Monday, April 23, 2012

Căn cứ không quân trên biển

Căn cứ không quân trên biển




Hải quân nhiều nước đang tăng cường khả năng chiến đấu trên không với các loại tàu có thể đóng vai trò căn cứ không quân giữa đại dương. 
Theo tạp chí Aviation Week, chiều hướng sắm sửa tàu có khả năng mang máy bay và trực thăng chiến đấu nở rộ trong thời gian gần đây, đặc biệt từ khi Trung Cộng liên tục “khoe” hàng không mẫu hạm đầu tiên.
 Ấn Độ dự định đưa hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya, vốn là tàu Admiral Gorshkov mua lại của Nga từ tháng 5 và đang xúc tiến đóng 3 hàng không mẫu hạm mới.
Tương tự, Anh đang đóng 2 hàng không mẫu hạm thuộc loại HMS Queen Elizabeth và Pháp đang tính đóng thêm 1 hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỹ hiện là nước có nhiều hàng không mẫu hạm hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại và có kế hoạch bổ sung hàng không mẫu hạm USS Gerald R.Ford, trị giá khoảng 9 tỉ USD vào năm 2015.
Tuy nhiên, hàng không mẫu hạm không phải là lựa chọn duy nhất trong chiến lược tăng cường sức mạnh trên không của hải quân. Nhiều bên còn chú trọng đến các loại tàu đa năng, có khả năng mang máy bay, phi đạn và chở cả lính thủy quân lục chiến cũng như tìm kiếm các loại máy bay, trực thăng phù hợp. Riêng Mỹ kết hợp vừa đóng hàng không mẫu hạm vừa sử dụng các loại “căn cứ không quân” trên biển khác, đồng thời chế tạo những trang bị đi kèm. Đây cũng là một phần trong học thuyết Tác chiến không - biển của Washington nhằm đối phó sự trỗi dậy của Trung Cộng tại châu Á - Thái Bình Dương, theo báo cáo của quốc hội Mỹ hồi tháng 3.
 


Tàu đổ bộ USS Essex loại Wasp của Mỹ - Ảnh: US Navy 
Đa dạng tàu chở máy bay 
Hiện chưa có thống kê đầy đủ về số lượng tàu có khả năng mang máy bay và trực thăng trên thế giới bởi chúng rất đa dạng. Các loại thường gặp có tàu chiến đổ bộ, tàu chở trực thăng, tuần dương hạm và thậm chí cả khu trục hạm. Những chiếc tàu này mang theo hàng loạt máy bay, trực thăng chiến đấu và tên lửa. Các tàu này đa dạng hơn, đa năng hơn và có khả năng tự vệ tốt hơn so với hàng không mẫu hạm đúng nghĩa dù chi phí có thể đắt đỏ hơn.



Máy bay chống phi đạn đối hạm
Tờ The Wall Street Journal dẫn nguồn tin truyền thông nước này cho hay Trung Cộng chế tạo phi đạn DF-21D để tấn công mục tiêu đang di chuyển ở cách xa hơn 2.700 km. Vì thế, tuy Lầu Năm Góc không nêu rõ đối thủ trực tiếp nhắm đến khi phát triển máy bay không gian không người lái Boeing X-37, nhưng có ý kiến cho rằng mục tiêu chính của chương trình này là các loại phi đạn đối hạm như DF-21D.
Nằm trong học thuyết Tác chiến không - hải nhằm tăng cường kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh của không quân và hải quân, X-37 có thể phá hủy các thiết bị cảm biến không gian, vốn đảm trách việc cung cấp dữ liệu mục tiêu cho phi đạn đối hạm của đối phương, theo tờ The Washington Times. Loại máy bay này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và tướng William Hselton, người đứng đầu các hoạt động không gian của không quân Mỹ cho biết Lầu Năm Góc hiện có 2 chiếc X-37. Vị tướng này còn tự hào khẳng định loại máy bay trên có khả năng thay đổi hoàn toàn thế trận trong các cuộc chiến trên biển, cho phép lật ngược thế cờ trong tích tắc. 



  
Đơn cử là 8 tàu đổ bộ tấn công đường biển, đường bộ loại Wasp của Mỹ, trong đó chiếc USS Essex đang hoạt động trên Thái Bình Dương, theo webiste của Hạm đội 7. Các tàu này có thể mang theo máy bay trực thăng tấn công SuperCobra và chiến đấu cơ phản lực cất và hạ cánh thẳng đứng Harrier cũng như F-35B.
Tương tự là tàu đa năng loại Mistral của Pháp, HMS Ocean của Anh, Juan Carlos I của Tây Ban Nha. Các tàu này giống nhau về mô hình hoạt động, có thể chở theo chiến đấu cơ, trực thăng và thủy quân lục chiến.
Tàu Cavour của Ý vẫn được tính là hàng không mẫu hạm “thuần túy” nhưng có khả năng hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ.
Ngay cả 2 tàu khu trục loại Hyuga của Nhật Bản cũng có phi đạo, cho phép chúng hoạt động như hàng không mẫu hạm vào bất kỳ lúc nào. Báo Christian Science Monitor dẫn lời ông Nate Hughes, Giám đốc phân tích quốc phòng của Hãng thông tin tình báo chiến lược Stratfor, nhận định: “Các tàu chở máy bay được ưa chuộng vì chúng có thể sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau”.
Về phần mình, Nga vừa tạo kế hoạch hiện đại hóa hàng không mẫu hạm Admiral Kuznetsov để kéo dài thời gian hoạt động đến sau năm 2030, đồng thời xúc tiến đóng tàu loại Mistral từ kỹ thuật do Pháp chuyển giao.
Tàu chiến đổ bộ Canberra và Adelaide của Úc dựa trên mẫu của tàu Juan Carlos I (Tây Ban Nha) sẽ lần lượt đi vào hoạt động vào các năm 2014 và 2015, theo Aviation Week.

“Xài hàng” phải đồng bộ
Song song với việc tậu “sân bay”, các nước cũng đang ráo riết tìm kiếm các loại máy bay phù hợp. Người ta thường nói nhiều đến chi phí đóng tàu nhưng theo Aviation Week, sắm sửa máy bay còn đắt đỏ hơn. Hải quân Mỹ “chỉ xin” 967 triệu USD cho chương trình hàng không mẫu hạm trong năm 2013 nhưng cần đến 6 tỉ USD để mua các loại chiến đấu cơ xuất phát từ tàu chiến.
Ngoài tàu sân bay, các loại tàu chở máy bay khác thường thiếu phi đạo nên nhu cầu mua sắm máy bay có khả năng cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng đang tăng cao. Các loại chiến đấu cơ đời mới hiện nay hầu như đều có thể đáp ứng yêu cầu này. Bên cạnh loại Harrier truyền thống, hút hàng nhất hiện nay là loại F-35B chiến đấu cơ của  Lockheed Martin. Ý đang dẫn đầu danh sách các nước sử dụng máy bay Harrier và hàng không mẫu hạm Cavour được chế tạo phù hợp với F-35B. Hải quân nước này có kế hoạch mua 22 chiếc F-35B, còn Tây Ban Nha thì “tiền bao nhiêu mua bấy nhiêu”. Cũng theo Aviation Week, từ nền tảng tàu khu trục có phi đạo Hyuga, Nhật sẽ chế tạo một lớp tàu tấn công mang máy bay F-35B.
Riêng Ấn Độ do đã mua hàng không mẫu hạm của Nga nên dùng luôn máy bay MiG29K/KUB cải tiến khả năng cất/hạ cánh thích hợp hơn cùng các máy bay Sea Harrier và trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31. Nhiều nguồn tin cho hay Trung Cộng vẫn đang loay hoay trong việc tìm máy bay để sử dụng cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình.

Cải thiện khả năng tự vệ

Một trong những lý do khiến tàu mang máy bay nhỏ gọn, đa dạng, đa năng và mang nhiều vũ khí hơn được ưa chuộng vì mô hình hàng không mẫu hạm bị cho là đã lỗi thời. Do kích thước lớn và khả năng tự vệ yếu hơn, dựa nhiều vào các chiến hạm hộ tống, nên hàng không mẫu hạm có nguy cơ trở thành mồi ngon cho các loại vũ khí chống hạm tối tân. Trên thực tế từ sau Thế chiến 2 đến nay, hàng không mẫu hạm chưa bao giờ phải đối mặt với những nước có hải quân mạnh cùng các loại vũ khí tối tân như hỏa tiễn đạn đạo diệt hàng không mẫu hạm, siêu ngư lôi và hỏa tiễn hành trình siêu âm. Tờ The Hindu dẫn lời chuyên gia Benjamin Friedman thuộc Viện CATO ở Mỹ đánh giá: “Kỹ thuật mới khiến việc tấn công hàng không mẫu hạm trở nên dễ dàng
Đài Loan muốn mua “4 tàu chiến Mỹ”
Đài Loan có kế hoạch mua 4 tàu chiến của Mỹ trong khuôn khổ các nỗ lực của hòn đảo này nhằm hiện đại hoá lực lượng, báo chí địa phương hôm nay đưa tin.
USS Oliver Hazard Perry
Một tàu chiến loại Perry của Đài Loan.
Tờ United Daily News cho biết, cơ quan quốc phòng Đài Loan đã thông báo với ông Mã Anh Cửu, người đứng đầu chính quyền Đài Loan, về dự án mua vũ khí trong một cuộc họp hồi tháng trước và chuẩn bị dành ngân sách năm tới cho thoả thuận này.
Tờ báo không tiết lộ thông tin chi tiết về dự định này.
Cơ quan quốc phòng Đài Loan từ chối bình luận về thông tin trên.
Nếu được hoàn tất, thoả thuận vũ khí sẽ giúp nâng tổng số lượng tàu chiến của Mỹ mà hải quân Đài Loan sở hữu lên con số 12.
Theo tờ United Daily News, Đài Bắc dự định mua 4 tàu chiến loại Perry, được chế tạo vào những năm 1980 và đã được hải quân Mỹ cho nghỉ hưu mới đây, để thay thế hạm đội 8 tàu chiến loại Knox của hải quân Đài Loan.
Philippines hối thúc các nước tỏ lập trường với Trung Cộng- Ngoại trưởng Philippines hôm nay đã kêu gọi các nước khác bày tỏ lập trường trước thái độ hung hăng mới của Trung Cộng trong cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng xung quanh một bãi đá ngầm ở Biển Đông. 
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Trong một tuyên bố, ông Albert del Rosario đã cảnh báo rằng các nước khác có thể bị ảnh hưởng vì tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với bãi đá ngầm Scarborough (mà Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham) nếu họ không lên tiếng lúc này, giống như Philippines đang làm.
“Vì tự do hàng hải và thương mại ở Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia, tất cả các nước cần xem xét điều Trung Cộng đang cố gắng làm tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham.
Không chỉ Philippines mà tất cả các nước sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta không thể hiện lập trường”, ông Rosario nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Philippines nói thêm rằng các nỗ lực của Trung Cộng nhằm khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông là “hoàn toàn không có cơ sở”.
Tuyên bố trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau khi Trung Cộng triển khai các tàu gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông.
Bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham cách Luzon - hòn đảo chính của Philippines - 124 hải lý (230km). Trong khi đó, lãnh thổ của Trung Cộng gần nhất với bãi đá ngầm này là tỉnh Hải Nam, cách đó 1.200km về phía đông bắc, theo các bản đồ do hải quân Philippines cung cấp.
Philippines khẳng định nước này có chủ quyền trên các vùng biển trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và quan điểm này được luật pháp quốc tế hỗ trợ.
Trung Cộng tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng nước sát gần bờ biển Philippines và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Tuyên bố chủ quyền không có có sở của Trung Cộng là nguyên nhân gây căng thẳng khu vực trong nhiều thập kỷ qua.
Tranh cãi mới nhất bùng phát hôm 8/4 khi Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Cộng tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham và điều tàu chiến tới bắt giữ các ngư dân.
Trung Cộng đã nhanh chóng triển khai 3 tàu hàng hải dân sự để chặn tàu chiến Philippines.
Trong một nỗ lực nhằm làm dịu tình hình, Philippines đã rút tàu chiến và thay bằng một tàu tuần duyên và các tàu cá Trung Cộng cũng rời khỏi khu vực sau đó.
Tuy nhiên, Trung Cộng từ chối rút các tàu trừ khi tàu tuần duyên Philippines rút trước. 2 tàu ngư chính của Trung Cộng giờ đây đang đối đầu với một tàu tuần duyên của Philippines tại bãi đá ngầm.
Philippines lâu nay đã hối thúc mạnh mẽ các nước thành viên ASEAN có lập trường cứng rắn hơn đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông.

Báo Trung Cộng cảnh báo đối đầu vũ trang trên Biển Đông
 - Tờ báo quân sự hàng đầu của Trung Cộng hôm nay đã cảnh báo Mỹ rằng cuộc tập trận Mỹ-Philippines đã thổi bùng nguy cơ đối đầu vũ trang trên Biển Đông, khu vực tranh chấp của nhiều nước.
 
Lính Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận chung tại thị trấn Ternate, thành phố Cavite, nam Manila, ngày 19/4.
Bài bình luận trên nhật báo Quân đội Giải phóng Trung Cộng, cơ quan ngôn luận của quân giải phóng nhân dân Trung Cộng, không phải là phát ngôn chính thức của của chính phủ, nhưng đây là cảnh báo cấp cao nhất của Bắc Kinh trong vụ căng thẳng với Philippines về các vùng biển tranh chấp trên biển mà cả hai nước gần đây đều phái tàu tới để khẳng định chủ quyền.
Trong tuần này quân đội Mỹ và Philippines đã tiến hành cuộc tập trận hải quân hàng năm, kéo dài nửa tháng, trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila tăng cao. Hai bên cáo buộc nhau vi phạm vùng biển của nhau gần bãi đá ngầm Scarborough, theo cách gọi của Philippines và Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Cộng. Mỹ từng có căn cứ hải quân ở tây bãi đá này, trong Vịnh Subic.
Cuộc tập trận chung được diễn ra ở các vùng biển khác nhau quanh Philippines và có một cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông, bắt đầu vào hôm thứ hai vừa qua.
“Bất kỳ ai chẳng cần tinh mắt cũng nhận thấy từ rất lâu rằng phía sau các cuộc tập trận này phản ảnh tinh thần sẽ đưa vấn đề Biển Đông tới đối đầu quân sự và giải quyết bằng vũ lực”, bài bình luận bằng tiếng Tầu cho biết.  
“Qua kiểu giải quyết và can thiệp này, Mỹ sẽ chỉ làm dậy sóng toàn bộ tình hình Biển Đông, gia tăng hỗn loạn và điều đó chắc chắn sẽ có ảnh hưởng to lớn tới hòa bình và ổn định khu vực”.
Cho tới nay, Trung Cộng cũng căng thẳng với Philippines do tranh chấp đối với bãi đá ngầm không người ở mà Philippines gọi là Panatag, trong khi Trung Cộng gọi là Huangyan, cách đảo chính Luzon của Philippines khoảng 124 hải lý.
Về chính sách tái tập trung của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tờ báo quân đội cho biết: “Chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ cho thấy có sự chuyển đổi trong trọng tâm quân sự và không có cơ hội chiến lược nào tốt hơn là các tranh chấp chủ quyền của Trung Cộng với Philippines cùng các nước khác trên Biển Đông”, tờ báo cho biết.
“Ý định của Mỹ là cố gắng lôi kéo thêm nhiều nước hơn vào việc khuấy động tình hình ở Biển Đông. Và ý định này đang được thực hiện triệt để”, tờ báo bình luận.
Tàu ngư chính Trung Cộng đã tới vùng biển tranh chấp với Philippines
– Trung Cộng cho biết tàu “Ngư chính 310” của nước này đã tới vùng biển ngoài khơi đảo Hoàng Nham, nơi Trung Cộng đang có tranh chấp chủ quyền với Philippines trên Biển Đông.

Tàu “Ngư chính 310” đã tới vùng biển tranh chấp với Philippines.
Giới chức ngư nghiệp ầ thông báo tàu Ngư Chính 310 tân tiến nhất của nước này đã tới vùng biển đảo Hoàng Nham (Philippines gọi là bãi đá ngầm Scarborough) trên Biển Đông từ chiều 20/4bắt đầu sứ mệnh bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh trên các vùng lãnh hải.
Tàu Ngư Chính 310 nặng 2.580 tấn, nhổ neo từ thành phố cảng Quảng Châu, miền Nam Trung Cộng, hôm 18/4.
Tuyên bố từ Cục Ngư chính thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Cộng cho biết từ nay, tàu Ngư Chính 310 sẽ tiến hành tuần tra thường xuyên tại các vùng biển ngoài khơi của Hoàng Nham.
Chuyến tuần duyên của tàu “Ngư Chính 310 được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Cộng tiếp tục leo thang sau vụ 2 tàu hải giám Trung Cộng tới ngăn không cho tàu chiến của Philippines bắt giữ các ngư phủ Trung Cộng bị cáo giác đánh bắt trộm trong lãnh hải Philippines hôm 10/4.
Trong tuyên bố ngày 20/4, Philippines tiếp tục tố cáo Trung Cộng leo thang căng thẳng tại Biển Đông bằng cách gửi thêm tàu tuần tiễu thứ ba tới bãi đá ngầm Scarborough, nơi cả hai bên đều nhận chủ quyền.
“Hành động của Trung Cộng làm leo thang căng thẳng và vi phạm thỏa thuận trước đó, vì hai bên đã cam kết không làm phức tạp thêm vụ việc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nhấn mạnh.
Ông Hernandez cảnh báo thêm rằng thế giới đang dõi theo căng thẳng hiện nay giữa hai nước và những gì đang xảy ra chỉ càng làm cho thế giới hiểu rằng Trung Cộng đang tìm mọi cách khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và bất chấp luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, phía Bắc Kinh giải thích việc phái tàu thứ 3 tới vùng biển tranh chấp là nhằm đáp trả quyết định của Manila không chịu rút tàu tuần duyên của họ ra khỏi địa điểm xảy ra đụng độ.
Trước đó, Philippines cho biết sẵn sàng đưa vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế, nhưng Trung Cộng đã lên tiếng phản đối.
Hỏa tiễn liên lục địa Ấn Độ sẵn sàng hoạt động trong vòng 2 năm
- Hỏa tiễn tầm xa mới của Ấn Độ, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới bất kỳ nơi nào tại Trung Cộng, sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới, các nhà phát triển hôm nay cho biết, một ngày sau vụ thử đầu tiên của loại vũ khí tinh vi này.

Hỏa tiễn Agni-V do Ấn Độ chế tạo.
“Chúng tôi sẽ tiến hành thêm 2 vụ thử nghiệm Hỏa tiễn Agni-V, dự tínhkiến mất khoảng một năm rưỡi và sau đó việc sản xuất Hỏa tiễn sẽ bắt đầu. Chúng tôi sẽ bắt đầu chuyển giao cho quân đội”, giám đốc Cơ quan nghiên cứu và thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO), nơi chế tạo Hỏa tiễn Agni-V, ông V.K. Saraswat, nói.
“Một khi quân đội sở hữu chúng, họ sẽ bắt đầu huấn luyện, vì thế thời gian tối đa 2 năm là cần thiết để điều hành Agni-V”, ông Saraswat cho biết thêm.
Ấn Độ ngày 19/4 đã thử thành công Hỏa tiễn Agni-V, có tầm xa 5.000km và có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào tại Trung Cộng hay châu Âu. Vụ thử thành công đã khiến người dân Ấn Độ tự hào về Hỏa tiễn Agni-V.
Với khả năng tấn công toàn Trung Quốc đại lục, Agni-V được xem là đánh dấu một bước tiến quan trọng của lực lượng răn đe hạt nhân Ấn Độ.
Tuy nhiên, ông Saraswat cũng bác bỏ các thông tin cho rằng thành công của Agni-V có nghĩa là Ấn Độ đã đạt được các mục tiêu chiến lược khu vực và vì thế không cần thiết phải phát triển các Hỏa tiễn mạnh hơn, thậm chí tầm xa hơn.
“Các nhu cầu phát triển dựa trên các mối đe doạ hiện nay cũng như sau này”, ông nói. “Vì thế, không có chuyện từ bỏ bất kỳ chương trình nào vì chúng ta sẽ luôn có một mối đe doạ tiềm tàng cần các hệ thống khác nhau”,
Agni là một nhóm Hỏa tiễn mà Ấn Độ phát triển trong khuôn khổ dự án phát triển Hỏa tiễn dẫn đường tích hợp đầy tham vọng của nước này, được bắt đầu năm 1983.
Các hỏa tiễn tầm ngắn Agni-I và II được phát triển để đối phó với Pakistan, trong khi những mẫu sau đó nhằm đối phó với Trung Cộng.

Nga tham gia tập trận với Trung Cộng

Trung Cộng và Nga sáng nay (22/4) khởi động cuộc tập trận hải quân chung kéo dài 6 ngày tại Hoàng Hải, ngoài khơi bờ biển phía đông của Trung Cộng.


Theo thông tấn xã Trung Cộng, đây là cuộc tập trận đầu tiên giữa hải quân hai nước. Cuộc diễn tập sẽ tập trung vào hợp tác phòng không, các chiến thuật chống tàu ngầm và cứu trợ trên biển. Ngoài ra, hải quân hai bên sẽ tập huấn cứu tàu bị cướp và chống khủng bố.
Phía Trung Cộng điều động 16 tàu hải quân và 2 tàu ngầm trong khi Nga đưa 4 tàu chiến tới tham gia.
Tàu đô đốc Varyag của hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã tới căn cứ hải quân ở Thanh Đảo, đông Trung Cộng từ hôm 21/4 để tham gia tập trận. Dưới đây là những hình ảnh của con tàu tuần dương này

 Những nữ phi công xinh đẹp trong Quân đội Trung Cộng


Những nữ phi công lái máy bay chiến đấu này nằm trong số 328 phi công mới được tuyển gần đây và được huấn luyện trong lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng.
Từ năm 1952, Trung Cộng bắt đầu tuyển các nữ phi công vào lực lượng Không quân của đất nước.
Là những phi công lái máy bay chiến đấu, họ không chỉ thực hiện các nhiệm vụ không quân bình thường mà còn phải tham gia các chuyến bay cứu trợ thiên tai, các chuyến bay thử nghiệm theo định hướng nghiên cứu và trồng rừng.
Cũng giống như lực lượng Không quân của các quốc gia khác, những nữ phi công này cũng bay trong buổi lễ diễn hành nhân ngày Quốc khánh Trung Cộng.




Hôm 21/4, Ủy ban Tái thống nhất hòa bình của Bắc Hàn tuyên bố có thể sử dụng lực lượng quân sự để tiếp quản Nam Hàn, và tiêu diệt ban lãnh đạo của quốc gia này.

"Nếu những kẻ hiếu chiến của Nam Hàn chỉ cần có động thái nhỏ, quân đội Bắc Hàn sẽ tiêu diệt lũ chuột và kiểm soát miền nam", một phát ngôn viên của ủy ban nói.

Hãng tin KCNA dẫn lời phát ngôn viên này nói thêm, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sẽ sai lầm nếu cho rằng có thể sống sót được nếu trú trong hầm tránh bom.


Mít tinh lớn phản đối Nam Hàn tại thủ đô Bình Nhưỡng hôm 20/4. (Ảnh: AP)

Trước đó một ngày, Bắc Hàn tổ chức một cuộc mít tinh lớn ở quảng trường Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng và thề "loại bỏ" Tổng thống Nam Hàn Lee Myung-bak.

Hãng KCNA tuyên bố, cuộc mít tinh với sự tham gia của cả quân đội và dân chúng là để thể hiện lời thề "quét sạch bè lũ của Lee Myung-bak, kẻ thù đáng nguyền rủa".

Bình Nhưỡng cáo buộc Tổng thống Lee Myung-Bak chủ mưu thuê những phần tử phản động đến quấy rối lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Ngoài ra, báo chí Nam Hàn còn vẽ hình biếm họa và có những bài viết hủy hoại hình ảnh cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il trong mắt người dân Bắc Hàn.

Trong khi đó, hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn bản tin trên báo chí Nam Hàn cho hay, Bắc Hàn gần như hoàn tất những chuẩn bị để tiến hành một vụ thử hạt nhân.

No comments:

Post a Comment