Sunday, June 29, 2014

Săn đặc sản đắt như... vàng ròng trên đất đảo

Săn đặc sản đắt như... vàng ròng trên đất đảo

Được sự ưu đãi của thiên nhiên, đất đảo Quan Lạn, Quảng Ninh có một món đặc sản nổi tiếng khắp miền Bắc - món sá sùng (hay còn gọi là địa sâm, giun biển). Giá sá sùng cũng đắt vào bậc nhất hải sản, 3,5 - 4 triệu đồng/kg.
alt
Từ thời xa xưa, sá sùng đã là món đặc sản quý hiếm tiến cống cho vua chúa. Người ta cho rằng ăn sá sùng có thể giúp tăng cường sinh lực.
alt
Trên đảo Quan Lạn chỉ có 2 bãi biển có thể săn bắt sá sùng là bãi Quan Lạn và bãi Minh Châu. (Ảnh trong bài được chụp tại bãi Quan Lạn)
alt
Mùa khai thác sá sùng (người dân đảo Quan Lạn gọi là con mồi) từ tháng 3 đến tháng 7. Người dân lựa đúng dịp con nước xuống thì ra bãi đào bắt.
alt
Khoảng 7 giờ sáng, những người phụ nữ đảo Quan Lạn đã tỏa ra bãi biển để bắt đầu một ngày "săn" sá sùng.
alt
Mỗi người phụ nữ mang theo 1 cái mai và chiếc rổ nhỏ để phục vụ công việc đào bắt. Hễ nhìn thấy dấu hiệu tổ sá sùng là họ nhanh tay cắm sâu chiếc mai xuống đất.
alt
Dưới lớp đất cát, con sá sùng tròn mẩy lộ diện...
alt
Với mức giá 4 triệu đồng/kg sá sùng khô, một ngày đào bắt sá sùng có thể mang về tiền triệu cho người phụ nữ này. Chẳng vậy mà người ta nói đặc sản sá sùng đắt như vàng ròng! Thậm chí, do việc săn bắt nhiều khiến số lượng sá sùng giảm đi nên người có vàng chưa chắc đã mua được.
alt
Công việc "săn" sá sùng là chuỗi động tác di chuyển - đào bắt lặp đi lặp lại trên bãi đất cát từ 7h sáng đến đầu giờ chiều.
alt
Trên cả bãi rộng mênh mông, tôi chỉ thấy những người phụ nữ mải mê đào bắt. Hỏi han một chị mới hay đàn ông trên đảo không tham gia công việc này. Chị nói vui là con sá sùng thấy nam giới thì tự nhiên tụt mất hút. Tuy nhiên lý do thực sự có lẽ là những đàn ông trên đảo đã quá bận rộn với những chuyến đi biển.
alt
Hiện nay do săn bắt nhiều nên thông thường mỗi ngày một người phụ nữ chỉ kiếm được dăm lạng sá sùng tươi. Người dân trên đảo Quan Lạn đã ra quy định bất thành văn là chỉ được dùng mai đào bắt chứ không được dùng các loại máy móc cơ giới để duy trì nguồn lợi từ sá sùng.
alt
Những con sá sùng bắt về sẽ được tập kết tại một gia đình chuyên về chế biến, sấy khô. Người dân cho rằng, đó là sự phân công công bằng mỗi người một việc, người khỏe đi đào bắt còn người không bắt được thì ở nhà chế biến.
alt
Nhìn những người phụ nữ phơi mình trên bãi biển bắt từng con sá sùng, tôi nghĩ rằng cái giá vàng ròng cũng thật xứng đáng!
alt
Những con sá sùng được lộn ruột, rửa sạch cát rồi sấy bằng than tổ ong trong nhiều tiếng tới khi khô, có màu phấn trắng nhẹ. (Ảnh này của trang Du lịch đảo Quan Lạn)


alt
Sá sùng khô được phân loại thành các nhóm với chất lượng khác nhau. Trong hình là sá sùng khô loại 2 có giá 3,5 triệu đồng/kg. Sá sùng tươi có thể xào chua ngọt, chiên hay nướng. Sá sùng khô chiên là món ăn tuyệt vời để nhậu lai rai cùng gia đình. Vị ngọt tự nhiên thêm chút đậm đà của biển khiến cho sá sùng trở thành món đặc sản nổi tiếng bậc nhất.

Saturday, June 28, 2014

Những loại Viagra tự nhiên số 1 của người Việt

Những loại Viagra tự nhiên số 1 của người Việt
 
Những món ăn, bài thuốc phổ biến ở Việt Nam dưới đây có tác dụng bất ngờ trong việc kích thích ham muốn phòng the.
8 loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam này có tác dụng không kém viagra đâu nhé!

Củ mài 

Người ta đã tách được hoạt chất có trong củ mài là Dehydroepiandrosteron (DHEA), cũng là chất có trong thượng thận người và động vật. DHEA là chất có hoạt tính cường dương mạnh. Nếu uống DHEA hàng ngày sẽ làm tăng hàm lượng DHEA này trong huyết tương, nâng cao khả năng hoạt động tình dục. Theo tài liệu cổ hoài sơn vị ngọt, tính bình. Chữa di tinh, tiểu tiện nhiều lần,…

Viagra tự nhiên1
 Lá hẹ
 
Cây hẹ có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo... Hẹ là loại rau không chỉ được dùng nhiều trong các món ăn mà còn là cây thuốc quý chữa bệnh. Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
 
Viagra tự nhiên2
 
Tôm đồng chữa dương suy
 
Tôm đồng giàu đạm, kali, photpho, magiê, iốt và vitamin A, thịt tôm mềm xốp dễ tiêu hóa là thực phẩm dinh dưỡng thích hợp cho người già, người cơ thể suy nhược.Y học truyền thống cho rằng, tôm đồng tính ôn vị ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, thông sữa, giải độc bổ trợ trị liệu thận suy, dương suy, tắc sữa, mụn nhọt. Món ăn dễ làm là tôm rang, tôm rán trứng.
 
Viagra tự nhiên3
Rau ngót
 
Rau ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục, giúp tạo hưng phấn, cải thiện chất lượng tinh trùng. Lá rau ngót có nhiều protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, C…và rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng, số lượng tinh trùng, khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Hợp chất phytochemical trong rau ngót có tác dụng như dược liệu khơi dậy sức sống phòng the.
 
Viagra tự nhiên4
Thịt trai
 
Trai không chỉ là món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ, chữa mồ hôi trộm cho trẻ mà còn có tác dụng với những người bị tăng huyết áp, nam giới bị u xơ tuyến tiền liệt hoặc bị yếu sinh lý... Với nam giới bị yếu sinh lý ăn cháo trai một thời gian sẽ thấy có tác dụng cải thiện rõ rệt.

Viagra tự nhiên6
 Rễ cau
 
Theo kinh nghiệm y học dân gian, cau còn được xem là vị thuốc quý, có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh trong đời sống, thậm chí là Viagra tự nhiên an toàn và hiệu quả tức thì. Rễ cau treo, hay còn gọi rễ cau nổi, tức phần rễ cau con lơ lửng trên mặt đất là một vị thuốc có tác dụng bổ dương rất tốt.

Viagra tự nhiên8
 Trái sầu riêng
 
Trong y học, loại trái có phần vỏ xù xì thô ráp toàn gai này lại có thể làm tiêu tan nỗi "sầu chung" của nam nữ trong chuyện gối chăn. Trái sầu riêng tuy có mùi khó chịu (ở lớp vỏ bên ngoài) nhưng là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Có khả năng chống lão hóa rất tốt, làm đẹp làn da và tăng cường trí nhớ. Đặc biệt, loại trái này có công dụng tuyệt vời trong chữa trị chứng liệt dương, yếu sinh lý ở cả nam và nữ giới.

Viagra tự nhiên8
Quả sung
 
Sung là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu axit amin có khả năng làm tăng ham muốn tình dục mà bạn không nên bỏ qua.

Viagra tự nhiên9

Chợ hải sản ăn liền độc, rẻ nhất Việt Nam

Chợ hải sản ăn liền độc, rẻ nhất Việt Nam
 


{keywords}

Biển núi Cù lao Chàm quyến rũ gọi mời.

Chị Nguyễn Thị Lan, du khách người Huế đến Cù lao Chàm, xuýt xoa kể về lần đầu tiên đi chợ hải sản ăn liền nơi bờ biển xã đảo thuộc Hội An, Quảng Nam này.
Hơn 30 phút đi ca nô cao tốc từ cảng Cửa Đại, Hội An vượt biển giữa trời lặng gió, xã đảo Tân Hiệp - Cù lao Chàm hiện ra giữa trời nước mênh mông.
Đây là đảo tiền tiêu nơi biển Đông, là Khu dự trữ sinh quyển nổi tiếng thế giới - một phần không thể thiếu trong hành trình của du khách khi đến thăm khu đô thị cổ Hội An. Cù lao Chàm quyến rũ không chỉ vì cảnh biển xanh trong vắt mà còn bởi những thứ lạ lẫm của cư dân xã đảo, như không dùng túi ni lon, buôn bán thật thà chất phác với giá rẻ bất ngờ.
 
Vừa đặt chân lên bờ biển bãi Làng của xã đảo Cù lao Chàm, du khách sẽ thấy ngay khu chợ ẩm thực hải sản ăn liền hiện ra. Cơ man nào là hải sản, đủ loại tươi sống bơi lội tung tăng trong những chiếc thau nhôm to đùng.
Anh bạn làm hướng dẫn du lịch nơi xã đảo này kể: "Bây giờ ra Cù lao Chàm không còn khó khăn như cách đây 2 năm. Chỉ cần có thời gian và chút ít tiền lận lưng là vô tư thưởng thức đủ món ngon vật lạ mà dân các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn gọi là đặc sản".
Anh bảo, khách bình dân cũng có thể vi vu ngắm biển trời, núi rừng miễn phí và ăn hải sản rẻ chỉ bằng ½ trong đất liền và ¼ ở các thành phố lớn.
Sau khi lựa chọn tôm, mực, ốc, ghẹ... tươi ngon, chỉ cần khách gật đầu đồng ý mua là chủ hàng tay dao tay thớt nhoay nhoáy khoảng 5 phút là các món ăn đã tinh tươm trên chiếc đĩa sứ trắng, thơm ngào ngạt của hương vị hải sản biển.
{keywords}

Giá mực sống đang bơi trong thau chỉ 120 nghìn/kg, cầu gai 30 nghìn đồng/con. Còn cá thì tùy loại có giá từ 100 đến 300 nghìn kg sau khi chế biến.
Chị Thu, một chủ quán tại đây, nói: "Mực có giá từ 120.000 đến 200.000 đồng/kg tùy loại. Cầu gai biển mỗi con 35.000. Thích thì cứ chọn, bảo đảm ngon bổ, rẻ không ở mô rẻ hơn. Em muốn ăn loại nào, chờ chị ít phút là có ngay".
Ngay loại cá mú biển, tại biển Cù lao Chàm chỉ 300.000 đồng/kg trong khi các nhà hàng trong đất liền "hét" giá hơn 1,2 triệu đồng/kg.
Trò chuyện với chúng tôi, nhiều du khách bảo nếu đến đảo Cù lao Chàm, lý thú nhất là ngồi nhâm nhi hải sản tươi sống. Chợ họp ngay bên bờ biển, từ sáng sớm đến chiều tối, với 10 gian hàng có thể phục vụ thực khách bất kể giờ nào.
"Hè năm nào tui cũng cùng vợ con đáp máy bay vào Đà Nẵng và phi thẳng đến Hội An, mua vé ra Cù lao Chàm ở lại chơi thỏa thích mới về. Cái thú ở đảo là có núi, có biển lại được thưởng thức hải sản tươi sống mà không cần phải lo nghĩ chuyện chặt chém như nhiều nơi khác" - anh Nguyễn Xuân Anh, một khách du lịch ở Hà Nội, kể.
{keywords}
 
Du khách chỉ cần bỏ ra 200.000 đồng mua vé khứ hồi (đi tàu cao tốc) hoặc 5 triệu đồng (ca nô) để ra đảo của lao Chàm.
{keywords}

Cầu cảng trên đảo
{keywords}

Nhiều du khách kể rằng mỗi năm vài ba lần họ tranh thủ ra Hội An, Đà Nẵng và ra thẳng Cù lao Chàm để tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức đặc sản biển tươi ngon, bổ rẻ.
{keywords}

Chợ hải sản ăn liền trên bờ biển Cù lao Chàm, Hội An
{keywords}

Du khách đi chợ, chọn đồ hải sản để nhờ chế biến ăn ngay tại chỗ.

 
{keywords}

Bếp than hồng phục vụ thực khách món nướng ngay tại chợ hải sản tươi sống, trên bờ biển Cù lao Chàm
 
{keywords}

Đĩa mực tươi ngon vừa được chế biến, du khách có thể thưởng thức tại chỗ.

Huyền thoại võ sư 68 lần thượng đài bất bại

Huyền thoại võ sư 68 lần thượng đài bất bại

Huyền thoại võ sư 68 lần thượng đài bất bại
 
Xem Ảnh Huyền thoại võ sư 68 lần thượng đài bất bại


Thời trai trẻ, từng 68 lần thượng đài, đấu với những võ sĩ lừng danh trong, ngoài nước nhưng ông chưa một lần thất bại.
 

Năm nay ông vừa tròn 70 tuổi, dáng cao, quắc thước với mái tóc bạc trắng, nước da săn chắc. Thời trai trẻ, từng 68 lần thượng đài, đấu với những võ sĩ lừng danh trong, ngoài nước nhưng ông chưa một lần thất bại. Ông là Trần Quốc Phi Long, lão võ sư một thời “danh trấn giang hồ”.

Từ TX. An Khê, Gia Lai, đổ đèo An Khê về hướng Tây Sơn, Bình Định, đến giữa đèo, bên tay phải, có một trang trại trù phú với vườn điều, các loại cây ăn quả, và những dãy chuồng trại heo, dê, gà nhộn nhịp. Đó là nơi vợ chồng lão võ sư Phi Long chọn làm nơi “ở ẩn” suốt 16 năm nay.

Lừng danh đất võ

“Tôi sinh ra trong một gia đình võ nghiệp, nên ngay từ lúc 10 tuổi đã được cha truyền dạy những ngón võ khai tâm đầu tiên”, võ sư Phi Long mở đầu câu chuyện.

Sau đó, trong vùng có bao nhiêu võ sư nổi tiếng, cha ông, võ sư Trần Nghĩa Sỹ đều dẫn con đến bái sư. Chính vì thế, trong con người võ sư Phi Long hội tụ tinh tinh hoa võ thuật từ nhiều thầy dạy.


Võ sư Phi Long 

Hai sư phụ tại gia đầu tiên của ông là võ sư Nguyễn Thái Sơn và Trịnh Thiếu Anh ở Hoài Nhơn, Bình Định. Sau đó, ông xuống Phù Cát gặp và thọ giáo võ sư Huỳnh Điểu (lúc ấy hơn 60 tuổi, còn gọi là Hương Kiểm Kính). Đây là người thầy giúp Phi Long trưởng thành. Huỳnh Điểu coi ông là môn sinh tâm đắc, yêu thương như con trong nhà nên đã chỉ dạy ông rất cặn kẽ từ lý thuyết đến thực hành về võ học, võ y, võ đức.

“Thầy Phi Long có những đòn đánh lúc nhanh, mạnh, thể hiện nội lực, sức mạnh vô song, lúc lại nhẹ nhàng, khoan thai, điềm tĩnh và bay bướm, tài hoa như một nghệ sĩ. Có được  những tố chất này là do thầy đã khổ luyện từ nhỏ kết hợp với luyện tâm đức, dưỡng tính”, võ sư Nguyễn Thanh Dũng, học trò của võ sư Phi Long, hiện là huấn luyện viên CLB võ thuật cổ truyền Bình Định ở Cung Văn hóa Lao động SàiGòn, nhận xét

Năm 1967, ông và Huỳnh Thảo, con trai võ sư Huỳnh Điểu mở võ đường Phi Long Thảo. Đến năm 1969, ông được thầy Điểu cho phép xuất sư, chính thức mở võ đường riêng và lấy võ hiệu là Phi Long. Võ đường của ông đã đào tạo khá nhiều môn đồ khắp các tỉnh thành trong nước và ngoài nước.

Thập bát binh khí võ sư Phi Long đều học tốt, bởi với ông, học võ cũng như văn. 18 binh khí đều sử dụng rất thành thạo nhưng ông lại chuyên về quyền. Ông thường phối hợp giữa hầu quyền và linh miêu quyền: giữa cái nhanh nhẹn (khỉ), nhẹ nhàng, uyển chuyển của mèo thành ra tuyệt kỹ. Ông bảo: “Nếu dùng hổ quyền thì mạnh quá, cương không thắng nhu, phải dùng nhu thắng cương. Còn Phụng Hoàng quyền thì quá trống trải, dễ bị đối phương tấn công. Dùng bạch hạc, kim kê quyền thì quá yếu đuối”.


Lão võ sư Phi Long thắp nhang trên bàn thờ tổ nghiệp 

“Chú nhớ nhất trận đấu nào?”, tôi hỏi. Võ sư trầm ngâm một lát rồi kể: “Năm 1968, có một võ sĩ miền Nam rất tên tuổi, người Campuchia thách đấu với tôi. Trận đấu diễn ra tại võ đài Cam Phúc, TX. Cam Ranh lúc bấy giờ. Khi tôi hạ đo ván hắn ở hiệp thứ 2, vừa bước xuống đài, thấy đám bạn hắn là lính rút chốt lựu đạn, tôi bỏ chạy. Chúng ném 3 trái lựu đạn khiến nhiều người chết, còn tôi may mắn chỉ bị thương nhẹ.

Trận thứ 2 là năm 1970, hồi đó ở Bình Định có võ sư Lưu Lễ, xuất thân từ võ cổ truyền An Thái và mở võ đường ở An Khê, rất nổi tiếng. Là người lớn tuổi hơn và thành danh trước tôi nên thấy tôi tìm đến thách đấu, ổng rất tự ái và coi thường tôi. Nhưng kết quả, tôi không thua mà còn thắng điểm nên ông càng tức giận hơn”.

Một năm sau, Lưu Lễ gặp Phi Long tiếp tục thách đấu. Lúc này, Phi Long không muốn đấu tiếp vì biết chắc sẽ thắng và cũng không muốn thấy đàn anh “quê”. Nhưng Lưu Lễ không nghe nên ông phải miễn cưỡng đấu. Và ngay đầu hiệp 2, Phi Long đã hạ gục đối thủ bằng chân trái. Cú đá nhanh như gió, mạnh như vũ bão của ông khiến đối phương trật quai hàm.

“Sau khi điều trị khỏi, ổng kéo mấy chục học trò cầm gậy chặn đánh tôi trọng thương, phải điều trị rất lâu mới khỏi. Hồi đó tôi dùng thuốc rất nhiều chứ không là chết. Sau này gặp lại, thấy tôi không thù oán gì, ổng rất hối hận. Và dù lớn tuổi hơn, nhưng sau đó ổng rất tôn trọng tôi”, võ sư nhớ lại.


Chăm sóc cây cảnh là một trong những thú điền viên 

Đam mê trọn đời

Với lão võ sư Phi Long, niềm vui từ 68 lần thượng đài chưa từng thất bại chưa lớn bằng việc có những thế hệ môn sinh thành danh trong nghiệp võ. Hiện họ là những võ sư, huấn luyện viên võ cổ truyền Bình Định, là những kiện tướng quốc gia và đã có nhiều môn đệ của ông lập nghiệp, mang võ cổ truyền Bình Định truyền bá khắp nơi trong và ngoài nước. Trong đó có nhiều học trò đã nổi danh như Lê Cung ở California (Mỹ), Nhất Phi Long Hải ở Sài Gòn, Phi Long Du ở Tây Ninh, Phi Long Nghĩa ở Đồng Nai…

Võ sư Phi Long nói: “Niềm vui chiến thắng ấy chỉ đến trong một thời gian rồi cũng sẽ phai nhạt. Còn lớp đệ tử của tôi mới là niềm vui lớn và bền vững mãi mãi”.

Tâm sự với tôi, võ sư Phi Long cho biết, nguyên tắc dạy võ của ông là phải trang bị cho học trò cái gọi là “đạo” của võ trước, sau đó mới truyền đạt những đường, thế võ.

Mỗi khi rảnh rỗi, ông lại ngồi nghiền ngẫm sách võ 

“Hạnh phúc lớn nhất của tôi là đã có những học trò thành danh đúng nghĩa trong nghiệp võ”, ông nói. “Đúng nghĩa là sao chú?”, tôi hỏi. “Là như tôi vừa nói, không chỉ thấm nhuần cái tinh túy của võ, mà còn hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của những đường võ. Học võ để trở thành một con người hoàn hảo về tâm, đức và sức mạnh vô song của cơ thể”, ông đáp.

Năm 1998, sau khi quyết định “ở ẩn”, lão võ sư Phi Long cùng người bạn đời, bà Trần Thị Cần, rời đất Đồng Phó, Tây Sơn, Bình Định lên Gia Lai mua đất trồng cà phê nhưng thất bại. Đến năm 2001, ông lui về giữa lưng chừng đèo An Khê tạo lập trang trại và đã thành công.

Hiện trang trại giữa đèo đầy nắng gió của ông có diện tích 14 ha và rất trù phú, với nhiều loại cây lâu năm như điều, chanh, đào, mít. Còn đàn gia súc, gia cầm của ông đã lên đến hàng trăm con gồm dê bách thảo, heo, bò, gà. Ngoài ra, trang trại của ông còn có một lượng cây cảnh khá lớn với đủ chủng loại, trị giá hàng trăm triệu đồng...

"Chú định chia tay với nghiệp võ sao?”, tôi hỏi. Lão võ sư cười đáp: "Mấy chục năm tuổi trẻ bôn ba, giờ đã đến lúc phải thực hiện điều mà lúc trẻ 2 vợ chồng tôi mong ước. Nhưng dù ở đâu, làm gì thì nghiệp võ sẽ vẫn theo tôi đến trọn đời. Tôi vẫn đang sống với võ thuật, ở một vai trò khác” võ sư Phi Long nói.

Hiện nay, dù đã cùng người bạn đời lên lưng chừng mây ở ẩn, vui thú điền viên, nhưng nghiệp võ vẫn chảy trong huyết quản, cứ vài tháng 1 lần, ông lại rong ruổi đi thăm gần 20 võ đường của các học trò ở khắp cả nước từ Nam ra Bắc. Hằng ngày, mỗi khi rảnh, ông lại ngồi viết sách về võ đạo, võ y, với mong muốn góp những kiến thức võ nghệ một đời sẽ giúp ích cho đời sau tiếp tục làm rạng danh võ cổ truyền Bình Định. Đến nay, ông đã hoàn thành những cuốn sách như "Tây Sơn võ thuật đạo", "Những phương thuốc võ cổ truyền", "Phương pháp sơ cấp cứu"…
 
 
Theo Phúc Lập (Nông nghiệp VN)


Tuesday, June 24, 2014

Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH

 Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH

TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM



Anh T. thân mến,
Tuần qua tôi có nhận bức thư không đề ngày của anh thăm hỏi, trong đó anh nêu một vài việc anh muốn biết. Xin cám ơn anh viết bức thư gợi nhớ đến cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến dài nhất thế kỷ trong lịch sử cận đại của nhân loại mà “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.” Không quên nhưng cũng không lên tiếng vì đa số chúng ta nay đã qua tuổi nhi nhĩ thuận, tuổi nghe ai nói gì, dù đúng hay sai, cũng gật đầu cho là phải rồi yên lặng. Huống hồ tôi nay đã quá cổ lai hi, tuổi với ngày mai có thể không có thật. Thế nhưng, khi anh lên tiếng thì tôi xin theo thứ tự trả lời như sau.

alt
Huy hiệu Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ 211.

Lực lượng Thủy Bộ là một đại đơn vị tổng trừ bị được Bộ TMT tăng phái hành quân cho Quân đoàn 4 và V4CT từ năm 1969, hậu cứ thời bấy giờ đóng tại Trà Nóc, Cần Thơ. Khi tôi nhận đơn vị này vào thời điểm anh nói thì phần lớn các Giang đoàn Thủy bộ đã được tăng phái cho một số tiểu khu trong vùng. Do thế mà ngày tôi đến trình diện TL/V4CT, tướng Nguyễn khoa Nam, để nhận việc, ông yêu cầu tôi gấp rút nghiên cứu rồi trình ông kế hoạch tái lập Lực Lượng Đặc nhiệm Thủy Bộ như những năm 1969-70. Quyết định của ông cho biết ông dự trù sẽ có những trận đánh lớn trong Quân khu của ông; và đó cũng là để nói lên lòng ông tin tưởng ở khả năng tác chiến của những thủy thủ phục vụ vùng có nhiều sông rạch.
Thời phục vụ các giang đoàn, tôi có tìm hiểu những gì đã làm cho thủy thủ trong sông không chùn chân trước khi đi vào chiến địa. Tôi cho đó là tình yêu thương đất nước quê hương, là tinh thần chiến đấu, là quyết tâm trả thù cho những bạn bè bị ngã gục. Kế đó là tinh thần kỷ luật cao độ cộng với niềm hãnh của người lính trận có truyền thống riêng. Những yếu tố này khiến thủy thủ trong sông tự tin và ngạo nghễ, vừa hào hùng vừa lãn mạn đến mức thành "ba-gai" một cách đáng yêu. Việc bỏ tàu bỏ bạn trong hành quân bị xem là hành vi xấu xa, là một sứt mẻ trầm trọng cho tự ái cá nhân. Tóm lại, người thủy thủ xuất sắc luôn biết sống chết với quê hương, chung thủy với bạn bè, luôn tự tin với tinh thần lạc quan, và biết tự trọng mà bám sông bám biển. Tôi được cái may ở chung đơn vị với nhiều thủy thủ như thế trong những năm tháng vui buồn với cuộc chiến ta không lựa chọn, nhưng chấp nhận tiến hành vì ý chí bảo vệ quê hương gồm gia đình và lối sống tự do của người dân miền Nam cương quyết đứng về phía ta như cuộc chiến Mậu Thân năm 1968 đã chứng tỏ.

alt

Các chiến đĩnh Monitor thao diễn trên sông Sài Gòn.
  
Từ cuối 1974, chắc anh còn nhớ, chiến sự trên quê hương miền Nam thêm sôi động; binh sĩ và các cấp chỉ huy tại những đơn vị chiến đấu cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết. Những ai trong tác chiến từng thấy binh sĩ của mình chẳng nay bị thương vong, hay chính mình bị ngã tại trận tiền mà còn được chiến tranh tha thứ, máu mình hòa với máu đồng đội thì hiểu rõ điều này. Gần gũi và cùng thích một việc thì ghét nhau. Nhưng gần gũi chung lo một việc thì sinh gắn bó là lẽ thường. Khi còn trong quân ngũ, có đi đâu rồi cũng tìm về, nghĩa là sống chết có nhau.
Sự gắn bó đó vừa xúc tác, vừa hỗ trợ tinh thần của binh sĩ đang tại nhiệm sở địa đầu. Nhiều cây bút quân đội xác đáng cho đó là kỷ luật cần thiết để bảo đảm sự an toàn trong chiến trận, đồng thời còn giúp quân nhân trấn áp được nỗi sợ để giữ phẩm giá của mình trong giờ phút nguy nan cao độ. Phẩm giá này, nếu mất đi, sẽ gây tủi nhục cho thế hệ kế tiếp khi họ bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhật báo Người Việt, Nam Cali, (Mục Diễn đàn - B1) ngày 4 tháng 11 năm 1998, có bài Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng Bình Bát của tác giả Nguyễn Bửu Thoại. Trong lời phi lộ, tác giả nói là viết để trả lời cho câu hỏi các con của ông. Câu đó là "Ngày Xưa Ba Đi Lính Đã Làm Gì Mà Phải Bỏ Nước Ra Đi? ”[1]
Với tác giả, tôi có tiếp chuyện. Ông nói có nhiều người cũng đã thắc mắc về nghi vấn nói trên, đồng thời ông còn xác nhận tuổi trẻ, khi thấy tự ái bị xúc phạm thì sẽ có những câu hỏi không ngờ. Riêng tôi xin ý kiến của tác giả bài viết vì thấy câu hỏi các con ông cũng gần giống như câu vấn trong thư anh “Vì sao đa số quân nhân Thủy Bộ bị kẹt lại, không di tản được.” Tôi hiểu câu của anh có đại ý: khi con tàu đất nước sấp bị chìm thì di tản là tốt, kẹt lại là không tốt.” Hai phạm trù này vừa thống nhất vừa đối lập nhau giống như tốt với xấu hay là thiện với ác.
Suy cho cùng, trên đời này chỉ có thiện mà không có ác. Giống như có bóng tối là do thiếu ánh sáng, có màu đen là do thiếu sắc tố, lạnh là do thiếu sự nóng, điều con người gọi là ác chỉ là cái thiện còn bị thiếu sót mà ra. Cái ranh giới giữa thiện và ác như thế quả thật mong manh, vì nếu nói theo Alexandr Soljenitsyne thì đường ranh giới này không chạy ngang các quốc gia mà chạy qua trái tim con người. Hay là giữa thiện và ác có nhiều trăn trở, trong đó lương tâm con người là thẩm quyền quyết định. Ngoài sinh hồn và giác hồn mà tất cả sinh vật khác đều có, con người, còn có linh hồn và lương tâm biết suy xét đúng sai. biết thiện biết ác, và biết thế nào là lòng tự trọng. Ngày đó, sự bỏ nước ra đi hay ở lại cũng đều qui về cái thiện, tức là đời sống con người. Điểm khác nhau giữa hai lựa chọn này là đời sống cho cá nhân hay đời sống cho tập thể, nếu quả có sự lựa chọn đó.

alt
Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà tung bay trên các chiến đĩnh ASPB trong ngày thành lập lực lượng thuỷ bộ.
Để sang một bên cái thuần lý chung chung của vấn đề “bị kẹt lại” thì thấy tình hình miền Tây không giống như Sài Gòn. Ở Sài Gòn thời đó có Hạm Đội đi biển như phương tiện qui mô mà người Mỹ cần thu hồi theo chương trình Lend-Lease Act hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm 1941, trong khi miền Tây thì không. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ký pháp án này như con lưỡi dao hai lưỡi. Nó đã cho phép Hoa Kỳ chi viện các nước đồng minh giúp Hoa Kỳ chiến thắng Thế chiến 2 để từ đó mà lên ngôi bá chủ cho đến nay. Nó giúp nhiều quốc gia, trong đó có Đệ nhất Công Hòa miền Nam đứng vững từ 1954; và cũng chính nó đã góp phần xóa bỏ nền Cộng Hòa này tháng 11 năm 1963, rồi đến tháng 4 năm 1975 thì nó thành lá bùa hộ mạng cho hơn 30 ngàn đồng bào ta ra khơi chạy nạn chiến tranh. Lý do của điểm sau cùng này là theo nội dung của Lnd-Lease, các chiến hạm Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam dùng trong chiến tranh chỉ là cho mượn, khi xong việc thì thu hồi về bằng mọi giá.

Tại Vùng 4 Chiến Thuật vào thời anh nói, nếu để ý sẽ thấy:(1) Dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Quân Đoàn 4, các đơn vị chiến đấu cơ bản (Sư đoàn) thuộc Quân Khu 4 còn nguyên phong độ đến khi có lệnh buông súng, (2) Không một Tư lệnh Sư đoàn nào trực thuộc Quân khu 4 bỏ nhiệm sở mà ngược lại có nhiều vị tướng khác, sau khi cố hết sức mà không giữ được thủ đô bèn tìm về Quân Khu 4, mong giúp lật ngược thế cờ, và (3) Hầu như không một dân thường miền Tây nào bị tử vong hay bị cướp bóc trong ngày định mệnh của đất nước. Quan trọng nhất là không có diễn lại thảm cảnh miền Trung. Tại Vùng 4, cứu cánh này là do lời giao ước của Tư lệnh Quân Khu 4 với người dân miền Nam tự do nói chung và người dân miền Tây nói riêng. Ông quan niệm rằng chiến sĩ tuyến đầu rất cần có một địa phương ổn định mới yên tâm hành quân diệt giặc. Ngược lại, một địa phương muốn được ổn định thì rất cần binh sĩ kỷ luật, hữu hiệu, nương nhau thành một khối, không có bất cứ một hành động nào gây đại họa, kinh hoàng, hay khủng hoảng cho thường dân, đặc biệt vào giờ phút nghiêm trọng nhất.
Nhiều năm hoạt động trong ngành Tâm Lý, chắc anh cũng cho đây là hình thức cố định của tình quân dân cá nước. Khi nghĩ như trên, tướng Nam đã thật sự nắm được nghĩa triết học của chữ SƯ (đoàn) được người xưa diễn dịch bằng quẻ Khảm và quẻ Khôn, tức là quân với dân như Nước với Đất. Bình thường thì nước nằm trong đất. Khi cần thì nước từ lòng đất tung ra dũng mãnh như thác xuyên ghềnh. Xong rồi thì nước chui lại vào đất, yên lặng, ngoài nhìn không thấy. Đó là vì sao khi nhận trách nhiệm vùng 4 chiến thuật, tướng Nam đã đặc biệt chú ý nâng phẩm lượng tác chiến của Nghĩa quân và Địa phương quân tại khấp miền Tây, trong khi quân chính qui thì thành lực lượng trừ bị của vùng.[2]
 
Anh có thể hỏi nước với đất là tương khắc, sao đứng chung với nhau được. Đúng vậy. Nhưng cái tương khắc đó sẽ được hóa giải bằng đức độ của súy, bằng kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Theo luật an toàn vật thể thì đạn và nhiên liêu dễ cháy phải nằm cách nhau từ 200 đến 300 thước, ở giữa có tường ngăn. Nhưng trên chiến hạm, hai thứ này chỉ nằm cách nhau mươi thước là nhiều. Kỷ luật phòng tai trên tàu hóa giải cho mối nguy này. Cho nên trong chiến trận, tướng Nam tin ông nắm được quân và ông rất bình thản mà —trong trường hợp chẳng đặng đừng— đưa kế hoạch của ông hội tụ vào điểm cao nhất, khó thực hiện nhất của lời giao ước nói trên là: Kỷ luật để thắng mình, thắng giặc, và cứu dân lành trong chiến trận.

Phải ở cạnh ông trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy ông và vị tướng phụ tá của ông rõ ràng có chuẩn bị thi hành lời giao ước đó từ quan niệm quân đội trách nhiệm bão quốc an dân đến cách điều binh và rồi đi gặp định phận của chính mình. Khác với việc bỏ nước ra đi, theo lời con ông Nguyễn Bửu Thoại, cái kết cuộc của hai ông không phải được thành hình trong một sớm một chiều. Đó cũng không phải để phủ nhận cái định phận tối tăm của những tên lính chì trên một bàn cờ với mục đích mua vui cho ai đó. Nó đã nằm trong tâm nguyện khi hai ông chọn cho mình đời binh nghiệp, trong đó điều tối kỵ là "Mệnh lệnh chí kỳ... ” [3] Cho nên vì tự ái, ông không thể thất hứa rồi quay mặt với từng binh sĩ thuộc quyền, với gia đình của họ, với thân phận các thương bệnh binh trong quân y viện và oan hồn tử sĩ còn tại các nghĩa trang quân đội, điều mà mỗi khi nghĩ đến, người có tấm lòng thường quên ăn mất ngủ.

Từ xưa, tử sĩ thường được nhắc đến bằng những lời thơ thật trân trọng, thanh thoát nhưng cũng thật buồn, vì nghe như vọng lại từ bên trong phần mộ. Lý do tử sĩ đâu màng được truy tặng huân công hay cấp bực. Không ai nỡ nghĩ rằng sự hi sinh của mình tại trận tiền là định giá cho người đời đổi lấy cái vinh quang thường là lắm chuyện. Có ai muốn đời mình sẽ thành mặt trái của những huy chương cho người khác mang trên ngực và cấp bực mới trên vai [4]. Nơi chín suối họ chỉ mong ước quê hương vắng bóng quân thù, và ông bà, cha mẹ, gia đình con cái họ được chăm lo y như khi họ còn sống. Đó là đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam lấy gia đình làm trọng [5], và cũng là một tình cảm rất người, mỗi đồng đội coi đó như món nợ mà người cùng hội phải lo thanh thỏa cho nhau. Do đó, khi chiến trận còn tiếp diễn, danh sách tử sĩ ngày một dài ra. Sau cùng thì khi vận cùng thế kiệt, tướng thủ thành thường tử tiết chính vì món nợ này. Món nợ mà người ở cấp chỉ huy nếu chưa trả thì sẽ còn đó, dù cho có theo dòng định mệnh mà trôi dạt về một không gian và một thời gian khác.
Trong hoàn cảnh đó, nếu quyết định tự kết liễu cuộc đời khó khăn bằng một thì -như tướng Nam (V4CT) và các vị đã thành nhân [6] khác khi cuộc chiến vừa tàn đã nghĩ- sự di tản cho cá nhân mình mà bỏ lại thuộc hạ thì còn khó khăn hơn thế nhiều lần. Ông là một vị tướng còn mang tinh thần võ sĩ đạo cuối cùng thời quá giữa thế kỷ 20. Ngày xưa khi ở quân trường đến bài giảng về uy nghi và lao dịch của đời thủy thủ thì thầy dạy rằng trong chiến đấu trên biển, nếu không may chiến hạm mình bị chìm thì hạm trưởng phải là người di tản sau cùng, nghĩa là ông phải bảo đảm rằng đến lượt ông rời tàu thì trên tàu không còn một ai còn sống sót. Nhưng trong hải chiến, có vị hạm trưởng nào dám đoan chắc rằng trên tàu mình không còn thượng binh bị kẹt đâu đó trong những hầm đã bị hư hại, cửa ra vào bị kẹt không mở được. Do đó mà lương tâm của người được chỉ định chức vụ hạm trưởng đã chọn cái định phận theo tàu của mình rõ ràng là một định lệ bất thành văn. Với Hải Quân Hoàng Gia nước Anh thì cụ thể hơn. Năm 1958, trong một chuyến du hành thực tập trên chiến hạm HMS Chichester của Anh, thấy có vài cuộn dây móc ở nóc phòng lái, tôi hỏi vị sĩ quan người Anh, Thiếu tá Jon Austick, những dây đó để làm gì. Ông nói:” Để hạm trưởng dùng tự buộc ông vào tay lái khi tàu này bị chìm.” Thời đó các nay đã hơn nửa thế kỷ! Sinh lực Hải Quân của họ nằm ở truyền thống hải nghiệp lâu đời nhất trên thế giới này, một truyền thống mà tướng TL/V4CT đã nhìn thấy

Chiều ngày 30 tháng Tư, ông một mình lái xe đi thăm tử sĩ tại nghĩa trang quân đội ở Cần Thơ. Xong về Tổng Y Viện Phan thanh Giản thăm và bắt tay các thương bệnh binh như một cữ chỉ biết ơn. Hừng sáng hôm sau ông đi, sau vị phụ tá của ông khoảng không đầy 10 tiếng đồng hồ. Thời đó, ông có một Sư đoàn Không Quân trong tay, nhưng ông biết giữ lời hứa danh dự cho riêng ông. Ông và nhiều vị tướng tử tiết khác biết sống với danh dự và thác với phẩm hạnh mà lên thần. Tâm tư của ông ngày đó ông giữ cho riêng mình. Nhưng có thể ông nghĩ trong ngày tàn của đất nước, bỏ đi hay ở lại với đơn vị là tùy thái độ mỗi cấp chỉ huy tự xử trước lương tâm và lịch sử. Và đó là định phận cho từng cá nhân, nên dù bỏ đi hay ở, không ai có lỗi cả. Nhiệm vụ chiến đấu của ông ngày đó đã chấm dứt nhưng trách nhiệm tinh thần của ông đối với các quân nhân thuộc hạ của ông vẫn còn.
 
Ông đã gánh trên đôi vai của ông một miền Nam đang hấp hối. Và ông lấy cái chết của chính mình để một mặt cho quân nhân các cấp hãnh diện có một chủ súy xứng đáng với danh xưng, một mặt ngăn cho thuộc hạ của ông những nỗi khổ sở vì bị bỏ rơi, và ngừa những cái chết oan uổng một khi cuộc chiến đã được sấp xếp để cho miền Nam bị thua lúc bấy giờ [7]. Tôi nghĩ do hiểu như thế mà các vị Tư lệnh Sư đoàn cũng như đơn vị trưởng các đại đơn vị khác không nỡ bỏ ông, bỏ ngũ, bỏ rơi binh sĩ của mình. Ông đã làm sống lại gương dũng cảm của những Nguyễn tri Phương, những Trần bình Trọng, những Võ Tính, những Bùi thị Xuân, và nhiều nữa khi đất nược gặp nguy vong.
Trong hoàn cảnh đó, Lượng Thủy Bộ nằm trong cái thế cân bằng quân sự toàn vùng, nên khó thể tháo lui mà không gây hoang mang rã ngũ cho những đơn vị bạn, kéo theo cảnh hỗn loạn tất nhiên trong dân chúng; rồi lịch sử sẽ còn nói đến với lời lẽ khó thể nhẹ nhàng. Bị người đời chê cười —oan ưng chưa biết— thì coi như nhận cái cười chê để xả nghiệp. Bị lịch sử chê cười thì là nổi nhục cho cả dòng họ, là đại bất hiếu theo nghĩa của Đông phương.
Đến đây anh có thể hỏi những người phải ở lại để chịu phận tù đày có oán hận những người đả bỏ đi hay không? Tôi nghĩ đại để hầu như là không. Thường những ai đã làm hết sức mà không thoát khỏi định phận nghiệt ngã của mình thì biết tất cả mọi sự đều do nghiệp lực mà ra. Lúc đó thì giữa sống và chết không có gì khác biệt. Họ cũng không ưng thấy các cấp lãnh đạo hàng quốc gia miền Nam ở lại để vào tù, vì họ không phải là những người lấy ghen tức làm lẽ sống.
Vào những năm sống trên đất Bắc, tôi gặp hầu hết quí vị sĩ quan cao cấp và Tư lệnh các Sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn 4 trước kia. Tôi cũng gặp lại nhiều sĩ quan thuộc lực lượng Thủy Bộ. Không ai còn nhắc đến quá khứ hay phiền trách gì ai. Dường như trong nhiều năm sống với yên lặng và suy tư, nhiều lúc cảm thấy như cận kề cái chết vì bệnh tật, vì đói khát, quí vị đó hiểu rõ tác năng của chữ nghiệp trong cuộc đời mỗi người. Đi theo chữ nghiệp này, họ còn giữ được danh dự của một người lính sống chết với quê hương. Ngoài ra, họ còn có dịp học được bài học khó nhất, quí báu nhất là biết mình là ai, hay là tìm được bản thân mà trước đó mình đã đánh mất hồi nào cũng không nhớ!
Riêng có một cựu Chỉ huy trưởng Giang đoàn Thủy Bộ nay không biết ở đâu, khi tình cờ gặp tôi đang ngao du trong một khu rừng Yên Bái, anh biếu tôi một ống pipe nay tôi còn giữ làm kỷ niệm. Tuy hơn anh ấy những mười tuổi đời mà chưa từng nghe ai nói, " Ngày trước em đi trận đánh tụi này không nhân nhượng. Không phải ghét chúng mà em chỉ muốn góp phần cứu dân miền Bắc ra khỏi sự u mê Mác Lê, và cứu miền Nam chúng ta khỏi nạn khủng bố và tham nhũng nếu để bị thua trận. Rồi nay nghiệp báo viên thành, trong bộ đồ tù của bọn chúng, em thấy mình vẫn uy nghi."

Anh ngừng một vài giây rồi tiếp:" Bây giờ em thấy những gian khổ em đang gánh chịu đây, nếu em còn sống và ra khỏi nơi này, sẽ giúp tuổi già của em có được sự bình yên. Em đã tòng quân giữ nước, trả thù nhà vì anh em của em đều vào lính Cộng Hòa, bị thương tích đầy người, và bây giờ thì em đang trả nợ đời lính của em. Thời trước em dẫn quân đi bắn mổ cũng nhiều. Tổ quốc cho rằng em có công, nhưng Thượng đế thì có luật nhân quả của Ngài. Không biết điều em nói đây là đúng hay sai nhưng qua nhiều suy tư giữa rừng già, em thấy nó phải là như vậy. Một thời làm vua, cả đời là vua; một thời làm lính, cả đời là lính; một thời làm cấp chỉ huy, dù cao dù thấp, cả đời phải sống như mình là cấp chỉ huy. Em nay không còn thắc mắc gì nữa,. thưa ông thầy (!) Lịch sử không kết tội em là được. "
http://www.mrfa2.org/images/Gary%20Oliver/Askari-AlphaBoats.jpg
 
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Richard M. Nixon, có nói một câu hơi lạ mà nghĩ thì cũng đúng, là: “Lịch sử sẽ được viết tùy theo người nào viết ra nó.” Lý do là những người làm nên lịch sử thường không còn, những người còn lại để viết thì không có mặt tại nơi xảy ra từng sụ kiện lịch sử, chỉ ngồi nhà nghe chuyện trong bàng dân thiên hạ nói về những chuyện gì đó rồi mang vào những trang giấy cho có đầy chữ rồi gọi đó là lịch sử. Do thế mà hi vọng sau này, người viết sử không quên là khi vận nước đến thời nghiêng ngửa, bản đồ thế giới cần được vẽ lại phù hợp với quyền lợi ai đó, miền Nam phải bị bại vong theo kế hoạch cũng của ai đó, quân nhân miền Tây thật sự có cố gắng bảo vệ dân lành cho đến lúc cuối, đồng thời lo an ninh bờ sông cho đa số đồng bào trên sông Cửu Long an toàn di tản ra biển. Chừng đó, những chiến sĩ miền Tây cũng như các chiến sĩ tại các miền khác còn quyết tâm cố giữ vững trận địa trong những ngày u tối đó, may ra mới được an lòng nếu còn sống, và khỏi ngậm ngùi nếu đến hạn phải ra đi.
Tôi nay thì lực dĩ bất tòng tâm, ký ức chứa toàn những chấp vá, luộm thuộm, nhớ đâu viết đó thành một thứ tạp-pí-lù. Qui luật này nào ai tránh được, khi mà nhìn quanh từ bàn ăn, bàn rửa mặt, bếp núc đâu đâu cũng thấy thuốc thứ này thứ nọ bày la liệt, ngày nào cũng dùng lia chia, khi cần đến thì đỡ phải tìm! Cho nên thư này chỉ được viết với tính cách trao đổi giữa hai chiến hữu già mà thôi. Viết xong thấy không ưng ý, nhưng cũng phải gửi kẻo anh mong.
Chúc anh nhiều sức khỏe, rất cần.
Thân mến,

Tiểu Đĩnh

*
[1] Nội dung bài viết này nói lên lòng nhân đạo của các chiến sĩ miền Nam trước sự tàn bạo của người CS đối với người của họ.
[2] “Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về cuộc chiến và phương pháp hành sử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận. Chiến thuật cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh thổ” -Trích Xác Định Giá Trị Của Người Chiến Sĩ VNCH của tác giả Trần đổ Cung.
[3] “Mệnh lệnh chí kỳ vi chi tặc.”
[4] ....
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”
Bài thơ Thương ca 1 đã được phổ nhạc, của tác giả Lê thị Ý
[5] Với người làm cách mạng thì “Cách mạng với gia đình không là một.” Lớn lên với đất nước trang 157
của tác giả Vy Thanh.
[6] Hai chữ thành nhân trong câu nói được lưu truyền của liệt sĩ Nguyễn thái Học (Không thành công thì cũng thành nhân) có nghĩa vì nước mà hi sinh hay là tử tiết.
[7] Theo tài liệu viết tay của cựu Đại tá Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn 4, hiện sống tại Nam California, thì trong lúc tiếp người đại diện của GPMN trưa ngày 30 tháng 4, sau khi ông DVM tuyên bố miền Nam buông súng, tướng NKN có nói đại ý, “ Chúng tôi thi hành lệnh của nguyên thủ chúng tôi. Riêng tôi thì cuộc chiến chưa chấm dứt ở đây.”






Xin gửi đến quý NT và các bạn một vài hình ảnh ngày Quân Lực ở Tượng Đài Chiến Sĩ ờ Westminster do các cựu KQ và phu nhân trong gia đình Không Quân đóng góp.

Xin delete nếu đã làm phiền quý NT và các bạn




 

KQ Nguyễn Việt Hùng

   hung45htqs@gmail.com   Cell 818-943-0145








 

__|__

*---o-(_)-o---*

 72H/45HTQS


  John Hung Nguyen 

   vnjhn@yahoo.com 
  Cell 
818-943-0145










 sống dưới chế độ cộng sản quá lâu
tất cả trở thành  man rị, mọi rợ. 
 

http://youtu.be/2Tj05ZpZm1g




Biển, đảo nào của ta, chủ quyền nào không thay đổi?



Bảo Giang (Danlambao) - Đã gần 40 năm rồi, tôi chưa bao giờ quên được cuộc diễn xuất bất ngờ của một em bé khoảng tám, chín tuổi ở trong một cái quán nhỏ nằm trên đường Võ duy Nghi, Phú Nhuận. Đây không phải là quán ăn với những mặt hàng thuộc diện cao lầu mỹ tửu. Trái lại, nó chỉ có những món ăn khoái khẩu của người bình dân, lao động. Tôi không thường đến đây, nhưng sau này đã từng đi lại nhiều lần. Trước kia, có đôi lần tôi gặp hai người con của chủ quán. Một là “lính húc” ở sư đoàn 18, và một là lính mới ra trường từ trường CTCT Đà Lạt. Từ chỗ quen biết đó, lần nào tôi đến chủ quán cũng ưu ái dành cho tôi cái bàn phía trong cùng, nơi thường là bàn ăn của gia đình ông hơn là bàn tiếp khách. Lần này cũng không có ngoại lệ.

Sau vài câu thăm hỏi xã giao, tôi yên vị, chờ người bạn đến là “quên đời” và quên đi hôm nay là ngày 20-7. Nhìn ra phía ngoài đường, từ nơi xa xa ấy, xe cộ vẫn ngược chiều nhau. Trong cái quán nhỏ, và ngồi chiếm cả ra lề đường, nơi có khách bộ hành qua lại là 8, 9 cái bàn nhỏ. Mỗi bàn có ba, bốn người đang “thả hồn” theo mùi thịt chó nướng và xị nếp than. Trong số thực khách hôm nay, tôi thấy có nhiều bộ quần áo màu xanh cứt ngựa còn mới, với những cái mũ cối vẫn úp chụp trên đầu. Hình ảnh này, dĩ nhiên, không gợi cho tôi một chút hứng thú nào cả. Giữa lúc tôi ngồi chờ bạn, có hai đứa trẻ khoảng 8, 9 tuổi đi như chạy vào trong quán. Chúng hồn nhiên vui tươi, cười nói rạng rỡ, rồi thản nhiên, để cái cặp lên trên bàn, nơi tôi ngồi. Cả hai kéo tay nhau đứng lên trên cái ghế dài.

- Hiên, chị nghe đây?

Nói xong chú bé đưa tay lên miệng, tự thổi kèn, bắt nhịp cho một bài hát đã làm cho nhiều người miền Nam bị điếc tai sau cái ngày 30-4-1975, nhưng lại làm cho những người đội mũ cối ngồi kia bị mê hoặc, tưởng là chuyện có thật, tưởng là mình đã làm được chuyện vĩ đại của những anh hùng. Ai ngờ “giải phóng” chỉ là một câu chuyện bịp bợm mang đầy tai họa, giết chết cuộc sống của dân sinh! Đó là bài “giải phóng quân” của Lưu hữu Phước. Sau một hồi kèn miệng như thúc quân, chú bé gân cổ lên hát.

"Hủ tiú, bò viên, bánh bao cùng với bánh téc. Một đĩa muối ớt, nước tương cùng với bánh ướt,… ôi xương heo, tiết canh, lòng bò xào, xá xíu bao nhiên tô cũng vừa..." Nghe thế, cô chị vội túm lấy đứa bé, lôi xuống khỏi ghế.

“Hát gì thế, muốn chết à?

- Chú bé vẫn ngang giọng. Chưa hết mà. “miền Bắc kéo thuốc lào, miền Trung vấn thuốc rê, miền Nam ta hút cáp tăng, con mèo”. 

Đến đó, chú bé bị cô chị lôi vào phía nhà trong, thấy lạ, có người nghểnh cổ lên nhìn, nghe, bật cười, vỗ tay. Riêng những cái mũ cối kia thì đa phần đang tranh thủ miếng dồi chó. Có kẻ ngoảnh mặt lên nhìn diễn viên, nhưng chắc là không thể hiểu được những gì em bé vừa hát, nên lại tiếp tục cúi xuống đĩa thịt chó nướng! Tuy thế, tôi vẫn bắt gặp những ánh mắt bừng lên một cung điệu khác thường, như phấn kích, thoả mãn, lẫn cảm phục cái trí khôn của ngưới miền Nam, qua những đứa trẻ đầy khí phách, đem toàn bộ các món ăn chơi, ăn thật của miền Nam vào làm lời ca để mua vui, chế diễu, làm trò, trả đũa cho cái bài ca đầy khát máu của đảng phá làng phá nước hại dân đang lúc thịnh hành! Xem ra, cái cuộc gọi là “giải phóng” với đầy bạo lực kia không lừa nổi đứa trẻ chín, mười tuổi ở trong Nam, nếu như không muốn nói chỉ là chuyện làm trò cuời cho chúng, vì chúng đã biết ai là bè lũ bán nước. Phần người dân, họ cười ngạo. Họ đứng hiên ngang, đứng cao trong vị thế dân tộc…

Nay, gần 40 năm sau, lại có một trò lừa khác. Nó mang tính nham nhở, rẻ tiền hơn là khả năng bịp được người, lừa được đời. Vào chiều ngày 18-6-2014, sau khi đứng nghe Dương khiết Trì, xác định lại lập trường của Trung cộng tại biển đông là không thay dổi và cũng không có ý định thay đổi tiến trình hợp tác song phương toàn diện với đảng và nhà nước Việt cộng. Diễn viên từ phía Việt cộng là Nguyễn phú Trọng, một lão già bạc nhược, bệnh hoạn, đầu bạc trắng, mắt trắng dã, mặt xanh như tàu lá chuối khi nhìn thấy xứ thần Trung cộng. Y cúi gập người, trình bẩm mãi chưa thành lời:

- Bầm….. bẩm… đồng chí…. Chúng tôi đã nghe và hiểu rõ “chủ trương của Trung quốc về biển đảo là không thay đồi” đã nghe biết “Trung quốc khẳng định coi trọng và chưa bao giờ thay đồi phương châm hữu nghị trong quan hệ với Việt Nam...”. Chúng tôi cũng thế “Khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên biển đông là không thay đổi và không thể thay đổi.” (VNExpress)

- Thế nghĩa là gì? Người hỏi lớn tiếng.

- Phát biểu đúng qúa, cương quyết qúa, dứt khoát quá! Kẻ nói thầm trong cổ.

Mới nghe qua, nhiều người cho rằng lời tuyên bố của Nguyễn phú Trọng là đanh thép. Là cương quyết, là dứt khoát bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Và dĩ nhiên, hơn 700 tờ báo đảng và các cơ quan truyền thông, truyền hình của nhà nước CS không bỏ lỡ cơ hội để thi nhau thổi phồng làm cho người dân Việt Nam hiểu lầm là như thế.

Trong thực tế, không phải như vậy, và ý của Nguyễn phú Trọng đại diện cho hơn 3 triệu đảng viên Việt cộng cũng không phải là như thế. Trái lại, đó là một câu tuyên bố tồi tệ, bi đát, đầy nham nhở tính. Nó là di căn, là sự công nhận, là sự nhắc lại cái chủ quyền mà công hàm của Phạm văn Đồng đã “ghi nhận và tán thành bản công bố của Trung quốc” lúc trước. Nó không hề mang ý nghĩa là đanh thép là dứt khoát, hay báo cho Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt nam. Trái lại, với lời minh xác công khai trước mặt Dương khiết Trì, Trung cộng nâng ly hoan hỉ, đưa thêm dàn khoan vào vùng biển đông và Nguyễn phú Trọng có quyền tin tưởng vào sự ổn dịnh cho cái ghế của y thêm một thời gian nữa. Nhưng về phía Việt Nam, tôi cho rằng, Việt Nam coi như đã mất hẳn Trường Sa, Hoàng Sa vào tay Trung cộng rồi, không còn cứu gỡ được nữa. Tại sao lại như thế?

Rất đơn giản, trước mặt của Nguyễn phú Trọng và Dương khiết Trì, một bên đại diện cho Trung cộng, một bên đại diện cho đảng cộng sản VN (Xin lỗi qúy độc giả, tôi rất đau lòng khi phải viết chữ Việt Nam sau cái từ Cộng Sản, nên xin qúy dộc giả thông cảm cho tôi dùng hai chữ Việt cộng để gọi tập thể này cho ngắn gọn và bao hàm đúng cái ý nghĩa của chúng đại điện) là hai bản văn chính:

a. Một là của Chu ân Lai đề ngày 4 tháng 9-1958 với nội dung chính là công bố chủ quyền của TC trên biển và trên đảo (Declaration on China’s Territorial Sea) như sau: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý và áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh quần đảo Bành Hổ, quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), quần đảo Chungsha, quần đảo Nam Sa (Nansha) và các đảo thuộc Trung Quốc

b. Hai là của Phạm văn Đồng đề ngày14 tháng 9-1958, chính thức công nhận chủ quyền của Trung cộng ở trên những quần đảo do Chu ân Lai ghi trong văn bản của họ bằng một câu văn ngắn gọn, đầy đủ, trọn nghĩa là: "ghi nhận và tán thành bản công bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận 12 hải lý của trung Quốc”. Như thế là qúa đủ, qúa rõ ràng, bản văn của Phạm văn Đồng là văn bản chính thức hoá lời tuyên bố của Ung văn Khiêm trước đó là "căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung quốc”. Nghĩa là, Phạm văn Đồng đã thay mặt nhà nước VNDCCH công khai xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung cộng, không phải là của Việt Nam. Nói đơn giản hơn, nhà nước VNDCCH qua văn bản này đã tự từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên những phần lãnh thổ và lãnh hải này.

Đây là chuyện công khai bằng giấy trắng mực đen, không ai có thể chối cãi. Hơn thế, bất cứ một người nào đọc hai bản văn này thì đều nhìn thấy rõ là cả hai có chung một đáp số: Việt cộng đã công nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng, không thuộc về Việt Nam

Xét về nguyên tắc, lời tuyên bố của Ung văn Khiêm, cái bản văn của Phạm văn Đồng và của Chu ân Lai không tự nó tạo ra, hay ban cho Trung cộng có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa theo tính pháp lý. Nó chỉ có khả năng chứng minh rõ ràng cho dân tộc Việt Nam biết đây là một tập đoàn bán nước (bè lũ bán nước, từ ngữ của họ) có chủ đích lợi nhuận của CS mà thôi. Song trong thực tế, Trung cộng đã cậy vào cái xác và dân số đông đảo và bản văn này, lấy thịt đè người và tạo ra thành phố Tam Sa ở trên hai quần đảo của Việt Nam. Từ đây, Trung cộng còn muốn biến những đảo hoang này thành những nơi có thể “có sự sống tự nhiên hay có lợi ích về kinh tế”, bằng cách đắp thêm đất, sửa chữa, xây dựng những cơ sở, để nó khả dĩ phù hợp với điều kiện của luật biển QT năm 1982 đã quy định cho các quần đảo, và đòi được đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ đất của Hoàng Sa và Trường Sa. Từ bài tính này, Trung cộng đưa đặt giàn khoan HD981 vào vùng biển của Hoàng Sa rồi vênh cổ lên tố ngược Việt Nam xâm phạm, quấy rối giàn khoan nằm trong lãnh hải của họ. Tại sao lại có chuyện nghịch lý này?

Trước hết, vì Đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi và cách Hoàng Sa khoảng 135 hải lý. Theo đó trong vùng tiếp giáp, Trung cộng muốn được chia hai, mỗi bên một nửa, vào khoảng 68-70 hải lý mỗi phía. Nếu tính bằng con số này, thì cái giàn HD981 của Trung cộng đặt trong vùng nước thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa mà họ nhận là của họ, và Việt cộng cũng đã công nhận như thế vào ngày 14-9-1958 theo bản văn của Phạm văn Đồng. Kế đến, chừng nào cái công hàm của PVĐ chưa bị tiêu hủy, chưa bị vô hiệu hóa thì Trung cộng còn làm tới và Việt cộng không bao giờ dám kiện Trung cộng ra trước toà án Quốc tế. Bởi lẽ, họ không thể đi kiện cái hậu quả do chính bản văn của mình đã viết ra. Nếu họ muốn đi kiện thì phải tìm cách tiêu hủy, vô hiệu hóa cái bản văn của PVD trước đã.

Đó là những khó khăn mà nhà nước Việt cộng không thể bước qua và cũng chính là lý do tại sao tôi viết bài “Việt Nam Cộng Hoà, một giải pháp cho Việt Nam- Biển Đông”. Trong đó, tôi cũng đã đề cập đến sự kiện cái dàn khoan HD 981 sẽ không nằm ở đó lẻ loi một mình. Nhưng sẽ còn nhiều cái khác đến tiếp sức với nó và chúng sẽ cắm dàn khoan xuống lòng đất, lòng biển để xẻ thịt mẹ Việt Nam nữa. Và nay, Nguyễn phú Trọng tựa vào hai bản văn ấy để xác định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thay đổi thì nó có nghĩa là NPT dã xác nhận lại cái có của Trung cộng và cái không có chủ quyền của VN trên những vùng lãnh thổ, lãnh hải này. Chuyện như thế, có gì là đanh thép, phản kháng đâu?

Lẽ dĩ nhiên, tôi không cho rằng những kẻ lãnh đạo thuộc tập đoàn bán nước Việt cộng ở Hà Nội hôm nay không nhìn biết điều này. Trái lại, tôi cho rằng họ đã được học tập và quán triệt đường lối chủ trương của Trung cộng không chỉ có ở trên biển đông, nhưng còn là ở trên đất liền của Việt Nam nữa. Chủ trương này không phải đến hôm nay mới có mà nó đã có từ khi Hồ chí Minh (Hồ tạp Chương) xuất hiện. Đây chính là cái nguyên nhân, là tai hoạ, là điạ ngục, là cái mồ Trung cộng muốn đào ra để chôn vùi Việt Nam. Tiếc rằng VC lại cho đó là 16 chữ vàng và 4 tốt, nên những thành phần lãnh đạo hôm nay chỉ là những kẻ nhai lại và tiếp tục công việc đào cho cái mồ ấy lớn rộng thêm ra mà thôi. Bằng chứng là:

Với Trương tấn Sang, theo Vnexpress, Sang tuyên bố "Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là bất khả xâm phạm”! Quả là loại miệng lưỡi vô thường. Nói như con vẹt học nói như thế thì đứa trẻ lên năm cũng biết nói. Hỏi thử xem, chủ quyền ấy là từ đâu đến đâu, bao gồm những vùng lãnh thổ và lãnh hải nào? Nó có bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam không? Nếu có thì tại sao không nêu tên ra trong những tranh chấp? Nếu không thì tại sao và từ bao giờ? Ai, kẻ nào dám loại trừ hai vùng lãnh thổ và lãnh hải ấy ra khỏi chủ quyền của Việt Nam? Nếu Hoàng Sa, Trường Sa bị loại ra khỏi chủ quyền của Việt Nam từ bản văn của PV Đồng theo lệnh của Hồ chí Minh thì những thành phần này sẽ bị xử trí ra sao? Liệu những tên phản quốc, bè lũ bán nước này có bị Sang đưa ra xét sử vì câu tuyên bố “lẫy lừng” trên hay không? Hay đây chỉ là tiếng kêu của con vẹt học nói và không có hiểu biết gì?

Đến phiên Nguyễn tấn Dũng cũng không có điều gì khá hơn. Lại theo VNexpress-một loại báo mạng khá nổi tiếng do Việt cộng điều hành, thì trong cuộc gặp Dương khiết Trì vào sáng ngày 18-6, sau khi nghe Dương khiết Trì bảo vệ lập trường của Trung cộng về biển dông, NT Dũng“yêu cầu Trung quốc rút giàn khoan cùng tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam…”. Đây là câu nói bóng bẩy, viễn vông và mạnh miệng hơn Trương tấn Sang, tuy nhiên, thử hỏi xem, vùng biển nào là vùng biển của Việt Nam mà Dũng định nghĩa? Vùng biển mà Dũng nói đến có bao gồm vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa hay không? Nếu có, tại sao Dũng không hề nhắc đến chữ Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam? Nếu có, tại sao Dũng lại ra lệnh bắt và giam giữ, tù đày những người dân cất lên tiếng nói Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam?

Sở dĩ tôi phải nhắc lại câu hỏi này một lần nữa là vì như ở trên tôi đã viết, đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi cách Hoàng Sa vào khoảng 135 hải lý. Theo đó dựa vào luật biển QT vào năm 1982, vùng tiếp giáp này có thể được phân chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một nửa khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh thế của Lý Sơn. Một nửa khác cũng khoảng 68 hải lý thuộc đặc khu kinh tế Hoàng Sa. Như vậy chúng ta sẽ có bài toán sau:

1. Trường hợp theo lịch sử Hoàng Sa, Lý Sơn là của Việt Nam và được công nhận trong Hội Nghị Quốc Tế tại san Francisco vào năm 1951 thì Trung cộng đã hoàn toàn sai trái khi đặt giàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam. Quốc tế không để yên và toàn dân Việt Nam sẽ lấy máu xương của mình để bảo vệ tiền đồ do cha ông để lại. Đây chính là việc làm mà quân dân Việt Nam Cộng Hoà đã làm khi Trung cộng lấn chiếm Trường Sa vào năm 1974. Công cuộc chiến đấu tuy gặp thất bại, nhưng đó chính là danh tính của những anh hùng bảo vệ chủ quyền truyền đời và vĩnh viễn trên lãnh thổ và lãnh hải của dân tộc Việt Nam.

2. Tuy nhiên, cái nhìn từ lịch sử và thực tế sinh hoạt cũng như theo hội nghị San Francisco bảo quản Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đã bị tập đoàn Việt cộng bán nước làm cho thay đổi trái chiều bằng cái công hàm của Phạm văn Đồng ký theo lệnh của Hồ chí Minh vào ngày 14-9-1958. Bản văn này đã đưa ra một dấu mốc khác, hoàn toàn trái ngược với dòng lịch sử của Việt Nam và của hội nghị QT San Francisco. Cộng sản đã công nhận chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung cộng. Từ cái văn bản này, tập đoàn cộng sản đã trở thành bè lũ bán nước. Họ không còn tư cách để tranh cãi với Trung cộng về chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa nữa.

3. Rồi từ cái văn bản này, nó trở thành bằng cớ cho một kẻ to bụng tham lam, muốn nuốt trửng cả biển Đông, nên họ đã tự vẽ ra cái đuờng lưỡi bò. Và như thế, có thêm bằng chứng để chứng thực Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng. Vì chính đối tác quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp, nếu có, là Việt Nam cũng đã nhìn nhận như vậy.

4. Bằng cái nhìn chia cắt này, Trung cộng tự ban cho mình có chủ quyền trên Hoàng Sa, nên có ý đòi vùng tiếp giáp giữa Lý Sơn và Hoàng Sa là 135 hải lý phải được chia ra làm hai, mỗi bên một nửa. Một khi vùng tiếp giáp được chia ra làm hai thì cái giàn khoan HD981 kia còn đặt sâu trong lòng đặc khu kinh tế thuộc phạm vi 68 hải lý của Hoàng Sa, nó không hề lấn qua vị trí của Lý Sơn, thuộc chủ quyền của Việt Nam, nên Việt Nam không thể khiếu nại.

Theo đó, câu nói của Nguyễn tấn Dũng phải được hiểu là điều viễn vông, ấm ớ, và Y cũng chẳng biết vùng biển của Việt Nam là vùng nào, ở đâu. Nó trực thuộc Hoàng Sa của Việt Nam trước khi có công hàm của Phạm văn Đồng hay là sau đó? Nếu là trước 1958, thì Y là kẻ thừa kế chính thức từ cái nhà nước VNDCCH do PVĐ để lại, Y phải biết xé bỏ cái công hàm kia đi rồi hãy yêu cầu. Trường hợp Y không dám xé bỏ cái công hàm kia đi thì nên im miệng đi thì hơn. Bởi lẽ, đây chính là cốt lõi của vấn đề và Trung cộng bắt nguồn từ cái văn bản ấy, họ đã chứng minh là có chủ quyền theo lịch sử và thực tế ở trên Hoàng Sa, Trường Sa. Đây cũng chính là điểm tựa để Trung cộng cương quyết duy trì chủ trương hội nghị song phương với các bên tranh chấp. Và cũng từ điểm cốt lõi này, họ đặt gian khoan HD981 trong vùng đặc khu kinh tế Hoàng Sa vì tự tin đó là phần lãnh hải của họ. Từ đó, họ có toàn quyền để bảo vệ nó, cũng như đem đến thêm những cái khác nữa.

Thế là ta mất nước rồi! Việt Nam còn nằm trong tay Việt cộng thì Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải nằm trong tay Trung cộng. Nằm vì những kẻ bán nước và nằm vì cứt trâu để lâu hóa bùn, sau này cũng chẳng có ai xét đến nữa. Trừ khi Trung cộng bị vỡ ra thành nhiều mảnh và bè lũ bán nước cũng không còn hiện diện trên đất Việt.

Từ đó, sẽ chẳng lạ gì khi Dương khiết Trì kinh lược đất Bắc, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang Nguyễn tấn Dũng… và tập đoàn cộng sản bán nước không có một lời nào nhắc nhở cho Trì biết Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo lịch sử, thực tế quản lý và theo hội nghị ở San Francisco năm 1951. Trái lại, chỉ thấy quanh co, dối trá, mờ ám. Chỉ thấy những kẻ mắt trước, mắt sau như những kẻ đứng ở chợ Đồng Xuân, mặt xanh như tàu lá chuối, thay nhau tựa vào hai bản văn này để lừa bịp người dân bằng những câu tuyên bố ỡm ờ, vớ vẩn “xác định lập trường về chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là không thay đổi và không thể thay đổi”. Nghĩa là trươc đây PVD đã xác định như thế nào thì nay cũng không thay đổi và không thể thay đổi! Nói toạc ra rằng, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng đã tái xác nhận chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung cộng, không phải là của Việt Nam để sống còn. (Nếu không sẽ bị đá văng ra để cho kẻ nô lệ khác lên thay). Ngoài ra không có một tư duy, một lối thoát nào khác. Có chăng là một toan tính ỡm ờ để bịp lừa người dân mà thôi. Đó chính là cái bi đát của những kẻ bán nước, nhưng cũng là một thảm họa cho Việt Nam.

Đứng trước cơn quốc nạn hôm nay, tôi cho rằng, đã đến lúc tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, từ vị trí cá nhân hay đứng chung trong các tổ chức dân sự, chính trị, nếu còn nghĩ đến tương lai sinh mệnh của đất nước Việt Nam, phải cùng nhau lên tiếng khẳng định rằng:

1. Chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và các biển đảo ngoài khơi, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về dân tộc Việt Nam. Phần lãnh thổ, lãnh hải này không phải là của tập đoàn Việt cộng (CSVN)

2. Phần lãnh thổ, lãnh hải kể trên không thuộc chủ quyền của tập đoàn Việt cộng, nhưng đất nưóc Việt Nam hiện bị tập đoàn cộng sản chiếm đóng. Theo đó, người dân và các tổ chức dân sự và chính trị của người Việt Nam hoàn toàn bác bỏ, không công nhận bất cứ loại văn bản nào do tập thể này ký kết với ngoại bang nhằm phân rẽ, cắt chia bất cứ một phần lãnh hải, biển đảo hay lãnh thổ nào kể trên ra khỏi chủ quyền của Việt Nam.

3. Vận động, kêu gọi tất cả các quốc gia tây phương, các quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới hãy hỗ trợ cho một chính thể Việt Nam không cộng sản trong công cuộc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ và lãnh hải của mình theo Công Pháp Quốc Tế. 

4. Sau cùng, kêu gọi toàn thể mọi người Việt Nam hãy sẵn sàng làm cuộc tổng nổi dậy để diệt cộng cứu nước.

Có cương quyết, dứt khoát như thế, chúng ta mới khả dĩ bảo vệ được chủ quyền của đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau và bảo vệ được toàn bộ lãnh hải bao gồm cả Hoàng Sa Trưòng Sa là của Việt Nam. Mới có cơ hội xây dựng lại một xã hội Việt Nam trong Nhân Bản, Độc Lập và Tự Do.

19-6-4014




__._,_.___


Posted by: hung vu <vhungvu07@yahoo.com.au>


************************
DIỄN ĐÀN PHỤNG SỰ XÃ HỘI
************************
* Gia nhập diễn đàn: phungsuxahoi-subscribe@yahoogroups.com
* Rút tên ra khỏi DĐ: phungsuxahoi-unsubscribe@yahoogroups.com
* Post bài lên diễn đàn: PhungSuXaHoi@yahoogroups.com
* Liên lạc với moderator: phungsuxahoi@yahoo.com

This message has been truncated



Me On Monday, 23 June 2014 4:30 PM, thanh to <thanhto633@gmail.com> wrote: L c L ng c Nhi m Th y B H i Qu n VNCH T I C H CH MINH V NG C NG S N VI T NAM https://
To CẦU NGUYỄNHƯỞNG VĂN NGUYỄNhuy le and 46 More...

Today at 4:32 AM



Show message history
On Tuesday, June 24, 2014 3:50 AM, "hung vu vhungvu07@yahoo.com.au [PhungSuXaHoi]" <PhungSuXaHoi@yahoogroups.com> wrote:

 


On Monday, 23 June 2014 4:30 PM, thanh to <thanhto633@gmail.com> wrote: 


 Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ Hải Quân VNCH

TỘI ÁC HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM




Anh T. thân mến,
Tuần qua tôi có nhận bức thư không đề ngày của anh thăm hỏi, trong đó anh nêu một vài việc anh muốn biết. Xin cám ơn anh viết bức thư gợi nhớ đến cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến dài nhất thế kỷ trong lịch sử cận đại của nhân loại mà “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.” Không quên nhưng cũng không lên tiếng vì đa số chúng ta nay đã qua tuổi nhi nhĩ thuận, tuổi nghe ai nói gì, dù đúng hay sai, cũng gật đầu cho là phải rồi yên lặng. Huống hồ tôi nay đã quá cổ lai hi, tuổi với ngày mai có thể không có thật. Thế nhưng, khi anh lên tiếng thì tôi xin theo thứ tự trả lời như sau.

alt
Huy hiệu Lực lượng đặc nhiệm thuỷ bộ 211.

Lực lượng Thủy Bộ là một đại đơn vị tổng trừ bị được Bộ TMT tăng phái hành quân cho Quân đoàn 4 và V4CT từ năm 1969, hậu cứ thời bấy giờ đóng tại Trà Nóc, Cần Thơ. Khi tôi nhận đơn vị này vào thời điểm anh nói thì phần lớn các Giang đoàn Thủy bộ đã được tăng phái cho một số tiểu khu trong vùng. Do thế mà ngày tôi đến trình diện TL/V4CT, tướng Nguyễn khoa Nam, để nhận việc, ông yêu cầu tôi gấp rút nghiên cứu rồi trình ông kế hoạch tái lập Lực Lượng Đặc nhiệm Thủy Bộ như những năm 1969-70. Quyết định của ông cho biết ông dự trù sẽ có những trận đánh lớn trong Quân khu của ông; và đó cũng là để nói lên lòng ông tin tưởng ở khả năng tác chiến của những thủy thủ phục vụ vùng có nhiều sông rạch.
Thời phục vụ các giang đoàn, tôi có tìm hiểu những gì đã làm cho thủy thủ trong sông không chùn chân trước khi đi vào chiến địa. Tôi cho đó là tình yêu thương đất nước quê hương, là tinh thần chiến đấu, là quyết tâm trả thù cho những bạn bè bị ngã gục. Kế đó là tinh thần kỷ luật cao độ cộng với niềm hãnh của người lính trận có truyền thống riêng. Những yếu tố này khiến thủy thủ trong sông tự tin và ngạo nghễ, vừa hào hùng vừa lãn mạn đến mức thành "ba-gai" một cách đáng yêu. Việc bỏ tàu bỏ bạn trong hành quân bị xem là hành vi xấu xa, là một sứt mẻ trầm trọng cho tự ái cá nhân. Tóm lại, người thủy thủ xuất sắc luôn biết sống chết với quê hương, chung thủy với bạn bè, luôn tự tin với tinh thần lạc quan, và biết tự trọng mà bám sông bám biển. Tôi được cái may ở chung đơn vị với nhiều thủy thủ như thế trong những năm tháng vui buồn với cuộc chiến ta không lựa chọn, nhưng chấp nhận tiến hành vì ý chí bảo vệ quê hương gồm gia đình và lối sống tự do của người dân miền Nam cương quyết đứng về phía ta như cuộc chiến Mậu Thân năm 1968 đã chứng tỏ.

alt

Các chiến đĩnh Monitor thao diễn trên sông Sài Gòn.
  
Từ cuối 1974, chắc anh còn nhớ, chiến sự trên quê hương miền Nam thêm sôi động; binh sĩ và các cấp chỉ huy tại những đơn vị chiến đấu cảm thấy gần nhau hơn bao giờ hết. Những ai trong tác chiến từng thấy binh sĩ của mình chẳng nay bị thương vong, hay chính mình bị ngã tại trận tiền mà còn được chiến tranh tha thứ, máu mình hòa với máu đồng đội thì hiểu rõ điều này. Gần gũi và cùng thích một việc thì ghét nhau. Nhưng gần gũi chung lo một việc thì sinh gắn bó là lẽ thường. Khi còn trong quân ngũ, có đi đâu rồi cũng tìm về, nghĩa là sống chết có nhau.
Sự gắn bó đó vừa xúc tác, vừa hỗ trợ tinh thần của binh sĩ đang tại nhiệm sở địa đầu. Nhiều cây bút quân đội xác đáng cho đó là kỷ luật cần thiết để bảo đảm sự an toàn trong chiến trận, đồng thời còn giúp quân nhân trấn áp được nỗi sợ để giữ phẩm giá của mình trong giờ phút nguy nan cao độ. Phẩm giá này, nếu mất đi, sẽ gây tủi nhục cho thế hệ kế tiếp khi họ bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhật báo Người Việt, Nam Cali, (Mục Diễn đàn - B1) ngày 4 tháng 11 năm 1998, có bài Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng Bình Bát của tác giả Nguyễn Bửu Thoại. Trong lời phi lộ, tác giả nói là viết để trả lời cho câu hỏi các con của ông. Câu đó là "Ngày Xưa Ba Đi Lính Đã Làm Gì Mà Phải Bỏ Nước Ra Đi? ”[1]
Với tác giả, tôi có tiếp chuyện. Ông nói có nhiều người cũng đã thắc mắc về nghi vấn nói trên, đồng thời ông còn xác nhận tuổi trẻ, khi thấy tự ái bị xúc phạm thì sẽ có những câu hỏi không ngờ. Riêng tôi xin ý kiến của tác giả bài viết vì thấy câu hỏi các con ông cũng gần giống như câu vấn trong thư anh “Vì sao đa số quân nhân Thủy Bộ bị kẹt lại, không di tản được.” Tôi hiểu câu của anh có đại ý: khi con tàu đất nước sấp bị chìm thì di tản là tốt, kẹt lại là không tốt.” Hai phạm trù này vừa thống nhất vừa đối lập nhau giống như tốt với xấu hay là thiện với ác.
Suy cho cùng, trên đời này chỉ có thiện mà không có ác. Giống như có bóng tối là do thiếu ánh sáng, có màu đen là do thiếu sắc tố, lạnh là do thiếu sự nóng, điều con người gọi là ác chỉ là cái thiện còn bị thiếu sót mà ra. Cái ranh giới giữa thiện và ác như thế quả thật mong manh, vì nếu nói theo Alexandr Soljenitsyne thì đường ranh giới này không chạy ngang các quốc gia mà chạy qua trái tim con người. Hay là giữa thiện và ác có nhiều trăn trở, trong đó lương tâm con người là thẩm quyền quyết định. Ngoài sinh hồn và giác hồn mà tất cả sinh vật khác đều có, con người, còn có linh hồn và lương tâm biết suy xét đúng sai. biết thiện biết ác, và biết thế nào là lòng tự trọng. Ngày đó, sự bỏ nước ra đi hay ở lại cũng đều qui về cái thiện, tức là đời sống con người. Điểm khác nhau giữa hai lựa chọn này là đời sống cho cá nhân hay đời sống cho tập thể, nếu quả có sự lựa chọn đó.

alt
Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà tung bay trên các chiến đĩnh ASPB trong ngày thành lập lực lượng thuỷ bộ.
Để sang một bên cái thuần lý chung chung của vấn đề “bị kẹt lại” thì thấy tình hình miền Tây không giống như Sài Gòn. Ở Sài Gòn thời đó có Hạm Đội đi biển như phương tiện qui mô mà người Mỹ cần thu hồi theo chương trình Lend-Lease Act hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 3 năm 1941, trong khi miền Tây thì không. Cố Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt ký pháp án này như con lưỡi dao hai lưỡi. Nó đã cho phép Hoa Kỳ chi viện các nước đồng minh giúp Hoa Kỳ chiến thắng Thế chiến 2 để từ đó mà lên ngôi bá chủ cho đến nay. Nó giúp nhiều quốc gia, trong đó có Đệ nhất Công Hòa miền Nam đứng vững từ 1954; và cũng chính nó đã góp phần xóa bỏ nền Cộng Hòa này tháng 11 năm 1963, rồi đến tháng 4 năm 1975 thì nó thành lá bùa hộ mạng cho hơn 30 ngàn đồng bào ta ra khơi chạy nạn chiến tranh. Lý do của điểm sau cùng này là theo nội dung của Lnd-Lease, các chiến hạm Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam dùng trong chiến tranh chỉ là cho mượn, khi xong việc thì thu hồi về bằng mọi giá.

Tại Vùng 4 Chiến Thuật vào thời anh nói, nếu để ý sẽ thấy:(1) Dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Quân Đoàn 4, các đơn vị chiến đấu cơ bản (Sư đoàn) thuộc Quân Khu 4 còn nguyên phong độ đến khi có lệnh buông súng, (2) Không một Tư lệnh Sư đoàn nào trực thuộc Quân khu 4 bỏ nhiệm sở mà ngược lại có nhiều vị tướng khác, sau khi cố hết sức mà không giữ được thủ đô bèn tìm về Quân Khu 4, mong giúp lật ngược thế cờ, và (3) Hầu như không một dân thường miền Tây nào bị tử vong hay bị cướp bóc trong ngày định mệnh của đất nước. Quan trọng nhất là không có diễn lại thảm cảnh miền Trung. Tại Vùng 4, cứu cánh này là do lời giao ước của Tư lệnh Quân Khu 4 với người dân miền Nam tự do nói chung và người dân miền Tây nói riêng. Ông quan niệm rằng chiến sĩ tuyến đầu rất cần có một địa phương ổn định mới yên tâm hành quân diệt giặc. Ngược lại, một địa phương muốn được ổn định thì rất cần binh sĩ kỷ luật, hữu hiệu, nương nhau thành một khối, không có bất cứ một hành động nào gây đại họa, kinh hoàng, hay khủng hoảng cho thường dân, đặc biệt vào giờ phút nghiêm trọng nhất.
Nhiều năm hoạt động trong ngành Tâm Lý, chắc anh cũng cho đây là hình thức cố định của tình quân dân cá nước. Khi nghĩ như trên, tướng Nam đã thật sự nắm được nghĩa triết học của chữ SƯ (đoàn) được người xưa diễn dịch bằng quẻ Khảm và quẻ Khôn, tức là quân với dân như Nước với Đất. Bình thường thì nước nằm trong đất. Khi cần thì nước từ lòng đất tung ra dũng mãnh như thác xuyên ghềnh. Xong rồi thì nước chui lại vào đất, yên lặng, ngoài nhìn không thấy. Đó là vì sao khi nhận trách nhiệm vùng 4 chiến thuật, tướng Nam đã đặc biệt chú ý nâng phẩm lượng tác chiến của Nghĩa quân và Địa phương quân tại khấp miền Tây, trong khi quân chính qui thì thành lực lượng trừ bị của vùng.[2]
 
Anh có thể hỏi nước với đất là tương khắc, sao đứng chung với nhau được. Đúng vậy. Nhưng cái tương khắc đó sẽ được hóa giải bằng đức độ của súy, bằng kỷ luật nghiêm minh của quân đội. Theo luật an toàn vật thể thì đạn và nhiên liêu dễ cháy phải nằm cách nhau từ 200 đến 300 thước, ở giữa có tường ngăn. Nhưng trên chiến hạm, hai thứ này chỉ nằm cách nhau mươi thước là nhiều. Kỷ luật phòng tai trên tàu hóa giải cho mối nguy này. Cho nên trong chiến trận, tướng Nam tin ông nắm được quân và ông rất bình thản mà —trong trường hợp chẳng đặng đừng— đưa kế hoạch của ông hội tụ vào điểm cao nhất, khó thực hiện nhất của lời giao ước nói trên là: Kỷ luật để thắng mình, thắng giặc, và cứu dân lành trong chiến trận.

Phải ở cạnh ông trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975 mới thấy ông và vị tướng phụ tá của ông rõ ràng có chuẩn bị thi hành lời giao ước đó từ quan niệm quân đội trách nhiệm bão quốc an dân đến cách điều binh và rồi đi gặp định phận của chính mình. Khác với việc bỏ nước ra đi, theo lời con ông Nguyễn Bửu Thoại, cái kết cuộc của hai ông không phải được thành hình trong một sớm một chiều. Đó cũng không phải để phủ nhận cái định phận tối tăm của những tên lính chì trên một bàn cờ với mục đích mua vui cho ai đó. Nó đã nằm trong tâm nguyện khi hai ông chọn cho mình đời binh nghiệp, trong đó điều tối kỵ là "Mệnh lệnh chí kỳ... ” [3] Cho nên vì tự ái, ông không thể thất hứa rồi quay mặt với từng binh sĩ thuộc quyền, với gia đình của họ, với thân phận các thương bệnh binh trong quân y viện và oan hồn tử sĩ còn tại các nghĩa trang quân đội, điều mà mỗi khi nghĩ đến, người có tấm lòng thường quên ăn mất ngủ.

Từ xưa, tử sĩ thường được nhắc đến bằng những lời thơ thật trân trọng, thanh thoát nhưng cũng thật buồn, vì nghe như vọng lại từ bên trong phần mộ. Lý do tử sĩ đâu màng được truy tặng huân công hay cấp bực. Không ai nỡ nghĩ rằng sự hi sinh của mình tại trận tiền là định giá cho người đời đổi lấy cái vinh quang thường là lắm chuyện. Có ai muốn đời mình sẽ thành mặt trái của những huy chương cho người khác mang trên ngực và cấp bực mới trên vai [4]. Nơi chín suối họ chỉ mong ước quê hương vắng bóng quân thù, và ông bà, cha mẹ, gia đình con cái họ được chăm lo y như khi họ còn sống. Đó là đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam lấy gia đình làm trọng [5], và cũng là một tình cảm rất người, mỗi đồng đội coi đó như món nợ mà người cùng hội phải lo thanh thỏa cho nhau. Do đó, khi chiến trận còn tiếp diễn, danh sách tử sĩ ngày một dài ra. Sau cùng thì khi vận cùng thế kiệt, tướng thủ thành thường tử tiết chính vì món nợ này. Món nợ mà người ở cấp chỉ huy nếu chưa trả thì sẽ còn đó, dù cho có theo dòng định mệnh mà trôi dạt về một không gian và một thời gian khác.
Trong hoàn cảnh đó, nếu quyết định tự kết liễu cuộc đời khó khăn bằng một thì -như tướng Nam (V4CT) và các vị đã thành nhân [6] khác khi cuộc chiến vừa tàn đã nghĩ- sự di tản cho cá nhân mình mà bỏ lại thuộc hạ thì còn khó khăn hơn thế nhiều lần. Ông là một vị tướng còn mang tinh thần võ sĩ đạo cuối cùng thời quá giữa thế kỷ 20. Ngày xưa khi ở quân trường đến bài giảng về uy nghi và lao dịch của đời thủy thủ thì thầy dạy rằng trong chiến đấu trên biển, nếu không may chiến hạm mình bị chìm thì hạm trưởng phải là người di tản sau cùng, nghĩa là ông phải bảo đảm rằng đến lượt ông rời tàu thì trên tàu không còn một ai còn sống sót. Nhưng trong hải chiến, có vị hạm trưởng nào dám đoan chắc rằng trên tàu mình không còn thượng binh bị kẹt đâu đó trong những hầm đã bị hư hại, cửa ra vào bị kẹt không mở được. Do đó mà lương tâm của người được chỉ định chức vụ hạm trưởng đã chọn cái định phận theo tàu của mình rõ ràng là một định lệ bất thành văn. Với Hải Quân Hoàng Gia nước Anh thì cụ thể hơn. Năm 1958, trong một chuyến du hành thực tập trên chiến hạm HMS Chichester của Anh, thấy có vài cuộn dây móc ở nóc phòng lái, tôi hỏi vị sĩ quan người Anh, Thiếu tá Jon Austick, những dây đó để làm gì. Ông nói:” Để hạm trưởng dùng tự buộc ông vào tay lái khi tàu này bị chìm.” Thời đó các nay đã hơn nửa thế kỷ! Sinh lực Hải Quân của họ nằm ở truyền thống hải nghiệp lâu đời nhất trên thế giới này, một truyền thống mà tướng TL/V4CT đã nhìn thấy

Chiều ngày 30 tháng Tư, ông một mình lái xe đi thăm tử sĩ tại nghĩa trang quân đội ở Cần Thơ. Xong về Tổng Y Viện Phan thanh Giản thăm và bắt tay các thương bệnh binh như một cữ chỉ biết ơn. Hừng sáng hôm sau ông đi, sau vị phụ tá của ông khoảng không đầy 10 tiếng đồng hồ. Thời đó, ông có một Sư đoàn Không Quân trong tay, nhưng ông biết giữ lời hứa danh dự cho riêng ông. Ông và nhiều vị tướng tử tiết khác biết sống với danh dự và thác với phẩm hạnh mà lên thần. Tâm tư của ông ngày đó ông giữ cho riêng mình. Nhưng có thể ông nghĩ trong ngày tàn của đất nước, bỏ đi hay ở lại với đơn vị là tùy thái độ mỗi cấp chỉ huy tự xử trước lương tâm và lịch sử. Và đó là định phận cho từng cá nhân, nên dù bỏ đi hay ở, không ai có lỗi cả. Nhiệm vụ chiến đấu của ông ngày đó đã chấm dứt nhưng trách nhiệm tinh thần của ông đối với các quân nhân thuộc hạ của ông vẫn còn.
 
Ông đã gánh trên đôi vai của ông một miền Nam đang hấp hối. Và ông lấy cái chết của chính mình để một mặt cho quân nhân các cấp hãnh diện có một chủ súy xứng đáng với danh xưng, một mặt ngăn cho thuộc hạ của ông những nỗi khổ sở vì bị bỏ rơi, và ngừa những cái chết oan uổng một khi cuộc chiến đã được sấp xếp để cho miền Nam bị thua lúc bấy giờ [7]. Tôi nghĩ do hiểu như thế mà các vị Tư lệnh Sư đoàn cũng như đơn vị trưởng các đại đơn vị khác không nỡ bỏ ông, bỏ ngũ, bỏ rơi binh sĩ của mình. Ông đã làm sống lại gương dũng cảm của những Nguyễn tri Phương, những Trần bình Trọng, những Võ Tính, những Bùi thị Xuân, và nhiều nữa khi đất nược gặp nguy vong.
Trong hoàn cảnh đó, Lượng Thủy Bộ nằm trong cái thế cân bằng quân sự toàn vùng, nên khó thể tháo lui mà không gây hoang mang rã ngũ cho những đơn vị bạn, kéo theo cảnh hỗn loạn tất nhiên trong dân chúng; rồi lịch sử sẽ còn nói đến với lời lẽ khó thể nhẹ nhàng. Bị người đời chê cười —oan ưng chưa biết— thì coi như nhận cái cười chê để xả nghiệp. Bị lịch sử chê cười thì là nổi nhục cho cả dòng họ, là đại bất hiếu theo nghĩa của Đông phương.
Đến đây anh có thể hỏi những người phải ở lại để chịu phận tù đày có oán hận những người đả bỏ đi hay không? Tôi nghĩ đại để hầu như là không. Thường những ai đã làm hết sức mà không thoát khỏi định phận nghiệt ngã của mình thì biết tất cả mọi sự đều do nghiệp lực mà ra. Lúc đó thì giữa sống và chết không có gì khác biệt. Họ cũng không ưng thấy các cấp lãnh đạo hàng quốc gia miền Nam ở lại để vào tù, vì họ không phải là những người lấy ghen tức làm lẽ sống.
Vào những năm sống trên đất Bắc, tôi gặp hầu hết quí vị sĩ quan cao cấp và Tư lệnh các Sư đoàn trực thuộc Quân Đoàn 4 trước kia. Tôi cũng gặp lại nhiều sĩ quan thuộc lực lượng Thủy Bộ. Không ai còn nhắc đến quá khứ hay phiền trách gì ai. Dường như trong nhiều năm sống với yên lặng và suy tư, nhiều lúc cảm thấy như cận kề cái chết vì bệnh tật, vì đói khát, quí vị đó hiểu rõ tác năng của chữ nghiệp trong cuộc đời mỗi người. Đi theo chữ nghiệp này, họ còn giữ được danh dự của một người lính sống chết với quê hương. Ngoài ra, họ còn có dịp học được bài học khó nhất, quí báu nhất là biết mình là ai, hay là tìm được bản thân mà trước đó mình đã đánh mất hồi nào cũng không nhớ!
Riêng có một cựu Chỉ huy trưởng Giang đoàn Thủy Bộ nay không biết ở đâu, khi tình cờ gặp tôi đang ngao du trong một khu rừng Yên Bái, anh biếu tôi một ống pipe nay tôi còn giữ làm kỷ niệm. Tuy hơn anh ấy những mười tuổi đời mà chưa từng nghe ai nói, " Ngày trước em đi trận đánh tụi này không nhân nhượng. Không phải ghét chúng mà em chỉ muốn góp phần cứu dân miền Bắc ra khỏi sự u mê Mác Lê, và cứu miền Nam chúng ta khỏi nạn khủng bố và tham nhũng nếu để bị thua trận. Rồi nay nghiệp báo viên thành, trong bộ đồ tù của bọn chúng, em thấy mình vẫn uy nghi."

Anh ngừng một vài giây rồi tiếp:" Bây giờ em thấy những gian khổ em đang gánh chịu đây, nếu em còn sống và ra khỏi nơi này, sẽ giúp tuổi già của em có được sự bình yên. Em đã tòng quân giữ nước, trả thù nhà vì anh em của em đều vào lính Cộng Hòa, bị thương tích đầy người, và bây giờ thì em đang trả nợ đời lính của em. Thời trước em dẫn quân đi bắn mổ cũng nhiều. Tổ quốc cho rằng em có công, nhưng Thượng đế thì có luật nhân quả của Ngài. Không biết điều em nói đây là đúng hay sai nhưng qua nhiều suy tư giữa rừng già, em thấy nó phải là như vậy. Một thời làm vua, cả đời là vua; một thời làm lính, cả đời là lính; một thời làm cấp chỉ huy, dù cao dù thấp, cả đời phải sống như mình là cấp chỉ huy. Em nay không còn thắc mắc gì nữa,. thưa ông thầy (!) Lịch sử không kết tội em là được. "
http://www.mrfa2.org/images/Gary%20Oliver/Askari-AlphaBoats.jpg
 
Cố Tổng Thống Hoa Kỳ, ông Richard M. Nixon, có nói một câu hơi lạ mà nghĩ thì cũng đúng, là: “Lịch sử sẽ được viết tùy theo người nào viết ra nó.” Lý do là những người làm nên lịch sử thường không còn, những người còn lại để viết thì không có mặt tại nơi xảy ra từng sụ kiện lịch sử, chỉ ngồi nhà nghe chuyện trong bàng dân thiên hạ nói về những chuyện gì đó rồi mang vào những trang giấy cho có đầy chữ rồi gọi đó là lịch sử. Do thế mà hi vọng sau này, người viết sử không quên là khi vận nước đến thời nghiêng ngửa, bản đồ thế giới cần được vẽ lại phù hợp với quyền lợi ai đó, miền Nam phải bị bại vong theo kế hoạch cũng của ai đó, quân nhân miền Tây thật sự có cố gắng bảo vệ dân lành cho đến lúc cuối, đồng thời lo an ninh bờ sông cho đa số đồng bào trên sông Cửu Long an toàn di tản ra biển. Chừng đó, những chiến sĩ miền Tây cũng như các chiến sĩ tại các miền khác còn quyết tâm cố giữ vững trận địa trong những ngày u tối đó, may ra mới được an lòng nếu còn sống, và khỏi ngậm ngùi nếu đến hạn phải ra đi.

Tôi nay thì lực dĩ bất tòng tâm, ký ức chứa toàn những chấp vá, luộm thuộm, nhớ đâu viết đó thành một thứ tạp-pí-lù. Qui luật này nào ai tránh được, khi mà nhìn quanh từ bàn ăn, bàn rửa mặt, bếp núc đâu đâu cũng thấy thuốc thứ này thứ nọ bày la liệt, ngày nào cũng dùng lia chia, khi cần đến thì đỡ phải tìm! Cho nên thư này chỉ được viết với tính cách trao đổi giữa hai chiến hữu già mà thôi. Viết xong thấy không ưng ý, nhưng cũng phải gửi kẻo anh mong.
Chúc anh nhiều sức khỏe, rất cần.
Thân mến,

Tiểu Đĩnh

*
[1] Nội dung bài viết này nói lên lòng nhân đạo của các chiến sĩ miền Nam trước sự tàn bạo của người CS đối với người của họ.
[2] “Sau vụ Tết Mậu Thân 1968 Bộ Tư Lệnh Mỹ thay đổi. Đại Tướng Creighton Abrams lên thay Đại Tướng Westmoreland và đổi quan niệm về cuộc chiến và phương pháp hành sử. Tướng Abrams nhấn mạnh “chiến tranh toàn diện” gồm cả hành quân, bình định và gia tăng khả năng QLVNCH theo một quy trình cấp bách ngang với chiến trận. Chiến thuật cũng thay đổi từ quan niệm “truy và diệt” qua “bình định và giữ đất”. Có nghĩa là khi địch bị đẩy ra khỏi vùng có dân thì quân đội phải đóng lại chớ không rút đi cho địch trở lại. Do đó Địa Phương Quân được phát triển tối đa để phụ trách an ninh và bình định lãnh thổ” -Trích Xác Định Giá Trị Của Người Chiến Sĩ VNCH của tác giả Trần đổ Cung.
[3] “Mệnh lệnh chí kỳ vi chi tặc.”
[4] ....
Em không thấy được xác chàng
Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong?
Mùi hương cứ tưởng hơi chồng
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai.”
Bài thơ Thương ca 1 đã được phổ nhạc, của tác giả Lê thị Ý
[5] Với người làm cách mạng thì “Cách mạng với gia đình không là một.” Lớn lên với đất nước trang 157
của tác giả Vy Thanh.
[6] Hai chữ thành nhân trong câu nói được lưu truyền của liệt sĩ Nguyễn thái Học (Không thành công thì cũng thành nhân) có nghĩa vì nước mà hi sinh hay là tử tiết.
[7] Theo tài liệu viết tay của cựu Đại tá Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn 4, hiện sống tại Nam California, thì trong lúc tiếp người đại diện của GPMN trưa ngày 30 tháng 4, sau khi ông DVM tuyên bố miền Nam buông súng, tướng NKN có nói đại ý, “ Chúng tôi thi hành lệnh của nguyên thủ chúng tôi. Riêng tôi thì cuộc chiến chưa chấm dứt ở đây.”