Biển Đông Chập Chùng
(09/12/2013)
Biển Đông bây giờ đã trở thành một trong những điểm nóng của thế giới.
Bất kể Hoa Kỳ có đang quan tâm về Syria, có chưa rút hết quân ra khỏi Afghanistan và Iraq, có bù đầu với kỹ nghệ điạ ốc chưa hồi phục, những tàu chiến của Mỹ vẫn đang lặng lẽ đi tuần ở Biển Đông (tên Tàu là Biển Nam Hải, tên quốc tế là South China Sea), và Biển Hoa Đông (bên hông Nhật Bản, Nam Hàn, Bắc Hàn và Trung Hoa Lục Địa)...
Báo Journal Interactive hôm Thứ Tư 11-9-2013 kể rằng chiếc tàu chiến USS Freedom, nguyên được đóng và hạ thủy tại tiểu bang Wisconsin, hiện đang ở nửa vòng trái đất bên kia, đi tuần Biển Đông.
Và bây giờ, có thêm 4 tàu chiến nữa đang được xây ở xưởng đóng tàu Marinette Marine, và 6 chiếu tàu chiến nữa vừa ký hợp đồng để đóng tàu, hai tiểu bang Wisconsin và Michigan đang giữ vai trò quan trọng trong hỏa lực biển của Hoa Kỳ.
Phía Trung Cộng cũng đang mai phục ngoàì khơi biển Đông.
Báo Financial Times hôm 11-9-2013 có bản tin rất lạ, tựa đề “China navy plots course to stock market” (Hải quân Trung Cộng vạch hướng vào thị trường chứng khoán).
Thoạt nghe thì lạ, nhưng đây là chuyện bơm tiền vào Hải quân.
Bài báo nói rằng các thị trường vốn đã tài trợ chiến tranh trong nhiều thế kỷ. Và bây giờ Quân Lực Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đang dựa vào thị trường chứng khoán để giúp thúc đẩy các kế hoạch mở rộng Hải quân cho nước này.
Bài báo nói, TQ chi cho quân sự 166 tỷ đôla trong năm 2012, chỉ ít hơn có mỗi Hoa Kỳ.
Và bây giờ với tình hình các công ty nhà thầu quốc phòng hầu hết là quốc doanh, Trung Cộng muốn đẩy chúng gần hơn tới khu vực tư doanh và vào thị trường chứng khoán để tăng sức tăng trưởng.
Do vậy, công ty đóng tàu quốc doanh China Shipbuilding Industry Co., hãng đóng tàu lớn nhất TQ, nói là sẽ gây vốn 8.5 tỷ nhân dân tệ (1.4 tỷ đôla Mỹ) xuyên qua các cổ phần tư nhân để có vốn mua các cơ xưởng sản xuất và thiết bị đóng tàu chiến.
Ngay khi tin này loan báo, cổ phần của China Shipbuilding ở thị trường Thượng Hải trong ngày tăng giá 10%. Cổ phần các công ty khác cũng hưởng lợi, như Shanghai Zhenhua Heavy Industries, công ty chuyên về sản xuất các kiến trúc thép khổng lồ cũng tăng giá.
Chỉ có trường hợp Việt Nam, không nghe quốc tế nói gì về các quả đấm thép chuyên ngành đóng tàu Vinashin, Vinalines... Có vẻ như Việt Nam không bận tâm chuyện Biển Đông, hay chỉ tin vào tàu chiến mua từ Nga?
Nhưng Trung Cộng không quên gì hết.
Thông tấn Xinhua hôm 12-9-2013 loan tin rằng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hong Lei lập lại hôm Thứ Tư rằng Trung Cộng có chủ quyền bất khả tranh cãi ở đảo Huangyan (quốc tế còn gọi là bãi cạn Scarborough) và vùng quanh đó thuộc Trường Sa.
Hong nói như thế trong buổi họp báo sau khi có các bản tin cho thấy Philippines đang suy tính gỡ bỏ các cọc bê-tông do Trung Cộng cắm xuống các bãi cạn này, kiểu là “chiếm đất giành dân,” hay cụ thể hơn, là “chiếm đảo, giành biển.”
Xinhua kể rằng, Hong nói, Trung Cộng thúc giục Philippines đừng quậy gì hết nữa, vì Trung Cộng chỉ muốn duy trì ổn định và hòa bình ở Biển Đông.
Bản tin BBC hôm 11-9-2013 đã cho biết:
“Giới chức Philippines đang xem xét dỡ bỏ các khối bê tông được cho là do Trung Cộng cài đặt trên một bãi cát ngầm ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, theo hãng tin AFP.
Phó Đô đốc Jose Luis Alano nói với hãng tin này rằng hiện chưa phát hiện có thêm hoạt động tại khu vực bãi cạn Scarborough kể từ khi Bộ Quốc phòng Philippines buộc tội Trung Cộng hồi tuần trước đã chôn 75 khối bê tông ngầm ở dưới nước ở khu vực bãi cạn. Vùng lãnh thổ này được cả Manila và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Theo ông Alano, các cuộc thảo luận đã được tiến hành nhằm tìm giải pháp "giải quyết" vấn đề, nhưng quyết định cuối cùng về việc liệu có hay không để loại bỏ các khối bê tông kể trên thuộc về Chính phủ Philippines chứ không phải thuộc bên quân sự...”(hết trích)
Báo Đất Việt ghi nhận về tình hình phức tạp này, cho biết:
“...Trong khi đó, một động thái rất đáng chú ý từ phía Bộ Ngoại giao Nga cho thấy quốc gia này có vẻ như đang đồng thuận theo quan điểm của Trung Cộng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov 10/9 trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói nước Nga nhấn mạnh, Moscow không muốn bị cuốn vào các vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang hiện hữu của Trung Cộng.
Tuy nhiên, ông Morgulov cũng cho biết thêm: “Nga kêu gọi các bên tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông bình tĩnh và giải quyết "trên cơ sở hoàn toàn song phương"...”(hết trích)
Song phương? Trên cơ sở hoàn toàn song phương? Thế là khỏi quốc tế hóa, khỏi bàn đa phương?
Như thế, Nga đang hỗ trợ cho Trung Cộng thấy rõ.
Trong khi đó, tàu chiến Hoa Kỳ vẫn đang đóng liên tục, và tuần tự đưa vào Biển Đông...
Câu hỏi cho cả Việt Nam, cho cả Philippines và cho cả ASEAN rằng: “Có quá trễ không, khi tốc độ lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng đang lan rộng nhanh chóng như thế?”
Và xin ghi nhận rằng, tàu chiến Trung Cộng được tài trợ bởi thị trường chứng khoán Thượng Hải, nơi có nhiều công ty Hoa Kỳ đang nằm trên bản niêm yết.
Bất kể Hoa Kỳ có đang quan tâm về Syria, có chưa rút hết quân ra khỏi Afghanistan và Iraq, có bù đầu với kỹ nghệ điạ ốc chưa hồi phục, những tàu chiến của Mỹ vẫn đang lặng lẽ đi tuần ở Biển Đông (tên Tàu là Biển Nam Hải, tên quốc tế là South China Sea), và Biển Hoa Đông (bên hông Nhật Bản, Nam Hàn, Bắc Hàn và Trung Hoa Lục Địa)...
Báo Journal Interactive hôm Thứ Tư 11-9-2013 kể rằng chiếc tàu chiến USS Freedom, nguyên được đóng và hạ thủy tại tiểu bang Wisconsin, hiện đang ở nửa vòng trái đất bên kia, đi tuần Biển Đông.
Và bây giờ, có thêm 4 tàu chiến nữa đang được xây ở xưởng đóng tàu Marinette Marine, và 6 chiếu tàu chiến nữa vừa ký hợp đồng để đóng tàu, hai tiểu bang Wisconsin và Michigan đang giữ vai trò quan trọng trong hỏa lực biển của Hoa Kỳ.
Phía Trung Cộng cũng đang mai phục ngoàì khơi biển Đông.
Báo Financial Times hôm 11-9-2013 có bản tin rất lạ, tựa đề “China navy plots course to stock market” (Hải quân Trung Cộng vạch hướng vào thị trường chứng khoán).
Thoạt nghe thì lạ, nhưng đây là chuyện bơm tiền vào Hải quân.
Bài báo nói rằng các thị trường vốn đã tài trợ chiến tranh trong nhiều thế kỷ. Và bây giờ Quân Lực Giải Phóng Nhân Dân Trung Cộng đang dựa vào thị trường chứng khoán để giúp thúc đẩy các kế hoạch mở rộng Hải quân cho nước này.
Bài báo nói, TQ chi cho quân sự 166 tỷ đôla trong năm 2012, chỉ ít hơn có mỗi Hoa Kỳ.
Và bây giờ với tình hình các công ty nhà thầu quốc phòng hầu hết là quốc doanh, Trung Cộng muốn đẩy chúng gần hơn tới khu vực tư doanh và vào thị trường chứng khoán để tăng sức tăng trưởng.
Do vậy, công ty đóng tàu quốc doanh China Shipbuilding Industry Co., hãng đóng tàu lớn nhất TQ, nói là sẽ gây vốn 8.5 tỷ nhân dân tệ (1.4 tỷ đôla Mỹ) xuyên qua các cổ phần tư nhân để có vốn mua các cơ xưởng sản xuất và thiết bị đóng tàu chiến.
Ngay khi tin này loan báo, cổ phần của China Shipbuilding ở thị trường Thượng Hải trong ngày tăng giá 10%. Cổ phần các công ty khác cũng hưởng lợi, như Shanghai Zhenhua Heavy Industries, công ty chuyên về sản xuất các kiến trúc thép khổng lồ cũng tăng giá.
Chỉ có trường hợp Việt Nam, không nghe quốc tế nói gì về các quả đấm thép chuyên ngành đóng tàu Vinashin, Vinalines... Có vẻ như Việt Nam không bận tâm chuyện Biển Đông, hay chỉ tin vào tàu chiến mua từ Nga?
Nhưng Trung Cộng không quên gì hết.
Thông tấn Xinhua hôm 12-9-2013 loan tin rằng phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hong Lei lập lại hôm Thứ Tư rằng Trung Cộng có chủ quyền bất khả tranh cãi ở đảo Huangyan (quốc tế còn gọi là bãi cạn Scarborough) và vùng quanh đó thuộc Trường Sa.
Hong nói như thế trong buổi họp báo sau khi có các bản tin cho thấy Philippines đang suy tính gỡ bỏ các cọc bê-tông do Trung Cộng cắm xuống các bãi cạn này, kiểu là “chiếm đất giành dân,” hay cụ thể hơn, là “chiếm đảo, giành biển.”
Xinhua kể rằng, Hong nói, Trung Cộng thúc giục Philippines đừng quậy gì hết nữa, vì Trung Cộng chỉ muốn duy trì ổn định và hòa bình ở Biển Đông.
Bản tin BBC hôm 11-9-2013 đã cho biết:
“Giới chức Philippines đang xem xét dỡ bỏ các khối bê tông được cho là do Trung Cộng cài đặt trên một bãi cát ngầm ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, theo hãng tin AFP.
Phó Đô đốc Jose Luis Alano nói với hãng tin này rằng hiện chưa phát hiện có thêm hoạt động tại khu vực bãi cạn Scarborough kể từ khi Bộ Quốc phòng Philippines buộc tội Trung Cộng hồi tuần trước đã chôn 75 khối bê tông ngầm ở dưới nước ở khu vực bãi cạn. Vùng lãnh thổ này được cả Manila và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Theo ông Alano, các cuộc thảo luận đã được tiến hành nhằm tìm giải pháp "giải quyết" vấn đề, nhưng quyết định cuối cùng về việc liệu có hay không để loại bỏ các khối bê tông kể trên thuộc về Chính phủ Philippines chứ không phải thuộc bên quân sự...”(hết trích)
Báo Đất Việt ghi nhận về tình hình phức tạp này, cho biết:
“...Trong khi đó, một động thái rất đáng chú ý từ phía Bộ Ngoại giao Nga cho thấy quốc gia này có vẻ như đang đồng thuận theo quan điểm của Trung Cộng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov 10/9 trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói nước Nga nhấn mạnh, Moscow không muốn bị cuốn vào các vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang hiện hữu của Trung Cộng.
Tuy nhiên, ông Morgulov cũng cho biết thêm: “Nga kêu gọi các bên tranh chấp Biển Đông, Hoa Đông bình tĩnh và giải quyết "trên cơ sở hoàn toàn song phương"...”(hết trích)
Song phương? Trên cơ sở hoàn toàn song phương? Thế là khỏi quốc tế hóa, khỏi bàn đa phương?
Như thế, Nga đang hỗ trợ cho Trung Cộng thấy rõ.
Trong khi đó, tàu chiến Hoa Kỳ vẫn đang đóng liên tục, và tuần tự đưa vào Biển Đông...
Câu hỏi cho cả Việt Nam, cho cả Philippines và cho cả ASEAN rằng: “Có quá trễ không, khi tốc độ lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng đang lan rộng nhanh chóng như thế?”
Và xin ghi nhận rằng, tàu chiến Trung Cộng được tài trợ bởi thị trường chứng khoán Thượng Hải, nơi có nhiều công ty Hoa Kỳ đang nằm trên bản niêm yết.
No comments:
Post a Comment