Gạo thơm Thái Lan bị nhiễm độc?
Gạo thơm Thái Lan hàng triệu người Việt hải ngoại
đang ăn:Đã bị nhiễm độc?
Mấy ngày qua, báo chí hải ngoại và nhiều nguồn tin trên các phương tiện truyền thông khác nhau loan báo về việc một loại gạo thơm của Thái Lan bị nhiễm độc. Sự việc sẽ rất nghiêm trọng ( nếu đúng sự thật,) vì 3 triệu người Việt hải ngoại đã và đang ăn các loại gạo Thái Lan này.
Mấy ngày qua, báo chí hải ngoại và nhiều nguồn tin trên các phương tiện truyền thông khác nhau loan báo về việc một loại gạo thơm của Thái Lan bị nhiễm độc. Sự việc sẽ rất nghiêm trọng ( nếu đúng sự thật,) vì 3 triệu người Việt hải ngoại đã và đang ăn các loại gạo Thái Lan này.
Tờ *Tin Viet News* ra ngày 24/2/2005 có bài viết:*COI CHỪNG ĂN GẠO THÁI LAN NHIỄM ĐỘC*với nội dung như sau:
Hiện nay hầu hết các siêu thị Á Đông đều bày bán
nhiều loại gạo xuất xứ từ Thái Lan - nhất là loại gạo hình Ông Địa, ghi là Gạo
Nàng Hương Jasmine.
Hiện nay loại gạo này đều bị nhiễm độc hoàn toàn.
Hiện nay loại gạo này đều bị nhiễm độc hoàn toàn.
Báo động từ gạo hương lài Thái Lan (Jasmine). Thật
ra, gạo hương lài (gạo jasmine) Thái Lan chỉ là một trong các dấu vết đầu tiên
của vụ ô nhiễm kim loại nặng Cadmium ở tỉnh Tak của nước này. 110.000 người ở
Tak có nguy cơ ngộ độc Cadmium, song đây là một phát hiện muộn những... 2 năm.
Chưa hết, phản ứng của Bộ Nông Nghiệp Thái Lan vào cuối tuần trước cũng bị xem
là muộn thêm những 2 tháng! Tại sao vậy?
Gạo hương lài (Jasmine) là loại gạo “ngon nhất Thái
Lan”.
5.700 người trong vùng được cảnh báo không dùng tiếp
các loại cây lương thực mọc trên vùng đất sinh sống của họ, do các Cơ Quan chức
năng đã xác định mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của kim loại nặng Cadmium (Cd)
trong khu vực này. Trong đó, có 500 người đang có nguy cơ bị loãng xương và tổn
hại thận do ngộ độc Cadmium. Họ đều là cư dân ở lòng chảo Huai Mae Tao, huyện
Mae Sot, tỉnh Tak (Thái Lan).
Trước đó, vào ngày 17/1/2004, báo *The Nation*đưa
tin: Viện Quốc Tế Quản Lý Nước (IWMI) - một Tổ Chức Môi Trường Thế Giới đã cho
biết khoảng 110.000 người ở tỉnh Tak (Thái Lan) có nguy cơ nhiễm phải những căn
bệnh nguy hại do tích tụ Cadmium trong cơ thể với mức cao hơn tiêu chuẩn an
toàn quốc tế.
Theo báo cáo năm 2002 của IWMI, kết quả khảo sát đất
và tài nguyên nước tại Phra That Phadaeng và Mae Tao ở khu vực lòng chảo Huay
Mae Tao (huyện Mae Sot, tỉnh Tak) đã cho thấy vùng này bị ô nhiễm Cadmium hết
sức nặng nề.
[image: Gao thom Thai Lan hang trieu nguoi Viet hai
ngoai dang an Da bi nhiem doc]
Nghiên cứu 154 ruộng lúa ở 8 làng trong khu vực,
IWMI cho biết đất bị nhiễm Cadmium cao hơn 94 lần so với tiêu chuẩn an toàn
Quốc Tế. IWMI cũng nghiên cứu nồng độ Cadmium có trong gạo, tỏi và đậu nành sản
xuất tại đây. Kết quả: Nhiễm Cadmium cao hơn mức tiêu chuẩn châu Âu cho phép.
Cụ thể: Có 0,1-44 miligam Cadmium trong 1kg gạo, cao hơn tiêu chuẩn an toàn là
0,043 miligam/kg gạo. Trong tỏi và đậu nành, độ Cadmium cao hơn khoảng 16-126
lần tiêu chuẩn được phép. Vì vậy, IWMI đã dự báo nạn ô nhiễm Cadmium có thể ảnh
hưởng đến 5.756 cư dân thuộc 8 ngôi làng trong khu lòng chảo này, và cả với
106.413 cư dân của huyện Mae Sot - những người tiêu thụ trực tiếp gạo từ các
làng trên. Ngay sau đó, Cục Kiểm soát Ô nhiễm Thái Lan đã thành lập một Ủy Ban
điều tra về vấn đề này...
Tới ngày 27/2/2004, Bộ Trưởng Bộ Tài Nguyên - Môi
Trường Prapat Panyachatraksa đã công bố: Loại gạo Jasmine của Phra That
Phadaeng ở huyện Mae Sot, tỉnh Tak - từng đoạt nhiều giải thưởng gạo Jasmine
ngon nhất Thái Lan trong 2 năm 2002, 2003 - đã bị phát hiện có chứa Cadmium ở
mức không thể chấp nhận được. Kể ra, khẳng định trên của Bộ Trưởng Prapat dù có
“sát sạt” và thẳng thắn song đã muộn mất 2 năm, kể từ khi IWMI có kết luận về
vụ này vào năm 2002.
Tuy nhiên ông phủ nhận việc gạo bị nhiễm độc và nói
rằng ăn vào vẫn không bị ảnh hưởng. Dù chưa rõ đâu là nguồn gây ô nhiễm, song
các giả thuyết đều tập trung vào hai công ty khai thác mỏ kẽm trong khu vực. Cả
hai công ty này đã phủ nhận khả năng chính họ phải chịu trách nhiệm về vụ ô
nhiễm, và đã thuê trường Đại Học Chulalongkorn tiến hành riêng một cuộc nghiên
cứu về nguồn gây ô nhiễm này. Tòa đại sứ Thái Lan tại Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng
phủ nhận nguồn tin nói trên và cho rằng điều này không đúng sự thật và chưa có
một nghiên cứu khoa học nào chứng minh những điều vừa kể.
Những khuyến cáo cho những ai thích ăn gạo Thái Lan với nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào hay gạo Jasmine xuất phát từ Thái Lan có thể bị nhiễm độc, đã làm cho nhiều người lo ngại. Hiện nay hầu hết các siêu thị Á Đông đều bày bán rất nhiều loại gạo xuất xứ từ Thái Lan, nhất là loại gạo hình Ông Địa
ghi là Gạo Nàng Hương Jasmine có tin là bị nhiễm độc chất kim loại nặng cadmium ở tỉnh Tak của nước Thái.
Những khuyến cáo cho những ai thích ăn gạo Thái Lan với nhãn hiệu Nàng Hương Chợ Đào hay gạo Jasmine xuất phát từ Thái Lan có thể bị nhiễm độc, đã làm cho nhiều người lo ngại. Hiện nay hầu hết các siêu thị Á Đông đều bày bán rất nhiều loại gạo xuất xứ từ Thái Lan, nhất là loại gạo hình Ông Địa
ghi là Gạo Nàng Hương Jasmine có tin là bị nhiễm độc chất kim loại nặng cadmium ở tỉnh Tak của nước Thái.
Còn báo *Cali Today* sau khi đăng lại ý liến khác
nhau từ nhiều nguồn rồi đưa ra nhận định "*đây là một vấn đề hết sức quan
trọng vì hiện nay có gần 3 triệu người Việt hải ngoại trên khắp thế giới đã và
đang ăn gạo Thái Lan dưới nhiều nhãn hiệu khác nhau*".
*PHẢN ỨNG TỪ PHÍA THÁI LAN*
Sau khi các thông tin cho rằng gạo nàng hương của
Thái Lan bị nhiễm độc Cadmium được đăng trên các báo, tòa lãnh sự Thái Lan đã
gửi một lá thư cho báo chí Việt Nam tại quận Cam để xác định rằng gạo Thái Lan
không hề nhiễm độc và bảo đảm là phẩm chất rất an toàn. Lá thư từ Trung Tâm Mậu
Dịch TháiLan phổ biến và gửi đi từ thành phố Los Angeles, nói rằng theo tin báo
chí về tình hình nhiễm độc cadmium trong gạo Thái Lan trong những ngày vừa qua,
thì nguồn tin nói trên dựa vào bản phúc trình từ Sở Kiểm Soát Ô Nhiễm của Bộ
Tài Nguyên Thiên Nhiên và Môi Trường, chính phủ Hoàng Gia Thái vào tháng
2, trong đó cho thấy có nhiễm cadmium trong vùng
trồng trọt của 2 làng ở Huyện Mae Sot, tỉnh Tak. Phúc trình cho thấy phần tử
nhiễm cadmium đã vào ruộng lúa của 2 làng này qua nước thủy lợi, mà nguồn nước
xuất phát trong vùng khoáng kẽm khai thác.
Vùng có vấn đề là các làng Pha Tat và Mae Tao Mai ở
Huyện Mae Sot, Tỉnh Tak rộng 800 mẫu đất trồng với sản lượng 1.200 tấn một năm.
Sản lượng trồng lúa trong khu vực quá nhỏ và chủ yếu để nông dân dùng cho gia
đình, và không bao giờ đưa vào xuất khẩu. Giới chức Thái Lan và Bộ Tài Nguyên
Thiên Nhiên và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp và Hợp Tác Xã và Sở Phát Triển Điền
Địa đang nghiêm túc giải quyết vấn đề này. Ngay khi khám phá ra, giới chức Thái
đã mua và tiêu hủy gạo sản xuất từ đây và hiện vẫn canh chừng an toàn y tế cho
tất cả gạo xuất cảng từ Thái Lan. Cuối cùng, Trung Tâm Mậu Dịch Thái bảo đảm
với khách hàng dùng gạo Thái rằng chính phủ Thái xem sức khỏe và an toàn người
tiêu dùng như trách nhiệm quan trọng và dùng mọi phương tiện để giữ gìn phẩm
chất gạo Thái trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan (Thai Trade Center), một cơ qua chính phủ Thái đặt tại Los Angeles, gửi văn bản chính thức đề ngày 25/2/2005, cho biết tuy có trường hợp gạo trồng ở Thái Lan bị nhiễm cadmium, nhưng số gạo này *“có khối lượng nhỏ và chỉ dùng cho cư dân trong vùng và chưa bao giờ được đưa vào thị trường xuất cảng”.
Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan cho biết thêm:*“Nhà chức trách Thái Lan - Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp Và Hợp Tác Xã, và Sở Phát Triển Điền Địa... đã thu mua và tiêu hủy tất cả gạo sản xuất trong vùng”.
Theo báo *Người Việt* (tại California), Ông Alex Lee, Giám Đốc Tiếp Thị Công Ty Sun Lee, Inc. - là công ty nhập khẩu gạo “Ông Địa,” đã có lời giải thích về sự khác biệt giữa loại gạo bị nhiễm cadmium và loại gạo nhập từ Thái vào Hoa Kỳ:
Bên cạnh đó Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan (Thai Trade Center), một cơ qua chính phủ Thái đặt tại Los Angeles, gửi văn bản chính thức đề ngày 25/2/2005, cho biết tuy có trường hợp gạo trồng ở Thái Lan bị nhiễm cadmium, nhưng số gạo này *“có khối lượng nhỏ và chỉ dùng cho cư dân trong vùng và chưa bao giờ được đưa vào thị trường xuất cảng”.
Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan cho biết thêm:*“Nhà chức trách Thái Lan - Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Môi Trường, Bộ Nông Nghiệp Và Hợp Tác Xã, và Sở Phát Triển Điền Địa... đã thu mua và tiêu hủy tất cả gạo sản xuất trong vùng”.
Theo báo *Người Việt* (tại California), Ông Alex Lee, Giám Đốc Tiếp Thị Công Ty Sun Lee, Inc. - là công ty nhập khẩu gạo “Ông Địa,” đã có lời giải thích về sự khác biệt giữa loại gạo bị nhiễm cadmium và loại gạo nhập từ Thái vào Hoa Kỳ:
*“Gạo nhiễm cadmium là loại gạo trắng thường, trồng
ở tỉnh Tak phía Tây Bắc Thái Lan sát biên giới Myanmar...Gạo jasmine của chúng
tôi được nhập từ tỉnh khác, tỉnh Surin, nằm ở miền Đông Thái Lan, bên này rặng
núi là Surin, bên kia là Việt Nam, hoàn toàn không bị nhiễm độc”.
Theo văn bản của Trung Tâm Mậu Dịch Thái Lan,gạo
nhiễm cadmium được phát hiện trong vùng làng Pha Tat và Mae Tao Mai, huyện Mae
Sot, tỉnh Tak và Chất cadmium đã vào những ruộng lúa ở hai xã trên theo dòng
nước thủy lợi với nguồn xuất xứ từ một mỏ thiếc.
Theo báo *Bangkok Post*, “Chính Phủ Thái đã mua lại
tất cả gạo từ quận Mae Sot thuộc tỉnh Tak” để tránh trường hợp gạo nhiễm độc
lọt vào đường dây xuất khẩu.
Vấn đề gạo bị nhiễm chất độc kim loại đã xảy ra cách
đây gần một năm tại tỉnh Tak, Thái Lan. Sau vụ ấy, chính phủ Thái Lan và các
trường đại học đã thực hiện hàng loạt những điều tra, nghiên cứu, nhằm bảo đảm
số gạo nhiễm độc không được xuất ra khỏi tỉnh và bảo đảm nguồn nước được tẩy
sạch các chất độc kim loại. Theo lời một quan chức cao cấp của Bộ Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên Thái Lan, dẫn theo bản tin của *Bangkok Post* ngày
9/4/2004 thì: “Bộ Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên sẽ mua lại 130 tấn gạo
bị nhiễm độc kim loại tại quận Mae Sot thuộc tỉnh Tak. Số gạo này sẽ bị
mang đi tiêu hủy”.
No comments:
Post a Comment