ME CHA
Wednesday, July 31, 2013
Sunday, July 28, 2013
Vụ ông Sang tặng quà ông Obama
Vụ ông Sang tặng quà ông Obama
Sáng ngày 25 tháng 07, 2013, sau cuộc thảo luận riêng với Chủ
Tịch Nước Trương Tấn Sang, Tổng Thống Obama đã mở cửa Phòng Bầu Dục cho báo chí
chứng kiến lời phát biểu của hai ông, tổng cộng kéo dài 18 phút 32 giây. Vào
cuối lời phát biểu kéo dài gần 9 phút, kể cả thời gian chuyển sang Việt ngữ,
ông Obama cho biết, trước khi kết thức cuộc thảo luận riêng, ông Trương Tấn Sang
đã tặng ông một món quà, là bản sao lá thư Ông Hồ Chí Minh gửi cho cố Tổng
Thống Truman vào năm 1946, yêu cầu Mỹ giúp đỡ. Báo chí không được coi món quà
đó như thế nào. Cũng như không được biết ông Obama tặng ông Sang cái gì.
Giới thông thạo cho biết, theo truyền thống gần như cố định của
các nhà lãnh đạo Việt Nam XHCN, quà tặng trong các dịp chính thức xuất ngoại,
thường là ba món sơn mài: Hình ông Hồ, Chùa một cột, hay Tháp rùa. Và thường
công bố hình chụp màn tặng quà để bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng.
Vụ ông Sang tặng quà ông Obama có vẻ ngoại lệ, bất thường tới
mức khó hiểu. Vậy, phải tìm tòi cho ra lẽ. Từ vài chi tiết được ông Obama tiết
lộ, có thể lần ra manh mối phần còn lại.
Trước hết, những chi tiết được biết: Món quà là cái gì? – Bản
sao một bức thư. Ai là người gửi? – Hồ Chí Minh. Ai là người nhận? – Truman.
Thời gian? – năm 1946.
Những bí ẩn còn lại: Thư viết ngày nào? Nói gì? Giá trị và ý
nghĩa?
Người viết có trong tay cuốn “LETTERS TO THE OVAL OFFICE From
the files of the NATIONAL ARCHIVES:Dear Mr. President”, do Dwight
Young soạn, National Geographic Society xuất bản năm 2005. Theo tài liệu này,
trong đời mình, ông Hồ có hai lần cầu cứu tổng thống Mỹ giúp đỡ: Lần thứ nhất,
tại Versailles năm 1919, ông Hồ đã thất bại trong việc trình bầy kế hoạch mưu
tìm độc lập cho Việt Nam trước Tổng Thống Woodrow Wilson. Lần thứ nhì, năm
1946, ông Hồ cầu cứu sự giúp đỡ của Tổng Thống Harry Truman, nhưng không được
đáp ứng. Nơi trang 116 tài liệu này, có hình chụp văn kiện ông Hồ gửi Tổng
Thống Truman.
Thật ra, đây không phải là “bức thư”, mà chỉ là một bức điện tín
(telegram), phương tiện thông tin nhanh hàng đầu cách đây nửa thế kỷ và nay đã
bị đào thải.
Dưới đây là hình chụp bức điện tín:
Và nguyên văn được chép lại cho rõ:
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
—-
CHÍNH PHỦ LÂM THỜI HANOI FEBRUARY 28
1946
——-
BỘ NGOẠI GIAO
* TELEGRAM
PRESIDENT HOCHIMINH VIETNAM DEMOCRATIC
REPUBLIC HANOI
TO THE PRESIDENT OF THE UNITED STATES
OF AMERICA WASHINGTON D.C.
ON BEHALF OF VIETNAM GOVERNMENT AND
PEOPLE I BEG TO
INFORM YOU THAT IN COURSE OF
CONVERSATIONS BETWEEN VIETNAM
GOVERNMENT AND FRENCH REPRESANTATIVES
THE LATTER REQUIRE
THE SECESSION OF COCHINCHINA AND THE
RETURN OF FRENCH
TROOPS IN HANOI STOP MEANWHILE FRENCH
POPULATION AND TROOPS
ARE MAKING ACTIVE PREPARATIONS FOR A
COUP DE MAIN IN HANOI
AND FOR MILITARY AGGRESSION STOP I
THEREFORE MOST EARNESTLY
APPEAL TO YOU PERSONALLY AND TO THE
AMERICAN PEOPLE TO
INTERFERE URGENTLY IN SUPPORT OF OUR
INDEPENDENCE AND HELP
MAKING THE NEGOTIATIONS MORE IN
KEEPING WITH THE PRINCIPLES OF
THE ATLANTIC AND SAN FRANCISCO
CHARTERS
RESPECTFULLY
HOCHIMINH
Điện tín đề ngày 28 tháng 02, 1946 mà mãi đến ngày 11 tháng 03,
Bạch Ốc mới nhận được và cho vào hồ sơ, không có phúc đáp cho ông Hồ. Xin được
dịch sang Việt ngữ nội dung điện tín:
ĐIỆN TÍN
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HÒA HÀ NỘI
GỬI TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ
WASHINGTON D.C.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN VIỆT
NAM TÔI XIN BÁO NGÀI RẰNG TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CÁC
ĐẠI DIỆN PHÁP PHÍA PHÁP ĐÃ ĐÒI TÁCH RỜI NAM VIỆT VÀ QUÂN PHÁP TRỞ LẠI HÀ NỘI
STOP TRONG KHI ẤY DÂN VÀ QUÂN PHÁP ĐANG TÍCH CỰC SỬA SOẠN CHO MỘT CUỘC TẤN CÔNG
BẤT NGỜ TẠI HÀ NỘI VÀ ĐỂ QUÂN LÍNH XÂM LẤN STOP VÌ THẾ TÔI KHẨN THIẾT ĐÍCH THÂN
KÊU GỌI NGÀI VÀ NHÂN DÂN HOA KỲ CẤP BÁCH CAN THIỆP ỦNG HỘ NỀN ĐỘC LẬP CỦA CHÚNG
TÔI VÀ GIÚP LÀM CHO VIỆC THƯƠNG THẢO PHÙ HỢP HƠN VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA CÁC
HIẾN CHƯƠNG ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ SAN FRANCISCO.
TRÂN TRỌNG
HỒ CHÍ MINH
Đến đây, coi như đã biết rõ món quà ông Sang tặng Obama. Bây
giờ, đến việc xét giá trị và ý nghĩa của nó.
Về thực chất, món quà hầu như vô giá trị. Nó không có giá trị
nghệ thuật, cũng không có giá trị như một tài liệu lịch sử. Giả tỉ, đây là món
quà ông Obama tặng ông Sang, ít ra còn có chút ý nghĩa, vì Mỹ có bản chính bức
điện tín, là tài liệu tàng trữ trong văn khố quốc gia, không thể đem làm quà
tặng, ông Obama có thể cho chụp một bản sao, đem tặng ông Sang mang về làm kỷ
niệm. Đàng này, Mỹ đã có bản chính, tại sao ông Sang còn tặng bản sao? Nhất là
bản sao đó đã được in trong sách phát hành rộng rãi, ai cũng có thể dễ dàng có
được. Có ai khùng đến nỗi, đem bản sao một họa phẩm tặng người đang làm chủ bản
chính? Không ai còn lạ gì về trình độ thông minh của các nhà lãnh đạo đảng Cộng
Sản VN, nhưng chẳng lẽ họ tối dạ đến mức đó?
Vậy, chỉ còn cách tìm ra ý nghĩa của món quà. Người viết nghĩ
rằng sau khi giải mã, món quà bản sao “Điện tín” có thể đọc như sau:
EMAIL
CHỦ TỊCH TRƯƠNG TẤN SANG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM HÀ NỘI
GỬI TỔNG THỐNG HOA KỲ BARACK OBAMA
WASHINGTON D.C.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN VIỆT
NAM TÔI XIN BÁO NGÀI RẰNG TRONG CHUYẾN ĐI BẮC KINH VỪA RỒI PHÍA TRUNG QUỐC ĐÃ
ĐÒI TÁCH RỜI CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ SÁT NHẬP VÀO
LÃNH THỔ CỦA HỌ STOP TRONG KHI ẤY TRUYỀN THÔNG VÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC VẬN ĐỘNG
DƯ LUẬN ĐỂ ĐẨY MẠNH CHIẾN DỊCH XÂM CHIẾM VIỆT NAM BẰNG KINH TẾ VÀ KỂ CẢ BẰNG
QUÂN SỰ NẾU CẦN STOP VÌ THẾ TÔI KHẨN THIẾT ĐÍCH THÂN CẦU CỨU NGÀI VÀ NHÂN DÂN
HOA KỲ CẤP BÁCH CAN THIỆP ĐỀ HỖ TRỢ NỀN ĐỘC LẬP CỦA CHÚNG TÔI VÀ GIÚP CHO VIỆC
THƯƠNG THẢO PHÙ HỢP HƠN VỚI CÁC HIẾN CHƯƠNG CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VÀ ASEAN.
TRÂN TRỌNG
TRƯƠNG TẤN SANG
Ngoài nội dung đã giải mã trên đây, món quà còn tiềm ẩn một tái
bút, tuy không được viết bằng mật mã, nhưng ông Obama có thể hiểu ngầm: “Năm
1946, Truman đã bỏ lỡ cơ hội giúp Việt Nam, nên phải mất 67 năm, tiêu tốn hàng
ngàn tỷ đô la, cùng với mạng sống của trên 58 ngàn quân nhân và vẫn còn hàng
ngàn người mất tích, Mỹ mới sắp mang được McDonald tới Việt Nam. Bây giờ, nếu
bỏ lỡ cơ hội lần nữa, thiệt hại sẽ khôn lường. Dear Bros Obama, đừng để tái
diễn bài học xương máu cũ”.
Tình hình VN theo tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội
Tình hình VN theo tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội
TÒA ĐẠI SỨ MỸ TẠI HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ
RẤT CHÍNH XÁC
TÌNH HÌNH THẬT SỰ TẠI VIỆT
NAM
Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ
nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng
cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu
liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là
những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng
ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)… Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có
thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục
2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo dõi và nhận
xét.
Toà Đại sứ Mỹ tại Hanoi đánh giá rất chính xác
tình hình thật sự tại Việt Nam hiện nay...
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)
Báo Cáo
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam
và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam
I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.
II. NỘI DUNG TIN: Bà Claire Pierangelo
1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay:
Theo đánh giá của Bà Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…
“Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Claire Pierangelo phân tích: “Đáng lẽ kinh tế VN phải vững vàng hơn hiện nay rất nhiều chứ không phải ở tình trạng bưng bít và vá sửa lung tung như hiện nay. Mặc dù Chính phủ VN đang cố gắng che đậy những bất cập, yếu kém của nền kinh tế nhưng người dân VN ai cũng biết nguyên căn của sự yếu kém đó. Tiền chỉ tập trung vào một số ít người và nhóm nhất định. Các nhà lãnh đạo VN ai cũng rất giầu, có tiền gửi ở khắp các Ngân hàng trên thế giới. Điển hình là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hoặc nhiều Bộ trưởng, người nào cũng rất giầu. Tiền của họ chính là tiền của Nhà nước. Rõ ràng, tham nhũng tại VN đã trở thành một căn bệnh trầm kha, tới mức nói tới cái gì xấu người dân cũng đều gán cho cái mác “Cộng sản”…
Bên cạnh vấn đề tham nhũng thì vấn đề đất đai cũng đang gặp những bức xúc và phản ứng gay gắt từ xã hội. Chính phủ VN thực sự đang đánh mất lòng dân trong khi xã hội VN lại đang tồn tại quá nhiều vấn đề…
Nhiều nhà khoa học và học giả VN hiện nay thường đề cập tới các vấn đề của xã hội Trung Quốc (TQ) và cho rằng, TQ khó có thể phát triển vì quá nhiều vấn đề và bất cập xã hội. Tuy nhiên,thực tế Chính phủ VN cũng đang gặp những vấn đề tương tự TQ, thậm chí còn tồi tệ hơn TQ, vì Chính phủ VN không dám thẳng tay làm gì, ngược lại cố tình bao che, dung túng cho các sai lầm. Đây chính là yếu tố để VN “tự diễn biến” một cách hết sức hòa bình và tự nhiên”.
Ngoài ra, qua tìm hiểu được biết: Từ 20.3.2012 đến nay, theo sự bố trí, sắp xếp và chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng Mỹ, 3 nhân viên Mỹ là Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Grek/Thiếu tá thuộc Pháo Binh và Chuck/Đại úy Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (đây đều là những nhân viên được đào tạo tại Đại học John Hopkins – Lò đào tạo CIA/Mỹ) đã được cử sang VN để khảo sát tình hình VN và báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ.
Sau một thời gian ngắn thực hiện nhiệm vụ ở VN, những nhân viên này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiếp tục được chỉ đạo ở lại VN để khảo sát tình hình và nắm bắt thông tin thêm một thời gian nữa. Một số vấn đề mang tính kết luận liên quan đến tình hình VN đã được 3 nhân viên này báo cáo về Mỹ gần đây như sau:
Thứ nhất
, người dân VN hiện đang rất bất mãn với chế độ. Tại các quán café, quán bia, quán trà (phổ biến của giới trẻ VN)… các vấn đề mà mọi người thường đề cập là vấn đề tham nhũng, vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt – Trung với thái độ chỉ trích cách xử lý của Chính quyền.
Thứ hai
, người dân VN hiện nay rất ghét Trung Quốc (TQ). Không chỉ vì TQ “chơi bẩn” trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà còn do cách hành xử của Chính phủ VN với Chính phủ TQ. Đáng chú ý, Mỹ và các vấn đề liên quan tới Mỹ hiện đã không còn là vấn đề thời sự được người dân VN nhắc đến. Trong khi đó, TQ mới thực sự là đối tượng hay được nhắc đến như một kẻ thù chủ yếu và trực tiếp của VN. Người Mỹ có thể yên tâm rằng VN sẽ không bao giờ thân với người TQ. Sự gần gũi của Chính phủ VN hiện nay đối với TQ chỉ mang lại những hiệu ứng tiêu cực, càng làm cho người dân VN chán ghét và phản kháng lại Chính phủ nhiều hơn.
Thứ ba
, người dân VN hiện đang bị Mỹ hóa rất nhanh. Thời gian qua, cuộc cách mạng về văn hóa của Mỹ đã có sự lan tỏa và phát triển sâu rộng trong toàn xã hội VN. Người dân VN hiện không còn căm ghét Mỹ như 10 – 15 năm trước nữa, ngược lại trở nên thân thiện với Mỹ nhiều hơn. Người VN rất mến khách và dần dần đã coi người Mỹ thực sự là bạn. Đáng chú ý, không ít người VN (kể cả giới quan chức) có tư tưởng bài TQ thậm chí còn coi Mỹ là một cứu cánh cho VN.
Grek bộc lộ rằng: “Nếu như các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình VN như cách chúng tôi hiểu thì người Mỹ chắc chắn sẽ có cách tiếp cận VN khác nhiều so với trước. Người Mỹ chưa hiểu nhiều về VN vì họ chưa có dịp sang VN và tiếp xúc với người dân VN.Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ làm cho người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. Đây là một chuyến đi rất thành công của chúng tôi và khi về nước, chúng tôi sẽ giúp người Mỹ hiểu rõ hơn về VN. VN hiện đã ở rất gần Mỹ”.
2. Một số động thái mới của Mỹ
trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với VN thời gian tới:
Bà Claire Pierangelo cho rằng: “Vấn đề của Chính phủ VN hiện nay không phải do bên ngoài đem tới mà chính là vấn đề tự thân của Chính phủ VN. Nếu không giải quyết được các vấn đề này thì chính VN sẽ gặp rắc rối lớn mà không cần ai/nước nào can thiệp…
Trước đây, Chính phủ Mỹ từng nghĩ rằng, Mỹ sẽ phải bằng cách này hay cách khác đổ thật nhiều tiền vào VN mới có thể đạt được các mục đích của mình, nhưng hiện nay việc làm này không còn cần thiết nữa. Chính phủ Mỹ không cần phải can thiệp hoặc đổ quá nhiều tiền vào VN, chỉ cần có những tác động cụ thể trong từng giai đoạn phù hợp, những tình huống nhất định thì Mỹ có thể đạt được mọi điều mình mong muốn ở VN”.
Cơ sở để đưa ra nhận định này đó là: Giới trẻ VN hiện nay đã khác hẳn thế hệ đi trước. Tuổi 32 có thể coi là một mốc quan trọng cho ranh giới giữa các thế hệ ở VN. Theo các cuộc điều tra, khảo sát và nghiên cứu của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội: Ở VN hiện nay, những người từ 32 tuổi trở xuống là một thế hệ mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tư tưởng rất thoáng, văn hóa và cách nghĩ, cách sống gần với phương Tây và Mỹ hơn. Thậm chí một bộ phận giới trẻ VN hiện nay còn thuộc phim ảnh Mỹ, âm nhạc Mỹ, thời trang Mỹ nhiều hơn chính những người Mỹ… Đây là một thành công lớn của Mỹ trong việc truyền bá văn hóa Mỹ vào VN trong suốt thời gian vừa qua.
Claire Pierangelo nói: “Không cần phải làm gì quá nhiều, biên giới Mỹ đang ngày càng tiệm cận, thâm nhập sâu và mở rộng hơn tại VN. Tình trạng “Mỹ hóa” đang xẩy ra nhanh chóng và ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Giới trẻ VN hiện nay cũng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của thế hệ đi trước, đặc biệt về tư tưởng, thái độ, lối sống, cách suy nghĩ mà họ có xu hướng tách ra, độc lập và tự chịu trách nhiệm”… “Điều mà Mỹ lo lắng là sự bền chặt trong mối quan hệ Việt-Trung. Tuy nhiên, VN hiện đã đi xa khỏi khu vực ảnh hưởng của văn hóa TQ. Tư tưởng bài xích TQ luôn xuất hiện trong suy nghĩ của người dân VN, chính điều này lại giúp văn hóa Mỹ gần với văn hóa VN hơn…”
Những ưu tiên của Mỹ đối với VN trong thời gian tới là:
Thứ nhất.- trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục khai thác và tập trung vào giới trẻ VN nhiều hơn, nhất là lứa tuổi từ 32 trở xuống. Song song với đó, Mỹ cũng sẽ tìm hiểu và khai thác thông tin từ cộng đồng dân chúng để hiểu rõ hơn về thực trạng tình hình VN để có những đối sách phù hợp.
Đối với Mỹ, những thông tin có được qua quá trình tiếp xúc dân chúng là hết sức giá trị,thể hiện rõ thực trạng đất nước và xã hội VN, nó khác hẳn với những thông tin chính thống của Chính phủ. Qua tìm hiểu được biết, với các kết quả đạt được trong chuyến công tác VN vừa qua, Greg và Chuck đã được Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ điều động ở lại VN tiếp tục hỗ trợ cho Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội trong một thời gian nữa để theo dõi sát về tình hình VN, nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông và mối quan hệ Việt-Trung.
Đây là nhiệm vụ đột xuất vì Đại sứ quán Mỹ tại VN vừa nhận được báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi sang có đánh giá rằng: Sự căng thẳng gần đây giữa VN và TQ liên quan tới Biển Đông có nguy cơ bùng nổ xung đột và Bộ Quốc phòng Mỹ hiện đang muốn tìm hiểu quan điểm và phản ứng của VN về vấn đề này. Đặc biệt, nhiệm vụ tối quan trọng mà Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ giao cho 2 nhân viên này là tăng cường tiếp xúc các tầng lớp, đối tượng VN để xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội, tìm hiểu tâm lý và các vấn đề quan tâm của người dân VN hiện nay (tự do báo chí, tôn giáo, Intermet, vấn đề Biển Đông, quan hệ Việt-Trung, Mỹ-Việt…) nhằm phục vụ cho việc hoạch định chiến lược của Mỹ đối với VN trong thời gian tới.
Vì chưa phải là giới chức ngoại giao Mỹ nên hoạt động của 2 nhân viên này ở VN sẽ có nhiều thuận lợi, có thể dễ dàng tiếp xúc với các đối tượng thuộc nhiều thành phần xã hội ở VN.
Thứ hai.-
Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng vấn đề nhân quyền để gây sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong quan hệ Mỹ-Việt. Claire Pierangelo bộc lộ: “Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiếp tục quan tâm tới tình hình nhân quyền tại VN. Vấn đề này tuy luôn nóng nhưng chỉ là một phương tiện để Chính phủ Mỹ đạt được những mục đích khác chứ không phải đây là mục đích thực sự của Chính phủ Mỹ tại VN… Thực tế cho thấy, có rất nhiều chính phủ khác còn vi phạm nhân quyền nhiều hơn VN nhưng Chính phủ Mỹ không đề cập tới… Trong thời gian tới, dù chính quyền VN vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền, thậm chí mức độ vi phạm còn lớn hơn, nhưng Chính phủ Mỹ có thể sẽ không đề cập nhiều. Tuy nhiên, đó là vấn đề của sau này, còn hiện tại thì nhân quyền vẫn sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại VN để gây sức ép với Chính phủ VN nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của Mỹ”.
Claire Pierangelo khẳng định: “Với những gì đang diễn ra tại VN hiện nay có thể đi đến kết luận rằng: Trong 20 năm nữa, diện mạo VN sẽ thay đổi rất nhiều so với hiện nay. 10 năm tới vẫn sẽ là thời kỳ ‘hỗn loạn’, ‘tranh tối, tranh sáng’ nhưng 10 năm tiếp theo sẽ là một sự chuyển dịch ‘chóng mặt’.
Rất có thể Chính phủ cộng sản cũng sẽ không còn tồn tại nữa”.
III. NHẬN XÉT:
Tin phản ánh một số nhận định, đánh giá của nhóm nhân vật Mỹ nhạy cảm thuộc Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội VN và cách tiếp cận của Mỹ đối với VN trong thời gian tới. Đáng chú ý là nhận định cho rằng: Thực trạng yếu kém, những bất cập về kinh tế-xã hội VN, cùng sự xuất hiện những tư tưởng “gần Mỹ”, bài xích TQ hiện nay đang khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, vào chế độ. Đây chính là nền tảng để VN “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chỉ cần một cú hích nhẹ của Mỹ tại các thời điểm, tình huống phù hợp thì chế độ VN sẽ sụp đổ. Trước mắt, Mỹ (mà trực tiếp là Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội) đang tìm cách xây dựng các mạng lưới xã hội VN, khai thác, lôi kéo và chuyển hóa giới trẻ VN; đẩy mạnh tuyên truyền, kích động gây chia rẽ mối quan hệ Việt-Trung… nhằm thực hiện được mục tiêu chuyển hóa, lật đổ chính quyền VN trong 20 năm tới.
IV. TÀI LIỆU KÈM THEO:
Không. Cục trưởng Cán bộ hoạt động: Đại tá Nguyễn Tân Tiến
* Nơi nhận: - TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản
Không. Cục trưởng Cán bộ hoạt động: Đại tá Nguyễn Tân Tiến
* Nơi nhận: - TT Lưu Đức Huy : 01 bản - Ban A : 01 bản
Saturday, July 27, 2013
XEM CHƯƠNG TRÌNH THÚY NGA 30 NĂM :
XEM CHƯƠNG TRÌNH THÚY NGA 30 NĂM :
SỰ LỰA CHỌN “PHI CHÍNH TRỊ-PHI VĂN HÓA” ĐỂ VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐÃ QUÁ RÕ
Vào ngày Thứ Bảy ngày 6 tháng Bảy, tôi đến Las Vegas để lần đầu tiên đi xem live chương trình ca nhạc Thúy Nga kỷ niệm 30 năm hoạt động. Có thể nói Asia và Thúy Nga là hai chương trình ca nhạc gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt hải ngoại nhiều nhất. Ban Giám Đốc Thúy Nga cũng đã nhiều lần khẳng định mục đích duy trì văn hóa Việt Nam tại hải ngoại của mình. Tôi đã rất hào hứng khi bước vào nhà hát của casino Planet Hollywood, chờ đợi một show ca nhạc “vĩ đại nhất từ trước đến nay của Thúy Nga Paris By Night” như lời quảng cáo.
Vậy mà … Tôi đã bỏ về giữa chừng chỉ sau khi chương trình Thúy Nga 30 năm kéo dài hơn một nửa! Sau màn kịch hài, tôi quyết định ra khỏi rạp mà không hề luyến tiếc … Tôi cảm thấy hụt hẫng…
Có lẽ “sự vĩ đại” của chương trình như đã quảng cáo nằm ở phần kỹ thuật sân khấu, một trong những điểm mạnh của các show Thúy Nga nhiều năm gần đây. Sân khấu hoành tráng, rực rỡ muôn màu, các nghệ sĩ bay lượn trên không … Những ai thích chỉ đi “xem” ca nhạc mà không để ý đến nội dung sẽ bị hớp hồn ngay với chương trình này.
Nhưng ngoài sân khấu ra, chương trình ca nhạc đặc biệt kỷ niệm sinh nhật 30 năm của Thúy Nga Paris cống hiến gì cho khán giả? Vẫn MC Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Vẫn những ca sĩ, ngôi sao kỳ cựu của Thúy Nga Paris. Cho đến lúc tôi bước ra khỏi rạp, tôi không hề thấy có một nội dung nào của chương trình ca nhạc này là đặc biệt để dành riêng cho sinh nhật Thúy Nga Paris 30 tuổi. Những bài nhạc tình dễ dãi, vô thưởng vô phạt, cũng giống na ná như những chương trình Thúy Nga trước. Không có nội dung nào về quê hương, dân tộc. Không có nội dung nào về những chặng đường lưu vong của người Việt, vốn là chỗ dựa về cả tinh thần và tài chính cho trung tâm Thúy Nga kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Có một tiết mục được gọi là “duy trì văn hóa dân tộc” - hai bài Một Thoáng Tây Hồ - Chiều Phủ Tây Hồ - lại chỉ được MC giải thích về tục mê tín lên đồng của người Việt!
Có cái gì đó không ổn về mặt nội dung! Tại sao Thúy Nga Paris lại dàn dựng một chương trình nghèo nàn về nội dung đến thế để kỷ niệm cột mốc 30 năm rất đáng tự hào của mình?
Những ai thường về Việt Nam, hay ở Việt Nam mới sang Mỹ có thể sẽ nhận ra câu trả lời. Nội dung chương trình ca nhạc Thúy Nga 30 năm này rất giống với các show ca nhạc đang được trình diễn ở Sài Gòn, Hà Nội ngày nay, trong các nhà hàng, phòng trà, sân khấu ca nhạc trong nước. Một thứ âm nhạc thiếu cá tính, chạy theo thị hiếu dễ dãi của người nghe. Và đặc biệt hơn cả, đó là những bài nhạc có nội dung phi chính trị, không có tính xã hội, thời sự, né tránh các nội dung vốn “nhạy cảm” trong nước hiện nay như lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, sự trăn trở về quê hương, tương lai tuổi trẻ… Đó là nội dung của một nền văn hóa bị kiểm duyệt gắt gao, chỉ được hát những gì mà nhà nước Việt Nam cho hát. Vậy mà… một chương trình ca nhạc hải ngoại lại rập khuôn theo chuẩn mực đó!
Nhận xét về khía cạnh thương mại của show ca nhạc này, người đi xem cũng có thể sẽ nhận ra câu trả lời. Một trong ba nhà tài trợ lớn có tên Lụa Thái Tuấn, một nhà sản xuất trong nước Việt Nam. Một trong những nhà tài trợ $1,000 trong mục “đố vui có thưởng” là Nguyễn Kim, công ty chuyên bán hàng kim khí điện máy ở Việt Nam, và thị trường chỉ nằm ở Việt Nam mà không có ở hải ngoại. Mục đích của Nguyễn Kim quảng cáo là chỉ nhắm vào khách hàng trong nước, mà tại sao lại quảng cáo trên Thúy Nga Paris? Hỏi tức là đã trả lời rồi: một ngày không xa, Thúy Nga Paris sẽ là công ty hải ngoại đầu tiên được quyền chính thức phát hành điã ca nhạc của mình tại Việt Nam, tổ chức show diễn tại Việt Nam. Mục tiêu thương mại trong tương lai của Thúy Nga đã quá rõ: thị trường trong nước Việt Nam. Mà muốn làm văn hóa tại Việt Nam, ai ai cũng biết phải chịu sự kiểm soát của chính quyền. Làm sao Thúy Nga có được sự ưu đãi của nhà nước Việt Nam, dọn đường để họ vào thị trường trong nước? Chắc chắn không phải là tình cờ, mà một nội dung “có kiểm duyệt, phù hợp chính sách văn hóa của nhà nước Việt Nam” của chương trình Thúy Nga 30 năm lại đi kèm với một chính sách thương mại cũng hướng về Việt Nam” rõ ràng như thế! Đã có những thỏa thuận nào giữa trung tâm Thúy Nga và các tập đoàn tư sản đỏ trong nước đang nắm ngành kinh doanh văn hóa béo bở?
Trung Tâm Thúy Nga là một công ty thương mại, cho nên lợi nhuận hẳn là mục tiêu quan trọng nhất. Nhưng cũng đã có thời kỳ Thúy Nga có được những chương trình ca nhạc mang tính chất văn hóa cao, trở thành một món ăn tinh thần cho cả người Việt hải ngoại lẫn trong nước. Tôi nhớ thời mình còn ở Việt Nam, phải nghe hằng ngày nền âm nhạc “có kiểm duyệt”, thỉnh thoảng được xem những băng đĩa “chui” của chương trình Thúy Nga, Asia … thật là thú vị, hể hả! Giờ đây, có thể thị trường người Việt hải ngoại không còn đủ hấp dẫn nữa. Việc trung tâm Thúy Nga “đạt những thỏa thuận”, hy sinh tính văn hóa để “đi tiên phong về thị trường trong nước” là sự lựa chọn của họ. Không ai có thể cấm cản trong thế giới tự do này. Chỉ có điều, Trung Tâm Thúy Nga không nên tiếp tục tự gắn cho mình cái nhãn hiệu “duy trì văn hóa Việt tại hải ngoại” nữa.
Cũng là một sự lựa chọn rất rõ ràng, nhưng theo chiều hướng ngược lại là trung tâm Asia. Ngay từ những ngày đầu, lập trường của trung tâm Asia rất rõ: không thỏa hiệp với chính quyền CSVN. Mặc dù không thiếu những chương trình nhạc tình, giải trí thuần túy, Asia thường xuyên có những chương trình nội dung gắn liền với thời sự nóng bỏng của cộng đồng người Việt hải ngoại, của người dân trong nước Việt Nam. Asia trân trọng người lính Cộng Hòa, một phần không thể thiếu của cộng đồng người Việt hải ngoại. Asia trân trọng nền âm nhạc của miền Nam trước 1975, một gia sản văn hóa vô giá của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Dù đã sau hơn 30 năm, nền âm nhạc tù túng trong nước vẫn không thể theo kịp nền âm nhạc tự do này. Asia nuôi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Và quan trọng hơn hết, Asia đứng về phía những người Việt Nam trong nước vẫn còn mơ ước, đấu tranh cho một đất nước Việt Nam thật sự độc lập, thật sự tự do, thật sự hạnh phúc. “… Hãy biết yêu quê hương Việt Nam, hãy biết đau nỗi đau người dân…” là vậy đó (nhạc sĩ Trúc Hồ). Hơn 30 năm xa xứ, người Việt hải ngoại vẫn luôn là chỗ dựa về cả vật chất lẫn tinh thần cho người dân trong nước. Nhà nước Việt Nam đã nhờ vào hằng tỉ đô la của Việt Kiều gởi về hàng năm để vực dậy nền kinh tế ngu dốt, tràn ngập tham nhũng của họ. Nếu không có sự đấu tranh kiên trì của cộng đồng người Việt hải ngoại, không chắc người dân Việt Nam đã có một bầu không khí chính trị dễ thở hơn như hiện nay. Trung Tâm Asia vẫn kiên trì với mục tiêu dùng văn nghệ hỗ trợ cho sự đấu tranh của người Việt trong và ngoài nước, để hy vọng có được một đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn trong tương lai.
Những người làm văn hóa, kinh doanh nghệ thuật đã có sự lựa chọn riêng của họ. Những người hưởng thụ văn nghệ như chúng ta cũng nên có lập trường riêng của mình. Ở một xứ sở tự do như Hoa Kỳ, việc khán thính giả phải trả tiền để xem một chương trình ca nhạc có kiểm duyệt, được định hướng bởi một nhà nước đã đẩy chúng ta ra khỏi quê hương Việt Nam, thì xem ra cũng đáng tiếc!
Vo danh (Khong dam de ten)
Đi Mỹ về… tay không
Đi Mỹ về… tay không
Nguyễn Ngọc
Bích
Ảnh
BBC
Thế là xong! Ông Trương Tấn Sang xin… và cũng được Tổng-thống Obama cho
gặp hôm thứ Năm 25/7/2013 ở Tòa Bạch Ốc. Nhưng tính-cách lụp chụp của chuyến đi
này đã làm cho mọi sự vỡ lở.
Theo kịch-bản cũ đã được dự-tính từ lâu
thì ông Sang nhắm sang Mỹ tháng 9 để ký tắt Hiệp-định Đối-tác Xuyên
Thái-bình-dương, rồi Hiệp-định sẽ thành hình (nghĩa là được Quốc-hội Mỹ
phê-chuẩn vào tháng 10 nếu mọi sự xảy ra tốt đẹp), và Tổng-thống Obama sẽ sang
VN vào tháng 11–đánh dấu một đỉnh thành công trong sự-nghiệp hòa-giải của
cá-nhân ông cũng như của Hoa-kỳ đối với Việt-nam (Cộng-sản).
Khổ nỗi, ông Sang đi sang Trung-quốc gặp ông Tập, bị nó thuốc cho câu “16
chữ vàng, 4 chữ tốt” (như ông thầy xoa đầu con trẻ… rồi cho ăn cứt gà), mang về
10 hiệp-định mà cựu-Đại-tá Bùi Tín gọi là các “văn kiện đầu hàng” hay cựu-Đại-sứ
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh gọi là “hoàn toàn lợi cho Trung quốc.” Còn Khối 8406 thì
than: “60 chữ ‘hợp tác,’ 29 chữ ‘nhất trí’ và 7 chữ ‘toàn diện’” trong một bản
Tuyên-bố chung mấy trang thì không thể khá được!
Về nước bị mắng nhiếc quá nên Tư Sang mới vội vã xin sang hội-kiến với
ông Mỹ, mong để đối-trọng với ông Tàu. Nhưng vì cập rập nên đã không có đoàn
tiền-trạm (“advance party”) đi sang nghiên cứu trước đủ các khía cạnh của chuyến
viếng thăm, không có tiếp đón rềnh rang (không thảm đỏ, không duyệt binh, không
đại-bác, không viên-chức nào cao-cấp từ phía Mỹ ra nghênh đón ngoại-trừ ông
đại-sứ Mỹ ở Hà-nội, không ở nhà khách quốc gia, không có khoản-đãi bằng một bữa
tiệc linh đình (“state dinner”), không trưng cờ hai nước trên đường, phải ở
khách-sạn thuê gần sứ-quán Trung-Cộng, v.v. trong khi chỉ cần so với sự tiếp đón
long trọng dành cho bà Aung San Suu Kyi cách đây ít tháng là thấy hết cả sự bẽ
bàng của chuyến đi. Dù như là một lãnh-tụ đối-lập ở trong tù ra chưa được bao
lâu, bà Suu Kyi đã được mời đến nói chuyện cả với lưỡng viện Quốc-hội (ngày
8/9/2012), không khác gì Tổng-thống Ngô Đình Diệm của miền Nam năm xưa sau khi
Tổng-thống Eisenhower ra tận phi-trường đón.
Một cuộc bài binh bố trận tuyệt vời
Dù được tin khá muộn (2 tuần trước), cộng-đồng VN vùng
DC-Maryland-Virginia (tức vùng thủ-đô Hoa-kỳ) đã cấp-kỳ liên-lạc với cộng-đồng
khắp nước để tổ-chức biểu tình nói lên tiếng nói của người Mỹ gốc
Việt.
Cùng lúc, tổ-chức Boat People S.O.S.
(Ủy-ban Cứu Người Vượt Biển) của Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng đã lập-tức làm việc
với cựu-Dân-biểu Liên-bang Cao Quang Ánh để phối-hợp một trận-tuyến chung với
các nhà lập pháp Hoa-kỳ. Chưa bao giờ trong đời hoạt-động ở Mỹ của tôi, tôi được
chứng-kiến một sự làm việc chặt chẽ như vừa rồi giữa cộng-đồng người Mỹ gốc Việt
và các dân-biểu nghị-sĩ ủng-hộ cho tiếng nói của chúng ta:
Thứ Hai, 22/7, Tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng hướng-dẫn một phái-đoàn các
tôn-giáo VN vào gặp Ủy-hội Hoa-kỳ về Tự do Tông-giáo Quốc-tế rồi sang Bộ
Ngoại-giao gặp Trợ-lý Thứ-trưởng Daniel Baer (lo Văn-phòng Dân-chủ, Nhân-quyền
và Lao-động).
Thứ Ba, 23/7, Dân-biểu Loretta Sanchez gọi họp báo trước tiền-đình Quốc-hội cùng với bốn dân-biểu khác (Ed Royce, Chris Smith, Al Lowenthal, Susan Davis) và đại diện của các NGO (tổ-chức phi-chính-phủ Freedom House, Reporters sans Frontières…) và các tổ-chức nhân-quyền hay đoàn-thể lớn của VN (như phần tôi lên đọc Tuyên-bố của 12 tổ-chức quần-chúng VN).
Thứ Ba, 23/7, Dân-biểu Loretta Sanchez gọi họp báo trước tiền-đình Quốc-hội cùng với bốn dân-biểu khác (Ed Royce, Chris Smith, Al Lowenthal, Susan Davis) và đại diện của các NGO (tổ-chức phi-chính-phủ Freedom House, Reporters sans Frontières…) và các tổ-chức nhân-quyền hay đoàn-thể lớn của VN (như phần tôi lên đọc Tuyên-bố của 12 tổ-chức quần-chúng VN).
Cùng ngày, 23/7, bà Dân-biểu Zoe Lofgren đã cùng với 3 dân-biểu khác (Al
Lowenthal, Susan Davis, Peter Scott) lấy được lời cam-kết của chính TT Obama là
ông sẽ đặt vấn-đề nhân-quyền ra ngày hôm sau với Chủ-tịch nước Trương Tấn
Sang.
Thứ Tư, 24/7, Dân-biểu Chris Smith, một nhà vô địch về nhân-quyền VN
trong Hạ-viện Hoa-kỳ, đã tổ-chức một cuộc họp báo ngay trong Tòa nhà chính của
Quốc-hội, Phòng 309 của Capitol Building (một chuyện rất hãn-hữu), để đưa ra
những bằng-chứng tệ-hại về vi-phạm nhân-quyền của Hà-nội. Tham-dự cuộc họp báo
này (do cựu-DB Cao Quang Ánh phối-hợp) có các dân-biểu: Ileana Ros-Lehtinen,
Bill Cassidy, Ed Royce, Frank Wolf, và đứng đằng sau các dân-biểu là một dàn các
đại diện cộng-đồng và tôn-giáo về để nói lên tình-trạng bị bức-bách của các
tôn-giáo VN.
Thứ Năm, 25/7, khoảng 1000
đồng-bào, đến từ khắp các tiểu-bang trên đất Mỹ và đến từ cả Canada
(Toronto, Montreal, Vancouver…), thậm chí cả Pháp, có mặt ở Lafayette Park ngay
trước Tòa Bạch Ốc để trương cờ vàng ba sọc đỏ và biểu-ngữ, hô những khẩu-hiệu đả
đảo ông Trương Tấn Sang và phái-đoàn, cùng đòi hỏi phải thả ngay những tù-nhân
lương-tâm nổi tiếng ở trong nước (Điếu Cày, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt
Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh
v.v.).
Khác với kỳ Nguyễn Minh Triết sang năm 2007 phải đi vào bằng cửa hông, kỳ
này Mỹ cho phái-đoàn ông Sang đi vòng trước mặt đoàn biểu tình có lẽ với dụng-ý
để cho ông Sang và tùy tùng của ông thấy sức mạnh chính-trị của cộng-đồng người
Mỹ gốc Việt. Độc-nhất chỉ có một mình xe chở ông Sang là được lái vào đến tận
thềm tòa nhà bên trong của dinh Tổng-thống Mỹ còn phái-đoàn tùy tùng thì phải
xuống xe ở ngoài cổng chính để đi bộ vào. Đi bộ vào như vậy phải mất 4-5 phút là
ít và trong thời-gian này, phái-đoàn phải nghe đầy tai nhức óc những tiếng đả
đảo, lên án của đoàn biểu tình. (Về sau, chúng tôi được biết là ngay vào bên
trong Tòa Bạch Ốc, các tiếng hô vang của đồng-bào ở ngoài nghe cũng vẫn rất
rõ.)
Cuộc gặp kéo dài hơn dự-tính
Cuộc gặp giữa TT Obama và ông Sang diễn ra dài hơn thời-gian dự-định dù
như ngay sau đó, TT Obama đã phải lên đường đi Florida diễn-thuyết. Những điều
trao đổi có được ghi lại khá đầy đủ trong 3 trang chữ nhỏ của bản “Tuyên-bố
chung” giữa hai ông do Tòa Bạch Ốc đưa ra sau đó. Bản Tuyên-bố này cũng được tờ
Nhân Dân in lại đầy đủ trong bản dịch tiếng Việt ngày hôm nay, tuy-nhiên đến
đoạn này thì cũng phải cho phép tôi ngờ vực một chút: “Hai nhà lãnh đạo hoan
nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao,
và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai
nước.” (NNB gạch dưới) Hai đảng nào? Phía VN thì ta biết tờ báo định nói đảng
nào rồi nhưng phía Mỹ? Hay tờ Nhân Dân tính cho Đảng Dân-chủ của ông Obama cũng
cùng một ruộc với đảng CS của Hà-nội?
Ở đây không phải là chỗ để đi vào chi-tiết bản Tuyên-bố chung của hai bên
Mỹ-Việt. Chuyện này thì tôi cho sẽ có nhiều bình-luận-gia làm dài dài trong
những ngày tới. Tôi chỉ muốn nêu ra một hai điểm.
Trước hết là sự đánh giá của một tiếng nói ở trong nước. Nguyên Anh trên
Danlambao viết:
“Chuyến
công du Mỹ của người đứng đầu nhà nước CSVN Trương Tấn Sang đã hoàn toàn thất
bại! Ngoài nhận được một lời hứa từ nguyên thủ cường quốc Hoa Kỳ sẽ xem xét cho
VN gia nhập TPP vào cuối năm nay Trương chủ tịch không còn cái gì đem về VN khi
Mỹ đã nắm hết thóp tình hình chính trị VN hiện nay.
“Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ.
“Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn.
“Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông.
“Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!”
“Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ.
“Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn.
“Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông.
“Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!”
Và Nguyên Anh cho là ông Tư Sang đã lỡ một cơ-hội ngàn đời để gỡ bí cho
Việt-nam. Đó cũng là kết-luận của tôi khi tôi được thông-tấn-xã của Dòng Chúa
Cứu Thế (VRNs) phỏng vấn tôi từ trong nước. So với chuyến đi sang Tàu ông Sang
đem 10 hiệp-định bất-bình-đẳng về, kỳ này ông Sang không đem được bất cứ cái gì
cụ-thể về chỉ trừ những lời chia xẻ rất thẳng thắn của ông Obama về vấn-đề
nhân-quyền:
“Chúng
tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề
nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải
tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng
tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và
những thách thức còn tồn tại.” (NNB gạch dưới)
Vì VN(CS) không có những nhượng-bộ về
mặt này nên ông Sang đã phải về… tay không.
Đạo đức giả của ông Sang còn có thể
thấy ngay được cả trong hai lần ông cám ơn TT Obama đã giúp cho người Mỹ gốc
Việt ổn định cuộc sống và đóng góp vào xứ này, kể cả về mặt “hoạt động chính
trị” (“political activities”) mà người thông-dịch của ông quên dịch. Chứ
không thì khá buồn cười! Khi nghĩ lại là ông Sang qua câu đó, cám ơn các
biểu-tình-viên đang la ó phái-đoàn của ông ngay ở ngoài cổng Tòa Bạch
Ốc!
Nguyễn Ngọc Bích
Subscribe to:
Posts (Atom)