Tuesday, December 18, 2012

Giấc Mơ Nước Mỹ

Giấc Mơ Nước Mỹ
(12/10/2012) (Xem: 869)
Tác giả : Nguyên Giang
http://vietbao.com/images/upload/VB/2012/viet-ve-nuoc-my_190x135.jpgBài dự viết về nước Mỹ gửi từ Sài Gòn bằng email, được đăng nguyên văn, không thêm bớt. Bài viết ngắn, tác giả 30 tuổi, cho biết đây là những câu hỏi mong được các chú bác anh em ở Mỹ trả lời.Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!Đó là điều mơ ước cháy bỏng của tôi từ khi biết nhận thức sau khi rời Trung Học để bước vào đời. Vì sao ư?
Để tôi tìm hiểu về nền văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế của nước này.
Văn hóa: hòa đồng, thản nhiên chấp nền văn hóa khác dù cho có khác biệt hay đối chọi.
Giáo dục: không từ chương, thực tiễn, thay đổi gần như hàng năm theo biến chuyển của xã hội cũng như sự tiến triển của khoa học.
Chính trị: Tất cả các vị thế trong cơ chế của chính quyền lập cũng như hành pháp đều do người dân trực tiếp bầu ra. Nước Mỹ là một quốc gia dân chủ nhất thế giới. Một quốc gia của mọi sắc dân trên thế giới, họ đến đây từ mọi ngõ nghách của địa cầu bồi đắp cho đất nước này ngày càng tân tiến trên mọi phương diện và nhất là học đều yêu nước Mỹ .  
Để tôi tự trả lời cho nhiều câu hỏi cứ thôi thúc trong đầu mình bao nhiêu năm qua từ khi tôi biết nhận thức về đời sống.Tôi muốn đến Mỹ, để tôi hỏi vì sao đồng bào tôi có mặt ở đây, và sự ra đi này kéo dài hơn một thế hệ rồi, mà đến bây giờ hằng ngày đi ngang Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vẫn còn lũ lượt người chờ đợi một tấm vé đặt chân vào Mỹ, dù đất nước Việt tôi đã im tiếng súng đã lâu, từ khi tôi chưa chào đời.
Mặc dù chiến tranh đang tiếp diễn trên quê hương Việt Nam thì cũng không có mấy ai muốn rời bỏ Việt Nam để tìm đường đến Mỹ mặc dù phần đông người dân miền Nam đều biết sự xung túc của các nước phương Tây. Chiến tranh tàn phá mang đi rất nhiều sinh mạng hàng ngày nhưng trong nghiệt ngã con người vẫn cố bám víu lấy mảnh đất hương hỏa dù nghèo đói.
Sau 30 tháng 4 năm 1975. Chiến tranh không còn nữa; tiếng súng đơn lẻ của kẻ chiến thắng vẫn vang lên trút hận lên người dân miền Nam. Con đường duy nhất để thoát khỏi Thiên Đường Mù của Cộng Sản là hường ra biển Đông với hy vọng và chỉ hy vọng trách những đòn thù hèn hạ của người Cộng Sản; trong giai đoạn này ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở miền Bắc cũng tìm đường vượt thoát sang Hồng Kông.
Ngày nay hàng ngày vẫn người Việt Nam vẫn nườm nượp nối đuôi nhau đến tòa Đại sứ Mỹ tìm một mảnh đất văn minh hơn, nhân bản hơn để dung thân và nhất là cho tương lai của con cháu. Trong số những người sắp hàng này cũng không thiếu thân nhân của những quan chức chính quyền đang tại chức hay những quan chức chính quyền đã về hưu khi đã thừa no đủ.
Tôi muốn đến Mỹ xem coi có phải đó là Thiên Đường không mà đồng bào tôi, bạn bè tôi sau khi định cư vài năm có trở về thăm quê họ như một con người khác, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức giỏi giang hơn rất nhiều. Tôi tự hỏi điều gì đã làm nên đôi hia bảy dăm đó?
Cái xã hội Mỹ này rất lạ lùng, dù luật thành văn hay bất thành văn nhưng tất cả đều tương đối rất phân minh và thẳng thắn; nó áp dụng cho tất cả mọi người, vì thế chỉ trong một thời gian ngắn những con người mới đến sẽ hòa nhập một cách rất gọn gàng và rất nhanh
Tôi muốn đi để hỏi các cô gái lấy chồng “Việt Kiều Mỹ” niềm vui rạng ngời hơn các cô gái phải bán thân đi Đài Loan, Hàn Quốc, Campuchia?
Luật thành văn hay bất thành văn của xứ Mỹ dành rất nhiều ưu tiên cho Phụ Nữ. Nam Nữ bình quyền khiến người phụ nữ ở Mỹ được bảo vệ rất chặt chẽ. Trong gia đình tuy trách nhiệm của người chồng không mấy thay đổi nhưng trách nhiệm và quyền hạn của người phụ nữ cũng tương đương. Tóm lại người chồng không phải là ông vua trong cái xã hội nhỏ bé đó,
Tôi muốn đi để thấy, để biết Tổng Thống Mỹ có phải ông Trời không mà sao cả thế giới phải nghe ngóng, chờ đợi mỗi mùa bầu cử Tổng Thống Mỹ?
Tổng thống Mỹ không phải là ông trời, nhưng vì nước Mỹ là một cường quốc rất mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế nên mỗi lần bầu cử Tổng Thống là cả thế giới xôn xao vì vị tTổng Thống tương lai của Nước Mỹ là biểu hiệu cho chính sách đối ngoại cũng như đối nội của nước Mỹ trong thời gian ông ta tại chức.
Và tôi muốn đi để hỏi các Chú Bác những chiến hữu của Ba tôi ngày xưa được chìa khóa HO để đến thiên đường nước Mỹ, có còn nhớ đến bạn bè chiến hữu, quê hương hay không. Mà sao ai cũng chen chân bỏ lại “chùm khế ngọt” mà hân hoan làm kẻ lưu vong?
Là một quân nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không có một người nào không thương nhớ đến những người đồng đội cũ; tuy nhiên cuộc sống tất bật nơi đất Mỹ khiến cho những biểu lộ tình cảm ít có cơ hội để bầy tỏ. Đồng tiền kiếm được tương đương với công khó của người công nhân. Không có mấy ai có hoàn cảnh "Ngồi mát ăn bát vàng", làm chơi ăn thiệt. Người bỏ tiền ra thuê mướn nhân công họ đòi hỏi một sự đền bù tương đương. Ngoài ra những người chiến binh xưa cũ họ cũng có một cái xã hội nhỏ bé là gia đình phải chăm sóc, có con có cái phải chăm lo. Lo cho sức khỏe của mọi người trong gia đình, lo cho hoc vắn của con cái; tiểu học và trung học thì miễn phí nhưng vào đại học thì học phí cũng cao ngất ngưởng; thêm vào đó họ cũng có một ít tự ái là phải lo cho đời sống vật chất của chính mình khi bước vào tuổi về hưu nữa. Tóm lại "Hãy yêu người như chính mình" nên họ phải yêu chính họ trước thì họ mới có cơ hội còn lại để nghĩ và lo cho người khác. Tóm lại "Chùm khế" của quê hương qủa có ngọt nhưng cái nhà cầm quyền Cộng Sản tại quê hương lại không phải là một chính quyền biết tôn trọng luật lệ một cách đứng đắn nên người ra đi vẫn cảm thấy bất ổn trong mỗi lần tiếp xúc, không biết là cái ông cảnh sát bảo vệ dân kia biến thành kẻ cướp lúc nào. Lời nói nào cũng phải cân nhắc để tránh cho mình nhưng phiền toái vô ích tất cả ngôn từ sử dụng để diễn tả những trái ngang của xã hội đều phải mang hình thức "ẩn dụ" hay "Ý tại tâm ngoại" 
Tôi muốn gặp những người cùng lứa tuổi tôi là Người Mỹ Gốc Việt để thử xem cách xa hai nửa bán cầu, tuổi trẻ có gì giống và khác nhau.Cuối cùng tôi muốn đi để xem vì sao, hấp lực gì mà hàng triệu người miền Nam đổ xô ra biển không định hướng những năm sau 1975 đến những năm 1990 và tiếp tục đến bây giờ bằng nhiều cách.Nhưng đường đến nước Mỹ với mình chắc xa diệu vợi. Thôi thì các Chú, Bác anh em đồng bào ở Mỹ có ai còn tâm tình với những người bên này vui lòng trả lời dùm tôi, một thanh niên 30 tuổi những câu hỏi vừa nêu, để tôi khỏi khắc khoải về một nước Mỹ vô cùng lạ lẫm, và thần kỳ. Nếu vậy thì âu cũng là một niềm vui lớn rồi, chứ chưa dám nghĩ ngày nào đó mình đạt chân đến Mỹ quốc!Mong lắm thay!
Kính Nguyên Giang
Ở đoạn cuối anh đã cho mọi người hiểu được, anh cũng cùng tâm trạng với bao nhiêu người Việt Nam khác muốn tách rời khỏi cái khung cảnh hiện tại dù trong khoảnh khắc để tìm hiểu một khung trời xa lạ; tuy nhiên tôi cũng có một thắc mắc là sau khi đã đến tận nơi để tự giải đáp cho những thắc mắc của mình rồi thì không hiểu cái "Chùm khế ngọc" của quê hương còn có mãnh lực để khiến anh muốn quay về không?
Tôi năm nay 67 tuổi, chẳng hiểu với anh tôi đã già hay còn trẻ nhưng những diều u uẩn mà anh đang có tôi thấy chúng mình có thể thảo luận thẳng thắn và đứng đắn được.
Kính,
Trần Văn Ngọc

Chú thích: Phần chữ nghiên là phần góp ý của tôi

No comments:

Post a Comment