Gần cuối năm, trời London trở lạnh đột ngột và buổi chiều sương mù dày đặc. Tan việc, tôi chọn con đường dài yên tĩnh phía sau để đi về nhà. Con đường rất quen thuộc nhưng không bao giờ tôi nhớ tên, như những con đường thật ngắn ở Huế trong trí nhớ của tôi. Ngày nay, dầu người ta đã đổi tên đường và thay tên trường bằng Nguyễn thị Minh Khai, Trần Phú hay gì gì chăng nữa, với tôi trường Đồng Khánh vẫn nằm kề cận trường Quốc Học và đường Hàn Thuyên vẫn là con đường có quán cà phê cô Dung thuở xưa. London chiều nay là Huế rất đỗi thân yêu của những ngày tháng cũ.
Huế không phải chỉ có lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, không chỉ có những con đường âm u trong Thành Nội; cũng không hẳn chỉ đẹp vì có dòng sông Hương hiền hòa hay đặc biệt vì nơi có chuyện ngủ đò trên sông nước. Một người khách ở xa đến Huế ăn tô bún bò hay bát cơm hến cay xè những ớt, rồi đi thăm cung điện ngày xưa, rồi hưởng qua những ngày mưa dầm rét mướt triền miên thì làm răng mà đã biết Huế cho được!
Tâm tình người Huế nằm trong tiếng nói mà đa phần là ngôn ngữ của những giọt nước mắt lặng lẽ dành cho những hạnh phúc rất hiếm hoi. Đứa con đi xa nhà trở về, người mẹ Huế mừng cũng khóc, đến khi từ biệt, mẹ cũng đau đớn sụt sùi. Nước yêu thương đó tiết ra nhạt nhòa đôi mắt rồi mới trở thành những giọt lệ chảy từ tốn xuống sau. Những người mẹ Huế không có khăn tay để lau nước mắt. Hãy để yên cho Mạ dùng vạt áo dài che mặt để thấm đi những thổn thức trong lòng.
Người Huế sống rất giản dị. Đa số là những công chức với những đồng lương cố định hằng tháng. Phương tiện di chuyển thường là xe đạp hoặc mô-bi-lét. Và họ không đòi hỏi gì hơn. Thành phần đông đảo hơn cả là sinh viên và học sinh. Sáng tinh sương, ra đường ta chỉ thấy cảnh học trò đi học. Thành phố ngập áo trắng đổ về các trường lớp. Dòng người nối đuôi nhau yên lặng giữa không khí trong lành buổi sớm mai. Bên kia sông, khu tả ngạn, trên con đường Lê Lợi, từ bến đò Thừa Khâm kéo dài lên nhà ga chính, khoảng hơn cây số, ta có thể đếm được các trường Đại học Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học, Y Khoa, trường Bán công, trường Providence, trường Đồng Khánh, trường Quốc Học, trường Luật, trường Pellerin. Có thể nói, không ở đâu trên đất nước, thành phần sinh viên thuộc các phân khoa đại học lại chiếm tỉ lệ 100% như ở Huế.
Các cô gái Huế, khách quan do sống tuổi học trò dưới điều kiện kinh tế gia đình như vậy nên mỗi khi đi học về là phải xuống bếp phụ việc cơm nước với mẹ để lo hai bữa ăn chính cho gia đình, vô tình chuyện quán xuyến việc nhà đã trở thành cái nếp. Tôi chưa từng nghe có lời phàn nàn nào của đấng phu quân khi lấy những cô gái Huế làm vợ đã nghi ngờ về lòng chung thủy, về cách cư xử với chồng con, về cách tiêu pha và tài nấu ăn của các bà ấy.
Các cô gái Huế ở vào thế hệ tôi, từ khoảng 1956 tới năm 1963 đã không theo thời gian và những biến đổi chính trị mà phôi pha trong lòng hình ảnh của những Như Bá với “tóc dài thả gió lê thê”, Diệm My, Liên Hà, Thu Sương, Tương Giang “Quân tại Tương giang đầu, thiếp tại Tương giang vĩ, tương tư bất tương kiến…” (Ôi, những mối tình câm thì làm sao mà tương kiến được!). Và vô vàn những giai nhân khác. Các cô gái Huế, cô nào cũng đẹp. Thuộc thế hệ lớp trước, tuy chưa một lần biết mặt mà tên tuổi như in sâu trong trí nhớ những Trà Mi, Hồng Nghê, Trâm Anh, Diêu Tường, Diệu Phước, Đoan Nghiêm… Các Công Tằng Tôn Nữ, Tôn Nữ, các Nguyễn Khoa Diệu… mỗi khi đọc thầm đã thấy đời rất đỗi đáng yêu. (Đêm khuya, sau những thao thức bài vở, tóm lấy bộ Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung cũng chỉ ước mơ khi chết được phong làm quỷ phong lưu).
Sống từ nhỏ cho đến lớn qua các trường tiểu học Trần Quốc Toản rồi trung học Hàm Nghi, rồi Quốc Học rồi đại học Luật khoa; Huế đối với tôi bao dung như tấm lòng người mẹ đối với đứa con hư. Sau nầy, từ năm 65 bỏ Huế ra đi, mỗi khi có dịp trở về, khi xe chạy qua quận Hương Thủy, lòng tôi đã ấm hẳn và thấy nao nức nỗi vui của một người biết mình sắp được “tắm lại hai lần trong một dòng sông”.
Bạn bè cũ của tôi ở Huế chẳng còn một ai, nhưng tôi đã dẫm lên những bước chân cũ của mình mấy năm về trước khi đi trở lại những con đường không- thay-đổi-với-thời-gian trong khu Thành nội và dọc theo chiều dài con đường Lê Lợi đầy bóng cây ngày cũ. Tôi đã bắt gặp những người cảnh sát già (nỗi lo lắng tuổi nhỏ của tôi vì đi xe đạp không gắn đèn) giờ vẫn còn tại chức. Những người lính già Sư đoàn 1 vẫn còn tại ngũ, hiền lành ôm đứa cháu vào lòng ru ngủ trong khi vẫn mặc quần “xà-lỏn” và trên người khoác chiếc áo trận có thêu phù hiệu xanh hình số 1 màu trắng phía cầu vai.
Chiến tranh xảy ra giữa hai miền Nam-Bắc không thiếu những cảnh tàn bạo, nhưng để mô tả người lính VNCH, Dương Thu Hương trong “Tiểu thuyết vô đề” đã mang thứ hình ảnh dã man thô bạo áp chụp lên kẻ thất thế; và lời van xin của người lính VNCH khi gọi Bắc quân là “Ngài” thì tôi cho đó là những lời tuyên truyền rẻ tiền, xuyên tạc sự thật với dụng tâm xấu. Chữ “Ngài” dùng trong những trường hợp tương tự như vậy xin trả lại cho Dương Thu Hương với thói quen sử dụng ngôi thứ hai đó cho các công hàm, văn thư, công điện ở miền Bắc dưới chế độ cộng sản để gửi tới các viên chức Liên-xô, Trung quốc hoặc các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa khác.
Ngày nay, cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã kết thúc, thêu dệt thêm những cảnh xấu xa đó với dụng ý bôi bẩn người bên nầy, bên kia, tôi cho đó không phải là sứ mệnh cao cả của người cầm bút mà là việc của cán bộ tuyên truyền trong thời gian cuộc giao tranh giữa hai miền còn đang tiếp diễn.
Chế độ miền Nam hoàn toàn sụp đổ kể từ 30.4.75. Sự sụp đổ đó, tất nhiên có nhiều nguyên nhân. Theo tôi, nguyên nhân chính do bởi ở miền Nam mức độ tàn bạo đã không đủ để đối phó cho cân bằng với chủ trương sắt máu của phía bên kia. Tổng kết cho thấy từ những năm đánh nhau ác liệt cho đến ngày mất miền Nam, mỗi năm có hơn sáu ngàn (6000) nhân viên xã, ấp nông thôn miền Nam đã bị Việt cộng thủ tiêu, ám sát, vì không đủ lực lượng để tự vệ. Đa số là những cái chết không nhẹ nhàng, thân thể bị chặt ra làm nhiều đoạn hoặc cắt đầu thả xác trôi sông.
Giết người càng nhiều cá nhân ấy càng gây được tin tưởng với đồng chí, với lãnh đạo đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi để được kết nạp vào đoàn, đảng. Từ bé, khi cắp sách đến trường với đầu óc ngây thơ non dại đã bị thầy cô nhồi nhét ý tưởng giết người như một lý tưởng: “Hôm qua đơn vị A giết được 8 tên ngụy, hôm nay giết thêm 4 thằng nữa. Vậy tổng số trong hai ngày lùng sục, đơn vị A đã diệt được bao nhiêu tên ác ôn?”
Trong khi đó, miền Nam nói chung, ở Huế nói riêng, thầy cô đã cho chúng tôi học cuốn sách giáo khoa “Tâm Hồn Cao Thượng” của Amicis do Hà Mai Anh dịch. Đó là quyển sách của tuổi thơ, là thứ gối đầu giường của cả thế hệ tôi. Mấy chục năm trôi qua mà tôi vẫn thuộc nằm lòng: “An Di ơi, một ngày kia con sẽ là một người lính như anh con vậy. Nếu con có phải ra trận, con hãy chiến đấu cho hết lòng, vì đó là bổn phận của con. Nhưng nếu kẻ thù của con có bị thương thì con hãy xem đó như một người anh em đáng thương hại…”
Giờ đây, nhớ lại 20 năm cũ, tôi vẫn tin chắc rằng, không một ai- những người vốn là sĩ quan, là lính, là người có liên hệ trực tiếp đến cuộc chiến cũ của miền Nam- lại có cái tiếc nuối rằng: giá lúc đó mình có thể tàn bạo được như những người cộng sản.
Tôi không thể nào quên được những cái chết oan khiên của hàng ngàn gia đình ở Huế trong Tết Mậu Thân. Những hố chôn tập thể, những vành khăn trắng chít vào đầu, tang tóc ngập lụt phố phường đổ nát. Thành nội tan hoang gạch đá gò đống cao thấp. Tôi đã đi qua cửa Thượng Tứ, nhìn thấy một chiếc xe Jeep bị bắn cháy. Trên tay lái còn trơ lại cái sọ người của một quân nhân, nghe nói là Đại úy thuộc Sư đoàn 1. Kề cận tử thi là dấu vết còn sót lại của hai cái bếp nấu ăn với sáu viên gạch và nồi niêu ám khói của lính Bắc quân. Ở cửa Đông Ba thì mất tiêu mái, chỏng chơ phần dưới lầu Chính Đông cũ. Trên lầu còn xác bốn người lính phương Bắc tử thủ với hai khẩu đại liên phòng không. Chân bốn người đều có khóa buộc chặt vào súng. Tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngưỡng mộ sự quyết tử có tính cách mù quáng như vậy.
Cuối cùng thì Huế trút hơi thở vào cuối tháng 3 năm 75. Tôi có nỗi buồn và đau đớn như vừa mất đi một người thân yêu nào đó. Tôi biết chắc là tôi sẽ xa Huế vĩnh viễn, dẫu trong đời có lúc tôi cũng sẽ có điều kiện để trở về chăng nữa. Tôi đã ở trong trại tù cải tạo 7 năm. Suốt thời gian dài lê thê đó, tôi đã nhớ Huế, nhớ đến quãng đời trong sáng thuở còn là học sinh, sinh viên của mình như trước giờ chết tôi đã hồi tưởng lại. Từ năm 85 cho đến nay, tôi định cư tại nước Anh, vẫn không thoát khỏi nỗi nhung nhớ Huế mỗi khi trời se lạnh vào những ngày mưa dai dẳng, trời tối mịt mùng.
Xin tha thứ cho tôi về tội đã khơi lại người và chuyện xưa ở Huế. Riêng tôi, tôi sẽ không tự tha thứ (cho mình) mỗi khi nhớ đến Huế mà lại bỏ sót hình ảnh của anh Huế đứng phát tờ “programme” cho rạp ciné Tân Tân, người mà thường lúc tôi mơ ước được hóa thân để chen lẫn trong đám nữ sinh trường Đồng Khánh vào giờ tan học và hưởng được thứ hạnh phúc không mấy ai có đó.
Và sau cùng là Mụ Mới, chủ đò ở đầu đường hàng Bè gần chân cầu Gia Hội, lúc nào cũng sẵn sàng chận đầu bọn thanh niên lại, để nói: “ Ở Huế ni mà không biết mụ Mới – Văn-Nghệ ở liên gia 86 răng em?”. Chỉ vì câu nói bâng quơ của mụ mà sau đó, tôi đã xuống thăm liên gia 86 nhiều lần trong đời, mỗi khi thấy mình có điều chi thất chí…
Hồ Đình Nam
trích trong “Cuối Đường Phiêu Lãng”
Huế không phải chỉ có lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, không chỉ có những con đường âm u trong Thành Nội; cũng không hẳn chỉ đẹp vì có dòng sông Hương hiền hòa hay đặc biệt vì nơi có chuyện ngủ đò trên sông nước. Một người khách ở xa đến Huế ăn tô bún bò hay bát cơm hến cay xè những ớt, rồi đi thăm cung điện ngày xưa, rồi hưởng qua những ngày mưa dầm rét mướt triền miên thì làm răng mà đã biết Huế cho được!
Tâm tình người Huế nằm trong tiếng nói mà đa phần là ngôn ngữ của những giọt nước mắt lặng lẽ dành cho những hạnh phúc rất hiếm hoi. Đứa con đi xa nhà trở về, người mẹ Huế mừng cũng khóc, đến khi từ biệt, mẹ cũng đau đớn sụt sùi. Nước yêu thương đó tiết ra nhạt nhòa đôi mắt rồi mới trở thành những giọt lệ chảy từ tốn xuống sau. Những người mẹ Huế không có khăn tay để lau nước mắt. Hãy để yên cho Mạ dùng vạt áo dài che mặt để thấm đi những thổn thức trong lòng.
Người Huế sống rất giản dị. Đa số là những công chức với những đồng lương cố định hằng tháng. Phương tiện di chuyển thường là xe đạp hoặc mô-bi-lét. Và họ không đòi hỏi gì hơn. Thành phần đông đảo hơn cả là sinh viên và học sinh. Sáng tinh sương, ra đường ta chỉ thấy cảnh học trò đi học. Thành phố ngập áo trắng đổ về các trường lớp. Dòng người nối đuôi nhau yên lặng giữa không khí trong lành buổi sớm mai. Bên kia sông, khu tả ngạn, trên con đường Lê Lợi, từ bến đò Thừa Khâm kéo dài lên nhà ga chính, khoảng hơn cây số, ta có thể đếm được các trường Đại học Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học, Y Khoa, trường Bán công, trường Providence, trường Đồng Khánh, trường Quốc Học, trường Luật, trường Pellerin. Có thể nói, không ở đâu trên đất nước, thành phần sinh viên thuộc các phân khoa đại học lại chiếm tỉ lệ 100% như ở Huế.
Các cô gái Huế, khách quan do sống tuổi học trò dưới điều kiện kinh tế gia đình như vậy nên mỗi khi đi học về là phải xuống bếp phụ việc cơm nước với mẹ để lo hai bữa ăn chính cho gia đình, vô tình chuyện quán xuyến việc nhà đã trở thành cái nếp. Tôi chưa từng nghe có lời phàn nàn nào của đấng phu quân khi lấy những cô gái Huế làm vợ đã nghi ngờ về lòng chung thủy, về cách cư xử với chồng con, về cách tiêu pha và tài nấu ăn của các bà ấy.
Các cô gái Huế ở vào thế hệ tôi, từ khoảng 1956 tới năm 1963 đã không theo thời gian và những biến đổi chính trị mà phôi pha trong lòng hình ảnh của những Như Bá với “tóc dài thả gió lê thê”, Diệm My, Liên Hà, Thu Sương, Tương Giang “Quân tại Tương giang đầu, thiếp tại Tương giang vĩ, tương tư bất tương kiến…” (Ôi, những mối tình câm thì làm sao mà tương kiến được!). Và vô vàn những giai nhân khác. Các cô gái Huế, cô nào cũng đẹp. Thuộc thế hệ lớp trước, tuy chưa một lần biết mặt mà tên tuổi như in sâu trong trí nhớ những Trà Mi, Hồng Nghê, Trâm Anh, Diêu Tường, Diệu Phước, Đoan Nghiêm… Các Công Tằng Tôn Nữ, Tôn Nữ, các Nguyễn Khoa Diệu… mỗi khi đọc thầm đã thấy đời rất đỗi đáng yêu. (Đêm khuya, sau những thao thức bài vở, tóm lấy bộ Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung cũng chỉ ước mơ khi chết được phong làm quỷ phong lưu).
Sống từ nhỏ cho đến lớn qua các trường tiểu học Trần Quốc Toản rồi trung học Hàm Nghi, rồi Quốc Học rồi đại học Luật khoa; Huế đối với tôi bao dung như tấm lòng người mẹ đối với đứa con hư. Sau nầy, từ năm 65 bỏ Huế ra đi, mỗi khi có dịp trở về, khi xe chạy qua quận Hương Thủy, lòng tôi đã ấm hẳn và thấy nao nức nỗi vui của một người biết mình sắp được “tắm lại hai lần trong một dòng sông”.
Bạn bè cũ của tôi ở Huế chẳng còn một ai, nhưng tôi đã dẫm lên những bước chân cũ của mình mấy năm về trước khi đi trở lại những con đường không- thay-đổi-với-thời-gian trong khu Thành nội và dọc theo chiều dài con đường Lê Lợi đầy bóng cây ngày cũ. Tôi đã bắt gặp những người cảnh sát già (nỗi lo lắng tuổi nhỏ của tôi vì đi xe đạp không gắn đèn) giờ vẫn còn tại chức. Những người lính già Sư đoàn 1 vẫn còn tại ngũ, hiền lành ôm đứa cháu vào lòng ru ngủ trong khi vẫn mặc quần “xà-lỏn” và trên người khoác chiếc áo trận có thêu phù hiệu xanh hình số 1 màu trắng phía cầu vai.
Chiến tranh xảy ra giữa hai miền Nam-Bắc không thiếu những cảnh tàn bạo, nhưng để mô tả người lính VNCH, Dương Thu Hương trong “Tiểu thuyết vô đề” đã mang thứ hình ảnh dã man thô bạo áp chụp lên kẻ thất thế; và lời van xin của người lính VNCH khi gọi Bắc quân là “Ngài” thì tôi cho đó là những lời tuyên truyền rẻ tiền, xuyên tạc sự thật với dụng tâm xấu. Chữ “Ngài” dùng trong những trường hợp tương tự như vậy xin trả lại cho Dương Thu Hương với thói quen sử dụng ngôi thứ hai đó cho các công hàm, văn thư, công điện ở miền Bắc dưới chế độ cộng sản để gửi tới các viên chức Liên-xô, Trung quốc hoặc các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa khác.
Ngày nay, cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã kết thúc, thêu dệt thêm những cảnh xấu xa đó với dụng ý bôi bẩn người bên nầy, bên kia, tôi cho đó không phải là sứ mệnh cao cả của người cầm bút mà là việc của cán bộ tuyên truyền trong thời gian cuộc giao tranh giữa hai miền còn đang tiếp diễn.
Chế độ miền Nam hoàn toàn sụp đổ kể từ 30.4.75. Sự sụp đổ đó, tất nhiên có nhiều nguyên nhân. Theo tôi, nguyên nhân chính do bởi ở miền Nam mức độ tàn bạo đã không đủ để đối phó cho cân bằng với chủ trương sắt máu của phía bên kia. Tổng kết cho thấy từ những năm đánh nhau ác liệt cho đến ngày mất miền Nam, mỗi năm có hơn sáu ngàn (6000) nhân viên xã, ấp nông thôn miền Nam đã bị Việt cộng thủ tiêu, ám sát, vì không đủ lực lượng để tự vệ. Đa số là những cái chết không nhẹ nhàng, thân thể bị chặt ra làm nhiều đoạn hoặc cắt đầu thả xác trôi sông.
Giết người càng nhiều cá nhân ấy càng gây được tin tưởng với đồng chí, với lãnh đạo đơn vị và tạo điều kiện thuận lợi để được kết nạp vào đoàn, đảng. Từ bé, khi cắp sách đến trường với đầu óc ngây thơ non dại đã bị thầy cô nhồi nhét ý tưởng giết người như một lý tưởng: “Hôm qua đơn vị A giết được 8 tên ngụy, hôm nay giết thêm 4 thằng nữa. Vậy tổng số trong hai ngày lùng sục, đơn vị A đã diệt được bao nhiêu tên ác ôn?”
Trong khi đó, miền Nam nói chung, ở Huế nói riêng, thầy cô đã cho chúng tôi học cuốn sách giáo khoa “Tâm Hồn Cao Thượng” của Amicis do Hà Mai Anh dịch. Đó là quyển sách của tuổi thơ, là thứ gối đầu giường của cả thế hệ tôi. Mấy chục năm trôi qua mà tôi vẫn thuộc nằm lòng: “An Di ơi, một ngày kia con sẽ là một người lính như anh con vậy. Nếu con có phải ra trận, con hãy chiến đấu cho hết lòng, vì đó là bổn phận của con. Nhưng nếu kẻ thù của con có bị thương thì con hãy xem đó như một người anh em đáng thương hại…”
Giờ đây, nhớ lại 20 năm cũ, tôi vẫn tin chắc rằng, không một ai- những người vốn là sĩ quan, là lính, là người có liên hệ trực tiếp đến cuộc chiến cũ của miền Nam- lại có cái tiếc nuối rằng: giá lúc đó mình có thể tàn bạo được như những người cộng sản.
Tôi không thể nào quên được những cái chết oan khiên của hàng ngàn gia đình ở Huế trong Tết Mậu Thân. Những hố chôn tập thể, những vành khăn trắng chít vào đầu, tang tóc ngập lụt phố phường đổ nát. Thành nội tan hoang gạch đá gò đống cao thấp. Tôi đã đi qua cửa Thượng Tứ, nhìn thấy một chiếc xe Jeep bị bắn cháy. Trên tay lái còn trơ lại cái sọ người của một quân nhân, nghe nói là Đại úy thuộc Sư đoàn 1. Kề cận tử thi là dấu vết còn sót lại của hai cái bếp nấu ăn với sáu viên gạch và nồi niêu ám khói của lính Bắc quân. Ở cửa Đông Ba thì mất tiêu mái, chỏng chơ phần dưới lầu Chính Đông cũ. Trên lầu còn xác bốn người lính phương Bắc tử thủ với hai khẩu đại liên phòng không. Chân bốn người đều có khóa buộc chặt vào súng. Tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ ngưỡng mộ sự quyết tử có tính cách mù quáng như vậy.
Cuối cùng thì Huế trút hơi thở vào cuối tháng 3 năm 75. Tôi có nỗi buồn và đau đớn như vừa mất đi một người thân yêu nào đó. Tôi biết chắc là tôi sẽ xa Huế vĩnh viễn, dẫu trong đời có lúc tôi cũng sẽ có điều kiện để trở về chăng nữa. Tôi đã ở trong trại tù cải tạo 7 năm. Suốt thời gian dài lê thê đó, tôi đã nhớ Huế, nhớ đến quãng đời trong sáng thuở còn là học sinh, sinh viên của mình như trước giờ chết tôi đã hồi tưởng lại. Từ năm 85 cho đến nay, tôi định cư tại nước Anh, vẫn không thoát khỏi nỗi nhung nhớ Huế mỗi khi trời se lạnh vào những ngày mưa dai dẳng, trời tối mịt mùng.
Xin tha thứ cho tôi về tội đã khơi lại người và chuyện xưa ở Huế. Riêng tôi, tôi sẽ không tự tha thứ (cho mình) mỗi khi nhớ đến Huế mà lại bỏ sót hình ảnh của anh Huế đứng phát tờ “programme” cho rạp ciné Tân Tân, người mà thường lúc tôi mơ ước được hóa thân để chen lẫn trong đám nữ sinh trường Đồng Khánh vào giờ tan học và hưởng được thứ hạnh phúc không mấy ai có đó.
Và sau cùng là Mụ Mới, chủ đò ở đầu đường hàng Bè gần chân cầu Gia Hội, lúc nào cũng sẵn sàng chận đầu bọn thanh niên lại, để nói: “ Ở Huế ni mà không biết mụ Mới – Văn-Nghệ ở liên gia 86 răng em?”. Chỉ vì câu nói bâng quơ của mụ mà sau đó, tôi đã xuống thăm liên gia 86 nhiều lần trong đời, mỗi khi thấy mình có điều chi thất chí…
Hồ Đình Nam
trích trong “Cuối Đường Phiêu Lãng”
No comments:
Post a Comment