Monday, October 8, 2012

Bau cu o Hoa ky

Bầu cử ở Hoa Kỳ

Lời nói đầu:
Đây là cuộc nói chuyện giữa Con Cò và một cô gái Mỹ gốc Việt. Cô năm nay 19 tuổi, di cư sang Mỹ năm 2006 theo diện bảo trợ, nhập quốc tịch Mỹ năm ngoái và hiện đang làm việc cho một supermarket.
Những câu hỏi và trả lời được xếp lại thành một bài lấy nhan đề là Vấn Đáp.
Vào đề:
Hỏi:
-Thưa cụ, cụ hơn ông nội của cháu 7 tuổi. Cụ có cho phép cháu xưng hô với cụ như ông, cháu không?
Đáp:
Tôi rất vui lòng. Cháu cứ tự nhiên.
Hỏi:
-Cháu là LTH, sang Mỹ năm 2006, lúc vừa học hết lớp 8 tại Việt nam. Năm nay là lần đầu tiên cháu được đi bầu. Tuy học 4 năm trung học tại Mỹ nhưng chỉ được dạy đại cương về luật bầu cử nên cháu muốn nhờ ông chỉ bảo thêm một vài điều. Trước hết xin ông nói rõ về 3 nhóm Radical Republics, Radical Democrates và Moderates.
Đáp:
-Tôi không muốn dùng từ Radical mà muốn dùng từ Conservative cho Công Hòa (CH) và từ Liberal cho Dân Chủ (DC). Những người thuộc 2 nhóm này cộng lại khoảng 70% tổng số cử tri. Họ luôn luôn bầu cho đảng của họ để protect quyền lợi riêng của họ. Không nên bình luận về thái độ bầu cử của họ. Thái độ ấy rất chính đáng và hợp với tinh thần dân chủ của nước Mỹ.
Những người moderates phần đông thuộc giai cấp trung lưu. Bầu cho đảng nào cũng không ảnh hưởng tới quyền lợi riêng của họ nên họ bầu theo sách lược và tài năng của ứng cử viên.
Hỏi:
-Ai trong 2 ứng cử viên đáng được bầu và tại sao?
Đáp:
-Tôi không muốn trả lời câu hỏi này vì sợ bị hiểu lầm là đang cổ động cho một trong hai đảng.
Hỏi:
-Theo ý riêng của ông thì sao? Chỉ là ý kiến riêng thôi, không ảnh hưởng tới ai cả.
Đáp:
-Tôi thuộc giai cấp trung lưu nên sẽ bầu cho người mà tôi cho là sáng gía hơn. Những điều tôi sắp nói dưới đây không phải là ý riêng của tôi mà là những chi tiết đã được mổ xẻ tỉ mỉ trên báo chí và truyền hình:
Ông Romney có nhiều khuyết điểm: đời tư không sáng (năm 18 tuổi đè một tên gay ra gọt đầu, năm 22 tuổi cột một con chó trên mui xe van chạy đường trường với tốc độ 65 miles/giờ), nói năng lươn lẹo (flip flop), ngoại giao kém cỏi (polls cho thấy đang thua đối thủ 12 điểm về ngoại giao), plan về economy và unemployment không có chi tiết đáng tin. Ông còn có tật phát ngôn bừa bãi. Ông nói: “47% American people who did not pay taxes have voted for Obama. I don’t care for them, they have to be responsible for their life”. Ông gà mờ đến độ không biết qúa nửa của 47% ấy là những người trước kia đã đóng thúê, nay về hưu, income không đủ để đóng thuế. Một cử tri có thể nói bừa bãi như vậy nhưng một ứng cử viên thì tuyệt đối không nên, nhất là ứng cử viên tổng thống. Tổng thống phải care for everybody chứ không care riêng cho những người bầu cho mình. Chỉ cần so sánh câu đó với câu của ông Obama nói về cùng một đề mục cũng đủ thấy độ chênh lệch qúa xa giữa 2 người. Sau khi thắng ông John .McCain năm 2008, ông Obama nói: “ 47% of american people did not vote for me but I am the president of everybody”.
Ông Obama có đời tư trong sạch, làm TT đã 4 năm nên có nhiều kinh nghiệm hơn, đối ngoại “not bad” và được bà Hilary Clinton giúp sức nên đã có nhiều thành công về mặt ngoại giao. Ông còn là người giết được Bin Laden. Tuy chưa làm được gì đáng kể cho nền kinh tế nhưng thời gian 3 năm rưỡi chỉ vừa đủ cho ông chận đứng những suy thoái kinh tế của 8 năm cũ chứ chưa đủ để phát triển kinh tế
(tôi đồng ý với ông B. Clinton: “let’s give this guy a little bit more time”). Ông tiêu qúa nhiều tiền làm cho deficit qúa cao nhưng phần lớn tiền đó đã dùng để tu bổ cầu cống, đường xá, công thự mà sớm hay muộn nước Mỹ cũng phài làm.
Vậy nên tôi sẽ bầu cho ông Obama.
Hỏi:
-Ông nghĩ cháu nên bầu cho ai?
Đáp:
-Bầu cho người mà cháu thấy thích hợp với quyền lợi cá nhân của cháu.
Hỏi:
-Income của bố dượng cháu vào khoảng 400 ngàn dollars mỗi năm nên ông luôn luôn bầu cho đảng Cộng Hòa bất kể tài năng của ứng cử viên. Vậy có đi ngược với đường lối của nước Mỹ hay không?
Đáp:
-Cháu đừng nghĩ như vậy. Có nhiều việc mình chỉ làm cho đời mình, không lý tới quốc gia mà vẫn góp phần tích cực vào việc phát triển quốc gia. Bầu cử là một thí dụ cụ thể. Người Mỹ thường bầu cho ai protect được quyền lợi của cá nhân họ. Không có gì sai trái trong thái độ ấy. Là conservative thì cứ bầu cho Cộng Hòa. Là Liberal thì cứ bầu cho Dân Chủ. Hai nhóm này luôn luôn giữ cho thế lực của hai đảng cân bằng nhau dù không bao giờ đóng vai trò quyết định trong bầu cử (vai trò quyết định là của nhóm swing voters, sẽ nói dưới đậy). Đó là nòng cốt của nền dân chủ Mỹ.
Kết qủa bầu cử được quyết định bởi những swing voters ( những người thuộc nhóm moderates), tuy họ chỉ là thiểu số, khoảng 30% tổng số cử tri. Họ thuộc cà hai đảng hoặc không thuộc đảng nào. Income của họ vừa đủ dùng, không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế má của bất cứ đảng nào nên họ không bầu theo lợi ích cá nhân mà dựa trên sách lược cùng tài năng của ứng cử viên (như tôi đã nói sơ qua ở trên).
Thái độ căn bản của swing voters là: Giữa 2 người good, chọn the better. Giữa 1 người good và 1 người bad, chọn the good. Giữa 2 người bad, avoid the worst. Cho nên người đắc cử luôn luôn là người giỏi hơn giữa 2 ứng cử viên và nước Mỹ vẫn
luôn luôn là siêu cường số 1 cũa thế giới. Chưa có một dấu hiệu nào cho thấy nước Mỹ cần thay đổi hệ thống bầu cử. Vẫn lấy tự do làm nền tảng cốt yếu cho bầu cử. Tuy là thiểu số nhưng khi họ nghiêng về phía nào là phía đó thắng. Quyết định của họ ít khi sai mà nếu sai thì sẽ còn quốc hội và giới truyền thông đứng sau lưng để kiềm chế TT. Đừng coi thường giới truyền thông của nước Mỹ, họ là những người hiểu biết rộng rãi và vô tư. Họ được mệnh danh là lực lượng thứ tư của nước Mỹ (sau hành pháp, lập pháp và tư pháp) và không mislead quần chúng Mỹ.
Hỏi:
-Có nhiều emails chửi thậm tệ ứng cử viên này hoặc ứng cử viên kia. Dữ kiện mà họ nêu ra rất lạ tai làm cháu hoang mang. Ông có ý kiến gì về những emails này?
Đáp:
-Tự do ngôn luận của Mỹ rất phóng khoáng, muốn chửi ứng cử viên nào trong dịp bầu cử cũng được. Vấn đề là chửi vô bằng chứng thì không ai nghe.
Hỏi:
-Sao kỳ vậy? Cháu nghe nói chửi vô bằng chứng là bị kiện, có khi phải bồi thường cả triệu dollars. Họ không sợ bị kiện sao?
Đáp:
-Nước Mỹ có một truyền thống mà không nước Á châu nào có: Người của pubic (ai ra ứng cử để được dân bầu đều là người của public) thì phải chịu cho public tự do phê phán mà không cần bằng chứng. Chửi tư nhân vô bằng chứng mới bị thua kiện.
Hỏi:
-Ông nghĩ sao về negative campain?
Đáp:
-Mục này thì tôi không ưa. Nó càng ngày càng tệ trong 30 năm nay bởi vì cả hai đảng đều thấy nó có hiệu qủa. Nâng cao mình lên bằng cách hạ thấp đối phương xuống là một thái độ tồi tệ. Năm 1992, Bill Clinton nhờ câu: “ Nếu dân muốn có nhiều jobs thì chỉ cần lay-off một người duy nhất: G.W. Bush” mà thắng Bush bố. G.W. Bush con nhờ negative campain mà thắng sát nút Al Gore (mặc dầu kém 500 ngàn phiếu) năm 2000 và quật ngã J. Kerry năm 2004. Obama cũng nhờ negative
campain mà thắng John McCain gần như land slide năm 2008 (nếu không nhờ negative campain thì có lẽ chỉ thắng sát nút). Không biết đến bao giờ nước Mỹ đáng kính này mới thoát được nạn negative campain!
Hỏi:
-Ông nhận xét thế nào về T.T. Bill Clinton và T.T. G W Bush?
Đáp:
-Tôi thuộc nhóm Dân Chủ ôn hòa nên rất khó nói vừa lòng cả 3 nhóm, chỉ nói vài điều hiển nhiên thôi:
B. Clinton là người đa tài (có poll rate ông thông minh nhất lịch sử Mỹ). Chỉ cần xét rằng, sau khi về hưu, suốt trong 12 năm, mỗi năm kiếm 15 triệu dollars bằng cách diễn thuyết tại các trường đại học khắp thế giới (kể cả Trung Cộng, nước thù nghịch và keo kiệt nhất) cũng đủ thấy ông thông minh cỡ nào rồi. Trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, không có nguyên thủ quốc gia nào làm được như vậy. Ông còn có hai ưu điểm biết người biết ta, biết đường lui tới. Khi bị buộc tội rồi bị suy thoái tâm thần vì vụ Monica, nghe lãnh tụ Nam Phi Mandela đã nhủ câu: “ Vĩ nhân không phải là người không bao giờ ngã mà là người vùng dậy được sau khi ngã ” thì ông tỉnh ngộ, không là một tổng thống ù lỳ nữa mà tiếp tục lèo lái quốc gia đến thắng lợi về cả kinh tế lẫn đối ngoại. Ấy là chưa kể đến việc quật ngã 2 đối thủ gộc của Cộng Hòa là Newt Gringrich và người kế vị chức phát nhôn viên quốc hội của ông ta, cũng vì tội ve gái.
G. W. Bush là một người đứng đắn, dễ thương nhưng thiếu thông minh. Ông nghe lời Chenney (người được coi là the most powerfull vice president của lịch sử Hoa Kỳ) đánh Iraq làm cho nước Mỹ, trong 5 năm, không còn được thế giới tin cậy hoặc kiêng nể nữa và Al Qaeda, trước đó không có cơ sở tại Iraq (không phải Sadam Hussein ghét Al Qaeda mà hắn chỉ sợ Mỹ mượn cơ hội tấn công mình), nay dùng Iraq làm sào huyệt. Nếu cứ thỉnh thoảng dội bom hoặc “no flight zone” như Clinton đã làm thì mọi việc đã khác hẳn. Về kinh tế trì trệ thì không nên hoàn toàn quy trách cho ông Buss vì nó liên hệ đến nhiều yếu tố khác, như kinh tế Âu châu chẳng hạn.
Hỏi:
-Ông nghĩ sao về đa số người Mỹ gốc Việt theo đảng Cộng Hòa. Nhiều người gởi emails mạt sát đảng Dân Chủ và chửi người bầu cho ông Obama là ngu xuẩn.
Đáp:
-Điều này khó nói lắm. Trước hết, tôi không nghĩ đến đa số như cháu vừa nói. Nhiều người Việt rất thận trọng. Họ tuyệt đối im lặng nên không biết rõ họ nghĩ gì. Nhiều người khác, dù không ở giai cấp thượng lưu và trung lưu, cũng cổ động cho đảng Cộng Hòa vì tưởng rằng chỉ đảng Cộng Hòa mới chống Cộng. Họ quên rằng chính T.T. Cộng Hòa Nixon đã ký hiệp định Paris bán đứng VNCH và T.T kế vị Ford, nghe theo Kissinger, đã cắt viện trợ quân sự để VNCH chết sớm. Tôi không ngu đến độ chê họ ngu mà thông cảm nỗi đau của họ nên không phàn nàn mấy về chuyện lầm lẫn ấy. Cổ động cho Cộng Hòa là quyền tự do chính đáng của họ. Nghĩ rằng đảng Dân Chủ không chống cộng cũng là quyền tự do tư tưởng của họ. Chỉ có điều này là đáng phàn nàn: Là công dân Mỹ mà, trong mùa bầu cử 2012, không bầu cho hiện tại của nước Mỹ, ngược lại, bầu cho qúa khứ 37 năm trước của VNCH! (nghĩa là bầu cho đảng mà mình tưởng là chống Việt Cộng nhiều hơn trong thập niên 60 và 70). Nếu dân Mỹ biết việc này (nhiều người đã biết), họ sẽ nghĩ sao về bổn phận công dân của người Mỹ gốc Việt?
Hỏi:
-Theo ông, người Mỹ gốc Việt nên bầu cho đảng nào?
Đáp:
-Tôi không muốn trả lời câu hỏi này.
Nếu thuộc giai cấp thượng lưu hay low class, thì cứ bầu như người Mỹ thường làm nghĩa là bầu cho quyền lợi của mình. Rất tự do. Rất hợp lý. Rất chính đáng.
Nếu thuộc nhóm swing voters thì cứ xét plan của 2 phe, nghe 3 cuộc debates của ứng cử viên tổng thống. Cuộc debate của ứng cử viên phó tổng thống không quan trọng lắm vì người ta bầu tổng thống chứ không bầu phó tổng thống.
Hỏi:
Ông đoán ai sẽ thắng trong ngày 6-11 năm nay.
Đáp:
-Không thể nói chắc chắn ai sẽ thắng nhưng theo những polls vừa ra thì có thể đoán rằng ông Obama sẽ thắng. Polls sẽ còn thay đổi tùy theo diễn tiến của sự việc, tùy theo đối đáp của 2 ứng cử viên trong 3 cuộc debates và tùy theo từ nay đến ngày 6-11, có ứng cử viên nào làm big mistakes hay không (tỷ dụ như câu 47% của ông Romney). Hiện nay polls càng ngày càng bất lợi cho ông Romney. Về tài hùng biện, Romney cũng thua Obama nên càng thất thế. Nhưng nạn “ngựa về ngược” đôi khi vẫn xảy ra.
Những chuyên gia về bầu cử thì xét kết qủa theo tiểu bang.
Họ chia 50 tiểu bang thành 3 nhóm:
Nhóm tiểu bang Cộng Hòa như Texas, Alabama, Louisiana, South Carolina, Kentucky, Indiana…Những tiểu bang này luôn luôn bầu cho ứng cử viên Cộng Hòa, không bao giờ bầu cho ứng cử viên Dân Chủ.
Nhóm tiểu bang Dân Chủ như California, Oregan, Washington, New York, New England…Những tiểu bang này luôn luôn bầu cho ứng cử viên Dân Chủ, không bao giờ bầu cho ứng cử viên Cộng Hòa.
Nhóm swing states (khoảng 10 tiểu bang) như Ohio, Pensylvania, Virginia, North Carolina, Florida….Những tiểu bang này bầu cho ứng cử viên nào có tài ba và có good plan, bất luận là DC hay CH.
Năm nay, họ nói rằng 3 swing states Ohio, Florida và Virginia là 3 tiểu bang quan trọng nhất. Ông Romney bắt buộc phải thắng cả 2 tiểu bang Ohio và Florida mới mong thắng cử, nghĩa là nếu thắng tất cả các tiểu bang Cộng Hòa nhưng thua ở Ohio hoặc ở Florida thì vẫn chưa đủ 270 cử tri đoàn (electoral votes) để thắng cử. Trong khi ông Obama chỉ cần thắng những tiểu bang Dân Chủ cộng thêm 1 trong 2 tiểu bang Ohio hoặc Florida là thắng cử. Theo nhận xét của họ, từ 30 năm nay, không ứng cử viên nào đắc cử mà không thắng Ohio.
Hiện nay ông Romney đang thua ông Obama 12 điểm ở Ohio, 6 điểm ở Florida và 5 điểm ở Virginia. Vậy nếu ông Romney không xoay ngược được tình thế trong 35 ngày nữa thì sẽ có triển vọng thua nặng nề vào ngày 6-11-12.
Hỏi:
-Cháu rất excited được đi bầu lần đầu tiên nên năm nay chắc chắn sẽ đi bầu. Cháu có một cô bạn thuộc đảng Cộng Hòa; nếu tới ngày 6-11 mà polls cho biết ông
Romney thua qúa xa, thì cô ta (hơi lười) sẽ không thèm đi bầu nữa. Cháu có nên thuyết phục cô ấy cứ đi bầu hay không?
Đáp:
-Câu hỏi này rất hay. Không những bầu là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn là bổn phận của người công dân cho nên dù biết chắc người mình muốn bầu sẽ thua mình cũng nên đi bầu. Những kỳ bầu cử tới, dù không excited như lần đầu tiên, cháu cũng vẫn phải đi bầu. Nếu ai cũng nghĩ như cô bạn của cháu thì việc bầu cử của Mỹ sẽ rối loạn vì người underdog sẽ có thể thắng. Còn nữa, tổng thống đắc cử cũng cần biết có bao nhiêu phần trăm (%) dân không bầu cho mình để dễ lãnh đạo quần chúng.
Còn một điều, tuy cháu không hỏi nhưng cũng nên cho cháu biết. Đa số cử tri Cộng Hòa rất kỷ luật, họ rất xiêng đi bầu. Ngược lại, nhiều cử tri Dân Chủ hơi lười, hễ thời tiết xấu là nằm lì ở nhà, làm cho ứng cử viên của họ thất cử oan uổng (trong trường hợp chênh lệch sát nút). Vậy cháu nhớ khuyên cô bạn đi bầu. Cháu cũng vậy, phải sốt sắng đi bầu trong mọi cuộc bầu cử sau này.
Hỏi:
Cô bạn của cháu kể trên, hiện đang cổ động volunteer cho đảng Cộng Hòa, thường công kích nặng nề những ứng cử viên Dân Chủ và những cử tri của đảng này. Thái độ đó có thích đáng (appropriate) hay không?
Đáp:
Cổ động cho một đảng, dù có thù lao hay chỉ là volunteer, đều là một công việc thích đáng. Công kích nặng nề ứng cử viên của đảng đối lập (trong tư thế cổ động viên của mình) cũng vẫn thích đáng. Nhưng công kích cử tri của đảng đối lập thì không thích đáng mà là xâm phạm tự do ngôn luận của người khác.
Hỏi:
Nhiều khi hai người rất thân thiết với nhau (bạn bè, anh em, cha con..) mà bầu cho 2 đảng khác nhau. Việc này có ảnh hưởng tới tình cảm của họ sau này hay không?
Đáp:
Tuyệt đối không. Hai người thân nhau mà khác tôn giáo còn đôi khi có trở ngại (nói lỡ lời là có thể gây hận cho nhau) nhưng khác chính kiến thì không hề gây trở
ngại về tình cảm. Bạn bè, anh em, cha con cũng có thể có income khác biệt cần protect nên sẽ bầu cho 2 đảng khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy tình cảm của họ vẫn nguyên vẹn sau cuộc bầu cử, bất kể kết qủa bầu cử lợi cho phía nào. Vợ chồng thì hơi khác: có chung một income (income của 2 người cộng lại) nên thường bầu cho cùng một đảng, trừ trường hợp income thấp. Khi income thấp thì họ lọt vào nhóm swing voters (income không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế má của 2 đảng) và sẽ bầu theo suy xét riêng của mỗi người về sách lược và tài năng của ứng cử viên; cho nên vợ có thể bầu cho đảng này còn chồng thì bầu cho đảng kia. Nhưng kinh nghiệm cũng cho thấy, đôi khi cãi vã nhau kịch liệt nhưng không hề vì thế mà giận nhau.
Hỏi:
Bầu cử có liên hệ gì với kỳ thị chủng tộc hay không?
Đáp:
Có liên hệ với chủng tộc nhưng không liên hệ với kỳ thị. Đảng Cộng Hòa nghiêng về dân da trắng (dân đa số). Đảng Dân Chủ nghiêng về dân da màu (dân thiểu số). Chỉ nghiêng vềphía đa số để kiếm nhiều phiếu hoặc nghiêng về phía thiểu số để gỡ gạc một ít phiếu (vì đa số đã bị đảng kia hứng mất rồi), chứ không phải bỏ rơi da màu hoặc da trắng. Bất cứ ứng cử viên nào lỡ mồm nói một lời kỳ thị chủng tộc đều có triển vọng rớt đài. Một thí dụ điển hình: năm 2006, ông Allen (incumbent US senator of Virginia), thuộc đảng CH và đã có 2 nhiệm kỳ thống đốc và một nhiệm kỳ senator của Virginia, chỉ lỡ miệng dùng từ macaca đểgọi anh vác máy quay phim người Ấn Độ mà thua sát nút ông J. Web của đảng Dân Chủ. (macaca là một tiếng lóng, không có trong tự điển thường, chỉ có trong tự điển của tiếng lóng và có nghĩa là đồ con khỉ, giống như người Việt mình thường dùng từ Tôn Ngộ Không).
Hỏi:
-Đây là câu hỏi chót. Đầu năm nay, nhân mùa bầu cử, một nhóm người của đài TV Việt Nam SBTN, do nhạc sĩ Trúc Hồ lãnh đạo, lấy được 150 ngàn chữ ký của người Việt, đòi chính phủ Hoa Kỳ dùng áp lực kinh tế để buộc VC phải thả một nhạc sĩ bị giam cầm vì làm 2 bài hát bảo vệ dân quyền. T.T. Obama mời đại diện của 50 tiểu bang (trong nhóm này) vào tòa Bạch Ốc để cứu xét thỉnh nguyện nhưng
kết qủa không được như ý muốn nên họ thất vọng. Ông có ý kiến gì về việc này không?
Đáp:
-Đây là vấn đề tế nhị nhất. Trả lời loạng quạng là bị đồng hương đập bằng búa tạ. Có nhiều yếu tố bất lợi:
Yếu tố thứ nhất: T.T. Obama không đích thân ra gặp các đại diện mà để bà Clinton, bộ trưởng ngoại giao, thay mặt (lấy lý do đang bận tiếp một chính khách ngoại quốc quan trọng). Lý do này không vững lắm. Phái đoàn Việt có nhiều thì giờ, có thể chờ T.T vài ba giờ cũng không sao. Tuy bà Clinton là ngoại trưởng có uy thế nhưng gặp đại diện của một khối công dân khổng lồ như vậy thì T.T mới xứng, nhất là trong mùa bầu cử. Tại sao ông Obama lại không đích thân ra gặp? Sẽ nói sau, cùng một lượt với các yếu tố khàc.
Yếu tố thứ hai: 150 ngàn người Việt trong khối này bất mãn với ông Obama sau khi chờ nhiều tháng mà không thấy kết qủa cụ thể nào. Mấy người trong nhóm lãnh đạo đe dọa rằng nếu chính phủ không giài quyết thỏa đáng thì sẽ đem cà 150 ngàn phiếu cho đảng Cộng Hòa. Cũng sẽ bàn sau.
Yếu tố thứ ba: Chừng một tháng sau, có một công dân Mỹ (người da trắng) nói công khai trong một restaurant đại khái rằng: Người Việt gởi cả chục tỷ dollars về nuôi VC hàng năm mà lại ép chính phủ Mỹ dùng áp lực kinh tế với VC; không thấy chướng tai sao?
Tôi thu thập ý kiến từ nhiều nơi để giải thích như sau:
1/ Từ 30 năm nay, VC bắt hàng ngàn trí thức gồm bác sĩ, luật gia, văn sĩ, nhân sĩ (điển hình là bác sĩ Nguyễn Đan Quế) nhốt hàng chục năm chỉ vì họ diễn đạt tư tưởng trên thư luân lưu hoặc trên internet. Thế mà dân Mỹ gốc Việt không thu thập nổi 1 ngàn chữ ký để cứu họ. Nay chỉ vì một anh nhạc sĩ tài tử mà gom góp tới 150 ngàn chữ ký. Cân nhắc nặng nhẹ không tương xứng. Phản kháng không hợp thời. Tuy trong tờ phản kháng có nhắc tới những người bị bắt giữ bất hợp pháp lúc trước nhưng chỉ là tiện thể. Tiện thể khác với chính thức xa lắm.
2/ Những người lãnh tụ của nhóm chưa từng có kinh nghiệm chính trị, không có khả năng tranh luận pháp lý và không được những chính khách tên tuổi đứng sau lưng hỗ trợ cho nên chỉ xử dụng được đài truyền hình mà mình có cổ
phần chứ không có sách lược ở tầm mức quốc gia. Những cựu chính khách đáng kính của VNCH như cựu bộ trưởng, cựu nghị sĩ, cựu dân biểu, cựu thẩm phán, cựu luật sư còn sống khá nhiều trong nước Mỹ, các cựu hội đoàn như hội văn bút, luật sư đoàn, y sĩ đoàn vẫn còn nhiều thành viên trong nước Mỹ. Sao không tham khảo họ?
3/ Những người đặt bút ký vào thỉnh nguyện thư, vì qúa hăng say, đã không đọc kỹ bản văn nhất là lý do phản kháng ( sẽ nói rõ hơn dưới đây).
4/ Lời lẽ trong bản văn thiếu khiêm nhượng và lý lẽ không đủ mạnh. Là công dân Mỹ, mình có quyền đòi chính phủ Mỹ phải làm áp lực kinh tế với VC nếu chính mình bị chà đạp khi viếng quê cũ, không có quyền đòi chánh phủ Mỹ phải làm áp lực kinh tế với VC để bảo vệ công dân của nước cũ của mình.
Mình có quyền khuyến cáo chính phủ Mỹ, với danh nghĩa lãnh đạo nhân quyền thế giới, nên can thiệp trong khả năng của nước Mỹ và phù hợp với interest của nước Mỹ. Cái gọi làáp lực kinh tế cũng phải có chừng mực. Chính phủ sẽ khó làm áp lực nếu áp lực ấy phương hại tới bang giao kinh tế của 2 nước hoặc phương hại tới thương mại của nước Mỹ. Dẫu muốn làm, chính phủ cũng còn e ngại phản ứng của quốc hội và ý muốn của người dân (bằng chứng là một người Mỹ đã lên tiếng trong restaurant như vừa nói ở đoạn yếu tố thứ 3 ).
5/Trong thời gian mà phái đoàn Mỹ gốc Việt đệ trình thỉnh nguyện thư, chính phủ Mỹ đang bận tâm lo chặn Trung Cộng bành trướng bá quyền tại các quần đảo nhỏ ở biển Đông. Mỹ cũng đang bành trướng thế lực tại Thái Bình Dương. Việt Cộng đóng vai trò rất quan trọng trong 2 sách lược ấy nên Mỹ, không những chưa muốn dùng áp lực kinh tế cho vụ vi phạm nhân quyền, mà còn giúp chúng tăng cường lực lượng Hải quân. Kỹ thuật enemy of my enemy is my friend vẫn còn hiệu qủa chính trị đáng kể. Đây cũng là một lý do tại sao Obama không đích thân ra gặp phái đoàn mà chỉ để bà Hilary ra hứa xuông cho tạm êm chuyện. Kết qủa là: 150 ngàn người Mỹ gốc Việt đã dùng búa tạ để đập ruồi và con ruồi VC đã dễ dàng trốn thoát êm ru. Nếu dùng 150 ngàn chữ ký cách đây 15 năm (lúc VC bắt đầu nhốt cả ngàn chính trị phạm) thì hiệu qủa đã to lớn hơn nhiều và anh nhạc sĩ trẻ Việt Khang có thể đã không bị bắt (như vừa rồi).
6/ Đe dọa sẽ đem cả 150 ngàn cử tri sang đảng Cộng Hòa. Vừa ấu trĩ vừa phi pháp! Ấu trĩ vì những người ký vào danh sách đó không phải là tay sai của ban tổ chức để họ muốn đem đi đâu thì đem. Phi pháp vì đây là một hành vi black-mail. Tất cả hành pháp, lập pháp, tư pháp, truyền thông và dân chúng Mỹ đều ghét black-mail.
7/ Hàng năm, người Mỹ gốc Việt gởi cả chục tỷ dollars về Việt Nam (nói là gởi cho thân nhân nhưng kỳ thực VC đã thu được một số ngoại tệ khổng lồ). Một số người khác đem cà chục triệu dollars về đó kinh doanh. Vô tình giúp kinh tế cho VC to lớn và triền miên như vậy thì lấy tư thế gì để đòi chính phủ Mỹ phải dùng áp lực kinh tế với VC?
Hỏi:
-Bây giờ thì cháu đã biết mình sẽ bầu cho ai rồi. Ông có muốn biết cháu vừa quyết định bầu cho ai không?
Đáp;
-Không cần thiết. Cũng không nên. Chúc cháu enjoy voting.
Kết thúc:
-Cháu cảm ơn ông. Kính chào ông.
-Chào cháu.
Ngày 28-9-2012
Con Cò(bác sĩ Nguyễn Văn Bảo)




No comments:

Post a Comment