Wednesday, December 26, 2012

Nỗi niềm Giáng sinh

Nỗi niềm Giáng sinh
 
Huỳnh Thục Vy
Không khí Giáng sinh đang tràn ngập khắp địa cầu. Các thành phố lớn trên thế giới trong những đêm trước Noel  đã được trang hoàng lộng lẫy: Stockholm lung linh với cây thông Noel cao 36m, Lisbon sặc sỡ với quả cầu khổng lồ, đại lộ Chams Elyses Paris sáng bừng trong hàng ngàn bóng đèn rực rỡ. Khắp nơi người ta hân hoan đón chào thêm một mùa mua sắm- vui chơi mới lại đến.
Mặc cho những khốn đốn kinh tế và những bế tắc về chủ quyền quốc gia, ở các thành phố lớn của Việt Nam như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, khung cảnh Noel cũng không kém tưng bừng . Rồi sẽ có những tiệc tùng tụ hội…những cây thông Noel lớn được dựng lên, những hang đá đẹp rực rỡ đã được bài trí sang trọng trong những gia đình khá giả.
Quả tình tôi không có ấn tượng đặc biệt với những rộn ràng, xa hoa đó. Những chốn ồn ào hoang phí như nhà hàng, tiệc tùng, lễ hội đối với tôi là những thứ xa lạ. Tất nhiên giàu có và hưởng thụ không có gì là xấu, hơn nữa nó còn là một quyền chính đáng với sự lao động tương xứng. Nhưng là một cô gái sinh ra trên một miền quê nghèo của một đất nước bất hạnh với những bất công vẫn diễn ra hằng ngày, tôi luôn có cái cảm giác ngậm ngùi vô cớ đối với những xa hoa lễ lạc. Khung cảnh vui chơi tốn kém đó dường như đối lập một cách tàn nhẫn với những mảnh đời cô đơn, nghèo khó, thiếu mặc đói ăn trên khắp đất nước này. Sự đối lập đó làm rỉ máu những trái tim biết rung cảm trước nỗi đau của đồng loại.
Chúng ta kỷ niệm ngày Chúa cứu thế sinh ra đời. Nhưng không giống như cách chúng ta đang mừng đón, ngày xưa Chúa Jesus đã khởi đầu Công cuộc ở trần gian của Ngài bằng việc sinh ra trong một máng cỏ tồi tàn ở Bethlehem . Và như chúng ta đã biết, Kitô giáo lúc sơ khởi đã là tôn giáo của những người nô lệ bần cùng, đau khổ, trước khi  nó trở thành quốc giáo của Đế chế La Mã. Tượng Chúa đã ở trong những túp lều rách nát của những nô lệ châu Âu trước khi hiện diện ở Roma trong những vương cung Thánh đường tráng lệ.
Một thông điệp “Yêu Thương và Hòa Giải” được đem đến với nhân loại từ một Người Thanh Niên xuất thân bần hàn rồi chấp nhận cái chết đau đớn trên Thập Giá chắc phải để lại trong chúng ta điều gì đó hơn là những thú vui phù phiếm chứ?! Dù không cổ vũ cho sự khó nghèo, cũng không coi thường sự giàu có,  nhưng sự hiện diện của chúng ta trong cuộc đời này  phải mang  ý nghĩa gì đó thiêng liêng hơn là hưởng thụ chứ?!
Mỗi dịp Giáng sinh về,  bên cạnh những  niềm vui sum họp, ký ức về câu chuyện “Cô Bé Bán Diêm”  vẫn như  là tiếng chuông ngân lên nhắc nhở chúng ta  về trách nhiệm với cộng đồng, đặc biệt là những người kém may mắn.       “Cô bé bán diêm” của Andersen hôm nay chính là mỗi một người dân quê tôi trong những ngôi nhà tồi tàn trên sườn núi rét mướt ở Bắc Trà My, vì họ đã rời bỏ những ngôi nhà nứt đổ do động đất Sông Tranh 2. “Cô bé bán diêm” của Đan Mạch ngày xưa, ngày hôm nay đang hiện diện trong những bà con dân oan mất đất, mất nhà, phải chịu cái giá rét của Hà Nội mà đi đòi  Công lý (dù Công lý từ lâu không có mặt trên xứ sở này). “Cô bé bán diêm” ấy đang là những tù nhân lương tâm trong nhà tù Cộng sản ở vùng xa xôi, hẻo lánh. Cô bé cũng hiện diện trong những  nông dân bỏ con thơ, mẹ già, từ quê lên thành phố làm công nhân trong các nhà máy bóc lột, cuối năm không có tiền về quê…
Mùa Giáng Sinh, mùa của lòng nhân ái, xin tất cả chúng ta hãy dành cho những người cùng khổ, tù đày trên đất nước này một chỗ khiêm tốn trong tim; để chúng ta còn biết thổn thức, âu lo; để bên những dạ tiệc linh đình, chúng ta còn nhận thức sống động rằng, trong cái đất nước đầy bất công đau khổ này, sự may mắn mà chúng ta đang có được đã không đến với đại đa số người khác.
Một mùa Noel và một năm mới nữa lại đến trong những sự kiện đáng đau buồn của đất nước, xin cầu chúc cho chúng ta, dù là Phật tử hay Kitô hữu, biết sống để làm nhân chứng cho những giá trị mà chúng ta tôn thờ, biết sống như các Ngài đang sống trong chúng ta, biết sống như một Thái Tử rời bỏ cung vàng điện ngọc và như một vị Vua không ngồi trên ngai vàng thế gian.
Xin kính chúc cô chú bác anh chị em, cùng quý độc giả một mùa Giáng sinh an lành và một Năm mới với nhiều thắng duyên.
 
Huỳnh Thục Vy
Buôn Hồ ngày 16 tháng 12 năm 2012

Mỹ bán máy bay trinh sát không người lái cho Nam Triều Tiên

Mỹ bán máy bay trinh sát không người lái cho Nam Triều Tiên

Máy bay trinh sát không người lái Global Hawk
25.12.2012
Chính quyền Tổng thống Obama chính thức đề nghị bán máy bay trinh sát tối tân cho Nam Hàn, trong nỗ lực nâng cao khả năng tự vệ của chính phủ Nam Hàn từ các cuộc tấn công bởi quân đội hùng hậu của Bắc Triều Tiên.

Một tuyên bố do Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra, nói  rằng cơ quan đã chính thức thông báo cho Quốc Hội về hợp đồng trị giá 1,2 tỉ đôla bán 4 máy bay, Global Hawk có tầm bay cao, điều khiển từ xa, cũng như huấn luyện và hỗ trợ về hậu cần. Các nhà phân tích nói rằng Quốc hội có phần chắc sẽ chấp thuận.

Đã có các kế hoạch yêu cầu Nam Hàn tiếp nhận quyền chỉ huy hành quân của binh sĩ của nước này từ Hoa Kỳ vào năm 2012, và cơ quan an ninh nói rằng Nam Hàn sẽ “không gặp khó khăn nào” trong việc đưa các hệ thống này vào lực lượng võ trang của họ. Hệ thống chỉ huy hiện nay của Mỹ đã triển khai từ vai trò của Mỹ trong cuộc chiến tranh Đại Hàn 1950-1953, đã chặn đứng nỗ lực của Bắc Hàn chiếm Nam Hàn.

Máy bay do thám Global Hawk, với ra-đa nhìn xuyên qua mây, và được trang bị với các máy chụp ảnh có độ phân giải cao, và bộ cảm biến hồng ngoại. Và theo tin cho biết thì từ độ cao khoảng 20 kilomét máy bay này có khả năng dò ra một vật thể nhỏ chưa đến 30 centimét.

Trước đây trong tháng Bắc Hàn bất chấp các cảnh báo của cộng đồng quốc tế đã cho phóng một hỏa tiễn tầm xa để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.

Tòa Bạch Ốc nói vụ phóng tên lửa là ‘hành động khiêu khích cao độ”. Từ đó, một số nhà phân tích nói rằng Bắc Hàn có lẽ đã phát triển khả năng về phi đạn đạn đạo đến mức có thể bắn xa đến Mỹ.
 

Trung Quốc báo động sau khi máy bay Nhật bay vào vùng tranh chấp

Trung Cộng báo động sau khi máy bay Nhật bay vào vùng tranh chấp

Quần đảo đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Cộng
25.12.2012
Trung Cộng tuyên bố nước này đặt trong tình trạng báo động sau khi các máy bay chiến đấu của Nhật Bản bay vào vùng biển ở phía đông Trung Cộng.

Truyền thông Nhật Bản loan tin Nhật Bản đã phái máy bay chiến đấu F-15 đến sau khi phát hiện một máy bay hải giám của Trung Cộng bay trong không phận gần các đảo đang tranh chấp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hua Chunying nói với các nhà báo, hôm thứ Ba, rằng Trung Quốc sẽ chú ý đến quyết định của Nhật Bản gửi máy bay chiến đấu đến. Bà nói rằng máy bay trinh sát của Trung Cộng đang thực hiện cuộc tuần tra theo lệ thường vào lúc đó. Bà nói:

“Theo tôi biết, máy bay hải giám của Trung Cộng, mà quý vị đề cập đến, đang thực hiện các cuộc tuần tra thường lệ trong vùng trời trên vùng biển ở phía đông Trung Cộng. Trung Cộng rất quan ngại và đặt trong tình trạng báo động về việc Nhật Bản phái máy bay thuộc lực lượng tự vệ đến.”

Các giới chức phòng vệ Nhật Bản nói rằng máy bay Y- 12 thuộc cơ quan quản lý các vấn đề đại dương của nhà nước Trung Cộng được phát hiện cách quần đảo không người ở, Nhật Bản gọi là Senkadu và Trung Cộng gọi là Điếu Ngư, khoảng 100 kilomet về hướng bắc. Sau khi máy bay chiến đấu của Nhật đến, máy bay của Trung Cộng rời khỏi khu vực.
Các đảo này là căn cơ của tình trạng căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á này.

Trước đây trong tháng, Trung Cộng và Nhật Bản đã có tranh chấp về ngoại giao sau khi máy bay của chính phủ Trung Cộng bay gần vùng đảo đang tranh chấp.

Nhật Bản đã đệ nạp kháng thư chính thức và cho mời đại sứ Trung Cộng ở Tokyo đến.

Nhật Bản cũng nói rằng đây là vụ xâm nhập đầu tiên của máy bay Trung Cộng vào vùng trời mà Nhật Bản xem là không phận của nước Nhật. Trung Cộng thì nói rằng máy bay thực hiện phi vụ “hoàn toàn bình thường.”

Trung Cộng đầu tư 1,6 tỉ USD vào biển Đông

Trung Cộng đầu tư 1,6 tỉ USD vào biển Đông

(TNO) Trong một hành động làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, Trung Cộng ngày 25/12 tiết lộ nước này sẽ đầu tư trên 10 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 1,6 tỉ USD) nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phi pháp trên các hòn đảo ở biển Đông và tăng cường việc quản trị trong khu vực.

Dẫn lời Chủ tịch tỉnh Hải Nam Tưởng Định Chi, tờ 21st Century Herald ở Quảng Châu tường thuật rằng Trung Cộng sẽ xây sân bay, cầu tàu và các cơ sở hạ tầng khác trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà nước này lập ra một cách phi pháp vào tháng 7.
Tờ báo loan tin một số công trình xây dựng đã được khởi công song không nói thêm chi tiết, theo Bloomberg.
Theo một bài báo của tạp chí Tài Kinh, các quan chức của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đang đánh giá các kế hoạch phát triển thương mại khác nhau, bao gồm việc thiết lập một “thiên đường thuế” và các khu nghỉ dưỡng kết hợp với sòng bạc trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam bị Trung Cộng xâm lăng.
Động thái trên rõ ràng nằm trong chuỗi các hành động có tính toán của Trung Quốc nhằm độc chiếm và biến biển Đông thành ao nhà của nước này, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Theo tờ 21st Century Herald, ông Tưởng Định Chi còn nói rằng ngoài việc hỗ trợ xây dựng phi pháp các cơ sở hạ tầng, nguồn ngân sách nói trên cũng được sử dụng để mua mua thêm nhiều tàu giám sát và tàu tiếp tế.
Trước đó, vào tháng 11, tỉnh Hải Nam đã thông qua một quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2013 cho phép cảnh sát tỉnh này khám xét và tịch thu tàu nước ngoài trên vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố là hải phận của tỉnh Hải Nam.
Hành động mang tính gây hấn này của Trung Cộng đã bị người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị lên tiếng phản đối vào hôm 4/12.
Phản ứng trước tin tức về việc Trung Cộng đổ tiền vào xây dựng các công trình phi pháp trên biển Đông, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông đang đợi tòa đại sứ Philippines tại Bắc Kinh báo cáo thông tin trước khi đưa ra tuyên bố chính thức, theo tờ Manila Standard Today.


Sơn Duân

Monday, December 24, 2012

TRẬN CHIẾN VIỆT NAM

TRẬN CHIẾN VIỆT NAM
NHỮNG TRẬN ĐỤNG ĐỘ TRÊN KHÔNG


The Use Of Punji Traps In The Vietnam War

http://www.youtube.com/watch?v=jo7XBaG_-SE

Vietnamese booby traps for American troops - Holidays in the Danger Zone: America

http://www.youtube.com/watch?v=O_Sji9OhAuI

Declassified: Viet Cong

http://www.youtube.com/watch?v=v6SJgyl76lk

Declassified- The Tet Offensive

http://www.youtube.com/watch?v=ri2rpSH38p0

SR-71

http://www.youtube.com/watch?v=roViqNuWJ74

Dogfights of the Middle East

http://www.youtube.com/watch?v=n-FMLNlMEoo

Dogfights - Flying Tigers

http://www.youtube.com/watch?v=ixQu-GV7SLM

Dogfights - The Nightfighters
http://www.youtube.com/watch?v=trgsxyUlSpE

Dogfights of the Future


http://www.youtube.com/watch?v=vnUwxDhE1kU

Dogfights - Long Odds

http://www.youtube.com/watch?v=YUGSke0dTEU

Gun Kills of Vietnam

http://www.youtube.com/watch?v=qn5YtuYkTow

Vietnam War 02of12 'America Takes Charge'

http://www.youtube.com/watch?v=qaVCEgJxxbI

 Vietnam War (1/6) - The Beginning (1964-1965)

http://www.youtube.com/watch?v=riNEBpt4r3Y

Winds Of The Storm / Operation Desert Storm - 1991 USAF Gulf War Documentary

http://www.youtube.com/watch?v=V-JZ7vT9s5o

Winds Of The Storm / Operation Desert Storm - 1991 USAF Gulf War Documentary

http://www.youtube.com/watch?v=V-JZ7vT9s5o


Sunday, December 23, 2012

Wrap Dress


Wrap Dress

Creative, Simple and Eye-Catching
Sáng tạo, giản dị và quyến rũ


Video:  http://www.youtube.com/embed/EEM9lMWNZOw

Ca khúc và giai thoại : 40 năm "Bài Thánh Ca Buồn"

40 năm "Bài Thánh Ca Buồn"
 
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ (DR) 
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ (DR)
 
Đức Bình
Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen thuộc của “Bài thánh ca buồn” vang lên khắp nơi. Gần nửa thế kỷ trôi qua, vào dịp lễ Giáng sinh, bản tình ca ấy vẫn cứ thản nhiên len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những chòm xóm nhỏ, thậm chí còn quen thuộc hơn cả Thánh ca Giáo đường.
Đã 40 năm trôi qua, giờ đây khi đặt câu hỏi, trong số các bài hát việt về Giáng sinh, ca khúc nào phổ biến nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, vẫn không ngừng ngân vang trong những đêm lành.
Elvis Phương tuy không phải là ca sĩ đầu tiên trình bầy “Bài thánh ca buồn”, và có lẽ cũng chẳng phải là người cuối cùng, nhưng anh đã là người tạo cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm pha trộn giữa mùa Noel xưa và nay, một chút gì tiếc nuối, xa vắng, kết hợp với giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âm rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên trở thành một tuyệt tác mà qua biết bao nhiêu thế hệ người nghe, nó vẫn luôn là bài ca Giáng sinh được yêu mến nhất.
Quay trở lại với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” thì vốn là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Ông sáng tác ca khúc này vào năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên trình bầy ca khúc này.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã ảnh hưởng nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông.
Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa”… Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có ai theo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.
Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài thánh ca buồn - nhạc sĩ Nguyễn Vũ - vẫn còn nguyên sự kích thích: "Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen".
Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái theo đạo công giáo tại thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó, "trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen", vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình". Và "Bài Thánh Ca Buồn" đã ra đời. 
Đối với một tác phẩm nổi tiếng, chúng ta không chỉ xem xét, khẳng định khía cạnh tài năng của người sáng tác, mà còn phải quan tâm tới những yếu tố làm nên sở thích ở người nghe.“Bài thánh ca buồn” quả thực là một ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử, khiến cho tác phẩm phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích. Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn, nhưng không bi lụy.
Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng công giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.
Đã 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. “Bài thánh ca buồn” đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.

Ấn Độ ‘sẵn sàng’ đưa quân ra Biển Đông

Ấn Độ ‘sẵn sàng’ đưa quân ra Biển Đông

04:34 GMT - thứ ba, 4 tháng 12, 2012
Đô đốc Joshi duyệt binh
Đô đốc Joshi nói rằng Ấn Độ đang thực tập để sẵn sàng trên Biển Đông
Tư lệnh hải quân Ấn Độ phát biểu hôm thứ Hai ngày 3/12 rằng sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Trung Cộng là một ‘vấn đề gây quan ngại lớn, rất lớn’.
Đô đốc D.K. Joshi cũng cam kết bảo vệ các lợi ích về dầu khí của Ấn Độ ở Biển Đông.
Vị đô đốc này trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Ấn Độ có kế hoạch gì ở Biển Đông để bảo vệ lợi ích của họ và quan điểm về công cuộc hiện đại hóa hải quân Trung Cộng.

‘Quan tâm rất lớn’

“Đây thật sự là một mối quan tâm lớn, rất lớn đối với chúng tôi mà hiện chúng tôi vẫn tiếp tục đánh giá để tìm ra các lựa chọn và chiến lược tương ứng,” ông nói.
Ấn Độ hiện có một hàng không mẫu hạm đang hoạt động. Nước này cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam hồi tháng 10 năm ngoái.
Họ cũng sắp nhận được chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai từ Nga cho đến năm 2013 và đang có kế hoạch tự đóng thêm một chiếc thứ ba.
Mặc dầu Bắc Kinh đã kêu gọi New Delhi đừng theo đuổi kế hoạch này vì ‘hòa bình và ổn định’, Joshi nói rằng hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng hỗ trợ cho công ty năng lượng quốc gia ONGC và đã tiến hành một số cuộc tập trận để chuẩn bị.
"...khi cần thiết liên quan đến lợi ích quốc gia, chẳng hạn như liên quan đến ONGC Videsh thì chúng tôi sẽ có mặt ở đó và chúng tôi đã sẵn sàng."
Đô đốc D.K. Joshi
“ONGC Videsh (phân nhánh quốc tế của ONGC) có một số lợi ích trong một số lĩnh vực. Họ có các lô thăm dò dầu khí và vì đây là lợi ích của Ấn Độ nên hải quân chúng tôi, nếu cần, sẽ phải hỗ trợ,” ông nói.
“Dĩ nhiên chúng tôi cần có sự cho phép của chính phủ. Nhưng trong trường hợp cần thiết thì tôi chắc rằng chính phủ sẽ bật đèn xanh.”
“Không phải chúng tôi sẽ có mặt ở vùng biển đó (Biển Đông) rất, rất thường xuyên, nhưng khi cần thiết liên quan đến lợi ích quốc gia, chẳng hạn như liên quan đến ONGC Videsh thì chúng tôi sẽ có mặt ở đó và chúng tôi đã sẵn sàng.”
“Liệu chúng tôi có đang diễn tập vì mục đích đó hay không? Tôi trả lời ngắn gọn là ‘Có’,” ông nói thêm.
Theo Đô đốc Joshi thì các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết trong khuôn khổ các điều ước quốc tế.
Khi được hỏi về phản ứng của Ấn Độ trước kế hoạch lục soát tàu thuyền của Trung Quốc trên Biển Đông, Joshi nói Ấn Độ có quyền tự vệ.

‘Quan tâm tối thượng’

Các nhà phân tích cho rằng Ấn Độ tập trung vào những tham vọng về lâu dài của Bắc Kinh hơn là việc nước này mới có được một chiếc hàng không mẫu hạm được đóng từ thời Liên Xô.
“Hải quân Trung Cộng có một chương trình đóng tàu rất tốt và họ sẽ là một lực lượng hải quân đáng gờm,” nhà phân tích Uday Bhaskar ở New Delhi nhận định với hãng tin Pháp AFP.
Một kỹ sư của tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ
Tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ có nhiều lợi ích trên Biển Đông
Ông nói thêm rằng Bắc Kinh dự tính sẽ hạ thủy một số chiến hạm và tàu ngầm mới cho đến năm 2020.
Còn ông Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi nói với hãng tin Anh Reuters rằng tự do hàng hải trên Biển Đông là ‘quan tâm tối thượng’ của Ấn Độ vì phần lớn giao thương của nước này đều đi qua vùng biển này.
Tuy nhiên, phân tích gia này cũng cho rằng trọng tâm của hải quân Ấn Độ sẽ vẫn là Ấn Độ Dương mà nước này xem là ‘sân sau chiến lược’.
New Delhi cũng cảnh giác trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh xung quanh Ấn Độ Dương khi mà họ đã chi tiền vào các dự án cơ sơ hạ tầng lớn trong khu vực như các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Miến Điện.
Theo một bản phúc trình của Ngũ Giác Đài hồi tháng Năm, Bắc Kinh đang đổ tiền của vào các công nghệ phòng không, tàu ngầm, vũ khí chống vệ tinh và hỏa tiễn đối hạm tối tân. Những kỹ thuật này có thể được sử dụng để ngăn không cho đối phương đến gần các khu vực chiến lược chẳng hạn như Biển Đông.
Tại Đại hội Đảng lần thứ 18 kết thúc hồi tháng trước, Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư mãn nhiệm của Đảng Cộng sản Trung Cộng, đã kêu gọi thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa quân đội nhanh chóng và đặt ra mục tiêu đưa Trung Cộng trở thành một ‘cường quốc biển’.
Chiến sự ngắn ngủi từng nổ ra giữa biên giới Ấn Độ và Trung Cộng vào năm 1962 và hai nước vẫn còn những tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết.
Ước đoán trữ lượng dầu mỏ chưa khám phá ở Biển Đông vào khoảng 213 triệu thùng, Cục thông tin năng lượng Hoa Kỳ cho biết hồi năm 2008. Con số này vượt qua trữ lượng dầu mỏ đã được tìm thấy của bất cứ quốc gia nào trên thế giới ngoại trừ Ả Rập Saudi và Venezuela.
Hôm thứ Hai ngày 3/12, Cơ quan Năng lượng quốc gia Trung Cộng cho biết họ đặt mục tiêu sản xuất 15 tỷ mét khối khí ở Biển Đông mỗi năm cho đến trước năm 2015. Họ nói rằng Biển Đông sẽ là ‘trụ cột’ trong kế hoạch khai thác khí đốt ngoài khơi của họ.

Chủ đề liên quan

CÁ ANH VŨ.

CÁ ANH VŨ.
.ĐI TÌM LOÀI CÁ TIẾN VUA.
 
Phùng Mỹ Trung - Nguyễn thị Liên Thương - Web Admin
 
 
“Khi nhìn loài cá trên tấm hình, ba tôi nói rằng loài này ngày xưa gia đình tôi thường vẫn kho mặn để ăn dần mỗi khi ba tôi có có thời gian rảnh đi đánh lưới cải thiện bữa ăn gia đình. Loài cá này rất ngon và ngon nhất là nấu với lá Rau sắng (Melientha suavis) có sẵn trong rừng và chúng thường sống ở các vùng có đá ngầm và nước xoáy. Nhưng đó là thời gian của hơn 40 năm về trước khi ba tôi còn là công nhân viên ở lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú thọ. Còn bây giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, ba tôi mới biết ngày xưa mình đã được ăn nhiều lần loài cá dùng để tiến Vua”
Một lần, tôi đem chuyện về cá tiến Vua cho ba tôi đọc. Nhìn tấm hình phác họa trong bài, ông cười và bảo “Đây là cá tiến Vua à? Thế thì hồi bé con là Vua rồi !”.
 
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM LOÀI CÁ TIẾN VUA
Là một người phụ trách trang web sinh vật rừng Việt Nam, với tôi đem lại những thông tin cung cấp cho cộng đồng và những nhà nghiên cứu khoa học luôn được đặt lên hàng đầu. Với khoa học kỹ thuật hiện nay cung cấp những tấm hình màu có phẩ chất và chụp trong thiên nhiên là việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất nhiều gian nan. Đặc biệt là những tấm hình về những loài sinh vật đã được đưa vào sách đỏ Việt nam vì hầu như những loài này không chỉ rất quí mà còn rất hiếm, hơn nữa chúng có vùng phân bố ở những nơi khó khăn để có cơ hội ghi hình. Loài cá anh vũ Semilabeo notabilis là một điển hình, hầu hết cá tấm ảnh tìm kiếm trong các tài liệu đề là hình đơn sắc, trên internet thì hầu như không có vì trước đây do điều kiện về phương tiện nghiên cứu “các cụ” nhà ta không có các máy móc thiết bị tốt như hiện nay để sử dụng. Khi các phương tiện báo đài viết nhiêu về các hành trình săn tìm cá tiến vua để cung cấp cho các đại gia nhiều tiền lắm của. Nhìn những tấm hình mờ nhạt đơn sắc trên báo và trên trang web của mình tôi lại ước mơ có một lần được gặp mặt chúng và chụp được vài tấm hình để đời. Để chia xẻ với cộng đồng về một loài cá được tiến vua ở vùng quê hương Trung du bắc phần Việt Nam. Một lần tôi đem câu chuyện về cá anh vũ cho ba tôi đọc ông ấy cười và bảo “cũng may nhà tôi chỉ có tôi hồi nhỏ may mắn được nhiều lần ăn loài cá tiến vua này” vì cho mãi đến bây giờ ba tôi mới biết đó là cá tiến vua chứ hồi xưa cá này cũng chỉ là một món bình thường. Mặc dù cá này rất ngon nhưng theo ông thì vẫn thua cá Vé xa lắc. Không bỏ lỡ cơ hội này tôi liền phỏng vấn và ghi chép tỉ mỉ những gì còn sót lại trong ký ức về một thời trai trẻ của ông già 70 tuổi và đã công hiến sức lực cho vùng đất này.
May mắn trong một lần có cơ hội tham gia vào dự án tìm hiểu cây thuốc của đồng bào Dao tại vườn quốc gia Xuân sơn Phú Thọ. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất được trở lại nơi mình được sinh ra và lớn lên, được ăn cá tiến vua từ khi con nhỏ, được ngắm nhìn, chụp ảnh và được cảm nhận về môi trường sống của loài cá này. Háo hức trong chờ đợi một lần và cũng chỉ cần một lần để thỏa mãn ước mơ và đam mê. Trước khi đi tôi không quên hỏi ba tôi, một người đã gắn bó gần 1/3 cuộc đời ở vùng đất này và ông đã cho tôi tên, tuổi, địa chỉ những người bạn năm xưa để liên lạc và cũng không quên hướng dẫn lưu vực ghếnh đá xoáy của con sông mà ngày xưa ông đã bắt được loài cá này. Đôi khi trên báo chí xuất hiện những bài viết về hành trình săn tìm loài cá tiến Vua. Tên của nó là cá Anh Vũ -Semilabeo obscurus. Tương truyền rằng ngày xưa, loài cá này rất ngon nên thường được dùng để tiến Vua. Cái tên Anh Vũ thật đẹp, dễ khiến người ta tưởng tượng một con cá đẹp như tiên, sắc màu rực rỡ như cầu vồng! Thế nhưng, kèm theo các bài viết chỉ là những tấm hình phác họa đen trắng mờ nhạt được chụp từ rất xưa rồi. Điều đó ngày càng thôi thúc trong tôi nỗi khao khát một lần được gặp cá Anh Vũ trong thiên nhiên. Cá Anh Vũ có thật không, hay chỉ còn là huyền thoại? Một lần, tôi đưa bài báo về cá Anh Vũ cho ba tôi đọc. Nhìn loài cá trong hình, ba tôi kể rằng 40 năm trước, khi đó tôi còn rất nhỏ, ba tôi làm ở Lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú Thọ. Thời đó, khi rảnh rỗi, ba đi đánh lưới, thường gặp cá này ở vùng có đá ngầm và nước xoáy, mang về để mẹ kho mặn cho tôi ăn dần, hoặc nấu với lá rau sắng có sẵn trong rừng là ngon nhất. Khi đó ba tôi không biết con cá này tên gì. Bây giờ ba mới biết ngày xưa gia đình đã thường ăn loài cá mà tương truyền rằng rất ngon, chỉ dùng để tiến Vua! Thế mà ông bảo “có vì hiếm gặp mà khen quá đấy thôi, chứ ba ăn thấy bình thường thôi con à, thua cá Vé xa lắc !”. Rồi cũng có dịp thuận lợi về Phú Thọ, tôi càng hy vọng tìm kiếm cá tiến Vua. Ba tôi ghi lại cho tôi tên, tuổi, địa chỉ những người bạn năm xưa. Ông cũng vẽ lại theo trí nhớ về lưu vực ghềnh đá xoáy của con sông mà ngày xưa ông bắt được loài cá này.
 
 
 
 
Cá Anh Vũ - Semilabeo obscurus - Ảnh Phùng Mỹ Trung
 
GIÁP MẶT LOÀI CÁ TIẾN VUA
Xin nghỉ hẳn 2 ngày làm dự án để chạy xe đến lâm trường Cường Thịnh. Có lẽ thời gian trôi đi theo tháng năm nên mọi cảnh sắc nơi đây đã thay đổi. Không còn các cánh rừng bạt ngàn như lời kể của ba tôi mà chỉ còn những quả đồi và dãy núi trọc. Một số quả đồi thấp được khoác lên mình bằng những cây nguyên liệu giấy như Tràm bông vàng, bạch đàn hay những đồi chè nhỏ và hầu như chẳng có ai còn nhớ tên Lâm trường này nữa mặc dù tôi đã hỏi nhiều người. May mắn có một chú lớn tuổi sau khi hỏi ông mới cho tôi biết là chẳng còn ai nhớ nữa vì Lâm trường này đã không còn tồn tại hơn ba chục năm rồi. Nói chuyện một hồi hỏi thăm tôi từ đâu đến và cuối cùng hai chú cháu nhận nhau là người quen vì ông ấy là bạn cũ của ba tôi chú Nguyễn văn Sửu. Câu chuyện về loài cá trong tấm hình đơn sắc của tôi được đưa ra trong bữa tối thân mật với những món sản vật của vùng đất đã một thời nuôi tôi lớn khôn. Nhìn hình con cá chú Sửu mấy người con trai của chú cho biết là có một loài rất giống loài này ở ở vùng lưu vực nhưng rất hiếm vì chúng thường sống ở vùng nước rất xoáy và nơi gành đá. Cũng đã rất lâu rồi họ không còn cơ hội đánh bắt được loài này nên việc tìm kiếm chắc cũng khó khăn. Chúng tôi thảo kế hoạch ngày mai cho việc tìm kiếm chúng và chú Sửu cũng cử luôn 3 anh con trai tham gia. Họ cũng rất nhiệt tình mời thêm một số ngư dân thường hay chài lưới trong vùng giúp tìm kiếm loài cá này. Khi mặt trời còn đang ngái ngủ, làm sương sớm phủ kín mặt con sông Bứa hiền hòa thơ mộng vào những tháng mùa khô. Mùa này những cơn mưa cũng đã ngừng rơi, mặt sông không còn đục ngàu màu đất và dòng nước không còn quá chảy xiết. Tuy nhiên nhìn dòng sông vẫn còn hung dữ với những người rất thiếu kinh nghiệm sông nước như tôi.  Nhưng lòng đam mê luôn là động lực giúp tôi vượt qua nhiều thách thức cuộc sống, nên tôi luôn hy vọng và tin tưởng vào kinh nghiệm mình đã có. Một ngày làm việc cật lực của 6 con người nào chài, nào lưới dăng, trong cái lạnh giá vì ngâm mình trong nước lâu môi ai cũng thâm tím, tay chân thì nhợt nhạt. Chúng tôi trở về trong vô vọng trên tay chì là một ít cá mương sông và một con cá vé khá lớn. Mặc dù không thành công như mong đợi nhưng những hy vọng làm tan biến sự mệt mỏi trong khi đôi tay tôi cũng run lên bần bật vì lạnh và đói. Ngày hôm sau cũng là một ngày thất bại với chúng tôi mặc dù đã rất nỗ lực. Có lẽ sự may mắn không mỉm cười với tôi được gặp mặt loài cá tiến vua. Khi tôi về chốn cũ, cảnh sắc thay đổi không ngờ. Không còn các cánh rừng bạt ngàn như lời kể của ba, chỉ còn những quả đồi và dãy núi trọc. Tôi đã hỏi nhiều người nhưng chẳng ai biết Lâm trường Thạch Kiệt ở đâu, ghềnh đá xoáy ở chỗ nào, nói gì đến cá tiến Vua!. Không nản chí, tôi tìm hỏi những người lớn tuổi. May sao, một chú lớn tuổi giải thích rằng lâm trường này đã “giải tán” hơn 20 năm rồi nên lớp trẻ ít ai biết đến. Trò chuyện một thôi mới ớ ra, ông là bạn cũ của ba tôi, tên Nguyễn Văn Sửu. Trong bữa cơm tối ở nhà chú Sửu, tôi có nhắc về việc tìm kiếm cá Anh Vũ. Nhìn mấy tấm hình đen trắng mờ mờ, chú Sửu và mấy người con trai cho biết có một loài rất giống loài này, trước đây có vài lần đánh bắt được ở vùng nước rất xoáy và nơi gành đá. Nhưng cũng rất lâu rồi không còn thấy nữa…Dẫu vậy, chúng tôi vẫn lên kế ngày mai tìm kiếm cá Anh Vũ. Ba người con trai chú Sửu và một số ngư dân thường hay chài lưới trong vùng ủng hộ tôi tìm kiếm loài này. Khi mặt trời còn ngái ngủ, sương sớm phủ kín trên sông Bứa. Mùa này những cơn mưa đã ngừng rơi, mặt sông không còn đục ngầu màu đất, dòng nước không còn quá gầm gào nhưng cũng đủ chảy xiết và lạnh giá để nản lòng những ai nhụt chí. Các ngư dân nào chài, nào lưới giăng theo kinh nghiệm đánh bắt cá của họ. Chúng tôi quần thảo cả buổi trên sông. Càng lúc càng lạnh giá. Ngâm mình trong nước lâu, ai nấy môi thâm tím, tay chân nhợt nhạt. Bất chợt, một ngư dân reo lên “có cá”!Mẻ lưới kéo lên trong sự vui mừng của mọi người. Tim tôi đập thình thịch.Con cá thon dài, kích cỡ gần như con cá trong hình. Gỡ lưới ra, hóa ra chỉ là một con cá Vé! Đến cuối giờ chiều mà cũng không có gì hơn. Chúng tôi trở về với một ít cá mương sông và cô cá Vé đi lạc. Tôi chỉ có hai ngày ở đây. Vậy mà, ngày kế tiếp cũng lại là một ngày thất bại.
  
 
 
 
Cá Anh Vũ - Semilabeo obscurus - Ảnh Trần Thanh Thản- Staff of Environmental Planning Dept./IET/VAST
 
Trôi trở dậy rất sớm và sáng ngày thứ ba chuần bị hành lý để quay về với công việc dự án. Trước khi ăn sáng tôi một mình ra bờ sông ngắm nhìn làn sương phủ trên mặt nước và đợi ánh bình minh thức dậy đuổi làn sương sớm về trời. Trong tiết trời se lạnh của sáng sớm vùng cao, một cảm giác bình yên đến lạ kỳ trong tôi pha một chút buồn man mác. Đang ngồi ngắm sông,  anh con lớn nhà chú Sửu rủ hai tôi ra chợ làng gần đó uống chút rượu sáng cho ấm bụng. Trước khi rượu mồi của cái quán nhỏ được đưa ra, theo thói quen tôi lang thang vào khu chợ bán cá. Tôi gần như không tin vào mắt mình khi thấy rổ bán cá của một bác trai với nhiều loài có một con cá hình như tôi phải mất hai ngày ròng chưa tìm thấy nó. Bình tĩnh tiến lại và xem xét và âu yếm cầm con cá anh vũ lên trong sự ngỡ ngàng của cả tôi và bác bán cá nhìn tôi với ánh mắt lạ kỳ. Không trả giá, không ngần ngại tôi đồng ý mua giúp bác ấy tất cả số cá trong rổ mặc dù chỉ cần một con lớn duy nhất. Sau một vài trao đổi tôi được biết loài cá này bác ấy đã bắt được đêm qua bằng cách đặt những chiếc lờ cá rất sâu ở khu vực nơi ghếnh đá xoáy ở nơi mà hai ngày chúng tôi quần thảo và cũng rất lâu rồi bác ây mới gặp lại được con cá này mặc dù đây là công việc hàng ngày của bác. Không kịp hỏi tên, không kịp ghi lại địa chỉ, không kịp lấy số cá đã trả tiền và cũng không kịp uống ly rượu sáng cùng người bạn. Tôi tức tốc ôm con cá anh vũ chạy về nhà để còn chụp hình trước khi nó vẫn còn ngắc ngoải. Chắc là do ức chế tôi bấm máy liên tục, chiếc đèn flash làm việc hết công xuất và chiếc thẻ nhớ cũng mệt mỏi vì cá. Cuối cùng thì tôi đã gặp được cá Anh Vũ. Có thể bạn sẽ thất vọng khi xem hình. Tuy hình màu, rõ nét nhưng mà con cá không đẹp như… tiên, màu sắc cũng không rực rỡ như cầu vồng. Cá Anh Vũ màu xanh xám, ánh hồng. Màu hồng ẩn sau lớp vẩy cá Anh Vũ, với tôi, lóng lánh như ánh bình minh bỗng hé lộ sau lớp mây, rực chiếu trên mặt sông Bứa buổi sớm ấy. Cuốc rượu sáng đấy dẫu tôi chưa kịp nếm giọt nào mà lòng vẫn cứ lâng lâng say. Không có nhiều duyên may như thế. Cơ duyên gặp cá Anh Vũ là một kỷ niệm khó quên trong quãng đời làm nghiên cứu đa dạng sinh học của tôi.
 
Chân dung loài cá tiến vua
Cá Anh vũ có thân dày, tương đối. Với 2 đôi râu. Râu lõm lớn hơn râu hàm. Miệng dưới. Môi trên rộng có nhiều u tròn nổi. Rãnh sau môi dưới không có. Mắt vừa phải. Khoảng cách trước ổ mặt lớn hơn khoảng cách sau ổ mắt, khoảng cách hai ổ mắt rộng. Khởi điểm của vây lưng ở trước khởi điểm của vây bụng. Vây lưng không có tia gai cứng. Lỗ hậu môn ở giữa vây bụng và vây hậu môn. Vảy vừa phải, xếp đều đặn. Cá có thân màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu xám pha vàng. Vây lưng, vây đuôi có màu xám.
Cá anh vũ ăn các loại chất hữu cơ vụn nát, tảo và động vật không xương sống ở nước cỡ nhỏ. Cá dùng môi sừng cải tạo các loài tảo và thức ăn bám trên mặt các tảng đá để ăn. Cá anh vũ có tốc độ lớn khá nhanh. Cá 2 tuổi thành thục. Mùa các anh vũ đẻ từ tháng 10 năm trước đến thánh 3 năm sau. Cá đẻ ở hang đáy sông.

Saturday, December 22, 2012

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NỮ T T NAM HÀN

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP NỮ T T NAM HÀN

VIDEO CUỐI TRANG

tka23 post

Bà Park Geun-hye , con gái lớn của cố tổng thống Nam Hàn Park Chung-hee , sẽ trở lại Nhà Xanh sau 33 năm, lần này với tư cách là nữ tổng thống đầu tiên của Nam Hàn.


Bà Park Geun-hye làm nên lịch sử Nam Hàn khi trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này. Ảnh: AFP
Bà Park đã có cuộc đấu tranh dài và gay cấn từ 5 năm qua. Bà thất bại trước ông Lee Myung-bak
trong cuộc bầu cử ứng cử viên tổng thống của đảng Saenuri năm 2007 , nhưng đã có chiến thắng lớn trước đối thủ theo đường lối dân chủ trong cuộc đua năm nay.
Được biết đến như một chính trị gia nguyên tắc và đáng tin cậy, bà đã có những hành động để chứng tỏ điều đó, giành được sự ủng hộ của các cử tri. Với 15 năm làm việc trên cương vị nhà lập pháp tại Quốc hội, bà Park đạt được nhiều thành tựu trên chính trường .Ví dụ như việc xây dựng thành phố miền trung Sejong, công trình mà chính quyền của Tổng thống Lee Myung-bak muốn trì hoãn.
 
Nhiệm kỳ nghị sĩ 5 năm vừa qua và với cương vị chủ tịch đảng Saenuri, bà cũng dẫn dắt đảng của mình vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, những người chỉ trích vẫn không hài lòng với bà vì 18 năm cầm quyền gây tranh cãi của cha bà trong quá khứ.
Bà Park Geun-hye sinh năm 1952, là người lớn nhất trong số ba anh chị em. Bà sống tại dinh tổng thống, thường được gọi là Nhà Xanh, từ năm 1964 sau khi cha bà nắm quyền từ cuộc đảo chính quân sự năm 1961. Vị tổng thống quân sự được ca ngợi vì thành tựu phát triển kinh tế và nền công nghiệp nhanh chóng từ đống đổ nát sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, những cũng bị lên án vì việc đàn áp những người đòi dân chủ.

Bà Park học đại học tại Đại học Sogang năm 1970, ngành kỹ thuật điện tử, một ngành khá ít phụ nữ thời bấy giờ theo học.
Sau khi tốt nghiệp, bà đến Pháp năm 1974 để tiếp tục sự nghiệp học hành nhưng đã nhanh chóng về nước tháng 8 năm đó khi mẹ của bà, bà Yook Young-su,
thiệt mạng trong vụ ám sát nhằm vào cha bà. Vụ ám sát do một người Nhật gốc Triều Tiên ủng hộ Bình Nhưỡng thực hiện. Trong cuốn tự truyện, bà Park mô tả cái chết của mẹ như một cơn gió lạnh thổi vào trái tim bà.



5 năm sau đó bà Park là người phụ nữ được chú ý nhất trong gia đình tổng thống. Đến năm 1979, cha của bà bị ám sát bởi chính nhân viên tình báo của mình. Theo tự truyện, bà đã bị đánh thức dậy giữa đêm bởi nhân viên của phủ tổng thống và được báo tin cha mình đã chết.
Lời đầu tiên bà nói sau khi biết tin là: "Tiền tuyến vẫn ổn chứ?", bà Park nói đến vùng biên giới liên Triều vẫn khá bất ổn từ sau chiến tranh Triều Tiên. Hai miền Triều Tiên trên lý thuyết vẫn nằm trong tình trạng chiến tranh vì chỉ có hiệp ước đình chiến chứ không hề có hiệp ước hòa bình nào được ký kết.
Bà Park lui về hậu trường 18 năm sau đó, khoảng thời gian mà bà nói phải chịu đựng sự phản bội của nhiều phụ tá cũ của cha mình. Bà cũng dùng nhiều thời gian để đọc sách về triết học và lịch sử, thăm nhiều danh thắng văn hóa trên khắp cả nước để mở rộng tầm hiểu biết.
Đến năm 1997 bà mới quay trở lại với chính trường khi gia nhập đảng Đại Dân tộc (GNP), tiền thân của đảng Saenuri, và ủng hộ chiến dịch tranh cử của ứng cử viên tổng thống Lee Hoi-chang.
Tháng 4/1997, bà giành một ghế nghị sĩ tại quê hương mình ở Daegu và có những bước thăng tiến nhanh chóng trong đảng.
Sau khi yêu cầu cải cách chính trị của bà bị đảng bác bỏ năm 2001, bà Park rút khỏi đảng và thành lập một đảng mới. Trong khoảng thời gian đó, tháng 5/2002, bà tới thăm Bắc Triều Tiên và có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong-il.
Sau đó bà Park lại gia nhập GNP sau khi nhiều yêu cầu cải cách của bà được đáp ứng và tiếp tục chứng minh khả năng lãnh đạo của mình với hàng loạt các chiến thắng ở quốc hội, khiến bà được gọi là "nữ hoàng của các cuộc bầu cử".
Nữ tổng thống đắc cử của Nam Hàn nói, bà kính trọng cha bà nhất trong số các chính trị gia , vì ông yêu đất nước hơn bất cứ ai trên cương vị người lãnh đạo.
12122011297086 Park Geun hye, who is the husband? Still single, no children [Figure]
Bà Park chưa bao giờ kết hôn và bà cũng từng nói bà kết hôn với đất nước và cam kết sẽ chỉ nghĩ về hạnh phúc của người dân. Bây giờ, người dân Nam Hàn đã trao cho bà cơ hội đó, với hy vọng rằng bà sẽ thực hiện "đoàn kết dân tộc" như bà đã hứa và hàn gắn những trái tim bị tổn thương trong quá khứ
XEM VIDEO NỮ T T NAM HÀN
Compaction of Park Geun-hye - the 18th presidential election TV ads
TỔNG HỢP

Thursday, December 20, 2012

Mùa lạnh và bệnh viêm xoang

Mùa lạnh và bệnh viêm xoang

2012-12-19
Những tháng cuối năm là những tháng của lễ tết, nhưng sẽ thật khó chịu nếu ăn tết mà lại bị sụt sịt, nghẹt mũi, đau đầu, những triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mùa lạnh mà nhiều người thường gặp.

 
Ảnh phác họa một người bị viêm xoang
AFP photo

Mùa lạnh và bệnh viêm mũi

Không có ai trong đời mà chưa từng bị sụt sịt, nghẹt mũi, hắt hơi, viêm họng. Không phải diễn tả thì ai cũng biết bệnh mũi họng là bệnh dù không nặng nề nhưng vô cùng khó chịu, đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh đột ngột. Đó là bệnh viêm mũi mùa lạnh mà rất nhiều người sống ở các vùng có mùa đông lạnh gặp phải.
Giải thích về cơ chế gây bệnh, bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, bện viện tai mũi họng thành phố Hồ Chi Minh cho biết:
Thường thường không khí lạnh thì khi nó đổi mùa từ nóng sang lạnh thì không khí lạnh ảnh hưởng trực tiếp vào cửa của cơ thể mình là cái mũi và cái họng. Khi mình hít vô thì mũi và họng bị ảnh hưởng trực tiếp, nó đưa vào phí trong. Đó là vấn đề cơ chế. Khi môi trường lạnh thì niêm mạc mũi của mình làm ấm không khí lạnh đó, nó làm việc nhiều hơn làm ấm khí lạnh đó, làm ẩm không khí lạnh đó để nó đưa vào phổi. Nó cũng có phản ứng phản xạ của niêm mạc mũi, nó bị viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng…
Khi bị viêm mũi do lạnh, những triệu chứng đầu tiên thường thấy là tiết dịch mũi nhiều, hắt hơi và nghẹt mũi. Triệu chứng có thể tự hết mà cũng có thể kéo dài và nặng lên thành viêm xoang nếu không được chú ý kịp thời. Đối với những người đã có bệnh viêm xoang mãn tính, khi gặp lạnh, bệnh có thể tái phát và nặng lên nếu không được điều trị.

Viêm xoang mũi

Đối với nhiều người sống ở vùng lạnh, bệnh viêm xoang là bệnh khá phổ biến và có khi phải chung sống với bệnh cả đời. Quan niệm của nhiều người thường cho rằng xoang là bệnh do lạnh, nhưng trên thực tế xoang có thể do nhiều nguyên nhân. Bác sĩ Khoát, khoa tai mũi họng, đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
Viêm xoang có nhiều nguyên nhân, còn bây giờ điều trị có hết không thì mình phải tìm ra nguyên nhân, điều trị theo nguyên nhân thì mới hết được. Nó có thể do dị ứng, do vi trùng, siêu vi, do nhiễm nấm, viêm xoang do bị tắc nghẽn do bất thường cấu trúc giải phẫu trong mũi, nó bị tắc xoang thì nó viêm.
Khi dịch mũi bị ứ tắc trong xoang lâu ngày có thể dẫn đến làm mủ gây viêm xoang. Bác sĩ Nguyễn Thành Lợi giải thích:
Trước hết là nó viêm mũi trước, giữa mũi và xoang có những lỗ dẫn lưu từ xoang ra ngoài. Mình hít vô không khí vô mũi, một phần vô xoang, giống như đường cống vậy. Trong quá trình viêm thì các đường đó bị bít tắc lại giống như đường cống bị nghẹt thì nó không dẫn lưu được tốt. Không khí không vô được trong xoang và dịch trong xoang không ra được mũi để nó dẫn lưu xuống họng thì nó sẽ ứ lại dịch trong xoang gây viêm xoang và nó làm mủ.
Khi bị viêm xoang, dịch mủ trong xoang có thể gây đau nhức mặt, trán mũi, mỏi gáy, người bệnh cảm thấy dịch mũi chảy xuống họng rất khó chịu, có thể gây viêm họng. Có hai loại xoang phổ biến thường gặp là xoang trước và xoang sau. Bác sĩ Nguyễn Thành Lợi giải thích tiếp:
Xoang có hai nhóm là xoang trước và xoang sau, xoang trước có nhóm xoang trán và xoang hàm, xoang sau thì có xoang sàn và xoang bướm tiếp cận với phía sau vùng não, nên khi bị đau thì đau ở sau và ảnh hưởng ra gáy, mỏi cổ. Nói chung là phải khám, nếu cần thiết thì chup CT scan, nếu cần thiết thì nội soi để người ta biết viêm chỗ nào để điều trị. Mức độ điều trị thì có thể là bằng thuốc hoặc điều trị phẫu thuật nội soi.
Theo các bác sĩ, bệnh viêm xoang do dị ứng thời tiết, bụi bậm, phấn hoa… thường khó giải quyết dứt điểm, còn đối với viêm xoang do vi trùng hay nấm thì bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc mổ. Tuy nhiên, đối với viêm xoang do nấm, cũng có những trường hợp biến chứng nguy hiểm cần phải thận trọng như giải thích của bác sĩ Khoát:
Nấm tùy theo nhiều loại, loại xâm nhập hay không xâm nhập. Nấm nằm trong xoang mình mổ lấy ra thì hết thôi, còn nếu mình để nó đầy ra, nó xâm nhập vào mô mềm, vào mắt, não thì lúc đó điều trị rất khó.
Theo bác sĩ Khoát trường hợp nấm xâm nhập vào mắt và não gây nguy hiểm tính mạng rất hiếm xảy ra.
Nguy hiểm tính mạng thì có nhưng tỷ lệ rất hiếm vì những chứng vào não và ổ mắt nó gây nguy hiểm tính mạng không nhiều. Nếu có thì cực hiếm. Chủ yếu là nó ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, ví dụ như bị nhức đầu, tăng tiết, khịt khạc, người mệt mỏi, uể oải, giảm chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, người ta cũng chia viêm xoang làm hai loại bao gồm viêm cấp tính và mạn tính. Viêm cấp tính thường diễn ra trong 4 tuần. Còn viêm mạn tính thường kéo dài 3 tháng hoặc hơn.

Điều trị và phòng tránh


000_DV1370387-250.jpg
Một phụ nữ đang đi ngoài trời dưới nhiệt độ - 37C (-34F) tại thành phố Pavlodar thuộc Kazakhstan hôm 19 tháng 12 năm 2012. AFP photo
Có nhiều cách điều trị viêm xoang tùy theo nguyên nhân và mức độ khác nhau. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên đi khám bệnh khi thấy có các triệu chứng này để tìm nguyên nhân gây bệnh, trên cơ sở đó có điều trị đúng cách.
Với các loại viêm xoang cấp tính do vi trùng, các bác sĩ thường điều trị bằng kháng sinh, còn với viêm xoang do nấm, phương pháp điều trị  là mổ để làm sạch nấm trong xoang.
Cũng có những người bị viêm xoang không do nấm nhưng vẫn phải mổ là bởi do cấu trúc giải phẫu như vẹo vách ngăn mũi, hoặc có u nhỏ trong mũi khiến dịch mũi ứ đọng, hoặc do đã điều trị kháng sinh mà không thành công. Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, phần lớn các ca viêm xoang hiện không phải mổ.
Không phải cái nào cũng mổ đâu, hầu như là 70 80% là điều trị, tự cơ thể mình có sức đề kháng và thêm thuốc thì nó sẽ cải thiện được. Nếu bị tắc mà uống thuốc mà không cải thiện được, thì mình phải mổ, để làm dẫn lưu cho tốt, không để nó ứ lại trong đó.
Theo bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, với phương pháp mổ nội soi hiện đại, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về thành công của phương pháp điều trị này.
Trên thực tế, có những người phải sống chung với bệnh viêm xoang cả đời nhưng lại tìm ra cách điều trị khá hữu hiệu mà không tốn kém. Ở Việt Nam, hiện vẫn phổ biến cách điều trị dân gian là sử dụng lá cây cứt lợn giã nhỏ lấy nước nhỏ mũi. Hoặc cách làm khác là đun lá cây và hoa cứt lợn với muối nhạt để nhỏ mũi hàng ngày. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân có thể pha nước muối nhạt ấm hoặc nước muối sinh lý (còn gọi là saline water) để rửa mũi mỗi ngày. Bằng cách này, dung dịch muối sẽ giúp hòa tan dịch mũi đặc và rửa trôi dịch này khỏi mũi và họng, giúp thông thoáng, tránh viêm. Đây là cách làm khá hiệu quả với nhiều người đã từng bị xoang.
Trong quá trình bị viêm xoang, người bệnh được khuyên nên uống nhiều nước để làm loãng dịch mũi, dùng khăn ấm đắp lên mặt nhiều lần trong ngày, xông mũi bằng hơi nước ấm.
Với những người bị viêm mũi dị ứng do phấn hoa, thường rất phổ biến ở Mỹ, có thể uống thuốc hoặc tiêm thuốc chống dị ứng.
Tuy nhiên theo các bác sĩ thì cách điều trị tốt nhất vẫn là phòng bệnh. Việc phòng tránh bệnh viêm xoang mũi trong mùa lạnh cũng không phải là quá khó để thực hiện với nhiều người. Bác sĩ Nguyễn Thành Lợi có một số lời khuyên như sau:
Bây giờ phương pháp phòng bệnh thì mình làm sao giữ cho mũi họng sạch, bằng cách đeo khăn che, để giữ ấm, massage mặt mũi, hạn chế hơi lạnh vào, để điều hòa tốt hơn. Đặc biệt khi ngủ mình nằm trong phòng ấm, trong một thời gian dài 8, 9 tiếng, sáng dạy ra đánh răng xúc miệng mình ra môi trường lạnh thì nó phản ứng liền, nó chưa kip chuẩn bị, nó phản ứng liền. Sáng ngủ dậy, nằm trên giường mở mắt, lấy hai tay massage mặt mũi 5 đến 6 phút, khi nó ấm xong rồi thì khi mình ra tiếp xúc với mới trường kia thì nó ít phản xạ.
Mũi họng là cửa ngõ chính tiếp xúc với môi trường bên ngoài của cơ thể. Như lời của bác sĩ Nguyễn Thành Lợi, thì còn sống, còn hít thở thì con người còn có nguy cơ bị các bệnh liên quan đến mũi họng. Tuy nhiên nếu mọi người biết cách phòng tránh bệnh trong các điều kiện môi trường khác nhau thì họ có thể giảm đáng kể số lần mắc các bệnh về tai mũi họng trong đời.
Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa

Tuesday, December 18, 2012

Mỹ sắp phóng máy bay không gian tuyệt mật

Mỹ sắp phóng máy bay không gian tuyệt mật

 – Không quân Mỹ vừa bật đèn xanh cho sứ mệnh thứ ba của chiếc máy bay không gian tuyệt mật X-37B, càng làm dấy lên những đồn thổi quanh chiếc máy bay này.
Theo kế hoạch, chiếc máy bay X-37B không người lái và hàng hóa bí mật của nó sẽ được hỏa tiễn Atlas 5 đưa lên quỹ đạo  từ Trạm Không quân Mũi Canaveral ở bang Florida vào 1 giờ 3 phút ngày 12-12 .
Trong sứ mệnh đầu tiên, X-37B đã ở trên quỹ đạo từ ngày 22-4 đến ngày 3-12-2010. Trong sứ mệnh tiếp theo, chiếc máy bay không gian thu nhỏ này đã hạ cánh xuống Căn cứ không quân Vandenberg ở bang California hôm 16-6 vừa qua sau khi ở trên quỹ đạo đến 469 ngày mặc dù Không quân Mỹ cho biết máy bay được dự trù chỉ để ở trên quỹ đạo tối đa 270 ngày.
Chiếc máy bay không gian tuyệt mật X-37B. Ảnh: BBC
Những bí mật bao trùm lên các sứ mệnh của X-37B khiến phương tiện này đang thu hút sự chú ý của nhiều người, từ những người theo dõi không gian nghiệp dư cho đến những người biểu tình chống hạt nhân, các chuyên gia không gian ở Nga và Trung Cộng.
Nhiều người đoán già đoán non rằng X-37B có thể là một máy bay ném bom trong không gian, một vũ khí chống vệ tinh hoặc một vệ tinh do thám chuyên cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. Ông John Pike, giám đốc tổ chức nghiên cứu GlobalSecurity.org, thậm chí nói đùa rằng mục đích của X-37B có thể là để trung Cộng phải phỏng đoán về mục đích thật sự của nó.
Trong khi đó, hầu hết chuyên gia đều biết rằng X-37B có nhiều khả năng đang được sử dụng cho một hoạt động do thám bí mật nào đó. Về phần mình, Không quân Mỹ chỉ mới tiết lộ X-37B có 2 mục tiêu: thử nghiệm “những kỹ thuật mà phi thuyền không gian có thể dùng lại được” và “đưa các thử nghiệm đã được tiến hành ngoài không gian về mặt đất kiểm chứng lại".
Đầu máy bay có lắp các tấm chắn nhiệt. Ảnh: BBC
X-37B được đặt trên hỏa tiễn Atlas 5. Ảnh: BBC
Máy bay được chế tạo để ở trên quỹ đạo trong nhiều tháng. Ảnh: BBC
Máy bay trở về trái đất hôm 16-6 qua. Ảnh: Huffington Post

Được hãng Boeing chế tạo, X-37B trông không khác gì máy bay, nhưng lại được một hỏa tiễn phóng lên, có khoang chứa hàng hóa và sử dụng một số kỹ thuật của tàu con thoi, như các tấm chắn nhiệt ở đầu máy bay. X-37B dài 8,8 m và rộng 4,5 m, được chế tạo để ở trên quỹ đạo trong nhiều tháng, đồng thời có thể tự động đáp xuống trái đất.
 (Theo Huffington Post, BBC, USA Today)

Đến Nhật Bản viếng chùa Kiyomizudera

Đến Nhật Bản viếng chùa Kiyomizudera
 
image
 
Kiyomizudera trong tiếng Nhật có nghĩa “Chùa nước thiêng -Thanh Thủy Tự”. Chùa thờ Phật Quan Âm nghìn tay, được công nhận là Di sản văn hóa cố đô Kyoto và từng là ứng viên bầu chọn Bảy kỳ quan thế giới mới năm 2007.
 
Cuối Thu đầu Đông, khắp đất Nhật cây lá chuyển màu thật ngoạn mục. Ở Tokyo hoặc qua các tỉnh thành khác, dễ bắt gặp những đại lộ có hai hàng cây lá vàng đậm kéo dài, nhưng đến cố đô Kyoto, màu lá đỏ rực rỡ gây ấn tượng mạnh níu giữ bước chân du khách.
Mùa này, từ Tokyo theo tàu tốc hành shinkansen hoặc từ Osaka chạy xe hơi đến Kyoto, cũng đều chỉ mất khoảng hai giờ. Hầu hết du khách không bỏ qua chuyến viếng thăm chùa Kiyomizu, ngôi chùa nổi tiếng là nơi ngoạn cảnh mùa anh đào nở dịp tháng ba hàng năm, hàng ngàn cây sakura bừng nở trắng hồng. Nhưng bây giờ là tháng 12, du khách thong thả dạo bước giữa rừng cây lá đỏ nơi đây. Giống lá phong nhưng nhỏ hơn, thảm lá khô phủ thắm sườn núi, mặt đường.
Chùa Kiyomizudera tọa lạc trên núi Otowa, có dòng suối trong vắt đổ xuống khuôn viên, tương truyền là suối nước thiêng làm nên tên chùa. Đường lên chùa như một con phố hơi dốc, hai bên có nhiều cửa tiệm bán đồ lưu niệm, những ngôi nhà thấp nho nhỏ kề nhau, gợi nhớ phố cổ Hội An. Người Nhật vốn nổi tiếng khéo thu xếp cuộc sống trong không gian chật hẹp, vô số món hàng trong tiệm được xếp đặt gọn ghẽ và đẹp mắt.
Dưới mưa lạnh một sáng đầu đông, hàng trăm chiếc dù nhiều màu của khách thập phương nhấp nhô theo các bậc thang đá dẫn vào chùa, cảnh tượng thật thanh bình.
Giữa nền đá sân chùa, ai nấy đều hứng nước rửa tay, thực hiện nghi thức tẩy trần giản dị. Mọi điều nguyện ước tốt lành cho bản thân hoặc gia đình, bè bạn đều được tự tay viết trên tấm thẻ gỗ xinh xắn, treo đầy bên hiên chùa.
Kiến trúc độc đáo của chùa Kyiomizu là toàn bộ ngôi chùa chính được dựng trên hệ thống hàng trăm cột gỗ cao chống thẳng xuống sườn núi dốc. Tuy chùa được dựng từ cuối thế kỷ VIII nhưng do cấu trúc bằng gỗ nên đã chịu nhiều lần hỏa hoạn, cho đến năm 1633 được dựng lại như hiện nay. Đứng từ nhiều phía nhìn ngắm, giữa cây lá núi rừng, ngôi chùa chính như treo lơ lửng, nhẹ nhàng thanh thoát.
Giòng suối thiêng trên núi Otowa đổ xuống thành ba dòng nước theo ba máng bằng đá thiết lập như tự tuôn ra từ dưới mái một ngôi đền. Du khách xếp hàng lần lượt hứng nước bằng gáo nhôm cán dài để uống. Tương truyền uống nước thiêng cả ba dòng sẽ khỏe mạnh, sáng suốt và trường thọ. Nếu muốn giữ lại một kỷ niệm, du khách có thể mua chén nhỏ sơn mài màu nâu đỏ đặt vừa lọt trong lòng gáo khi hứng nước thiêng.
Đã thăm chùa, uống nước thiêng, trước khi ra về, du khách ghé thưởng thức cơm chay tại nhà hàng có tên ngộ nghĩnh Taofu Restorant ngay bên con phố dốc. Một ít cơm, canh chay, chả đậu hũ, khoai và rau tẩm bột giả tôm chiên, thêm vị gừng ngâm cay chua, món chay cố đô Kyoto thật thanh bạch, đáng nhớ./.
Xin giới thiệu chùm ảnh về chùa Kiyomizudera: