Tokyo có vẻ như đã sẵn sàng chi hàng tỷ USD là cho việc phát triển máy bay tàng hình ATD-X của riêng mình. Điều đó khiến Trung Cộng rơi vào thế khó.
Phô trương quá mức
Mọi việc có lẽ được bắt đầu từ năm 2005, khi trên internet Trung Cộng xuất hiện úp mở về một phi cơ chiến đấu sơn màu đen với rất nhiều những lời đồn đoán đầy bí ẩn. Cuối cùng mọi lời đồn đoán đã được sáng tỏ.
Không chỉ dừng lại ở những bức ảnh, tháng 1/2011, một phi cơ chiến đấu mang tên J-20 xuất hiện và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Điều đó đã làm cả thế giới chú ý.
Trong khi báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm, phân tích về chiếc phi cơ chiến đấu này, Bắc Kinh vẫn hoàn toàn im lặng với mục đích, khả năng của sự phát triển tiêm kích J-20.
Không dừng lại ở đó, những năm qua Trung Cộng liên tục cho ra đời hàng loạt vũ khí mới, đặc biệt là các vũ khí cho tác chiến hải quân.
Liên tục hạ thủy các tàu chiến mới, các tàu khu trục mới như Type-052C, 052D đã dần đạt được một số khả năng tương tự như các tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ. Danh sách các phi đạn chống hạm mới được Bắc Kinh ngày một kéo dài thêm.
Đặc biệt hơn cả là phi đạn điều khiển liên lục địa DF-21D cải tiến, được giới thiệu là có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm ở khoảng cách đến 3.000km. Hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Thi Lang được cải biến từ hàng không mẫu hạm Varyag của Ukraine sắp được hoàn thành.
Cùng với đó là sự xuất hiện úp mở của hàng loạt các chiến đấu cơ mới như, J-14, J-15, J-18, J-19… cùng với nhiều lời đồn đoán từ các trang mạng quốc phòng Trung Cộng.
Về phía mình Bắc Kinh không phủ nhận cũng không thừa nhận
về các chương trình phát triển vũ khí xuất hiện úp mở trên internet.
Việc Trung Cộng liên tục "khoe" vũ khí mới khiến các nước trong khu vực phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình.
Có thể nói rằng, những năm qua Bắc Kinh là trung tâm của các hệ thống vũ khí mới, ngay cả Mỹ nền quân sự hùng mạnh nhất thế giới cũng không có nhiều chương trình phát triển vũ khí đến vậy. Điều đó càng làm cho các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.
Bên cạnh đó Trung Cộng liên tục tham gia các chống cướp biển tại vịnh Aden, điều động các tàu khu trục hạng nặng tới các vùng biển gần khu vực tranh chấp với Nhật Bản, Liên tục tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhằm mở rộng khả năng tác chiến xa bờ.
Bắc Kinh đã phát triển được một số lượng tàu chiến mặt nước và tàu ngầm hùng hậu. Thách thức sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, cảnh báo Washington tránh xa các tranh chấp trên biển Đông, thậm chí, đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ.
Tự đặt mình vào cuộc chạy đua vũ trang
Có vẻ nhận thấy mình đã quá lố, qua chuyến thăm đến Mỹ vào tháng 5/2011 của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Cộng tướng Trần Bỉnh Đức, Bắc Kinh đã dịu giọng hơn. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết: “Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của chúng tôi để mua thiết bị hoặc vũ khí tiên tiến để thách thức Mỹ. Có một khoảng cách rất lớn về kỹ thuật giữa Trung Cộng và Mỹ”.
Tuy nhiên, bài phát biểu của tướng Đức đã quá muộn để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang sẽ đem đến nhiều bất lợi cho Bắc Kinh.
Sự xuất hiện của J-20 cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí khác khiến Washington và các đồng minh thân cận tại châu Á thúc đẩy một cách nhanh chóng kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của mình.
Dù đang đối mặt với thâm hụt ngân sách trầm trọng, Washington vẫn sẳn sàng chi hàng tỷ đô la vào nỗ lực cải thiện khả năng của phi đội F-15E, F-22 Raptor, tái khẳng định cam kết cho chương trình chiến đấu cơ kết hợp JSF F-35. Tổng chi phí cho chương trình dự đoán ở mức 1.000 tỷ USD.
ATD-X sẽ là một chiến đấu cơ ngang ngửa với F-22 Raptor của Mỹ.
Phản ứng của Tokyo trước sự xuất hiện của J-20 thậm chí còn đáng chú ý hơn. Trong một phản ứng hết sức bất ngờ, quốc gia vốn luôn tránh các đối đầu quân sự đã quyết định hồi sinh sự phát triển của chiến đấu cơ tàng hình ATD-X của riêng mình.
Lúc đầu, sự phát triển của ATD-X chỉ dừng lại ở phô diễn khả năng kỹ thuật, chứng minh khả năng của Nhật Bản trong việc phát triển chiến đấu cơ tàng hình.
Cần nhớ lại, Tokyo từng cố gắng đàm phán với Mỹ để sở hữu chiến đấu cơ F-22 Raptor nhằm thay thế cho phi đội F-4 già cỗi. Nhưng khi bị từ chối, Không quân Nhật Bản JASDF đã phối hợp với Mitsubishi Heavy Industries để tạo ra mẫu thử nghiệm của ATD-X Shinshin từ khoảng 6 năm trước.
Việc phát triển ATD-X nhằm mục đích để gây áp lực với Washington, cho thấy khả năng của Nhật Bản trong việc tạo ra một chiến đấu cơ tàng hình có thể cạnh tranh với chiến đấu cơ F-22, qua đó, đánh động Washington hoặc hợp tác hoặc để Tokyo gặt hái những lợi ích riêng của mình từ ATD-X.
Ít nhất đã có 3 mẫu thử nghiệm của ATD-X được phát triển, một mẫu thử nghiệm khả năng tàng hình trước radar được đưa đến Pháp, mẫu thử nghiệm phát triển động cơ XF5-1, cùng với mẫu hỗ trợ cho các công nghệ khác.
Tuy nhiên, dù cây bút Bradley Perrett của Aviation Week đã gọi ATD-X là mối đe dọa tiềm ẩn những mẫu thử nghiệm không thể khiến Washington lo ngại, Tokyo vẫn không thể sở hữu F-22 cho chương trình cải tiến không quân của mình.
Những tưởng ATD-X đã rơi vào quên lãng khi Tokyo quay sang lựa chọn EF-2000 Typhoon của châu Âu cùng với F/A-18 E/F Super Hornet và F-35 của Mỹ làm giải pháp thay thế. Song trước sự xuất hiện của J-20, Tokyo đã quyết định hồi sinh ATD-X, trong tất cả các nước châu Á, Nhật Bản đủ khả năng để tạo ra một chiến đấu cơ như F-22.
Đất nước mặt trời mọc có sẵn căn bản kỹ thuật cao vững chắc, đặc biệt là kỹ thuật điện tử, việc áp dụng các kỹ thuật này vào lĩnh vực quân sự chỉ là vấn đề thời gian. Trung tướng Hideyuki Yoshioka của JASDF cho biết: “ Chúng tôi nhận ra rằng, vai trò ATD-X là quan trọng đối với đất nước chúng tôi”.
Đại tá Yoshikazu Takizawa một quan chức cao cấp của quân đội Nhật Bản trao đổi với AP vào tháng 3/2011 rằng: “ATD-X được phát triển trở lại, dự tính sẽ có chuyến bay thử đầu tiên vào khoảng năm 2014, chính phủ sẽ quyết định có sản xuất loạt hay không vào năm 2016”. Cũng theo đó, JASDF dự định sẽ dùng ATD-X làm nòng cốt để thay thế cho phi đội khoảng 200 chiếc F-15 hiện nay.
Việc Tokyo quyết định tái phát triển chương trình ATD-X khiến cuộc đua phát triển chiến đấu cơ trên bầu trời châu Á trở nên sôi động hơn.
Nam Hàn cũng đã lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình, Seoul đã hạ thủy chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 của mình. Cùng với đó là chương trình hiện đại hóa không quân, ngoài F-15K Slam Eagle, F-35 đang là đích ngắm tiếp theo của Seoul.
Ấn Độ đã ký một thỏa thuận lớn với Nga cùng nhau phát triển FGFA, cùng với PAK F/A của Nga sẽ là 2 loại tiêm kích chủ lực cho không quân 2 nước và xuất khẩu rộng rãi ra thị trường thế giới. Tất cả những sự phát triển các hệ thống vũ khí mới này có vẽ như đều cùng nhắm một mục tiêu.
Ấn Độ đã ký một thỏa thuận lớn với Nga cùng nhau phát triển FGFA, cùng với PAK F/A của Nga sẽ là 2 loại tiêm kích chủ lực cho không quân 2 nước và xuất khẩu rộng rãi ra thị trường thế giới. Tất cả những sự phát triển các hệ thống vũ khí mới này có vẽ như đều cùng nhắm một mục tiêu.
Cuộc chạy đua vũ trang không chỉ dừng lại ở các nước lớn mà còn lan rộng đến các nước nhỏ. Đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh.
Các chuyên gia quân sự nhận định, với sự xuất hiện của ATD-X cùng với F-22, F-35 của Mỹ , FGFA của Ấn Độ, một số T-50 có thể xuất khẩu của Nga tại châu Á, liệu có cơ hội nào cho J-20 hay không?
Việc phô trương sức mạnh quân sự của Bắc Kinh chưa đem lại kết quả mong muốn về đòi hỏi các yêu sách trên biển Đông và các vùng biển lân cận. Nhưng rõ ràng đã đánh động một cuộc chạy đua vũ trang không kém phần khốc liệt.
Các quốc gia châu Á gần như đã xích lại gần nhau hơn cho một mục đích duy nhất, “đối trọng lại với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Bắc Kinh”. Vươn ra biển lớn một cách thiếu khôn ngoan, Trung Cộng đã tự đặt mình vào thế khó.
Quốc Việt_DV
No comments:
Post a Comment