Sunday, August 25, 2013

NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC TRỞ VỀ CA HÁT CỦA CỤ KHÁNH LY

NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC TRỞ VỀ CA HÁT CỦA CỤ KHÁNH LY

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 Khánh Ly được phép biểu diễn tại VN

 

Nếu cụ Khánh Ly (hồi trước tôi gọi là mợ Khánh Ly, bi giờ tuổi đáng gọi là cụ rồi, tôi xin gọi cụ Khánh Ly cho phải đạo,) hoặc ai đó không dựng lên cái màn đánh trống thổi kèn làm hậu cảnh (background) cho việc trở về nước để ca hát của cụ, thì chúng tôi sẽ chẳng bàn thêm về cụ làm gì. Bởi vì chuyện hát xướng của cụ, và của “người tình trăm năm” của cụ là anh thợ nhạc Trịnh Công Sơn, chúng tôi đã đưa ra nhận định khá đầy đủ trong bài viết “Ngàn Năm Bia Miệng” (xin xem bài đính kèm nếu bạn đọc có thì giờ) trước đây rồi. Nhưng bởi vì có cái màn đánh trống thổi kèn khá inh ỏi như đang thấy cho sự trở về của cụ nên chúng tôi thấy cần phải nêu ra thêm một số nhận định để rộng đường dư luận hơn. 
Trong giới xướng ca tỵ nạn tại hải ngoại, không phải chỉ có cụ Khánh Ly trở về, mà đã có hàng vài ba chục người trở về rồi. Hầu như tất cả đều đi về âm thầm, không kèn mà cũng chẳng trống. Thậm chí như bố con Phạm Duy cũng vậy. Đám con hát này trở về chỉ có mục đích là du hí và kiếm ăn. Vì những lý do thấp hèn như vậy nên có nhiều đứa phải gục đầu, cúi mặt ca tụng và tâng bốc Việt gian bán nước để được hát. Nếu còn mang danh là người tỵ nạn CS, và trong tư cách tỵ nạn, bọn này trở về trong tình trạng của đất nước như hiện nay, thì chúng chỉ là phường giá áo túi cơm đúng nghĩa, không hơn, không kém. Không phải tôi chửi chúng, nhưng chỉ là dùng đúng chữ để đánh giá đúng việc làm của chúng mà thôi.  
Chỉ có cụ Khánh Ly, sự trở về của cụ có hơi khác thường. Đó là việc khua chiêng đánh trống hơi ầm ĩ làm điếc tai cộng đồng. Việc này có thể do chính cụ dàn dựng, hoặc do một thế lực nào đó cố ý tạo ra cho ý đồ của chúng mà có thể chính cụ cũng không biết, mà chỉ là vô tình rơi vào cạm bẫy. Để làm gì? Nếu đó là ý đồ của một thế lực nào đó thì chắc chắn không ngoài mục đích chúng muốn đẩy mạnh cái Nghị Quyết 36 của VGCS. Cứ nhìn mấy con cẩu Việt Tân nhẩy ra sủa inh ỏi để bảo vệ cho cụ Khánh Ly thì biết. Còn riêng đối với cụ thì chắc chắn chỉ là để cố giữ lấy cái mà cụ cho là thể diện của cụ mà thôi. Thế nhưng cụ đã lầm rồi. Cung cách trở về và những lời tuyên bố dao to búa lớn của cụ xem chừng đã phản lại ý muốn của cụ. 
Chữ trinh (thể diện) còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giầy cho cam 
Thể diện của một con người tức chính là là cái phẩm cách (dignity) của người đó. Trong giới ca hát ở hải ngoại này, không thiếu ca sĩ vừa có tài, vừa có nhân cách. Và có lẽ chỉ có một người dành được chữ “vượt” của quần chúng tặng cho. Đó là Thái Thanh với danh hiệu tiếng hát “vượt” thời gian. Cụ Khánh Ly cũng nên được coi là tiếng hát “vượt”, nhưng vượt không gian, bởi vì chỗ nào cụ cũng xông vào để hát được. Cụ đi khắp nơi để ca hát, Tây, Tàu, Nhật Mỹ, Úc, đủ cả. Cụ khéo bon chen và xông xáo, đặc biệt với một giọng hát có ma lực, cụ trở thành nổi tiếng. Tuy nhiên sự nổi tiếng của cu lại bị phần đông đồng hương coi thường vì cho rằng cụ là một kẻ phản bội. Cụ Khánh Ly có phản bội đồng bào và phản bội Tổ Quốc không, điều này có thể chứng minh được. Chúng ta hãy nghe cụ hát: 
Chính chúng ta phải nói hòa bình
Ta phải đến khắp nơi ta đòi
Ruộng cần bàn tay
Nhà cần người xây
Vũ khí xếp lại
Chính chúng ta phải nói hòa bình …
Đứng lên đòi thống nhất quê hương …
Em đã thấy các anh trên đường. Vân vân và vân vân. (Trịnh Công Sơn: ca khúc “Chính Chúng Ta Phải Nói.”)
Cụ Khánh Ly đòi hòa bình thì ngày 30-4-1975 VN đã có hòa bình. Cụ Khánh Ly đòi thống nhất quê hương thì ngày này CS Bắc Việt đã chiếm trọn miền Nam và thống nhất đất nước. Cụ Khánh Ly đòi QLVNCH xếp vũ khí lại, thì ngày này Dương Văn Minh đã ra lệnh toàn quân buông vũ khí đầu hàng. Cụ Khánh Ly vui mừng reo hò “em đã thấy các anh trên đường.” Các anh nào? Nhất định là “các anh bộ đội” chứ ngoài ra còn các anh nào khác! Có phải không, bạn đọc? Trên đời này có mấy ai may mắn, ước gì được nấy như cụ Khánh Ly? Người ta cứ tưởng cụ đòi và khi đã được rồi thì ở lại để an hưởng hòa bình với “các anh” của cụ, và vui được thống nhất với “các anh” của cụ mà cụ đã tinh mắt nhìn thấy trên đường. Nhưng không! Cụ Khánh Ly cũng co giò chạy sang Mỹ để xin tỵ nạn cộng sản như chúng ta. Chuyện này giải thích như thế nào? Chỉ có hai lối giải thích. Một là cụ Khánh Ly hót như con vẹt. Cụ hát mà chẳng hiểu mình hát cái gì. Người ca sĩ hát phải hiểu lời hát và rung động với lời ca mới là người ca sĩ có tài. Cụ Khánh Ly hát không hiểu lời mình hát mà người đời mến mộ. Thế mới tài. Không lý tai thính giả là tai trâu? Hai là cụ chạy đi để nằm vùng, đợi thời cơ sẽ tiếp nối sứ mệnh giai đoạn hai mà cụ được giao phó. Giả thiết thứ nhất, cụ Khánh Ly hát như con vẹt, chỉ đúng khi trên bước đường tỵ nạn, cụ biết an phận thủ thường, sống và hát xướng như một người ca sĩ tỵ nạn thực sự, nhận ra đâu là đồng bào, đâu là kẻ thù. Nhưng qua các hoạt động ca hát của cụ, và nhất là cuộc sửa soạn để trở về đầy náo nhiệt của cụ hiện nay, người ta không khỏi nghi ngờ rằng giả thiết cụ là một tên nằm vùng là có lý. Bởi vì, 
Thứ nhất, cụ Khánh Ly vẫn ca ngợi Trịnh Công Sơn là một người yêu nước. Anh thợ nhạc Trịnh Công Sơn là một tên CS nằm vùng tại miền Nam. Điều này là một sự thực hiển nhiên, đồng bào miền Nam ai cũng phải thừa nhận. Hắn yêu nước thì nhất định yêu nước VNCS của hắn, chứ không thể nói hắn yêu nước VNCH của chúng ta được. Cụ Khánh Ly khen TCS yêu nước VNCS thì có phần chắc cụ cũng đồng hội đồng thuyền với tên nằm vùng TCS. 
Thứ hai, trước cái gương tầy trời Duy Quang mà cụ cứ tỉnh bơ, không biết tởn, kể ra thì cũng là lạ. Tên Quang về nước ca hát để đến nỗi trở thành thân tàn ma dại, phải trở lại Mỹ ăn xin tình thương của đồng bào mà trị bệnh, bị mọi người nguyền rủa. Ấy thế mà cụ Khánh Ly vẫn không lấy đó làm gương mà cảnh giác, vẫn hăm hở trở về? Nếu không có một lý do nào khác thúc bách hơn là đơn thuần chỉ trở về để hát “cho đồng bào tôi nghe” thì tại sao cụ lại nôn nóng trở về như thế? 
Không có gì đẹp đẽ cho bằng sự trở về để có nơi mở đầu thì xin được kết thúc tại cái nơi mở đầu đó. Đó là ước mơ.Tôi hy vọng là không phải ước mơ chỉ của riêng tôi mà là ước mơ chung của tất cả những người được gọi là người.” Đây là lời tuyên bố của cụ Khánh Ly. Đúng logic thì là, nếu đã có người được gọi là người, thì tất nhiên phải có người không được gọi là người. Nhưng là cái gì thì tôi không biết. Tôi chỉ hiểu như thế. Nếu không đúng thì có lẽ phải đợi sau này có một nhà nhân chủng học, hay ngôn ngữ học nào đó lập ra một khoa chuyên nghiên cứu về Khánh Ly, gọi là Khanhlytology thì mới có thể tìm ra được ý nghĩa của lời tuyên bố trên. Rất nhiều người bất bình với câu truyên bố đầy vẻ xấc xược này của cụ Khánh Ly. Có người cắt nghĩa rằng những người không được gọi là người thì là súc vật. Cắt nghĩa như thế cũng không phải là không có lý. Tôi cho rằng với câu tuyên bố có vẻ triết lý như trên, cụ Khánh Ly đã phân chia cộng đồng tỵ nạn ra thành hai loại người. Những người thực hiện điều mơ ước của mình là trở về như cụ Khánh Ly là những người yêu nước (hiểu là nước VNXHCN.) Trái lại, những người không có cái ước mơ trở về là họ không yêu nước. Họ không xứng đáng được gọi là người. Đây chính là trọng điểm tuyên truyền của guồng máy NQ36 của bọn VGCS hiện nay. 
Cụ Khánh Ly huyênh hoang tuyên bố về hát cho đồng bào nghe. Ôi thật là vĩ đại, thật là cao cả. Nếu cụ về mà hát bất cứ bài nào mụ muốn, không cần phải được sự cho phép của bọn công an văn hóa, nhưng xin đừng hát những bài như “Con chim đa đa, Quê hương là chùm khế ngọt chẳng hạn, những bài hát phản chiến của tên TCS, OK càng hay, thêm mấy bài của Việt Khang lại càng tốt nữa, và hát ở bất cứ nơi nào như hồi xưa cụ từng hát, giữa công viên, ngoài đường phố, trong khuôn viên đại học v.v. thì đó mới là hát cho đồng báo nghe. Được như thế, dư luận nhất định sẽ bớt khắt khe với cụ. Còn như cụ chỉ trình diễn trong những rạp hát sang trọng, những thính đường lộng lẫy, hát được bầu show dàn dựng, hát có bán vé vào cửa, và hát để nhận cachet của bầu show, thì thôi đi, cụ đừng huênh hoang nữa. Đóng cái cửa miệng lại. Fermez ta bouche. Hát như thế là hát cho “quan” nghe, chứ “đồng bào” nào nghe được tiếng hát của “ca sĩ” Khánh Ly? Hát như thế, cụ cũng chỉ là phường giá áo túi cơm như bao con hát khác đã về và đã hát mà thôi.
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

No comments:

Post a Comment