Sunday, November 4, 2012

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐIÊU HÀNH HKMH

KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ĐIÊU HÀNH HKMH
tka23 post
   
HKMH Liêu Ninh Trung Cộng thực sự đối mặt với nhiều thử thách nghiêm trọng như : chạy thử cuối cùng, trang bị máy bay, tác chiến phối hợp ...
HKMH Liêu Ninh Trung Công còn phải trải qua thời gian dài khó khăn mới có khả năng tác chiến
Tờ “Thanh niên Trung Công” vừa đăng bài viết của Hồng Hiểu Vinh và Lý Vĩ – hai nhà nghiên cứu của Đại học Quốc phòng Trung Công. Bài viết cho rằng, hkmh đầu tiên Liêu Ninh đã chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Công, từ đó Trung Công muốn công bố với thế giới rằng họ đã chính thức bước vào thời đại “hkmh”.
 
Tuy nhiên, mặc dù hkmh của họ đã được bàn giao, nhưng không có nghìa là hkmh lập tức có khả năng tác chiến. Hkmh Liêu Ninh muốn có khả năng tác chiến còn phải đi một con đường dài, ít nhất đối mặt với 4 khó khăn lớn:
1. Chạy thử giai đoạn cuối cùng
Việc chạy thử của hkmh thường chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn neo đậu trong bến cảng. Tức là hkmh thử nghiệm ở trạng thái tĩnh tại bến cảng.
Giai đoạn thứ hai là chạy thử do phía nhà máy sản xuất thực hiện . Tức là nhà sản xuất thử nghiệm và kiểm soát các khả năng tiêu biểu của hkmh, bảo đảm vấn đề về kỹ thuật, máy móc hoạt động bình thường, khả năng máy móc đạt tiêu chuẩn.
Giai đoạn thứ ba là chạy thử trên biển do phía quân đội thực hiện. Sau khi nhà máy bàn giao hkmh cho hải quân, hải quân trước tiên phải tiếp tục kiểm soát và kiểm nghiệm các tiêu chuẩn có đạt hay không, sau đó tiếp tục căn cứ vào mục đích riêng để thử nghiệm và huấn luyện trong bối cảnh chiến thuật.
Chẳng hạn, kiểm soát khả năng nhận biết mục tiêu chiến thuật của radar, chạy thử ban đêm, hoạt động trong điều kiện khí tượng phức tạp, để tiếp tục kiểm soát khả năng của hkmh trong một môi trường gần như tác chiến thực tế. Chỉ có hoàn thành toàn bộ một loạt các cuộc thử nghiệm này, hkmh này mới có thể được coi là hoàn thành chạy thử.
Ngày 12/10/2012, hkmh Liêu Ninh lại ra biển chạy thử
Hiện nay, hkmh Liêu Ninh chỉ hoàn thành thử nghiệm 2 giai đoạn trước, chạy thử giai đoạn ba còn chưa hoàn thành cuối cùng. Vì vậy, con tàu này hiện vẫn nằm trong giai đoạn kiểm soátvà kết nối các hệ thống, nó hiện là một chiếc tàu thử nghiệm, còn chưa có khả năng tác chiến.
Mặc dù Hải quân Trung cộng đã huấn luyện rất nhiều cho binh sĩ trên hkmh, nhưng đều là trên các thiết bị mô hình chiến thuật, loại sinh hoạt này có những khác biệt nhất định so với sinh hoạt, vận hành trên thực tế. Vì vậy, hiện nay vấn đề phải giải quyết đầu tiên là huấn luyện sinh hoạt/vận hành. Hiện nay, vấn đề này vẫn có sự hỗ trợ tạm thời của các nhân viên nhà máy và viện nghiên cứu khoa học, nhưng các binh sĩ, nhân viên của hkmh Liêu Ninh đang chưa thể có được khả năng điều hành và khả năng sửa chữa tàu một cách độc lập trên các vị trí khác nhau.
Như vậy, khó khăn lớn đầu tiên của hkmh Liêu Ninh là làm thế nào để vừa chạy thử trên biển cuối cùng, vừa để huấn luyện cho binh sĩ.
2. Trang bị máy bay cho HKMH
HKMH hiện đại là một sân bay di động trên biển, khả năng tấn công và phòng thủ của nó thể hiện ở sức mạnh tác chiến của máy bay trang bị cho hkmh. Nếu không có máy bay hải quân, một hkmh khẳng khác nào một “bia ngắm sống” trôi trên biển. Vì vậy, việc lựa chọn máy bay hải quân, đặc biệt là máy bay chiến đấu chủ lực thường đã thể hiện mức độ cao nhất của máy bay chiến đấu quốc gia.
Hình ảnh này được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng của Trung cộng, được cho là máy bay J-15 đã hạ cánh chạm hkmh Liêu Ninh.?
Hiện nay, phi công cho hkmh Liêu Ninh vẫn đang được huấn luyện ở phi đạo trên mặt đất, chứ chưa thử nghiệm và huấn luyện cất/hạ cánh trên hkmh
Như vậy, có thể thấy hkmh Liêu Ninh hiện chỉ có khả năng phòng thủ dựa vào pháo tầm gần và vũ khí phòng không tầm ngắn.
Tàu Liêu Ninh muốn có khả năng tác chiến thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chính là “dời” sân bay mặt đất ra biển, qua phối hợp nhiều lần giữa hkmh và máy bay hải quân, đưa máy bay lên tàu. Đây tiếp tục là một thách thức lớn của hkmh Liêu Ninh, hơn nữa là thách thức nghiêm trọng nhất.
Máy bay hải quân cất/hạ cánh là vấn đề rất khó khăn mà cả thế giới phải công nhận. Có người coi nó như “múa trên lưỡi kiếm”. Bởi vì, độ dài và độ rộng của đường băng hạ cánh đều rất có hạn, nhỏ hơn nhiều so với sân bay trên mặt đất. Hơn nữa hkmh luôn trong trạng thái bập bềnh, đu đưa, di động, phi công rất khó phán đoán chuẩn xác điểm hạ cánh, càng khó phán đoán góc độ hạ cánh. Một khi hạ cánh mắc sai lầm, sẽ gây ra tổn thất khó mà cứu vãn được.
Ngoài ra, cáp hãm đà trên hkmh hoàn toàn không phải lần nào cũng “móc” chính xác máy bay hải quân hạ cánh, lúc đó nếu không sử dụng lực đẩy tối đa, không đủ điều kiện..., máy bay hải quân rất dễ đâm xuống biển, hoặc đâm vào tốp máy bay đang đậu trên hkmh, gây ra các tai nạn thê thảm như cháy, nổ.
Các nước trên thế giới hoàn thành huấn luyện cất/hạ cánh cho máy bay chiến đấu trên hkmh cần trải qua thời gian dài ngắn khác nhau. Hải quân Mỹ áp dụng chương trình huấn luyện như sau:
Khi một chiếc hkmh đang được chế tạo, thì phi công máy bay của con tàu đó sẽ được huấn luyện ở một hkmh khác. Như vậy, sau khi hkmh hoạt động, máy bay chiến đấu hải quân chỉ cần vài tháng là có thể có khả năng tác chiến.
Nhưng, các nước khác không có điều kiện như Mỹ, thời gian huấn luyện khả năng tác chiến của máy bay hải quân dài hơn Mỹ, thường phải trải qua 2-5 năm.
 Chẳng hạn, hkmh Charles De Gaulle R91 của Pháp hoạt động từ năm 2001, máy bay chiến đấu Rafale bắt đầu huấn luyện trên tàu từ năm 2002, mãi đến tháng 6/2004, Hải quân Pháp mới tuyên bố máy bay hải quân của họ có khả năng tác chiến.
Tình hình xấu nhất là Hải quân Nga, máy bay chiến đấu Su-33 trang bị cho hkmh Admiral Kuznetsov là một loại máy bay chiến đấu hải quân cánh cố định cất/hạ cánh thông thường đầu tiên của Hải quân Nga, do thiếu kinh nghiệm và kinh phí không đủ, Hải quân Nga đã phải mất 10 năm mới nắm chắc kỷ thuật cất/hạ cánh.
Máy bay trang bị cho hkmh hoàn toàn không chỉ là máy bay chiến đấu, mà còn có nhiều loại máy bay khác như máy bay săn tầu ngầm, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, chúng đều là thành phần quan trọng không thể thiếu của hkmh.
HKMH Charles De Gaulle R91
Chẳng hạn, máy bay cảnh báo sớm có thể phát giác các loại hỏa tiển tấn công từ bên ngoài vài trăm km, có thể thông báo cho đội phòng thủ tổng hợp. Nếu không có máy bay cảnh báo sớm, hkmh sẽ “bị mù” ở đại dương, sức chiến đấu của nó sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, trong điều kiện thông tin hóa, nếu không có các loại máy bay bảo đảm, thì cho dù đã trang bị máy bay tác chiến, cũng không thể cho rằng hkmh đã có sức chiến đấu.
Chính vì vậy, chuyên gia Trung cộng cho rằng, hkmh Liêu Ninh muốn đạt khả năng tác chiến  thì căn bản nhất là các loại máy bay hải quân phải được trang bị đầy đủ, nắm vững kỹ thuật cất/hạ cánh và có khả năng chiến đấu. Do đó, Hải quân Trung Cộng chắc chắn sẽ phải thử nghiệm nhiều lần các thiết bị tác động đến máy bay hải quân, các phi công của họ ngoài những huấn luyện kỹ thuật phi hành cá nhân họ còn phải được huấn luyện hoạt động phối hợp.
Điều đáng nói đến là sự tương quan giữa  khả năng tác chiến của máy bay hải quân và số lượng phi công. Các nước phương Tây thường trang bị 1,5 phi công cho 1 máy bay, như vậy có thể thực hiện được “nghỉ người, không nghỉ ngựa” trong môi trường chiến tranh, từ đó duy trì sức khỏe của nhân viên phi hành cũng như nâng cao phi suất của máy bay.
Do đó, mấy chuyên gia Trung cộng cho rằng, việc đào tạo được số lượng phi công nhất định cho máy bay hải quân cũng là một vấn đề nan giải không thể né tránh của hkmh Liêu Ninh Trung Cộng.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle, Hải quân Pháp.
3. Kết nối toàn bộ hệ thống trên hkmh
HKMH là một hệ thống phức tạp. Một HKMH hoàn thiện, đầy đủ năng xuất chắc chắn phải có đầy đủ các loại thiết bị. Chẳng hạn, radar mảng pha cỡ lớn, radar tọa độ 3 đối không (radar điện tử một chiều), radar dẫn đường, hỏa tiển phòng không. Phải phát huy đầy đủ tác dụng của những thiết bị này, ngoài sự bảo đảm cho mỗi thiết bị hoạt động tốt, còn phải bảo đảm sự hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa các loại thiết bị.
Do đó, sau khi được trang bị, hkmh Liêu Ninh sẽ phải tiếp tục chạy thử, kết hợp nhiều lần các loại thiết bị, hệ thống điện tử, hệ thống vũ khí trên tàu, khi cần thiết thậm chí có thể cải tiến đối với một số thiết bị. Điều này đòi hỏi phải huấn luyện phối hợp giữa mọi thành phần. Chẳng hạn huấn luyện phối hợp nhân viên phi hành và nhân viên bảo trì phi cơ.
Những hoạt động huấn luyện này thường theo đơn vị “nhóm”. Sau khi hoàn thành huấn luyện nhóm, còn phải huấn luyện phối hợp cho toàn bộ con tàu. Qua đó, tất cả các thành viên trên tàu đều được đào tạo. Đây là một công việc khó khăn có tính cách trường kỳ. Chẳng hạn, sau khi được bàn giao 6 năm, hkmh Charles De Gaulle R91 của Pháp vẫn chạy thử đối với các thiết bị quan trọng như lò phản ứng hạt nhân, chân vịt.
Mặc dù sự phối hợp các thiết bị trên tàu cần phải trải qua thời gian rất dài, nhưng sự kết nối này rất linh động hầu bảo đảm khả năng ứng phó của hkmh trong mọi trường hợp . Bởi vì, hkmh một khi bị bắn chìm, không chỉ xảy ra thương vong rất lớn, mà còn đóng vai trò then chốt đối với thắng bại của cuộc chiến tranh.
HKMH Charles De Gaulle chụp từ trên không ở Địa Trung Hải
Cho nên, các nước trên thế giới đều rất coi trọng việc phối hợp và kiểm tra các hệ thống trên hkmh. Thực tiễn cho thấy, chính do hkmh Charles De Gaulle Pháp đã kiểm tra, thử nghiệm chu đáo toàn bộ con tàu trong thời gian dài, mới loại bỏ được rất nhiều tai họa ngầm, giúp cho nó thể hiện tương đối xuất sắc khi được điều đi phục vụ cho các cuộc tấn công cường độ cao đối với Lybia, một quốc gia Bắc Phi, vào năm 2011.
Khi hkmh hoạt động ở biển xa trong thời gian dài, các loại vấn đề như tiếp tế , sửa chữa trang bị kỹ thuật rất nổi cộm, hoạt động trong thời gian dài và lênh đênh trên biển cũng ảnh hưởng to lớn tới tâm lý của thuyền viên, những điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức chiến đấu của hkmh. Giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới này như thế nào là một con đường tìm tòi khó khăn của toàn bộ binh sĩ, nhân viên hkmh đầu tiên Liêu Ninh, Hải quân Trung cộng.
4. Hình thành khả năng tác chiến
Khả năng tác chiến tổng hợp trên hkmh là một chỉ tiêu quan trọng đo lường sức chiến đấu tổng hợp của hải quân một nước. Do các nguyên nhân như mục tiêu lớn, khả năng tự vệ yếu…, hkmh rất dễ bị hệ thống trinh sát đối phương phát giác , đối mặt với nhiều mối đe dọa như hỏa tiển tầm xa, tàu ngầm, tàu nổi, máy bay... của đối phương. Đối với vấn đề này, hkmh chỉ có khả năng hoàn chỉnh như phòng không, săn tầu ngầm, phòng thủ hỏa tiển , chống hạm và tấn công đất liền, thì mới có thể loại bỏ được các mối nguy hiểm và mối đe dọa. Những khả năng này lại phải hoàn thành bởi rất nhiều loại vũ khí trang bị khác nhau.
HKMH Mỹ
Vì vậy, khi HKMH tác chiến, các tàu chiến khác phải canh chừng , hộ tống, tiếp tế cho nó. Bất kể là ra khơi hay thực hiện nhiệm vụ, hkmh đều không thể độc lập hoạt động, mà phải hoạt động phối hợp– đội chiến đấu hkmh.
Như vậy, Hải quân Trung cộng muốn hkmh Liêu Ninh có được khả năng chiến đấu thực sự, thì ý định của họ chắc chắn sẽ là phải xây dựng được đội chiến đấu hkmh với tâm điểm là hkmh; sự kết hợp với các loại tàu hộ tống có các nhiệm vụ khác nhau như tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm, tàu tiếp tế; từ đó làm cho nó có được hệ thống tác chiến tương đối độc lập , thống nhất giữa tác chiến, huấn luyện và tiếp vận, hình thành khả năng tác chiến chỉnh thể tổng hợp, lập thể, hợp nhất với tâm điểm là hkmh. Đây là vấn đề cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng bởi nó có liên quan trực tiếp đến cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á.
Chẳng hạn, đội chiến đấu hkmh Mỹ thường gồm có: trọng tâm là hkmh, tháp tùng 2-4 tàu tuần dương loại Ticonderoga hoặc tàu khu trục loại Arleigh Burke, 1 tàu hộ tống săn ngầm loại Perry, 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu tiếp tế cỡ lớn. Căn cứ vào nhiệm vụ , còn có thể tăng cường tàu vận chuyển lực lượng, tàu tấn công đổ bộ và tàu chở hàng. Kết cấu của đội chiến đấu hkmh Mỹ tương đối cố định, mục đích là tiện cho nhân viên tác chiến nhanh chóng hiểu rõ vai trò của từng người.
Pháp cũng đã áp dụng cách làm tương tự, trang bị cố định là: hkmh Charles De Gaulle kết hợp với 1 tàu khu trục phòng không, 1 tàu tiếp tế và căn cứ vào tình hình nhiệm vụ , thêm tàu khu trục phòng không khác, tàu khu trục săn ngầm, tàu hộ tống đa dụng, tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu tiếp tế.
Hạm đội hkmhLiêu Ninh, Hải quân Trung cộng (tưởng tượng)
Muốn phát huy việc thống nhất lực lượng trên biển-trên không của hkmh, còn phải phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa đội hkmh với các hệ thống trên không như vệ tinh, các loại hệ thống trinh sát cảnh báo sớm, bảo đảm cho máy bay chiến đấu trên không, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, bảo đảm sự kết hợp giữa con người và vũ khí, bảo đảm cho các hệ thống được kết nối chặt chẽ trên các phương diện như thông tin, chỉ huy-kiểm soát, truyền tin liên kết dữ liệu.
Sức chiến đấu của đội hkmh còn có liên quan tới rất nhiều khâu như kỷ thuật tác chiến, phương pháp tác chiến, tư tưởng tác chiến, vận dụng chiến thuật, phương thức huấn luyện, phương thức tiếp tế của đội chiến đấu hkmh, điều này đòi hỏi phải thường xuyên huấn luyện, diễn tập trong thời gian dài, liên tục, nhiều lần đối với các loại lực lượng khác nhau, các loại tàu chiến và hệ thống khác nhau. Căn cứ vào quy luật và thông lệ quốc tế, tiến trình này phải dài nhiêu năm
Chẳng hạn, năm 1946, Pháp sở đóng hkmh đầu tiên, sau đó, được Anh và Mỹ đào tạo phi công và nhân viên điều khiển đường băng cho họ, đến năm 1956, trong sự kiện kênh đào Suez, hkmh này tham gia tác chiến, mới đánh dấu đội hkmh Pháp hoàn toàn đủ khả năng chiến đấu thực tế, thời gian trải qua là 10 năm.
Cho dù là Hải quân Mỹ, lực lượng sử dụng hkmh rất thành thục, một chiếc hkmh mới sức chiến đấu cũng cần thời gian 2-3 năm. Đối với Hải quân Trung cộng, chưa từng tiếp xúc với hkmh, thời gian sẽ dài hơn, độ khó sẽ lớn hơn nhiều, đây tiếp tục là một thách thức lớn của hkmh Liêu Ninh do TC tân trang lại của nước ngoài.
 
TỔNG HỢP

No comments:

Post a Comment