Tuesday, December 16, 2014

Cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới?

Cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới?

 


Ngô Nhân Dụng

Chủ trương hạn chế quyền tự do Tôn giáo và các hoạt động Tôn giáo, ngày 03.12.2014

 

Thứ Sáu, ngày 12 tháng 12 năm 2014

 
Cuối tuần rồi, nhật báo Người Việt đăng bản tin “Trung Quốc thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.” Tựa đề dùng hai chữ “cường quốc” gây ấn tượng, vì “cường” là mạnh, một sức mạnh có vẻ áp đảo người khác, một “cường quốc” thường đo lường bằng sức mạnh quân sự. Nếu diễn tả một cách khách quan, tựa đề bản tin trên có thể diễn tả bằng một sự kiện thuần túy kinh tế: “Tổng sản lượng Trung Quốc lên cao nhất thế giới.”
Nhưng nói vậy rồi vẫn phải hỏi: Trung Quốc có phải là một “cường quốc kinh tế” hay không? Câu trả lời lại khác. Vì có rất nhiều dữ kiện cho thấy còn lâu Trung Quốc mới thực sự thành một “cường quốc kinh tế,” theo nghĩa cường là mạnh, là mạnh lắm. Trước hết, xin coi lại các dữ kiện.
Bản tin trên Người Việt thuật rằng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) công bố tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Trung Quốc năm nay là 17,600 tỷ đô la, đã vượt Hoa Kỳ, với GDP 17,400 tỷ.
Nếu quý vị đọc báo cáo của IMF năm ngoái, 2013, có thể thấy GDP nước Mỹ là 16,768 ngàn tỷ đô la, của Trung Quốc là 9,469 tỷ, chỉ bằng 54%. Xin đừng ngạc nhiên. Con số cũ, 9,469 tỷ đô la này tính theo lối “thông thường.” Vì thông thường muốn ghi GDP của Trung Quốc người ta chỉ dựa vào số thống kê GDP của chính phủ Bắc Kinh, tính bằng đồng tiền họ, thí dụ 56,830 tỷ đồng nguyên. Ðem con số đó chia cho 6 để đổi thành đô la Mỹ, theo hối suất khoảng 6 nguyên ăn một đô la, sẽ có con số gần 9,500 tỷ đô la.
Cách tính thông thường này gọi là “biểu kiến” (nominal), không phản ảnh đúng mức sống của dân các nước, nhất là các nước nghèo, nơi giá sinh hoạt thường rẻ hơn nước giầu. Cho nên các nhà kinh tế bày ra cách tính khác, gọi là PPP (Purchasing-Power Parity), thay tỷ lệ một đô la ăn sáu nguyên bằng một tỷ lệ khác. Tỷ lệ mới này dựa trên mãi lực tương đương của hai đồng tiền. Thí dụ nếu một ký thịt heo ở Mỹ bán giá một đô la, mà ở bên Tàu giá bán là bốn nguyên, thì giá trị một đô la chỉ tương đương với bốn nguyên thôi. Phương pháp PPP tính giá trị tương đối của hai đồng tiền theo lối như vậy. Người ta so sánh giá cả nhiều món hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ nhiều nhất, rồi tính chung lại ra một hối suất mới phản ảnh đúng mãi lực của dân hai nước. Với cách tính PPP, năm nay kinh tế Mỹ sản xuất ra17,400 tỷ đô la còn dân Trung Hoa trong lục địa tạo ra được 17,600 tỷ. Nếu tính theo hối suất chính thức thì GDP của nước Tàu năm nay vẫn còn thua Mỹ hàng ngàn tỷ.
Mỗi quốc gia tính Tổng sản lượng GDP theo cách của mình, khác nhau chút đỉnh. Ðổi cách tính toán thì kết quả ra con số khác. Chính phủ Bắc Kinh có một cách tính GDP, các tỉnh trong nước họ tính lối khác. Nhiều nhà kinh tế đã ngạc nhiên khi so sánh và thấy con số GDP của cả nước Trung Hoa lại nhỏ hơn tổng số GDP được báo cáo của các tỉnh cộng lại!
Ðiều đáng chú ý, là con số GDP không cho biết người dân trong một nước thực sự giầu hay nghèo. GDP nước Hòa Lan năm ngoái là 854 tỷ đô la, bằng một nửa GDP Trung Quốc năm nay, hơn 17 ngàn tỷ. Nhưng số dân Hòa Lan chưa tới 17 triệu, so với 1 tỷ và hơn 300 triệu người Tàu. Như vậy thì dân Hòa Lan sống khá giả, hay dân Trung Quốc mới giầu có?
Lợi tức bình quân (GDP per capita), lấy GDP chia cho số dân, phản ảnh đúng sự thật hơn. Lợi tức bình quân của dân Mỹ là $53,000 đô1a, so với người dân lục địa Trung Hoa là $11,868, tính theo phương pháp PPP. Nghĩa là một người Mỹ trung bình giầu gấp 5 lần người Tàu. Lợi tức đầu người của dân Trung Hoa đứng hàng thứ 97 trong số 195 nền kinh tế được CIA xếp hạng, thua các nước Tunisia, Thái Lan và Cuba. [Dân Mỹ chưa phải là giầu nhất, họ vẫn nghèo hơn dân các nước như Luxembourg, Na Uy (Norway) và Thụy Sĩ (Switzerland), chưa kể các nước nhỏ mà nhiều dầu lửa].
Chúng ta cần nhớ rằng trong lịch sử, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới từ thế kỷ thứ hai trước Tây lịch khi Tần Thủy Hoàng nhất thống lục quốc. Nói đúng ra, suốt lịch sử loài người, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng phải lớn hơn các nước khác vì không nước nào đông dân bằng. Cứ bình thường thì một nước 1 tỷ 300 triệu dân thì phải làm ra nhiều của cải hơn những nước dân số chỉ có hàng trăm triệu. Nếu trong thời gian vừa qua họ bị tụt xuống hàng thứ hai, thứ ba, chẳng qua chỉ vì chính sách kinh tế sai lầm, đi theo chủ nghĩa Cộng Sản làm cho dân ngày càng nghèo hơn.
Một quốc gia chiếm 19% dân số thế giới (1 tỷ 367 triệu chia cho 7.21 tỷ dân toàn cầu), nếu bình thường thì phải sản xuất được 19% GDP của cả thế giới. Nhưng hiện nay, kinh tế nước Tàu chỉ chiếm 16.5% của thế giới mà thôi. Kinh tế Mỹ bằng 16.3% GDP thế giới, mà dân số Mỹ chỉ bằng 4.4% (319 triệu/7,200 triệu). Nếu là người Trung Hoa tôi sẽ đỏ mặt hổ thẹn khi nghe nói nước mình là cường quốc kinh tế nhất thế giới!
Nhưng tôi là người Việt Nam cho nên tôi chỉ thắc mắc điều này: Kinh tế nước láng giềng lớn như vậy thì về chính trị và quân sự họ sẽ mạnh đến mức nào? Có mạnh nhất thế giới hay không?
Trong lịch sử, những nước mạnh nhất, có thể xâm lấn, đè nén các nước khác thường bắt đầu bằng sức mạnh kinh tế. Nhưng không nhất thiết cứ GDP lớn hơn thì mạnh hơn. Vì một “cường quốc kinh tế” chỉ biến thành “cường quốc quân sự” khi người dân có tiền và sẵn sàng đóng thuế đủ để tăng cường guồng máy vũ lực. Chính phủ Mỹ thu được thuế nhiều hơn, vì mỗi gia đình Mỹ kiếm nhiều tiền. GDP Mỹ thua GDP Tàu 200 tỷ đô la, nhưng dân Mỹ góp 3.8% lợi tức cho chi phí quốc phòng, mà dân Tàu chỉ đủ sức góp 2%, thì ngân sách quân sự của Mỹ vẫn lớn hơn Tàu (Trong năm 2013, Mỹ chi 1,747 tỷ đô la so với 640 tỷ bên Tàu). Trong tương lai, chưa biết bao giờ dân Trung Hoa có thể đóng thêm thuế cho chính phủ Bắc Kinh có ngân sách bằng chính phủ Washington! Vài ba chục năm nữa cũng chưa chắc! Biết như vậy, người Việt Nam cũng bớt sợ ông láng giềng khổng lồ phía Bắc. Vì ông ta chưa phải là “vô địch hoàn cầu,” không ai dám ngăn cản ông đi xâm lấn nước khác. Thế giới ngày nay không dễ dãi như thời Nguyên Thế Tổ hay Minh Thành Tổ, các ông ấy mà đánh nước mình thì cả thế giới chẳng ai dám can. Mà ngay vào thời hai ông hoàng đế đó, dân mình đâu có chịu thua các ông Toa Ðô, Ô Mã Nhi, Liễu Thăng?
Cuối cùng, khi nói đến số thống kê GDP của nước Tàu, chúng ta cũng phải dè dặt. Họ làm được trứng vịt giả thì cũng có thể bịa ra nhiều thứ giả khác lắm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng như thế nào? Họ nói GDP đã tăng 7% hay 8%. Con số đó tính ra sao? Thí dụ, trong lúc Bắc Kinh thông báo GDP tăng 7.4%, thì người ta cũng biết rằng trong chín tháng đầu năm 2014 số lượng điện tiêu thụ chỉ gia tăng có 3.9% thôi. Thông thường ở nước nào cũng vậy, số lượng điện sử dụng tăng nhanh hơn nền kinh tế nói chung, cao hơn khoảng 2%. Tại sao ở nước Tàu lại có chuyện nghịch thường như thế? Không ai trả lời được.
Lại thêm một chuyện nữa, là cách họ tính số lượng hàng hóa tiêu thụ trong ngành bán lẻ. Họ gồm trong đó cả số hàng còn chứa trong kho của nhà bán lẻ. Cho nên có số thống kê nói rằng hàng tiêu thụ tăng 12% trong chín tháng đầu năm nay. Nhưng các công ty bán lẻ quốc tế, luôn công bố minh bạch số bán, lại nói khác. Chẳng hạn công ty Walmart cho biết trong nửa đầu năm nay số hàng bán của họ gia tăng khắp thế giới, trừ ở nước Trung Hoa. Các công ty quốc tế khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Một công ty nghiên cứu kinh tế quốc tế, J Capital Research, báo cáo rằng trong quý thứ hai năm 2014, thu nhập của các công ty sản xuất hàng tiêu thụ ở Trung Quốc đã giảm bớt 6% so với cùng thời gian năm ngoái. Tại sao? Vì các nhà bán lẻ còn chất đầy hàng trong kho, chưa bán được thì họ cũng chưa đặt mua thêm. Các công ty bán lẻ ghi tên trên thị trường chứng khoán Thượng Hải (quy luật thị trường bắt buộc họ phải công bố sổ kế toán) hiện đang tồn kho số hàng lớn phải bán 600 ngày mới hết. Tất nhiên, các công ty sản xuất cũng tồn đọng đầy trong kho, vì dù không ai đặt hàng họ vẫn sản xuất nếu không thì không đi vay được tiền. Mà tiền ở đâu ra? Các ngân hàng do đảng Cộng Sản nắm trong tay theo lệnh của “lãnh đạo” lại sẵn sàng cho vay, để “kích cầu!”
Trong mươi năm qua, Bắc Kinh tung ra hết chương trình kích cầu này đến kế hoạch kích cầu khác. Thay vì bắt các xí nghiệp phải cải tổ để thoát các cơn khủng hoảng, chính phủ và ngân hàng trung ương đem tiền cứu cho qua khỏi một thời gian, chờ tới vận bế tắc mới. Hậu quả là Trung Quốc đang mang một “quả bom nợ” lớn nhất trong lịch sử thế giới, lớn gấp ba, tức 300% tổng sản lượng nội địa; có người tính ra lớn gấp bẩy lần. Tại sao lại khác biệt từ gấp ba lên gấp bảy? Vì Bắc Kinh thường bỏ qua nhiều món nợ không tính, đó là những món nợ ngoài hệ thống ngân hàng. Mà số nợ này nó như ma, không biết lớn nhỏ bao nhiêu. Kinh tế Trung Quốc đang chứa một quả bom nợ vĩ đại, khi nổ vỡ ra sẽ làm cả thế giới khốn đốn.
Mối lo quả bom nợ mới hiện hình ngày hôm qua, 9 tháng 12 năm 2014, trong thị trường chứng khoán Thượng Hải. Chỉ số chứng khoán đã tụt giảm 5.4%, số tụt mạnh nhất kể từ năm 2009, năm kinh tế toàn cầu suy thoái. Giá các cổ phần tụt xuống vì lo quả bom nợ sắp nổ, sau khi một cơ quan nhà nước ra lệnh không được dùng một số “giấy nợ” làm vật cầm thế khi mua cổ phiếu. Những giấy nợ đó là trái phiếu của các công ty quốc doanh và các chính quyền địa phương, tỉnh hay thành phố. Trong phút chốc, những người đang có các trái phiếu đó tìm cách bỏ chạy, bán cho lẹ, trái phiếu mất giá trị. Thị trường trái phiếu xuống trước, rồi đến thị trường các cổ phiếu. Tại sao cổ phiếu bị ảnh hưởng? Những ngân hàng đang cho ai vay với trái phiếu dùng làm vật thế chấp phải yêu cầu người vay thay thế, dùng thứ khác cầm thế thay vào, hoặc là phải trả nợ. Những nhà đầu tư này phải bán các cổ phần đang giữ để có tiền trả nợ. Bao nhiêu người muốn bán, tự dưng giá các cổ phiếu đều xuống. Ðây mới chỉ là một tiếng chuông báo động về quả bom nợ gài ở Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình biết rằng cần phải cải tổ hệ thống kinh tế dựa trên các ngân hàng nhà nước làm theo lệnh đảng. Nhưng cải tổ khó lắm. Vì cả hệ thống đang chạy với những nhóm có quyền lợi dính chặt vào cách làm ăn kiểu cũ, truyền từ thời Mao Trạch Ðông qua Ðặng Tiểu Bình. Những người đang hưởng thụ nhờ vào hệ thống đó, bảo họ thay đổi nhanh lên làm sao được? Càng chậm cải tổ thì khi quả bong bóng bể vỡ càng kinh hoàng hơn. Nền kinh tế thực đang xuống dốc, vì hiệu năng sử dụng tiền vốn bị thụt lùi. Năm 2007, nếu đầu tư một đồng trong nền kinh tế Trung Hoa thì kết quả sẽ tăng được thêm 83 xu. Năm ngoái, 2013, đầu tư mỗi đồng chỉ đem lại hậu quả 17 xu thôi. Năm nay, có người đoán, một đồng vốn chưa chắc đã sinh ra thêm được mười xu.
Muốn biết tương lai kinh tế Trung Quốc ra sao, cứ nhìn vào hành vi của những người có tiền. Họ đang chạy. Có 47% dân có tiền ở Trung Quốc đã hoặc đang làm thủ tục đi định cư ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu và Úc. Năm ngoái di dân Tàu lục địa chi 22 tỷ Mỹ kim mua nhà ở Mỹ. Họ tới các thành phố California, biến cả Detroit thành “Phố Tàu.”
Người Việt Nam mình có cần lo sợ khi nghe tin kinh tế nước Tàu cao nhất thế giới hay không? Nếu có lo thì trước hết nên lo về kinh tế nước mình. Nên lo cảnh mình cứ càng ngày càng tụt hậu so với lân bang. Mức sống và lợi tức bình quân của dân Việt không những đã thua một tỷ dân Trung Hoa mà có ngày có thể thua cả 15 triệu dân Cambodia nữa! Làm thế nào thoát được viễn ảnh hãi hùng đó? Ai cũng biết câu trả lời. Còn đảng Cộng Sản ngự trị trên đầu dân Việt Nam thì không biết bao giờ mới thoát cảnh trì trệ!
 
20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975.

ĐẶNG PHÚ PHONG

Thứ Năm, ngày 11 tháng 12 năm 2014

Nhà văn Đặng Phú Phong (Hình: Uyên Nguyên)
LITTLE SAIGON.  Trong 2 ngày 6-7/12/2014, nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo  kết hợp với 2 trang mạng văn học là Da Màu và Tiền Vệ đã tổ chức một cuộc hội thảo khá quy mô với 16 diễn giả nói về các đề tài trong phạm vi văn học miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.
Ngày đầu tiên (6/12/14)  được tổ chức tại phòng hội của báo Người Việt bắt đầu lúc 10:00 sáng. Mở đầu bằng nghi thức chào cờ VNCH và phần mặc niệm  tưởng nhớ các văn nghệ sĩ  đã mất, đặc biệt những người mất trong các trại cải tạo sau năm 1975. Sau đó LS. Phan Huy Đạt, Chủ Nhiệm báo Người Việt  tuyên bố khai mạc, chào mừng quan khách. 
                                                                                                                                         

  Nhà Phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn, người điều hợp chương trình buổi sáng, giới thiệu diễn giả đầu tiên của chương trình là nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, đề tài thuyết trình của ông hôm nay là:
“Văn học miền Nam 1954-1975 trong tiến trình hiện đại hoá của văn học dân tộc”.
Tiểu sử: Nguyễn Hưng Quốc tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn vượt biên khỏi Việt Nam năm 1985, đầu tiên sang Pháp, sau đó định cư tại Úc từ năm 1991. Khi còn ở Việt Nam, ông đã tốt nghiệp ngành sư phạm tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lấy bằng tiến sĩ văn học tại đại học Victoria, Úc. Tại đại học Victoria, ông giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hóa và chiến tranh Việt Nam. Tuấn là chủ bút tạp chí Việt (1998-2001), hiện thời đồng chủ bút trangTiền Vệ (2002).
Ngoài ra ông còn hợp tác với một số tạp chí văn học hải ngoại như Văn, Văn Học, Hợp Lưu.v.v. và có trang blog Nguyễn Hưng Quốc  trên trang mạng VOA tiếng Việt bình luận về chính trị. Ông đã xuất bản trên 10 cuốn sách , hầu hết là phê bình văn học VN.
Nguyễn Hưng Quốc mở đầu phần thuyết trình của ông là:“Tổng quan văn học miền Nam 1954-1975”. Ông cho rằng: “Văn học miền Nam (VHMN) từ 54-75 là một trong những nền văn học bất hạnh nhất trong lịch sử văn học Việt Nam” vì sau khi CS xâm chiếm miền Nam, họ không thừa nhận nền văn học này nên đã tịch thu, phá hủy tất cả những tác phẩm đã in ra của miền Nam trước năm 75. Tuy nhiên VHMN vẫn được tồn tại là nhờ CĐVN ở hải ngoại liên tục in lại. Theo ông VHMN là một nền văn học lớn và lớn ở nhiều khía cạnh,từ sáng tác, nghiên cứu phê bình, dịch thuật cho đến những nhà văn tiêu biểu, những người có công khai phá kỹ thuật mới lạ, phong cách hay và độc đáo nếu đem so sánh với văn học miền Bắc trong cùng thời kỳ, dựa trên quan niệm mỹ học. Ông cũng nói thêm rằng VHMN thời kỳ 54-75 chẳng những đa dạng hơn VHMB cùng thời kỳ mà còn đa dạng hơn văn học VN thời 30-45.
Ba tính chất trong VHMN được nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc đưa ra , dùng nhiều  văn, thơ của các tác giả như Võ Phiến, Nhã Ca, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng… để dẫn giải tỉ mỉ là:
1/ Tính hiện thực, tính lảng mạn.
2/Phát triển nhân văn.
3/ Sự đa dạng.
Song song với lời ca ngợi những điều tốt đẹp của VHMN, Nguyễn Hưng Quốc cũng đưa ra nhiều chỉ trích nền văn học miền Bắc.  “Nó hoàn toàn xóa sạch cái tôi cá nhân chủ nghĩa, nó nhắm đến cái chung.Toàn bộ văn xuôi ở miền Bắc từ 54-75 đều tập trung đến hai đề tài lớn là tổ quốc và XHCN. Trong đó người ta ca tụng thành công của CNXH, con đường xây dựng CHXH.”
Kế tiếp là phần thuyết trình của nhà Phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc với đề tài: Văn học miền Nam, 1954-1975:  Phẩm tính và ý nghĩa
Tiểu sử:  Sinh năm 1953 tại Hà Nội, dạy Pháp văn và Việt văn ở Sài Gòn cho đến 1977. Sống ở Mỹ từ 1978. Dạy học và làm việc trong ngành Tâm lý – xã hội trong vòng 25 năm trở lại đây. Hiện dạy Anh văn cũng như Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam tại California State University, Fullerton và Golden West College.
Viết lý luận phê bình văn học từ 1982.
Tác phẩm chính (đã xuất bản tại Mỹ):Trịnh Công Sơn: ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (2005)Lý luận và phê bình: Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước (1975 – 1995)20 năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975- 1995 (Viết chung, 1995)Tuyển tập truyện ngắn hai mươi năm văn học Việt Nam hải ngoại 1975 – 1995 (Viết chung, 1995)
                                             
Nhà Phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc.
Theo  Bùi Vĩnh Phúc: Bốn phẩm tính nổi bật của VHMN 54-75 là:
Một nền văn học phát triển liên tục từ thời tiền chiến.
Một nền văn học mang tính liên thông với thế giới.
Một nền văn học mang tính nhân bản và nhân văn.
Một nền văn học khai phóng, đa sắc và đa dạng.
Sự diễn giải 4 phẩm tính này của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc tuy không mới lạ gì nhưng đây là kết quả của một suy nghĩ, nhận xét rất logic. Ông dùng 4 phẩm tính  của nền VHMN để chỉ ra một thành tựu, đóng góp của văn học Việt Nam cuối thế kỷ 20. Tuy chỉ trong 20 năm nhưng sự tồn tại của nó rất quan trọng. Nó chia sẻ thân phận, tình cảm của con người, gần gũi với nền văn học thế giới. Và,trong thời gian nầy, miền Bắc cũng có một nền văn học riêng mà giá trị của nó chỉ nằm trong một cái khung kiểm soát về văn hóa và tư tưởng để tô hồng cuộc chiến với miền Nam, ngợi ca chủ nghĩa CS.
Ông cho rằng nền văn học đó đã tự chặn đứt nhịp cầu nối tiếp với nhân loại. Trong tất cả những tài liệu nghiên cứu văn học của miền Bắc hoàn toàn không nhắc đến VHMN, tình trạng này vẫn còn kéo dài từ sau 1975 đến hiện giờ.
Một câu hỏi từ cử tọa cho ông là :” Theo ông giữa nền văn học hai miền trong thời gian này có gặp nhau điểm nào không?”. Nhà Phê bình Bùi Vĩnh Phúc cho là : “Không, nhưng nếu là có thì chỉ ở chỗ là nền văn học hai miền đều vị quốc. Nhưng, miền Bắc thì dược đảng chỉ đạo, tô hồng cuộc chiến, che mất nhân văn con người. Còn miền Nam thì bảo vệ đất nước, tôn trọng tự do, cá nhân con người.”
Diễn giả thứ ba cũng là diễn giả cuối của buổi sáng trước khi nghỉ trưa là nhà văn Trần Doãn Nho với chủ đề là: “‘Tính văn học’ trong văn học miền Nam”. 

Nhà văn Trần Doãn Nho
Tiểu sử:Tên thật Trần Hữu ThụcSinh năm 1945, Huế.,bút hiệu Trần Doãn Nho và Thế Quân.Học ở Huế và Sài Gòn. Tốt nghiệp đại học, ngành Triết.Trước 1975, viết văn viết báo, đi lính, dạy học. Cộng tác với các tạp chí văn học Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện.
Sau tháng 4/1975, ở tù cho đến năm 1981. Năm 1993, định cư tại Hoa Kỳ,cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O.
Các tác phẩm đã xuất bản:Vết xước đầu đời,tập truyện ngắn,Thanh Văn 1995Căn phòng thao thức,tập truyện ngắn, Thanh Văn 1997Viết và Đọc,tiểu luận văn học, 1999Loanh quanh những nẻo đường, ký và tùy bút, Văn Mới 2000Dặm trường, truyện dài, 2001Tác giả tác phẩm và sự kiện, tiểu luận văn học, Văn Mới, 2005Từ ảo đến thực, tạp bút, 2006.
Dẫn giải  một số thơ văn của các tác giả miền Nam trong giai đoạn 54-75, Nhà văn Trần Doãn Nho bác bỏ “ văn học đô thị” mà miền Bắc đã gọi tên VHMN, nhằm để giảm thiểu rất nhiều tính đa dạng của NHMN. Theo ông, VHMN  là một kính vạn hoa, soi rọi từng ngóc ngách của cuộc sống, nó không thể bị điều khiển bỡi bất kỳ chính quyền nào, nó nhu một con chim, một  dòng sông nên tồn tại bỡ chính nội lực của nó. Nó là một rừng hoa bạt ngàn với nhiều xu hướng khác nhau. VHMN có tính kế thừa nền văn học tiền chiến. Ngoài ra nó có đầy đủ tính hiện đại, tính nhân bản, Tính hiện thực và bi kịch. Bi kịch nằm trong cuộc sống cá nhân, trắc trở giàu nghèo, xa cha me, vợ chồng. Và nhất là do đất nước  chiến tranh. Tính bi kịch này dần dà,  trở thành “một câu hỏi lớn về thân phận của con người trong chiến tranh là sự  thao thức  trong từng tác phẩm.”
Về phần tác giả, ông nói: Đối với họ, là nhà văn hay nhà thơ chính là một lựa chọn tự do. Viết lên những gì mình muốn viết mà không sợ một thế lực nào chính là hành động biểu hiện sự tự do.
Chủ tọa cho hội luận buổi chiều là nhà phê bình Đinh Từ Bích Thúy và nhà văn Phùng Nguyễn, hai cây bút của trang mạng Da Màu. Và, Diễn giả đầu tiên là nhà thơ Du Tử Lê với chủ đề: “Vài khía cạnh đặc thù của 20 năm văn học miền Nam”
  

         Nhà thơ Du Tử Lê.
Tiểu sử: Ông sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, miền Bắc Việt Nam.Đã xuất bản 60 tác phẩm đủ loại. Năm 1973, ông được trao giải thương văn chương toàn quốc, bộ môn Thơ, với thi phẩm “Thơ Du Tử Lê 1967-1972. Tác phẩm mới nhất của ông là “Phác họa sinh họat toàn cảnh 20 VHNT miền Nam”.

Theo nhà thơ Du Tử Lê những cá nhân làm nên dòng VHMN chia thành 3 thành phần chính:
- Thành phần thứ nhất: Những nhà văn, nhà thơ gốc miền Bắc.
- Thành phần thứ hai: Những nhà văn,, nhà thơ gốc miền trung.
- Thành phần thứ ba: Những nhà văn nhà thơ gốc Nam bộ.
Vì đất nước chiến tranh, hầu như thanh niên đều phải đi lính, ngoại trừ một số được  hoãn dịch vì lý do gia cảnh hay nghề nghiệp. Nhà văn, nhà thơ cũng không ngoại lệ. Và, tuy trong quân đội nhưng về phương diện sinh hoạt văn chương , ông chia họ ra hai thành phần:
- Thành phần thứ nhất là thành phần tiếp tục theo đuổi văn chương mà họ đã chọn như: Tạ Tỵ, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu…
- Thành phần thứ hai là những người cầm bút chọn viết về đời quân ngũ như: Văn Quang, Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam… Nhưng dù là thành phần nào thì không một ai bị bắt buộc viết theo nhu cầu từ thượng cấp. Ông đưa ra 9 đặc thù của 20 năm VHMN:
1/ Tính tự do
2/ Tính nhân bản: trong những tác phẩm văn chương không có tính chất hận thù, sắt máu như văn chương miền Bắc. Tính nhân bản này được Giáo sư Neil L. Jamieson (đại học Geoge Mason, VA) ca ngợi qua cuốn” Understanding VietNam”. Ngay cả tác giả thiên tả là Jean Claude Pomonti cũng đã xiển dương khía cạnh này trong cuốn “La Rage d’être Vietnamien.
3/ Những cái “Tôi” được phô bày trần trụi. Người đọc thấy rất nhiều cái “Tôi” dị hợm, xấu xí, hèn nhát được phê bày trực tiếp. thậm chí tình cảm riêng tư của chính tác giả cũng đem ra phơi bày trong thi ca.
4/ Sự tự phát nhà Xuất Bản do các nhà thơ, nhà văn chủ trương.
5/ Song song với dòng chảy văn chương miền Bắc và Trung thì dòng văn chương của các cây viết niền Nam, viết bằng ngôn ngữ đặc thù miền  Nam như Bình Nguyên Lộc, Sơn nam, Bà Tùng Long…
6/ Sự xuất hiện rực rỡ của những nhà văn nữ. Đặc biệt hơn nữa là có một số đông đưa tình dục vào tác phẩm.
7/ Sự thay đổi cách viết. ông đưa thí dụ về cách dùng tính từ, động từ của nhà văn Mai Thảo, làm chủ từ cho một mệnh đề. Cũng vẫn Mai Thảo, là nhà văn đầu tiên một mệnh đề chỉ có một hay hai chữ mà thôi. Sau Mai Thảo cách viết văn xuôi của miền Nam đã thay đổi. 
8/Tiếp nhận và khai triển các trào lưu văn chương trên thế giới: Thơ tự do, xu hướng Hiện sinh,Tiểu thuyết mới…
9/ Đả kích tôn giáo:  Một số nhà văn nhà thơ đã vượt qua cái vòng “Taboo” (cấm kỵ) là vấn đề tôn giáo. Nhà văn điển hình quyết liệt là Thế Nguyên.

Kết thúc, nhà thơ Du Tử Lê “nhấn mạnh” rằng: Có thể 20 năm VHMN còn nhiều đặc thù khác nhưng khả năng ông có giới hạn, nên ông đã chọn tựa bài nói chuyện là “Vài điểm đặc thù của 20 năm Văn Học Miền Nam”. 
Phần trình bày tiếp theo là của Nhà văn, nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn với chủ đề: "Ảnh hưởng của Tây phương trong văn học miền Nam”.

Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn
Tiểu sử: Sinh năm 1956 tại Nha Trang. Nguyên chủ bút tạp chí Tập Họp(1987-1989). Nguyên phụ tá chủ bút tạp chí Việt (1998-2001); Hiện đồng chủ bút trang Tiền Vệ . Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình và sáng tác trong lĩnh vực âm nhạc và văn chương; đồng thời là nghệ sĩ trình tấu guitar, diễn viên sân khấu, kịch tác gia, và dịch giả. Hiện sống tại Úc. Từ năm 2004 cho đến nay, là thành viên của Uỷ Ban Văn Chương và Lịch Sử, thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales. Từ năm 2005, kiêm nhiệm trách vụ thành viên của Uỷ Ban Sách Lược Phát Triển Nghệ Thuật Miền Tây Sydney, cũng thuộc Hội Đồng Cố Vấn Nghệ Thuật, Bộ Nghệ Thuật New South Wales.
Đã xuất bản: Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nhìn Lý Thuyết (California: Văn Nghệ, 2001); Time & Destiny [phê bình mỹ thuật] (Sydney: The University of Sydney, 2002); In-Between 1.5 Generation [dịch và biên tập cùng với Carmel Killin and Dunja Katalinic] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2000); The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing [biên tập và giới thiệu] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004); From the Editors: Migrant Communities and Emerging Australian Literature [tiểu luận in chung với Jose Wendell P. Capili, Sumana Viravong, và Noonee Doronila; do Jose Wendell P. Capili biên tập] (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2007).
Ông Hoàng Ngọc Tuấn nhận định rằng sự ảnh hưởng Tây phương có nhiều giá trị tích cực, thể hiện qua cả lối viết và ý tưởng, trong tác phẩm thơ văn cũng như trong phê bình văn học cho nền VHMN. Những ảnh hưởng ấy “đến từ rất nhiều học thuyết và trường phái khác nhau của văn học và triết học Âu-Mỹ.”
Nhưng vẫn có một số phản đối củanhững người bảo thủ hoặc mang thành kiến văn hóa. Ông khẳng định rằng, một con người, một đất nước tự tin, vững mạnh thì không lo sợ gì sự ảnh hưởng từ mọi nơi trên thế giới. Các nhà cầm bút có sự tự tin và tài năng thì họ có thể tiếp nhậnmọi ảnh hưởng và biến chúng thành những nét mới trong tác phẩm của mình. Như trường hợp danh họa Picasso đã tự nhận mình ảnh hưởng tranh vẽ của Phi châu, và, chính ông đã hòa hợp, biến đổi nó để trở thành một lối vẽ đã ảnh hưởng cả nền hội họa trên thế giới.
Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn đã đi đến kết luận là, chính sự thân hóa này đã mang đến rất nhiều tác phẩm có giá trị, giúp cho nền VHMN tự do, đi trước văn học miền Bắc XHCN nhiều thập kỷ.
Phần hội thảo tiếp tục với nhà văn Phạm Phú Minh nói về đề tài tuy không thuộc về văn chương nhưng lại có mật thiết đến văn học: “Tình hình xuất bản và phát hành tại miền Nam 1954-1975”

Nhà văn Phạm Phú Minh.
Tiểu sử: Phạm Phú Minh, sinh năm 1940, bút hiệu Phạm Xuân Đài, người làng Đông Bàn, quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và Sư Phạm ban Triết học tại Viện Đại Học Đà Lạt. Tốt nghiệp Sư Phạm năm 1964.
Dạy học và hoạt động thanh niên. Từ năm 1966 làm việc trong Chương Trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) của bộ Giáo Dục. Biệt phái sang Phủ Tổng Ủy Dân Vận năm 1973. Từ 1975 đi tù cải tạo, ở các trại Long Thành, Thanh Cẩm (Thanh Hóa) và Xuân Lộc. Ra khỏi tù năm 1988.
Đi tị nạn tại Mỹ cuối năm 1992. Từ 1993 đến 2007 làm việc với tạp chí Thế Kỷ 21 trong các nhiệm vụ Thư ký Tòa soạn, Chủ nhiệm và Chủ bút.
Hiện là Chủ bút tạp chí online Diễn Đàn Thế Kỷ (diendantheky.net).
Đã xuất bản: Hà Nội Trong Mắt Tôi (tùy bút, 1994).
Theo nhà văn, nhà giáo Phạm Phú Minh:  20 năm VHMN  đã tạo được một truyền thống cho việc in ấn, xuất bản, công việc này trước 1975 hoàn toàn là hoạt động của tư nhân. Thời gian 1954-1975 muốn  xuất bản sách báo thì phải qua  kiểm duyệt.  Ông đã dùng slide để chiếu cho cử tọa xem bản thảo của nhà thơ Tạ Ký nạp kiểm duyệt năm 1961. Từng trang sách được thông qua hay bị đục bỏ có đóng dấu và ký tên của người hữu trách. Sau khi kiểm duyệt xong thì công việc xuất bản hoàn toàn theo các quy luật thị trường, có nghĩa là sách hay thì bán chạy hoặc ngược lại.
Trong 20 năm , miền năm đã có được 2500 nhà bán sách và 3000 tiệm cho thuê sách. Ông không đồng ý với ý kiến của một số người cho rằng sự xuất hiện của các tiệm cho thuê sách là giết đi việc xuất bản sách mà cho rằng: “ với 3000 tiệm cho thuê như vậy thì mỗi cuốn sách in ra sẽ bán ít nhất là 3000 cuốn, một con số không nhỏ!
Một hình thức xuất bản khác mang tính điển hình cho giai đoạn này mà ông cho là sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến, đó là các tiểu thuyết “feuilleton” trên báo hàng ngày. Đây là dạng những tiểu thuyết dài, đăng nhiều kỳ trên báo. Truyền thống này, theo nhà văn Phạm Phú Minh, đã được giữ mãi trong báo chí miền Nam, ngày càng phong phú và đa dạng cho đến 30 tháng Tư, 1975.
Để kết thúc, ông khẳng định: “Sách viết ra mà không có nhà xuất bản coi sóc, in ấn, không có nhà phát hành phân phối để tới tay người dân mua về đọc và thưởng thức, thì coi như cuốn sách đó chưa hiện hữu trong đời sống của một quốc gia, của một cộng đồng,”.
Nhà văn nữ xuất hiện đầu tiên trong buổi hội thảo là Trịnh Thanh Thủy với đề tài: “Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến 1975”

Nhà văn Trịnh Thanh Thủy.
Tiểu sử: Sinh quán Gia Định. Định cư tại Nam California, Hoa Kỳ. Cộng tác với Hợp Lưu, Thế Kỷ 21, Người Việt hải ngoại, Việt Báo, Trẻ, Khoa Học dot net, Hoa Đàm, Việt tide, Viễn Đông, Chim Việt Cành Nam, Tiền vệ, Da Màu
Tác phẩm: Giữa L và C, Tập thơ in chung với Đinh Trường Chinh và Nguyễn Tư Phương
Mở đầu nhà văn Trịnh Thanh Thủy cho biết : “ Giải Nobel Hoà Bình năm nay được trao cho hai người, một Ấn Độ và một Pakistan. Họ đều là các nhà hoạt động vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Người thứ nhất, Ông Kailash Satyarthi là một kỹ sư điện Ấn Độ, 60 tuổi, từng đấu tranh hỗ trợ cho các trẻ em và phụ nữ, những người làm việc tại các nhà máy Ấn Độ như những kẻ nô lê. Họ bị bóc lột sức lao động và là nạn nhân của bạo lực cũng như tấn công tình dục.
Người thứ hai, Malala Yousafzai là một cô gái người Pakistan, 17 tuổi, người trẻ nhất của lịch sử giải Nobel trong hơn một trăm năm vừa qua. Năm 16 tuổi, cô bị một nhóm người Taliban nả súng vào đầu cũng chỉ vì cô đấu tranh cho 31 triệu bé gái trên thế giới được đi học. Họ tưởng đã làm cô bặt tiếng nhưng họ đã lầm. Cô vẫn sống như một phép lạ. Và từ sự im lặng đó hàng nghìn tiếng nói khác đã cất lên, những sức sống mãnh liệt đầy dũng cảm được ra đời.”
Từ vấn đề này, Nhà văn Trịnh Thanh Thủy đưa một cái nhìn  trở lại thời kỳ 54-75, ý thức nữ quyền ảnh hưởng thế nào trong tác phẩm của các nhà văn nữ . Bà cho là: “Những người nữ đã bắt đầu biết sử dụng ngòi viết của mình để bày tỏ lập trường cá nhân. Họ viết và tư duy như một phụ nữ. Ý thức nữ quyền khiến họ nói lên được những quan điểm riêng, và xác định được vị thế cũng như cung cách sống của mình trong xã hội.”, Và “…Họ,tìm kiếm tự do, cố gắng thoát khỏi sự bao vây nhận chìm của cấu trúc quyền lực truyền thống có tính cách bộ tộc, và cả văn hoá Khổng-Nho.
Họ, không ít thì nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh. Đó là một quan niệm nghệ thuật về con người là sinh vật cô đơn trong một thế giới phi lý..”. Bà  diễn giả I, phân tích những tác phẩm  của các nhà văn nữ như : Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương , Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ… để minh chứng cho lý luận của mình.
Cuối cùng bà đưa ra nhận xét :” Sự có mặt của các nhà văn nữ miền Nam VN từ thập niên 54 tới 75 tựa như sự hiện diện của những bông hoa rực rỡ, toả ra một mùi xạ hương rất âm tính, trong khu vườn văn học. Ý thức nữ quyền khi tiềm tàng, lúc sáng chói đã khiến người phụ nữ phải cầm viết. Chính vì văn chương cũng là một vũ khí quan trọng trong công cuộc giải phóng chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung.”
Phần ý kiến của cử tọa cho bài nói chuyện của nhà văn Trịnh Thanh Thủy có lẽ là sôi nổi nhất trong buổi hội thảo hôm nay.
Cuối chương trình ngày đầu của cuộc hội thảo là bài nói chuyện của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng với chủ đề: “Thơ nhân chứng: Ngọn lửa cuối cùng của tự do”
Tiểu sử: Nguyễn Đức Tùng là một Bác sĩ – Nhà văn hiện sống ở Canada. Anh chữa bệnh, làm thơ và viết nghiên cứu phê bình văn học.
Đã xuất bản: Thơ đến từ đâu. Sách phỏng vấn 25 nhà thơ.
 
Nhà Thơ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Tùng
Nhà thơ Nguyễn Đúc Tùng đã mở đầu cho bài nói chuyện của mình như sau: “Trong những hoàn cảnh khắc nghiệt thơ có thể làm được gì?”
“Đói khát, chiến tranh, tù đày, vượt biên, tra tấn. cực điểm của lịch sử, tận cùng của số phận và nhân phẩm. Suốt 20 năm, 1954-1975, thơ miền Nam hào hứng mở đường , mê mải làm mới ngôn ngữ, trong khi tạo ra những giá trị không ai có thể nghi ngờ trong gia tài nghệ thuật chung của đất nước, tạo nên một trong những nền thơ lớn nhất của dân tộc nửa sau của thế kỷ XX, thì nó cố tình bỏ quên một điều.
Giữa một không khí tự do, bỡ ngỡ, đầy cảm hứng, nhưng tự phát, nền văn học 20 năm ấy, trong khi không ngớt lo âu vì thời cuộc, chiến tranh, thân phận, đã phát triển dựa trên một giả định có tính bắt buộc, rằng những điều kiện tự do sáng tạo của nó lâu dài, vĩnh viễn. Chính là dựa trên giả định ấy mà giá trị căn bản của VHMN đã được thiết lập.”
Trong bài nói chuyện của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng, ông chú trọng đến khái niệm của cá nhân của ông về thơ nhiều hơn cả.:”Giữa thơ trữ tình và chính trị có sự xung khắc lâu dài”; “ Tiếng nói nhà thơ là đơn độc, vì điều kiện sống tản mát, vì họ không có thói quen tập họp lại. Sức mạnh và điểm yếu văn chương của văn chương nằm ở đây”. Đi xa hơn nữa , ông cho rằng : “ Năm 1975, thơ cần một điều gì khác, đó là lúc thơ trữ tình cá nhân  vượt qua ranh giới của nó, vươn tới thơ chính trị, thời sự, nhưng vẫn không quy hang chính trị, vẫn không dừng ở tính chất thõa hiêp, nó tạo ra một khuynh hướng thơ mới mà tôi nghĩ chúng ta có thể gọi là thơ nhân chứng”… “Thơ nhân chứng không phải là một bút pháp, mà là một khuynh hướng. Bút pháp của thơ giai đoạn này hầu hết là trữ tình. Vì vậy có thể nói đây là thơ trữ tình nhân chứng.”
Và để kết luận, ông viết: “ Thơ nhân chứng chống lại sự hành hạ con người, chống lại khổ đau tăm tối, gợi lên lòng can đảm. Truyền đi cho các thế hệ sau ánh sáng của những ngọn lửa cuối cùng của nó, và vì thế, tất nhiên, không phải là cuối cùng; chúng trở lại. Có ai trong chúng ta cũng muốn ngồi xuống quanh ngọn lửa ấy không?.
Qua phần thuyết trình của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng. Một câu hỏi được đặt ra là : “ Với nội dung bài phát biểu như vậy, liệu có phù hợp với cuộc Hội Thảo 20 năm VHMN 54-75 không?”
Hết hội thảo ngày thứ nhất (6/12/14).
Còn tiếp ngày hội thảo thứ nhì (7/12/14)
 
Đặng Phú Phong.

 Dư Âm Của Một Ngày Lễ Lớn
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Thứ Năm, ngày 11 tháng 12 năm 2014

Đi nước ngoài, mới biết mình mất những gì. - Bùi Ngọc Tấn
Mấy lúc gần đây, thỉnh thoảng, tôi vẫn có việc phải ghé qua Kampong Channang. Đây là một thành phổ nhỏ, nằm ở tả ngạn của dòng Tonlé Sap, cách thủ đô Nam Vang khoảng trăm cây số.
Tôi hay đi lơ ngơ qua những con phố ngập nắng (và ngập bụi) nhìn mấy bảng hiệu loằng ngoằng chữ Miên – đôi khi chữ Tầu – với ít nhiều lơ đãng. Riêng chiều qua, tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy một bảng gỗ nhỏ, trước một căn nhà, có ghi hàng chữ: KHMER KAMPUCHEA KROM HUMAN RIGHTS ASSOCIATION KG. CHANNANG.
alt

Ảnh: Sovanrith

Thiệt không vậy cà? Tui đứng chết trân, nhìn chăm chăm vào tấm bảng mà không còn dám tin vào đôi mắt của mình nữa. Không lẽ ở một tỉnh lỵ xa xôi, và nhỏ bé (téo teo) đến thế này mà cũng có văn phòng Hiệp Hội Nhân Quyền Của Người Khmer Kampuchea Krom sao?
Cửa mở sẵn nên tôi bước vào bên trong. Phòng khách trống trơ, chỉ độc một cái bàn làm việc với điện thoại và computer nhưng không có ai hết trơn hết trọi.
Tần ngần một lát, tôi vừa định bước ra thì nghe tiếng gọi phía sau. Tôi quay lưng không hiểu cô gái muốn nói điều gì nhưng nhìn nét mặt và nụ cười tươi tắn của người đối diện thì đoán là mình đang được đón chào. Chả hiểu sao, tôi lại chợt nhớ đến hai câu thơ của Phan Ni Tấn:
Chả hiểu em nói cái gì
Nhìn không một đoá xuân thì cũng thương!  
Cô bé xinh xắn và dễ thương quá sức. Chỉ tiếc là tôi đã qua cái tuổi gặp ai cũng có thể thương được (và thương đại) mất rồi. Lúng túng, tôi chỉ tay vào tấm bảng gỗ trước nhà lắp bắp:
  • Human rights,  human rights ...
Cô nhỏ nhắc lại (y chang) với giọng nói không dấu được ít nhiều hãnh diện:
  • Human rights,  human rights ...
Thiếu nữ nói thêm một tràng tiếng Khmer như có ý hỏi “tôi có cần giúp đỡ gì không?” Tôi không biết trả lời sao nên đành cười (trừ) đưa tay ra dấu từ biệt, rồi bẽn lẽn bỏ đi.
Tôi đi mà mặt đỏ vì hơi ngượng, và cũng vì giận cho sự dốt nát của chính mình. Phải chi tôi nói được chút xíu tiếng nước người thì đỡ “khổ” biết chừng nào.
Về đến nhà trọ, tôi “google” liền và khám phá ra rằng Trụ Sở Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc – the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (OHCHR) –  đã có mặt  ở xứ Chùa Tháp từ năm 1993 lận.    
alt

OHCHR Office in Phnom Penh. Ảnh:cambodia.ohchr.org

Họ còn có chi nhánh ở tỉnh Battambang. Còn những phân nhánh nho nhỏ, cỡ như ở Kampong Channang, như tôi vừa thấy chiều nay thì chắc chắn là vô số.
alt

OHCHR Office in Battampang. Ảnh:cambodia.ohchr.org

Qua hôm sau, tôi nhờ một người bạn (dân bản xứ) đưa đi thăm Trụ Sở Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Nam Vang cho nó biết. Anh lắc đầu:
  • Để bữa khác đi. Hôm nay lễ, chắc họ không mở cửa đâu.
  • Lễ gì?
  • National Human Rights Holiday. Đây là một trong những ngày lễ chính của Cambodia. Công sở, trường học, ngân hàng ... đều đóng cửa hết mà.
  • Thiệt không cha nội?
  • Thiệt chớ!
Bán tín bán nghi, tôi lại “google” nữa (Public holidays in Cambodia) và tìm được dòng chữ này đây: December 10. This national holiday was established to commemorate the United Nations General Assembly's adoption and proclamation of the Universal Declaration of Human Rights.
Ai mà dè cái xứ Chùa Tháp này lại đàng hoàng và văn minh dữ dội, vậy Trời?
Cùng ngày, ngày 10 tháng 12 năm 2014, Phom Penh Post có phóng sự (“Five-day march for rights”) thực hiện bởi Griff Tapper và Tat Oudom qua youtube.
Từ Phnom Penh, thông tín viên Quốc Việt (RFA) cũng có bài tường thuật: Hơn 200 tổ chức bảo vệ nhân quyền Campuchia cùng khoảng 6 ngàn dân chúng địa phương tổ chức biểu tình tuần hành khắp đường phố ở thủ đô Phnom Penh nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12). Mục đình đòi chấm dứt tình trạng những hành vi tội ác đã không bị trừng phạt và có một tòa án độc lập.
alt

HÀNG NGƯỜI BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN ĐÒI CHÍNH PHỦ THẢ 
CÁC NHÀ ĐẤU TRANH ĐỘC LẬP NGÀY 10/12/2014. ẢNH VÀ CHÚ THÍCH: 
QUỐC VIỆT.


NHÌN DÂN CHÚNG CAMBODIA DIỄN HÀNH KHẮP THỦ ĐÔ, RỒI TỤ TẬP ĐÔNG ĐẢO TRƯỚC QUỐC HỘI, CÙNG VỚI HÌNH ẢNH CỦA NHỮNG TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM CỦA XỨ SỞ HỌ KHIẾN TÔI LẠI THỐT NHỚ ĐẾN CÁI CÁCH CHÀO ĐÓN NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (TẠI GIA, CHỈ CÙNG VỚI CHÓ VÀ MÈO) CỦA MỘT THÀNH VIÊN MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM – CÔ PHẠM THANH NGHIÊN:

Tôi ăn mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 tháng 12 sớm hơn 1 ngày. Cho nó... lành! vì theo kinh nghiệm đau thương quá khứ của năm trước, ngày 10 tháng 12 cũng là ngày côn-đồ-giả-dạng xuống đường để thực hiện quyền... cước võ tàu đối với những ai muốn tổ chức ăn mừng ngày trọng đại này của nhân loại. 10 tháng 12 cũng là sinh nhật 1 năm của Mạng Lưới Blogger Việt Nam mà tôi là một thành viên. 
Để buổi tiệc kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) được trang trọng tôi đã trang trí "nội thất nhà tù" của mình. Ở trên tường làm "phông" là 27 giấy "triệu tập" và giấy "phạt" (thật ra là 30 nhưng có tờ tôi xé trước mặt "họ", có tờ bé Múc nhà tôi xơi mất). 27 tờ giấy này cũng có nghĩa lắm đấy bạn. Nó cho thấy những câu viết "blogger Phạm Thanh Nghiên đã được trả tự do vào ngày 18/09/2012" tưởng vậy mà không phải vậy!
Cùng tham dự với tôi để ăn mừng ngày QTNQ năm nay là bé Múc và bé Bi Trố.
alt

Nguồn ảnh:phamthanhnghien


Chào mừng NQTNQ tại gia có lẽ là cách an lành nhất mà một người Việt có thể thực hiện mà không bị hành hung hay xách nhiễu bởi những người đang cầm quyền tại Việt Nam. Làm khác đi là đổ máu như không, theo như thông tin của Dân Làm Báo:

Lúc 15:30' chiều ngày 9/12/2014, côn an CS đã huy động hàng chục những kẻ lạ mặt đánh đập dã man blogger Nguyễn Hoàng Vi. Đây là hành vi trả thù nghiêm trọng của nhà cầm quyền CSVN đối với Hoàng Vi vì các hoạt động vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và kỷ niệm tròn 1 năm ngày thành lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam của cô.
Vụ tấn công xảy ra trước sự chứng kiến của hàng chục viên côn an, dân phòng đang bao vây và chốt chặn trước nhà riêng của Hoàng Vi tại hẻm 107 (đường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, Sài Gòn).
Khi Hoàng Vi đang đi bộ gần nhà, cô bất ngờ bị 3 người phụ nữ lạ mặt lao xe đến tấn công. Hoàng Vi vừa tránh được cú lao xe đầy ác ý thì bất ngờ xuất hiện hàng chục kẻ lạ mặt khác chặn từ hai đầu xông đến túm tóc, rồi đánh đập cô túi bụi.
Trận đòn thù tàn ác của bọn chúng khiến Hoàng Vi nằm gục xuống đất. 
alt

Ảnh: Dân Làm Báo


N.N.Q.Q.T ở V.N đã được trang Dân Luận “tóm lược” với ít nhiều chua chát:

Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế, được các nước trên thế giới kỷ niệm, là ngày Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Ngày này vào năm 1948, bà Eleanor Roosevelt, nguyên Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ đã đại diện Liên Hợp Quốc tuyên đọc bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền lịch sử này tại Paris, Pháp. (Theo Wikipedia)
Cũng ngày này vào năm 2014, Mạng lưới blogger Việt Nam cùng các tổ chức XHDS khác đã tổ chức những hoạt động chào mừng ngày này như: phát Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, bóng bay vào ngày 8/12 tại Thành phố HCM, và Hà Nội ngày 10/12. Những hoạt động này hầu hết đều bị sách nhiễu, cản trở, thậm chí chính quyền nghi dùng côn đồ để tấn công các nhà hoạt động.
Một năm sau, tình hình nhân quyền của Việt Nam cũng không trở nên sáng sủa, thậm chí tồi tệ hơn khi hàng loạt những nhà hoạt động bị bắt mới, đánh đập hoặc sách nhiễu khi gần kề đến ngày Nhân quyền quốc tế. Chúng ta cùng điểm lại những sự vụ mới đây mà chính quyền đã gây ra với các nhà hoạt động.
  • Bắt giam các tiếng nói đối lập...
  • Hành hung những nhà hoạt động...
  • Sách nhiễu, bắt bớ tùy tiện...
Những việc làm của chính quyền VN đối với những nhà hoạt động nhân quyền đi ngược lại với những gì VN đã cam kết khi gia nhập thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, cũng như các khuyến nghị UP

No comments:

Post a Comment