Sunday, December 14, 2014

Hạ viện Mỹ đòi Washington xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh

Hạ viện Mỹ đòi Washington xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh
 
 
media
 
Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Mỹ yêu cầu Ngũ Giác Đài xét lại quan hệ quân sự với Bắc Kinh (Wikimedia)
 
Chiều hướng cứng rắn của Mỹ đối với các hành vi quyết đoán của Bắc Kinh tại các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương càng lúc càng rõ nét. Dấu hiệu mới nhất là yêu cầu hôm 10/12/2014 của một dân biểu đầy thế lực, đòi Ngũ Giác Đài xét lại chính sách đối thoại quân sự với Bắc Kinh.
Theo dân biểu này, lý do là vì chính sách của Washington mang lại cho Bắc Kinh quá nhiều lợi ích, nhưng không thuyết phục được quân đội Bắc Kinh chấm dứt các hành động hiếu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương. 
Trong một bức thư dài ba trang gởi đến Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work, Dân biểu Đảng Cộng hòa Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ đã yêu cầu « xem xét lại chính sách quan hệ hiện hành với quân đội Bắc Kinh… trong khuôn khổ một chủ trương rộng lớn hơn (của Ngũ Giác Đài) nhằm kiểm soát lại các mục tiêu an ninh của Mỹ trong khu vực. » 
Đối với ông Randy Forbes, chủ trương giao tiếp để khuyến khích quân đội Bắc Kinh hòa hoãn hơn đã mang lại kết quả ngược lại với mong đợi của Mỹ. Ông viết : « Vào lúc chúng ta tăng cường việc phát triển quan hệ giữa hai quân đội trong hai năm qua, các hành động của quân đội Bắc Kinh lại chỉ trở nên hung hãn hơn. (…) Các hành động liều lĩnh trên biển và trên không đã liên tục xẩy ra và Bắc Kinh đã sử dụng nhiều hình thức cưỡng bức mới nhắm vào các láng giềng của họ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông ». 
Trang mạng tờ báo Mỹ Washington Free Beacon vào hôm qua đã nêu bật nhiều biến chuyển đã khiến cho vị chủ tịch Tiểu ban Hải lực của Hạ viện Mỹ phải lên tiếng. Tờ báo đã nhắc lại các hành vi ngày càng hung hăng của Bắc Kinh trong việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xây dựng cơ sở trên các đảo đá đang tranh chấp, cho máy bay và tàu quân sự cản mũi phi cơ hay chiến hạm Mỹ trong vùng, những hành vi đã từng bị Ngũ Giác Đài mô tả là « nguy hiểm » và « khiêu khích ». 
Một cách kín đáo hơn, Bắc Kinh cũng lợi dụng quan hệ quân sự để « học lóm » công nghệ hay kỹ thuật của Mỹ. Tờ Washington Free Beacon đã nêu lên vụ Tướng Trung Quốc Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) được mời lên tham quan tàu sân bay USS Ronald Reagan ở San Diego vào tháng năm vừa qua. Ít lâu sau, một đô đốc hải quân Trung Quốc đã về hưu đã xác nhận với thông tấn nhà nước Trung Quốc là Tướng Phòng Phong Huy đã thu thập được các thông tin có giá trị về năng lực của chiếc USS Reagan. 
Ngoài ra, vào tháng 11 vừa qua, Tầu Cộng đã cho chiến đấu cơ tàng hình đời mới nhất của họ bay thử. Chiếc J-31 của Tầu Cộng tuy nhiên đã được cho là sử dụng công nghệ của loại phi cơ Mỹ F-35 mà Quân đội Tầu Cộng bị tình nghi là đã đánh cắp được thông qua các cuộc tấn công tin học nhắm vào một nhà thầu phụ của tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin của Mỹ. 
Theo giới quan sát, thái độ nghi ngại Tầu Cộng của Dân Biểu Mỹ Randy Forbes không phải là cá biệt, mà phản ánh một phản ứng chung của dư luận Mỹ trước những hành vi thái quá của Tầu Cộng, không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà cả đối với các láng giềng của Tầu Cộng. 
Mới đây, trong một hành động hiếm hoi, Hạ viện Mỹ ngày 03/12 vừa qua, đã thông qua Nghị quyết H. Res-714 lên án các hành vi cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực để ngăn cản việc thực thi quyền tự do sử dụng vùng biển hay không phận quốc tế trên các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà tác giả là Tầu Cộng.


No comments:

Post a Comment