Phùng Há - 100 năm bây giờ mới kể
TT - Tròn ba năm từ ngày NSND Phùng Há ra đi (5-7-2009, 13-5 âm lịch), cuộc đời gần trọn thế kỷ của bà trở lại với bạn đọc qua câu chuyện kể của NSƯT Nam Hùng - người được Phùng Há nhận làm con nuôi năm 1950.
Nghệ sĩ Phùng Há thời trẻ - Ảnh tư liệu gia đình
Nghệ sĩ Phùng Há và Ba Vân trong vở Khi người điên biết yêu - Ảnh tư liệu gia đình
“Những chuyện tôi viết ra đây do má tôi kể hoặc do bà con trong gia đình kể lại, cũng có chuyện do tôi chứng kiến”, NSƯT Nam Hùng viết vậy khi gửi cho Tuổi Trẻ tập bản thảo 14 trang đánh máy. Tuổi Trẻ trích đăng.
Như một ngày hội lớn, bà con của hai gia đình, bạn bè thân hữu, chòm xóm thân quen cùng nâng ly chúc mừng ngày thôi nôi của bé Trương Phụng Hảo.
Sinh ngày 30-4-1911, Phụng Hảo là con thứ sáu của ông Trương Nhơn Trường ở làng Hạt Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, và mẹ là bà Lê Thị Mai, người làng Điều Hòa, Mỹ Tho. Hai ông bà chung sống với nhau có được bảy người con, ba trai bốn gái: Trương Tích Kỳ (con trai trưởng), Trương Ngân Hảo (nữ), Trương Liên Hảo (nữ), Trương Tích Hoa (nam, mất lúc còn nhỏ), Trương Tích Trung (nam), Trương Phụng Hảo (nữ), Trương Nguyệt Hảo (nữ).
Lễ thôi nôi được ăn mừng lớn hơn các anh em khác trong nhà cũng vì một lẽ: từ lúc mang thai bé Phụng Hảo, gia đình bắt đầu làm ăn khấm khá, từ một tiệm bán thịt bò nho nhỏ mà chỉ trên một năm đã mở lớn hơn và thêm một trại cưa lớn. Gia đình mới mời một thầy bói người Hoa đến xem tướng mạo cho bé Phụng Hảo, ông thầy xủ quẻ bảo rằng: “Cô bé mặt mày rất sáng, đẹp như nàng tiên trong tranh vẽ, mà tiên thì ở trên trời, tiên trốn xuống trần tiên sẽ bị đọa”. Quẻ báo rằng: “Bé Phụng Hảo tương lai sẽ là một tài nữ được sống trong vinh hoa phú quý, nhưng lại nhiều khổ lụy trong cuộc tình”.
Vượt ngàn dặm thọ tang cha
Cuộc sống gia đình yên vui, công cuộc làm ăn càng ngày càng sung túc. Khi bé Phụng Hảo được 7 tuổi thì ông Trương Nhơn Trường đột ngột từ trần chỉ sau vài ngày lâm bệnh. Bà Mai điện về Trung Cộng cho bên nội của các con hay. Đang chuẩn bị mai táng chồng thì bà Mai nhận được một bức điện tín từ Trung Cộng đánh sang: “Hãy hỏa táng ông Trương Nhơn Trường, bà Mai và tất cả các cháu phải đưa ông Trường về làng Hạt Sơn, Trung Cộng”. Bà Mai vô cùng bối rối.
Đường đến làng Hạt Sơn, Trung Cộng xa xôi vạn dặm. Thôi thì đành nhắm mắt đưa chân cho tròn câu đạo lý... Bà cùng sáu người con mua vé tàu thủy ra đi. Ở lại Mỹ Tho chỉ còn người con trai trưởng là Trương Tích Kỳ và em trai của ông Trường cùng trông coi gia sản.
Tang ma chu toàn nhưng lệnh của dòng họ là bà Mai và các con phải ở lại thọ tang ba năm. Ở lại Trung Cộng sống một cuộc sống ăn nhờ ở đậu với người vợ lớn của ông Trường và gia đình bên nội của các con, ngày ngày mẹ con bà phải đi làm ruộng, làm vườn cùng mọi người, cuộc sống hết sức vất vả và khó khăn.
Thấm thoát đã gần ba năm, ngày trở về sắp đến thì bất ngờ nạn dịch trái rạ hoành hành dữ dội, rất nhiều người chết. Loa truyền của chính quyền buộc tất cả những người có bệnh phải tập trung về một nơi để chữa bệnh, ai không tuân lệnh sẽ bị bắt.
Bé Nguyệt Hảo bị trái rạ rất nặng, bé Phụng Hảo cũng bị lây. Cuối cùng bé Nguyệt Hảo đã không qua khỏi. Sau khi chôn cất bé Nguyệt Hảo, bà Mai không muốn Phụng Hảo bị đưa vào nơi tập trung trị bệnh nên xin phép gia đình bên nội gửi các con ở lại và tìm cách chạy giấy tờ mua vé tàu đưa bé Phụng Hảo trở về Việt Nam. Trung Quốc lúc này là mùa đông giá rét, tuyết rơi trắng ruộng đồng. Bé Phụng Hảo được che kín mặt mày cùng bà Mai xuống tàu trở về Mỹ Tho.
Phút hãi hùng trên biển
Chiếc tàu chở hàng hóa và mấy mươi hành khách người Hoa, thuyền trưởng là một người Pháp. Sau vài ngày lênh đênh trên biển, người trên tàu tình cờ phát hiện Phụng Hảo bị trái rạ. Mọi người xôn xao sợ hãi. Một buổi họp liền mở ra ngay trên boong tàu, một số người nhất quyết đề nghị đoàn phải bỏ bé Phụng Hảo xuống biển trên một chiếc bè có lương thực và nước uống, một số người khác không đồng ý. Người ta nói nếu không bỏ bé xuống biển, tất cả mọi người sẽ chết vì bị lây trái rạ, phải hi sinh một người để cứu nhiều người vì còn lâu tàu mới về đến Việt Nam.
Đa số đã thắng thiểu số, mặc bà Mai lạy lục thuyền trưởng và van xin mọi người. Mở chiếc bè trong đó có lương thực và nước uống thòng xuống biển, hai người đàn ông to lớn chụp bé Hảo toan bỏ xuống chiếc bè. Trong khi bà Mai gào khóc quyết nhảy theo con, bé Hảo hét la khủng khiếp thì một tiếng thét thất thanh ra lệnh dừng lại. Một phụ nữ từ trong phòng thuyền trưởng bước ra cương quyết không cho quăng bé Hảo xuống biển. Đó là vợ người thuyền trưởng - một phụ nữ Việt Nam rất đẹp. Vị thuyền trưởng và nhiều người cùng người phụ nữ tranh luận rất dữ dội. Người vợ thuyền trưởng nói: “Không ai có quyền giết người khi luật pháp chưa luận tội. Đứa bé vô tội, chúng ta phải có bổn phận chăm sóc chu đáo cho đến khi tàu cập bến An Nam. Trừ khi đứa bé chết trên tàu ta mới có quyền quăng xuống biển, nếu đứa bé có bề gì thì tôi sẽ là người đứng ra tố cáo”. Thuyền trưởng và mọi người cuối cùng cũng đành đuối lý. Hai mẹ con được đưa vào ở một phòng nhỏ cuối tàu, gần phòng máy, được chu cấp thuốc men và nước uống.
Trở về Mỹ Tho
Qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, mẹ con bà Mai cũng về đến quê hương, lạy tạ người nữ ân nhân, hai mẹ con chạy nhanh về nhà.
Ngôi nhà nơi hai mẹ con trở về lúc này do Trương Tích Kỳ cùng em trai của ông Trường quản lý. Bà Mai kể cho gia đình nghe những niềm đau và nỗi khổ suốt mấy năm thọ tang ở Trung Cộng, những ngỡ nhận được sự chia sẻ của những người thân yêu ruột thịt, nhưng thật bất ngờ khi con trai và chú ruột của Phụng Hảo lại không muốn cho cả hai ở lại nhà mà còn định mua vé tàu đưa bà và Phụng Hảo trở lại Trung Cộng. “Mẹ phải về với các em!” - người con trai nói. Còn người em chồng thì bảo bà Mai phải về chăm sóc mộ phần của ông Trương Nhơn Trường. Đau đớn, tức giận, bà đành đưa bé Phụng Hảo rời khỏi căn nhà thân yêu mà suốt bao năm bà đã cùng chồng gầy dựng.
Bà Mai dẫn Phụng Hảo về tá túc với bà ngoại ở chợ Giồng Nhỏ, Mỹ Tho. Từ lúc bà Mai cùng các con về thọ tang ở Trung Cộng, bà ngoại của bé Phụng Hảo sau một cơn bạo bệnh đã bị mù lại rất nghèo khổ, phải sống nhờ sự giúp đỡ của dòng họ. Bé Hảo phải ngày ngày mò cua bắt ốc phụ giúp mẹ nuôi ngoại.
NS Phùng Há - 99 năm nhẹ gánh đường trần
07/07/2009 14:15
NSND Phùng Há - Ảnh: Trần Tiến Dũng
|
NSND Phùng Há - cây đại thụ của nền sân khấu cải lương Việt Nam - đã qua đời lúc 0g30 sáng nay (5-7-2009) vì tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 99 tuổi.
Như vậy hai vị tổ sống còn lại của sàn diễn cải lương Nam Bộ - nghệ sĩ Bảy Nam và NSND Phùng Há - đã lần lượt qua đời.
Bà Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sinh ngày 30-4-1911 tại làng Điều Hòa, huyện Châu Thành, Tiền Giang; cha người Trung Quốc, mẹ người Việt Nam. Cuộc đời của NSND Phùng Há gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Bà hát đào chánh từ năm 14 tuổi với rất nhiều vai từ bi, hài, văn, võ và cả kép võ (giả trai)... Vai chánh đầu tiên của bà là Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều của soạn giả Trương Duy Toản.
14g hôm nay, 7-5, lễ nhập quan NSND Phùng Há được tổ chức tại chùa Nghệ sĩ (Gò Vấp) sau đó di quan đến Nhà tang lễ TP.HCM (số 25 Lê Quý Đôn, Q3, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu tại đây lúc 18g cùng ngày.
Đến 10g ngày 8-7, linh cữu được đưa về chùa Nghệ sĩ (Gò Vấp). Lễ truy điệu tổ chức lúc 7g ngày 10-7, sau đó an táng tại Nghĩa trang Nghệ sĩ (Gò Vấp).
Lễ tang NSND Phùng Há do UBND TPHCM, Sở VH-TT-DL, Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức.
NSND Phùng Há nổi tiếng với các vai diễn Lữ Bố (Lữ Bố hí Điêu Thuyền), Nguyệt (Tô Ánh Nguyệt), Lựu (Đời cô Lựu), Dương Quý Phi (Tình sử Dương Quý Phi), Nguyệt Nga (Kiều Nguyệt Nga), Thúy Kiều (Kim Vân Kiều), An Lộc Sơn (Đường Minh Hoàng du nguyệt điện).
Gần một thế kỷ gắn liền với nghệ thuật cải lương, bà tham gia rất nhiều gánh hát từ Tái Đồng Ban đến Trần Đắc, Huỳnh Kỳ, Phụng Hảo, Phước Cương, Thầy Năm Tú, Việt Kịch Năm Châu...
NSND Phùng Há đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ cải lương Việt Nam. Từ năm 1963 bà còn tham giảng dạy tại Trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, trong đó có nhiều học trò thành danh như cố NSƯT Thanh Nga, NSƯT Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Sang... Sau giải phóng bà làm cố vấn cho Nhà hát Trần Hữu Trang, với những nghệ sĩ nổi tiếng từ cái nôi này như Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm Thoại Mỹ, Hữu Quốc…
NSND Phùng Há cũng là người sáng lập nên Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8, TP.HCM - nơi nuôi dưỡng và chăm sóc các nghệ sĩ già yếu, neo đơn, không nơi nương tựa. Ngoài ra NSND Phùng Há còn đóng góp, sáng lập nên chùa Nghệ sĩ và nghĩa trang Nghệ Sĩ tại Gò Vấp, TP.HCM. Trong những năm cuối đời NSND Phùng Há đã về ngụ tại chùa Nghệ Sĩ (Gò Vấp) cùng với các mạnh thường quân khác tổ chức đóng góp rất nhiều cho công tác từ thiện.
* Chiều 5-7, tại chùa Nghệ Sĩ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), lễ nhập quan NSND Phùng Há đã được tổ chức. Đông đảo nghệ sĩ, người thân và khán giả đã đến viếng bà trong niềm tiếc thương.
Bà Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo, sinh ngày 30-4-1911 tại làng Điều Hòa, huyện Châu Thành, Tiền Giang; cha người Trung Quốc, mẹ người Việt Nam. Cuộc đời của NSND Phùng Há gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương Việt Nam. Bà hát đào chánh từ năm 14 tuổi với rất nhiều vai từ bi, hài, văn, võ và cả kép võ (giả trai)... Vai chánh đầu tiên của bà là Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều của soạn giả Trương Duy Toản.
14g hôm nay, 7-5, lễ nhập quan NSND Phùng Há được tổ chức tại chùa Nghệ sĩ (Gò Vấp) sau đó di quan đến Nhà tang lễ TP.HCM (số 25 Lê Quý Đôn, Q3, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu tại đây lúc 18g cùng ngày.
Đến 10g ngày 8-7, linh cữu được đưa về chùa Nghệ sĩ (Gò Vấp). Lễ truy điệu tổ chức lúc 7g ngày 10-7, sau đó an táng tại Nghĩa trang Nghệ sĩ (Gò Vấp).
Lễ tang NSND Phùng Há do UBND TPHCM, Sở VH-TT-DL, Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức.
NSND Phùng Há nổi tiếng với các vai diễn Lữ Bố (Lữ Bố hí Điêu Thuyền), Nguyệt (Tô Ánh Nguyệt), Lựu (Đời cô Lựu), Dương Quý Phi (Tình sử Dương Quý Phi), Nguyệt Nga (Kiều Nguyệt Nga), Thúy Kiều (Kim Vân Kiều), An Lộc Sơn (Đường Minh Hoàng du nguyệt điện).
Gần một thế kỷ gắn liền với nghệ thuật cải lương, bà tham gia rất nhiều gánh hát từ Tái Đồng Ban đến Trần Đắc, Huỳnh Kỳ, Phụng Hảo, Phước Cương, Thầy Năm Tú, Việt Kịch Năm Châu...
NSND Phùng Há đã góp phần rất lớn trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ cải lương Việt Nam. Từ năm 1963 bà còn tham giảng dạy tại Trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn, trong đó có nhiều học trò thành danh như cố NSƯT Thanh Nga, NSƯT Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Sang... Sau giải phóng bà làm cố vấn cho Nhà hát Trần Hữu Trang, với những nghệ sĩ nổi tiếng từ cái nôi này như Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm Thoại Mỹ, Hữu Quốc…
NSND Phùng Há cũng là người sáng lập nên Viện dưỡng lão nghệ sĩ ở quận 8, TP.HCM - nơi nuôi dưỡng và chăm sóc các nghệ sĩ già yếu, neo đơn, không nơi nương tựa. Ngoài ra NSND Phùng Há còn đóng góp, sáng lập nên chùa Nghệ sĩ và nghĩa trang Nghệ Sĩ tại Gò Vấp, TP.HCM. Trong những năm cuối đời NSND Phùng Há đã về ngụ tại chùa Nghệ Sĩ (Gò Vấp) cùng với các mạnh thường quân khác tổ chức đóng góp rất nhiều cho công tác từ thiện.
* Chiều 5-7, tại chùa Nghệ Sĩ (Q.Gò Vấp, TP.HCM), lễ nhập quan NSND Phùng Há đã được tổ chức. Đông đảo nghệ sĩ, người thân và khán giả đã đến viếng bà trong niềm tiếc thương.
Lần cuối thầy trò nhìn nhau, những tâm nguyên của bà với cải lương, NSƯT Bạch Tuyết hứa sẽ khắc cốt ghi tâm để truyền lại cho lớp trẻ - Ảnh: Gia Tiến
|
NSƯT Thanh Thanh Tâm cùng người thân đọc kinh trước linh cữu NSND Phùng Há, cầu cho bà thanh thản rời chốn nhân gian- Ảnh: Gia Tiến
|
Một mái đầu bạc tiễn một mái đầu bạc, NSND Huỳnh Nga vẫn không nén được đau buồn - Ảnh: Gia Tiến
|
Đông đảo nghệ sĩ và khán giả đã có mặt quanh linh cữu khi lễ viếng còn chưa bắt đầu - Ảnh: Gia Tiến
|
Phùng Há - Ra đi và gửi lại
09/07/2012 9:34
Sau tất cả những vinh quang trên sân khấu, những vinh hoa lẫn đoạn trường của cuộc đời riêng, nghệ sĩ Phùng Há lại tiếp tục “trọn đời trả nợ dâu”, lo cho nghệ sĩ và nghiệp tổ, lo từ kẻ sống đến lo cho người chết... như một cách trả ơn cuộc đời.
- Ảnh: N.C.Thành |
Ngày xưa, người nghệ sĩ, công nhân sân khấu quanh năm suốt tháng ở luôn trong đoàn hát, lấy gánh hát làm nhà. Ðến lúc mãn phần, đoàn hát diễn ở đâu thì chôn cất tại đó. Ðến khi quay lại có khi mộ phần đã thất lạc...
Qua nhiều tháng năm trằn trọc suy nghĩ, cuối cùng vào năm 1957 bà Phùng Há xin được một số tiền rất lớn của trường đua ngựa Phú Thọ trao cho Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế để cùng nhau tìm mua một miếng đất ở Gò Vấp, TP.HCM - trên 6.000m2 - thành lập nghĩa trang nghệ sĩ.
Xây dựng nghĩa trang nghệ sĩ
Ngày ngày, từng đoàn nghệ sĩ, công nhân sân khấu khuân từng đống gạch, đẩy từng xe cát cùng với thợ xây dựng nghĩa trang nghệ sĩ.
|
Mỗi tháng và hằng năm, có nhiều buổi hát tổng hợp nghệ sĩ (hát không lãnh lương) được tổ chức để trả khoản nợ mua nhà truyền thống (trụ sở Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế - đường Cô Bắc, Q.1) và tu bổ nghĩa trang nghệ sĩ (đường Thống Nhất, P.11, Q.Gò Vấp). Má bảy Phùng Há có nói với tôi: “Nhà thờ tổ là ban ái hữu hiện nay và nghĩa trang nghệ sĩ mà có được là nhờ công sức của tất cả nghệ sĩ và công nhân sân khấu chớ chẳng phải của riêng ai. Tất cả chúng ta phải gìn giữ nó”. Sau đó Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế còn xây cất một dãy nhà trong hẻm đường Nguyễn Trãi, được chia ra từng căn cho những nghệ sĩ, công nhân có gia đình đông con.
Sau giải phóng, Nhà nước giao cho hai soạn giả Mai Quân, Việt Thường thành lập ban ái hữu (thuộc Hội Sân khấu TP.HCM) và mời cho được nghệ sĩ Phùng Há làm cố vấn. Bà đã kêu gọi nhiều anh chị em nghệ sĩ, tác giả, nhạc sĩ cùng với bà vào ban ái hữu chung tay góp sức để lo cho nghệ sĩ nghèo. Trong thời gian này, Nam Hùng đã được ban ái hữu cho phép đi vận động thành lập quỹ giúp nghệ sĩ già yếu, bệnh tật, neo đơn và quỹ ấy tồn tại cho đến ngày nay.
Thành lập khu dưỡng lão nghệ sĩ
Qua nhiều lần thảo luận, bà Phùng Há và tất cả thành viên trong ban ái hữu đều mong mỏi có được một khu dưỡng lão dành cho những nghệ sĩ già yếu, bệnh tật, neo đơn nhưng không thực hiện được vì chưa có đất. Có một dịp, chúng tôi gồm Mai Quân, Việt Thường, Trường Sinh, Nam Hùng và ký giả Kiên Giang đến thăm bác sĩ Trường Sơn - giám đốc khu an dưỡng quận 8. Nghe ý nguyện của chúng tôi, bác sĩ Trường Sơn đã chỉ cho chúng tôi khu đất rộng 4.000m2 mà từ lâu vẫn còn bỏ trống của nhà an dưỡng quận 8. Như bắt được vàng, ban ái hữu đã đệ đơn lên UBND TP và đã được cấp đất sau hơn một năm làm thủ tục giấy tờ. Nhưng qua gần hai năm sau, chúng tôi vẫn chưa xin được giấy phép xây dựng. Biết có một số bệnh viện cần miếng đất, anh chị em trong ban ái hữu đều nghĩ khó mà giữ được miếng đất này, hi vọng thành lập khu dưỡng lão quá mỏng manh. Bà Phùng Há bảo: “Không thể ngồi đó mà nhìn bao nhiêu công lao qua mấy năm đeo đuổi bây giờ lại vuột khỏi tầm tay”, bà quyết định gửi thơ lên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhờ thủ tướng giúp đỡ.
Bà Phùng Há, Nam Hùng và có khi ông Mai Quân, Việt Thường và ông bầu Xuân nhiều lần cùng đến gặp Thủ tướng Võ Văn Kiệt để trình bày những khó khăn. Nhờ sự giúp đỡ của Thủ tướng, UBND TP đã cấp phép cho xây dựng khu dưỡng lão nghệ sĩ và còn cấp cho kinh phí xây cất. Ngày 7-3-1998, khu dưỡng lão nghệ sĩ được khánh thành tại đường Âu Dương Lân, P.3, Q.8, TP.HCM. Khu dưỡng lão có 25 phòng dành cho nghệ sĩ, công nhân sân khấu già yếu, trong đó có một phòng dành cho người làm tạp vụ, một phòng cho người làm vệ sinh.
Công trình khu dưỡng lão nghệ sĩ đã hoàn thành nhưng còn thiếu thốn trăm bề, tất cả anh chị em nghệ sĩ đã vận động khắp nơi. Nam Hùng vận động được một số mạnh thường quân mua trên 2.000 cây kiểng và hoa tô điểm màu xanh cho khu dưỡng lão - trên mỗi cây có tấm bảng ghi tên người đóng góp mua cây, đặc biệt có ba cây tùng mang tên ông Võ Văn Kiệt, bà Phùng Há, ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp để nhớ ơn những vị ân nhân.
Sống chết cạnh những người nghệ sĩ
Sau ngày giải phóng, bà Phùng Há rất cần tiền nên đành phải bán căn nhà kỷ niệm của con gái - chị Bửu Chánh. Bà ở đậu trong nhà của người bạn thân cùng xóm, mấy năm sau người bạn xuất ngoại bán lại căn nhà cho bà. Năm tháng trôi nhanh, tuổi già sức yếu lại bị nhiều căn bệnh hành hạ, có những tháng bà ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, bà cũng phải dùng thêm nhiều loại thuốc ngoài luồng vì bệnh viện không có.
Lúc này, bà còn nuôi bảy đứa cháu vì mẹ của chúng - cháu ruột của bà - không đủ sức để nuôi bảy đứa con mồ côi cha. Bà đưa tất cả, cả mẹ và bảy đứa con về chung sống.
Nhiều năm sau, tình hình kinh tế lại khó khăn thiếu thốn, bà Phùng Há phải bán nhà một lần nữa. Với số tiền bán nhà, bà có thể mua một căn nhà nhỏ để ở nhưng bà muốn về ở tại chùa và nghĩa trang nghệ sĩ. Nhiều người khuyên can bà không nên về đó vì không khí và nguồn nước độc hại. Ai khuyên bà cũng không nghe vì bà muốn cuối đời được sống cạnh những người nghệ sĩ, công nhân mà suốt mấy mươi năm đã gắn bó với bà qua bao thăng trầm của sân khấu.
Ở chùa Nghệ sĩ, ban quản trị chùa dành cho bà một căn phòng 4m2 sau lưng chùa. Bà xin phép ban ái hữu, ban quản trị chùa cho phép bà được mở rộng căn phòng thành ngôi nhà nhỏ để gia đình tá túc. Căn phòng được phá ra để sửa chữa vào ngày 13-10-1997. Bà Phùng Há đã bỏ ra 18 lượng vàng để xây cất.
Có những buổi chiều mặt trời khuất bóng, bà Phùng Há một mình chầm chậm rảo quanh các ngôi mộ. Mỗi ngày bà đều tụng kinh hai hồi lúc 4 giờ sáng và 7 giờ tối. Bà cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu nguyện ơn trên cho cha mẹ được siêu thoát, cầu nguyện trời Phật xá tội cho người và cho mình.
Và ngày 5-7-2009, tiếng mõ hồi chuông và lời tụng niệm của bà Phùng Há không còn vang lên nữa... Bà đã trút hơi thở cuối cùng lúc 0g30 ngày 5-7-2009, nhằm ngày 13-5 Kỷ Sửu tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, thọ 99 tuổi. Mộ phần của bà được đặt ở nghĩa trang nghệ sĩ, cạnh những con người đã cùng bà có biết bao nhiêu là kỷ niệm...
Người xây chùa Nghệ sĩ
Đó là ông Năm Công, tên thật là Lê Minh Công (pháp danh: tỳ kheo Thích Quảng An). Trước khi đi tu, ông là quản lý cho một số đoàn hát, bây giờ người ta gọi là “ngoại vụ”. Năm 1969, ông đến nghĩa trang nghệ sĩ gặp bà Phùng Há, đề nghị xin cấp một cái am nhỏ để tu và để nghệ sĩ có một nơi lạy Phật. Bà Phùng Há ủng hộ và thầy Thích Quảng An đã đi quyên góp khắp nơi để xây dựng am. Từ một cái am nhỏ của năm 1972, nhờ công của thầy Thích Quảng An, bà Phùng Há, ban quản trị chùa, thiện nam tín nữ nghệ sĩ trong và ngoài nước, nay cái am nhỏ đã trở thành ngôi chùa mang tên Nhật Quang tự khang trang đẹp đẽ.
Trong nhiều năm qua, khách tham quan từ Bắc, Trung, Nam và nước ngoài đến viếng chùa và nghĩa trang nghệ sĩ rất đông, tất cả đều có nhận xét: “Thật không thể tưởng tượng nổi lại có nhiều thế hệ nghệ sĩ tài danh nổi tiếng trên 70 năm khắp Nam, Trung, Bắc được an nghỉ tại nghĩa trang nghệ sĩ. Mô hình này thật không có nước nào trên thế giới có được. Quả thật là hiếm có!”.
|
NSƯT NAM HÙNG
No comments:
Post a Comment