Một người đàn bà Việt
Bà ngồi bên cửa sổ. Nhà có rất nhiều cửa sổ. Nhưng bà luôn ngồi bên cửa sổ ấy, trong phòng bếp, trên một chiếc ghế cao. Và khi tôi lại gần, bà ghé vào tai tôi, thì thầm “hướng ấy, là Việt Nam”
Nhà là một căn nhà ba phòng ngủ, một phòng khách thông với phòng ăn rộng, và một phòng bếp bé xíu chỉ đủ để bếp, tủ lạnh, tủ đá, và chiếc bàn dài, cao, đóng dọc theo tường, ngay dưới cửa sổ. Bà thường ngồi dưới cửa sổ ấy, bên chiếc bàn cao và dài như bàn ở câu lạc bộ, nhìn qua kính, về một hướng, “hướng ấy, là Việt Nam”
Nhà nằm trong một khu dân lao động, những tòa nhà giống hệt nhau, được xây sau chiến tranh, để xếp những con người có hoàn cảnh như nhau, vào những ô giống như nhau. Những con người không bao giờ khóc. Những con người mà trong mỗi người là hàng ngàn hàng vạn câu chuyện
Nhà nằm ở bến gần cuối của một đường tầu dài, vắt chéo qua trung tâm Paris. Nhà tất nhiên không nằm trong trung tâm Paris. Gần cuối của một đường tầu, có nghĩa là đã ra khỏi trung tâm, rất xa. Nhà cách ga chính hai mươi tám phút trên tầu, và mười phút đi bộ. Nhà bị sơn xanh sơn đỏ những hình vẽ và dòng chữ gratiffi. Dưới sân nhà luôn có vài ba nhóm thanh niên da mầu và da không mầu, mặc quần tụt và không mặc quần tụt, nói với nhau bằng những giọng ê a và dùng cả vòm miệng để phát âm, đám thanh niên tụ tập để không làm gì cả. Đấy là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của những con người không bao giờ khóc. Thế hệ thứ hai không còn bị gọi là “nhập cư” nữa. Không bị gọi, trừ khi tự họ gọi, dù không thành tiếng, nhưng vẫn tự biết rằng, mình chẳng hẳn hoàn toàn thuộc về nơi này
Bà đã rất cao tuổi rồi. Đến một thời điểm của cuộc đời, người ta sẽ không đếm tuổi bằng những mùa thu hoặc mùa xuân. Không đếm bằng mùa đông hoặc mùa hạ. Họ lần giở năm tháng bằng những câu chuyện. Khi những câu chuyện càng gần về tuổi trẻ, nghĩa là cuộc đời càng gần về ga cuối. Bà kể với tôi về thời thanh niên của bà
Chúng tôi thường họp nhau ở nhà bà vào mỗi giờ ăn trưa thứ bảy. Họp vào giờ ăn trưa, nghĩa là họp không có giờ. Mỗi thứ bảy tôi lại đến vào một giờ khác nhau, dù thứ bảy nào cũng ra khỏi nhà vào cùng một giờ. Mỗi thứ bảy đoàn tàu lại đi một cách khác nhau xuyên qua thành phố, dù đường rầy thì vẫn vậy. Tôi ở ngoại ô, phía tây bắc. Bà ở ngoại ô, phía đông bắc. Không có đoàn tầu nối đông bắc và tây bắc. Tưởng như chỉ một cái với tay là tôi đến được nhà bà, nhưng tuần nào cũng vậy, mất hai tiếng mười ba phút để tôi đến được với bà, trên một tầng tôi không thể nhớ nổi nữa, của một khu căn hộ ngoại ô, những căn nhà xám xịt buồn tẻ, tường nham nhở những mảnh vẽ gratiffi. Tất cả các tầng đều giống nhau. Tất cả các cửa đều giống nhau. Không thể nhớ được bà ở tầng nào. Chỉ biết từ khi bước qua cổng, tôi đếm chậm rãi từ một đến chín mươi bảy, là chắc chắn đang ở trước cửa căn nhà của bà. Từ một đến chín bảy. Tuần nào tôi cũng đếm như thế, với một tốc độ bằng nhau, không được đếm nhanh hơn hoặc chậm hơn, nếu không, tôi sẽ không ấn đúng cái chuông cần ấn. Mỗi tuần tôi đếm đến chín mươi bảy. Và đếm thêm ba lần nữa, một, hai, ba, bà sẽ mở cửa, mỉm cười “vào đây con”
Đấy là một mối quan hệ phức tạp. Mối quan hệ không rắc rối nhưng rất dài dòng. Kết luận ngắn gọn lại thì chúng tôi cùng là người Việt Nam, một ngày có thể đã rất lâu trong quá khứ, hoặc rất gần với hiện tại, bỗng dưng rơi xuống một vùng ngoại ô Paris. Và bà đón tiếp tôi mỗi tuần, bằng nụ cười và cái ôm của một người “vào đây con”
Khi mọi người đã tập trung đầy đủ thì tất cả sẽ quây quần lại bên chiếc bàn ăn tròn và to. Bà, chậm rãi, bê từng thứ một, từng món một, cho chúng tôi. Không ai được động tay vào việc gì. Bà bảo đây là nhà bà. Bà bảo bà hẵng còn khỏe chán. Bà sẽ tự tay dọn đồ ra, chúng tôi chỉ được làm duy nhất một việc, ấy là ngồi ăn. Bà khi ấy sẽ ngồi lại trên chiếc bàn dài, giống như là bàn ở câu lạc bộ, tự rót cho bà một ly trà, trà lấy từ túi có ghi chú thích “của cô Hương biếu khi từ Việt nam sang, năm 1999”. Bà chậm rãi nhấp nháp, nhìn chúng tôi ăn uống nói chuyện, tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Tiếng Pháp lẫn âm Việt. Tiếng Việt lẫn âm Pháp. Bà sẽ bảo những người con của mình rằng chúng nó chẳng còn biết gì nữa rồi. Không biết Kinh kệ, không biết truyện Kiều. Đến tiếng Việt nói còn chẳng đủ âm nữa. Bà sẽ chép miệng bảo chúng nó thành ông Tây bà Đầm hết cả rồi. Những ông Tây bà Đầm nghe hiểu hết nhưng cũng chỉ cười “oui, Mẹ”
Vào một ngày thứ bảy đã gần trôi đi hết, trời lại ảm đạm và xám xịt, chúng tôi ăn xong và uống ly nước chè lấy từ một túi đặc biệt, chỉ thứ bảy bà mới mở ra pha, “của cô Hương biếu khi từ Việt nam sang, năm 1999”. Bà sẽ đọc một câu ca dao cũ. Hoặc ngâm một bài thơ của ngày xưa. Rồi bà cười móm mém và lấy một miếng trầu khô, lại bên cửa sổ ngồi, thầm thì vào tai tôi “hướng ấy, Việt Nam”
Chồng bà là một người đàn ông lai Pháp. Có những thứ con người ta không thể chọn lựa trên đời. Một trong những thứ ấy là trở thành con lai. Một trong những thứ ấy nữa là thời điểm để trở thành con lai. Vào một ngày hòa bình trời đẹp và trong, con lai đi trên đường sẽ có người lại gần ngưỡng mộ vẻ đẹp giao hòa ấy. Vào một ngày trời gắt và bất ổn giữa cuộc chiến, con lai đi phía bên nào chiến tuyến cũng đầy bất trắc và hiểm nguy.Bà miên man ngược dòng về những ngày đạn lạc. Người chồng con lai bấp bênh đứng giữa hai làn đường. Sáu người con nhỏ theo bà lang thang hết vùng này đến đất kia, từ Bắc vào Nam, không nơi đâu có thể dừng chân quá vài ba tháng. Cho đến một ngày buộc phải chọn lựa một con đường. Gia đình bà lên máy bay. Và đến một tỉnh nhỏ sâu hút giữa miền trung nước Pháp, trước khi chuyển về căn nhà mầu xám ở ngoại ô Paris này, sống cùng những con người không bao giờ khóc
Tôi những tưởng dân Pháp họ bị điên. Ngày đầu tiên đứng giữa một ga tầu điện ngầm, thấy người qua lại ai cũng vội vàng tất tả. Dù đi về phía bên này hay bên kia, phía xuôi hay phía ngược, ai cũng cầm túi, và chạy. Chạy. Tôi những tưởng ga ấy bị đặt bom. Hay mới có một vụ cướp bóc. Ai cũng chạy. Chỉ mình tôi đứng đấy. Ngơ ngác. Bối rối. Tàu chạy im lìm. Người chạy ngược xuôi. Đến một ngày chính bản thân tôi cũng chạy. Ây là lúc đánh dấu thời điểm tôi đã quen với cuộc sống này, đất nước này. Tôi đã làm quen như thế, trong lúc chạy
Bà cứ ngồi bên ly trà nhai miếng trầu khô, kể chậm rãi cho tôi nghe câu chuyện mà những người con đã thuộc lòng. Những người con có cả một cuộc sống thuộc về đất nước này, nước Pháp, nhưng bước chân qua cửa, vào căn nhà của bà, là lại hít hà một không khí Việt nam, cố nói tiếng Việt Nam, và dầu sao cũng phát âm rất tròn tiếng “Mẹ”
Bà ngồi ngâm nga như thế cho đến hết buổi chiều, đến khi một người con khẽ nhắc “Mẹ, cô ấy phải về”. Bà sẽ sực tỉnh ra, thôi mơ màng về phía bên kia kính cửa sổ xám ngắt và ảm đạm, quay lại nhìn tôi cười dịu dàng “tuần sau nhé”
Không biết tôi đã có bao nhiêu thứ bảy như thế ở nhà bà. Mùa đông dường như dài bất tận. Trời ngày một ảm đạm và xám xịt hơn. Tầu đến nhà bà vẫn hết hai tiếng mười ba phút, mà tôi vẫn không sao đến vào một giờ cố định được. Có đôi khi tôi gặp một người Việt Nam lạ ở nhà bà, một người giống như tôi, bỗng một ngày xuất hiện trước cửa nhà bà, gõ cửa và nói tôi là người Việt đây. Bà sẽ chậm rãi mời vào chiếc bàn tròn lớn, mời dùng món phở hoặc cá kho bà vừa làm, hỏi xem Việt Nam ngày hôm nay thế nào? Việt Nam có khỏe không? Giở giời như thế Việt Nam có hắt hơi xổ mũi không? Hôm nao cô về lại cho tôi gửi lời chào tới Việt Nam
Và những người lạ như thế tôi rất thường gặp, bên chiếc bàn tròn ở nhà bà. Với bà không có người Việt nào là lạ. Mọi người Việt đều là quen. Mười năm rồi bà không ra khỏi cánh cửa căn nhà, không đếm ngược từ chín mươi bảy trở về một để bước xuống những bậc cầu thang. Chân bà đi đã rất chậm và rất run. Nhưng bà vẫn dò dẫm đi trong căn nhà của mình, lên danh sách cho những người con luôn mỉm cười “oui, Mẹ” đi chợ và đem đến cho mình. Bà sẽ nấu lượng thức ăn đủ cho cả một trung đoàn rồi đóng vào hộp nhựa cho các con mang về. Những món ăn Việt
Tôi cứ qua chơi nhà bà thế, thỉnh thoảng kể tin tức ở nhà tôi đọc được trên mạng cho bà nghe. Bà vẫn gửi lời hỏi thăm Việt Nam, vẫn muốn hẹn một ngày trở lại dù không đủ sức đi ra khỏi căn nhà của mình. Tôi ngồi bên bà đến hết buổi chiều, bên chiếc bàn dài đóng dọc tường phía dưới khung cửa sổ, bà miết tay vào kính cửa và thì thầm “hướng ấy, Việt Nam”
Người con thứ báo với tôi rằng bà đã mất rồi. Bà ngã vào một đêm khi muốn tự mình đi ra bếp. Bà mất khi vừa luộc xong mẻ bánh chưng để gửi cho tất cả những người con và người Việt Nam quen biết. Khung cửa kính vẫn đóng im lìm, phía bên này là căn bếp thơm mùi bánh chưng, bên kia là mùa đông chưa dứt ảm đạm và xám xịt. Mùa xuân nơi đây đến muộn hơn xuân ở nhà tầm hai tháng, nhưng Tết thì vẫn thế, lịch đã bóc rồi, ở đây Tết đến giữa mùa đông
Căn nhà bà thuê của Chính phủ với giá đặc biệt phải trả lại, để dành cho một gia đình nhập cư khác. Họ sẽ dọn vào với bàn khác và ghế khác, căn bếp sẽ sực lên mùi những món ăn khác, và khi miết tay lên kính cửa sổ người ta sẽ thì thầm tên một vùng đất khác
Chúng tôi gặp nhau thưa thớt hơn. Không còn chỗ cho những buổi chiều thứ bảy dài tưởng như bất tận. Gói chè cô Hương biếu khi ở Việt Nam sang năm 1999 được một người con cầm về, mỗi dịp gặp nhau lại đem ra pha. Chè được đổ vào một lọ, ngoài đề dòng chữ nhỏ “Thé de Mémé” – “Trà của Mẹ”
Nhà là một căn nhà ba phòng ngủ, một phòng khách thông với phòng ăn rộng, và một phòng bếp bé xíu chỉ đủ để bếp, tủ lạnh, tủ đá, và chiếc bàn dài, cao, đóng dọc theo tường, ngay dưới cửa sổ. Bà thường ngồi dưới cửa sổ ấy, bên chiếc bàn cao và dài như bàn ở câu lạc bộ, nhìn qua kính, về một hướng, “hướng ấy, là Việt Nam”
Nhà nằm trong một khu dân lao động, những tòa nhà giống hệt nhau, được xây sau chiến tranh, để xếp những con người có hoàn cảnh như nhau, vào những ô giống như nhau. Những con người không bao giờ khóc. Những con người mà trong mỗi người là hàng ngàn hàng vạn câu chuyện
Nhà nằm ở bến gần cuối của một đường tầu dài, vắt chéo qua trung tâm Paris. Nhà tất nhiên không nằm trong trung tâm Paris. Gần cuối của một đường tầu, có nghĩa là đã ra khỏi trung tâm, rất xa. Nhà cách ga chính hai mươi tám phút trên tầu, và mười phút đi bộ. Nhà bị sơn xanh sơn đỏ những hình vẽ và dòng chữ gratiffi. Dưới sân nhà luôn có vài ba nhóm thanh niên da mầu và da không mầu, mặc quần tụt và không mặc quần tụt, nói với nhau bằng những giọng ê a và dùng cả vòm miệng để phát âm, đám thanh niên tụ tập để không làm gì cả. Đấy là thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của những con người không bao giờ khóc. Thế hệ thứ hai không còn bị gọi là “nhập cư” nữa. Không bị gọi, trừ khi tự họ gọi, dù không thành tiếng, nhưng vẫn tự biết rằng, mình chẳng hẳn hoàn toàn thuộc về nơi này
Bà đã rất cao tuổi rồi. Đến một thời điểm của cuộc đời, người ta sẽ không đếm tuổi bằng những mùa thu hoặc mùa xuân. Không đếm bằng mùa đông hoặc mùa hạ. Họ lần giở năm tháng bằng những câu chuyện. Khi những câu chuyện càng gần về tuổi trẻ, nghĩa là cuộc đời càng gần về ga cuối. Bà kể với tôi về thời thanh niên của bà
Chúng tôi thường họp nhau ở nhà bà vào mỗi giờ ăn trưa thứ bảy. Họp vào giờ ăn trưa, nghĩa là họp không có giờ. Mỗi thứ bảy tôi lại đến vào một giờ khác nhau, dù thứ bảy nào cũng ra khỏi nhà vào cùng một giờ. Mỗi thứ bảy đoàn tàu lại đi một cách khác nhau xuyên qua thành phố, dù đường rầy thì vẫn vậy. Tôi ở ngoại ô, phía tây bắc. Bà ở ngoại ô, phía đông bắc. Không có đoàn tầu nối đông bắc và tây bắc. Tưởng như chỉ một cái với tay là tôi đến được nhà bà, nhưng tuần nào cũng vậy, mất hai tiếng mười ba phút để tôi đến được với bà, trên một tầng tôi không thể nhớ nổi nữa, của một khu căn hộ ngoại ô, những căn nhà xám xịt buồn tẻ, tường nham nhở những mảnh vẽ gratiffi. Tất cả các tầng đều giống nhau. Tất cả các cửa đều giống nhau. Không thể nhớ được bà ở tầng nào. Chỉ biết từ khi bước qua cổng, tôi đếm chậm rãi từ một đến chín mươi bảy, là chắc chắn đang ở trước cửa căn nhà của bà. Từ một đến chín bảy. Tuần nào tôi cũng đếm như thế, với một tốc độ bằng nhau, không được đếm nhanh hơn hoặc chậm hơn, nếu không, tôi sẽ không ấn đúng cái chuông cần ấn. Mỗi tuần tôi đếm đến chín mươi bảy. Và đếm thêm ba lần nữa, một, hai, ba, bà sẽ mở cửa, mỉm cười “vào đây con”
Đấy là một mối quan hệ phức tạp. Mối quan hệ không rắc rối nhưng rất dài dòng. Kết luận ngắn gọn lại thì chúng tôi cùng là người Việt Nam, một ngày có thể đã rất lâu trong quá khứ, hoặc rất gần với hiện tại, bỗng dưng rơi xuống một vùng ngoại ô Paris. Và bà đón tiếp tôi mỗi tuần, bằng nụ cười và cái ôm của một người “vào đây con”
Khi mọi người đã tập trung đầy đủ thì tất cả sẽ quây quần lại bên chiếc bàn ăn tròn và to. Bà, chậm rãi, bê từng thứ một, từng món một, cho chúng tôi. Không ai được động tay vào việc gì. Bà bảo đây là nhà bà. Bà bảo bà hẵng còn khỏe chán. Bà sẽ tự tay dọn đồ ra, chúng tôi chỉ được làm duy nhất một việc, ấy là ngồi ăn. Bà khi ấy sẽ ngồi lại trên chiếc bàn dài, giống như là bàn ở câu lạc bộ, tự rót cho bà một ly trà, trà lấy từ túi có ghi chú thích “của cô Hương biếu khi từ Việt nam sang, năm 1999”. Bà chậm rãi nhấp nháp, nhìn chúng tôi ăn uống nói chuyện, tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Tiếng Pháp lẫn âm Việt. Tiếng Việt lẫn âm Pháp. Bà sẽ bảo những người con của mình rằng chúng nó chẳng còn biết gì nữa rồi. Không biết Kinh kệ, không biết truyện Kiều. Đến tiếng Việt nói còn chẳng đủ âm nữa. Bà sẽ chép miệng bảo chúng nó thành ông Tây bà Đầm hết cả rồi. Những ông Tây bà Đầm nghe hiểu hết nhưng cũng chỉ cười “oui, Mẹ”
Vào một ngày thứ bảy đã gần trôi đi hết, trời lại ảm đạm và xám xịt, chúng tôi ăn xong và uống ly nước chè lấy từ một túi đặc biệt, chỉ thứ bảy bà mới mở ra pha, “của cô Hương biếu khi từ Việt nam sang, năm 1999”. Bà sẽ đọc một câu ca dao cũ. Hoặc ngâm một bài thơ của ngày xưa. Rồi bà cười móm mém và lấy một miếng trầu khô, lại bên cửa sổ ngồi, thầm thì vào tai tôi “hướng ấy, Việt Nam”
Chồng bà là một người đàn ông lai Pháp. Có những thứ con người ta không thể chọn lựa trên đời. Một trong những thứ ấy là trở thành con lai. Một trong những thứ ấy nữa là thời điểm để trở thành con lai. Vào một ngày hòa bình trời đẹp và trong, con lai đi trên đường sẽ có người lại gần ngưỡng mộ vẻ đẹp giao hòa ấy. Vào một ngày trời gắt và bất ổn giữa cuộc chiến, con lai đi phía bên nào chiến tuyến cũng đầy bất trắc và hiểm nguy.Bà miên man ngược dòng về những ngày đạn lạc. Người chồng con lai bấp bênh đứng giữa hai làn đường. Sáu người con nhỏ theo bà lang thang hết vùng này đến đất kia, từ Bắc vào Nam, không nơi đâu có thể dừng chân quá vài ba tháng. Cho đến một ngày buộc phải chọn lựa một con đường. Gia đình bà lên máy bay. Và đến một tỉnh nhỏ sâu hút giữa miền trung nước Pháp, trước khi chuyển về căn nhà mầu xám ở ngoại ô Paris này, sống cùng những con người không bao giờ khóc
Tôi những tưởng dân Pháp họ bị điên. Ngày đầu tiên đứng giữa một ga tầu điện ngầm, thấy người qua lại ai cũng vội vàng tất tả. Dù đi về phía bên này hay bên kia, phía xuôi hay phía ngược, ai cũng cầm túi, và chạy. Chạy. Tôi những tưởng ga ấy bị đặt bom. Hay mới có một vụ cướp bóc. Ai cũng chạy. Chỉ mình tôi đứng đấy. Ngơ ngác. Bối rối. Tàu chạy im lìm. Người chạy ngược xuôi. Đến một ngày chính bản thân tôi cũng chạy. Ây là lúc đánh dấu thời điểm tôi đã quen với cuộc sống này, đất nước này. Tôi đã làm quen như thế, trong lúc chạy
Bà cứ ngồi bên ly trà nhai miếng trầu khô, kể chậm rãi cho tôi nghe câu chuyện mà những người con đã thuộc lòng. Những người con có cả một cuộc sống thuộc về đất nước này, nước Pháp, nhưng bước chân qua cửa, vào căn nhà của bà, là lại hít hà một không khí Việt nam, cố nói tiếng Việt Nam, và dầu sao cũng phát âm rất tròn tiếng “Mẹ”
Bà ngồi ngâm nga như thế cho đến hết buổi chiều, đến khi một người con khẽ nhắc “Mẹ, cô ấy phải về”. Bà sẽ sực tỉnh ra, thôi mơ màng về phía bên kia kính cửa sổ xám ngắt và ảm đạm, quay lại nhìn tôi cười dịu dàng “tuần sau nhé”
Không biết tôi đã có bao nhiêu thứ bảy như thế ở nhà bà. Mùa đông dường như dài bất tận. Trời ngày một ảm đạm và xám xịt hơn. Tầu đến nhà bà vẫn hết hai tiếng mười ba phút, mà tôi vẫn không sao đến vào một giờ cố định được. Có đôi khi tôi gặp một người Việt Nam lạ ở nhà bà, một người giống như tôi, bỗng một ngày xuất hiện trước cửa nhà bà, gõ cửa và nói tôi là người Việt đây. Bà sẽ chậm rãi mời vào chiếc bàn tròn lớn, mời dùng món phở hoặc cá kho bà vừa làm, hỏi xem Việt Nam ngày hôm nay thế nào? Việt Nam có khỏe không? Giở giời như thế Việt Nam có hắt hơi xổ mũi không? Hôm nao cô về lại cho tôi gửi lời chào tới Việt Nam
Và những người lạ như thế tôi rất thường gặp, bên chiếc bàn tròn ở nhà bà. Với bà không có người Việt nào là lạ. Mọi người Việt đều là quen. Mười năm rồi bà không ra khỏi cánh cửa căn nhà, không đếm ngược từ chín mươi bảy trở về một để bước xuống những bậc cầu thang. Chân bà đi đã rất chậm và rất run. Nhưng bà vẫn dò dẫm đi trong căn nhà của mình, lên danh sách cho những người con luôn mỉm cười “oui, Mẹ” đi chợ và đem đến cho mình. Bà sẽ nấu lượng thức ăn đủ cho cả một trung đoàn rồi đóng vào hộp nhựa cho các con mang về. Những món ăn Việt
Tôi cứ qua chơi nhà bà thế, thỉnh thoảng kể tin tức ở nhà tôi đọc được trên mạng cho bà nghe. Bà vẫn gửi lời hỏi thăm Việt Nam, vẫn muốn hẹn một ngày trở lại dù không đủ sức đi ra khỏi căn nhà của mình. Tôi ngồi bên bà đến hết buổi chiều, bên chiếc bàn dài đóng dọc tường phía dưới khung cửa sổ, bà miết tay vào kính cửa và thì thầm “hướng ấy, Việt Nam”
Người con thứ báo với tôi rằng bà đã mất rồi. Bà ngã vào một đêm khi muốn tự mình đi ra bếp. Bà mất khi vừa luộc xong mẻ bánh chưng để gửi cho tất cả những người con và người Việt Nam quen biết. Khung cửa kính vẫn đóng im lìm, phía bên này là căn bếp thơm mùi bánh chưng, bên kia là mùa đông chưa dứt ảm đạm và xám xịt. Mùa xuân nơi đây đến muộn hơn xuân ở nhà tầm hai tháng, nhưng Tết thì vẫn thế, lịch đã bóc rồi, ở đây Tết đến giữa mùa đông
Căn nhà bà thuê của Chính phủ với giá đặc biệt phải trả lại, để dành cho một gia đình nhập cư khác. Họ sẽ dọn vào với bàn khác và ghế khác, căn bếp sẽ sực lên mùi những món ăn khác, và khi miết tay lên kính cửa sổ người ta sẽ thì thầm tên một vùng đất khác
Chúng tôi gặp nhau thưa thớt hơn. Không còn chỗ cho những buổi chiều thứ bảy dài tưởng như bất tận. Gói chè cô Hương biếu khi ở Việt Nam sang năm 1999 được một người con cầm về, mỗi dịp gặp nhau lại đem ra pha. Chè được đổ vào một lọ, ngoài đề dòng chữ nhỏ “Thé de Mémé” – “Trà của Mẹ”
No comments:
Post a Comment