quân cũng tăng tới 179 triệu USD (bằng 2,5 tỷ hiện nay) nên tha hồ mua sắm hay sản xuất súng đạn. Nam quân cũng đâu chịu thua, thế là hai phe tha hồ chạy đua phát triển quân sự để dành chiến thắng.
Năm 1865 cuộc nội chiến chấm dứt nhưng chính quyền vẫn không ban hành lệnh thu hồi số súng đạn đã cấp phát . Bởi vậy hầu hết binh sĩ khi được lệnh giải ngũ đã đem vũ khí cá nhân về cất giữ tại nhà. Ðó là lần đại vũ trang cho toàn dân Mỹ với số lượng lên đến vài triệu khẩu, mở đầu cho làn sóng tội lỗi bừng phát vào thời kỳ hậu chiến, mà nạn nhân quan trọng nhất đầu tiên hứng chiu là Tổng Thống Abraham Lincoln. Còn Samuel Colt là tên lái súng đầu tiên của Mỹ trong ngành mua bán vũ khí, dùng tiền bạc hối lộ chính quyền để được luật hợp thức hoá. Ðương sự cũng là nhân vật đã phát sinh nghề vận động hành lang (lobby) của giới buôn bán súng. Tuy vậy việc cho sử dụng súng từ 1870-1880 kể cả vùng Viễn Tây Hoang Dã vẫn chưa chính thức như các cảnh thấy trong phim cao bồi chỉ là thêu dệt quảng cáo. Căn cứ vào các tài liệu còn lưu trữ , thì bạo lực súng đạn đã xảy ra nhiều nhất tại các thành phố lớn ở miền đông, hơn là tại các trang trại đồng cỏ của giới chăn bò. New York mới chính là thiên đường của những tên sát nhân vì là hang ổ của các tập đoàn Mafia Ý lúc đó chuyên buôn lậu rượu, súng đạn và kỷ nghệ gái điếm.
Tới cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ ngày càng có nhiều người giữ súng vì quá rẽ và các điều kiện mua thật dễ dàng, qua nhiều hảng sản xuất vũ khí cũng như sự thay đổi của Hiệp hội súng trường Mỹ (National Rifle Association ố NRA), được thành lập vào năm 1872 và quyết định của quốc hội cho phép quảng bá việc sử dụng súng trường vào năm 1903. Sau đó chính phủ còn đem số súng sản xuất thặng dư tặng cho các câu lạc bộ súng được NRA đở đầu.
Tháng 11- 1963 Tổng thống John F Kenedy bị ám sát bằng súng khiến cho quốc hội phải thông qua luật kiểm soát vũ khí (Gun Control Act) đồng thời cấm mua bán súng qua đường bưu điện. Luật trên được NRA ủng hộ nhưng sau đó lại bị một vài thành viên phản đối như Hanlon Carter (Texas) và cuối cùng đã xóa sổ tổ chức NRA cũ để lập một hội buôn bán vũ khí mới, mà số hội viên vào năm 2000 đã lên tới 2,5 triệu người. Từ đó NRA ngoài việc chống sự kiểm soát việc sử dụng súng đạn của dân Mỹ, mà còn là một đảng phái chính trị, gây nhức nhối cho chính quyền kể cả các vụ ám sát bằng súng mà nạn nhân là tổng thống Reagan và thượng nghị sỉ Brady, tuy cả hai chỉ bị thương không mất mạng.
Từ Chuyện In Tiền Tới Hai Vụ Khủng Hoảng Tài Chánh Lớn Nhất Của Mỹ .
Ai cũng biết các đại công ty của Mỹ lừng danh trên thế giới như Coca Cola, Citibank, Ford, Macintosh.. đã làm ra nhiều tiền của cho quốc gia Hoa Kỳ. Nhưng chính Cơ Quan In Tiền (Bureau of Engraving and Printing) viết tắt là BEP , thuộc Bộ Tài Chánh của Liên Bang Hiệp Chủng Quốc, mới là nơi hằng ngày đã in hằng triệu đô la cho khắp thế giới sử dụng.
Nhà in tiền này qua cái tên The Money Factory, tọa lạc tại đường 14 thủ đô Hoa thịnh Ðốn (Washington DC) , mở cửa hằng ngày cho phép mọi người vào tìm hiểu sinh hoạt của BEP, hoàn toàn miễn phí và rất giản dị trong thủ tục kiểm soát an ninh với mọi người. Khách bị ngăn cách bên trong bằng bức tường kính dày và cao đến tận trần nhà. Tóm lại để hoàn thành tờ giấy bạc, nhà in tiền phải trải qua 65 công tác in ấn từ giai đoạn bản kẻm cho tới khi bạc được xếp thành từng bó 100 tờ để phát hành. Theo tài liệu cho thấy nhà in hoạt động từ tháng 8-1862 tới nay chưa hề xảy ra một trường hợp mất mác nào đáng tiếc, tuy các công nhân viên đang ở giữa núi tiền. Tất cả các loại giấy bạc của Hoa Kỳ đều đuợc in tại đây từ năm 1863 và tới nay chỉ còn 6 loại tiền giấy từ 1 ố 100 USD thông dụng mà thôi.
Về việc chọn in chân dung các nhân vật trên tờ giấy bạc do bộ trưởng tài chánh quyết định. Theo đó tờ thấy tờ 1 đồng in hình Tổng thống đầu tiên của Mỹ là George Washington. Kế tiếp là TT Thomas Jefferson tờ 2 đồng, TT Abraham Lincoln tờ 5 đồng, Bộ trưởng tài chánh Alexander Hamilton tờ 10 đồng, TT Andrew Jackson tờ 20 đồng, TT Ulysses Grant tờ 50 đồng và cuối cùng là TT Benjamin Franklin tờ 100 đồng có giá trị cao nhất. Ðồng đô la đã gắn liền với đời sống của người dân Mỹ. Ðó là một chân lý như nhận xét của thi hào kiêm triết gia nổi tiếng của Mỹ ‘ Dân Hoa Kỳ rất ít có đức tin , họ chỉ tin vào sức mạnh của đồng đô la mà thôi ‘.
Thứ ba ngày 29-10-1929 có thể nói là ngày đen tối nhất của người Mỹ đối với nền kinh tế đang trong cơn khủng hoảng, nhất là với thị trường chứng khoán. Ngày đó không người Mỹ nào quên được, đã xảy ra lúc 10 giờ sáng thời gian mà thị trường cổ phiếu tại New York mở cửa với tin sét đánh khi chỉ số Dow Jones tụt xuống một cách khủng khiếp: 368-298, giảm 22% . Và ngày đó được gọi là ‘ Ngày Thứ Ba Ðen Tối ‘, làm cho nền kinh tế của Mỹ và thế giới tụt giốc thê thảm, kéo dài hơn 10 năm tới Thế chiến 2 bắt đầu (1939) mới tạm chấm dứt cơn ác mộng. Cũng từ đó tới năm 1954, thị trường chứng khoán Mỹ lại đạt được mức kỷ lục như năm 1929 nhưng sự lo lắng hải hùng của ngày thứ ba đen vẫn luôn ám ảnh đời sống người dân Mỹ
Ngày 19-10-1987 lần nữa sự đen tối lại đến với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Ngày đó, chỉ số Dow Jones tụt 508,32 điểm làm cho cổ phiếu Mỹ rơi vào tình trạng hổn loạn đóng băng, gieo màu tang trắng lên khắp khu phố Wall (New York) , kéo theo sự sụp đổ hàng loạt các thị trường chứng khoán London, Tokyo, Sydney, HongKong, Singapore. Tai họa năm 1929 thật sự đã trở lại với mọi người, chỉ trong chốc lát tỷ phú biến thành kẻ trắng tay như Sam Wolton mất trắng 2,1 tỷ USD và tất cả bất động sản. Tuy nhiên nhờ lúc đó kinh tế Mỹ còn đang phát triển mạnh nên sớm vươn mình trở lại sau cú sốc chết người.
Mới đây 2-7-2008 lần nữa thị trường chứng khoán tại New York cũng đột nhiên sụt điểm thê thảm chưa từng thấy, báo hiệu kinh tế Hoa Kỳ đang đứng trên bờ vực thẳm khủng hoảng vì giá dầu có tăng mà không thấy giảm.Tuy nhiên kẻ thiệt hại duy nhất không phải chỉ có Hoa Kỳ mà còn thêm siêu cường Trung Cộng vì bao nhiêu vốn liếng đều đầu tư vào cổ phiếu Mỹ ngay từ thời kỳ đổi mới kinh tế.
BOEING DREAMLINER : Máy Bay Mỹ Bán Chạy Nhất Thế Giới Trong Thế Kỷ XXI
Ngày 8-7-2007 công ty Boeing của Mỹ đã cho trình diện trước công chúng tại tiêu bang Washington kiểu máy bay mới nhất ‘ 787 Dreamliner ‘ qua các kiểu 787-3, 787-8, 787-9 và 787-10. Giá mỗi chiếc hiện nay từ 146 ố 200 triệu USD, công ty dự kiến sẽ sản xuất 2000 chiếc theo đơn đặt hàng trong vòng hai thập kỷ tới.
Ðây là loại máy bay thương mại, có khả năng chở được từ 210-330 hành khách, bay xa hơn 15.000 km. Thân phi cơ được chế tạo bằng sợi carbon composite (50%) và titanium (15%) , coi như loại máy bay chuyên chở hạng trung, tối tân nhất trong thế kỷ 21. Bởi vậy đã có trên 40 công ty hàng không quốc tế đặt mua 642 chiếc thuộc các kiểu 787 , trong số này có hảng Qantas của Úc sử dụng tới 115 chiếc B-787. Ðặc biệt có công ty Air Berlin của Ðức đặt mua 25 chiếc, trị giá hơn 4 tỷ USD.
Ðây là loại máy bay tối tân và ít tốn nhiên liệu nhất so với các loại phi cơ chuyên chở khác. Vì được chế tạo bằng vật liệu nhẹ như sợi carbon composite, aluminium vừa bền lại làm giảm trọng lượng thân máy bay, nên tiết kiệm tới 20% nhiên liệu sử dụng. Nhưng trên hết, B-787 đã đạt được đòi hỏi của ngành hàng không là Giảm Nhiên Liệu và Giảm Bớt Tác Hại Khí Thải Trong Bầu Khí Quyển. Ngoài ra B-787 còn được sử dụng lâu hơn các loại máy bay khác từ 20-30 năm. Về tiện nghi, phòng dành cho hành khách cũng lớn hơn, kể cả ghế ngồi, hành lang di chuyển, cửa sổ, phòng vệ sinh và áp suất trong cabin.. mọi thứ đều vượt xa các loại máy bay khác.
B-787 sử dụng hai động cơ Trent 1000 có trọng lượng 11.900 lb/1c, giúp phi cơ đạt được vận tốc gần 1500 km/h với lực đẩy 150.000 pounds, tương đương với sức mạnh của 1500 chiếc xe hơi 4 máy. Loại động cơ này được công ty Rolls-Royce của Anh đặc chế cho Boeing. Hiện B-787 đã cất cánh với chiếc đầu tiên do hảng máy bay ANA vào tháng 5-2008.
Hoa Kỳ : Siêu Cường Quốc Thế Giới Về Sản Xuất Ðiện Nguyên Tử
Tính đến nay, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu thế giới về mức sản xuất điện nguyên tử , qua 113 lò phản ứng (LPU) mà một 1/2 số lượng uranium đang sử dụng trong các nhà máy đều được mua từ các lò phản ứng của các nước cộng hòa cũ của Liên Bang Sô Viết sau khi sụp đổ vào năm 1991. Tuy số lượng nhà máy LPU được giảm từ 111-103 nhưng điện năng sản xuất lại tăng hơn 20%. Hiện chính phủ đang xây dựng các nhà máy mới và sẽ tiêu hủy những nhà máy đã lổi thời trong một nghĩa địa đặc biệt dành nhốt các chất phế thải độc hại.
Là quốc gia tiền tiến, nên từ năm 1960 Mỷ đã xây được nhà máy điện nguyên tử đầu tiên và sử dụng vào năm 1962. So với các nước tiên phong trong lãnh vực này (Liên Xô 1954, Anh 1956, Phap 1956), thì Hoa Kỳ tới sau nhưng lại là nước có nhiều LPU nhất thế giới 113/441 nhà máy, tổng công suất 98.054/369.374 MW toàn cầu. Những nhà máy điện Nguyên Tử của Hoa Kỳ đều sử dụng hai loại PWR (nước áp lực) và BWR (nước sôi). Tính đến cuối năm 2005, các nhà máy trên thuộc quyền sở hửu của 10 công ty lớn của tư nhân (68%), phần còn lại của chính phủ. Sự thành công lớn nhất trong kỷ nghệ sản xuất điện nguyên tử của Hoa Kỳ, là nâng cao được hiệu suất điều hành các lò phản ứng, cũng như sự bảo dưỡng tuyệt đối tránh được sự thất thoát các chất độc hại giết người, như đã từng xảy ra tại Liên Xô và Nhật vào mấy năm trước. Nhờ vậy điện nguyên tử đã cung ứng được 19% nhu cầu cả nước với điện lực sản xuất năm 2005 lên tới 780,5 tỷ KWH.
Bộ năng lượng Hoa Kỳ là cơ quan tối cao nhất của chính phủ liên bang, điều hành và quản trị LPU. Bộ này cũng phụ trách công tác nghiên cứu để phát triển kỷ nghệ điện nguyên tử tại các phòng thí nghiệm quốc gia Idaho và Argone Tây với số nhân viên trên 6000 người, qua mục đích phát triển các nhà máy điện nguyên tử thế hệ IV của Hoa Kỳ và thế giới. Ngoài ra Mỹ cũng là quốc gia đang sở hửu nhiều vũ khí nguyên tử nhất thế giới. Hoa Kỳ cũng đã tham gia vào chương trình nguyên tử của LHQ để giúp Liên Bang Nga trong công tác pha loảng độ cao của chất uranium chứa trong 9000 đầu đạn nguyên tử, trở thành độ thấp (LEU) làm nhiên liệu để chạy các nhà máy điện nguyên tử tại nước này
Theo tài liệu mới nhất của Ủy Ban Nguyên Tử Thế Giới (WNA) cho biết Mỹ đang xây dựng thêm 13 LPU với tổng công suất 17.000 MW, do công ty AREWA(Pháp) hợp tác với một công ty Mỹ thực hiện theo kiểu nước áp lực cải tiến của Châu Âu. Về vấn đề tiêu hủy các chất phế thải tại cac nhà máy điện nguyên tử, Hoa Kỳ cũng đã ban hành luật cấm tái tạo các nhiên liệu nguyên tử đã sử dụng và mọi chất phế thải có độ phóng xạ cao. Tất cả được di chuyển đến địa điểm ân định để chôn vào lòng đất vĩnh viễn. Ðể thực hiện công tác này, các công ty điện nguyên tử đã đóng góp hơn 24 tỷ USD. Vào năm 2001 qua quyết định của lưỡng viện quốc hội, chọn khu núi Yucca thuộc tiểu bang Nevada làm nghĩa địa vĩnh viễn để chôn 70.000 tấn chất phế thải nguyên tử hiện có và sẽ tiếp tục vì khả năng thật sự của khu này lên tới 682.000 tấn.
HARVARD, Lò Ðào Tạo Nhân Tài Cho Thế Giới.
Là một trong hàng trăm viện đại học nổi tiếng lâu đời của Hoa Kỳ. Ðây là nơi đã sản sinh cho nước Mỹ 6 vị tổng thống, 35 nhà bác học nhận giải Nobel, 30 người được giải Pulitzer và hàng trăm nhân vật lảnh đạo đủ phương diện khắp thế giới. Trường được thành lập bởi nhóm di dân Thanh Giáo tại thành phố Cambridge tiểu bang Massachusetts vào năm 1636 với mục đích ban đầu là đào tạo các linh mục và luật sư cho cộng đồng giáo dân tại địa phương
Năm 1708 khi John Leverett trở thành viện trưởng trường đại học Harvard mới bắt đầu thêm vào chương trình giảng dạy những môn học ngoài tôn giáo. Trường mang tên một linh mục John Harvard (1607-1638) vì ông đã hiến cho nhà trường nữa phần gia tài khi qua đời.Tính đến nay, trường được 372 tuổi và luôn được người Mỹ gọi là ngôi trường của giới cấp tiến với thành quả đạt được qua mọi lĩnh vực khoa học, kinh tế và chính trị. Các vị tổng thống Hoa Kỳ như Theodore Roosevelt, Franklin D Roosevelt, John F Kennedy.. đều xuất thân từ đây.
Ngoài ra còn các nhân vật khác nổi tiếng của nước Mỹ như Bill Gates, Algore, Henry Kissinger, các nhà văn nổi tiếng Norman Mailer, John Updike.. cũng đều là cựu sinh viên của trường. Nhờ có ngân quỷ khổng lồ trên 11 tỷ đô la, được dùng làm vốn đầu tư cổ phiếu và bất động sản, đem về tiền lời hằng năm cả trăm triệu đô la. Số tiền này nhà trường dùng để nghiên cứu khoa học, chi phí điều hành và trả lương cho các vị giáo sư có tiếng tăm khắp thế giới được mời về giảng dạy cho sinh viên theo học.
Do trên chi phí theo học tại đại học Harvard rất cao so với các đại học khác trên đất Mỹ với số tiền 40.000 USD/1 năm về khoảng học phí, bảo hiểm y tế và ăn ở. Tuy nhiên với các sinh nghèo được miễn học phí lại còn thêm phần học bổng. Vì uy tín của nhà trường quá cao, nên hầu như khắp thế giới nếu có điều kiện, ai cũng muốn có được tấm bằng của Harvard để kiến công lập nghiệp. Hiện trường có hơn 20.000 sinh viên theo học đủ các bộ môn, trong số này luật khoa đã chiếm tới 1/10 sĩ số.
Hơn ba thế kỷ qua mặc cho vật đổi sao dời nhưng nguyên tắc giảng dạy tại đại học này vẫn không thay đổi, bất chấp lợi nhuận vẫn không ảnh hưởng đến nhà trường. Ðiển hình nhất là vụ đạo diễn nổi tiếng của Hollywood Steven Spielberg đã bị từ chối khi muốn mượn trường làm bối cảnh để quay cuốn phim lịch sử về tổng thống Mỹ John Quincy Adams từng xuất thân ở đây, với lý do trở ngại việc học hành của sinh viên. Năm 1998 Harvard xếp hàng đầu trong 10 trường đại học nổi tiếng nhất của Mỹ.
3 – MỘT VÒNG NƯỚC MỸ NHÂN NGÀY ÐỘC LẬP HOA KỲ 4 THÁNG 7 :
Là một quốc gia rộng lớn có diện tích bao trùm từ bờ Thái Bình Dương sang Ðại Tây Dương mênh mông vô tận. Sông Mississippi cùng với hai hợp lưu là sông Missouri và Red Rock dài 3741 ml hay 6019 km, đứng thứ 4 trên thế giới, sau sông Nile (Bắc Phi-6671 km), Amazon (Nam Mỹ-6300km) và Dương Tử (Trung Cộng-6276km) . Sông chảy từ bắc xuống nam phân chia nước Mỹ làm hai phần, phù sa bồi đắp tạo nên hai tiểu bang mang tên của nó ‘ Mississippi và Missouri ‘.Gọi Hoa Kỳ là một quốc gia trong một lục địa, thật không ngoa chút nào vì sự đa dạng của nó. Nhiều làng xóm khu phố được thiết kế gần như đất tổ của di dân, chẳng hạn như thành phố Quincy (50.000 dân) có nhiều biệt thự kiến trúc theo kiểu Ðức nằm giữa những vườn cây cổ kính. Trong lúc đó ở Alexandria là thành phố nằm cạnh sông Potomac, kế thủ đô Washington thì xây cất theo lối Anh Cát Lợi với tường gạch màu huyết dụ
Ðối với các tổng thống Mỹ khi còn tại chức thì sống trong tòa Bạch Ốc tại Hoa Thịnh Ðốn. Ðây là một tòa nhà đồ sộ có tới 132 phòng, 35 nhà vệ sinh, 3 tháng máy và tất cả những tiện nghi vật chất dành cho các bậc đế vương. Nhưng khi mãn nhiệm thì mạnh ai lo nấy, chẳng hạn như cựu TT Jimmy Carter về sống tại căn nhà riêng của mình mua trả góp từ năm 1960. Nhà của ông nằm kế thị trấn Plaince, tiểu bang Georgia. Ông sống đời giản dị, trong nhà không sắm đồ gì quý báu xa xỉ, còn những vật dụng thường nhật thì tự tay mình làm. Tuy tuổi tác đã cao nhưng TT Carter vẫn hoạt động xã hội không ngừng, để giúp cho những người nghèo, già và tàn tật bất hạnh.
Ðối với TT Ronald Reagan lúc còn sinh tiền, khi tại chức Thống đốc CA và Tổng thống, ông sống trong công thự. Năm 1989 mản nhiệm kỳ ông mua một căn nhà tại thành phố thượng lưu Bel Air thuộc tiểu bang California. Ngôi nhà là một dinh thự nhưng cất theo kiểu thôn quê với 3 phòng ngủ, 4 lò sưởi, 5 nhà vệ sinh và một hồ tắm. Còn TT Bush cha thì về lại cố hương ở Kennebunkport thuộc tiểu bang Maine nằm trên bờ Ðại Tây Dương. Ðây là căn nhà của tổ phụ đã xây dựng từ năm 1902 và được xây dựng thêm nhiều công trình như hồ tắm, sân golf, sân tennis, nhà dành riêng cho khách và một cây cầu nhỏ bắc trên bờ biển. Thú vui của TT Bush là câu cá, đánh golf, lái cano và cầu nguyện trong thánh đường.
Nhưng tệ nhất là cựu TT Bill Clinton. Khi còn tại chức thống đốc Arkansas và TT thì sống trong công thự. Năm 2001 về hưu sống tại ngôi nhà trị giá 1,7 triệu USD tại thành phố Chappaquq tiểu bang New York. Nhà này xây từ năm 1889 có 5 phòng ngủ, 4 phòng tắm, hồ bơi và chuồng ngựa.. Tháng 2-2001 vụ bê bối của Clinton bị bật mí và được báo chí khai thác tùm lum. Thế là bà vợ nổi tam bành, đã quăng hết đồ đạc và đuổi cựu tổng thống hào hoa ra khỏi nhà. Năm 2008 bà Clinton ra ứng cử tổng thống nên hai vợ chồng lại làm lành như trước.
Du hành nước Mỹ, trước hết phải nói tới chốn thần tiên cực lạc không đâu bằng. Ðó là đảo quốc Hạ Uy Di, tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chủng Quốc từ năm 1959. Ða số người Mỹ hay du khách ngoại quốc đều ao ước tới Honolulu để nghĩ hè, tắm biển hay hưởng tuần trăng mật, cho dù đây là địa phương có giá sinh hoạt đắt đỏ nhất nước. Tới Honolulu để thăm lại di tích lịch sử về trận hải chiến giữa Mỹ-Nhật ngày 7-12-1941 tại Pearl Harbor mà xác của chiến hạm Arizona vẫn còn nằm yên trong vùng biển Thái Bình Dương, như là nhân chứng của thảm họa chiến tranh, qua cái chết của gần 4000 chiến sĩ đã hy sinh vì nước. Người Việt tị nạn Việt Cộng đã có mặt tại đảo quốc sau tháng 5-1975 khi VNCH bị sụp đổ. Ða số sống bằng nghề lái taxi, làm công nhân khách sạn và buôn bán đủ ngành. Ở đây dời sống thật giản dị hiền hòa, du khách lẫn ngưởi bản địa ai cũng thoải mái trong cách ăn mặc, theo truyền thống Hawaii.
Tháng bảy ở California hình như mặt trời không muốn lặn. Thủ đô điện ảnh Mỹ Hollywood cho tới đầu thế kỷ XXI vẫn nguyên vẹn với nét lập dị thời thượng. Ðó là sự hiện diện của khu rừng trồng toàn một loại cây có gai tên Holly và khắp via hè dọc theo đại lộ Hoàng Hôn, đâu đâu cũng khắc đầy những ngôi sao năm cánh mang tên tuổi của những tài danh nổi tiếng trên màn bạc, sân khấu hay các đạo diễn phim trường. Los Angeles nay là thành phố lớn thứ nhì của Mỹ sau New York. Thành phố nổi tiếng với các vùng phụ cận như Hollywood, Beverly Hill, Chinese Theatre.. và nhất là khu giải trí lừng danh Disneyland, vương quốc của vua phim hoạt hình Walt Disney với nhiều khu giải trí riêng biệt dành cho mọi lứa tuổi.
San Jose là một thành phố nhỏ có nhiều người Việt trú ngụ. Vùng này khí hậu gần giống như Ðà Lạt tạo nên nếp sống thanh bình êm ả nên ai cũng thích, tuy rằng sinh hoạt không náo nhiệt như thủ đô của người Việt ở Little Sài Gòn, miền nam Cali nắng ấm. Kế cạnh San Jose là thành phố San Francisco có hơn 8 triệu dân, nổi tiếng với biển sạch và xanh mát, nơi đã bảo thủ được những chiếc tàu điện của hơn trăm năm trước, chạy bằng dây cáp và đường ray, lại có tiếng chuông khua leng keng mỗi khi tới một nhà ga nào đó
California còn là vùng đất học, vì trong tổng số 12 viện đại học danh tiếng nhất hoàn cầu, thì Hoa Kỳ đã chiếm 8, trong số này có hai của Tiểu bang Cali. Ðiều này cũng dể hiểu vì miền đất này đông dân nhất Hợp Chũng Quốc, với hơn 30 triệu người sinh sống tại đây, lại có một nền kinh tế cao và sung túc, cho nên hệ thống giáo dục được phát triển mạnh nhất nước. Ðó là hai dại học công lập Universite of Calif-Berkeley, thường được viết tắt là UC Berkeley, cùng với đại học tư Stanford, cả hai đều lớn mạnh. Hiện nay UC Berkeley có tới 1500 giáo sư giảng dạy và 30.000 sinh viên + nghiên cứu sinh đang theo học. Tường thành lập từ năm 1868, qua thời gian đã tạo được một bề dầy thành tích, qua hai lãnh vực trí thức và chuyên nghiệp, nhát là sự nghiên cứu khoa học, đã mang về cho trường các giải Nobel danh tiếng về Nguyên tử và tin học.
UC Berkeley còn có lò phản ứng nguyên tử, do chính tiến sĩ J.R.Oppenheimer thực hiện, vì ông chính là cha dẻ cuả quả bom đầu tiên mà Mỹ chế tạo được vào năm 1945. Calif còn có 8 viện đại học khác, cùng có trình độ và tầm vóc ngang hàng với UC Berkeley, họp thành University of Calif (UC ) công lập, do một hội đồng quản trị và điều hành (Regent), đứng đầu là một chủ tịch và nhiều thành viên, trong đó có Thống đốc tiểu bang, cùng với các viện trưởng đại học liên hệ. UC đào tạo đủ trình độ như cử nhân ( Bachelor ố 4 năm), cao học (Master), tiến sĩ (Doctor).. có giá trị văn bằng, chẳng những tại Mỹ mà còn khắp thế giới. Ðiều này đối với các đại học khác tại Calif như UC San Diego, UC Los Angeles, UC Riverside, UC San Francisco, .. cũng không có gì khác biệt, tuy mỗi trường có riêng chuyên môn của mình.
Song song hệ thống đại học công lập của liên bang, còn có hệ thống đại học của tiểu bang Calif (CSU), rãi rác từ nam lên bắc có 23 viện như Humbold, Hayward, Stanislaus, Monrerey Bay, San Diego.. chỉ đào tạo hai ngãch cử nhân và cao học mà thôi, tuy rằng trình độ giảng dạy, giữa hai viên đại học liên bang (UC) và tiểu bang (USC) đều giống nhau. Còn phải kể tới các đại học chuyên môn (College) và cộng đồng (Community College), đều thuộc hệ thống công lập hạng ba.
Trong khi đó các đại học tư nhân được phát triển tự do, bao gồm 30 đại học hổn hợp (University) và Chuyên môn (College), trong số này có 10 trường của các giáo hội Thiên Chúa, Tin Lành và Thanh Giáo như đại học Sacramento, Los Angeles, đại học quốc tế.. nhưng nổi tiếng nhất của hệ thống này, vẫn là đại học Stanford. Viện thành lập năm 1891, hiện có 1400 giảng sư , 14000 sinh viên, 7 phân khoa, được xếp hạng trong 5 viện đại học danh tiếng nhất của nước Mỹ : Harvard, Berkeley, Cal Tech và Massachusetts Institute of Technology (MIT). Viện chuyên đào tạo giáo sư các ngành , giảng dạy tại các trường phổ thông của Mỹ. Tóm lại,trong hệ thống đại học tại tiểu bang Calif, 90% sinh viên là người địa phương, số còn lại từ các tiểu bang khác và ngoại quốc. Người gốc Châu Á theo học chưa tới 3% nhưng chiếm 8% là sinh viên giỏi, trong số này đứng đầu vẫn là người Việt tị nạn, Trung Hoa, Nhât Bản và Nam Hàn.
Về hướng đông Cali là thành phố Las Vagas mệnh danh khắp thế giới ‘ kinh đô của thần đổ bác’. Las Vagas chỉ mới chuyển mình chừng 30 năm trở lại, từ một thị trấn hoang vu nằm giữa sa mạc Nevada cằn khô gíó cháy, chỉ có đá sỏi và tơ trời. Thế mà mà qua bàn tay xây dựng của con người, ngày nay Las Vegas là kinh đô của cờ bạc, giải trí mọi vấn đề tuỳ theo túi tiền ném qua cửa sổ để thử thời vận, sau những ngày làm việc vất vả.
Kế Nevada là tiểu bang Wyoming nổi tiếng với khu bảo tồn đầu tiên của nước Mỹ được thành lập từ năm 1906. Tại đây có ngọn Black Hill với hai hang lớn là ‘ Hang Gió và Hang Ðá Quý’, nhiều mõ vàng nên đã thu hút rất nhiều người khắp nước Mỹ tới đây tìm cơ hội ‘ đổi đời ‘ mà cao điểm là năm 1880. Xa hơn một chút là ngọn núi Tháp Quỷ với huyền thoại về một kho tàng trong lòng núi.
Nằm trong trung tâm khu bảo tồn, núi Ðá Quỷ có hình dáng giống như một gốc cây mục khổng lồ đứng giữa vùng thung lũng sông Bella Fourche. Ðây là một ngọn núi lửa kỳ dị, đã xuất hiện cách đây hơn 100 triệu năm, do khoáng chất phonolite porphyry màu xám đỏ, hòa với đá lửa, pha lê và và đá felspar tạo thành. Vì trải qua thời gian dài bị mưa gió xâm thực nên núi càng ngày càng thấp dần.
Từ xưa địa phương đã xem ngọn núi Tháp Quỹ như một chốn thiêng liêng nên không ai dám léo hánh tới. Tình trạng này đến ngày 4-7-1893 mới có hai người chủ trang trại kế cận tên William Roger và Willard Ripley dùng thang leo lên đỉnh núi và trở thành người đầu tiên chinh phục ngọn núi này. Sau đó nhiều người tới leo núi bằng dây thừng càng lúc càng đông suốt năm, ngoại trừ tháng 6 có lễ hội cúng thần núi.
Theo huyền thoại từ ngàn năm trước, thì trong lòng núi có chứa một kho báu vô giá. Ðối với bộ tộc người da đỏ Kiowa sống gần núi, thường hay nhắc tới câu chuyện bảy cô gái vào rừng hái nấm thì gặp phải đàn gấu săn đuổi. Cuối cùng họ leo lên một hòn đá gần đấy và cầu nguyện thần núi giúp đở mới thoát được tai nạn và biến thành những ngôi sao. Bởi vậy núi mới có tên là ‘ Túp lều của gấu (Bear Lodge) ‘.Về chuyện kho báu cũng phát xuất từ câu chuyện ba người da đỏ từ xa đến đây săn bắn vì không để ý nên lạc đường vào tận chân núi Quỷ . Do đó họ đã vô tình phát hiện được một lối đi ngoằn nghèo dẩn sâu vào một hang động chứa đầy xác người. Cuối hang là một hồ nước mà xung quanh đầy đá và vàng. Ba người trên thu nhặt một phần số vàng và đem dấu kín cho đến khi qua đời mới thố lộ cho những người khác trong bộ tộc. Tuy nhiên vì lòng mê tín sợ thần núi nên cũng chẳng ai dám đá động đến kho vàng trong hang núi Quỷ.
Khi người da trắng đến đây biết được câu chuyện về kho vàng trong lòng núi, đã nhiều lần tổ chức tìm kiếm nhưng không thấy gì và bí ẩn về kho báu trên tới nay vẫn còn là nan đề kể cả khoa học cũng không giải thích được.
Về thành phố Dallas của Tiểu bang Texas để chiêm ngưởng một công trình vĩ đại vô tiền khoáng hậu lớn nhất thế giới của Ðiêu khắc gia kiêm họa sĩ nổi tiếng Robert Summers, sinh năm 1940 tại thị trấn Glen Rose.. Ai cũng biết tiểu bang Texas giàu có hôm nay nhờ hai nguồn lợi ‘ Bò và Dầu Hoả ‘.Bởi vậy không ai ngạc nhiên khi đến thăm Khu Công Viên Quốc Gia Pioneer Plaza rộng chừng 4,2 mẫu Anh, tại trung tâm thành phố, đối diện với Tòa thị chính. Nơi này về trước là vùng đất mang tên Shawnee Cattle Trail là một con đường qua lại của các chàng Cao Bồi Texas và đàn bò của họ từ khi người da trắng đến khai thác miền viễn tây vào năm 1854. Trong công viên có tất cả 39 con bò đúc bằng đồng đen sẩm to lớn như thật. Ngoài ra còn có tượng các chàng chăn bò đang phi ngựa với đầy đủ nón rộng vành, súng đạn, dây nhợ .. mà ta thường thấy trên màn ảnh.
Dallas cũng là nơi mà TT John F Kennedy đã bị ám sát vào tháng 11-1963 tại Dealey Plaza, nơi chốn đã đi vào những trang sử cận đại của Hoa Kỳ. Tháng 6-2008 vừa qua, tiểu bang Texas càng nổi tiếng hơn khi hàng ngàn người Việt Tị Nạn Việt Cộng đã biểu tình phản đối tẩy chay và tố cáo tội ác của tên Việt gian Nguyễn tấn Dũng và đồng bọn khi mon men tới nơi này để tiếp tục lường bịp người và dư luận, hầu tiếp tục duy trì dảng cướp Mafia đỏ đang đô hộ đất nước và dân tộc Việt.
Trước năm 1974, New York có Tòa nhà cao nhất thế giới. Ðó là Empire State Building với 102 tầng, cao 443m, nằm trên Ðại lộ thứ 5 , giữa khu thương mai Manhattan. Ðược hoàn thành bởi các kiến trúc sư Shreve, Lamb và Harnon, thiết kế theo kiểu cách Art-Déco năm 1930. Những bộ phim ghê rợn loại King Kong được thực hiện tại đây.
Từ sau khi Hai Tháp của Tòa Nhà World Trade Center bị 19 tên khủng bố Hồi giáo cực đoan dánh bom tự sát bằng máy bay, vào ngày 11-9-2001, làm chết gần 7000 người và sụp đổ toàn diện, thì Empire State Building lại trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ. Ðây là nơi thu hút du khách trong và ngoài nước, khi tới thăm viếng thủ đô tài chánh vủa Hoa Kỳ, với những cảm giác mạnh , khi đứng trên hai đài quan sát tại tầng số 86 và 102., với hệ thống thang máy chuyển động rất nhanh. Ðài quan sát có song sắt bảo vệ ở phía ngoài,để tránh những tai nạn đáng tiếc. Nơi này cũng cấm hôn hít với lý do là nụ hôn sẽ tạo nên hiện tượng điện giật làm chết người. Từ đây du khach có thể chiêm ngưởng được toàn cảnh thành phố, trong phạm vi 120 km khi trời tốt, bằng không từ trên nhìn xuống chỉ thấy mây trắng mịt mùng, khói sương lãng đảng, khiến cho ta có cải cảm giác như đang sống trong ở cõi trên, quên đời quên tất cả.
Theo thống kê, tính từ ngày được khánh thành vào năm 1931 tới nay, đã có hơn 80 triệu du khách tới thăm viếng tòa nhà nổi tiếng này, được xếp vào kỳ quan thứ 8 của thế giới,tốn hết 60.000 tấn thép, 1860 bậc thang dẫn từ dưới đất lên tới đỉnh ở tầng 102, hơn 5000 km đường dây điện thoại, 96 km đường ống dẫn nước và 6500 cửa kính, được lau chùi thường xuyên.
New York có Rockerfeller Center , gồm 19 tòa cao ốc của tỷ phú Rockerfeler chuyên về thương mại, giải trí và buôn bán bất động sản. Ở đây còn có Viện Bảo Tàng Guggenheim là công trình xây dựng của Kiến trúc sư nổi tiếng nhất nước Mỹ và thế giới là Frank Lloyd Wright. Còn có Trung tâm tài chánh chứng khoán thế giới Wall Street, nằm trong một dãy phố hẹp, cổ kính New York Stock Exchange (Thị trường chứng khoán NY), được hình thành từ năm 1792, từ 24 Hội viên lên tới 1300 ngày nay. Trên Ðại lộ Broadway náo nhiêt, còn có Trung tâm kịch nghệ nỗi tiếng, thường trình diễn những tác phẩm nổi tiếng của thế giới. Trụ sở Liên Hiệp Quốc một trong những điểm thăm viếng của du khach, nay cũng được hạn chế tối đa để đề phòng khủng bố , sau ngày 9-11-2001
Nhưng niềm tự hào của người dân New York nói riêng và nước Mỹ, vẫn là Tượng Nữ Thần Tự Do, tay cầm ngọn đuốc sáng, để soi đường dẫn lối , cho các đoàn tàu vượt Ðại Tây Dương vào Hải Cảng New York.
Ðây là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của nước Mỹ, được đặt trên Ðảo Bedloe còn gọi là Liberty Island, bên bờ biển New York. Tượng tượng trưng cho sự tự do, liêm chính và lòng nhân ái của người Mỹ khi lập quốc. Với chiều cao từ nền tới bó đuốc là 92,97m và trọng lượng 325 tấn, do Ðiêu khắc gia lừng danh người Pháp trong thế kỷ XIX là Augusste Bartholdiv thực hiện. Ðây là món quà quý giá của nước Pháp , tặng cho người dân Mỹ, , để kỷ niệm Ngày Ðộc Lập Hoa Kỳ 4-7. Nhưng vì lúc đó Pháp đang có chiến tranh với Phổ, nên phải giao việc thực hiện tượng cho các hội từ thiện đãm trách.
Vì công trình quá vĩ đại mà ngân khoản của chính phủ trợ cấp có giới hạn, nên công tác phải gián đoạn nhiều lần cũng như mất nhiều thời ginn để tiết kiệm tiền.Vì vậy tới ngày 12-8-1876 chỉ mới hoàn thành xong cánh tay cầm ngọn đuốc của Nữ thần. Ðể tranh thủ thời gian cho kịp, nhà điêu khắc phải đóng thùng gửi trước sang Mỹ, trong lúc tiếp tục những phần còn lại, mãi cho tới tháng 5-1884 mới xong.
Tại Mỹ, dân chúng đã quyên góp được 250.000 USD để xây chiệc bệ đặt Tượng Nữ thần trên đảo Bedloe. Một buổi lễ trọng thể được tổ chức ngày 28-10-1886, để khánh thành pho tượng với sự tham sự đông đảo của đồng bào và các quan chức Chính phủ. Dịp này Ủy Ban Quốc Hội đã để một chiếc hộp màu đỏ, tượng trưng cho niềm tin, được niêm kín, trong đó có Bản Hến Pháp và Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ, dưới chân Nữ Thần Tự Do, như một nhân chứng lịch sử. Tên tuổi của Nhà Ðiêu khắc Pháp ‘ Auguste Bartholdiv được vinh danh. Từ năm 1931, Tượng lại được bảo trì cẩn mật và tô bồi thêm cho xứng đáng với ý nghĩa thiêng liêng. Riêng Bó đuốc trong tay Nử thần, luôn luôn cháy sáng, nhờ một hệ thống ống dẫn dầu cung cấp liên tục.
Hằng năm Tượng Nữ thần đã thu hút du khách muôn phương tới đây chiêm ngưởng. Ði tàu từ đất liền ra đảo và sắp hàng để được thang máy đưa lên tận Vương Miện của Tượng, tha hồ chụp hình, ngắm cảnh. Nếu không muốn chờ đợi, thì tự leo 22 bậc thang để tới chân tượng Nữ thần, để mua những kỷ vật hay vào thăm khu bảo tàng trưng bày những hình ảnh liên hệ tới lịch sử của nước Mỹ.
No comments:
Post a Comment