Kính Thưa Quý Vị
Hôm nay ngày 28-1-2013 là ngày kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Ba Lê và cũng là kỷ niệm ngày Lực Lượng Đặc Nhiệm Tango của Sư Đoàn TQLC và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm Hải Cảng Cửa Việt, Quảng Trị do quân cộng sản Bắc Việt xâm lược chiếm giữ, hai phút trước giờ ngưng bắn là 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973.
Là một người đã từng tham chiến trong trận đánh này, tôi xin kính mời Quý Vị cùng chúng tôi hồi tưởng lại những gì không thể nào quên được của những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2 của năm 1973.
Mũ Xanh Trần Văn Loan
oOo
Ngày 23 tháng 1 năm 1973, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên chính thức đổi quân cho Tiểu Đoàn 9 Mãnh Hổ tại Gia Đẳng 3, Đông Bắc Quảng Trị và cách Cửa Việt 9 cây số. Riêng Đại Đội 1 Trâu Điên của tôi thì nhận bàn giao từ Đại Đội 3 Mãnh Hổ của Tầm Dương Đại Uý Đoàn Văn Tịnh, khoá đàn anh của tôi (22A Võ Bị Dalat). Cuộc đổi quân diễn ra vào ban đêm vì chúng tôi không muốn là mục tiêu cho các loại cối địch mà đáng nói nhất là miếng mồi ngon cho bọn chuyên bắn tỉa ngay đầu. Người viết đến đây xin được tưởng nhớ đến một người đàn em khoá 24 Võ Bị Dalat, Cố Trung Uý Vàng Huy Luyến đã hy sinh vì đạn bắn tỉa do rớt mắt kiếng trong khi tấn công chiếm chốt địch quân; lúc ấy Niên Truởng Tầm Dương đang đi phép ngoài Huế tìm mua tạm hai bông mai để sẵn sàng hôm sau đem về vùng hành quân rửa lon cho thằng em xấu số của mình!
Ngày 24 tháng 1 năm 1973, Đại Đội 1 Trâu Điên bắt đầu mở những cuộc tấn công chớp nhoáng vào phòng tuyến dày dặc chốt kiềng của địch. Tuyến phòng thủ của quân cộng sản xâm lược gồm 3 chốt một đứng vững như kiềng 3 chân để hỗ trợ lẫn nhau bằng súng AK với B40 và hàng rào súng cối tiếp cận. Nhưng đáng kể vẫn là họng súng của những tên bắn tỉa chuyên nghiệp có sổ tay ghi nhận đàng hoàng. Tối ngày 25 tháng 1 năm 1973, dưới quyền chỉ huy của Sơn Tây Trung Uý Phạm Ngọc Sương Đại Đội phó, khóa 24 Dalat, bằng lối đánh nghi binh và giương Đông kích Tây, hai Trung Đội 12 của Thiếu Uý Trần Gia Tăng khoá 25 Dalat mới ra trường và Trung Đội 16 của Chuẩn Uý Nguyễn Kính Khoá 1/72 Thủ Đức đã đồng loạt xung phong tràn ngập phòng tuyến địch sau những tràng pháo 105 ly vừa delay và vừa nổ chụp lên đầu lũ chuột. Quân ta đã hạ sát 15 tên tại chỗ và tịch thu 11 AK, 3 B40, 1 súng trường bắn tỉa của Hung Gia Lợi có máy nhắm và 5 thùng lương khô đang ăn dở. Bên ta có 5 bị thương nhẹ và chỉ có Chuẩn Uý Nguyễn Kính là cần tản thương.
Chiều ngày 26 tháng 1 năm 1973, Đại Đội tôi tiếp nhận từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn năm thùng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ may bằng thứ vải thưa để may màn hay mùng ngủ. Sau này thấy mà buồn 5 phút vì cờ “phỏng giái” của quân cộng sản Bắc Việt xâm lược thì lại được may bằng vải popeline rất bền và đứng vững với thời gian. Tiền may Cờ để đâu xin hỏi Ông Hoàng Đức Nhã, Tổng Uỷ Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa???
Bẩy giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1973, Lực Luợng Đặc Nhiệm Tango Tiền Phương dưới quyền chỉ huy của Tiền Giang Thiếu Tá Phạm Văn Tiền khoá 20 Dalat, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư gồm các Chi Đoàn Chiến Xa M 48, M 41, M 113 mà Thiết Đoàn 20 là nỗ lực chính với hai Đại Đội 3 Kình Ngư của Trung Uý Mai Văn Hiếu, khoá 23 Dalat và Đại Đội 4 Kình Ngư của Trung Uý Dương Tấn Tước cũng khoá 23 Dalat tùng thiết đã bất ngờ vượt tuyến xuất phát ồ ạt tiến lên mục tiêu Cửa Việt. Nhìn đoàn Chiến Xa tiến quân mở hết hoả lực tối đa về phiá trước, tôi cứ nghĩ mình đang xem lại cuốn phim Đồng Minh đổ bộ Normandie đánh đuổi phát xít Đức vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 tại Miền Bắc nước Pháp.
Sau đó là đợt tiến quân của Đại Đội 1 Trâu Điên để thu dọn chiến trường. Vì quá bất ngờ cho nên địch trở tay không kịp mà cũng chẳng biết chém vè đi hướng nào cho nên lũ chuột đành nằm im trong hang chốt chờ đầu hàng. Qua lục soát, các Trung Đội liên tục bắt sống tù binh và tịch thu rất nhiều chiến lợi phẩm đủ loại! Đã có tới 60 tù binh trong đó riêng Bộ Chỉ Huy Đại Đội cũng đã tóm được cả chục tên. Qua cung từ tại chỗ, các tù binh đều khai “là đang học cấp 3 tại Hà Nội và Hải Phòng thì bị buộc bỏ học vào Nam tiếp thu vùng giải phóng. Có nghe Lính Thủy Đánh Bộ sừng sỏ lắm, nếu bắt được tù binh là mổ bụng lấy gan ăn tươi nuốt sống ngay?” Bởi vậy đã có vài tù binh còn quá trẻ lại quá lo sợ cho nên đã bôi thuốc đỏ đầy mình và chui đầu vào cát giả chết!
Hôm nay ngày 28-1-2013 là ngày kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Ba Lê và cũng là kỷ niệm ngày Lực Lượng Đặc Nhiệm Tango của Sư Đoàn TQLC và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm Hải Cảng Cửa Việt, Quảng Trị do quân cộng sản Bắc Việt xâm lược chiếm giữ, hai phút trước giờ ngưng bắn là 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973.
Là một người đã từng tham chiến trong trận đánh này, tôi xin kính mời Quý Vị cùng chúng tôi hồi tưởng lại những gì không thể nào quên được của những ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2 của năm 1973.
Mũ Xanh Trần Văn Loan
oOo
Ngày 23 tháng 1 năm 1973, Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên chính thức đổi quân cho Tiểu Đoàn 9 Mãnh Hổ tại Gia Đẳng 3, Đông Bắc Quảng Trị và cách Cửa Việt 9 cây số. Riêng Đại Đội 1 Trâu Điên của tôi thì nhận bàn giao từ Đại Đội 3 Mãnh Hổ của Tầm Dương Đại Uý Đoàn Văn Tịnh, khoá đàn anh của tôi (22A Võ Bị Dalat). Cuộc đổi quân diễn ra vào ban đêm vì chúng tôi không muốn là mục tiêu cho các loại cối địch mà đáng nói nhất là miếng mồi ngon cho bọn chuyên bắn tỉa ngay đầu. Người viết đến đây xin được tưởng nhớ đến một người đàn em khoá 24 Võ Bị Dalat, Cố Trung Uý Vàng Huy Luyến đã hy sinh vì đạn bắn tỉa do rớt mắt kiếng trong khi tấn công chiếm chốt địch quân; lúc ấy Niên Truởng Tầm Dương đang đi phép ngoài Huế tìm mua tạm hai bông mai để sẵn sàng hôm sau đem về vùng hành quân rửa lon cho thằng em xấu số của mình!
Ngày 24 tháng 1 năm 1973, Đại Đội 1 Trâu Điên bắt đầu mở những cuộc tấn công chớp nhoáng vào phòng tuyến dày dặc chốt kiềng của địch. Tuyến phòng thủ của quân cộng sản xâm lược gồm 3 chốt một đứng vững như kiềng 3 chân để hỗ trợ lẫn nhau bằng súng AK với B40 và hàng rào súng cối tiếp cận. Nhưng đáng kể vẫn là họng súng của những tên bắn tỉa chuyên nghiệp có sổ tay ghi nhận đàng hoàng. Tối ngày 25 tháng 1 năm 1973, dưới quyền chỉ huy của Sơn Tây Trung Uý Phạm Ngọc Sương Đại Đội phó, khóa 24 Dalat, bằng lối đánh nghi binh và giương Đông kích Tây, hai Trung Đội 12 của Thiếu Uý Trần Gia Tăng khoá 25 Dalat mới ra trường và Trung Đội 16 của Chuẩn Uý Nguyễn Kính Khoá 1/72 Thủ Đức đã đồng loạt xung phong tràn ngập phòng tuyến địch sau những tràng pháo 105 ly vừa delay và vừa nổ chụp lên đầu lũ chuột. Quân ta đã hạ sát 15 tên tại chỗ và tịch thu 11 AK, 3 B40, 1 súng trường bắn tỉa của Hung Gia Lợi có máy nhắm và 5 thùng lương khô đang ăn dở. Bên ta có 5 bị thương nhẹ và chỉ có Chuẩn Uý Nguyễn Kính là cần tản thương.
Chiều ngày 26 tháng 1 năm 1973, Đại Đội tôi tiếp nhận từ Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn năm thùng Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ may bằng thứ vải thưa để may màn hay mùng ngủ. Sau này thấy mà buồn 5 phút vì cờ “phỏng giái” của quân cộng sản Bắc Việt xâm lược thì lại được may bằng vải popeline rất bền và đứng vững với thời gian. Tiền may Cờ để đâu xin hỏi Ông Hoàng Đức Nhã, Tổng Uỷ Trưởng Dân Vận Chiêu Hồi của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa???
Bẩy giờ sáng ngày 27 tháng 1 năm 1973, Lực Luợng Đặc Nhiệm Tango Tiền Phương dưới quyền chỉ huy của Tiền Giang Thiếu Tá Phạm Văn Tiền khoá 20 Dalat, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư gồm các Chi Đoàn Chiến Xa M 48, M 41, M 113 mà Thiết Đoàn 20 là nỗ lực chính với hai Đại Đội 3 Kình Ngư của Trung Uý Mai Văn Hiếu, khoá 23 Dalat và Đại Đội 4 Kình Ngư của Trung Uý Dương Tấn Tước cũng khoá 23 Dalat tùng thiết đã bất ngờ vượt tuyến xuất phát ồ ạt tiến lên mục tiêu Cửa Việt. Nhìn đoàn Chiến Xa tiến quân mở hết hoả lực tối đa về phiá trước, tôi cứ nghĩ mình đang xem lại cuốn phim Đồng Minh đổ bộ Normandie đánh đuổi phát xít Đức vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 tại Miền Bắc nước Pháp.
Sau đó là đợt tiến quân của Đại Đội 1 Trâu Điên để thu dọn chiến trường. Vì quá bất ngờ cho nên địch trở tay không kịp mà cũng chẳng biết chém vè đi hướng nào cho nên lũ chuột đành nằm im trong hang chốt chờ đầu hàng. Qua lục soát, các Trung Đội liên tục bắt sống tù binh và tịch thu rất nhiều chiến lợi phẩm đủ loại! Đã có tới 60 tù binh trong đó riêng Bộ Chỉ Huy Đại Đội cũng đã tóm được cả chục tên. Qua cung từ tại chỗ, các tù binh đều khai “là đang học cấp 3 tại Hà Nội và Hải Phòng thì bị buộc bỏ học vào Nam tiếp thu vùng giải phóng. Có nghe Lính Thủy Đánh Bộ sừng sỏ lắm, nếu bắt được tù binh là mổ bụng lấy gan ăn tươi nuốt sống ngay?” Bởi vậy đã có vài tù binh còn quá trẻ lại quá lo sợ cho nên đã bôi thuốc đỏ đầy mình và chui đầu vào cát giả chết!
Đang báo cáo với Tiểu Đoàn để giải giao số tù binh và võ khí thì một tiếng nổ lớn từ phiá Trung Đội 16. Chuẩn Uý Hà Thế Dơn Trung Đội Trưởng 16 báo cáo cho biết đã có vài tên địch trá hàng nên khi quân ta xông đến để tước đoạt vũ khí thì chúng cho mìn nổ gây tử thương cho Hạ Sĩ Lê Sanh Thạch và 3 Quân nhân khác. Thế là tôi gọi máy cho các Thẩm Quyền nói kể từ bây giờ Đại Đội không muốn nhận tù binh nữa! Viết đến đây tôi lại nhớ đến bài “L’Humanité” của một nhà văn hồi còn Trung Học với phần mở đầu “Tu seras soldat un jour, si t’arrives de te battre tu te battras en conscience. Cela,c’ est ton devoir!” Và lòng nhân đạo chỉ có được sau khi cuộc chiến thực sự chấm dứt phải không thưa Quý Vị?
Đoàn Chiến Xa qua rồi thì bây giờ là mưa pháo 130 ly dành cho Đại Đội 1 Trâu Điên của tôi trên đường tiến quân càn quét mục tiêu. Không hiểu những tên tiền sát địch nằm sẵn đâu đây mà sao chúng điều chỉnh tác xạ chính xác đến thế? Trái đầu tiên nổ trước mặt 100 mét, trái thứ nhì nổ sau lưng 100 mét, trái thứ ba nổ bên phải 50 mét… tôi chưa kịp nói hết câu “địch đang chỉnh lồng khung, coi chừng trái thứ tư đó” thì một tiếng nổ vang hất tôi văng xa gần 5 mét… Tôi lồm cồm ngồi dậy với mặt mũi lọ lem và quần áo đầy khói bụi, nặc mùi thuốc súng thì thấy Thiếu Uý Nguyễn Tấn Tài, Tiền Sát Viên Nỏ Thần đã bị thương lủng ruột nằm bất động bên hai đệ tử đã hy sinh. Còn hai nguời mang máy cho tôi thì một gẫy nát chân trái và một bị miểng 130 ly chui qua má cắt đứt phân nửa cái luỡi! Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn cứ tưởng tôi đã hy sinh chứ đâu ngờ tôi một mình mang cả ba máy tiếp tục điều động Đại Đội tiến quân…
Đến 6 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1973, thì Đại Đội tôi đã tới sát chân cao điểm đồi 11 và Trung Đội 12, báo cáo cho biết là có một chốt địch khá lớn tại cao điểm chạy dài ra tới bờ biển này. Tôi ra lệnh khai triển ngay công sự phòng thủ, đưa các toán tiền đồn ra xa và giăng đồ chơi claymore, ráng gài và lựu đạn ra tối đa. Sau khi báo cáo tình hình về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, Trung Uý Trần Đinh Công khoá 26 Thủ Đức sẽ điều động Đại Đội 4 Trâu Điên thay Đại Đội tôi theo đoàn xe GMC lên tăng cường cho Cửa Việt.
Đúng 7 giờ 58 phút có nghiã là chỉ 2 phút trước giờ ngưng bắn có hiệu lực là đúng 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, Lực Lượng Đặc nhiệm Tango đã hoàn toàn làm chủ tình thế tại căn cứ Hải Quân Cửa Việt sau 25 giờ quần thảo dữ dội với địch. Giờ phút “hòa giải, hòa hợp và ngưng bắn đã đến”, Binh Sĩ đôi bên ăn mừng “hòa bình vội vã”, mang cà phê Sài Gòn với thuốc lá Capstan và kẹo sữa Hà Nội ra mời nhau trước sự cay cú nghẹn ngào uất hận của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ Viên Bộ chính trị trung ương đảng, Bí thư Quân uỷ trung ương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng nước Việt cộng nhà ta. Quả vậy, Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho Trung Tuớng Lê Trọng Tấn đưa các Trung Đoàn 18, 995, và sừng sỏ nhất vẫn là 101 của Đại Tá Thân Trọng. Một Sư Đoàn Điện Biên 325 âm thầm chuẩn bị sẵn sàng tùng thiết Trung Đoàn 203 Xe tăng chờ lệnh. Trong khi đó tại cao điểm 11, tôi đã tiến vào và tiếp xúc được với viên chính uỷ Trung Đoàn Hiệp Định 27 của quân cộng sản xâm luợc khi đi thăm các đồng chí bộ đội của y. Tại cao điểm này tôi hơi giật mình với cấp số hơn một Tiểu Đoàn địch cùng hàng chục xe tăng T 54 và phòng không 37 ly bảo vệ. Nếu đêm qua có đụng độ thì Đại Đội tôi không biết tình hình sẽ thế nào đây? Điểm cần lưu ý là qua điện đàm, tôi đã nhiều lần đề cập tới Lực lượng địch tại cao điểm này với Hà Nội 819, Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên của tôi, là chắc chắn quân cộng sản xâm lược không thế nào bỏ rơi cao điểm đuợc. Cho nên ta phải coi chừng chúng sẽ phản công để bắt tay với đưá con này. Nhưng rất tiếc ý kiến của một viên Đại Đội Trưởng thấp cổ bé miệng không đáng để các Đại Bàng lưu tâm suy nghĩ chăng???
Ngày 29 tháng 1 năm 1973, thấy tình hình có vẻ căng thẳng mà cộng quân có thể phản kích bất cứ lúc nào nên cánh phó Tiểu Đoàn 9 Mãnh Hổ do Cam Ranh Thiếu Tá Phạm Cang, khoá 20 Dalat cùng Phán mập khoá 25 Thủ Đức, Đại Đội Truởng đã tăng viện đến Đại Đội tôi mà trên tay các anh còn vương vấn quà uỷ lạo của em gái hậu phương Lê Bảo Tịnh Sài Gòn. Cho đến chiều thì Cánh Phó Mãnh Hổ đuợc lệnh di chuyển đi chỗ khác.
Đoàn Chiến Xa qua rồi thì bây giờ là mưa pháo 130 ly dành cho Đại Đội 1 Trâu Điên của tôi trên đường tiến quân càn quét mục tiêu. Không hiểu những tên tiền sát địch nằm sẵn đâu đây mà sao chúng điều chỉnh tác xạ chính xác đến thế? Trái đầu tiên nổ trước mặt 100 mét, trái thứ nhì nổ sau lưng 100 mét, trái thứ ba nổ bên phải 50 mét… tôi chưa kịp nói hết câu “địch đang chỉnh lồng khung, coi chừng trái thứ tư đó” thì một tiếng nổ vang hất tôi văng xa gần 5 mét… Tôi lồm cồm ngồi dậy với mặt mũi lọ lem và quần áo đầy khói bụi, nặc mùi thuốc súng thì thấy Thiếu Uý Nguyễn Tấn Tài, Tiền Sát Viên Nỏ Thần đã bị thương lủng ruột nằm bất động bên hai đệ tử đã hy sinh. Còn hai nguời mang máy cho tôi thì một gẫy nát chân trái và một bị miểng 130 ly chui qua má cắt đứt phân nửa cái luỡi! Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn cứ tưởng tôi đã hy sinh chứ đâu ngờ tôi một mình mang cả ba máy tiếp tục điều động Đại Đội tiến quân…
Đến 6 giờ chiều ngày 27 tháng 1 năm 1973, thì Đại Đội tôi đã tới sát chân cao điểm đồi 11 và Trung Đội 12, báo cáo cho biết là có một chốt địch khá lớn tại cao điểm chạy dài ra tới bờ biển này. Tôi ra lệnh khai triển ngay công sự phòng thủ, đưa các toán tiền đồn ra xa và giăng đồ chơi claymore, ráng gài và lựu đạn ra tối đa. Sau khi báo cáo tình hình về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, Trung Uý Trần Đinh Công khoá 26 Thủ Đức sẽ điều động Đại Đội 4 Trâu Điên thay Đại Đội tôi theo đoàn xe GMC lên tăng cường cho Cửa Việt.
Đúng 7 giờ 58 phút có nghiã là chỉ 2 phút trước giờ ngưng bắn có hiệu lực là đúng 8 giờ sáng ngày 28 tháng 1 năm 1973, Lực Lượng Đặc nhiệm Tango đã hoàn toàn làm chủ tình thế tại căn cứ Hải Quân Cửa Việt sau 25 giờ quần thảo dữ dội với địch. Giờ phút “hòa giải, hòa hợp và ngưng bắn đã đến”, Binh Sĩ đôi bên ăn mừng “hòa bình vội vã”, mang cà phê Sài Gòn với thuốc lá Capstan và kẹo sữa Hà Nội ra mời nhau trước sự cay cú nghẹn ngào uất hận của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ Viên Bộ chính trị trung ương đảng, Bí thư Quân uỷ trung ương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng nước Việt cộng nhà ta. Quả vậy, Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho Trung Tuớng Lê Trọng Tấn đưa các Trung Đoàn 18, 995, và sừng sỏ nhất vẫn là 101 của Đại Tá Thân Trọng. Một Sư Đoàn Điện Biên 325 âm thầm chuẩn bị sẵn sàng tùng thiết Trung Đoàn 203 Xe tăng chờ lệnh. Trong khi đó tại cao điểm 11, tôi đã tiến vào và tiếp xúc được với viên chính uỷ Trung Đoàn Hiệp Định 27 của quân cộng sản xâm luợc khi đi thăm các đồng chí bộ đội của y. Tại cao điểm này tôi hơi giật mình với cấp số hơn một Tiểu Đoàn địch cùng hàng chục xe tăng T 54 và phòng không 37 ly bảo vệ. Nếu đêm qua có đụng độ thì Đại Đội tôi không biết tình hình sẽ thế nào đây? Điểm cần lưu ý là qua điện đàm, tôi đã nhiều lần đề cập tới Lực lượng địch tại cao điểm này với Hà Nội 819, Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên của tôi, là chắc chắn quân cộng sản xâm lược không thế nào bỏ rơi cao điểm đuợc. Cho nên ta phải coi chừng chúng sẽ phản công để bắt tay với đưá con này. Nhưng rất tiếc ý kiến của một viên Đại Đội Trưởng thấp cổ bé miệng không đáng để các Đại Bàng lưu tâm suy nghĩ chăng???
Ngày 29 tháng 1 năm 1973, thấy tình hình có vẻ căng thẳng mà cộng quân có thể phản kích bất cứ lúc nào nên cánh phó Tiểu Đoàn 9 Mãnh Hổ do Cam Ranh Thiếu Tá Phạm Cang, khoá 20 Dalat cùng Phán mập khoá 25 Thủ Đức, Đại Đội Truởng đã tăng viện đến Đại Đội tôi mà trên tay các anh còn vương vấn quà uỷ lạo của em gái hậu phương Lê Bảo Tịnh Sài Gòn. Cho đến chiều thì Cánh Phó Mãnh Hổ đuợc lệnh di chuyển đi chỗ khác.
Ngày 30 tháng 1 năm 1973, tình hình lại trở nên đen tối trước áp lực tấn công thăm dò của địch, Đại Đội 2 Trâu Điên của Đại Uý Từ Đức Thọ lại được lệnh tùng thiết Chi Đoàn 1/17 Chiến xa M 41 của Đại Uý Nguyễn Quang Trung kéo lên tăng cường cho Lực Luợng Tango tại Cửa Việt. Khi đoàn chiến xa đến cao điểm 11 thì bị chốt địch chặn lại, nhưng trước hoả lực mạnh mẽ của các xe tăng M 41, địch phải chấp nhận cho đi. Tưởng cũng nên nhắc nhở là sau khi Quân ta chiếm được Cửa Việt rồi thì địch chỉ cho tiếp tế lương thực mà hoàn toàn không cho tiếp tế đạn dược và thuốc men từ tuyến sau lên Cửa Việt.
Sáng ngày 31 tháng giêng năm 1973, địch đã dùng đại pháo 130 ly phối hợp với các loại hoả tiễn 122 ly, 107 ly pháo kích liên tục vào căn cứ Hải Quân Cửa Việt rồi dùng xe tăng có bộ đội tùng thiết mạnh mẽ tấn công vào tuyến phòng thủ của ta, đặc biệt là căn cứ Hải Quân do Đại Đội 2 Trâu Điên trấn giữ. Ngay từ giờ phút đầu xa chiến, Đại Uý Lê Bá Nam khoá 20 Thủ Đức, Chi Đoàn Trưởng 2/20 Chiến xa M 48 đã anh dũng chỉ huy Chi Đoàn phản công mãnh liệt và bắn cháy một số xe tăng T 54 và PT 76 của địch khiến chúng bị rối loạn và tan rã đội hình tấn công. Nhưng chết lớp này thì còn nhiều lớp khác, chúng nhào lên cố tiêu diệt lực lượng Tango của ta. Áp lực và hoả lực địch mạnh đến như vậy trong khi kế hoạch hoả yểm của ta thì chỉ trông vào 3 Tiểu Đoàn Pháo cơ hữu và 1 Pháo Đội 155 ly của Tiểu Đoàn 101 Pháo Cơ Động của Quân Đoàn I. Hải Quân Việt Nam có xuất hiện nhưng chỉ lảng vảng ngoài khơi rồi biến mất. Cũng không thấy sự can thiệp của Không Quân? Các Phi Đội Phản lực A-37 hay F-5E sao không có mặt để trả đũa cho việc trắng trợn vi phạm lệnh ngưng bắn của quân xâm lược Việt cộng đúng như Diễn văn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “sắt máu và hiếu chiến” mà Ông ta đã đọc trong ngày 28 tháng 1 năm 1973 là “Địch dùng súng trường Ta dùng súng máy, địch dùng súng máy Ta dùng đại bác, địch dùng đại pháo Ta dùng bom dội lên đầu chúng!” Cửa Việt đang thực sự lâm nguy mà sao không có một Ai dám ra lệnh dùng bom dội lên đầu chúng thưa Tổng Thống? Có phải nói dzậy mà không phải dzậy không thưa Vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, một Quân Đội đang từ từ bị Đồng Minh Hoa Kỳ bỏ rơi từ cái bản hiệp định khốn nạn và trớ trêu này?
Sau 24 giờ tử thủ, cuối cùng Thiếu Tá Phạm Văn Tiền phải tự mình quyết định là vừa chống trả, vừa triệt thoái lui quân về phiá sau để bảo toàn lực lượng vì chẳng có một ai dám lên tiếng ngoài hành vi tiêu cực là chờ Uỷ Ban Liên Hợp bốn bên đến giải quyết! Chính Thiếu Tá Trần Văn Hợp, Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên đã ra lệnh cho tôi chặn Lực Lượng di tản lại để cùng thiết lập một phòng tuyến chặn địch không cho chúng tiếp tục đuổi theo nhưng tôi đã không đồng ý chuyện này vì tôi tin Đại Đội tôi đủ sức chặn địch rồi. Chính Trung Đội 12 của Thiếu Uý Tăng đã dùng hoả tiễn 66 ly M72 bắn cháy 5 xe tăng T 54 đi đầu của địch làm chúng khựng lại. Tôi không ngờ tinh thần diệt tăng địch của Lính Trâu Điên lại cao vòi vọi như sóng thần đến thế? Bằng chứng là 5 con cua của địch không những đã bị Trung Đội 12 hoả thiêu rồi mà còn bị các Trung Đội 14, 16, 18 thi nhau rang đi rang lại nhiều lần. Nhớ lại vào tháng 7 năm 1972 tại bờ biển Mỹ Thủy, Hải Lăng-Quảng Trị, suýt tý nữa là Lính Trâu Điên hăm hở chờ đợi rang muối trọn Chi Đoàn Thiết Quân Vận của một Đơn Vị Bạn rồi!
Sau khi Lực Lượng Tango triệt thoái về phiá sau an toàn thì 1 giờ đêm rạng sáng ngày 1 tháng 2 năm 1973, Hà Nội 819 Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên ra lệnh cho tôi bỏ vị trí rút về sau 3 cây số và đóng quân tại một vị trí pháo 155 ly đã bị phản pháo cháy rụi hồi nào. Có lẽ Đại Bàng 819 lo sợ mất tôi nữa hay sao đây?
Sáng ngày 1 tháng 2 năm 1973, Sao Mai Mai Văn Hiếu, người bạn cùng khoá 23 Dalat với tôi đã dẫn Đại Đội 3 Kình Ngư đến hoán đổi vị trí để tôi lui về Gia Đẳng 1 bảo vệ Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc nhiệm Tango của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn trong khi cả Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên được di chuyển về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại Hương Điền để bổ sung quân số cho hai Đại Đội 2 và 4.
Sáng ngày mùng 1 Tết Quý Sửu 1973, Tướng Bùi Thế Lân đã đáp trực thăng xuống Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Tango để chúc Tết và uỷ lạo Lực Lượng. Đứng trong hàng quân tôi nghe Lạng Sơn phát biểu: “Tuy chúng ta không thành công về mặt Chiến Lược, nhưng chúng ta đã thành công về mặt Chính Lược!” Quả thật tôi muốn dùng lời nói này để xin được thông cảm và chia xẻ buồn nhiều hơn vui đối với Thiếu Tá Phạm Văn Tiền, một Niên Truởng và cũng là một cấp Chỉ Huy đầy dũng cảm và đáng kính của tôi!
Để chấm dứt bài “Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi” này, xin Qúy Vị chúng ta hãy cùng nhau dành một phút thành kính tuởng nhớ đến tất cả các Anh Hùng TQLC và Thiết Giáp đã Anh Dũng hy sinh trong trận đánh tái chiếm Cửa Việt lịch sử này!
Trân trọng
Mũ Xanh Trần Văn Loan
Trâu Điên 117
Sáng ngày 31 tháng giêng năm 1973, địch đã dùng đại pháo 130 ly phối hợp với các loại hoả tiễn 122 ly, 107 ly pháo kích liên tục vào căn cứ Hải Quân Cửa Việt rồi dùng xe tăng có bộ đội tùng thiết mạnh mẽ tấn công vào tuyến phòng thủ của ta, đặc biệt là căn cứ Hải Quân do Đại Đội 2 Trâu Điên trấn giữ. Ngay từ giờ phút đầu xa chiến, Đại Uý Lê Bá Nam khoá 20 Thủ Đức, Chi Đoàn Trưởng 2/20 Chiến xa M 48 đã anh dũng chỉ huy Chi Đoàn phản công mãnh liệt và bắn cháy một số xe tăng T 54 và PT 76 của địch khiến chúng bị rối loạn và tan rã đội hình tấn công. Nhưng chết lớp này thì còn nhiều lớp khác, chúng nhào lên cố tiêu diệt lực lượng Tango của ta. Áp lực và hoả lực địch mạnh đến như vậy trong khi kế hoạch hoả yểm của ta thì chỉ trông vào 3 Tiểu Đoàn Pháo cơ hữu và 1 Pháo Đội 155 ly của Tiểu Đoàn 101 Pháo Cơ Động của Quân Đoàn I. Hải Quân Việt Nam có xuất hiện nhưng chỉ lảng vảng ngoài khơi rồi biến mất. Cũng không thấy sự can thiệp của Không Quân? Các Phi Đội Phản lực A-37 hay F-5E sao không có mặt để trả đũa cho việc trắng trợn vi phạm lệnh ngưng bắn của quân xâm lược Việt cộng đúng như Diễn văn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “sắt máu và hiếu chiến” mà Ông ta đã đọc trong ngày 28 tháng 1 năm 1973 là “Địch dùng súng trường Ta dùng súng máy, địch dùng súng máy Ta dùng đại bác, địch dùng đại pháo Ta dùng bom dội lên đầu chúng!” Cửa Việt đang thực sự lâm nguy mà sao không có một Ai dám ra lệnh dùng bom dội lên đầu chúng thưa Tổng Thống? Có phải nói dzậy mà không phải dzậy không thưa Vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng ta, một Quân Đội đang từ từ bị Đồng Minh Hoa Kỳ bỏ rơi từ cái bản hiệp định khốn nạn và trớ trêu này?
Sau 24 giờ tử thủ, cuối cùng Thiếu Tá Phạm Văn Tiền phải tự mình quyết định là vừa chống trả, vừa triệt thoái lui quân về phiá sau để bảo toàn lực lượng vì chẳng có một ai dám lên tiếng ngoài hành vi tiêu cực là chờ Uỷ Ban Liên Hợp bốn bên đến giải quyết! Chính Thiếu Tá Trần Văn Hợp, Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên đã ra lệnh cho tôi chặn Lực Lượng di tản lại để cùng thiết lập một phòng tuyến chặn địch không cho chúng tiếp tục đuổi theo nhưng tôi đã không đồng ý chuyện này vì tôi tin Đại Đội tôi đủ sức chặn địch rồi. Chính Trung Đội 12 của Thiếu Uý Tăng đã dùng hoả tiễn 66 ly M72 bắn cháy 5 xe tăng T 54 đi đầu của địch làm chúng khựng lại. Tôi không ngờ tinh thần diệt tăng địch của Lính Trâu Điên lại cao vòi vọi như sóng thần đến thế? Bằng chứng là 5 con cua của địch không những đã bị Trung Đội 12 hoả thiêu rồi mà còn bị các Trung Đội 14, 16, 18 thi nhau rang đi rang lại nhiều lần. Nhớ lại vào tháng 7 năm 1972 tại bờ biển Mỹ Thủy, Hải Lăng-Quảng Trị, suýt tý nữa là Lính Trâu Điên hăm hở chờ đợi rang muối trọn Chi Đoàn Thiết Quân Vận của một Đơn Vị Bạn rồi!
Sau khi Lực Lượng Tango triệt thoái về phiá sau an toàn thì 1 giờ đêm rạng sáng ngày 1 tháng 2 năm 1973, Hà Nội 819 Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên ra lệnh cho tôi bỏ vị trí rút về sau 3 cây số và đóng quân tại một vị trí pháo 155 ly đã bị phản pháo cháy rụi hồi nào. Có lẽ Đại Bàng 819 lo sợ mất tôi nữa hay sao đây?
Sáng ngày 1 tháng 2 năm 1973, Sao Mai Mai Văn Hiếu, người bạn cùng khoá 23 Dalat với tôi đã dẫn Đại Đội 3 Kình Ngư đến hoán đổi vị trí để tôi lui về Gia Đẳng 1 bảo vệ Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc nhiệm Tango của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn trong khi cả Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên được di chuyển về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn tại Hương Điền để bổ sung quân số cho hai Đại Đội 2 và 4.
Sáng ngày mùng 1 Tết Quý Sửu 1973, Tướng Bùi Thế Lân đã đáp trực thăng xuống Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Tango để chúc Tết và uỷ lạo Lực Lượng. Đứng trong hàng quân tôi nghe Lạng Sơn phát biểu: “Tuy chúng ta không thành công về mặt Chiến Lược, nhưng chúng ta đã thành công về mặt Chính Lược!” Quả thật tôi muốn dùng lời nói này để xin được thông cảm và chia xẻ buồn nhiều hơn vui đối với Thiếu Tá Phạm Văn Tiền, một Niên Truởng và cũng là một cấp Chỉ Huy đầy dũng cảm và đáng kính của tôi!
Để chấm dứt bài “Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi” này, xin Qúy Vị chúng ta hãy cùng nhau dành một phút thành kính tuởng nhớ đến tất cả các Anh Hùng TQLC và Thiết Giáp đã Anh Dũng hy sinh trong trận đánh tái chiếm Cửa Việt lịch sử này!
Trân trọng
Mũ Xanh Trần Văn Loan
Trâu Điên 117
No comments:
Post a Comment