Thursday, September 26, 2013

Các loại thuốc dùng chung có thể chữa viêm gan siêu vi C

Các loại thuốc dùng chung có thể chữa viêm gan siêu vi C
Bác sĩ Anthony Fauci Giám đốc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ
Bác sĩ Anthony Fauci Giám đốc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ
 
CỠ CHỮ- +
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ít nhất cũng có 150 triệu người trên thế giới bị bệnh viêm gan mạn tính gọi là Viêm gan siêu vi C. Bệnh này có đủ mọi mức độ từ nhẹ tới gây tử vong. Thông tín viên VOA Carol Pearson tường thuật rằng trong lúc không có loại vắc-xin nào để ngăn ngừa nó, các nhà khảo cứu đã tìm thấy một kết hợp các thuốc có thể chữa lành được các ca bệnh khó khăn.

Các nhà khảo cứu lâu nay vẫn tìm cách để chữa lành hay ngăn ngừa viêm gan siêu vi C, một bệnh hay lây và có thể  gây ra chứng suy gan, ung thư gan gây tử vong.

Bác sĩ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ  nói về bệnh đó như sau:

“Bệnh viêm gan siêu vi C mạn tính là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta phải ghép gan tại Hoa Kỳ.”

Bác sĩ Fauci lãnh đạo một cuộc khảo cứu tập trung vào các bệnh nhân sống trong những khu vực thành thị nghèo khó, hầu hết là người Mỹ gốc Châu Phi, đã mắc các bệnh gan. Những bệnh nhân này được sử dụng  một thuốc mới, sofosbuvir chưa được chứng nhận bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA. Ông cho biết:

“Sofosbuvir là một tác nhân đánh trực tiếp vào vi-rút viêm gan siêu vi C.  Nó tác động vào một trong những enzyme quan trọng đối với loại vi-rút này để tái tạo chính nó.”

Các bệnh nhân cũng nhận được rivavirin, một loại thuốc xưa hơn, chống lại viêm gan siêu vi C.

Sau khi được sử dụng cả hai loại thuốc trong một khoảng thời gian, có từ 50 tới 70% bệnh nhân được chữa lành, và các xét nghiệm sau đó thấy không có vi-rút viêm gan siêu vi C trong máu họ.

Liệu pháp này không dùng interferon, một loại thuốc thường hay chích để chống lại bệnh này.

Interferon có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khiến các nhà khảo cứu không muốn sử dụng, nhưng sự phối hợp các thuốc vừa thử chỉ có rất ít tác dụng phụ, và không có bệnh nhân nào phải bỏ cuộc, ngưng chữa trị.

Viêm gan siêu vi C được coi như một kẻ giết người thầm lặng bởi vì  hầu hết không biết mình bị nhiễm cho tới khi căn bệnh đã phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng hơn. Chẩn đoán sớm sẽ ngăn ngừa được ung thư gan hoặc suy gan, và có nhiều cơ may được chữa lành, đó là lý do tại sao Bác sĩ Fauci nói rằng tích cực kiểm tra bệnh cũng quan trọng như tìm được thuốc dễ sử dụng. Ông nói:

“Thúc đẩy người ta chẩn bệnh và nếu họ cần thì cho họ một chế độ điều trị, là một vấn đề  hết sức quan trọng của ngành y tế công cộng.”

Cuộc khảo cứu này được đăng trên tạp chí Journal of the American Medical Association.

'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia

'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia


1. Bai sach chrouk (Cơm thịt lợn)

Những miếng thịt lợn dày được nướng bằng than có vị ngọt đậm đà và được ăn kèm với cơm trắng. Một vài cửa hàng còn ướp thịt với sữa dừa hoặc tỏi.
Những miếng thịt lợn dày được nướng bằng than có vị ngọt đậm đà và được ăn với cơm trắng. Một vài cửa hàng còn ướp thịt với sữa dừa hoặc tỏi.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
2. Cá amok (Cá sốt)

Cá amok là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của Campuchia nhưng cũng rất phổ biến ở các nước lân cận. Việc cho thêm slok ngor, một loại thảo mộc địa phương có vị cay và đắng rất tinh tế, tạo nên điểm khác biệt cho cá amok Campuchia. Cá amok ở dạng kem đặc (mousse), là hỗn hợp của nước dừa tươi, kroeung, một loại bột cà ri Khmer làm từ cỏ chanh, sả, nghệ, tỏi, hẹ tây, riềng và gung
Tại các nhà hàng cao cấp, cá amok được hấp trong lá chuối và trình bày gọn gàng như một miếng kem. Trong khi những chỗ bình dân hơn, món này lại giống một nồi cà ri lỏng hơn là kem đặc.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
3. Cà ri Khmer

Ít cay hơn món cà ri của "hàng xóm" Thái Lan, cà ri Khmer có vị chủ yếu là cốt dừa chứ không phải ớt. Món này có nhiều phiên bản với thịt bò, thịt gà hoặc cá cùng đậu xanh, khoai tây, cốt dừa tươi, lá chanh và kroeung (sốt cà ri Khmer).
Cà ri Khmer thường được ăn cùng bánh mì và phục vụ trong những dịp đặc biệt ở Campuchia như đám cưới, họp mặt gia đình hay những ngày lễ tôn giáo như Pchum Ben.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
4. Lap Khmer (Gỏi bò Khmer)

Gỏi bò Khmer gồm những lát thịt bò thái mỏng ướp nước cốt chanh nấu tái hoặc chín trộn cùng sả, hành khô, tỏi, nước mắm, húng quế châu Á, bạc hà, đậu đũa và hạt tiêu xanh. Nam giới Campuchia rất thích món ăn này, đặc biệt là thịt bò phải thật tái. Tuy nhiên, trong các nhà hàng, thịt bò trong Lap Khmer thường được nướng.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
5. Nom banh chok (Mỳ Khmer)

Nom banh chok là món Campuchia được nhiều người ưa thích. Nó phổ biến đến mức có tên tiếng Anh đơn giản là "mỳ Khmer". Nom banh chok thường dùng làm bữa sáng. Du khách sẽ thường thấy những người phụ nữ gánh hàng rong bán Nom banh chok dạo trên đường phố.

Món này gồm mỳ, nước sốt cà ri làm từ cỏ chanh, rễ củ nghệ và một vài hương liệu khác. Lá bạc hà tươi, giá đỗ, đậu xanh, hoa chuối, dưa chuột và các loại rau khác thường được ăn kèm. Một phiên bản cà ri đỏ của món mỳ này thường chỉ dùng trong các dịp trang trọng hay đám cưới
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
5. Kdam chaa (Cua  rán)

Cua rán là món đặc biệt của những người dân miền biển Campuchia. Cua tươi ngon sẽ được rán cùng tiêu Kampot. Tiêu Kampot thơm ngon nổi tiếng trong giới sành ăn trên toàn thế giới. Mặc dù luôn có bán tiêu dạng khô ở khắp nơi, nhưng thưởng thức những hạt tiêu non, tươi trên đất Campuchia, bạn sẽ thấy hương vị thơm ngon hơn hẳn
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
7. Kiến cây đỏ xào thịt bò và húng quế

Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều loại côn trùng được dùng làm thức ăn ở Campuchia, trong đó có nhện. Nhưng món ăn được các du khách nước ngoài yêu thích nhất lại là kiến cây đỏ xào với thịt bò và húng quế. Kiến đủ kích cỡ khác nhau, nhiều con nhỏ đến mức khó có thể nhìn thấy được xào cùng gừng, hẹ tây và thịt bò thái mỏng.

Trong món xào này sử dụng rất nhiều ớt, tạo nên hương thơm đặc trưng. Kiến đỏ tạo vị chua rất hấp dẫn cho thịt bò. Kiến xào thường được dùng với cơm.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
8. Ang dtray-meuk (Mực nướng)

Ở những thị trấn ven biển như Sihanoukville và Kep, hình ảnh người bán hải sản dạo cùng lò than nướng nhỏ rất phổ biến. Họ nướng mực dọc theo bờ biển.  Mực được chải với nước chanh hoặc nước mắm, sau đó nướng trên xiên gỗ và chấm mắm Campuchia gồm tỏi, ớt, nước mắm, nước cốt chanh và đường.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
9. Trei bung kenh chhet (Cá rán chảo lửa)

Nước dừa tươi không được sử dụng trong tất cả các món ăn hàng ngày mà chỉ dành cho các món ăn dịp lễ tết đặc biệt. Món cá rán chảo lửa là một trong số đó. Cá được gián ròn sau đó cho vào đun trong chảo ngập nước dừa cà ri (gồm nước dừa, ớt và bột cà ri kroeung) cùng súp lơ và bắp cải. Món này thường ăn với cơm hoặc mỳ.
 
'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 
10. Cha houy teuk (Chè thạch rau câu)

Sau giờ học ở thủ đô Phnom Penh, học sinh vây quanh những quầy hàng rong trên phố để thưởng thức Cha houy teuk, món chè thạch rau câu có giá chỉ 1.000 riel (khoảng 5.000 đồng).

Bát chè thường có gạo nếp hoặc cao lương ngập trong nước cốt dừa và khoai môn, đậu đỏ, bí ngô, mít. Điểm đặc biệt nhất trong bát chè là những miếng thạch màu sắc sặc sỡ làm từ bột agar.

'Thực đơn' không thể bỏ qua khi đến Campuchia
 

Wednesday, September 25, 2013

CHUYỆN MỘT BÀI CA DAO CỔ

 
PHAN-VAN-CHO
 
alt
           
" Đi chợ tính tiền "
Một bài ca dao lục bát.
 
Bài đã được in làm Bài HọcThuộc Lòng cho học sinh lớp "sơ đẳng" (tức lớp 3) trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư năm 1948. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch ,rõ ràng việc chi tiêu với chồng.

          Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa, đồng thời nêu bật tính đảm đang, khéo vén của người phụ nữ xưa....sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với Ông giáo...  ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn, không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều không?) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.

         Đã hơn năm mươi năm, bây giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng... một ngày mưa ngồi buồn chợt nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn, nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi trong đầu của bài Học thuộc lòng thửa ấy.Bèn tìm giấy giải thử.

          Ngay câu thơ đầu tiên đã gặp ngay vấn nạn."Một quan tiền tốt mang đi".Một quan là bao nhiêu? Quan là đồng tiền cổ,những người muôn năm cũ  giờ không còn, biết hỏi ai đây? Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:
 
        Một quan là sáu trăm đồng.
        Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
(Thơ của Nguyễn Bính).
 
         Vận dụng cả 4 phép tính cộng trừ nhân chia,đảo xuôi ngược, lên xuống...mãi vẫn không đủ 600 đồng cho một quan tiền!  

          Lại phải đi tìm  trong lịch sử. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, dân Việt không có đồng tiền riêng. Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh Tiên Hoàng, niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo. Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt. Từ đó tiếp đến những triều đại sau đều theo .
          Đơn vị để tính tiền xưa gồm có: quan,tiền ,đồng.
Mỗi quan có giá trị là 10 tiền, mỗi tiền bằng bao nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại. Theo sử sách giá trị đồng tiền các thời đại như sau:           
1/ Năm 1225,vua Trần Thái Tông định phép dùng tiền. 1 quan bằng 10 tiền.1 tiền bằng 70 đồng.           
2/ Năm 1428 vua Lê Thái Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên.1 quan bằng 10 tiền.1 tiền bằng 50 đồng.            
3/ Năm 1439,vua Lê Thái Tông quy định 1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng.               
Như vậy 1 quan=10 tiền=600 đồng.

             Từ đó các triều đại về sau, mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này, cho đến cuối triều Nguyễn năm 1945. Chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu.

             Năm 1905, chính quyền bảo hộ Bắc kỳ  cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm. Loại tiền này mặt trước in chữ Pháp, mặt sau ghi chữ Hán, có giá trị tương đương các loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo, Minh Mệnh Thông Bảo, Thiệu Trị Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo.
            Trong những đời vua sau của nhà Nguyễn còn có thêm hai đồng tiền khác là Khải Định Thông Bảo và Bảo Đại Thông Bảo, hai loại tiền này không đúc như những đồng tiền xưa mà được dập bằng máy dập nhập từ nước Pháp.
            Đến đây chắc chắn là bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được. Ghi lại như sau, bên phải là các phép tính đã giải
 
 
ĐI CHỢ TÍNH TIỀN
 
 
 
Một quan tiền tốt mang đi,   
 600 Nàng mua những gì chàng tính chẳng ra.
Thoạt tiên mua ba tiền gà, -----------        3x60    =           180
Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu.  60+30+3    =            93
Trở lại mua sáu đồng cau,                                    =              6
Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau mười đồng.
 
                                                                                   (1,5x60)+10   =           100
Có gì mà tính chẳng thong?
Tiền rưỡi gạo tẻ,sáu đồng chè tươi.  60+30+6    =             96
Ba mươi đồng rượu chàng ơi,                              =            30
Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàn (30+20) =            50

Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn,kẻo chàng hồ nghi.   2x7         =           14
Hăm mốt (21) đồng bột nấu                                   =          21
Mười đồng nải chuối, chẵn thì một quan            =           10
                                                                  
                                                                CỘNG   =          600
Trong sách QVGKT, bên dưới bài học thuộc lòng này có 3 từ giải nghĩa, ghi nguyên văn như sau:
 
"GIẢI NGHĨA: Tiền tốt = tiền tiêu được.
                          Vàng      = đồ làm bằng giấy cúng rồi đốt đi.
                          Hồ nghi = ngờ vực,không biết rõ".
        
Những giải nghĩa này chỉ để giải thích cho lớp học trò tóc còn để chỏm, dễ hiểu,dễ nhớ. Đi chợ tất phải đem theo tiền, tiền phải có giá trị trong mua bán... là chuyện đương nhiên. Nhưng sao gọi là tiền tốt? Một bài cao dao được lưu truyền, được in trong sách giáo khoa từ lúc ra đời (Bản in đầu tiên năm 1927) đến lúc cải tiến thay đổi, không lẽ vì bí vần mà viết vụng thế sao! Thế là người viết phải đi tìm tiếp.
Có một giai thoại trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm. Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến, đếm hoài vẫn chỉ thấy có  3 quan. Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn tiền:
        
        Sao nói rằng năm chỉ có ba.
          Trách người quân tử hẹn sai ra.
          Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt.
          Nhớ hái cho xin nắm lá đa. 
        Chiêu Hổ họa lại:         
Rằng gián thì năm,quý có ba.
          Bởi người thục nữ tính không ra.
          Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt.
          Cho cả cành đa lẫn củ đa.        
Trong bài họa của Chiêu Hổ có chữ gián và quý. Đây là cơ sở dẫn người viết đi tìm tiếp. Đã "có công tất ...chồng không phụ", kết quả đã tìm được:
           
Khoảng thế kỷ 18, dưới triều vua Minh Mạng có hai loại tiền lưu hành. Đó là tiền quý và tiền gián, tỷ lệ như sau:
 1quan quý = 600đồng.
 1 quan gián chỉ bằng 360 đồng.    
Khi hỏi mượn tiền, Hồ Xuân Hương chỉ nói mượn 5 quan, không nói là quan gì. Gặp lúc Chiêu Hổ chắc cũng đang thiếu nên chỉ cho mượn số tiền thấp xuống, nhưng vẫn đủ 5 quan:
           
            Quan quý :      3x600  =  1800 đồng
                               1800:360 =   5 quan gián     
Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng.               
-Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo quần.              
-Quan Chánh ngũ phẩm, hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân Phục.
-Lính, thơ lại, phục dịch  ...lương mỗi tháng 1quan tiền, 1 phương gạo.       
Đồng quan ngày xưa nó to thế. Chẳng trách người ta bỏ ...quan ra để mua phẩm hàm, chức tước...để được làm quan!  Chẳng trách người phụ nữ " thời xưa"(tên khác của bài thơ Trăng sáng vườn chè) quên cả thanh xuân, gác tạm những ẩn ức, dồn nén để một ngày chồng vinh qui về làng... cùng nhau trãi trọn trong một đêm trăng!
      
Qua những số liệu vừa tìm được, ta có thể thấy rõ bài ca dao "Đi chợ tính tiền" xuất hiện sớm nhất phải từ thời Minh Mạng. Bởi từ lúc này mới có "Một quan tiền  TỐT"mang đi. Tiền tốt chính là tiền quý, phân biệt với tiền gián có giá trị thấp hơn. Cũng thấy được, người phụ nữ trong một buổi chợ quê đã tiêu số tiền bằng lương tháng một người lính. Nhà nàng chắc phải có chuyện quan hôn, kỵ giỗ chi đây!      
 Thật thú vị, để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao, đã phải đi loanh quanh, lòng vòng. Gặp những bài thơ hay, giai thoại đẹp, biết thêm vài điều về lịch sử... Nếu không có Internet chắc gì người viết đã giải được bài toán ẩn bên trong bài ca dao cổ? Chỉ nghĩ đến kho sách phải lục tìm, những thư viện phải đi đến... đã thấy chồn chân chẳng muốn trèo !
 
 


 
 


                                                       

 
 
 

 



 


Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh

  1. Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh


 
Thiếu tá Allison Thomas, đứng giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ở Tân Trào năm 1945
Chia rẽ trong chính trị Hoa Kỳ lại được khơi dậy sau câu nói của Tổng thống Barack Obama về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ở Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, ông Obama cho biết phía Việt Nam tặng ông bản sao lá thư Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946 bày tỏ mong muốn có quan hệ “hợp tác đầy đủ” .
“Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson.”
“Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ,” ông Obama nói.
‘Thiếu hiểu biết’
Ngay lập tức kênh truyền hữu cánh hữu Fox News gọi bình luận của ông Obama là “ngu dốt”, đặt câu hỏi phải chăng ông xúc phạm giới cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Chris Stirewalt, biên tập viên chính trị của Fox News, cho rằng ngụ ý của ông Obama, tổng thống thuộc đảng Dân chủ, là “giá như ông Hồ và Truman có thể làm những gì mà Obama và ông Sang làm tuần này, thì đã tránh được biết bao hiểu lầm”.
Ông này nói “thật khó hiểu làm sao” Người Cha Lập Quốc như Jefferson lại “gây cảm hứng cho sự nghiệp giết chóc của nhà độc tài Việt Nam”.
Lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau ở Tòa Bạch Ốc ngày 25/7
“Việc liên hệ giữa những nhà sáng lập Hoa Kỳ và ông Hồ cho thấy hoặc tổng thống vô cùng thiếu hiểu biết lịch sử hoặc chứng tỏ sự mềm dẻo đạo đức đáng ngạc nhiên.”
Viết trên tờ Wall Street Journal, cây bút Ronald Radosh lại nói Hồ Chí Minh “không phải là Washington hay Jefferson; ông ta là tay Marxist-Leninist trung thành”.
“Hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập, ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản,” người này viết.
Một số chính khách đảng Cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối.
Dân biểu Texas, Sam Johnson, từng bị giam bảy năm tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời chiến, nói ông Obama “xúc phạm” các tù nhân chiến tranh.
“Đây là cú tát vào mặt những người từng phục vụ - và đặc biệt những ai phải trả cao nhất cho tự do trong thời kỳ đen tối đó,” ông này ra thông cáo.
Từ Florida, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen tuyên bố "đánh đồng Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson là xúc phạm cống hiến và hy sinh của những người từng phục vụ ở Việt Nam".
"Dám nói một tay đồ tể tàn sát đối thủ và giết những người chống lại ách chuyên chế lại có cảm hứng từ những lý tưởng đã đưa quốc gia này trở thành đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới, là coi thường những Người Cha Lập Quốc và những người đổ máu để bảo vệ viễn kiến của họ," bà giận dữ.
Nhưng cũng có người bênh vực tổng thống Mỹ, như cây bút Asawin Suebsaeng trên trang Mother Jones.
Ông Hồ Chí Minh đã trích dẫn Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ
“Bình luận của Obama không phải là nói hớ hay xúc phạm các cựu binh Mỹ,” ông này viết.
“Điều Obama nói là sự thật lịch sử. Tháng Chín 1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội.”
“Lá cờ ánh sao chói lọi [quốc ca Mỹ ] được một ban nhạc người Việt chơi lúc ông ta đọc diễn văn, nhưng ông ta còn mở đầu tuyên ngôn bằng trích dẫn Thomas Jefferson,” cây bút này nhắc lại.
Các sử liệu Mỹ và Việt Nam ghi lại giai đoạn lực lượng OSS, tiền thân của CIA hợp tác với Việt Minh chống phát xít Nhật ở Đông Dương.
Nhóm OSS (Office of Strategic Services) do thiếu tá Allison Thomas chỉ huy đã hỗ trợ vũ khí, điện đài và huấn luyện cho nhóm vũ trang của ông Hồ Chí Minh nhằm thu thập tin tình báo về quân đội Nhật tại Việt Nam vào giai đoạn cuối Thế chiến II.
Thiếu tá Thomas cũng có mặt tại Hà Nội và trong bữa ăn tối với ông Hồ Chí Minh ngày 15/9/1945 đã hỏi ông có phải là 'cộng sản' hay không.
Ông Hồ, khi đó vừa giành chính quyền được vài tuần đã xác nhận "Đúng vậy, nhưng chúng ta vẫn có thể là bạn chứ?", ông hỏi lại sỹ quan Mỹ, theo sử gia Claude Berube trong một bài viết đã được công bố.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Tuesday, September 24, 2013

A few good ones - 9/19/13

A few good ones - 9/19/13

 


 

 

 
 
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 720x720 and weights 76KB.
  
 
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 620x441 and weights 56KB.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 720x606 and weights 56KB.
 

 

 


Tiếp viên, phi công VNA lương cao nhưng vẫn buôn lậu vì... tham

Tiếp viên, phi công VNA lương cao nhưng vẫn buôn lậu vì... tham

(TNO) Với mức lương khá cao so với bình quân chung, nhưng một số phi công, tiếp viên vẫn lợi dung nghề nghiệp để buôn lậu, chuyển tiền bất hợp pháp kiếm lời.

Cuối năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp, cơ phó của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines (VNA) trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo (Nhật) đã bị Quan thuế Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép…
Trước đó, tháng 11.2008, VNA cũng đã sa thải phi công Lại Quốc Việt, người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc. Cũng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác của VNA là Trần Đình Đang cũng bị cơ quan an ninh Úc bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000 USD). Phi công Trần Đình Đang đã bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam.
Với lợi thế không phải khám xét hành lý, nhiều phi công, tiếp viên đã tham gia vào đường dây vận chuyển tiền quy mô lớn hoặc buôn lậu các mặt hàng mang lại lợi nhuận lớn.
Giữa năm 2008, một nam tiếp viên của VNA là Nguyễn Hoàng Hải trên chuyến bay từ Đức về Việt Nam cũng đã bị quan thuế Tân Sơn Nhất bắt giữ do vận chuyển trái phép hơn 300.000 euro. Cũng đầu năm 2008, hai tiếp viên khác là Nguyễn Quý Hiển và Nguyễn Hoàng Hương Xuân bị quan thuế Nam Hàn bắt giữ tại sân bay Incheon khi mang 300.000 USD Mỹ vào nước này.
Cuối năm 2011, siêu mẫu Vĩnh Thụy đã bị khởi tố vì liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ về Sàigòn thông qua một số tiếp viên của VNA. Bị khởi tố cùng Vĩnh Thụy có tiếp viên Thái Anh Tiến, đoàn tiếp viên VNA.
Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đã xác định hơn 30 tiếp viên hàng không đã tham gia các nghiệp vụ vận chuyển trên do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu.
 
Các bị cáo trong vụ án buôn lậu qua đường hàng không với hơn 30 tiếp viên hàng không được Bộ Công an xác định là có dính líu trong đường dây do Đỗ Thanh Lâm cầm đầu, tại phiên tòa xét xử hồi 24.7.2012 - Ảnh: Lê Nga
Thực tế, VNA nhiều lần khẳng định không bao che, dung túng cho các sai phạm cá nhân và kiên quyết xử lý mọi hành vi sai trái, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, mặc dù số vụ việc có giảm, nhưng tình trạng một số tiếp viên buôn lậu kiếm lời vẫn cứ âm thầm diễn ra. Mới đây nhất là vụ việc hôm 22.9, tiếp viên phó Bùi Ngọc Tuấn của VNA đã bị tạm giữ do “xách tay” 50 điện thoại di động iPhones 5S mà không khai báo hải quan.
Trao đổi với Thanh Niên Online, một trong ban điều hành VNA thừa nhận, mặc dù đã tăng cường nhiều biện pháp quản trị với lực lượng tiếp viên, phi công nhưng hiện tượng buôn lậu, vi phạm pháp luật vẫn diễn ra. Vị  này cho biết, với các hành vi trên khi bị tìm thấy, hãng đều áp dụng các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc như chuyển công tác, sa thải với các cá nhân vi phạm.
Mai Hà






 
 
 
 

Đặc sản xứ.....BẾN TRE




- Mắm cá lóc



- Mắm cá sặc



- Còn đây là món bún mắm hay lẩu mắm trứ danh vùng “xa mút tí tè”, thường được nấu với cá bông lau, thịt heo quay và cà tím.





Nhưng ăn mà thiếu rau sống thì còn gì mà ngon phải không nè? Lại đặc trưng của miền sông nước đây! Hehe



- Mắm chưng với trứng, ngon đáo để.


- Mắm lóc chưng thịt ăn với rau sống hay rau lang luộc.





- Mắm thái trứ danh miệt Châu Đốc, ăn bằng cách cuốn với bánh tránh + bún + thịt ba rọi + rau song



hay cũng với mấy thứ trên nhưng ăn như một món bún bình thường.




7. Chuột đồng và chuột dừa .

Nghe nói tới chuột chắc mấy cô mấy cậu sợ rồi phải không nè?
Đây là chuột đồng chứ không phải chuột chợ, tức nó chỉ ăn lúa ở đồng thôi chứ không ăn tạp đâu.
Hihi!

- Chuột đồng nướng lu



 Chuột đồng chiên giòn



8. Cá xà bần kho tiêu.
Qua nghĩ có lẽ chỉ có người dân miệt “xa mút tí tè” như Qua mới có cái thứ cá lạ đời này. Thiệt ra thì đó là cái mớ cá vụn vặt: lòng tong choai, bảy chàu (trầu), lìm kìm, tép mòng, cá rô non … nói chung là những gì vụn vặt còn sót lại nơi đáy lưới. Muốn kho ngon phải xài nồi đất và để lửa riu riu.
Mặc dù là kho tiêu, nhưng muốn ngon phải ăn với ớt hiểm xanh nữa mới là vô đối. Mấy ngày mưa mà ngồi ăn món này với cơm nóng hổi kèm rau sống, ôi chu choa, mới thấy ngon thiệt là ngon. Một chút cay, một chút ngọt, một chút mặn kèm một chút đắng khi ăn vào sẽ khiến mấy cô, mấy cậu nhớ hoài cái món nhà nghèo nhưng hương vị đậm đà, ấm lòng ấm dạ này trong một ngày mưa giông.




9. Tính dừng nơi đây nhưng chợt nhớ trên đường tới xứ “xa mút tí tè” của Qua cũng tranh thủ giới thiệu luôn
đặc sản của vùng sông nước này: Bún cábún riêu !.
- Bún cá Long Xuyên
 




- Bún riêu Long Xuyên ngon “nghiêng trời đất” với chả cá thác lác mà mấy miền khác không có bán kèm.