Sunday, July 29, 2012

Bảo tàng khổng lồ ngoài trời


Bảo tàng khổng lồ ngoài trời

Kim tự tháp tại Giza, kỳ quan vĩ đại

Khi bay trên cao với biểu tượng thần chim ưng cai quản bầu trời Horus trên cánh máy bay, nhìn những sa mạc cát cháy mênh mông phía dưới, tôi vẫn không hiểu hết sự vĩ đại mà người Ai Cập cổ đã làm với

Khi bay trên cao với biểu tượng thần chim ưng cai quản bầu trời Horus trên cánh máy bay, nhìn những sa mạc cát cháy mênh mông phía dưới, tôi vẫn không hiểu hết sự vĩ đại mà người Ai Cập cổ đã làm với vô số những công trình mà ngày nay đều thuộc hàng di sản hoặc kì quan thế giới. Cả đất nước Trung Đông này như một bảo tàng khổng lồ ngoài trời mà ở bất cứ đâu, khi đứng trước bất cứ công trình cổ đại nào, điều bạn cảm thấy đầu tiên là rợn ngợp trước sự lớn lao của chúng.

Kim tự tháp tại Giza, kỳ quan vĩ đại

Thế giới cổ đại từng tồn tại 7 kỳ quan gây kinh ngạc cho loài người. Tuy nhiên, đến nay chỉ còn duy nhất kim tự tháp tại Giza vẫn tồn tại suốt 4 ngàn năm qua. Những kiến trúc được xây dựng một cách kì công này bao gồm: kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure. Người ta ước tính người Ai Cập cổ đã mất 20 năm và phải dùng đến 2,3 triệu tảng đá lớn, tạo nên công trình nặng gần 6 triệu tấn này.

Qaitbay Citadel, Alexandria

Qaitbay Citadel, Alexandria  Pháo đài Qaitbay được xây dựng vào thế kỷ 15, trên nền những gì còn sót lại của một trong những kì quan của thế giới cổ đại: Ngọn hải đăng Alexandria nằm trên đảo Pharos.

Pháo đài Qaitbay được xây dựng vào thế kỷ 15, trên nền những gì còn sót lại của một trong những kì quan của thế giới cổ đại: Ngọn hải đăng Alexandria nằm trên đảo Pharos. Ngọn hải đăng Alexandria, trước khi bị phá hủy bởi một trận động đất đã từng đứng sừng sững bên bờ biển Địa Trung Hải suốt 17 thế kỷ. Những viên gạch từng được dùng để xây dựng ngọn hải đăng vào thế kỉ thứ 3 Trước Công Nguyên ngày nay vẫn nằm lẫn trong những bước tường và trần của pháo đài.

 Thư viện Bibliotheca Alexandrina, Alexandria

Thư viện Bibliotheca Alexandrina, Alexandria   Nằm ngay cạnh nơi đã từng tồn tại thư viện lớn nhất thế giới cổ đại Alexandria, thư viện hiện đại Bibliotheca Alexcandrina khiến người ta rất đỗi ngỡ ngà

Nằm ngay cạnh nơi đã từng tồn tại thư viện lớn nhất thế giới cổ đại Alexandria, thư viện hiện đại Bibliotheca Alexcandrina khiến người ta rất đỗi ngỡ ngàng vì sự hoành tráng về quy mô cũng như nét đặc sắc về kiến trúc. Tiêu tốn hết 220 triệu USD và 7 năm xây dựng, Bibliotheca Alexandrina ngày nay có sức lưu trữ khoảng 8 triệu cuốn sách. Riêng phòng đọc chính rộng 70.000 m2.

Tổ hợp thư viện còn bao gồm trung tâm hội nghị, thư viện chuyên ngành bản đồ, thư viện đa phương tiện, cũng như những thư viện đặc biệt dành cho người mù, người khiếm thị và trẻ em. Nơi đây còn thường xuyên có các phòng trưng bày nghệ thuật, cũng như các phòng phục hồi văn bản cổ

Đền Karnak, ngôi đền của các ngôi đền

Đền Karnak, ngôi đền của các ngôi đền  Karnak được xếp hàng thứ hai trong danh sách những nơi phải đến tại Ai Cập, chỉ sau kim tự tháp Giza mà thôi. Quần thể đền Karnak là một công trình vĩ đại với sự

Karnak được xếp hàng thứ hai trong danh sách những nơi phải đến tại Ai Cập, chỉ sau kim tự tháp Giza mà thôi. Quần thể đền Karnak là một công trình vĩ đại với sự góp sức xây dựng của 30 Pharaoh, bao gồm rất nhiều ngôi đền, tượng khổng lồ, sảnh thờ, tòa tháp và cả những cây cột obelisk thuộc hàng cao nhất Ai Cập. Karnak rộng lớn đến nỗi người ta ước tính chỉ với phần diện tích mở cửa tham quan thôi, phải mất 3 tiếng mới đi hết.

Bờ Tây Luxor và thung lũng của những ngôi mộ

Bờ Tây Luxor và thung lũng của những ngôi mộ Dưới chân một rặng núi đá khổng lồ, đền thờ nữ Pharaoh quyền lực nhất Ai Cập Hatshepsut hiện ra một cách hùng vĩ và gây ngạc nhiên ngay từ cái nhìn đầu tiê

Dưới chân một rặng núi đá khổng lồ, đền thờ nữ Pharaoh quyền lực nhất Ai Cập Hatshepsut hiện ra một cách hùng vĩ và gây ngạc nhiên ngay từ cái nhìn đầu tiên cho khách tham quan. Bờ Tây Luxor còn nổi tiếng với những thung lũng của các vị vua và thung lũng của các hoàng hậu, vốn là nơi chôn thi hài của các vị Pharaoh và những thành viên trong hoàng tộc.

Khung cảnh hùng vĩ của những núi cát lớn bên bờ Tây Luxor dễ cho người ta cảm giác hoài nghi về những gì chôn giấu ở đây, tuy nhiên, chỉ khi nào bạn đứng giữa một căn hầm nơi đặt chiếc quan tài của các vị Pharaoh, bạn mới cảm nhận hết được sự tỉ mỉ, kì công và hoành tráng mà mỗi ngôi mộ này toát lên.

Đền thờ Isis trên đảo Philae 

 Đền thờ Isis trên đảo Philae   Vào cuối thế kỉ 19, Ai Cập gặp phải vấn đề tăng dân số quá nhanh. Điều này dẫn đến một yêu cầu cấp thiết là phải có thêm đất trồng trọt cho nông nghiệp, cùng với đó, ngư

Vào cuối thế kỉ 19, Ai Cập gặp phải vấn đề tăng dân số quá nhanh. Điều này dẫn đến một yêu cầu cấp thiết là phải có thêm đất trồng trọt cho nông nghiệp, cùng với đó, người ta phải can thiệp đến dòng chảy sông Nile để có thêm nước tưới tiêu. Hai con đập Aswan Dam và High Dam ra đời sau đó đã đem lại rất nhiều lợi ích cho ngừời Ai Cập.

Tuy nhiên Nasser, hồ nhân tạo lớn nhất thế giới nằm dưới hai con đập đã đẩy nhiều công trình văn hóa đến nguy cơ xóa sổ vì chìm dưới đáy hồ, nếu không được UNESCO giải cứu. Đền thờ Isis trên đảo Philae, thành phố Aswan đã trải qua một cuộc di dời vĩ đại trong chín năm, khi toàn bộ công trình này được chuyển đến một địa điểm khác, nằm trên đảo Agilkia cao hơn 20 mét so với đảo Philae cũ.

Người ta cắt ngôi đền ra thành những tảng đá nặng khoảng vài chục tấn và di chuyển đến địa điểm mới, sau đó sắp xếp thành một ngôi đền với đúng những vị trí ấy, độ cao ấy.

Cụm đền Abu Simbel

Cụm đền Abu Simbel   Đền thờ Isis không phải là trường hợp duy nhất là công trình được di dời và tái tạo. Cụm đền nổi tiếng Abu Simbel nằm gần biên giới với Sudan cũng là minh chứng cho những nỗi lực

Đền thờ Isis không phải là trường hợp duy nhất là công trình được di dời và tái tạo. Cụm đền nổi tiếng Abu Simbel nằm gần biên giới với Sudan cũng là minh chứng cho những nỗ lực của UNESCO và dân Ai Cập muốn bảo tồn di sản mà quá khứ để lại.

Hai ngôi đền khổng lồ nằm trong cụm đền này cũng được cắt ra thành 800 khối đá và ráp lại bên trong hai ngọn núi nhân tạo. Để cứu thoát di sản này, người ta thậm chí còn xây dựng hẳn một hòn đảo nhân tạo cao hơn vị trí cũ của cụm đền đến 65m. Trong vòng năm năm, đại công trình di dời cụm đền kết thúc, tiêu tốn 40 triệu USD.

Đinh Hằng (
http://dinhhang.tumblr.com/ )


No comments:

Post a Comment