Sunday, June 1, 2014

"Khi Mỹ trở nên cứng rắn khác thường"

"Khi Mỹ trở nên cứng rắn khác thường"

Obama: Mỹ sẵn sàng đối phó với 'gây hấn' ở Biển Đông
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói, Mỹ đã sẵn sàng để đối phó với những “hành động gây hấn” của TC đối với các láng giềng trên biển.
Trong bài phát biểu về chính sách đối ngoại ở Học viện Quân sự Mỹ ở West Point (New York) hôm qua, ông Obama nói, Mỹ cần dứt bỏ chính sách đứng ngoài cuộc và quân đội phải sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng.
TQ, Nhật, Mỹ, Biển Đông, Hoa Đông, tranh chấp, gây hấn
Tổng thống Mỹ Barack Obama chào cờ trước khi phát biểu tại Học viện Quân đội Mỹ ở West Point. Ảnh: Getty Images
"Hành động gây hấn khu vực không được kiểm soát - dù là ở nam Ukraina hay Biển Đông, hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới - cuối cùng sẽ tác động tới các đồng minh của chúng ta, và quân đội của chúng ta sẽ phải vào cuộc”, ông nói.
Ông cũng khẳng định: “Mỹ ủng hộ các nước ASEAN trong quá trình thương thảo xây dựng bộ Quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền hàng hải ở Biển Đông, và đang hành động để giải quyết tranh chấp này thông qua luật pháp quốc tế”. 
Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh cảnh báo về bất kỳ quyết định nào khi sử dụng vũ lực và cho biết: "Ảnh hưởng của Mỹ luôn mạnh hơn khi chúng ta đi đầu làm gương”.
"Chúng ta không thể nỗ lực giải quyết các vấn đề ở Biển Đông khi chúng ta từ chối đảm bảo rằng Công ước Luật Biển được phê chuẩn. Đó không phải là sự lãnh đạo, đó là thoái lui. Đó không phải là sức mạnh, đó là yếu kém”, ông khẳng định.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã từ chối phê chuẩn Công ước, nói rằng Công ước này sẽ làm mất hiệu lực chủ quyền của Mỹ.
Bài phát biểu của ông chủ Nhà Trắng trước các sĩ quan vừa tốt nghiệp Học viện Quân sự Mỹ ở West Point được truyền trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình Mỹ.
Quan điểm của ông được các chuyên gia đánh giá là hết sức rõ ràng và mạnh mẽ khi ông tuyên bố ủng hộ ASEAN đồng thời chỉ trích TC có những hành động gây hấn tại Biển Đông, sau các hành động đưa giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và nhiều tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam.
Trả lời TTXVN tại Washington D.C, GS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Đại học George Mason cho biết, quan điểm của chính quyền Mỹ trước vấn đề Biển Đông như vậy là rõ ràng và nên được đặt trong bối cảnh chính quyền ông Obama thời gian qua đã liên tục nêu quan ngại trước các hành động của TC.
“Chúng ta phải hiểu rằng đây không phải là một bài diễn văn tập trung vào một nước nào hay TQ, và ông Obama nói như thế là đủ khi đề cập tới bộ Quy tắc ứng xử và cơ sở luật pháp quốc tế. Thời gian vừa qua, hàng loạt quan chức các cấp của chính quyền Mỹ đã đặt vấn đề là các hành động của TQ như thế là hung hăng, là khiêu khích thì tôi thấy là đã rất mạnh mẽ rồi”, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá.
Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS có quan điểm tương tự khi cho rằng Tổng thống Obama không cần phải tập trung cho bất cứ vấn đề cụ thể nào dù là Syria, Iran, hay Ukraina thì ông cũng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ liên quan tới căng thẳng ở Biển Đông.
“Trước các sĩ quan vừa tốt nghiệp thì Tổng thống Obama không thể nói cụ thể về các giải pháp ngoại giao hay các vấn đề pháp lý, nhưng tôi nghĩ thông điệp gửi gắm về vấn đề Biển Đông ở đây là mạnh mẽ rồi. Tổng thống nói về vai trò của Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, và lần đầu tiên nhắc tới vai trò quan trọng của Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc”, ông Poling trả lời phóng viên TTXVN.
“Tổng thống Obama cũng rất khéo léo khi sử dụng từ ngữ để đưa ra một thông điệp rằng Mỹ có thể can thiệp quân sự khi cần, ấy là khi ông nói căng thẳng ở Ukraina hay Biển Đông hiện tại chưa tới mức cần Mỹ phải động quân, nhưng nếu tới một ngưỡng nguy hiểm mà lợi ích của Mỹ hay đồng minh của Mỹ bị đe doạ, thì đó là điều không tránh khỏi”.
Tổng thống Obama chọn thời điểm để nói về chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời điểm có nhiều chỉ trích về sự thụ động của Mỹ trước các vấn đề của thế giới, cho rằng việc “lãnh đạo từ phía sau” tất sẽ làm nước Mỹ thất bại, và nhiều khu vực trên thế giới trở nên đặc biệt căng thẳng, đòi hỏi một vai trò tích cực của Mỹ.
Chuyên gia Gregory Poling cho rằng tới thời điểm này Mỹ đã ủng hộ Việt Nam khá mạnh mẽ trước vấn đề căng thẳng ở Biển Đông, còn GS Nguyễn Mạnh Hùng cho biết việc Mỹ sẽ ủng hộ Việt Nam cụ thể như thế nào phụ thuộc vào kết quả chuyến thăm Mỹ của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh theo lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
 
Thái An(theo Vietnam+, CNA, abs-cbnnews)
Thủ tướng Nhật: TC đang dùng vũ lực ở Biển Đông
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hôm qua đã bày tỏ quan ngại về khả năng TQ sử dụng vũ lực trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Abe nói, Nhật sẽ làm việc với ASEAN để đảm bảo các nguyên tắc pháp lý sẽ được tôn trọng trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ, đồng thời khẳng định, tình hình căng thẳng hiện nay làm nổi bật sự cần thiết để Nhật mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ.


To: tudo-ngonluan@yahoogroups.com; diendandantoc@yahoogroups.com; ChinhNghiaViet@yahoogroups.com; chinhnghia@yahoogroups.com; ThaoLuan9@yahoogroups.com; ThaoLuan@yahoogroups.com
From: DiendanDanToc@yahoogroups.com
Date: Sun, 1 Jun 2014 17:58:32 +0200
Subject: [DiendanDanToc] Khi Mỹ trở nên cứng rắn khác thường

Khi Mỹ trở nên cứng rắn khác thường

Giữa Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã rất mạnh mẽ trong việc bảo vệ chiến lược “tái cân bằng” của Obama. 
Ông khẳng định, những nỗ lực chuyển dịch sự chú ý và tài nguyên về châu Á - Thái Bình Dương là “một thực tế” chứ không phải lý thuyết.
TQ, Mỹ, Biển Đông, Shangri-La, giàn khoan, Chuck Hagel, Obama
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu tại Đối thoại Shangri-La
Người ta có thể coi điều này như bù đắp cho sự thiếu sót đáng ngạc nhiên của Tổng thống Mỹ Barack Obama về chiến lược tái cân bằng - một trong những chính sách nổi bật của Nhà Trắng - trong bài phát biểu quan trọng hôm thứ tư tại một học viện quân sự Mỹ.
Trong bài phát biểu 46 phút, ông Obama nói nhiều về các nỗ lực chống khủng bố cũng như việc sử dụng đúng đắn lực lượng quân sự Mỹ. Nhưng ông lại nói tương đối ít về chính sách châu Á và không một lần đề cập tới các cụm từ “tái cân bằng” hay “xoay trục”.
Như vậy, tuyên bố của ông Hagel rõ ràng là sự trấn an kịp thời cho một khu vực bất an về cam kết của Mỹ với châu Á - Thái Bình Dương.
Nhưng bài phát biểu của ông cũng gây sự chú ý, nếu không nói là đối đầu khi bình luận công khai về TC. Đề cập tới tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa TC và Philippines, VN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cáo buộc Bắc Kinh tiến hành “các hoạt động đơn phương, gây mất ổn định” ví dụ như phong tỏa sự tiếp cận bãi cạn Scarborough hoặc triển khai giàn khoan trái phép trong vùng biển của VN.
Ông cũng chỉ trích TC vì đã thành lập một vùng nhận diện phòng không ở vùng tranh chấp Hoa Đông vào tháng 11 trước. Ông Hagel nhấn mạnh: "Mọi quốc gia trong khu vực, gồm cả TC, có một chọn lựa: hoặc đoàn kết và cam kết vì một trật tự khu vực ổn định, hoặc rời xa các cam kết ấy và đe dọa hòa bình, an ninh đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người ở khắp châu Á - Thái Bình Dương và hàng tỉ người trên toàn thế giới”. 
Trong bài phát biểu tại Học viện Quân sự Mỹ ở West Point, New York hôm thứ tư, có thể là lần đầu tiên, ông Obama, đã đề cập đến kịch bản một cuộc xung đột ở Biển Đông có thể thu hút sự tham gia của quân đội Mỹ. Ông khẳng định, Mỹ cần dứt bỏ chính sách đứng ngoài cuộc và quân đội phải sẵn sàng chuẩn bị cho các cuộc khủng hoảng.
"Hành động gây hấn khu vực không được kiểm soát - dù là ở nam Ukraina hay Biển Đông, hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới - cuối cùng sẽ tác động tới các đồng minh của chúng ta, và quân đội của chúng ta sẽ phải vào cuộc”, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Sự cứng rắn và mạnh mẽ khác thường của Mỹ dĩ nhiên đã khiến TC “nóng mặt”. Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân TC Vương Quán Trung đã lên tiếng đáp trả.
Tướng quân đội TC Vương Quán Trung cho rằng ý kiến ​​Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là "không thể chấp nhận được".  Ông cáo buộc Thủ tướng Nhật bản Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hagel đã bắt tay với nhau, “kẻ tung người hứng” để tấn công TC. TC cũng cáo buộc rằng những bài phát biểu của Mỹ và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La 13 mang tính “khiêu khích”.
Đây không phải là lần đầu tiên TC lên tiếng đáp trả Nhật Bản và Mỹ. Ngay sau bài phát biểu ngày 30/5 của Thủ tướng Nhật Bản, ông Vương Quán Trung đã công kích Nhật Bản là “sai lầm” và “vi phạm chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế”.
Tuy nhiên, đại diện phía TC không đưa ra được lập luận nào để khẳng định đối phương “vi phạm chuẩn tắc quốc tế” như lời nước này cáo buộc.
Thái An(theo straitstimes, VOV)

--
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
                                            (Phạm Nhuận)

No comments:

Post a Comment