Con bài tẩy trên ván cờ Biển Đông
Philippines có thể ngăn chặn một cuộc chơi có tổng bằng 0 trong tranh chấp ở Biển Đông và buộc Trung Cộng phải lật ngửa mọi quân bài nếu Manila và các bên tuyên bố chủ quyền khác đệ trình đầy đủ tuyên bố pháp lý, một nhà phân tích Mỹ nói.
Philippines và các thành viên ASEAN khác, những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải đệ trình toàn bộ tài liệu về đường cơ sở, các tuyên bố về thềm lục địa mở rộng và tuyên bố chủ quyền với các đảo, Gregory Poling - nhà nghiên cứu tại Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, D.C nói.
"Việt Nam và Malaysia đã tiến một bước trong xu hướng này với việc đệ trình một phần tài liệu về thềm lục địa của họ lên LHQ năm 2009. Philippines cũng đã có động thái tương tự với luật về đường cơ sở. Bây giờ, họ phải đệ trình đầy đủ văn kiện pháp lý về tuyên bố chủ quyền của mình", ông nhấn mạnh. "Điều đó sẽ đặt Trung Cộng vào vị trí không thể cạnh tranh được với những tuyên bố chủ quyền rõ ràng của họ, hoặc mất đi bất kỳ khiếu nại hợp pháp nào để hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", Poling nói.
Trung Cộng đưa ra tuyên bố chủ quyền với ba nhóm đảo chính ở Biển Đông trên căn cứ một bản đồ do chính họ đưa ra gọi là "đường 9 đoạn" từ năm 1948. Theo ông Poling, Trung Cộng có thể phải vứt bỏ bản đồ 9 đoạn theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) ký kết năm 1982.
Trong một phân tích ngày 6/6 về tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và các nước khác, ông Poling nói rằng, Trung Cộng cũng không có căn cứ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của họ ở bãi cạn Scarborough.
"Trong những năm qua, các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông giới hạn ở một số khu vực. Bất kỳ tuyên bố nào với những khu vực khác, như bãi cạn Scarborough, chỉ với lí do chúng nằm ở phạm vi đường 9 đoạn mơ hồ", ông cho biết. "Sau đó, Trung Cộng mở rộng yêu sách chủ quyền ra những khu vực khác, cho dù không có căn cứ nào theo luật pháp quốc tế", ông nhấn mạnh.
"Hơn nữa, trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh cố gắng đi xa hơn khỏi ranh giới 9 đoạn không vững chắc. Thực tế bãi cạn Scarborough dường như không xuất hiện trong các tài liệu lịch sử mà Trung Quốc đưa ra để minh chứng chủ quyền", Poling nói.
Ông nói rằng, Trung Cộng kiên quyết theo đuổi đàm phán song phương mà không phải đa phương với các nước tuyên bố chủ quyền khác như Philippines vì Bắc Kinh biết, họ có thể đe dọa những quốc gia nhỏ hơn.
Theo Poling, đối mặt với một ASEAN thống nhất là vấn đề khác với Trung Cộng. "Duy trì hội đàm song phương cho phép Trung Cộng giữ ảo tưởng rằng, các tranh chấp đơn giản là sự bất đồng giữa các quan điểm có cùng giá trị (kiểu như Manila phản đối Bắc Kinh, hay Việt Nam phản đối Trung Cộng). Và Bắc Kinh sẽ gặp khó hơn khi cả 10 nước ASEAN đứng về một phía trong cuộc tranh cãi đối với quan điểm của Trung Cộng", ông cho biết. Ông nhấn mạnh, Trung Cộng có nguy cơ bị cô lập trong cộng đồng toàn cầu nếu Bắc Kinh sử dụng quân sự để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
"Bắc Kinh biết rằng họ có thể dễ dàng chiếm giữ mọi vùng tranh chấp ở Biển Đông nhưng không thể làm vậy mà không gây ra những tổn thất to lớn với các lợi ích của họ ở nước ngoài", Poling nói.
Bộ quy tắc ràng buộc
Để tháo gỡ căng thẳng trong khu vực, theo Poling, các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc phải nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc. Theo ông, bộ quy tắc ấy sẽ khiến tất cả các nước liên quan ứng xử và giảm thiểu những sự cố kiểu như vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough hay chuyện Tập đoàn dầu khí Trung Cộng mời thầu ở vùng biển của Việt Nam.
"Từ khóa ở đây là 'ràng buộc', nó đòi hỏi các nước ASEAN tìm ra sự đoàn kết và thống nhất", Poling khẳng định.
Mặc dù ASEAN không ra được tuyên bố chung đề cập tới vụ việc Scarboroug khi hội nghị khu vực kết thúc tuần trước, nhưng các ngoại trưởng Philippines và Malaysia cho hay, khối này đã nhất trí về các yếu tố của một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông để quản lý tranh chấp trong khu vực.
"Các nước thành viên ASEAN đã nhất trí về những yếu tố của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và sẵn sàng bắt đầu thảo luận với Trung Cộng về vấn đề này", bộ Ngoại giao Malaysia cho biết. "Việc không ra được tuyên bố chung sẽ không làm suy yếu quyết tâm của ASEAN để bắt đầu thảo luận với Trung Cộng trong nỗ lực phát triển Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, hướng tới đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực".
Nhà phân tích Poling còn cho hay, điểm sáng trong diễn đàn khu vực ASEAN tuần trước là các nước trong khối đã trao văn kiện dự thỏa Bộ quy tắc ứng xử cho Ngoại trưởng Trung Cộng Dương Khiết Trì. "Văn bản này vẫn chưa công khai, nhưng các quan chức Mỹ ở Phnom Penh đã nhìn thấy nó và nói rằng, họ thích những gì chứng kiến", ông nói.
"Giờ đây, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Cộng sẽ làm gì với nó. Họ có sẵn sàng đàm phán dựa trên văn kiện của ASEAN hay không?".
Poling cũng tin rằng, sự bất đồng của ASEAN tuần trước là do nước chủ tịch luân phiên Campuchia và người ngoài cuộc - Trung Cộng. "Rõ ràng là không phải Philippines gây khó trong tuần trước. Tất cả đều biểu hiện cả Manila và Hà Nội đều sẵn sàng thoả hiệp về ngôn ngữ dùng trong tuyên bố chung, thậm chí cuối cùng đề xuất chỉ là đề cập đơn giản tới các vụ việc gần đây", ông nói. Tuy nhiên, ông cho biết, Campuchia đã bác bỏ bết kỳ đề cập nào tới bãi cạn Scarborough và dự án dầu của CNOOC ở vùng biển Việt Nam.
Và đẩy mạnh liên minh
Nhà phân tích Poling nói rằng, Philippines phải tăng cường nhiều nỗ lực trong bối cảnh đối mặt với Trung Cộng. Nó bao gồm chương trình nâng cấp khả năng hải quân và hàng hải, cũng như quan hệ ngoại giao.
"Philippines nên tìm kiếm việc nâng cấp các khả năng nhận thức hàng hải, những tài sản dân sự và hải quân trong dài hạn", Poling cho biết. "Về mặt ngắn hạn, họ sẽ phải trông chờ vào ngoại giao song phương để quản lý các sự cố với Trung Cộng đồng thời tìm kiếm một mặt trận thống nhất với hầu hết (nếu không phải là tất cả) các đối tác ASEAN để đối phó với những chiến thuật hăm doạ của Trung Cộng".
Trong khi đó, các đồng minh của Philippines như Mỹ, Nhật và Australia phải giúp Manila củng cố các khả năng phòng thủ, thúc đẩy con đường dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trong khu vực.
"Họ nên tiếp tục làm những hai điều họ có thể và đang làm: 1) Giúp Philippines gia tăng các khả năng trên biển thông qua việc mua bán, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, diễn tập chung...2) Tiếp tục thúc giục Trung Cộng và tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp trong khuôn khổ UNCLOS", ông Poling nhấn mạnh.
"Nếu Trung Cộng được phép theo đuổi yêu sách chủ quyền hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ UNCLOS, thì sau đó nó sẽ làm suy yếu cơ bản luật pháp quốc tế tồn tại cả nửa thế kỷ qua. Điều này đơn giản là không thể được phép xảy ra, và tất cả các quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia đã đều công nhận cũng như ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hoà bình, dựa trên luật pháp", ông nhấn mạnh.
Nguyễn Huy theo Abs-cbnnews
Philippines và các thành viên ASEAN khác, những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần phải đệ trình toàn bộ tài liệu về đường cơ sở, các tuyên bố về thềm lục địa mở rộng và tuyên bố chủ quyền với các đảo, Gregory Poling - nhà nghiên cứu tại Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, D.C nói.
"Việt Nam và Malaysia đã tiến một bước trong xu hướng này với việc đệ trình một phần tài liệu về thềm lục địa của họ lên LHQ năm 2009. Philippines cũng đã có động thái tương tự với luật về đường cơ sở. Bây giờ, họ phải đệ trình đầy đủ văn kiện pháp lý về tuyên bố chủ quyền của mình", ông nhấn mạnh. "Điều đó sẽ đặt Trung Cộng vào vị trí không thể cạnh tranh được với những tuyên bố chủ quyền rõ ràng của họ, hoặc mất đi bất kỳ khiếu nại hợp pháp nào để hành động trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", Poling nói.
Trung Cộng đưa ra tuyên bố chủ quyền với ba nhóm đảo chính ở Biển Đông trên căn cứ một bản đồ do chính họ đưa ra gọi là "đường 9 đoạn" từ năm 1948. Theo ông Poling, Trung Cộng có thể phải vứt bỏ bản đồ 9 đoạn theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) ký kết năm 1982.
Trong một phân tích ngày 6/6 về tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Cộng và các nước khác, ông Poling nói rằng, Trung Cộng cũng không có căn cứ pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của họ ở bãi cạn Scarborough.
"Trong những năm qua, các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông giới hạn ở một số khu vực. Bất kỳ tuyên bố nào với những khu vực khác, như bãi cạn Scarborough, chỉ với lí do chúng nằm ở phạm vi đường 9 đoạn mơ hồ", ông cho biết. "Sau đó, Trung Cộng mở rộng yêu sách chủ quyền ra những khu vực khác, cho dù không có căn cứ nào theo luật pháp quốc tế", ông nhấn mạnh.
"Hơn nữa, trong những năm gần đây, khi Bắc Kinh cố gắng đi xa hơn khỏi ranh giới 9 đoạn không vững chắc. Thực tế bãi cạn Scarborough dường như không xuất hiện trong các tài liệu lịch sử mà Trung Quốc đưa ra để minh chứng chủ quyền", Poling nói.
Ông nói rằng, Trung Cộng kiên quyết theo đuổi đàm phán song phương mà không phải đa phương với các nước tuyên bố chủ quyền khác như Philippines vì Bắc Kinh biết, họ có thể đe dọa những quốc gia nhỏ hơn.
Theo Poling, đối mặt với một ASEAN thống nhất là vấn đề khác với Trung Cộng. "Duy trì hội đàm song phương cho phép Trung Cộng giữ ảo tưởng rằng, các tranh chấp đơn giản là sự bất đồng giữa các quan điểm có cùng giá trị (kiểu như Manila phản đối Bắc Kinh, hay Việt Nam phản đối Trung Cộng). Và Bắc Kinh sẽ gặp khó hơn khi cả 10 nước ASEAN đứng về một phía trong cuộc tranh cãi đối với quan điểm của Trung Cộng", ông cho biết. Ông nhấn mạnh, Trung Cộng có nguy cơ bị cô lập trong cộng đồng toàn cầu nếu Bắc Kinh sử dụng quân sự để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
"Bắc Kinh biết rằng họ có thể dễ dàng chiếm giữ mọi vùng tranh chấp ở Biển Đông nhưng không thể làm vậy mà không gây ra những tổn thất to lớn với các lợi ích của họ ở nước ngoài", Poling nói.
Bộ quy tắc ràng buộc
Để tháo gỡ căng thẳng trong khu vực, theo Poling, các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc phải nhất trí về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc. Theo ông, bộ quy tắc ấy sẽ khiến tất cả các nước liên quan ứng xử và giảm thiểu những sự cố kiểu như vụ đụng độ ở bãi cạn Scarborough hay chuyện Tập đoàn dầu khí Trung Cộng mời thầu ở vùng biển của Việt Nam.
"Từ khóa ở đây là 'ràng buộc', nó đòi hỏi các nước ASEAN tìm ra sự đoàn kết và thống nhất", Poling khẳng định.
Mặc dù ASEAN không ra được tuyên bố chung đề cập tới vụ việc Scarboroug khi hội nghị khu vực kết thúc tuần trước, nhưng các ngoại trưởng Philippines và Malaysia cho hay, khối này đã nhất trí về các yếu tố của một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông để quản lý tranh chấp trong khu vực.
"Các nước thành viên ASEAN đã nhất trí về những yếu tố của Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông và sẵn sàng bắt đầu thảo luận với Trung Cộng về vấn đề này", bộ Ngoại giao Malaysia cho biết. "Việc không ra được tuyên bố chung sẽ không làm suy yếu quyết tâm của ASEAN để bắt đầu thảo luận với Trung Cộng trong nỗ lực phát triển Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, hướng tới đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực".
Nhà phân tích Poling còn cho hay, điểm sáng trong diễn đàn khu vực ASEAN tuần trước là các nước trong khối đã trao văn kiện dự thỏa Bộ quy tắc ứng xử cho Ngoại trưởng Trung Cộng Dương Khiết Trì. "Văn bản này vẫn chưa công khai, nhưng các quan chức Mỹ ở Phnom Penh đã nhìn thấy nó và nói rằng, họ thích những gì chứng kiến", ông nói.
"Giờ đây, câu hỏi đặt ra là liệu Trung Cộng sẽ làm gì với nó. Họ có sẵn sàng đàm phán dựa trên văn kiện của ASEAN hay không?".
Poling cũng tin rằng, sự bất đồng của ASEAN tuần trước là do nước chủ tịch luân phiên Campuchia và người ngoài cuộc - Trung Cộng. "Rõ ràng là không phải Philippines gây khó trong tuần trước. Tất cả đều biểu hiện cả Manila và Hà Nội đều sẵn sàng thoả hiệp về ngôn ngữ dùng trong tuyên bố chung, thậm chí cuối cùng đề xuất chỉ là đề cập đơn giản tới các vụ việc gần đây", ông nói. Tuy nhiên, ông cho biết, Campuchia đã bác bỏ bết kỳ đề cập nào tới bãi cạn Scarborough và dự án dầu của CNOOC ở vùng biển Việt Nam.
Và đẩy mạnh liên minh
Nhà phân tích Poling nói rằng, Philippines phải tăng cường nhiều nỗ lực trong bối cảnh đối mặt với Trung Cộng. Nó bao gồm chương trình nâng cấp khả năng hải quân và hàng hải, cũng như quan hệ ngoại giao.
"Philippines nên tìm kiếm việc nâng cấp các khả năng nhận thức hàng hải, những tài sản dân sự và hải quân trong dài hạn", Poling cho biết. "Về mặt ngắn hạn, họ sẽ phải trông chờ vào ngoại giao song phương để quản lý các sự cố với Trung Cộng đồng thời tìm kiếm một mặt trận thống nhất với hầu hết (nếu không phải là tất cả) các đối tác ASEAN để đối phó với những chiến thuật hăm doạ của Trung Cộng".
Trong khi đó, các đồng minh của Philippines như Mỹ, Nhật và Australia phải giúp Manila củng cố các khả năng phòng thủ, thúc đẩy con đường dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp trong khu vực.
"Họ nên tiếp tục làm những hai điều họ có thể và đang làm: 1) Giúp Philippines gia tăng các khả năng trên biển thông qua việc mua bán, huấn luyện, chuyển giao công nghệ, diễn tập chung...2) Tiếp tục thúc giục Trung Cộng và tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp trong khuôn khổ UNCLOS", ông Poling nhấn mạnh.
"Nếu Trung Cộng được phép theo đuổi yêu sách chủ quyền hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ UNCLOS, thì sau đó nó sẽ làm suy yếu cơ bản luật pháp quốc tế tồn tại cả nửa thế kỷ qua. Điều này đơn giản là không thể được phép xảy ra, và tất cả các quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia đã đều công nhận cũng như ủng hộ mạnh mẽ một giải pháp hoà bình, dựa trên luật pháp", ông nhấn mạnh.
Nguyễn Huy theo Abs-cbnnews
No comments:
Post a Comment