Cây Aloe Vera (Tên khác: Cây dứa Tầu, Nha Đam, Hổ thiệt, Lô Hội... trị được 96 bệnh, đặc biệt là các chứng ung thư )
1/ CÂY ALOE VERA TRỊ UNG THƯ
| |||
| |||
gốc Brazil, thuộc Dòng Phanxicô, lúc đó đang coi sóc Vương Cung Thánh Đường Giáng Sinh tại Bêlem, Ngài đã phổ biến về cây Aloe Vera, có thể chữa được mọi chứng ung thư mà chính Ngài đã trực tiếp chữa trị được khá nhiều người, dù nhà thương đã từ chối. Cha Thắng đã đem phương thuốc quí báu này về phổ biến khá rộng rãi, để ai mắc bệnh ung thư có thể áp dụng chữa trị.
Nhờ bài thuốc trên, tôi (LM.James Vũ) đã ứng dụng ngay để trị bệnh cho Cha Cố Joseph N.D.M., hiện đang hưu tại Chi Dòng Đồng Công. Ngài bị ung thư ruột đã tới thời kỳ thứ ba; 7 vị bác sĩ chuyên khoa đã hợp lại để chữa trị cho Ngài, nhưng sau cùng họ đã quyết định phải giải phẫu và cắt đi một khúc ruột. Bác sĩ đã cho thân nhân Ngài biết, vi trùng đã ăn ra ngoài ruột rồi, sau khi giải phẫu mấy tháng, họ sẽ phải làm therapy cho Ngài và chứng bệnh này chỉ hy vọng sống thêm được 6-7 tháng nữa thôi.
Khi biết được điều đó, Ngài đã quyết định về hưu để dọn mình về với Chúa. Tôi đã nhờ người đi tìm được khá nhiều cây Aloe Vera và làm theo đúng phương pháp của Cha Romano. Cha Cố đã dùng nhiều gấp đôi, gấp ba số lượng chỉ định, nhưng cũng không thấy có phản ứng nào xẩy ra. Sau 8 tháng dùng thuốc, Ngài đã đi thử máu, chụp hình theo phương pháp tối tân, tốn phí tới 5-6 ngàn đô la, kết quả là không còn thấy dấu vết gì của bệnh ung thư trong ruột và các bộ phận khác nữa. Hiện nay ngài rất khỏe, hồng hào và lên ký hơn 10 lbs. Khi trở về thăm thân nhân, ai cũng ngỡ ngàng, thấy ngài mạnh khỏe hơn trước, mặc dầu thời gian bệnh tới nay đã gần 2 năm rồi.
Trong thời gian trị bệnh cho cha Cố, tôi cũng chỉ cho 4 người mắc bệnh ung thư khác nhau, có người bị xơ gan, cả 4 người sau khi uống thuốc Aloe Vera đều thấy kết quả tốt và đã đi làm việc được.
2/ CÁCH ĐIỀU CHẾ ĐỂ TRỊ BỆNH UNG THƯ THEO CHA ROMANO
Lấy 2 lá lớn hoặc 3 lá nhỏ cây Aloe Vera (Để cho dễ làm, tôi đã cân thử, 2 lá lớn phỏng chừng 2 lbs hay 1 kg) rửa sạch, cắt gai bên cạnh lá bỏ đi và 1 pound mật ong tốt (bằng 16 oz hay 1/2 kg ( Mật tốt phải mua ở farm, hay bày bán cạnh đường hay trong farm, thứ này ong hút nhụy hoa để làm mật, mật ong ở chợ nuôi ở nhà bằng đường không tốt), thêm 3-4 muỗm to rượu mạnh. Lấy máy xay sinh tố, xay chung cả 3 thứ thật nhuyễn, thành một thứ xirô. Nên cất vào tủ lạnh, để khỏi bị hư.
3/ CÁCH XỬ DỤNG
Trước khi xử dụng, lắc đều lên.- Mỗi ngày uống 3 lần - Mỗi lần 1 thìa ăn phở- Uống trước bữa ăn từ 15 phút hay nửa giờ. Bình thường việc chữa bệnh kéo dài 10 ngày. Sau 10 ngày đi khám bác sĩ để biết đã tiến triển tới đâu. Nếu chưa khỏi sẽ uống tiếp tới khi khỏi. Thường thường bệnh nhân cảm thấy khá ngay sau đó, nhưng cần đi khám bác sĩ cho chắc ăn đã khỏi.
4/ UỐNG NGỪA BỆNH
Những người không bị bệnh ung thư, mỗi năm nên uống 10 ngày để ngừa bệnh. Mật ong là loài thực phẩm cơ thể con người có thể hấp thụ dễ dàng. Chất rượu mạnh làm giãn nỡ mạch máu dẫn chất mật ong lẫn với chất Aloe Vera tới mọi tế bào trong cơ thể : vừa nuôi dưỡng vừa chữa lành vết thương ,vừa lọc máu. Theo bảng phân chất của LM. bác sĩ (Dòng Phanxicô) làm việc tại Trung tâm nghiên cứu, Bắc Ý thì cây Aloe cócác chất sau đây: 1/ 13 chất khác nhau, chứa các chất trụ sinh chống lại vi khuẩn. 2/ 8 loai vitamine cần thiết làm lớn mạnh các tế bào,nuôi dưỡng cơ thể, chế tạo ra máu, điều hòa cơ thể và chữa lành vết thương. (Vit. A, B1, B2, B6, C, M...) 3/ Cây Aloe chứa hơn 20 chất muối đạm cần thiết cho cơ thể (Calco, Fosforo, Potassio...) 5/ CÂY ALOE VERA CHỮA CÁC BỆNH KHÁC | |||
| |||
7/ TRỊ ĐAU GAN: Aloe khô 3 gr., cam thảo 5 gr, nấu nửa lít nước sôi kỹ còn á, chia uống 2 lần trong ngày
8/ TRỊ MÁU MỠ (Colesterol) , TIỂU ĐƯỜNG, MÁU CAO...
LM. Đỗ B.C.mới được người giới thiệu cách điều trị các bệnh trên theo như sau: Lá Aloe làm sạch, bỏ gai 2 bên xay nhuyễn, mỗi lần uống chừng 2 oz pha với 1/3 trái chanh vắt nước, trước bữa ăn chừng15 phút . Ngày 3 lần.
9/ TRỊ VỀ BỘ PHẬN TIÊU HÓA:
Ăn uống chậm tiêu, khó tiêu, bụng dạ bất ổn v.v.uống thường xuyên lá cây nha đam sẽ thấy kết quả tốt.
10/ TRỊ BỎNG, ĐỨT CHÂN TAY tuyệt vời
Người bị bỏng dù nặng tới cấp 3 rồi, lấy chất thạch bên trong lá đắp vào vết bỏng sẽ mát dịu ngay, mỗi ngày thay 1 lần, sẽ mau khỏi mà không có thẹo. Đứt tay chân cũng làm như vậy.
11/ GIÚP NHUẬN TRƯỜNG, TRỊ TÁO BÓN
Thường xuyên chỉ nên dùng mỗi lần 1-2 gr là đủ. Nếu muốn đi cầu dễ hoặc muốn xổ thì uống từ 3 gr. trở lên. Đi rất êm nhẹ và thoải mái. Khỏi cần phải uống thuốc tây...
12/ TRỊ BỆNH SIDA
Có người nói bên Việt Nam đang chữa chứng Sida bằng ăn lá Aloe. Nếu nó trị được ung thư thì cũng trị được chứng bệnh này.
13/ TRỊ NGỨA NGÁY DA SẦN SÙI
Cắt 1 khúc lá lấy chất thạch bên trong bôi các chỗ ngứa, sẽ thấy êm dịu ngay.
14/ CÓ THỂ CÒN TRỊ ĐƯỌC NHIỀU BỆNH KHÁC NỮA
Vì Aloe có thể nấu chè ăn thường xuyên làm thông tiểu, mát gan, thanh nhiệt, nên nếu ai mắc bất cứ bệnh gì mà trị mãi không khỏi, cũng nên dùng thử Aloe xem sao.
15/ CÁCH XỬ DỤNG
Có thể ăn tươi với muối hay đường hoặc nấu chè ăn. Có thể phơi khô, để dành nấu nước uống thay vì ăn tươi. Thường dùng từ 1-2gr. Nếu dùng trên 3 gr sẽ nhuận trường và xổ. 16/ CẤM KỴ DÙNG ALOE VỊ NÀY KỊ THAI. NHỮNG EM DƯỚI 13 TUỔI CŨNG KHÔNG NÊN DÙNG. |
Sunday, June 30, 2013
Cây Aloe Vera
Saturday, June 29, 2013
Tiếng Lóng Sài Gòn
Tiếng Lóng Sài Gòn
Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm, tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống, chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời 'tiếng lóng' khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý và thời gian.
Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng 'sức mấy' để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ qua đi Tám. "
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; 'sức mấy' đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt 'tính tính tè tè, tè ti tè ti té', làm cho đường phố càng náo loạn hơn.
Trước đó cũng từ bài ca Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra những tiếng lóng 'xưa rồi Diễm ơi', mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi. Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng lóng 'Cai gà', gọi cảnh sát là 'mã tà', vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành 'mã tà'. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: 'gác dan' tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dan. Cũng như nói 'de cái đít' tức lùi xe arriere; tiền thưởng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi 'tiền boa', sau này chế ra là 'tiền bo'.
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là 'con cò', còn nếu gọi 'ông cò' là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi 'thầy cò' tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói 'cò mồi' là tay môi giới chạy việc, 'ăn tiền cò' thì cũng giống như 'tiền bo', nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.
Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi 'xế hộp', đi xe ngựa gọi là đi 'auto hí', đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là 'xe điếc', đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là 'đi Cấp', đi khiêu vũ gọi là 'đi bum', đi tán tỉnh chị em gọi là đi 'chim gái', đi ngắm chị em trên phố gọi là 'đi nghễ', gọi chỉ vàng là 'khoẻn', gọi quần là 'quởn', gọi bộ quần áo mới là 'đồ día-vía', đồng hồ gọi là đổng. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là 'đi xòe', đi đánh chắn gọi là 'múa quạt', đi chơi bài mạt chược các ông gọi là 'đi xoa', đi uống bia gọi 'đi nhậu', đi hớt tóc gọi đi 'húi cua', xế hộp (xe hơi), xế nổ (xe gắn máy), xế điếc (xe đạp), xế đồng (xe tắc xi ..vì có đồng hồ tính tiền). Có một vài tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 – 1950 du nhập Sài Gòn, đó là 'đi đầu dầu', tức các chàng trai ăn diện 'đi nghễ' với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là 'hết sẩy', quê mùa chậm chạp gọi là 'âm lịch', hách dịch tự cao gọi là 'chảnh'.
Tiền bạc gọi là 'địa', có thời trong giới bụi đời thường kháo câu 'khứa lão đa địa' có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là 'xù', 'xù tình', tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là 'bắt địa', ăn cắp là 'chôm chỉa', tương tự như 'nhám tay' hay 'cầm nhầm' những thứ không phải của mình.
Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng 'hia mão', có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi 'kép chầu', có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì 'kép chầu' thay thế vào ngay. 'Kép chầu' phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.
Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là 'đào thương', kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là 'kép độc'. Có những tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là 'café à la… ghi' tức uống café thiếu ghi sổ… Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi 'nhật trình'. Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là 'tin kho tiêu', các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là 'tin chó cán xe', tin quan trọng chạy tít lớn gọi là 'tin vơ-đét' vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là 'luộc bài', chắp nhiều chi tiết khác nguồn ra một bài gọi là 'xào bài', truyện tình cảm dấm dớ gọi là 'tiểu thuyết 3 xu', các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là 'báo lá cải'. Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là 'tin phịa', nhưng trong 'tin phịa' còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là 'tin ballons' tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là 'tin Cá tháng Tư'.
Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là 'tịch', 'hai năm mươi', 'mặc chemise gỗ', 'đi auto bươn', 'về chầu diêm chúa', 'đi buôn trái cây' hay 'vào nhị tỳ'; 'nhị tỳ' thay cho nghĩa địa và 'số dách' thay cho số một… đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.
Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là 'vòng vo Tam Quốc', ai nói chuyện phi hiện thực gọi là 'chuyện Tề Thiên', tính nóng nảy gọi là 'Trương Phi'. Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là 'Nhạc Bất Quần' tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là 'Đoàn Chính Thuần' tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé…
Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng 'ăn theo' mà ra đời.
Thời Mỹ đến thì một tiếng 'OK Salem', mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là 'sén' hay 'chó lửa', dân chơi miệt vườn gọi 'công tử Bạc Liêu' còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện những chữ 'dân chơi cầu ba cẳng' thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi 'dân chơi cầu ba cẳng'? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như 'dân xà bát', 'anh chị bự', 'main jouer' tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là 'anh hùng xa lộ', bị bắt gọi là 'tó', vào tù gọi là 'xộ khám', "nằm ấp" .vv. Bỏ học gọi là 'cúp cua', bỏ sở làm đi chơi gọi là 'thợ lặn', thi hỏng gọi là 'bảng gót'. Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K. Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó 'đi ăn chè' trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như 'chà đồ nhôm' tức chôm đồ nhà, 'chai hia' tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với 'cưa đôi'. Lóng thời sự loại này có 'tô ba lây đi xô xích le' tức Tây ba lô đi xe xích lô. Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than 'buồn như chấu cắn', hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng 'lu bu' để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm 'lu xu bu' nại lý do không rõ ràng để trốn việc.
Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành 'quả tó', gọi chiếc xe Honda là 'con rim', gọi tờ giấy 100 USD là 'vé', đi ăn cơm bình dân gọi là 'cơm bụi', xuống phố dạo chơi gọi là 'đi bát phố', gọi người lẩm cẩm là 'dở hơi'… Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo American style – tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của 'không – ai – mời – ai'. Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói 'lemon question' tức chanh hỏi – chảnh - (mở ngoặc: hoặc nói chệch đi: lê-mông-wét-trần! )
Lê Văn Sâm
Tiếng lóng vốn là tiếng của…vỉa hè, chợ búa, là thứ tiếng của đám đông. Có lẽ chỉ các bậc tu hành mới không có (chứ đôi khi các ngài cũng dùng) tiếng lóng chuyên dùng. Thoạt kỳ thủy đó là tiếng của một giới nào đó (ăn chơi, mánh mung, lính tráng…), là con đẻ của một ngoại cảnh nào đó, không phải “tiếng lòng” tức không phải của nội tâm, càng không là ngôn ngữ của tư duy. Định nghĩa thật khó, cách giản tiện nhất là… nói tiếng lóng.
Sài Gòn là đất trẻ, nhiều dân tứ xứ (Trung Nam Bắc chen vai thích cánh với Hoa, Ấn, Tây, Mỹ v. v. Chủ yếu là thành phố công thương nghiệp tạo thành lớp cư dân nhiều sắc thái, cá tính, hơi “bốc”, trọng nghĩa khí mang tính giang hồ, thích sống thoáng, khoái hoạt. Hơn nhiều nơi khác, sức ma sát ở đây rất mạnh theo dạng chung của những thành phố cảng, càng mạnh càng bén nhạy trở thành đắc địa của tiếng lóng.
Dân chơi rủ nhau xuống xóm phải tránh bị bể ống khói, (hoặc uống café đen tiểu ra café sữa), muốn thế nhớ mặc áo mưa. Cái dụng cụ dùng cả lúc nắng đổ lửa này đang đắc thời đắc thế thì bỗng… thân bại danh liệt. Số là vào năm 1963, khi một vị đại sứ cạnh chính quyền Sài Gòn sang nhậm chức thì không chậm trễ, dân chơi lúc xuống xóm đã có ông đại sứ đi kèm! Chả là vì ngài đại sứ họ tên là Henri Cabot Lodge, trong đó cabote theo tiếng Pháp là… cái áo mưa thứ thật.
Dân ăn chơi không phải ai cũng sòng phẳng, nhiều kẻ hay tìm bạn bò mộng (khá giả) để bắt địa (kiếm tiền). Ông chủ quán cà phê La Pagode nếu giờ còn sống mà trí nhớ tốt liệu còn thắc mắc vì sao có mấy chàng sinh viên ngày nào cũng kéo đến kêu cà phê lát rồi bỏ đi, chỉ có một người ngồi lại…đọc sách cả tiếng đồng hồ. ? Không đâu thưa ông chủ quán, ngồi làm va li chờ bạn đi kiếm tiền đến …chuộc đó!
Nhớ hồi 56-57 gì đó, có cô ca sĩ nổi tiếng, một lần đi chơi… Nhà Bè (hồi ấy còn rất hoang vu ) hai người làm gì trong xe hơi chẳng biết nhưng bất ngờ bị tuần cảnh xét hỏi, bèn nói em với anh đi …ăn chè, dù tại Nhà Bè thuở đó mua cả chỉ vàng cũng không có thứ gọi là chè ấy. Thế là trong từ điển tiếng lóng, ăn chè ra đời, dùng làm gì thì cứ thử ắt biết.
Cũng khoảng đầu những năm 60, Sài Gòn có một nhà báo chuyên viết bài “nâng bi”, ca tụng đám tai to mặt bự, chủ bút một tờ báo do chính quyền tài trợ. Có lẽ vì mặc cảm bị anh em dè chừng, nhà báo bỗng nổi hứng viết một bài ngôn ngữ rõ là “nâng bi” nhưng bị ai đó đâm thọc mà thành ra “bóp dế”, mà là “mó dế ngựa” nên nhà báo bị xộ khám nhốt chung với du đãng. Đã mang thân tù tội, mà còn khoe mẽ nên mới bị bạn tù tẩn cho một trận mất trắng một mảng tóc. Từ đấy “mông Thẩm Thuý Hằng” (diễn viên điện ảnh) được dành riêng ám chỉ cho cái đầu ông cộng với “Hít tô phe” (hút thuốc phiện) mà anh có từ trước.
“Dân chơi cầu ba cẳng” khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải chăm phần chăm (100%). Số là thời VNCH đó, mỗi khi tình hình an ninh có vấn đề thường có lệnh cấm lính xuất trại, ngoài cổng treo tấm bảng “cấm trại 100%”. Không được ra phố, ở lại trại 100% thì…100% là hợp nhất! Dân nhậu thấy 100% vừa “đã” vừa hết mình với nhau thế là con số này sống mãi với thời gian. Gặp mồi lạ hoặc mồi chế biến cầu kỳ khoái khẩu, bèn kêu “bá chấy” hoặc “ve kêu”, chẳng ai hiểu thực nghĩa là gì nhưng từ đấy, học sinh bị điểm thấp hay bài khó, người lớn gặp chuyện vui, chuyện buồn “tàn canh bí đao” cũng xài luôn, tiếng lóng vốn là của đám đông mà. Nhậu nhiều lỡ mà lên dầu sống khẩn cấp, không kịp chạy ra ngoài bèn cứ ngồi tại chỗ cho chó ăn chè. Lúc ấy ai lỡ xài Đức Mã (đồng mark- ĐM) còn gọi là xài giấy lớn thì hãy coi chừng.
Sang tới giới công chức, thời xưa không có lệ họp bình bầu kiểm điểm, anh nào từ phòng sếp ra mặt hơi bị không vui thì biết anh ta được mời lên uống trà, hoặc… uống cà phê đen! Nếu thấy anh ta mệt mỏi hãy thông cảm vì trong phòng sếp anh đã phải làm đèn cầy (đứng ngay đơ) cho sếp “xát xà bông”.
Tiếng lóng sinh ra rất nhanh từ một giới nào đó và đời tiếng lóng cũng ngắn. Khi lính Mỹ ào ạt sang miền Nam, chập choạng tối là những cây than (Mỹ đen) hay lảng vảng và đám dắt mối chế ngay ra OK Salem làm ngôn ngữ tiếp thị dù hàng chẳng hề là thuốc lá Salem và dù ngôn ngữ bất đồng nhưng than nghe không hiểu chết liền!.
Sau ngày 30/4/75, người Sài Gòn làm quen - dĩ nhiên rất nhanh, tiếng lóng mà – những đánh quả, con phe, một vé hai vé, bôi trơn, mắt thứ hai tai thứ bảy, chèo (công an), khoái ăn sang (sáng ăn khoai). đã trở nên quen thuộc. Ngày nay có hai thứ không phải ngôn ngữ nhưng rất… biểu cảm: Cục gạch cắm miếng giấy và cái. . Phong bì, không biết có nên cho chúng vào từ điển tiếng lóng thông dụng không? Còn ngày hôm nay thì lô cốt là biểu tượng của một cách gọi là chống ngập của thành phố.
Nhắc đến tiếng lóng mà quên nhà văn quá cố Nguyên Hồng là một sự thất lễ. Trước năm 45 cụ đã lên đời loại tiếng vỉa hè này, đưa nó vào văn chương hẳn hoi. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ”- nội cái nhan đề đã là một tiếng lóng (chỉ người đàn bà móc túi)- của cụ đọc thật “bá chấy”. Lần đầu tiên người đọc được nghe tiếng của giới giang hồ đất cảng Hải Phòng: Mõi (móc túi); kỳ bẽo (cờ bạc); sò quỷnh (người nhà quê); đông địa (nhiều tiền) v. v. Một dân móc túi thuộc loại trinh sát theo dõi một người nhà quê có vẻ có tiền, khi thấy ông ta vào quán cơm bụi, đã báo cho đàn anh biết một cách gần như công khai : “Sò quỷnh đông địa tranh vòm” (vào quán)! Trong khi chưa tìm ra ai khác nhà văn Nguyên Hồng, xin cứ tôn xưng cụ là …vua tiếng lóng. Vì nhân vật của cụ nói nguyên một câu bằng tiếng lóng, còn đám hậu sinh chỉ đệm được vài chữ là cùng.
Mãn Châu
Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành một chùm tiếng lóng 'sức mấy' để thay nói bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài cho một bài hát đường phố "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ qua đi Tám. "
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn nhiễu nhương, quê hương chiến tranh buồn phiền; 'sức mấy' đã trở thành bút hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc còi auto 9 nốt 'tính tính tè tè, tè ti tè ti té', làm cho đường phố càng náo loạn hơn.
Trước đó cũng từ bài ca Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn mà sinh ra những tiếng lóng 'xưa rồi Diễm ơi', mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó, mà người nghe muốn gạt phăng đi. Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng lóng 'Cai gà', gọi cảnh sát là 'mã tà', vì police (cảnh sát) hay mang cái dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành 'mã tà'. Cũng từ thời thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như: 'gác dan' tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra thành gác-dan. Cũng như nói 'de cái đít' tức lùi xe arriere; tiền thưởng người phục vụ tiếng Pháp: pour-bois âm bồi gọi 'tiền boa', sau này chế ra là 'tiền bo'.
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên do. Tỷ như gọi ngân hàng là nhà băng, gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là 'con cò', còn nếu gọi 'ông cò' là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi 'thầy cò' tức là các ông chữa morasse các tòa báo do chữ correcteur, nhưng nói 'cò mồi' là tay môi giới chạy việc, 'ăn tiền cò' thì cũng giống như 'tiền bo', nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.
Thời kinh tế mới phát triển, đi xe auto gọi là đi 'xế hộp', đi xe ngựa gọi là đi 'auto hí', đến thời xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là 'xe điếc', đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi là 'đi Cấp', đi khiêu vũ gọi là 'đi bum', đi tán tỉnh chị em gọi là đi 'chim gái', đi ngắm chị em trên phố gọi là 'đi nghễ', gọi chỉ vàng là 'khoẻn', gọi quần là 'quởn', gọi bộ quần áo mới là 'đồ día-vía', đồng hồ gọi là đổng. Đi chơi bài tứ sắc các bà gọi là 'đi xòe', đi đánh chắn gọi là 'múa quạt', đi chơi bài mạt chược các ông gọi là 'đi xoa', đi uống bia gọi 'đi nhậu', đi hớt tóc gọi đi 'húi cua', xế hộp (xe hơi), xế nổ (xe gắn máy), xế điếc (xe đạp), xế đồng (xe tắc xi ..vì có đồng hồ tính tiền). Có một vài tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 – 1950 du nhập Sài Gòn, đó là 'đi đầu dầu', tức các chàng trai ăn diện 'đi nghễ' với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là 'hết sẩy', quê mùa chậm chạp gọi là 'âm lịch', hách dịch tự cao gọi là 'chảnh'.
Tiền bạc gọi là 'địa', có thời trong giới bụi đời thường kháo câu 'khứa lão đa địa' có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là 'xù', 'xù tình', tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai gọi là 'bắt địa', ăn cắp là 'chôm chỉa', tương tự như 'nhám tay' hay 'cầm nhầm' những thứ không phải của mình.
Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng 'hia mão', có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi 'kép chầu', có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý do nào đó không được nhập biên chế gánh hát, đêm đêm họ cũng xách valyse trang phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì 'kép chầu' thay thế vào ngay. 'Kép chầu' phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó.
Đào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là 'đào thương', kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là 'kép độc'. Có những tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh các tòa soạn báo chí, đó là 'café à la… ghi' tức uống café thiếu ghi sổ… Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi 'nhật trình'. Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để đăng lấp chỗ trống, gọi là 'tin kho tiêu', các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là 'tin chó cán xe', tin quan trọng chạy tít lớn gọi là 'tin vơ-đét' vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi là 'luộc bài', chắp nhiều chi tiết khác nguồn ra một bài gọi là 'xào bài', truyện tình cảm dấm dớ gọi là 'tiểu thuyết 3 xu', các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là 'báo lá cải'. Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt, lóng gọi là 'tin phịa', nhưng trong 'tin phịa' còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm dò có chủ đích, lóng gọi là 'tin ballons' tức thả quả bóng thăm dò, hay tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là 'tin Cá tháng Tư'.
Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Đó là 'tịch', 'hai năm mươi', 'mặc chemise gỗ', 'đi auto bươn', 'về chầu diêm chúa', 'đi buôn trái cây' hay 'vào nhị tỳ'; 'nhị tỳ' thay cho nghĩa địa và 'số dách' thay cho số một… đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư.
Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là 'vòng vo Tam Quốc', ai nói chuyện phi hiện thực gọi là 'chuyện Tề Thiên', tính nóng nảy gọi là 'Trương Phi'. Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là 'Nhạc Bất Quần' tức ám chỉ người ngụy quân tử, gọi là 'Đoàn Chính Thuần' tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé…
Sài Gòn là đất của dân nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong phú, trong đó tiếng lóng cũng 'ăn theo' mà ra đời.
Thời Mỹ đến thì một tiếng 'OK Salem', mà các trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là 'sén' hay 'chó lửa', dân chơi miệt vườn gọi 'công tử Bạc Liêu' còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện những chữ 'dân chơi cầu ba cẳng' thì thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi 'dân chơi cầu ba cẳng'? Đó cũng là lúc các tiếng lóng như 'dân xà bát', 'anh chị bự', 'main jouer' tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là 'anh hùng xa lộ', bị bắt gọi là 'tó', vào tù gọi là 'xộ khám', "nằm ấp" .vv. Bỏ học gọi là 'cúp cua', bỏ sở làm đi chơi gọi là 'thợ lặn', thi hỏng gọi là 'bảng gót'. Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là ca sĩ K. Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó 'đi ăn chè' trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như 'chà đồ nhôm' tức chôm đồ nhà, 'chai hia' tức chia hai chai bia bên bàn nhậu, nó cùng họ với 'cưa đôi'. Lóng thời sự loại này có 'tô ba lây đi xô xích le' tức Tây ba lô đi xe xích lô. Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình. Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than 'buồn như chấu cắn', hay có người than phiền vì câu né tránh trách nhiệm với hai tiếng 'lu bu' để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm 'lu xu bu' nại lý do không rõ ràng để trốn việc.
Để tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành 'quả tó', gọi chiếc xe Honda là 'con rim', gọi tờ giấy 100 USD là 'vé', đi ăn cơm bình dân gọi là 'cơm bụi', xuống phố dạo chơi gọi là 'đi bát phố', gọi người lẩm cẩm là 'dở hơi'… Nhưng lý thú nhất là nhờ cụ cố nhà văn Nguyễn Tuân mà Sài Gòn nay có một tiếng lóng hiện đại thay cho cụm từ đi ăn nhà hàng theo American style – tiền ai nấy trả. Đó là cụm lóng KAMA, ghép bốn chữ tắt của 'không – ai – mời – ai'. Đi KAMA phở một cái, tức cùng đi ăn phở mà không ai mời ai, món ăn cổ truyền nhưng ứng xử là thoải mái. Vào thời văn minh hiện đại, ngôn ngữ tiếng Anh trở thành phổ biến, giới trẻ đã chế ra một tiếng khá văn hoa, như chê một ai đó chảnh, các cô nói 'lemon question' tức chanh hỏi – chảnh - (mở ngoặc: hoặc nói chệch đi: lê-mông-wét-trần! )
Lê Văn Sâm
Tiếng lóng vốn là tiếng của…vỉa hè, chợ búa, là thứ tiếng của đám đông. Có lẽ chỉ các bậc tu hành mới không có (chứ đôi khi các ngài cũng dùng) tiếng lóng chuyên dùng. Thoạt kỳ thủy đó là tiếng của một giới nào đó (ăn chơi, mánh mung, lính tráng…), là con đẻ của một ngoại cảnh nào đó, không phải “tiếng lòng” tức không phải của nội tâm, càng không là ngôn ngữ của tư duy. Định nghĩa thật khó, cách giản tiện nhất là… nói tiếng lóng.
Sài Gòn là đất trẻ, nhiều dân tứ xứ (Trung Nam Bắc chen vai thích cánh với Hoa, Ấn, Tây, Mỹ v. v. Chủ yếu là thành phố công thương nghiệp tạo thành lớp cư dân nhiều sắc thái, cá tính, hơi “bốc”, trọng nghĩa khí mang tính giang hồ, thích sống thoáng, khoái hoạt. Hơn nhiều nơi khác, sức ma sát ở đây rất mạnh theo dạng chung của những thành phố cảng, càng mạnh càng bén nhạy trở thành đắc địa của tiếng lóng.
Dân chơi rủ nhau xuống xóm phải tránh bị bể ống khói, (hoặc uống café đen tiểu ra café sữa), muốn thế nhớ mặc áo mưa. Cái dụng cụ dùng cả lúc nắng đổ lửa này đang đắc thời đắc thế thì bỗng… thân bại danh liệt. Số là vào năm 1963, khi một vị đại sứ cạnh chính quyền Sài Gòn sang nhậm chức thì không chậm trễ, dân chơi lúc xuống xóm đã có ông đại sứ đi kèm! Chả là vì ngài đại sứ họ tên là Henri Cabot Lodge, trong đó cabote theo tiếng Pháp là… cái áo mưa thứ thật.
Dân ăn chơi không phải ai cũng sòng phẳng, nhiều kẻ hay tìm bạn bò mộng (khá giả) để bắt địa (kiếm tiền). Ông chủ quán cà phê La Pagode nếu giờ còn sống mà trí nhớ tốt liệu còn thắc mắc vì sao có mấy chàng sinh viên ngày nào cũng kéo đến kêu cà phê lát rồi bỏ đi, chỉ có một người ngồi lại…đọc sách cả tiếng đồng hồ. ? Không đâu thưa ông chủ quán, ngồi làm va li chờ bạn đi kiếm tiền đến …chuộc đó!
Nhớ hồi 56-57 gì đó, có cô ca sĩ nổi tiếng, một lần đi chơi… Nhà Bè (hồi ấy còn rất hoang vu ) hai người làm gì trong xe hơi chẳng biết nhưng bất ngờ bị tuần cảnh xét hỏi, bèn nói em với anh đi …ăn chè, dù tại Nhà Bè thuở đó mua cả chỉ vàng cũng không có thứ gọi là chè ấy. Thế là trong từ điển tiếng lóng, ăn chè ra đời, dùng làm gì thì cứ thử ắt biết.
Cũng khoảng đầu những năm 60, Sài Gòn có một nhà báo chuyên viết bài “nâng bi”, ca tụng đám tai to mặt bự, chủ bút một tờ báo do chính quyền tài trợ. Có lẽ vì mặc cảm bị anh em dè chừng, nhà báo bỗng nổi hứng viết một bài ngôn ngữ rõ là “nâng bi” nhưng bị ai đó đâm thọc mà thành ra “bóp dế”, mà là “mó dế ngựa” nên nhà báo bị xộ khám nhốt chung với du đãng. Đã mang thân tù tội, mà còn khoe mẽ nên mới bị bạn tù tẩn cho một trận mất trắng một mảng tóc. Từ đấy “mông Thẩm Thuý Hằng” (diễn viên điện ảnh) được dành riêng ám chỉ cho cái đầu ông cộng với “Hít tô phe” (hút thuốc phiện) mà anh có từ trước.
“Dân chơi cầu ba cẳng” khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải chăm phần chăm (100%). Số là thời VNCH đó, mỗi khi tình hình an ninh có vấn đề thường có lệnh cấm lính xuất trại, ngoài cổng treo tấm bảng “cấm trại 100%”. Không được ra phố, ở lại trại 100% thì…100% là hợp nhất! Dân nhậu thấy 100% vừa “đã” vừa hết mình với nhau thế là con số này sống mãi với thời gian. Gặp mồi lạ hoặc mồi chế biến cầu kỳ khoái khẩu, bèn kêu “bá chấy” hoặc “ve kêu”, chẳng ai hiểu thực nghĩa là gì nhưng từ đấy, học sinh bị điểm thấp hay bài khó, người lớn gặp chuyện vui, chuyện buồn “tàn canh bí đao” cũng xài luôn, tiếng lóng vốn là của đám đông mà. Nhậu nhiều lỡ mà lên dầu sống khẩn cấp, không kịp chạy ra ngoài bèn cứ ngồi tại chỗ cho chó ăn chè. Lúc ấy ai lỡ xài Đức Mã (đồng mark- ĐM) còn gọi là xài giấy lớn thì hãy coi chừng.
Sang tới giới công chức, thời xưa không có lệ họp bình bầu kiểm điểm, anh nào từ phòng sếp ra mặt hơi bị không vui thì biết anh ta được mời lên uống trà, hoặc… uống cà phê đen! Nếu thấy anh ta mệt mỏi hãy thông cảm vì trong phòng sếp anh đã phải làm đèn cầy (đứng ngay đơ) cho sếp “xát xà bông”.
Tiếng lóng sinh ra rất nhanh từ một giới nào đó và đời tiếng lóng cũng ngắn. Khi lính Mỹ ào ạt sang miền Nam, chập choạng tối là những cây than (Mỹ đen) hay lảng vảng và đám dắt mối chế ngay ra OK Salem làm ngôn ngữ tiếp thị dù hàng chẳng hề là thuốc lá Salem và dù ngôn ngữ bất đồng nhưng than nghe không hiểu chết liền!.
Sau ngày 30/4/75, người Sài Gòn làm quen - dĩ nhiên rất nhanh, tiếng lóng mà – những đánh quả, con phe, một vé hai vé, bôi trơn, mắt thứ hai tai thứ bảy, chèo (công an), khoái ăn sang (sáng ăn khoai). đã trở nên quen thuộc. Ngày nay có hai thứ không phải ngôn ngữ nhưng rất… biểu cảm: Cục gạch cắm miếng giấy và cái. . Phong bì, không biết có nên cho chúng vào từ điển tiếng lóng thông dụng không? Còn ngày hôm nay thì lô cốt là biểu tượng của một cách gọi là chống ngập của thành phố.
Nhắc đến tiếng lóng mà quên nhà văn quá cố Nguyên Hồng là một sự thất lễ. Trước năm 45 cụ đã lên đời loại tiếng vỉa hè này, đưa nó vào văn chương hẳn hoi. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ”- nội cái nhan đề đã là một tiếng lóng (chỉ người đàn bà móc túi)- của cụ đọc thật “bá chấy”. Lần đầu tiên người đọc được nghe tiếng của giới giang hồ đất cảng Hải Phòng: Mõi (móc túi); kỳ bẽo (cờ bạc); sò quỷnh (người nhà quê); đông địa (nhiều tiền) v. v. Một dân móc túi thuộc loại trinh sát theo dõi một người nhà quê có vẻ có tiền, khi thấy ông ta vào quán cơm bụi, đã báo cho đàn anh biết một cách gần như công khai : “Sò quỷnh đông địa tranh vòm” (vào quán)! Trong khi chưa tìm ra ai khác nhà văn Nguyên Hồng, xin cứ tôn xưng cụ là …vua tiếng lóng. Vì nhân vật của cụ nói nguyên một câu bằng tiếng lóng, còn đám hậu sinh chỉ đệm được vài chữ là cùng.
Mãn Châu
Friday, June 28, 2013
Đức Thánh Cha chỉ trích tính "ngạo mạn"của các Giám Mục Ý
Đức Thánh Cha chỉ trích tính "ngạo mạn"của các Giám Mục Ý
Hơn bao giờ hết, ĐTC Phanxico dám tấn công trực tiếp vào sự "lười biếng", tinh thần "nghề nghiệp" và ưa thích tiền bạc của các giám mục Ý.
Buổi nghi lễ chiều thứ năm trong Đền thánh Phêro đáng lẽ được diễn ra như giòng nước hài hòa chảy. Những thành viên của một trong những hàng Giám mục uy thế nhất hoàn cầu (gần 300 Giám mục cho 221 giáo phận, gấp hai lần ở Pháp) tề tựu để dự lễ bế mạc Hội đồng Giám mục Ý khóa 65, có sự hiện diện của GH Phanxico. Các Giám mục đáng lẽ đã ra về thoải mái, phần đông trong những chiếc xe limousines chắc nịch, lòng trí để vào tình hình chính trị nước Ý với những dính líu với Giáo hội theo gương vị chủ tịch của họ là Hồng Y Angelo Bagnasco.
Nhưng đó là không kể đến cái mà ở Roma người ta gọi là "bomba" một bài diễn văn nảy lửa và thẳng thắn chưa từng có mà GH Phanxico đã dành cho họ.
Bản văn hoàn toàn do chính tay ngài viết và đã được đọc y nguyên văn, bất chấp những sữa chữa Quốc vụ khanh đề nghị để làm giảm nhẹ trọng lực.
Buổi lễ được tổ chức trong khuôn khổ năm Đức Tin để tất cả các giám mục long trọng "tuyên xưng lòng tin" của mình.
Không cần rào trước đón sau, GH Phanxico bắt đầu băng việc xin các giám mục hãy trả lời không "lèo lá" câu hỏi má Chúa Kito đã đặt ra với Phêro "Con có yêu thầy không?". Ngài cho đó là "câu hỏi độc nhất thực sự thiết yếu". Mọi chủ chăn phải tự đặt cho mình câu hỏi đó bởi vì mọi mục vụ đều xây trên nền tảng "thân mật với Chúa, sống với Chúa là thước đo sự phục vụ Giáo hội của chúng ta, nó diễn tả lòng săn sàng để vâng phục, để hạ mình và để tận hiến".
"Sống với Chúa là thước đo sự phục vụ Giáo hội của chúng ta, nó diễn tả lòng săn sàng để vâng phục, để hạ mình và để tận hiến".
Sau đó. nhìn thẳng vào các giám mục, ngài bắt đầu một cuộc công tố nặng nề chưa từng nghe thời cận kim trong đền Thánh Phêro, tuy ngôn từ của ĐTC luôn luôn được kềm chế, đặc biệt khi Ngài đệ cập đến việc tự kiểm thảo Giáo Hội: "Chúng ta không phải là thể hiện của một cơ cấu hay một sự cần thiết được tổ chức" Ngài lớn tiếng tuyên bố "nhưng "là dấu chỉ sự hiện diện của hành động của Chúa Phục sinh". Vì thế phải có "một sự tỉnh tảo" thiêng liêng, thiếu nó thì chủ chăn, trước hết là giám mục "sẽ nguội lạnh, vô tâm, quên lãng và trở thành vô cảm, bị lôi cuốn theo viễn tượng chức quyền, tiền bạc và thỏa hiệp vói tinh thần thế tục. Những cái đó làm họ trở nên lười biếng, thành một thứ công chức, một nha lại của nhà nước chỉ biết lo cho bản thân, cho tổ chức và các cơ cấu thay vì lo cho lợi ích đích thực của dân Chúa. Làm thế họ đễ bị roi vào tình trạng nguy hiểm như Tông đồ Phêro đã chối Chúa, mặc dầu, trên hình thức họ tự xưng và rao giảng nhân danh Thiên Chúa, nhưng họ đã làm tổn thương đến sự Thánh thiện của Mẹ Giáo hội bằng cách làm cho Giáo hội ít sinh hoa nảy quả."
Trở lại câu hỏi ban đầu: "Phêro, con có yêu Thầy không?", ĐGH nói thêm: "câu hỏi dai dẵng của Chúa" có thể đem lại niềm" cay đắng, cụt hứng và có khi mất cả lòng tin".Nhưng đó không phải là những "tâm tình câu hỏi của Chúa muốn gợi lên", những tâm tình đó trái lại "làm lợi cho Kẻ thù, cho Quỉ dữ đua đến thái độ co rúm lại trong sự chua cay, rên xiết và tuyệt vọng". Trái lại "Chúa Giêsu không nhục mạ ai" người "giúp lấy lại can đảm".
ĐGH kết luận "buổi xét mình" giáo hội bằng cách đưa ra hai yêu sách thật rò ràng cho các Giám mục:
"gạt ra ngoài tất cả những gì là ngạo mãn" và " cánh cửa bao giờ cũng để mở bất kỳ trong hoàn cảnh nào" cho các linh mục địa phận. Và bằng lời cầu Đức Mẹ sau đây -
Trong khi cuộc ĐGH viếng thăm Asisse ngày 4 tháng 10 được quyết định - "Xin cho Giáo hội trở thành một "Giáo hội cầu nguyện và sám hối", "giải thoát khỏi sự thờ ngẩu tượng của hiện tại" cùng với những chủ chăn "thoát vòng kìm tỏa của sự ù lì lười biếng, tinh thần nhỏ nhen đê tiện, chủ bại", giải thoát khỏi " buồn thảm, mất kiên nhẫn, xơ cứng" nhưng "hội nhập" và tràn đầy "lòng xót thương".
ĐGH nói: Như thế "chúng ta sẽ tìm thấy niệm vui của một Giáo hội phục vụ, khiêm tốn và trong tình huynh đệ".
*****
Comme jamais, François a osé attaquer directement la « paresse », l'esprit de « carrière » et le goût de « l'argent » de l'épiscopat italien.
La cérémonie, jeudi soir dans la basilique Saint-Pierre, devait se dérouler comme un long fleuve tranquille. Les membres de l'un des plus puissants épiscopats du monde (près de 300 évêques pour 221 diocèses, soit deux fois plus qu'en France) étaient venus clôturer leur 65e assemblée générale en présence du pape François. Ils devaient repartir sereins, la plupart dans de solides limousines, surtout très préoccupés par la situation politique italienne et l'implication de l'Église, à l'image de leur président, le cardinal Angelo Bagnasco.
C'était sans compter sur la «bomba», comme l'on dit à Rome pour un discours choc et d'une franchise unique, que leur avait préparé le pape François. Texte intégralement écrit de sa main et délivré sans tenir compte des corrections suggérées par la Secrétairerie d'État, qui avait pourtant cherché à amortir le coup. La cérémonie prévue dans le cadre de l'année de la foi consistait en une «profession de foi» solennelle de tous les évêques.
Sans s'embarrasser d'aucune précaution de langage, le pape François leur a tout d'abord demandé de répondre «sans superficialité» à la question posée par le Christ à Saint-Pierre: «M'aimes-tu?» C'est la «seule question vraiment essentielle», a justifié François. Un pasteur doit se la poser car «tout ministère» se fonde sur «l'intimité avec le Seigneur. Vivre avec Lui est la mesure de notre service ecclésial qui exprime notre disponibilité à l'obéissance, à l'abaissement et à la donation totale.»
«Vivre avec le Seigneur est la mesure de notre service ecclésial qui exprime notre disponibilité à l'obéissance, à l'abaissement et à la donation totale»
Puis le Pape, en regardant les évêques, s'est lancé dans un réquisitoire d'une vigueur jamais entendue à l'époque moderne dans la basilique Saint-Pierre, tant les propos du Saint-Père sont toujours sous contrôle, en particulier quand il s'agit de se livrer à une autocritique de l'Église: «Nous ne sommes pas l'expression d'une structure ou d'une nécessité organisative», a clamé François, mais «le signe de la présence et de l'action du Seigneur ressuscité». Ce qui requiert «une vigilance» spirituelle sans laquelle le pasteur, donc l'évêque en premier lieu, «tiédit, est distrait, oublie et devient insensible, se laisse séduire par les perspectives de carrière, la flatterie de l'argent, les compromis avec l'esprit du monde. Ce qui le rend paresseux, le transforme en un fonctionnaire, un clergé d'État plus préoccupé par lui-même, l'organisation et les structures, que par le vrai bien du peuple de Dieu. Il court alors le risque, comme l'apôtre Pierre, de renier le Seigneur, même si, formellement, il se présente et parle en Son nom. Ils offensent la sainteté de la Mère Église hiérarchique en la rendant moins féconde.»
Revenant à la question de départ «M'aimes-tu?», le Pape a alors noté: «cette question insistante du Christ» pourrait susciter «amertume, frustration et même perte de la foi». Ce ne sont pas «les sentiments que le Seigneur entend susciter par sa question», mais ceux-ci «profitent à l'Ennemi, au Diable, pour isoler dans l'amertume, les lamentations et le découragement». Au contraire «Jésus n'humilie pas», il «redonne courage».
Le Pape a conclu cet examen de conscience ecclésial par deux exigences précises pour les évêques: «mettre de côté toute forme d'arrogance» et «toujours tenir leur porte ouverte en toutes circonstances» à leurs prêtres. Et par cette prière à la Vierge - alors qu'a été confirmé son voyage à Assise le 4 octobre prochain - «pour une Église priante et pénitente» qui soit «libérée de l'idolâtrie du présent» avec des pasteurs «détachés de la torpeur de la paresse, de l'esprit mesquin, du défaitisme», libérés de «la tristesse, de l'impatience, de la rigidité» mais «intègres» et revêtus de «compassion». Alors dit le Pape, «nous découvrirons la joie d'une Église servante, humble et fraternelle».
ĐAU, KHÓ CHỊU VÙNG BỤNG TRÊN
ĐAU, KHÓ CHỊU VÙNG BỤNG TRÊN
(Dyspepsia)
(Dyspepsia)
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Rất nhiều người chúng ta hay có triệu chứng tại vùng bụng trên rốn: đau, khó chịu, đầy hơi sau khi ăn, ăn chút đã mau no. Theo một tài liệu, tính ra, đến 25% (cứ 4 người, có 1 người) số người ở Mỹ đau khổ vì những triệu chứng này. Hội chuyên khoa đường tiêu hóa Hoa-kỳ (American Gastroenterological Association) dùng từ “dyspepsia” để gọi chung những trường hợp bệnh có các triệu chứng này, kinh niên hoặc tái phát (chronic or recurrent), khi ta chưa rõ nguyên nhân.
Đau, khó chịu vùng bụng trên, hoặc đầy hơi sau khi ăn, ăn chút đã mau no gây do nhiều nguyên nhân lắm:
- Do dùng các thuốc Aspirine, thuốc đau nhức “chống viêm không có chất steroid” (Advil, Motrin, Aleve, Naprosyn, ...), thuốc có chất steroid như Prednisone.
- Bệnh của thực quản: như bệnh dội ngược bao tử-thực quản.
- Bệnh bao tử: loét bao tử, ung thư bao tử, bệnh không loét mà đau, ...
- Bệnh tá tràng: loét tá tràng.
- Bệnh gan, túi mật: viêm gan, ung thư gan, sạn túi mật, ...
- Bệnh tuyến tụy tạng (pancreas, một cơ quan nằm ở bụng trên, ngay sau bao tử): suy tụy tạng, ung thư tụy tạng, ...
Song đến 60% (hơn một nửa) những trường hợp đau hoặc khó chịu vùng bụng trên kinh niên hoặc tái phát, cứ làm phiền nhiều người chúng ta hoài mà không do một nguyên nhân nào rõ rệt. Các bác sĩ bảođây là cái đau “cơ năng” (functional dyspepsia), không do một nguyên nhân nào rõ rệt, hoặc nguyên nhân chưa thể tìm ra, với những phương pháp trắc nghiệm y khoa chúng ta hiện đang có [tựa như chứng nhức đầu căng thẳng (tension headache), tuy phim chụp bình thường, song cứ khiến ta đau tớiđau lui].
Bệnh dội ngược bao tử-thực quản
Dội ngược bao tử-thực quản (gastro-esophageal reflux) là một bệnh rất hay xảy ra.
Thức ăn sau khi được nhai nát trong miệng, được đẩy vào cổ họng, và xuống thực quản (esophagus) khi ta nuốt. Thực quản dẫn thức ăn xuống bao tử. Giá thức ăn cứ ở yên trong bao tử, chờ bao tử bóp, xay, giã, nghiền, rồi đẩy nó xuống tá tràng (duodenum, đoạn ruột non nối liền với bao tử), đã không có chuyện. Song nếu thức ăn từ bao tử lại dội, trào ngược lên thực quản, ta sẽ có những triệu chứng của bệnh dội ngược bao tử-thực quản.
Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Triệu chứng hay xảy ra nhất là nóng ngực (heartburn). Nóng ngực thường xảy ra sau khi ăn. Ta có cảm giác nóng ở vùng bụng trên hay vùng giữa ngực đằng sau xương ức. Cảm giác nóng có thể lan lên đến vùng cổ họng. Các triệu chứng điển hình khác của bệnh: ợ hơi, ợ chua hay ợ cả thức ăn lên miệng, khó nuốt thức ăn. Bệnh dội ngược bao tử-thực quản kinh niên cũng có thể cho những triệu chứng khác như khan tiếng (nhất là vào buổi sáng), đau hay khó chịu cổ họng kinh niên, ho, khò khè ban đêm.
Có khi, bệnh dội ngược bao tử-thực quản chỉ cho triệu chứng mơ hồ, gây đau, khó chịu vùng bụng trên.
Bệnh loét bao tử hoặc loét tá tràng
Bệnh loét tá tràng (duodenal ulcer) xảy ra nhiều hơn bệnh loét bao tử (gastric ulcer). Bị loét tá tràng, ta hay đau vùng bụng trên, ở giữa hoặc phía bên phải, khoảng giữa các bữa ăn khi bụng trống (empty stomach), và vào lúc sáng sớm. Loét bao tử hay gây đau sau khi ăn.
Các cơn đau do loét tá tràng hoặc loét bao tử nong nóng (burning pain) như có lửa đốt vùng bụng trên, hoặc căn cắn (gnawing pain) như có con gì trong bao tử nó gặm gặm. Đau kéo dài nhiều phút tới nhiều giờ. Bạn ăn vào, hoặc dùng những thuốc chống chất acid (antacids) như Maalox, Mylanta, ..., đau thấy dịu đi.
Nhiều trường hợp bệnh loét bao tử hoặc loét tá tràng, triệu chứng không hề điển hình như đã tả trên.
Những năm gần đây, người ta nhận thấy trong bao tử của hầu hết những người bị loét tá tràng (hơn 95%), và của đa số (80%) những người bị loét bao tử, có sự hiện diện của một vi trùng hình xoắn có tên Helicobacter pylori (H. pylori). Rất nhiều trường hợp loét bao tử hoặc loét tá tràng, sau khi được chữa bằng trụ sinh để diệt con vi trùng này, bệnh khỏi hẳn, không còn tái phát.
Bệnh “không loét mà đau”
“Không loét mà đau” (nonulcer dyspepsia) là bệnh cho triệu chứng rất giống bệnh loét bao tử hoặc bệnh loét tá tràng, song lạ lắm, khi chụp phim hoặc soi đường tiêu hóa trên (gồm thực quản, bao tử và tá tràng), bác sĩ nào thấy có vết loét ở đâu. Tìm hiểu bằng nhiều cách, cũng không thấy có bệnh gì khác có thể giải thích cái đau của người bệnh.
So với bệnh loét bao tử và loét tá tràng (có vết loét nhìn thấy trong bao tử hoặc tá tràng đàng hoàng), “không loét mà đau” xảy ra nhiều gấp đôi, tính ra, làm khổ đến 20-30% người lớn chúng ta. Nó là một trong những nguyên nhân gây cái đau cơ năng (functional pain) vùng bụng trên. Nguyên nhân gây bệnh “không loét mà đau” người ta chưa rõ. Khác với các bệnh loét bao tử và loét tá tràng, rất chịu các thuốc bao tử (như Maalox, Mylanta, Tagamet, Zantac, Pepcid, Axid, Prilosec, Prevacid), khi dùng các thuốc này để chữa cho những người bị bệnh “không loét mà đau”, có người thì bớt, người khác lại không.
Ung thư bao tử
Càng có tuổi, chúng ta càng dễ bị ung thư bao tử.
Ung thư bao tử xảy ra nhiều nhất ở Columbia và Trung Quốc (China), nơi con vi trùng H. pylori làm bạn với hơn nửa dân số ngay từ thời họ còn thơ ấu. Hiển nhiên, nơi những người bị con H. pylori làm bạn kinh niên, hiểm nguy bị ung thư bao tử tăng cao. Tại Mỹ, từ thập niên 1930, ung thư bao tử đang giảm dần, do những người trẻ tại Mỹ ít bị H. pyloriđánh bạn hơn những nơi khác. Đời sống tại Mỹ vệ sinh hơn.
Ung thư bao tử cũng gây đau, hoặc chỉ mơ hồ khó chịu vùng bụng trên. Ung thư bao tử có thể khiến người bệnh xuống cân vì ăn không ngon, ói mửa hoài, khó nuốt, thiếu máu, ....
Đau, khó chịu vùng bụng trên, hoặc đầy hơi sau khi ăn, ăn chút đã mau no gây do nhiều nguyên nhân lắm:
- Do dùng các thuốc Aspirine, thuốc đau nhức “chống viêm không có chất steroid” (Advil, Motrin, Aleve, Naprosyn, ...), thuốc có chất steroid như Prednisone.
- Bệnh của thực quản: như bệnh dội ngược bao tử-thực quản.
- Bệnh bao tử: loét bao tử, ung thư bao tử, bệnh không loét mà đau, ...
- Bệnh tá tràng: loét tá tràng.
- Bệnh gan, túi mật: viêm gan, ung thư gan, sạn túi mật, ...
- Bệnh tuyến tụy tạng (pancreas, một cơ quan nằm ở bụng trên, ngay sau bao tử): suy tụy tạng, ung thư tụy tạng, ...
Song đến 60% (hơn một nửa) những trường hợp đau hoặc khó chịu vùng bụng trên kinh niên hoặc tái phát, cứ làm phiền nhiều người chúng ta hoài mà không do một nguyên nhân nào rõ rệt. Các bác sĩ bảođây là cái đau “cơ năng” (functional dyspepsia), không do một nguyên nhân nào rõ rệt, hoặc nguyên nhân chưa thể tìm ra, với những phương pháp trắc nghiệm y khoa chúng ta hiện đang có [tựa như chứng nhức đầu căng thẳng (tension headache), tuy phim chụp bình thường, song cứ khiến ta đau tớiđau lui].
Bệnh dội ngược bao tử-thực quản
Dội ngược bao tử-thực quản (gastro-esophageal reflux) là một bệnh rất hay xảy ra.
Thức ăn sau khi được nhai nát trong miệng, được đẩy vào cổ họng, và xuống thực quản (esophagus) khi ta nuốt. Thực quản dẫn thức ăn xuống bao tử. Giá thức ăn cứ ở yên trong bao tử, chờ bao tử bóp, xay, giã, nghiền, rồi đẩy nó xuống tá tràng (duodenum, đoạn ruột non nối liền với bao tử), đã không có chuyện. Song nếu thức ăn từ bao tử lại dội, trào ngược lên thực quản, ta sẽ có những triệu chứng của bệnh dội ngược bao tử-thực quản.
Triệu chứng của bệnh rất đa dạng. Triệu chứng hay xảy ra nhất là nóng ngực (heartburn). Nóng ngực thường xảy ra sau khi ăn. Ta có cảm giác nóng ở vùng bụng trên hay vùng giữa ngực đằng sau xương ức. Cảm giác nóng có thể lan lên đến vùng cổ họng. Các triệu chứng điển hình khác của bệnh: ợ hơi, ợ chua hay ợ cả thức ăn lên miệng, khó nuốt thức ăn. Bệnh dội ngược bao tử-thực quản kinh niên cũng có thể cho những triệu chứng khác như khan tiếng (nhất là vào buổi sáng), đau hay khó chịu cổ họng kinh niên, ho, khò khè ban đêm.
Có khi, bệnh dội ngược bao tử-thực quản chỉ cho triệu chứng mơ hồ, gây đau, khó chịu vùng bụng trên.
Bệnh loét bao tử hoặc loét tá tràng
Bệnh loét tá tràng (duodenal ulcer) xảy ra nhiều hơn bệnh loét bao tử (gastric ulcer). Bị loét tá tràng, ta hay đau vùng bụng trên, ở giữa hoặc phía bên phải, khoảng giữa các bữa ăn khi bụng trống (empty stomach), và vào lúc sáng sớm. Loét bao tử hay gây đau sau khi ăn.
Các cơn đau do loét tá tràng hoặc loét bao tử nong nóng (burning pain) như có lửa đốt vùng bụng trên, hoặc căn cắn (gnawing pain) như có con gì trong bao tử nó gặm gặm. Đau kéo dài nhiều phút tới nhiều giờ. Bạn ăn vào, hoặc dùng những thuốc chống chất acid (antacids) như Maalox, Mylanta, ..., đau thấy dịu đi.
Nhiều trường hợp bệnh loét bao tử hoặc loét tá tràng, triệu chứng không hề điển hình như đã tả trên.
Những năm gần đây, người ta nhận thấy trong bao tử của hầu hết những người bị loét tá tràng (hơn 95%), và của đa số (80%) những người bị loét bao tử, có sự hiện diện của một vi trùng hình xoắn có tên Helicobacter pylori (H. pylori). Rất nhiều trường hợp loét bao tử hoặc loét tá tràng, sau khi được chữa bằng trụ sinh để diệt con vi trùng này, bệnh khỏi hẳn, không còn tái phát.
Bệnh “không loét mà đau”
“Không loét mà đau” (nonulcer dyspepsia) là bệnh cho triệu chứng rất giống bệnh loét bao tử hoặc bệnh loét tá tràng, song lạ lắm, khi chụp phim hoặc soi đường tiêu hóa trên (gồm thực quản, bao tử và tá tràng), bác sĩ nào thấy có vết loét ở đâu. Tìm hiểu bằng nhiều cách, cũng không thấy có bệnh gì khác có thể giải thích cái đau của người bệnh.
So với bệnh loét bao tử và loét tá tràng (có vết loét nhìn thấy trong bao tử hoặc tá tràng đàng hoàng), “không loét mà đau” xảy ra nhiều gấp đôi, tính ra, làm khổ đến 20-30% người lớn chúng ta. Nó là một trong những nguyên nhân gây cái đau cơ năng (functional pain) vùng bụng trên. Nguyên nhân gây bệnh “không loét mà đau” người ta chưa rõ. Khác với các bệnh loét bao tử và loét tá tràng, rất chịu các thuốc bao tử (như Maalox, Mylanta, Tagamet, Zantac, Pepcid, Axid, Prilosec, Prevacid), khi dùng các thuốc này để chữa cho những người bị bệnh “không loét mà đau”, có người thì bớt, người khác lại không.
Ung thư bao tử
Càng có tuổi, chúng ta càng dễ bị ung thư bao tử.
Ung thư bao tử xảy ra nhiều nhất ở Columbia và Trung Quốc (China), nơi con vi trùng H. pylori làm bạn với hơn nửa dân số ngay từ thời họ còn thơ ấu. Hiển nhiên, nơi những người bị con H. pylori làm bạn kinh niên, hiểm nguy bị ung thư bao tử tăng cao. Tại Mỹ, từ thập niên 1930, ung thư bao tử đang giảm dần, do những người trẻ tại Mỹ ít bị H. pyloriđánh bạn hơn những nơi khác. Đời sống tại Mỹ vệ sinh hơn.
Ung thư bao tử cũng gây đau, hoặc chỉ mơ hồ khó chịu vùng bụng trên. Ung thư bao tử có thể khiến người bệnh xuống cân vì ăn không ngon, ói mửa hoài, khó nuốt, thiếu máu, ....
“Dyspepsia”, làm thế nào cho phải?
“Bác sĩ ơi,độ 2 tuần nay, tôi hay bị đau vùng bụng trên. Cứ 1-2 ngày lại đau. Thường thì sau khi ăn vài tiếng, tôi bị đau, và cơn đau kéo dài độ hơn nửa giờ, nhưng có lúc đau cả về đêm. Có khi nó không đau nhiều, chỉ hơi ngầm ngầm khó chịu. Tôi tưởng tôi đói, kiếm cái gì ăn vào, thì thấyđỡ đau hơn. Chắc bao tử tôi bịyếu? Vài tháng nay, tôi hay đau đi đau lại như vậy”.
Bao tử bạn không “yếu”, nhưng bạn bị “dyspepsia”, có thể do loét tá tràng. Song loét tá tràng, loét bao tử, bệnh dội ngược bao tử-thực quản, ung thư bao tử, rồi bệnh “không loét mà đau”, đều có thể cho triệu chứng giống nhau, ta nên làm thế nào bây giờ?
A, đầu tiên, xin hỏi bạn, mấy tuần nay, bạn có dùng thuốc Aspirine, hoặc các thuốc Advil, Motrin, Aleve, Naprosyn, ... Không, tốt, nếu có, ta nên ngưng chúng đi thôi. Xin lỗi, năm nay bạn bao nhiêu tuổi, nếu đã 45 hay hơn, ta nên cảnh giác, nghĩ nhiều đến bệnh ung thư bao tử. Rồi, bạn có những triệu chứng báo động (“alarm symptoms”) sau không: ăn không ngon miệng, xuống cân, ói mửa, khó nuốt, chảy máu đường tiêu hóa, ..., có bác sĩ nào nói bạn bị thiếu máu?
Theo lời khuyên của Hội chuyên khoa đường tiêu hóa Hoa-kỳ, nếu bạn mới bị đau, khó chịu bụng trên trong thời gian gần đây thôi, và thêm vào đó, có những triệu chứng báo động (ăn không ngon miệng, xuống cân, ói mửa, khó nuốt, ...), ta chẳng nên chờ gì nữa, nhờ ngay bác sĩ chuyên khoa đường tiêu hóa soi thực quản, bao tử, và tá tràng cho bạn, xem có gì lạ. Nói dại, nhỡ bị ung thư bao tử, ta cần khám phá thực sớm.
Còn nếu bạn không có những triệu chứng báo động kể trên, chúng ta có thể thư thả, và, theo Hội chuyên khoa tiêu hóa Hoa-kỳ, có 4 cách để giải quyết vấn đề của bạn:
Cách thứ I:
Thử dùng thuốc khiến bao tử bớt tiết chất acid (antisecretory drugs) như các thuốc Tagamet, Zantac, Pepcid, Axid, Prilosec, ...
Dùng những thuốc trên một thời gian, không có kết quả, ta sẽ chụp phim hoặc soi đường tiêu hóa trên sau (đường tiêu hóa trên, upper gastrointestinal tract, hay được gọi tắt UGI, gồm thực quản, bao tử, tá tràng).
Cách thứ II:
Chụp phim hoặc soi đường tiêu hóa trên ngay để tìm hiểu vấn đề, thay vì thử dùng thuốc trước một thời gian. Tìm thấy gì, ta sẽ tùy đó mà chữa.
So với chụp phim, phương pháp soi thực quản, bao tử, và tá tràng cho ta những kết quả chính xác hơn, nên với người đã 45 tuổi, Hội chuyên khoa tiêu hóa Hoa-kỳ khuyên ta nên soi thay vì chụp phim.
Cách thứ III:
Làm trắc nghiệm để tìm xem trong bao tử bạn có vi trùng H. pylori hay không. Nếu quả trong bao tử bạn có vi trùng H. pylori, bác sĩ cứ thử chữa bạn với các cách chữa để diệt con vi trùng này. Chữa trị như vậy, chứng đau, khó chịu bụng trên của bạn biến mất, quý hóa quá, ta không cần phải làm gì thêm. Nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục bị đau, khó chịu vùng bụng trên như trước, chẳng thấy bớt tí nào ư, lúc đó ta chụp hoặc soi đường tiêu hóa trên vẫn chưa muộn.
Ngược lại, trắc nghiệm cho thấy bao tử bạn “sạch”, không có vi trùng H. pylori, nhất là bạn còn trẻ, không có triệu chứng báo động nào cả, ta có thể tạm yên tâm, và thử chữa với các thuốc như Tagamet, Zantac, Pepcid, Axid, Prilosec, Prevacid. Sau 8 tuần, bạn vẫn không thuyên giảm, rồi, đây là lúc ta nên soi đường tiêu hóa trên để có định bệnh rõ rệt, xem có cái gì nó làm bạn đau, hoặc thực ra, chỉ là bệnh “không loét mà đau” (nonlulcer dyspepsia), còn thực quản, bao tử, và tá tràng bạn vẫn tốt nguyên. Thêm vào đấy, nếu có chút nghi ngờ, không biết bạn có bị sạn túi mật, ung thư gan, hoặc ung thư tụy tạng, bác sĩ sẽ cho làm siêu âm, và có khi cả phim Cat scan nữa cho chắc ăn.
Trong 3 cách kể trên, tùy bạn thích cách nào, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề. Cách thứ I, cứ thử dùng thuốc (nếu bạn vẫn khỏe, không có những triệu chứng báo động), không bớt tính sau, tương đối rẻ nhất. Cách thứ II, chụp phim hoặc soi ngay cho chắc ăn, khiến ta yên tâm, song đắt hơn cách I (soi thì chắc hơn, và cũng đắt hơn chụp). Cách thứ III, đi tìm vi trùng H. pylori trước, rồi chữa bằng các thuốc diệt con vi trùng này, cũng không phải rẻ.
Dyspepsia xảy ra rất nhiều, làm phiền lòng không ít người chúng ta. Đa số là do nguyên nhân tại bao tử, trong đó bệnh “không loét mà đau” xảy ra nhiều nhất, thỉnh thoảng cũng do những chuyện ngoài bao tử. Chữa và tìm hiểu, nếu không phải bệnh bao tử, chúng ta xoay tìm những nguyên nhân khác. Cũng may dyspepsia thường là do những nguyên nhân lành.
Bao tử bạn không “yếu”, nhưng bạn bị “dyspepsia”, có thể do loét tá tràng. Song loét tá tràng, loét bao tử, bệnh dội ngược bao tử-thực quản, ung thư bao tử, rồi bệnh “không loét mà đau”, đều có thể cho triệu chứng giống nhau, ta nên làm thế nào bây giờ?
A, đầu tiên, xin hỏi bạn, mấy tuần nay, bạn có dùng thuốc Aspirine, hoặc các thuốc Advil, Motrin, Aleve, Naprosyn, ... Không, tốt, nếu có, ta nên ngưng chúng đi thôi. Xin lỗi, năm nay bạn bao nhiêu tuổi, nếu đã 45 hay hơn, ta nên cảnh giác, nghĩ nhiều đến bệnh ung thư bao tử. Rồi, bạn có những triệu chứng báo động (“alarm symptoms”) sau không: ăn không ngon miệng, xuống cân, ói mửa, khó nuốt, chảy máu đường tiêu hóa, ..., có bác sĩ nào nói bạn bị thiếu máu?
Theo lời khuyên của Hội chuyên khoa đường tiêu hóa Hoa-kỳ, nếu bạn mới bị đau, khó chịu bụng trên trong thời gian gần đây thôi, và thêm vào đó, có những triệu chứng báo động (ăn không ngon miệng, xuống cân, ói mửa, khó nuốt, ...), ta chẳng nên chờ gì nữa, nhờ ngay bác sĩ chuyên khoa đường tiêu hóa soi thực quản, bao tử, và tá tràng cho bạn, xem có gì lạ. Nói dại, nhỡ bị ung thư bao tử, ta cần khám phá thực sớm.
Còn nếu bạn không có những triệu chứng báo động kể trên, chúng ta có thể thư thả, và, theo Hội chuyên khoa tiêu hóa Hoa-kỳ, có 4 cách để giải quyết vấn đề của bạn:
Cách thứ I:
Thử dùng thuốc khiến bao tử bớt tiết chất acid (antisecretory drugs) như các thuốc Tagamet, Zantac, Pepcid, Axid, Prilosec, ...
Dùng những thuốc trên một thời gian, không có kết quả, ta sẽ chụp phim hoặc soi đường tiêu hóa trên sau (đường tiêu hóa trên, upper gastrointestinal tract, hay được gọi tắt UGI, gồm thực quản, bao tử, tá tràng).
Cách thứ II:
Chụp phim hoặc soi đường tiêu hóa trên ngay để tìm hiểu vấn đề, thay vì thử dùng thuốc trước một thời gian. Tìm thấy gì, ta sẽ tùy đó mà chữa.
So với chụp phim, phương pháp soi thực quản, bao tử, và tá tràng cho ta những kết quả chính xác hơn, nên với người đã 45 tuổi, Hội chuyên khoa tiêu hóa Hoa-kỳ khuyên ta nên soi thay vì chụp phim.
Cách thứ III:
Làm trắc nghiệm để tìm xem trong bao tử bạn có vi trùng H. pylori hay không. Nếu quả trong bao tử bạn có vi trùng H. pylori, bác sĩ cứ thử chữa bạn với các cách chữa để diệt con vi trùng này. Chữa trị như vậy, chứng đau, khó chịu bụng trên của bạn biến mất, quý hóa quá, ta không cần phải làm gì thêm. Nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục bị đau, khó chịu vùng bụng trên như trước, chẳng thấy bớt tí nào ư, lúc đó ta chụp hoặc soi đường tiêu hóa trên vẫn chưa muộn.
Ngược lại, trắc nghiệm cho thấy bao tử bạn “sạch”, không có vi trùng H. pylori, nhất là bạn còn trẻ, không có triệu chứng báo động nào cả, ta có thể tạm yên tâm, và thử chữa với các thuốc như Tagamet, Zantac, Pepcid, Axid, Prilosec, Prevacid. Sau 8 tuần, bạn vẫn không thuyên giảm, rồi, đây là lúc ta nên soi đường tiêu hóa trên để có định bệnh rõ rệt, xem có cái gì nó làm bạn đau, hoặc thực ra, chỉ là bệnh “không loét mà đau” (nonlulcer dyspepsia), còn thực quản, bao tử, và tá tràng bạn vẫn tốt nguyên. Thêm vào đấy, nếu có chút nghi ngờ, không biết bạn có bị sạn túi mật, ung thư gan, hoặc ung thư tụy tạng, bác sĩ sẽ cho làm siêu âm, và có khi cả phim Cat scan nữa cho chắc ăn.
Trong 3 cách kể trên, tùy bạn thích cách nào, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề. Cách thứ I, cứ thử dùng thuốc (nếu bạn vẫn khỏe, không có những triệu chứng báo động), không bớt tính sau, tương đối rẻ nhất. Cách thứ II, chụp phim hoặc soi ngay cho chắc ăn, khiến ta yên tâm, song đắt hơn cách I (soi thì chắc hơn, và cũng đắt hơn chụp). Cách thứ III, đi tìm vi trùng H. pylori trước, rồi chữa bằng các thuốc diệt con vi trùng này, cũng không phải rẻ.
Dyspepsia xảy ra rất nhiều, làm phiền lòng không ít người chúng ta. Đa số là do nguyên nhân tại bao tử, trong đó bệnh “không loét mà đau” xảy ra nhiều nhất, thỉnh thoảng cũng do những chuyện ngoài bao tử. Chữa và tìm hiểu, nếu không phải bệnh bao tử, chúng ta xoay tìm những nguyên nhân khác. Cũng may dyspepsia thường là do những nguyên nhân lành.
Wednesday, June 26, 2013
Đầu tư vào hạ tầng nào?
Đầu tư vào hạ tầng nào?
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
Công nhân Trung Cộng vận chuyển thép tại một bến tàu ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Cộng hôm 15/6/2013. AFP photo
Biến động tài chính gần đây tại Trung Cộng, khi đà tăng trưởng sẽ còn giảm, khiến người ta nêu câu hỏi về chiến lược phát triển dựa trên đầu tư và tín dụng của nền kinh tế hạng nhì thế giới. Tìm hiểu về câu hỏi đó, chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa đề nghị một cách nhìn khác vào đối tượng của đầu tư.
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thế hệ thứ năm vừa lên lãnh đạo Trung Cộng đã đối mặt với một viễn ảnh là đà tăng trưởng kinh tế hết còn như xưa, trong khi ấy, núi nợ tín dụng tích lũy từ năm năm nay để kích thích tăng trưởng lại dẫn đến khủng hoảng tài chính vào mấy năm tới. Ngay trước mắt thì nạn ách tắc tín dụng vì ngân hàng thiếu thanh khoản và lãi suất tăng vọt đã đánh sụt giá cổ phiếu Trung Cộng và đang gây chấn động toàn cầu.
Thưa ông, từ nhiều năm nay, ông thường nêu ra những hiện tượng tiêu cực của kinh tế Trung Cộng như tình trạng nợ nần hay đà tăng trưởng chỉ có lượng mà thiếu phẩm để cảnh báo Việt Nam. Kỳ này, chúng tôi xin nêu câu hỏi là vì sao xứ này lại gặp trở ngại như vậy khi mới vượt qua Nhật Bản để là nền kinh tế hạng nhì thế giới? Hỏi cách khác, phải chăng là chiến lược tăng trưởng bằng đầu tư rất mạnh đã đi hết sự vận hành của nó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là chúng ta phải đi lại từ đầu để nhìn thấy vấn đề căn bản của Trung Cộng, trước khi phê phán sự hay dở của chiến lược kinh tế mà lãnh đạo xứ này áp dụng sau khi tiến hành cải cách từ đầu năm 1979. Vì địa dư hình thế, Trung Cộng có khu vực duyên hải dễ tiếp xúc với bên ngoài nên tương đối trù phú hơn và là nơi sinh hoạt của 450 triệu người. Còn lại là các tỉnh nội địa nghèo khổ lạc hậu, là nơi sinh sống của 900 triệu dân.
Vì luật pháp vẫn mơ hồ, nạn bội tín, xù nợ và không tôn trọng hợp đồng là quy luật phổ biến và cần sự xử lý của xã hội đen. Do đó, tăng trưởng của Trung Cộng chỉ có lượng mà thiếu phẩm. -Nguyễn-Xuân Nghĩa
Thật ra, xứ này còn nghèo và khi cải cách thì dễ đạt tốc độ cao như các nước khác. Với dân số hơn một tỷ ba trăm triệu người, mức tăng trưởng ấy có thể khiến Trung Cộng có sức nặng kinh tế đáng kể. Nhưng, khi ra sức đầu tư rất mạnh bằng công chi và tín dụng họ vẫn chưa giải quyết được bài toán nguyên thủy về địa dư hình thể và lại duy trì một chế độ chính trị tập quyền, nên càng gây khó khăn cho yêu cầu phát triển hài hòa.
Vũ Hoàng: Hình như ông vừa tóm lược định đề khách quan của hoàn cảnh vật chất rồi nói đến sự bất toàn của hệ thống chính trị Trung Cộng. Bây giờ, trở lại chiến lược tăng trưởng bằng đầu tư thì ta có thể rút tỉa được bài học gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, về đại thể khi xét đến thành tố của Tổng sản lượng kinh tế qua ngả chi phí thì đấy là kết số của đầu tư, tiêu thụ và cán cân thương mại, là sai số giữa xuất khẩu trừ nhập khẩu. Trung Cộng chọn hai đầu máy tăng trưởng là đầu tư và xuất khẩu, còn tiêu thụ lại quá ít, chỉ ở khoảng 35-37% so với khoảng 50% là tỷ lệ được coi là cân bằng hơn. Vì sức mạnh chính của mức tăng trưởng là đầu tư, có khi lên tới 48% Tổng sản lượng, người ta mới nói là Trung Cộng đầu tư quá nhiều để đạt một kết quả thật ra là không tương xứng. Nôm na là phải đầu tư gần bốn ngàn tỷ mà chỉ để nâng sản lượng được 640 tỷ thì quả là quá tốn kém.
Nhưng ta có thể nhìn vào lượng đầu tư qua cách khác. Nếu lấy tổng số tài sản cố định hay tư bản dành cho sản xuất mà chia cho dân số lao động thì ta thấy sức đầu tư bình quân của Trung Cộng còn quá ít, chỉ bằng 7-8% của Mỹ hay Nhật mà thôi. Vì vậy, bảo rằng họ đầu tư nhiều quá hay ít quá vẫn chưa làm sáng tỏ vấn đề. Vấn đề ở đây là Trung Cộng còn quá nghèo, cho nên dù có giành lại một số đầu tư rất lớn thì loại phương tiện sản xuất ấy chưa thể so sánh với các nước tiên tiến, hay thậm chí một nước tân hưng như Nam Hàn. Chính vì vậy mà mình mới phải nói đến phẩm chất hay hiệu suất của đầu tư.
Vũ Hoàng: Chúng tôi hiểu ra cách đặt vấn đề của ông. Nếu lấy tổng số thiết bị và vật liệu cho sản xuất mà chia cho lực lượng lao động, giả dụ như 800 triệu người tại Trung Cộng thì bình quân một công nhân xứ này chỉ sử dụng mức đầu tư có vài nghìn bạc so với cả chục vạn của người Nhật, người Mỹ. Phải chăng vì thế người ta mới cần chú ý đến phẩm hơn là lượng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng vậy, và vấn đề thật của Trung Cộng là đã nghèo mà còn xài hoang và gây lãng phí trong đầu tư. Tôi sẽ lần lượt giải thích vì đấy cũng là một tệ nạn của kinh tế Việt Nam.
Khi theo đuổi chiến lược đầu tư mạnh nhờ công chi và nhất là tín dụng như chúng ta nhắc đến trong chương trình tuần trước, Trung Cộng lần lượt dồn phương tiện cho các tập đoàn kinh tế nhà nước, rồi các tỉnh và các đại gia có quan hệ với giới chức cầm quyền để thực hiện cả triệu dự án được ghi vào thống kê như sản lượng làm thế giới khâm phục. Nhưng kết quả thực tế là gì?
Là các tập đoàn công nghiệp nhà nước có tiền bèn áo dạt đổ ra những phương tiện sản xuất dư thừa như xi măng, sắt, thép, v.v.... được bút ghi là sản lượng mà để chất đống vì bán không chạy. Thứ hai, là các tỉnh ráo riết xây dựng hạ tầng vật chất như cầu đường, phi đạo, sân vận động, thiết lộ, đường xe lửa cao tốc vắng khách và không sinh lời. Kết quả khác là tín dụng quá rẻ đã trút các dự án gia cư hay bất động sản, tức là thổi lên bong bóng địa ốc với những thương xá ế ẩm hay các biệt thự quá đắt và vắng như chùa Bà Đanh. Trong ý nghĩa đó thì quả là Trung Cộng đầu tư quá nhiều, lại còn gây ra nạn tham ô, lãng phí và làm hư hại môi sinh....
Rào cản "Độc tài"
Người dân Trung Cộng trên đường phố ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 6 năm 2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Đã thế, như một lần diễn đàn của chúng ta đã nói tới, nhiều gia đình Trung Cộng lại khó tìm trường cho con em. Mà khi đã có thì phải trả học phí rất cao và còn phải đem bàn học vào lớp vì trường thiếu phương tiện. Thưa ông, đấy có phải là một thiếu hụt đẩu tư không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ông vừa nêu ra một vấn đề điển hình về nhược điểm của Trung Cộng.
Trước hết, ta nên phân biệt hai loại tư bản hay đầu tư. Một đằng là đầu tư vào hạ tầng vật chất hoặc tư bản vật thể. Đằng kia là hạ tầng cơ sở tinh thần hay tư bản xã hội. Xây dựng cầu đường, cống rãnh, hệ thống hủy thải phế vật, v.v... là đầu tư vào hạ tầng vật chất thì Trung Cộng làm quá nhiều nên mới có biểu hiệu của tăng trưởng mà thật ra lại dư dôi. Nhưng hạ tầng cơ sở tinh thần hay tư bản xã hội như luật lệ, quyền tư hữu, như giáo dục, kể cả công dân giáo dục hay quy ước sử dụng hạ tầng vật chất thì bị xao lãng. Do tâm lý cha chung không ai khóc, công ốc xây lên có thể biến ra đống rác, nhà máy là trung tâm ô nhiễm, đường phố là nơi khạc nhổ tự do.
Quan trọng nhất, vì luật pháp vẫn mơ hồ, nạn bội tín, xù nợ và không tôn trọng hợp đồng là quy luật phổ biến và cần sự xử lý của xã hội đen. Do đó, tăng trưởng của Trung Cộng chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Việt Nam cũng bị nguy cơ này.
Vũ Hoàng: Nhìn như vậy thì ta có thể thấy ra yêu cầu đầu tư về dân trí hay dân khí. Xây dựng hạ tầng vật chất mà thiếu luật lệ, định chế hay quy ước sinh hoạt văn minh thì quốc gia vẫn chưa thể phát triển được. Bây giờ, ta trở lại bài toán địa dư hình thể Trung Cộng là các tỉnh bên ngoài và bên trong, thưa ông, họ đầu tư để giải quyết bài toán này ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ 15 năm nay, ba thế hệ lãnh đạo Bắc Kinh thấy ra nan đề địa dư này mà giải quyết không được. Lý do thứ nhất là đầu tư vào vùng duyên hải thì sớm có kết quả hơn là vào các tỉnh hoang vu lạc hậu trong lục địa nên họ lại bị cảnh nước chảy chỗ trũng ở miền Đông và gây thêm bất công và dị biệt địa phương. Lý do thứ hai là ngày nay, nếu muốn nâng sức tiêu thụ của thị trường nội địa thì làm sao giúp cho 900 triệu người bên trong có thêm lợi tức? Khi trung ương muốn tập trung quyền lực để tái phân lợi tức cho dân nghèo thì đấy cũng là một cách đầu tư như rót tiền vào bên trong. Nhưng cách ấy không bền vì hết đầu tư là hết tiêu thụ và còn bị một trở ngại lớn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Cộng.
Vũ Hoàng: Thưa ông trở ngại đó là gì?
Nhờ nạn độc tài, thiểu số ở trên có quyền trưng thu bất chính theo lối kinh doanh "tầm tô", hoặc phát triển hệ thống tư bản thân tộc cho tay chân và mạng lưới móc ngoặc ấy trở thành những nhóm lợi ích. -Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta vừa nói đến việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở luật pháp, vào các định chế xã hội để nâng cao trình độ dân trí một cách đồng bộ với hạ tầng vật chất. Nhưng Trung Cộng và cả Việt Nam đều có nhược điểm chung là nạn độc tài. Nhờ nạn độc tài, thiểu số ở trên có quyền trưng thu bất chính theo lối kinh doanh "tầm tô", hoặc phát triển hệ thống tư bản thân tộc cho tay chân và mạng lưới móc ngoặc ấy trở thành những nhóm lợi ích. Quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước hay đảng ủy ở cấp tỉnh thành đều là đảng viên cao cấp, có vây cánh lên tới Bộ Chính Trị. Họ không chỉ cản trở cải cách mà còn tác động vào chính sách để duy trì nguyên trạng có lợi cho họ. Chính là do tác động của thiểu số có chức, có quyền và có thế lực tiền tài như vậy mà Trung Quốc cứ trút tiền vào loại hình đầu tư vật chất và gây lãng phí cho quốc dân.
Vũ Hoàng: Thưa ông, câu hỏi cuối cho một đề tài phức tạp, có phải là hệ thống chính trị hiện hành của Trung Cộng hay Việt Nam mới gây ra nạn thất quân bình trong đầu tư hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi nói đến đầu tư và cần so sánh giá trị của từng giải pháp hay dự án thì ta nghĩ đến hiệu suất của đầu tư, nôm na là tốn kém những gì để được những gì, bao giờ được và ai được, v.v.... Khởi đi từ trình độ thấp của một nước nghèo, các dự án đầu tư đều có kết quả dễ thấy như khi ta hái những trái chín ở cành thấp nhất nên tạo ra ấn tượng tăng trưởng và phát triển. Thế rồi chỉ mươi năm sau thì loại dự án đó đã có đủ và người ta cần lên cấp cao hơn nhờ loại dự án tinh vi khó khăn như khi phải bắc thang hái những trái chín ở cao hơn. Đấy là khó khăn chung của các nước đang phát triển và họ phải vượt qua bằng đầu tư vào hạ tầng xã hội để đạt hiệu suất cao hơn.
Nhưng tại các nước độc tài, thế lực của thiểu số đã trở thành những nhóm phản động, tức là cản trở sự tiến hóa, để trục lợi. Vì thế, đầu tư vào tư bản xã hội và hạ tầng cơ sở luật pháp hay giáo dục vẫn bị lãng quên. Do tình trạng này, Trung Cộng không thể đạt mức tăng trưởng 7-8% như trước đây và rất dễ bị loạn khi mà khủng hoảng tài chính và kinh tế bùng nổ. Việt Nam nên nhìn thấy nguy cơ đó mà rút tỉa bài học cho mình.
Vũ Hoàng: Cảm tạ ông Nghĩa về cách phân tích này.
Monday, June 24, 2013
Miss USA 2013
Miss USA 2013
|
Saturday, June 22, 2013
Thêm chi tiết chuyến đi của ông Đỗ Bá Tỵ
Thêm chi tiết chuyến đi của ông Đỗ Bá Tỵ
07:12 GMT - thứ
bảy, 22 tháng 6, 2013
Vào ngày Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, Thượng
tướng Đỗ Bá Tỵ, kết thúc chuyến thăm Mỹ của mình, các nguồn tin hai
bên cho biết thêm chi tiết về chuyến đi.
Ông Tỵ ở Mỹ sáu ngày từ 17/6-22/6, trong đó ông có chuyến thăm lần
đâu tiên tới Ngũ Giác Đài.
Tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Đỗ Bá Tỵ đã có cuộc gặp
với Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, vào
sáng ngày thứ Năm 20/6.
Hai đoàn đã có cuộc hội đàm, trong đó "ngoài các vấn đề khu vực
[châu Á-Thái Bình Dương], hai ông Dempsey và Đỗ Bá Tỵ còn thảo luận
về chính sách chuyển dịch trọng tâm về khu vực của chính quyền
Obama", theo thông cáo từ phía Mỹ.
Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam thì tường thuật rằng "hai bên đã
trao đổi về một số tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm".
Ông Đỗ Bá Tỵ, người cũng giữ chức thứ trường Quốc phòng, khẳng
định: "Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ toàn diện với Hoa Kỳ, trong đó có
quan hệ về quốc phòng".
Theo ông Tỵ, chuyến đi của ông "là dịp để tăng cường quan hệ hữu nghị và
hiểu biết lẫn nhau giữa quân đội hai nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc
phòng lên một bước mới".
Ông bày tỏ hy vọng hai bên tiếp tục phát triển bản Thỏa thuận thúc đẩy
hợp tác quốc phòng đã ký kết.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ khẳng định Việt Nam "sẽ làm hết sức mình" để
thúc đẩy quan hệ Asean-Mỹ.
Tăng cường phối hợp
Tuy không có chi tiết nào đột phá nhưng một điểm đáng chú ý, là
thứ trưởng quốc phòng Việt Nam đề nghị hai nước "tăng cường phối hợp trên
các diễn đàn đa phương" để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, "trước hết
trong cơ chế hợp tác giữa các nước Asean và các nước đối tác", trong đó có Trung
Cộng.
Về phần mình, Đại tướng Martin Dempsey bày tỏ ủng hộ giải quyết tranh
chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có
Công ước của LHQ về Luật Biển 1982.
Ông cũng nói Mỹ mong muốn Asean và Trung Cộng sớm xây dựng được Bộ Quy tắc
ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
"Hai bên trong thời gian tới cần phối hợp thật tốt trên các diễn đàn đa phương để cùng nhau góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, trước hết trong cơ chế hợp tác giữa các nước Asean và các nước đối tác." Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ
Đoàn của Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam có các tướng lĩnh
cao cấp như Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không
quân; Trung tướng Phạm Ngọc Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Quốc
phòng; Chuẩn Đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân; Thiếu
tướng Phạm Hữu Mạnh, Chánh văn phòng Bộ Tổng Tham mưu; và Thiếu tướng Vũ Chiến
Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại.
Báo Quân đội Nhân dân cho hay trong thời gian ở Mỹ đoàn đã đến thăm Đại
học Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hạm đội 3, Cảnh sát biển thành phố San Diego, Đơn vị
tìm kiếm cứu nạn và Bộ Tư lệnh Quân đoàn I.
Tin từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn I Hoa Kỳ nói Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã
tới thăm căn cứ liên quân Lewis-McChord, bang Washington, hôm 18/6.
Tại đó, ông đã được Trung tướng Robert Brown, Chỉ huy trưởng Quân
đoàn I, đón tiếp và nghe trình bày về chiến lược chuyển dịch trọng
tâm sang châu Á-Thái Bình Dương của quân đội Mỹ.
Tướng Tỵ cùng đoàn tháp tùng đã tham viếng cơ sở tại căn cứ
Lewis-McChord.
Chuyển hướng sang Đông Nam Á
Trong cuộc gặp, Tướng Brown nói với phía Việt Nam: “Chúng tôi muốn
chuyển dịch sang Đông Nam Á".
"Đây là nơi chúng tôi chưa có điều kiện có mặt vì tham gia vào các
nơi khác trên thế giới."
Ông Robert Brown khẳng định: "Chính sách chuyển hướng của quân đội
sẽ là tăng cường lực lượng ở Đông Nam Á để hợp tác với các đối tác
tuyệt vời như quý vị".
Tướng Brown cho đoàn Việt Nam xem một bản đồ có gắn bảy ngôi sao,
là nơi diễn ra các cuộc tập trận chung lớn có mặt quân đội Mỹ: Trung
tâm Huấn luyện Yakima ở tiểu bang Washington, Australia, Thái Lan, Nhật Bản,
Nam Hàn, Philippines, và Hawaii.
Ông nói: “Nếu thêm được một ngôi sao nữa ở đây, ở Việt Nam, thì
thật là tuyệt vời".
Theo vị chỉ huy Quân đoàn I, điểm quan trọng trong tương lai sẽ là cơ
hội tập luyện chung với nhau, ở Mỹ hay ở Việt Nam hoặc ở cả hai
nơi.
Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố không liên minh quân sự với nước nào
và chưa có ý định tham gia tập trận chung.
Một chi tiết gây tò mò trong Bấm bản tin đăng trên website của
Bộ Lục quân Mỹ là ông Đỗ Bá Tỵ hỏi ông Brown liệu phía Mỹ
có tìm cách gây ảnh hưởng tới chuyện nội bộ các nước hay không.
Tướng Brown giải thích rằng mục tiêu của chiến lược chuyển trọng
tâm không phải là can thiệp hay gây ảnh hưởng với chuyện nội bộ trong
khu vực, mà là hoạt động thuần túy về phương diện quân sự, nhắm tới
xây dựng quan hệ thân cận để ngăn ngừa xung đột.
“Không có gì các nước không giải quyết được khi hợp tác với nhau,"
ông nói, hàm ý nhắc tới các đe dọa như cướp biển, khủng bố và thiên
tai.
Tuy trước mắt Việt Mỹ chưa có kế hoạch tập trận chung, hai bên có
thể cùng tham gia huấn luyện gìn giữ hòa bình và quân
y.
Các bài liên quan
Subscribe to:
Posts (Atom)