Wednesday, July 6, 2011

Năng lực phòng thủ của Cộng Sản VN

Năng lực phòng thủ của Cộng Sản VN

Lãnh đạo Đảng và Chính phủ cùng các tướng lĩnh Việt Nam
Trong bối cảnh an ninh vùng ngày càng phức tạp, Giám đốc Viện nghiên cứu quốc phòng Hudson tại Washington DC, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam cần mở rộng phạm vi tìm đồng minh quân sự.
Tiến sĩ Richard Weitz đồng thời cũng là bình luận viên của trang Bấm Second Line of Defense. Trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt, ông đánh giá về năng lực quốc phòng của các quân binh chủng mà Việt Nam hiện có, cũng như các vấn đề liên quan đến khả năng Hà Nội mua vũ khí từ Washington.
Trước câu hỏi cần mua vũ khí tới mức nào là đủ sau khi Việt Nam đã đặt mua một số tàu ngầm hạng Kilo từ Nga để phòng thủ biển, Tiến sĩ Richard Weitz nhận xét:
Richard Weitz: Một mình Trung Quốc là đã đủ đè bẹp Việt Nam. Nhất là mấy năm gần đây, hải quân Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trên nhiều phương diện. Họ vừa tự sản xuất vũ khí, vừa mua vũ khí từ Nga, nhiều hơn gấp nhiều lần lượng vũ khí Việt Nam mua.
Thế nên, có thể nói là Việt Nam đã áp dụng chiến lược "xù lông nhím". Tức là dương oai nhưng không làm tổn hại đến Trung Quốc nhằm tránh bị cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang. Và Việt Nam có cả chiến lược cân bằng quyền lực từ bên ngoài nữa. Điều đó dễ nhận thấy.
Chẳng hạn như năm ngoái, Việt Nam tổ chức viếng thăm cảng, diễn tập quân sự. Vừa đủ để Bắc Kinh nghĩ rằng mình không nên dính dáng vào chiến tranh trên biển với Việt Nam bởi vì mình sẽ chịu một số thiệt hại, và có thể Hoa Kỳ còn can thiệp vào nữa.
BBC Tiếng Việt: Thế còn không quân Việt Nam thì sao? Chúng ta biết gì về lực lượng này?
Richard Weitz: Tôi nghĩ đây là bộ phận yếu nhất. Từ trước tới nay, không quân và hải quân yếu hơn cả trong số các binh chủng của quân đội Việt Nam.

Tiến sĩ Richard Weitz cho rằng với Việt Nam thì mua vũ khí từ Hoa Kỳ dễ hơn là nhận các khóa huấn luyện quân sự
Ngược lại, về phía Trung Quốc, như chúng ta vừa thấy trong vài tuần qua, họ đã và đang sản xuất thêm nhiều phi cơ có sức công kích mạnh mẽ. Thế nên tôi nghĩ giữ gìn an ninh không phận sẽ là phần khó khăn nhất.
Có lẽ Việt Nam dễ thua trên mặt trận này ngay từ lúc lâm trận, trừ khi có Hoa Kỳ hoặc bên nào đó can thiệp vào. Tuy nhiên chiến lược của Việt Nam là không gây chiến tranh với Trung Quốc mà giữ cho mình đủ mạnh để đề phòng những việc như vậy xảy ra.
BBC Tiếng Việt: Trong bài viết của mình, ông có nhắc đến việc chính quyền cộng sản Việt Nam thừa hưởng một số vũ khí từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũ và của cả Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Khả năng Hoa Kỳ giúp Việt Nam nâng cấp kho vũ khí này tới đâu thưa ông?

Richard Weitz: Tôi nghĩ nâng cấp vũ khí thì dễ dàng hơn và rẻ hơn là bán cả kho vũ khí cho Việt Nam. Có nhiều lý do để Hoa Kỳ tham gia vào các dự án này, khác hẳn với cách làm của Nga hay của các nước cung cấp vũ khí truyền thống.
Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế vì kho vũ khí xưa đã quá cũ kĩ. Thế nên nếu nâng cấp cũng không tăng thêm bao nhiêu năng lực quốc phòng của Việt Nam.
Tất nhiên, mục đích của việc đó là để phát tín hiệu cho Bắc Kinh thấy Hoa Kỳ có quan tâm tới Việt Nam, chứ không phải chỉ khoanh tay đứng nhìn một khi có chiến tranh xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.
BBC Tiếng Việt: Ông cũng đề cập đến những trở ngại hoặc chống đối từ các đồng minh Đông Nam Á của Hoa Kỳ như Singapore và Thái Lan. Tiếng nói của họ nặng ký đến đâu khi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Việt Nam?

Richard Weitz: Cái đó còn tùy vào việc họ cảm thấy như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc. Trong mắt họ, Việt Nam từng bị nhìn nhận là nước rất hung hãn (a very aggressive country), từng chiếm đóng Campuchia...Các nước láng giềng cũng đã từng có nỗi sợ về Việt Nam.
Máy bay Sukhoi-30 của Nga
Hiện Nga là nước cung cấp phi cơ cho một số nước châu Á
Nhưng mấy năm gần đây Việt Nam cư xử có trách nhiệm hơn và chính sách đối ngoại cũng trở nên gắn bó với chiến lược của khối ASEAN, hòa nhập vào hướng đi chung của khối Đông Nam Á, ngoại trừ một số vấn đề đối nội.
Chính quyền Việt Nam, như chúng ta biết vẫn còn rất chuyên chế, hạn chế nhân quyền nhiều hơn các nước khác, chỉ không gay gắt bằng Miến Điện mà thôi.
Nhưng về mặt ngoại giao thì tôi nghĩ không có quan ngại gì thường trực về Việt Nam. Cho nên tùy vào việc các nước đó quan ngại tới đâu về Trung Quốc hay về Việt Nam hoặc các hành động mà hai nước này có thể gây ra.
Các nước láng giềng Đông Nam Á chắc chắn không muốn 'tái khởi động' (restart) chuyện Việt Nam bước vào con đường hung hãn.
Nhưng họ cũng không muốn Trung Quốc bước ra khỏi cách đi mà Bắc Kinh đã tuyên bố, đó là nước này sẽ không chủ động giải quyết xung đột với quốc gia trong khu vực bằng vũ lực.
BBC Tiếng Việt: Nhưng Việt Nam, theo nhận định của ông, chỉ là một khách hàng mua vũ khí tiềm năng của Hoa Kỳ. Họ phải làm gì để thay đổi hiện trạng để đạt được điều họ muốn từ Hoa Kỳ?

Dĩ nhiên, về phần nào đó là đây quyết định của cả hai. Phía Hoa Kỳ phải quyết định có bán vũ khí cho Việt Nam hay không, cũng như việc cần phải giải quyết thế nào cuộc đối đầu với Trung Quốc. Trong thời gian tới điều đó sẽ rõ thôi.
Việt Nam thì phải tự quyết định xem họ có muốn mua vũ khí từ Hoa Kỳ hay không. Cả hai quốc gia cần phải quyết định chung. Họ cũng cần phải suy nghĩ xem Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực sẽ phản ứng ra sao.
Nhưng tôi nghĩ vấn đề nằm ở chỗ tiền bạc nhiều hơn là ở ngoại giao. Tức là Việt Nam sẽ được lợi nhiều hơn từ việc khởi động mối quan hệ mua bán vũ khí quốc phòng với Hoa Kỳ so với những mất mát có thể phát sinh từ việc các nước láng giềng lo ngại và tị hiềm về chuyện mua bán vũ khí.
BBC Tiếng Việt: Việc Việt Nam mua vũ khí của Hoa Kỳ liệu có vấp phải trở ngại nào từ chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ, hoặc các nhóm vận động hành lang hay không?

Richard Weitz: Từ trước tới giờ các nhóm đấu tranh cho nhân quyền và tự do luôn phản đối, nhất là từ các Việt kiều rời Việt Nam khi cuộc chiến kết thúc năm 1975.
Tuy nhiên, những gì Trung Quốc làm trong năm qua đã thu hút sự chú ý vào nhu cầu làm sao có được bảo đảm rằng sức mạnh đang lên của Trung Quốc chỉ giúp củng cố chứ không gây tổn hại đến sự ổn định khu vực. Nhiều trở ngại truyền thống có thể được dàn xếp.
Điều quan trọng là phải gửi tín hiệu cho Bắc Kinh về những gì đã xảy ra như diễn tập quân sự chung hay tuyên bố về hợp tác hạt nhân, một loạt các bước đi khác Việt Nam và Hoa Kỳ đang triển khai nhằm gần lại nhau trong năm qua. Vì tôi luôn nêu quan điểm rằng hiện có một quan ngại chung trong vùng về Trung Quốc.
BBC Tiếng Việt: Ông biết gì về những chương trình tập huấn quân sự cho Việt Nam từ Hoa Kỳ? Bởi chúng ta đều biết rằng mua vũ khí là một chuyện, nhưng có biết sử dụng hay không lại là một chuyện khác.

Richard Weitz: Huấn luyện quân sự còn khó hơn cả việc mua bán vũ khí. Hoa Kỳ từng gặp khó khăn với do có những quan ngại về nhân quyền. Có lẽ đối với Việt Nam thì tình thế còn khó khăn hơn nữa.
Tuy nhiên, có thể áp dụng một lối đi khác, đó là Việt Nam học lại từ các nước đã được Hoa Kỳ tập huấn quân sự. Giới quân sự Hoa Kỳ cũng huấn luyện các những chuyên gia để họ đi đào tạo các đối tượng khác, tất nhiên chủ yếu là cho chính lực lượng quân sự của họ. Nhưng công tác này có thể bao gồm cả các lực lượng quân sự của các nước khác nữa.
Các sĩ quan Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington

No comments:

Post a Comment