Sunday, December 23, 2012

CÁ ANH VŨ.

CÁ ANH VŨ.
.ĐI TÌM LOÀI CÁ TIẾN VUA.
 
Phùng Mỹ Trung - Nguyễn thị Liên Thương - Web Admin
 
 
“Khi nhìn loài cá trên tấm hình, ba tôi nói rằng loài này ngày xưa gia đình tôi thường vẫn kho mặn để ăn dần mỗi khi ba tôi có có thời gian rảnh đi đánh lưới cải thiện bữa ăn gia đình. Loài cá này rất ngon và ngon nhất là nấu với lá Rau sắng (Melientha suavis) có sẵn trong rừng và chúng thường sống ở các vùng có đá ngầm và nước xoáy. Nhưng đó là thời gian của hơn 40 năm về trước khi ba tôi còn là công nhân viên ở lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú thọ. Còn bây giờ qua các phương tiện thông tin đại chúng, ba tôi mới biết ngày xưa mình đã được ăn nhiều lần loài cá dùng để tiến Vua”
Một lần, tôi đem chuyện về cá tiến Vua cho ba tôi đọc. Nhìn tấm hình phác họa trong bài, ông cười và bảo “Đây là cá tiến Vua à? Thế thì hồi bé con là Vua rồi !”.
 
HÀNH TRÌNH TÌM KIẾM LOÀI CÁ TIẾN VUA
Là một người phụ trách trang web sinh vật rừng Việt Nam, với tôi đem lại những thông tin cung cấp cho cộng đồng và những nhà nghiên cứu khoa học luôn được đặt lên hàng đầu. Với khoa học kỹ thuật hiện nay cung cấp những tấm hình màu có phẩ chất và chụp trong thiên nhiên là việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng rất nhiều gian nan. Đặc biệt là những tấm hình về những loài sinh vật đã được đưa vào sách đỏ Việt nam vì hầu như những loài này không chỉ rất quí mà còn rất hiếm, hơn nữa chúng có vùng phân bố ở những nơi khó khăn để có cơ hội ghi hình. Loài cá anh vũ Semilabeo notabilis là một điển hình, hầu hết cá tấm ảnh tìm kiếm trong các tài liệu đề là hình đơn sắc, trên internet thì hầu như không có vì trước đây do điều kiện về phương tiện nghiên cứu “các cụ” nhà ta không có các máy móc thiết bị tốt như hiện nay để sử dụng. Khi các phương tiện báo đài viết nhiêu về các hành trình săn tìm cá tiến vua để cung cấp cho các đại gia nhiều tiền lắm của. Nhìn những tấm hình mờ nhạt đơn sắc trên báo và trên trang web của mình tôi lại ước mơ có một lần được gặp mặt chúng và chụp được vài tấm hình để đời. Để chia xẻ với cộng đồng về một loài cá được tiến vua ở vùng quê hương Trung du bắc phần Việt Nam. Một lần tôi đem câu chuyện về cá anh vũ cho ba tôi đọc ông ấy cười và bảo “cũng may nhà tôi chỉ có tôi hồi nhỏ may mắn được nhiều lần ăn loài cá tiến vua này” vì cho mãi đến bây giờ ba tôi mới biết đó là cá tiến vua chứ hồi xưa cá này cũng chỉ là một món bình thường. Mặc dù cá này rất ngon nhưng theo ông thì vẫn thua cá Vé xa lắc. Không bỏ lỡ cơ hội này tôi liền phỏng vấn và ghi chép tỉ mỉ những gì còn sót lại trong ký ức về một thời trai trẻ của ông già 70 tuổi và đã công hiến sức lực cho vùng đất này.
May mắn trong một lần có cơ hội tham gia vào dự án tìm hiểu cây thuốc của đồng bào Dao tại vườn quốc gia Xuân sơn Phú Thọ. Đây có lẽ là cơ hội tốt nhất được trở lại nơi mình được sinh ra và lớn lên, được ăn cá tiến vua từ khi con nhỏ, được ngắm nhìn, chụp ảnh và được cảm nhận về môi trường sống của loài cá này. Háo hức trong chờ đợi một lần và cũng chỉ cần một lần để thỏa mãn ước mơ và đam mê. Trước khi đi tôi không quên hỏi ba tôi, một người đã gắn bó gần 1/3 cuộc đời ở vùng đất này và ông đã cho tôi tên, tuổi, địa chỉ những người bạn năm xưa để liên lạc và cũng không quên hướng dẫn lưu vực ghếnh đá xoáy của con sông mà ngày xưa ông đã bắt được loài cá này. Đôi khi trên báo chí xuất hiện những bài viết về hành trình săn tìm loài cá tiến Vua. Tên của nó là cá Anh Vũ -Semilabeo obscurus. Tương truyền rằng ngày xưa, loài cá này rất ngon nên thường được dùng để tiến Vua. Cái tên Anh Vũ thật đẹp, dễ khiến người ta tưởng tượng một con cá đẹp như tiên, sắc màu rực rỡ như cầu vồng! Thế nhưng, kèm theo các bài viết chỉ là những tấm hình phác họa đen trắng mờ nhạt được chụp từ rất xưa rồi. Điều đó ngày càng thôi thúc trong tôi nỗi khao khát một lần được gặp cá Anh Vũ trong thiên nhiên. Cá Anh Vũ có thật không, hay chỉ còn là huyền thoại? Một lần, tôi đưa bài báo về cá Anh Vũ cho ba tôi đọc. Nhìn loài cá trong hình, ba tôi kể rằng 40 năm trước, khi đó tôi còn rất nhỏ, ba tôi làm ở Lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú Thọ. Thời đó, khi rảnh rỗi, ba đi đánh lưới, thường gặp cá này ở vùng có đá ngầm và nước xoáy, mang về để mẹ kho mặn cho tôi ăn dần, hoặc nấu với lá rau sắng có sẵn trong rừng là ngon nhất. Khi đó ba tôi không biết con cá này tên gì. Bây giờ ba mới biết ngày xưa gia đình đã thường ăn loài cá mà tương truyền rằng rất ngon, chỉ dùng để tiến Vua! Thế mà ông bảo “có vì hiếm gặp mà khen quá đấy thôi, chứ ba ăn thấy bình thường thôi con à, thua cá Vé xa lắc !”. Rồi cũng có dịp thuận lợi về Phú Thọ, tôi càng hy vọng tìm kiếm cá tiến Vua. Ba tôi ghi lại cho tôi tên, tuổi, địa chỉ những người bạn năm xưa. Ông cũng vẽ lại theo trí nhớ về lưu vực ghềnh đá xoáy của con sông mà ngày xưa ông bắt được loài cá này.
 
 
 
 
Cá Anh Vũ - Semilabeo obscurus - Ảnh Phùng Mỹ Trung
 
GIÁP MẶT LOÀI CÁ TIẾN VUA
Xin nghỉ hẳn 2 ngày làm dự án để chạy xe đến lâm trường Cường Thịnh. Có lẽ thời gian trôi đi theo tháng năm nên mọi cảnh sắc nơi đây đã thay đổi. Không còn các cánh rừng bạt ngàn như lời kể của ba tôi mà chỉ còn những quả đồi và dãy núi trọc. Một số quả đồi thấp được khoác lên mình bằng những cây nguyên liệu giấy như Tràm bông vàng, bạch đàn hay những đồi chè nhỏ và hầu như chẳng có ai còn nhớ tên Lâm trường này nữa mặc dù tôi đã hỏi nhiều người. May mắn có một chú lớn tuổi sau khi hỏi ông mới cho tôi biết là chẳng còn ai nhớ nữa vì Lâm trường này đã không còn tồn tại hơn ba chục năm rồi. Nói chuyện một hồi hỏi thăm tôi từ đâu đến và cuối cùng hai chú cháu nhận nhau là người quen vì ông ấy là bạn cũ của ba tôi chú Nguyễn văn Sửu. Câu chuyện về loài cá trong tấm hình đơn sắc của tôi được đưa ra trong bữa tối thân mật với những món sản vật của vùng đất đã một thời nuôi tôi lớn khôn. Nhìn hình con cá chú Sửu mấy người con trai của chú cho biết là có một loài rất giống loài này ở ở vùng lưu vực nhưng rất hiếm vì chúng thường sống ở vùng nước rất xoáy và nơi gành đá. Cũng đã rất lâu rồi họ không còn cơ hội đánh bắt được loài này nên việc tìm kiếm chắc cũng khó khăn. Chúng tôi thảo kế hoạch ngày mai cho việc tìm kiếm chúng và chú Sửu cũng cử luôn 3 anh con trai tham gia. Họ cũng rất nhiệt tình mời thêm một số ngư dân thường hay chài lưới trong vùng giúp tìm kiếm loài cá này. Khi mặt trời còn đang ngái ngủ, làm sương sớm phủ kín mặt con sông Bứa hiền hòa thơ mộng vào những tháng mùa khô. Mùa này những cơn mưa cũng đã ngừng rơi, mặt sông không còn đục ngàu màu đất và dòng nước không còn quá chảy xiết. Tuy nhiên nhìn dòng sông vẫn còn hung dữ với những người rất thiếu kinh nghiệm sông nước như tôi.  Nhưng lòng đam mê luôn là động lực giúp tôi vượt qua nhiều thách thức cuộc sống, nên tôi luôn hy vọng và tin tưởng vào kinh nghiệm mình đã có. Một ngày làm việc cật lực của 6 con người nào chài, nào lưới dăng, trong cái lạnh giá vì ngâm mình trong nước lâu môi ai cũng thâm tím, tay chân thì nhợt nhạt. Chúng tôi trở về trong vô vọng trên tay chì là một ít cá mương sông và một con cá vé khá lớn. Mặc dù không thành công như mong đợi nhưng những hy vọng làm tan biến sự mệt mỏi trong khi đôi tay tôi cũng run lên bần bật vì lạnh và đói. Ngày hôm sau cũng là một ngày thất bại với chúng tôi mặc dù đã rất nỗ lực. Có lẽ sự may mắn không mỉm cười với tôi được gặp mặt loài cá tiến vua. Khi tôi về chốn cũ, cảnh sắc thay đổi không ngờ. Không còn các cánh rừng bạt ngàn như lời kể của ba, chỉ còn những quả đồi và dãy núi trọc. Tôi đã hỏi nhiều người nhưng chẳng ai biết Lâm trường Thạch Kiệt ở đâu, ghềnh đá xoáy ở chỗ nào, nói gì đến cá tiến Vua!. Không nản chí, tôi tìm hỏi những người lớn tuổi. May sao, một chú lớn tuổi giải thích rằng lâm trường này đã “giải tán” hơn 20 năm rồi nên lớp trẻ ít ai biết đến. Trò chuyện một thôi mới ớ ra, ông là bạn cũ của ba tôi, tên Nguyễn Văn Sửu. Trong bữa cơm tối ở nhà chú Sửu, tôi có nhắc về việc tìm kiếm cá Anh Vũ. Nhìn mấy tấm hình đen trắng mờ mờ, chú Sửu và mấy người con trai cho biết có một loài rất giống loài này, trước đây có vài lần đánh bắt được ở vùng nước rất xoáy và nơi gành đá. Nhưng cũng rất lâu rồi không còn thấy nữa…Dẫu vậy, chúng tôi vẫn lên kế ngày mai tìm kiếm cá Anh Vũ. Ba người con trai chú Sửu và một số ngư dân thường hay chài lưới trong vùng ủng hộ tôi tìm kiếm loài này. Khi mặt trời còn ngái ngủ, sương sớm phủ kín trên sông Bứa. Mùa này những cơn mưa đã ngừng rơi, mặt sông không còn đục ngầu màu đất, dòng nước không còn quá gầm gào nhưng cũng đủ chảy xiết và lạnh giá để nản lòng những ai nhụt chí. Các ngư dân nào chài, nào lưới giăng theo kinh nghiệm đánh bắt cá của họ. Chúng tôi quần thảo cả buổi trên sông. Càng lúc càng lạnh giá. Ngâm mình trong nước lâu, ai nấy môi thâm tím, tay chân nhợt nhạt. Bất chợt, một ngư dân reo lên “có cá”!Mẻ lưới kéo lên trong sự vui mừng của mọi người. Tim tôi đập thình thịch.Con cá thon dài, kích cỡ gần như con cá trong hình. Gỡ lưới ra, hóa ra chỉ là một con cá Vé! Đến cuối giờ chiều mà cũng không có gì hơn. Chúng tôi trở về với một ít cá mương sông và cô cá Vé đi lạc. Tôi chỉ có hai ngày ở đây. Vậy mà, ngày kế tiếp cũng lại là một ngày thất bại.
  
 
 
 
Cá Anh Vũ - Semilabeo obscurus - Ảnh Trần Thanh Thản- Staff of Environmental Planning Dept./IET/VAST
 
Trôi trở dậy rất sớm và sáng ngày thứ ba chuần bị hành lý để quay về với công việc dự án. Trước khi ăn sáng tôi một mình ra bờ sông ngắm nhìn làn sương phủ trên mặt nước và đợi ánh bình minh thức dậy đuổi làn sương sớm về trời. Trong tiết trời se lạnh của sáng sớm vùng cao, một cảm giác bình yên đến lạ kỳ trong tôi pha một chút buồn man mác. Đang ngồi ngắm sông,  anh con lớn nhà chú Sửu rủ hai tôi ra chợ làng gần đó uống chút rượu sáng cho ấm bụng. Trước khi rượu mồi của cái quán nhỏ được đưa ra, theo thói quen tôi lang thang vào khu chợ bán cá. Tôi gần như không tin vào mắt mình khi thấy rổ bán cá của một bác trai với nhiều loài có một con cá hình như tôi phải mất hai ngày ròng chưa tìm thấy nó. Bình tĩnh tiến lại và xem xét và âu yếm cầm con cá anh vũ lên trong sự ngỡ ngàng của cả tôi và bác bán cá nhìn tôi với ánh mắt lạ kỳ. Không trả giá, không ngần ngại tôi đồng ý mua giúp bác ấy tất cả số cá trong rổ mặc dù chỉ cần một con lớn duy nhất. Sau một vài trao đổi tôi được biết loài cá này bác ấy đã bắt được đêm qua bằng cách đặt những chiếc lờ cá rất sâu ở khu vực nơi ghếnh đá xoáy ở nơi mà hai ngày chúng tôi quần thảo và cũng rất lâu rồi bác ây mới gặp lại được con cá này mặc dù đây là công việc hàng ngày của bác. Không kịp hỏi tên, không kịp ghi lại địa chỉ, không kịp lấy số cá đã trả tiền và cũng không kịp uống ly rượu sáng cùng người bạn. Tôi tức tốc ôm con cá anh vũ chạy về nhà để còn chụp hình trước khi nó vẫn còn ngắc ngoải. Chắc là do ức chế tôi bấm máy liên tục, chiếc đèn flash làm việc hết công xuất và chiếc thẻ nhớ cũng mệt mỏi vì cá. Cuối cùng thì tôi đã gặp được cá Anh Vũ. Có thể bạn sẽ thất vọng khi xem hình. Tuy hình màu, rõ nét nhưng mà con cá không đẹp như… tiên, màu sắc cũng không rực rỡ như cầu vồng. Cá Anh Vũ màu xanh xám, ánh hồng. Màu hồng ẩn sau lớp vẩy cá Anh Vũ, với tôi, lóng lánh như ánh bình minh bỗng hé lộ sau lớp mây, rực chiếu trên mặt sông Bứa buổi sớm ấy. Cuốc rượu sáng đấy dẫu tôi chưa kịp nếm giọt nào mà lòng vẫn cứ lâng lâng say. Không có nhiều duyên may như thế. Cơ duyên gặp cá Anh Vũ là một kỷ niệm khó quên trong quãng đời làm nghiên cứu đa dạng sinh học của tôi.
 
Chân dung loài cá tiến vua
Cá Anh vũ có thân dày, tương đối. Với 2 đôi râu. Râu lõm lớn hơn râu hàm. Miệng dưới. Môi trên rộng có nhiều u tròn nổi. Rãnh sau môi dưới không có. Mắt vừa phải. Khoảng cách trước ổ mặt lớn hơn khoảng cách sau ổ mắt, khoảng cách hai ổ mắt rộng. Khởi điểm của vây lưng ở trước khởi điểm của vây bụng. Vây lưng không có tia gai cứng. Lỗ hậu môn ở giữa vây bụng và vây hậu môn. Vảy vừa phải, xếp đều đặn. Cá có thân màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu xám pha vàng. Vây lưng, vây đuôi có màu xám.
Cá anh vũ ăn các loại chất hữu cơ vụn nát, tảo và động vật không xương sống ở nước cỡ nhỏ. Cá dùng môi sừng cải tạo các loài tảo và thức ăn bám trên mặt các tảng đá để ăn. Cá anh vũ có tốc độ lớn khá nhanh. Cá 2 tuổi thành thục. Mùa các anh vũ đẻ từ tháng 10 năm trước đến thánh 3 năm sau. Cá đẻ ở hang đáy sông.

No comments:

Post a Comment