Đèo Ngang
Chiêm
ngưỡng phong cảnh hữu tình lúc chiều tà trên đỉnh Đèo Ngang – nơi Bà Huyện
Thanh Quan lấy cảm hứng viết bài thơ nổi tiếng Qua Đèo Ngang – quả là trải
nghiệm thú vị.
Đèo
Ngang nằm trên dãy Hoành Sơn trùng trùng điệp điệp kéo ra tận biển, là ranh
giới giữa 2 tỉnh: Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đèo dài khoảng 6 km, đỉnh cao 256
m, án ngữ con đường thiên lý bắc nam.
Đèo
Ngang cách thị trấn Ba Đồn 24 km, cách TP.Đồng Hới của tỉnh Quảng Bình 80 km.
Theo sử ghi chép, năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan trên đỉnh
Đèo Ngang. Cửa Hoành Sơn cao 4 m, hai bên có thành dài 30 m, ở trên cổng đắp
nổi ba chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía hai cửa xẻ núi tạo thành 1.000 bậc thang
lên xuống…
Hướng lên Đèo Ngang từ
phía Quảng Bình
Cung đường uốn lượn dẫn vào
hầm Đèo Ngang
Từ khi có hầm đường bộ,
đường đèo yên tĩnh, sạch sẽ rất đẹp
Đền thờ Liễu hạnh công chúa
dưới chân Đèo Ngang
Cảnh sơn thủy hữu tình phía
nam đèo thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch
Nhiều người chọn đi đường
đèo để thưởng ngoạn cảnh thay vì đi đường hầm
Năm 2004, hầm đường bộ xuyên
giữa lòng núi Hoành Sơn với chiều dài 2.849 m hoàn thành đưa vào sử dụng. Từ
đó, các phương tiện đi lại thuận tiện hơn nhiều khi leo
đèo.
Đứng
ở Hoành Sơn Quan mà ngắm về tứ phía, nhất là bắc và nam thì vô cùng thích
thú bởi cảnh vật quá đẹp. Lúc ấy, bạn có cảm giác như đã chạm vào một chút
giới bồng lai tiên cảnh.
Đèo
Ngang là nơi dừng chân của không biết bao nhiêu tao nhân, mặc khách, vua
chúa, tướng lĩnh…nhưng ấn tượng nhất vẫn là giai phẩm Qua Đèo Ngang của Bà
Huyện Thanh Quan.
Bước
tới Đèo Ngang bóng xế tà/Cỏ cây chen đá, lá chen hoa/Lom khom dưới núi tiều
vài chú/Lác đác bên sông chợ mấy nhà/Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/Thương
nhà mỏi miệng cái gia gia/Dừng chân đứng lại trời non nước/Một mảnh tình riêng ta với ta.
Một dòng suối từ đỉnh xuống
róc rách xuyên qua đường đèo
Đèo Ngang trong chiều
tà
Một đoạn cua trên
đèo
Đường lên Hoành Sơn
Quan
Hoành Sơn Quan vẫn sừng sững
uy nghi qua hàng trăm năm
Ở bắc đèo, huyện Kỳ Anh đang
từng ngày thay da đổi thịt
Hoành Sơn Quan cổ
kính
Rêu phong đường lên đỉnh
Hoành Sơn
Đứng trên Đèo Ngang, nhớ về
bài thơ của Bà huyện Thanh Quan trong ráng chiều
Cảnh đẹp như một bức tranh
khi ngày mùa về
Bâng khuâng nhớ nhà khi đèn
lên
Bãi biển Hoành Sơn hoang sơ tuyệt đẹp
Tôi dự kiến kết thúc chặng đường các tỉnh phía bắc Trung Bộ tại Đèo Ngang, điểm cuối cùng của Hà Tĩnh, nơi tiếp giáp Quảng Bình. Nơi đây - Hoành Sơn đã từng là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử.
Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc – Nam. Đèo Ngang nổi tiếng không chỉ vì yếu tố lịch sử mà còn là một thắng cảnh nổi tiếng của dải đất miền trung đầy nắng gió. Trên đỉnh đèo có Hoành Sơn Quan, được xây từ thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn, vẫn đứng sừng sững qua bao mưa nắng thời gian cho tới bây giờ… Đèo Ngang đã trở thành một huyền thoại đi vào văn chương, thi ca.
Tìm một chặng nghỉ chân trước khi vượt qua con đèo và dãy Hoành Sơn, tôi đã dừng lại ở bãi biển Hoành Sơn. Nằm ngay dưới chân đèo Ngang, đúng hơn là nằm ngay ngã ba từ tuyến quốc lộ 1A đi sát biển phân nhánh – một nhánh lên đèo theo con đường xưa cả ngàn năm, một nhánh đi xuyên hầm Đèo Ngang qua núi, bãi biển Hoành Sơn hoang sơ và lẩn khuất…
Bình minh trên bãi biển Hoành Sơn, biến vắng trong ánh ban mai
|
Chỉ có những con sóng tràn lên bờ cát, lên những bãi đá. Phía xa là dải Hoành Sơn xanh mờ nhô ra biển |
Bãi Hoành Sơn thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh – cách chân đèo Ngang chưa tới 2km (theo hướng quốc lộ Bắc – Nam), phía bên kia là địa phận Quảng Bình. Có lẽ ở nơi “tận cùng” này, mọi thứ vẫn còn hoang sơ như con đèo và dãy Hoành Sơn hùng vĩ.
Bãi biển Hoành Sơn được dãy núi bao bọc che chở nên kín đáo và lặng gió; nước trong, xanh ngắt. Nơi đây thừa hưởng khí hậu cũng như phong cảnh của cả biển và núi rừng. Ở bãi biển có thể nhìn thấy dãy Hoành Sơn – dãy núi chạy từ dải Trường Sơn – kéo ra tận biển Đông.
Ở đó cũng có những bãi đá lô xô lan từ núi ra biển như như bãi “đá nhảy” như nhiều bãi biển miền Trung…
Ở đó cũng có những bãi đá lô xô lan từ núi ra biển như như bãi “đá nhảy” như nhiều bãi biển miền Trung…
Thấp thoáng bóng dáng những ngư dân
|
Bãi biển Hoành Sơn nhỏ, hẹp, không thể là những bãi tắm tráng lệ mang tính công nghiệp du lịch ở miền trung như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An)… nhưng lại gây ấn tượng bởi sự hùng vĩ và hoang sơ của thiên nhiên, sự giản dị của cuộc sống con người.
Khi con sóng rút đi…
|
Buổi chiều, biển như bình yên và buồn hơn
|
Con thuyền cô đơn cũng đang ngơi nghỉ
|
Bãi đá và những mảng rêu cũng lặng lẽ
|
Bãi biển Hoành Sơn chắc chắn sẽ hấp dẫn những người ưa phiêu lưu, khám phá. Thử xem, một buổi chiều trên bãi biển, trời man mác, không có ai và bất chợt một… đàn bò hiện ra. Dải Hoành Sơn đâm ra biển xanh mờ, những con sóng chồm lên bãi đá… Và thử xem, buổi chiều lên con đèo và xuống khi trời muộn; vẳng nghe thơ Bà Huyện Thanh Quan: “Một mảnh tình riêng ta với ta…”.
Một bức tranh của biển để lại
|
Đàn bò thủng thẳng đi về…
|
Chuyện bên lề đèo Ngang
Hai tỉnh uỷ Quảng Bình và Hà Tĩnh họp nhau để bàn kế hoạch tu sửa và quảng cáo du lịch đèo Ngang. Tỉnh ủy Quảng Bình cho rằng cái tên nó vận vào số mạng của một người hay một vùng, anh đề nghị đổi tên đèo Ngang (đang nghèo) thành đèo Nghếch ( đếch nghèo). Tỉnh uỷ Hà Tĩnh phát biểu rằng đổi tên như vậy cũng không thay đổi được cuộc sống của nhân dân hai tỉnh. Vùng này nghèo vì dân đông mà đất đai khai thác chẳng có bao nhiêu, phải làm sao đưa kế hoạch và nhắc nhở người dân hạn chế sinh đẻ.
No comments:
Post a Comment